intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình đô thị hóa, giai đoạn 2005 - 2015

Chia sẻ: Bobietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:176

24
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích quá trình ĐTH và sử dụng đất đô thị, tìm ra mối quan hệ giữa ĐTH và sử dụng đất đô thị, từ đó đưa ra những giải pháp để thực hiện những định hướng ĐTH và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình đô thị hóa, giai đoạn 2005 - 2015

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong những công trình để bảo vệ bất kỳ một học vị nào. Tác giả luận án Ngô Thị Hải Yến
  2. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, đồng nghiệp, bạn bè và những người thân. Lời đầu tiên, tự đáy lòng mình, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Đỗ Thị Minh Đức, GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh, PGS.TS. Lương Tú Quyên là những Thầy, Cô giáo, những nhà khoa học đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi về mọi mặt để tôi hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phòng Sau Đại học, Phòng Tài chính - Kế toán, Ban Chủ nhiệm Khoa Địa lý, các Thầy, Cô trong bộ môn Địa lý Kinh tế - Xã hội và các đồng nghiệp trong Khoa Địa lý đã ủng hộ và giúp đỡ tôi về tinh thần, kiến thức và thời gian để tôi được học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Tổng cục Quản lí đất đai thuộc Bộ Tài nguyên môi trường. Sở TNMT tỉnh Bắc Ninh, Phòng TNMT của thành phố Bắc Ninh, Phòng TNMT thị xã Từ Sơn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến UBND phường Đồng Nguyên, phường Đình Bảng và bà con sống ở nơi đây đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình tôi đi điều tra thực địa. Cuối cùng, cho tôi bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình tôi: mẹ, chồng và những người thân đã luôn chia sẻ, động viên, chăm sóc và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận án Ngô Thị Hải Yến
  3. iii MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................ vii DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU ............................................................... viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................. ix DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ ............................................................................... x PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam ................... 2 2.1. Những nghiên cứu về đô thị hóa .................................................................. 2 2.2. Những nghiên cứu về sử dụng đất đô thị .................................................... 6 2.3. Những nghiên cứu về mối quan hệ giữa ĐTH và sử dụng đất đô thị ....... 8 2.4. Những nghiên cứu liên quan đến tỉnh Bắc Ninh ...................................... 10 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 10 3.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 10 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 11 4. Giới hạn nghiên cứu ....................................................................................... 11 4.1. Giới hạn về nội dung ................................................................................... 11 4.2. Giới hạn về thời gian ................................................................................... 11 4.3. Giới hạn về không gian ............................................................................... 12 5. Quan điểm nghiên cứu ................................................................................... 12 5.1. Quan điểm hệ thống .................................................................................... 12 5.2. Quan điểm lãnh thổ ..................................................................................... 12 5.3. Quan điểm tổng hợp.................................................................................... 12 5.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh .................................................................... 13 5.5. Quan điểm phát triển bền vững ................................................................. 13 6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 13 6.1. Phương pháp thu thập và xử lí tài liệu ...................................................... 13 6.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh............................................... 13 6.3. Phương pháp chuyên gia ............................................................................ 13 6.4. Phương pháp điều tra xã hội học ............................................................... 14 6.5. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin Địa lý (GIS) ........................ 15 7. Những đóng góp của luận án......................................................................... 15 8. Cấu trúc của luận án ...................................................................................... 15 Chương 1 ............................................................................................................. 16 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ HÓA ................................. 16 VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ ............................................................................ 16
  4. iv 1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................. 16 1.1.1. Đô thị hóa .................................................................................................. 16 1.1.1.1. Khái niệm đô thị và đô thị hóa ................................................................ 16 1.1.1.2. Đặc điểm của đô thị hóa .......................................................................... 21 1.1.1.3. Các giai đoạn đô thị hóa .......................................................................... 23 1.1.1.4. Các lý thuyết phát triển đô thị ................................................................. 25 1.1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến đô thị hóa ............................................... 28 1.1.1.6. Một số tiêu chí đánh giá đô thị hóa ......................................................... 30 1.1.2. Sử dụng đất đô thị ..................................................................................... 32 1.1.2.1. Khái niệm đất, đất đô thị và sử dụng đất đô thị ...................................... 32 1.1.2.2. Đặc điểm đất đô thị ................................................................................. 35 1.1.2.3. Phân loại đất đô thị .................................................................................. 36 1.1.2.4. Các lý thuyết trong sử dụng đất đô thị .................................................... 37 1.1.2.5. Các mô hình sử dụng đất trong phát triển đô thị ..................................... 39 1.1.2.6. Các tiêu chí đánh giá về sử dụng đất đô thị ............................................ 43 1.1.3. Mối quan hệ giữa đô thị hóa và sử dụng đất đô thị................................. 44 1.1.3.1. Đô thị hóa với sử dụng đất đô thị ............................................................ 44 1.1.3.2. Sử dụng đất đô thị và phát triển kinh tế - xã hội ở những khu vực đang diễn ra đô thị hóa .................................................................................................. 45 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 47 1.2.1. Ở các nước đang phát triển ...................................................................... 47 1.2.2. Đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở Việt Nam........................................... 50 1.3. Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 55 Chương 2 ............................................................................................................. 57 ĐÔ THỊ HÓA VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ Ở TỈNH BẮC NINH .............. 57 2.1. Đô thị hóa ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2015 .................................... 57 2.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa ở tỉnh Bắc Ninh ....... 57 2.1.1.1. Lịch sử phát triển tỉnh Bắc Ninh ............................................................. 57 2.1.1.2. Vị trí địa lý .............................................................................................. 58 2.1.1.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội .................................................................... 59 2.1.1.4. Điều kiện tự nhiên và Tài nguyên thiên nhiên ........................................ 65
  5. v 2.1.2. Hiện trạng đô thị hóa ở tỉnh Bắc Ninh .................................................... 66 2.1.2.1. Chức năng đô thị ..................................................................................... 66 2.1.2.2. Kinh tế - xã hội đô thị ............................................................................. 66 2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng đô thị ................................................................................ 77 2.1.2.4. Cấu trúc không gian đô thị ...................................................................... 80 2.2. Sử dụng đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2015 ...................... 83 2.2.1. Khái quát chung về sử dụng đất ............................................................... 83 2.2.1.1. Biến động về diện tích và cơ cấu sử dụng đất......................................... 83 2.2.1.2. Biến động sử dụng đất theo không gian .................................................. 86 2.2.2. Sử dụng đất đô thị ..................................................................................... 87 2.2.2.1. Diện tích và cơ cấu sử dụng đất đô thị .................................................... 87 2.2.2.2. Sử dụng đất đô thị theo không gian ........................................................ 89 2.3. Mối quan hệ giữa đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh ..... 96 2.3.1. Đô thị hóa và sử dụng đất đô thị .............................................................. 96 2.3.1.1. Đô thị hóa làm tăng diện tích và chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đô thị theo xu hướng công nghiệp hóa ........................................................................... 96 2.3.1.2. Đô thị hóa làm thay đổi mục đích sử dụng đất đô thị ............................. 98 2.3.2. Sử dụng đất đô thị và phát triển kinh tế - xã hội ở những khu vực đang diễn ra đô thị hóa .............................................................................................. 102 2.3.2.1. Khái quát về hộ điều tra và tình hình thu hồi đất NN ở P. Đình Bảng và P. Đồng Nguyên ..................................................................................................... 102 2.3.2.2. Sử dụng đất đô thị (thu hồi đất NN) tác động đến phát triển KT - XH 110 2.4. Tiểu kết chương 2 ...................................................................................... 118 2.4.1. Những thuận lợi và khó khăn trong ĐTH và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh ................................................................................................................... 118 2.4.1.1. Thuận lợi ............................................................................................... 118 2.4.1.2. Khó khăn ............................................................................................... 118 2.4.2. Những kết quả đã đạt được và những tồn tại cần khắc phục ............... 119 2.4.2.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 119 2.4.2.2. Những tồn tại cần khắc phục ................................................................. 120
  6. vi Chương 3 ........................................................................................................... 121 ĐỊNH HƯỚNG, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐÔ THỊ HÓA VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ Ở TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2030 ...................... 121 3.1. Những căn cứ xây dựng định hướng đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh .................................................................................................... 121 3.1.1. Những thành tựu và thách thức trong đô thị hóa ................................. 121 3.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 .................................................................................... 124 3.1.3. Quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội ............................................................ 124 3.1.4. Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, định hướng đến năm 2050............................................................................................................ 126 3.2. Định hướng ĐTH và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 ............................................................................................................................ 128 3.2.1. Định hướng phạm vi, chức năng đô thị ................................................. 128 3.2.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đô thị........................................ 129 3.2.3. Định hướng sử dụng đất đô thị .............................................................. 130 3.2.4. Định hướng hạ tầng kỹ thuật và môi trường đô thị .............................. 130 3.2.5. Định hướng cấu trúc không gian đô thị ................................................ 133 3.3. Một số giải pháp thực hiện đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh ................................................................................................................... 139 3.3.1. Giải pháp về quy hoạch và quản lý đô thị .............................................. 139 3.3.2. Đầu tư xây dựng, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng đô thị ................ 140 3.3.3. Nâng cao chất lượng nguồn lao động để thực hiện đô thị hóa ............ 142 3.3.4. Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư trong phát triển đô thị ............................................................................................................................ 143 3.3.5. Tạo mối liên kết các đô thị trong tỉnh và gắn kết các đô thị tỉnh Bắc Ninh với vùng Thủ đô Hà Nội.................................................................................... 143 3.3.6. Đô thị hóa gắn liền với phát triển khu vực nông thôn .......................... 144 3.3.7. Giải pháp trong sử dụng đất ................................................................... 146 3.4. Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 147 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................... 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ ............................................. 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 152 Tiếng Việt .......................................................................................................... 152 Tiếng Anh .......................................................................................................... 157 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 159
  7. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. Chữ viêt tắt tiếng Việt TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 CCN Cụm công nghiệp 2 CCNLN Cụm công nghiệp làng nghề 3 CN Công nghiệp 4 CNH Công nghiệp hóa 5 CSHT Cơ sở hạ tầng 6 DV Dịch vụ 7 ĐBSH Đồng bằng sông Hồng 8 ĐTH Đô thị hóa 9 ĐTM Đô thị mới 10 GTVT Giao thông vận tải 11 HĐH Hiện đại hóa 12 KCN Khu công nghiệp 13 KT - XH Kinh tế - xã hội 14 LLSX Lực lượng sản xuất 15 NN Nông nghiệp 16 NLTS Nông lâm thủy sản 17 P. Phường 18 TDMNPB Trung du miền núi phía Bắc 19 TM Thương mại 20 TP. Thành phố 21 TX. Thị xã 2. Chữ viết tắt tiếng Anh TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 ADB Asian Development Bank 2 CBD Central Business District 3 FDI Foreign Direct Investment 4 GDP Gross Domestic Product 5 ODA Official Development Assistance 6 PCI Provincial Competitiveness Index 7 SSRC Social Science Research Council 8 UNDP United Nations Development Program United Nations Educcational Scientific and 9 UNESCO Cultural Oganization 10 WB World Bank
  8. viii DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1.1. Dân số đô thị trên thế giới giai đoạn 1990-2014 và dự báo đến năm 2050 .. 47 Bảng 1.2. Số đô thị trên 500 nghìn dân, giai đoạn 1990-2014 ................................. 47 Bảng 1.3. Tỉ lệ dân đô thị phân theo các vùng giai đọan 2005 - 2015 ........................ 51 Bảng 1.4. Dân số đô thị và tỉ lệ dân đô thị của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh ....... 52 Bảng 1.5. Diện tích đất đô thị, dân số đô thị của TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội ........ 54 Bảng 2.1. Quy mô dân số tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2015 ......................................... 59 Bảng 2.2. Gia tăng dân số tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2015........................................ 60 Bảng 2.3. Cơ cấu lao động tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2015 ...................................... 62 Bảng 2 4. Số dự án, số vốn đăng kí, số vốn thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài ........... 63 Bảng 2.5.Tổng số dân, số dân đô thị, số dân nông thôn tỉnh Bắc Ninh .............................. 67 Bảng 2.6. Quy mô dân số đô thị phân theo đơn vị hành chính giai đoạn 2005 - 2015 .. 67 Bảng 2.7. Tỉ lệ dân đô thị các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2005-2015..... 70 Bảng 2.8. Tỉ lệ dân đô thị tỉnh Bắc Ninh phân theo địa phương giai đoạn 2005-2015.. 70 Bảng 2.9. Tốc độ tăng dân số phân theo ĐVHC tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005-2015 .. 71 Bảng 2.10. GDP của tỉnh Bắc Ninh phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2005 - 2015. 74 Bảng 2.11. Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2005 - 2015 ................ 76 Bảng 2.12. Tốc độ tăng trưởng kinh tế phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2005-2015 . 76 Bảng 2.13. Giá trị sản xuất công nghiệp vùng KTTĐBB giai đoạn 2005 - 2015............. 77 Bảng 2.14. Cơ cấu GTSXCN phân theo tiểu vùng tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005-2015 .. 77 Bảng 2.15. Số lượng đô thị và mật độ đô thị tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2015........ 80 Bảng 2.16. Diện tích, dân số, mật độ dân số, tỉ lệ dân đô thị ở 2 tiểu vùng năm 2015 ..... 81 Bảng 2.17. Biến động diện tích đất tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2015 ......................... 84 Bảng 2.18. Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2000 - 2015 ............................... 84 Bảng 2.19. Cơ cấu sử dụng đất NN tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2015 ........................ 85 Bảng 2.20. Cơ cấu sử dụng đất phi NN ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2015............... 85 Bảng 2.21. Diện tích và cơ cấu sử dụng đất đô thị tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005-2015.. 88 Bảng 2.22. Biến động diện tích đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2015 ........... 88 Bảng 2.23. Diện tích đất đô thị và tỉ lệ đất đô thị tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005-2015 .... 89 Bảng 2.24. Cơ cấu đất đô thị phân theo khu vực đô thị ở TP. Bắc Ninh năm 2015.......... 90 Bảng 2.25. Hiện trạng sử dụng đất khu vực đô thị cũ của TP. Bắc Ninh năm 2015......... 91 Bảng 2.26. Hiện trạng sử dụng đất ở khu vực đô thị mới của TP. Bắc Ninh năm 2015... 92 Bảng 2.27. Biến động diện tích đất đô thị TX. Từ Sơn giai đoạn 2005 - 2015................... 93 Bảng 2.28.Tỉ lệ các loại đất đô thị phân theo địa phương của TX. Từ Sơn năm 2015 ..... 94
  9. ix Bảng 2.29. Biến động diện tích đất đô thị tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2015 .............. 97 Bảng 2.30. Cơ cấu đất đô thị phân theo các đô thị tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005-2015 .... 97 Bảng 2.31. Lý do thu hồi đất NN ở P. Đồng Nguyên và P. Đình Bảng, TX. Từ Sơn ......103 Bảng 2.32. Số trường hợp thu hồi đất phân theo tỉ lệ đất NN bị thu hồi...........................105 Bảng 2.33. Biến động diện tích đất NN trước và sau khi thu hồi ......................................106 Bảng 2.34. Biến động diện tích các loại đất NN trước và sau khi thu hồi ...........106 Bảng 2.35. Biến động đất nông nghiệp theo địa bàn nghiên cứu......................................106 Bảng 2.36. Biến động các loại đất theo địa bàn nghiên cứu..............................................107 Bảng 2.37. Mức độ hài lòng về giá đất NN được đền bù phân theo phường...................108 Bảng 2 38. Tỉ lệ hộ dân sử dụng tiền đền bù theo mục đích...............................................109 Bảng 2.39. Thu nhập bình quân trước và sau khi thu hồi đất phân theo phường ...........112 Bảng 2.40. Cơ cấu thu nhập trước khi thu hồi đất phân theo nghề nghiệp......................112 Bảng 2.41. Cơ cấu thu nhập sau khi thu hồi đất phân theo nghề nghiệp .........................113 Bảng 2.42. Đồ dùng trong gia đình hộ nông dân trước và sau khi thu hồi đất NN.........114 Bảng 2.43. Thống kê mô tả về đánh giá của người dân về sự thay đổi chất lượng cuộc sống ở P. Đình Bảng và P. Đồng Nguyên.....................................................................................115 Bảng 2.44. Ý của người được hỏi về chủ trương thu hồi đất NN ở địa bàn nghiên cứu .116 Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu KT - XH của Bắc Ninh đến năm 2020 và định hướng ............127 Bảng 3.2. Các chỉ tiêu định hướng về dân cư, lao động tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 ..129 Bảng 3.3. Định hướng sử dụng đất đến năm 2030 .............................................................130 Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu định hướng cấp nước tỉnh Bắc Ninh đến 2030 ........................132 Bảng 3.5. Lộ trình nâng cấp đô thị tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015 - 2030........................134 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tình hình xuất cư và nhập cư tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2015............. 61 Biểu đồ 2.2. Dân số đô thị phân theo địa phương tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2015 . 68 Biểu đồ 2.3. Số dân đô thị và tỉ lệ dân đô thị giai đoạn 2005 - 2015................................... 69 Biểu đồ 2.4. Số lượng lao động phi nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2015 ........................... 73 Biểu đồ 2.5. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2005 - 2015 ............... 73 Biểu đồ 2.6. Biểu đồ cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2015 ......................... 75 Biểu đồ 2.7. Biến động diện tích đất theo địa phương giai đoạn 2005 -2015.................... 87 Biểu đồ 2.8. Biến động đất ở TP. Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2015 .................................... 90 Biểu đồ 2.9. Đất NN và đất phi NN phân theo địa phương ở TX. Từ Sơn năm 2015 ....... 95 Biểu đồ 2.10. Tỉ lệ dân đô thị, tỉ trọng kinh tế phi NN và tỉ lệ đất phi NN tỉnh Bắc Ninh năm 2005 và năm 2015..................................................................................................................... 98
  10. x Biểu đồ 2.11. Cơ cấu đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2015............................ 99 Biểu đồ 2.12. Số lượng hộ phân theo tỉ lệ đất NN bị thu hồi ..............................................104 Biểu đồ 2.13. Quy mô đất nông nghiệp bị thu hồi phân theo tỉ lệ đất bị thu hồi ..............105 Biểu đồ 2.14. Quy mô đất nông nghiệp bị thu hồi phân theo phường...............................105 Biểu đồ 2.15. Tỉ lệ hộ dân sử dụng tiền đền bù theo mục đích phân theo.........................109 Biểu đồ 2.16. Thu nhập bình quân trước khi thu hồi đất phân theo phường ...................111 Biểu đồ 2.17. Thu nhập bình quân sau khi thu hồi đất phân theo phường .......................111 Biểu đồ 2.18. Biểu đồ cơ cấu thu nhập phân theo nghề nghiệp trước khi thu hồi đất..112 Biểu đồ 2.19. Biểu đồ cơ cấu thu nhập phân theo nghề nghiệp sau khi thu hồi đất ........113 Biểu đồ 2.20. Nhà ở của người dân trước và sau khi thu hồi đất NN ...............................114 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Các quá trình trong đô thị hóa .............................................................................. 23 Hình 1.2. Sơ đồ phân kỳ đô thị hóa theo R.M Northam........................................................ 23 Hình 1.3. Biểu đồ chuyển dịch lao động giữa ba khu vực kinh tế (theo J. Fourastié)....... 25 Hình 1.4. Mô hình “Các vòng tròn đồng tâm” ..................................................................... 41 Hình 1.5. Mô hình sử dụng đất đô thị cuả Hoyt .................................................................... 42 Hình 1.6. Mô hình đa tâm ........................................................................................................ 42 Hình 1.7. Mô hình sử dụng đất ở thành phố Đông Nam Á .................................................. 49 Hình 1.8. Mô hình sử dụng đất ở thành phố Mỹ Latinh ....................................................... 50 Hình 1.9. Diện tích đất đô thị và quy mô dân số đô thị Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010 53 Hình 1.10. Diện tích đất đô thị và dân số đô thị phân theo vùng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010 ...................................................................................................................... 54 Hình 1.11. Sự mở rộng ranh giới đô thị ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Nguồn............... 55 DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ Bản đồ 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh 57 Bản đồ 2.2. Bản đồ đô thị hóa tỉnh Bắc Ninh 66 Bản đồ 2.3. Bản đồ quy mô và cơ cấu sử dụng đất TP. Bắc Ninh năm 2015 84 Bản đồ 2.4. Bản đồ quy mô và cơ cấu sử dụng đất TX. Từ Sơn năm 2015 85 Bản đồ 2.5. Bản đồ thị xã Bắc Ninh (đến tháng 3/2007) 90 Bản đồ 2.6. Bản đồ thị xã Bắc Ninh (từ tháng 4/2007) 90 Bản đồ 2.7. Bản đồ thị xã Từ Sơn (từ tháng 10/2008) 92 Bản đồ 2.8. Bản đồ cấu trúc không gian đô thị TP. Bắc Ninh năm 2015 99 Bản đồ 2.9. Bản đồ cấu trúc không gian đô thị TX. Từ Sơn năm 2015 101
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đô thị hóa (ĐTH) là một hiện tượng tất yếu của quá trình phát triển kinh tế xã hội (KT- XH) ở mỗi quốc gia. Hiện nay, ĐTH đang diễn ra với tốc độ nhanh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Dân số sống trong các đô thị và số lượng đô thị trên thế giới ngày một tăng lên. Năm 2015, có 53,5% dân số thế giới (8,9 tỉ người) đang sống tại các đô thị. Thời điểm này, cả thế giới đã có 457 đô thị có trên 1 triệu dân [114]. Các đô thị thường là các trung tâm về chính trị, KT - XH của các quốc gia. Đô thị luôn có vai trò đầu tầu và thúc đẩy các khu vực khác trong quá trình phát triển KT - XH chung của mỗi quốc gia. ĐTH không chỉ là một chỉ tiêu phản ánh tổng hợp sự phát triển KT - XH mà còn là một nhân tố ảnh hưởng đến một số “thành phần” KT - XH khác trong mỗi đô thị, đó là: dân cư - lao động đô thị, kinh tế đô thị và không gian đô thị. Mỗi “thành phần” trên đã biến đổi theo một quy luật riêng trong quá trình ĐTH. Sử dụng đất trong đô thị cũng không nằm ngoài quy luật đó. Đất đai trong đô thị được cho là thành phần có nhiều chuyển biến nhất khi đô thị phát triển. Ngoài ra sự tác động từ sử dụng đất đến ĐTH theo chiều ngược lại đã ảnh hưởng sâu sắc đến những “thành phần” KT - XH trong một khu vực có phạm vi hẹp. Đó là mối quan hệ 2 chiều đã và đang diễn ra ở nhiều khu vực chuyển đổi từ nông thôn sang đô thị. Ở nước ta, ĐTH bắt đầu từ sau Đổi mới nhưng đến tận đầu thế kỉ XXI quá trình trên mới thực sự khởi sắc. ĐTH đã diễn ra trên khắp cả nước nhưng phát triển mạnh ở những địa phương đang thực hiện công nghiệp hóa (CNH) hoặc những địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi. Tỉnh Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (KTTĐBB), có nhiều thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện KT - XH. Nhờ khai thác được những lợi thế sẵn có đó nên giai đoạn 2005 - 2015 tỉnh Bắc Ninh đã đạt được những thành tựu ấn tượng trong CNH và ĐTH. Tỉ lệ dân đô thị đã tăng từ 13,5% (năm 2005) lên 28,6% (năm 2015). Tỉ trọng lao động và kinh tế phi nông nghiệp (NN) ngày càng cao trong cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế. Đất đô thị tăng về diện tích và chuyển dịch trong cơ cấu sử dụng. Mạng lưới và cấu trúc không gian đô thị của tỉnh Bắc Ninh nhờ vậy cũng thay đổi cả về số lượng và chất lượng đô thị. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên vẫn còn một số vấn đề tồn tại đó là: tỉ lệ dân đô thị vẫn đang ở mức thấp hơn so với đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và cả nước, mức độ ĐTH chưa tương xứng với trình độ của CNH, môi trường và cảnh quan ở một số khu vực đô thị vẫn còn
  12. 2 mang tính chất nửa nông thôn nửa đô thị, tệ nạn xã hội ngày một phức tạp hơn, nhất là ở những khu vực mới chuyển đổi từ nông thôn sang đô thị. Vì vậy, với mong muốn hiểu sâu hơn về quá trình ĐTH, đặc biệt là mối quan hệ giữa ĐTH và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: Đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2005 - 2015 làm luận án Tiến sĩ chuyên ngành Địa lí học. 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam 2.1. Những nghiên cứu về đô thị hóa Những khái niệm đầu tiên về ĐTH được Cerda đưa ra vào năm 1860 khi tác giả nghiên cứu để mở rộng thành phố Barcelona, Tây Ban Nha. Cerda đã tổng kết lý thuyết chung về đô thị bao gồm 5 lĩnh vực: cơ sở công nghệ, hành chính, chính trị, luật pháp và kinh tế [dẫn theo 66]. Đầu thập kỉ 60 của thế kỉ XX, Ủy ban nghiên cứu khoa học xã hội thế giới (SSRC) đã tổng quan những nghiên cứu về đô thị. Ngoài việc đưa ra những khái niệm về ĐTH, SSRC đã nhận định một cách toàn diện về cấu trúc, tiến trình và các giai đoạn của ĐTH theo cả thời gian và không gian. Trên cơ sở những lí luận đó, những khái niệm liên quan đến ĐTH đã ra đời trong thời kì này là: Quá độ đô thị, Đô thị hóa đảo ngược của Brian.T.Berry [92], Đô thị hóa vùng ven của Alan Rabinowitz [104], Tăng trưởng đô thị của Michael Spence [1] và các kiểu thay đổi không gian đô thị trong ĐTH của Pierre Laborde [38]. Năm 1931 là thời điểm khởi sắc của những nghiên cứu về đô thị trên thế giới khi Đại hội địa lí quốc tế tại Paris đã đưa vấn đề phát triển chùm đô thị là một trong những nội dung nghiên cứu chính. Tiếp sau đó, các nghiên cứu về quần cư nông thôn, quần cư đô thị và sự phát triển các đô thị trên toàn thế giới đã được nghiên cứu theo nhiều khía cạnh khác nhau [86]. Trong bối cảnh khoa học kỹ thuật (KHKT) của thế giới bắt đầu phát triển, Đại hội Địa lý quốc tế lần thứ XXIII tại Matxcova (năm 1976), đã có nghiên cứu về ĐTH dưới góc độ địa lý. Từ đây, các điều kiện tự nhiên (tài nguyên đất), điều kiện KT - XH (cấu trúc của hệ thống dân cư, sự phát triển nền kinh tế và tính liên tục của nông thôn và thành thị) được đặt trong mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của các đô thị. Những lí luận đó đã dẫn đường cho một số nghiên cứu về không gian, cơ cấu kinh tế, sự phát triển cảnh quan đô thị ở những vùng ĐTM ở một số nước Tây Âu, Hoa Kì, Canada [99] và một số nước ở châu Phi, châu Á (trong đó có Việt Nam) [105]. Theo hướng nghiên cứu trên, một số lý thuyết hiện đại về ĐTH đã tiếp tục được đưa ra trong Urban Geography - a global perspective
  13. 3 như: ĐTH ngoại vi, ĐTH quá tải, ĐTH dựa vào nguồn vốn đầu tư bên ngoài, mô hình phát triển các thành phố tiền công nghiệp (CN) và quy luật phát triển của các thành phố từ nhỏ đến lớn [103]. Dân cư, KT - XH và môi trường là những yếu tố then chốt trong các nghiên cứu về ĐTH ở nhiều quốc gia trên thế giới [108]. Sự tương tác giữa các yếu tố trên đã quyết định đến tính bền vững hay không bền vững của mỗi đô thị. Một trong những biểu hiện của ĐTH là số dân đô thị tăng nhanh, trong đó gia tăng cơ học đóng vai trò chính. David E. Bloom đã dự đoán được xu hướng gia tăng dân số đô thị của thế giới và từ đó đưa ra một số mô hình ĐTH trên thế giới [93]. Micheal Timberlake và Alan Rabinowitz đã nhận định, CNH là nguyên nhân của dòng di cư từ nông thôn đến đô thị [110]. Những quốc gia đang ở trong giai đoạn đầu và giữa của CNH, các ngành CN chế biến sẽ phát triển mạnh trở thành nơi có lực hút dòng lao động từ các vùng nông thôn. Các thành phố như Thượng Hải, Bắc Kinh, New Deli, Bangkoc, Manila, thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) đang có sức rất hút mạnh với dân cư nông thôn [98,105]. Dòng di cư nông thôn - đô thị không chỉ làm thay đổi quy mô, cơ cấu dân số, lối sống dân cư mà còn làm tăng nhu cầu về đất đai trong các đô thị. Gia tăng cơ học do di cư không chỉ làm tăng số lượng lao động mà còn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động ở các đô thị. Ở các nước phát triển như Hoa Kì, các nước Tây Âu, và một số nước châu Á (Nhật Bản, Singapore…) ĐTH đã đi vào giai đoạn ổn định nên không còn hiện tượng dịch cư theo chiều sâu. Nền kinh tế ở những quốc gia này đã đạt trình độ cao và phát triển đồng đều nên dân cư đã có xu hướng phân tán từ các đô thị lớn ra các đô thị nhỏ và các vùng ven đô [109]. Thời gian gần đây, ĐTH trở thành một vấn đề mang tính toàn cầu, nhiều tổ chức quốc tế như UNESCO, UNDP, WB, ADB đã nghiên cứu ĐTH để làm sáng tỏ những mối liên kết giữa toàn cầu hóa và ĐTH. Các thành phố đang ngày càng trở thành động lực quan trọng cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các quốc gia và khu vực trên thế giới [91,110]. ĐTH không chỉ góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng khu vực II, khu vực III, giảm tỉ trọng khu vực I mà còn thúc đẩy kinh tế tăng trưởng kinh tế ở các đô thị. Ở Đông Nam Á, các đô thị phần lớn là các trung tâm CN và trung tâm kinh tế nên quá trình phát triển đô thị thường song song với quá trình phát triển kinh tế. Đô thị còn là nơi chịu ảnh hưởng của toàn cầu hóa thông qua các hoạt động thương mại (TM) [105,107]. Nếu Jo Beall, Basudeb Guha và Ravi Kanbur coi kinh tế là động lực của đô thị hóa thì Nhiêu Hội Lâm coi các đô thị là trung tâm phát triển của mỗi
  14. 4 khu vực theo các cơ chế khác nhau. Vì vậy, trong Kinh tế học đô thị có những đặc điểm để nhận dạng khu kinh tế đô thị với hệ thống đô thị [46,91]. Mặt trái của ĐTH được David Drakakis nêu ra trong Third World Cities. Ở những nước có ĐTH nhanh, nhất là những nước thuộc “thế giới thứ ba” đang phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội. Tình trạng thất nghiệp, thiếu nhà ở, thiếu nước sạch, ô nhiễm môi trường, chênh lệch giàu nghèo, tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng [108]. Theo Michael Pacione, các siêu đô thị ở châu Phi, châu Mỹ Latinh và châu Á tập trung nhiều lao động chân tay, lao động có thu nhập thấp nên xã hội bất ổn, bạo lực gia tăng và có nguy cơ xảy ra chiến tranh đô thị [103]. Brian J.L Berry đưa ra cảnh báo chiến lược phát triển kinh tế không kiểm soát, tốc độ tăng dân số nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ sở hạ tầng (CSHT) kém phát triển khiến sức chứa lãnh thổ ở nhiều đô thị quá tải. Hiện tượng ĐTH đảo ngược, ĐTH giả tạo đã xảy ra ở nhiều nước châu Á, châu Phi và Mỹ latinh khiến cho mặt trái của ĐTH ngày một thêm sâu sắc [92,108]. Sau một số nghiên cứu về thực tiễn ĐTH, các nhà địa lý người Mỹ là Kaplan, Wheeler, Holloway đã nhận thấy ĐTH cần phải song song với tái cấu trúc đô thị để khắc phục những tồn tại và chữa những căn bệnh do ĐTH mang lại [98]. Trong Ubanization - an introduction to urban geography, Paul L.Knox và Linda McCarthy đã nhấn mạnh mỗi nhóm nước phải đối mặt với những thách thức khác nhau về ĐTH vì thế cần tạo nên sự cân bằng, đồng đều giữa tỉ lệ tăng dân số đô thị với tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức độ hiện đại hóa CSHT [98, 99]. Ngoài ra, xây dựng một hệ sinh thái đô thị toàn cầu dựa trên những đặc điểm lịch sử, thể chế chính trị, chức năng đô thị, quy mô dân số và trình độ phát triển kinh tế đô thị cho riêng mỗi quốc gia cũng là giải pháp hữu hiệu [109]. Những nước đang trong quá trình chuyển đổi nông thôn thành đô thị cần có những sách lược khác biệt với những nước ĐTH đã đi vào giai đoạn ổn định [100]. Ở Việt Nam, các nội dung về ĐTH đã được nghiên cứu tương đối toàn diện. Tác giả Đàm Trung Phường là một trong những nhà khoa học đi đầu và đặt nền móng cho nghiên cứu về ĐTH ở Việt Nam. Ngoài những cơ sở lí luận về ĐTH như: các khái niệm về đô thị, các nhân tố tác động đến ĐTH, đặc điểm ĐTH, thực tiễn về ĐTH ở Việt Nam, tác giả đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc đô thị và chức năng chuyển hóa của đô thị. Những lý thuyết này thực sự có ý nghĩa cho những nghiên cứu về đô thị ở thời kì sau [53]. Trên cơ sở tổng quan từ các nghiên cứu trên thế giới (Cerda, A. Gutnov, I Lejav), tác giả Trương Quang Thao đã làm rõ hơn các chức năng của đô thị, diễn biến ĐTH và sự tác động của cuộc cách mạng KHKT
  15. 5 đến ĐTH [66]. Những lí thuyết về đô thị tiền CN, đô thị CN, đô thị hậu CN được tác giả Nguyễn Thế Bá đề cập trong Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị [2]. Quá trình phát triển đô thị ở Việt Nam được sắp xếp, phân tích và bình luận theo từng giai đoạn lịch sử bởi các tác giả Nguyễn Sĩ Quế [54], Đặng Thái Hoàng [31] và Nguyễn Quốc Thông [67]. Dưới góc độ kinh tế các tác giả Trần Văn Tấn [62], Nguyễn Đình Hương [35], Phạm Ngọc Côn [15] phân tích những luận điểm để chứng minh rằng quá trình phát triển đô thị cần lấy tăng trưởng kinh tế làm trọng tâm trên cơ sở vận dụng lý thuyết các cực tăng trưởng. Thực hiện ĐTH cần chú ý đến lý thuyết phát triển đô thị dựa vào kinh tế xuất khẩu và lý thuyết phát triển kinh tế lấy con người làm trung tâm. Trên quan điểm, coi những thay đổi về dân cư - lao động là một thành phần tạo nên ĐTH, tác giả Đào Hoàng Tuấn đã phân tích mối quan hệ giữa nông thôn và đô thị thông qua dòng di cư tự phát từ nông thôn đến các đô thị lớn ở Việt Nam [78]. Qua nghiên cứu thực tiễn ĐTH ở một số đô thị Việt Nam, nhóm nghiên cứu thuộc Ngân hàng Thế giới đã kết luận: gia tăng dân số đô thị và di cư nông thôn - đô thị là một trong 5 thành phần chuyển đổi rõ rệt trong bối cảnh ĐTH ở Việt Nam hiện nay [42]. Cơ cấu lao động đang chuyển dịch khá nhanh ở các đô thị lớn cũng là điều kiện tốt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đô thị [63]. Dân số tăng nhanh là nguồn lực nhưng lại trở thành áp lực cho phát triển KT - XH đô thị nếu không có những chính sách sử dụng lao động, quy hoạch đô thị, chiến lược phát triển kinh tế hợp lý [19]. Theo tác giả Đỗ Thị Minh Đức, khi “cung” lớn hơn “cầu” trong sử dụng lao động thì việc cơ cấu lại các thành phần kinh tế sẽ có xu hướng đẩy lao động ra xa các đô thị, tức là phạm vi đô thị sẽ được mở rộng. Khi đó đô thị sẽ phải gánh sức ép từ các vùng nông thôn [26]. Tác động từ ĐTH đến cơ cấu lao động, cơ cấu nghề nghiệp ở vùng đang chuyển đổi được tác giả Phan Thanh Khôi nhấn mạnh trong Một số vấn đề nảy sinh trong tiến trình CNH, HĐH vùng đồng bằng sông Hồng [37]. Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và chính sách của thị trường lao động đã làm gia tăng quá trình di chuyển lao động từ nông thôn ra đô thị theo hình thức mùa vụ trở [64]. Bên cạnh đó, các quá trình dân số trong đô thị, cấu trúc dân cư đô thị, cấu trúc gia đình trong đô thị cũng ảnh hưởng đến tốc độ và mức độ của ĐTH [32]. Từ khi ĐTH được nghiên cứu dưới góc độ địa lý KT - XH thì mối quan hệ giữa nông thôn và đô thị đã được chú ý nhiều hơn. Xu hướng chuyển đổi không gian nông thôn thành không gian đô thị được tác giả Đỗ Thị Minh Đức đề cập trong luận án tiến sĩ Địa lý [26]. Một số luận án tiến sĩ đã nghiên cứu về ĐTH
  16. 6 nhưng ở các khía cạnh khác nhau, như: Vận dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí đánh giá mức độ ĐTH nhằm góp phần xây dựng các quan điểm phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020, lấy Hà Nội làm ví dụ của tác giả Nguyễn Hữu Đoàn [23], Tác động của những biến động KT - XH đến sự phát triển đô thị ở thị xã Lạng Sơn của tác giả Hoàng Phúc Lâm [39], Quá trình ĐTH và ảnh hưởng của nó đến môi trường nước và không khí ở thành phố Việt Trì của tác giả Phạm Văn Nhật [52] và Phân tích quá trình ĐTH ở thành phố Hải Phòng giai đoạn 1985 - 2007 của tác giả Vũ Thị Chuyên [14]. Quản lí nhà nước và quản lí kinh tế trong đô thị được đề cập và phân tích trong nghiên cứu của tác giả Võ Kim Cương [18]. Các vấn đề về xã hội học đô thị, dân số học đô thị đã được các tác giả Trần Hùng, Trần Cao Sơn, Trịnh Duy Luân đi sâu nghiên cứu [32,50,57]. Ngoài ra còn có các nghiên cứu liên quan đến Chính sách phát triển đô thị của tác giả Võ Kim Cương, Nguyễn Đình Hương, Phạm Ngọc Côn [15,19,35] và Quản lí đô thị của tác giả Nguyễn Ngọc Châu, Phạm Sĩ Liêm [6,48]. 2.2. Những nghiên cứu về sử dụng đất đô thị Vấn đề sử dụng đất đã được quan tâm, nghiên cứu ngay từ khi các đô thị trên thế giới được hình thành. Mỗi nhà nghiên cứu có một cách phân tích, đánh giá và đưa ra những định hướng về sử dụng đất khác nhau qua mỗi mô hình ĐTH. Alan Rabinowitz là một trong những người đi đầu nghiên cứu sử dụng đất trong ĐTH. Trong Urban Economic and Land use in America - The transformation of Cities in the Twentieth Century ông đã nghiên cứu các kiểu sử dụng đất trong đô thị và tìm ra điểm khác nhau giữa mô hình sử dụng đất trong thành phố xã hội và thành phố vườn. Theo Alan Rabinowitz, ý tưởng xây dựng thành phố Vườn của Howard trở thành một lí luận tiêu biểu cho phát triển vùng ngoại ô ở Hoa Kì. Từ đó mối quan hệ giữa sử dụng đất với phát triển mạng lưới giao thông đô thị, giữa xây dựng nhà ở đô thị và các công trình công cộng khác được chú ý hơn. Qua phân tích thực tiễn ĐTH ở Hoa Kì, ông đưa ra một số định hướng về sử dụng đất công cộng, đất đô thị, trong bối cảnh ĐTH thế ở thế kỉ XXI [104]. Một số mô hình sử dụng đất ở các đô thị đã ra đời theo xu hướng phát triển chung của thế giới là: Các đường tròn đồng tâm (năm 1925) với địa tô giảm dần theo hướng từ trung tâm ra ngoại ô của Ernest Burgess, mô hình thành phố của Hoyt (năm 1939), mô hình thành phố đa cực (năm 1945) của Chauncy Harris and Edwad Ullman [103]. Các mô hình trên đã được vận dụng trong một số trường hợp cụ thể ở thời kì sau đó ở một số đô thị trên thế giới [38]. Khi nghiên cứu về ĐTH
  17. 7 đạt trình độ cao hơn đã có lý thuyết Vị trí trung tâm (Central Place Theory) của nhà địa lý người Đức - Walter Christaller (năm 1933). Nó đã mang lại nhiều ý nghĩa về mối quan hệ mật thiết giữa khu vực trung tâm thành phố và khu vực ngoại ô [98]. Khi ĐTH ở Việt Nam bước vào thời kì khởi sắc, sử dụng đất đã có mặt trong một số nghiên cứu về đô thị. Những khái niệm về đất đô thị, sử dụng đất trong đô thị đã được xây dựng và tổng quan ở một số giáo trình Giáo trình kinh tế Tài nguyên đất [45], Giáo trình quy hoạch đô thị và điểm dân cư nông thôn [3], Giáo trình quy hoạch và sử dụng đất [55] của trường Đại học Nông nghiệp. Sau đó là một số công trình nghiên cứu về đất đô thị và quá trình hình hình thành đất đô thị trong phát triển kinh tế hàng hóa [21,49,62]. Các nhân tố ảnh hưởng, cơ cấu, chi phí sử dụng đất đô thị có bồi hoàn dựa trên thuyết địa tô tuyệt đối đô thị, địa tô chênh lệch đô thị, địa tô lũng đoạn đô thị và đặc điểm cơ bản của thị trường đất đô thị đã được tác giả Phạm Ngọc Côn phân tích trong Kinh tế học đô thị [15]. Theo Adam Smith, đất có giá trị sử dụng ngay từ khi còn là đất nông nghiệp (NN). Mức thuế của đất dựa vào độ phì nhiêu và giá trị của những sản phẩm NN [56]. Hernado De Soto coi đất đai là một tài sản có thể mang đi thế chấp hoặc dùng như một nguồn vốn để kinh doanh [58]. Một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam cho rằng đất đai là tài sản quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống [5]. Vị trí của mảnh đất trong đô thị hoặc vị trí của đô thị có ý nghĩa đặc biệt trong phát triển đô thị [21]. ĐTH đã khiến giá trị sử dụng đất đô thị tăng lên trong khi giá đất đô thị phụ thuộc vào vị trí của nó [5]. Trong khi Việt Nam thực hiện CNH, ĐTH, đất được chuyển đổi mục đích sử dụng là thực sự cần thiết [33,71]. Kinh tế học đô thị đã phân tích mối quan hệ giữa đất đai đô thị và kinh tế đô thị. Theo đó, đất đai sẽ là cơ sở cho mọi hoạt động sản xuất, mọi hoạt động kinh tế trong đô thị. Địa tô đô thị ảnh hưởng đến các hoạt động này thông qua giá thành sản phẩm [46]. Quy hoạch và chính sách quản lí đất đai trong ĐTH ở Việt Nam đã có trong nhiều nghiên cứu theo nhiều quan điểm và khía cạnh khác nhau. Cụ thể: Quy hoạch, quản lý và xây dựng đô thị cần được thực hiện đồng bộ [2], các chính sách về chuyển đổi mục đích sử dụng đất cần được đổi mới trong quá trình CNH và ĐTH cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của xã hội [33]. Các nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Đình Hương, Võ Kim Cương, Trần Ngọc Hiên chú trọng đến xây dựng chính sách sử dụng đất bền vững trong khi thực hiện ĐTH [19,30,35]. Trong Đổi mới chính sách đất đai ở Việt nam, tác giả Nguyễn Văn Sửu
  18. 8 đã phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng dân số, phát triển kinh tế, phát triển CSHT với phát triển không gian trong mỗi đô thị. Từ đó ông đặt mỗi đô thị trong tổng thể không gian đô thị của cả nước để đưa ra những chính sách, quy hoạch sử dụng đất phù hợp cho từng đô thị [59]. Ở nước ta hiện nay, khi ĐTH đã và đang diễn ra trên khắp cả nước thì việc nghiên cứu sử dụng đất trong ĐTH là việc làm cần thiết. Một số luận án tiến sĩ đã nghiên cứu vấn đề này như: Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng Đồng bằng sông Hồng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của tác giả Phạm Lan Hương [36], Nghiên cứu tác động chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hạnh [42], Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp khu vực Đông Anh - Hà Nội của tác giả Trịnh Thị Hoài Thu [70], Phân tích quá trình đô thị hóa ở thành phố Hải Phòng giai đoạn 1985 - 2007 của tác giả Vũ Thị Chuyên [14]. Ngoài ra còn có nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất ven đô dưới tác động của công nghiệp hoá – đô thị hóa và những ảnh hưởng của nó đến kinh tế - xã hội cũng như vấn đề sinh kế cho người nông dân ở những vùng ven đô của tác giả Nguyễn Văn Sửu [59]. Những hệ quả của chuyển đổi mục đích sử dụng đất là nông dân bị mất đất NN dẫn đến những khó khăn trong khi tìm sinh kế mới, để giữ mức thu nhập ổn định và đối mặt với các vấn đề về xã hội đô thị đã được tác giả Võ Văn Đức đề cập và phân tích [28]. 2.3. Những nghiên cứu về mối quan hệ giữa ĐTH và sử dụng đất đô thị Trong Đô thị trong thế giới toàn cầu hóa, Frannie A. Lesautier cho rằng: ĐTH là sự phát triển tất yếu của xã hội. Các đô thị ra đời và quá trình phát triển đô thị đã làm cho vấn đề sử dụng đất ở đô thị thay đổi theo thời gian [47]. Quan điểm của Paul L. Knox và Linda Mc.Carthy về mối quan hệ này là: ĐTH đã tác động sâu rộng đến sử dụng đất trong đô thị bởi trong quá trình ĐTH chứa đựng những thay đổi về không gian, về dân cư và các yếu tố KT - XH khác. Ngược lại, sử dụng đất đô thị trong ĐTH có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cơ cấu lao động, cơ cấu nghề nghiệp, chất lượng cuộc sống và các vấn đề xã hội ở các đô thị. [99]. Mối quan hệ giữa ĐTH và sử dụng đất đô thị là: ĐTH đã làm tăng quy mô đất đô thị khi ranh giới hành chính đô thị thay đổi, đặc biệt là ở các đô thị được nâng cấp [42]. ĐTH và sử dụng đất có mối quan hệ đặc biệt. Tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ gia tăng dân số, những thay đổi về số lượng và lao động lao động
  19. 9 đã khiến đất đai ở các đô thị thay đổi cả về giá trị và giá trị sử dụng [108]. Nói về mối quan hệ này, tác giả Nguyễn Ngọc Châu đã cho rằng ĐTH không chỉ mở rộng ranh giới hành chính cho đô thị mà còn là nhân tố tạo nên tính hàng hóa cho đất đai cho đô thị. Và giá trị của đất đai trong đô thị còn phụ thuộc vào vị trí địa lí, quy mô của đô thị. Giá trị và giá trị sử dụng đất dẫn đến hình thành những khu vực đất đai có chức năng khác nhau trong các đô thị [6]. Theo Đô thị hóa và tăng trưởng, quá trình tăng trưởng đô thị chính là sự tăng về số dân ở mỗi thành phố [1]. Các điều kiện quyết định đến tăng trưởng đô thị là những thay đổi trong phân loại đô thị, quá trình gia tăng cơ học và gia tăng tự nhiên của dân số. Dân số tăng lên vừa tạo động lực vừa gây sức ép cho quá trình tăng trưởng ở mỗi đô thị. Michael Spence, Patricia Clarke Annez và Robert M.Buckley cho rằng dân số tăng lên trong ĐTH là một trong những nguyên nhân cho các đô thị mở rộng không gian ra vùng ngoại ô [1]. Theo David Drakakis Smith, ở các nước đang phát triển, di cư trong CNH đã làm thay đổi về quy mô và cơ cấu sử dụng đất đô thị [108]. Ở một số thành phố thuộc khu vực Đông Nam Á, đất NN giảm nhanh khi có hiện tượng nhập cư ồ ạt và chiến lược phát triển kinh tế đô thị ưu tiên cho phát triển ngành CN [107]. Sử dụng đất đô thị và phát triển KT - XH là vấn đề nổi cộm trong ĐTH. Quá trình phát triển KT - XH có mối quan hệ khá đặc biệt với sử dụng đất trong các đô thị. Mối quan hệ này thể hiện qua tỉ lệ tương quan giữa tỉ lệ khu vực II, khu vực III trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và tỉ lệ dân đô thị. ĐTH không chỉ làm thay đổi mục đích sử dụng đất mà còn làm thay đổi các khu vực chức năng vốn có từ rất lâu trong các đô thị [101,46]. Đất NN tuy bị mất đi trong ĐTH nhưng bù lại nông dân có được một khoản tiền để đầu tư, mua sắm và chuẩn bị cho nghề mới [100]. CNH, ĐTH và biến đổi sinh kế ở ven đô Hà Nội của tác giả Nguyễn Văn Sửu đã cho rằng, khi đất NN bị chuyển đổi thành đất phi NN nông dân ở những vùng ĐTM phải chịu nhiều thiệt thòi nhiều nhất vì sinh kế của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng [60]. Thất nghiệp, thiếu việc làm, thu nhập không bền vững, bất ổn về an ninh xã hội đã tăng lên trong bối cảnh trên [28,51]. Ngoài ra, những rủi ro, bấp bênh trong quá trình kiếm tìm sinh kế mới [108], sự phân hóa giàu nghèo ngày càng cao giữa các tầng lớp dân cư trong đô thị [106], xung đột với chính quyền do những bất đồng về thu hồi đất cũng ảnh hưởng tiêu cực đến ĐTH [60].
  20. 10 Các đô thị luôn là động lực phát triển và là hạt nhân quan trọng ở mỗi quốc gia. Để ĐTH nhanh và bền vững thì nó cần được đặt trong bối cảnh có một nền kinh tế trưởng nhanh, xã hội ổn định và cơ cấu sử dụng đất hợp lí [1]. 2.4. Những nghiên cứu liên quan đến tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh là một trong các tỉnh đứng đầu vùng ĐBSH và vùng KTTĐBB về phát triển CN và chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Vì vậy, trong thời gian qua, đã có một số nghiên cứu về tỉnh Bắc Ninh, đó là: LATS Nghiên cứu sự phân hóa giàu nghèo ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh của tác giả Nguyễn Nhân Chiến [13], LATS chuyên ngành Kinh tế Quá trình CNH, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh từ năm 1986 đến nay: Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp của tác giả Nguyễn Sĩ [61] và LATS chuyên ngành Kinh tế Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh của tác giả Nguyễn Đức Tuyên [80]. Sử dụng đất và mối quan hệ của nó với phát triển KT - XH là vấn đề khá nổi bật ở Bắc Ninh trong quá trình ĐTH. Một số luận án tiến sĩ đã bảo vệ về vấn đề trên là: LATS chuyên ngành Kinh tế chính trị Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và tác động của nó đến nhóm lợi ích tỉnh Bắc Ninh của tác giả Nguyễn Công Thắng [65], LATS chuyên ngành Quản lí đất đai Nghiên cứu tác động của quát trình CNH đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thuộc chuyên ngành Quản lí đất đai của tác giả Nguyễn Thị Hải Yến [82]. Tuy nhiên, các luận án trên chỉ mới tập trung nghiên cứu các vấn đề xã hội và sử dụng đất ở tỉnh Bắc Ninh chứ chưa đi sâu nghiên cứu vấn đề sử dụng đất đô thị. Như vậy, những nghiên cứu về ĐTH dưới các khía cạnh khác nhau đã có rất nhiều trên thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu về sử dụng đất đô thị còn ít, đặc biệt là nghiên cứu sâu về sử dụng đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh. Bởi vậy, nghiên cứu sinh đã tìm hiểu, kế thừa và chọn lọc những công trình nghiên cứu đi trước và một số nghiên cứu thuộc lĩnh vực này để xây dựng cơ sở lí luận và thực hiện đề tài “Đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình đô thị hóa, giai đoạn 2005 - 2015”. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là phân tích quá trình ĐTH và sử dụng đất đô thị, tìm ra mối quan hệ giữa ĐTH và sử dụng đất đô thị, từ đó đưa ra những giải pháp để thực hiện những định hướng ĐTH và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2