intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Địa lí: Đô thị hóa và tác động của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:214

27
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Địa lí "Đô thị hóa và tác động của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng" có mục tiêu là nghiên cứu đô thị hóa và tác động của đô thị hóa đến kinh tế - xã hội của TP. Đà Nẵng; Từ đó đề xuất các giải pháp cho đô thị hóa và tác động của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội của TP Đà Nẵng đến năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Địa lí: Đô thị hóa và tác động của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ----- 🙡 🕮 🙣 ----- NGUYỄN ĐẶNG THẢO NGUYÊN ĐÔ THỊ HÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Địa lí học Mã số : 9.31.05.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1: GS.TS Nguyễn Viết Thịnh 2: PGS.TS Đậu Thị Hòa HÀ NỘI- 2022
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan, có nguồn gốc rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và kết quả nghiên cứu của luận án. Tác giả luận án NCS. Nguyễn Đặng Thảo Nguyên
  3. LỜI CẢM ƠN Với tất cả tình cảm của mình, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất của mình tới GS.TS Nguyễn Viết Thịnh và PGS.TS Đậu Thị Hòa ; những người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án này. Tôi trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Sau Đại học trường Đại học sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình làm Nghiên cứu sinh. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa Địa Lý, các thầy cô trong bộ môn Địa lý KT-XH, trường Đại học sư phạm Hà Nội đã động viên, đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình học cũng như thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Đốc và Ban Tổ Chức Cán Bộ Đại Học Đà Nẵng cùng Ban Giám hiệu trường Đại học sư phạm Đà Nẵng, Ban chủ nhiệm Khoa Địa lý, Bộ môn địa lý KT-XH đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận án theo quy định. Xin chân thành cảm ơn Tổng cục Thống Kê thành phố Đà Nẵng;các Sở ban ngành thành phố Đà Nẵng đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu, điều tra khảo sát và trao đổi kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn. Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã luôn động viên, ủng hộ, chia sẻ và giúp đỡ tôi cả về tinh thần lẫn vật chất trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận án NCS. Nguyễn Đặng Thảo Nguyên
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt STT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ 1 CN Công nghiệp 2 CN- XD- DV Công nghiệp- xây dựng- dịch vụ 3 CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa 4 CNTT Công nghệ thông tin 5 CNC Công nghệ cao 6 CCN Cụm công nghiệp 7 CSHT Cơ sở hạ tầng 8 CSVCKT Cơ sở vật chất kĩ thuật 9 DVCN Dịch vụ công nghiệp 10 DRT Trạm phát sóng 11 ĐTH Đô thị hóa 12 KCN Khu công nghiệp 13 KH-CN Khoa học công nghệ 14 KHKT Khoa học kĩ thuật 15 KT – XH Kinh tế - xã hội 16 KT – XH – MT Kinh tế - xã hội – môi trường 17 VKTTĐMT Vùng kinh tế trọng điểm miền trung 18 MTNT Môi trường nhân tạo 19 MTTN Môi trường tự nhiên
  5. 20 N- L – TS Nông – Lâm – Thủy sản 21 NCS Nghiên cứu sinh 22 NN Nông nghiệp 23 TCTK Tổng cục thống kê 24 TNBQĐN Thu nhập bình quân đầu người 25 TTCN Trung tâm công nghiệp 26 GO Tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế. 27 TNK Thuế nhập khẩu vào tỉnh/thành phố. Trợ cấp sản xuất phát sinh từ các đơn vị thường trú 28 TC trong tỉnh/thành phố. 29 TP Thành phố 30 UN-Habitat Chương trình Nhân cư Liên Hợp Quốc
  6. Tiếng Anh STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ Nghĩa tiếng Việt 1 ADB The Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á 2 BRT Bus Rapid Transit Phương tiện giao thông nhanh 3 EWEC East-West Economic Corridor Hành lang kinh tế Đông Tây 4 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 5 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 6 Gross Regional Domestic GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn Product 7 LRT Light Rail Transit Phương tiện giao thông đường sắt nhẹ 8 MRT Mass Rapid Transport Mạng lưới giao thông công cộng cao tốc. 9 Hội đồng nghiên cứu khoa học SSRC Social Science Research Council xã hội 10 Statistical products for the social SPSS Phần mềm thống kê services 11 UNDP United Nations Development Chương trình Phát triển Liên Programme Hợp Quốc 12 UNESCO United Nations Educational, Tổ chức Giáo dục, Khoa học Scientific And Cultural và Văn hóa Liên Hiệp Quốc Organization 13 UNFPA United Nation Fund Population Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc Agency 14 WB World Bank Ngân hàng thế giới 15 PCI Peripheral Component Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Interconnect tỉnh
  7. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2 2.1. Mục tiêu 2 2.2. Nhiệm vụ 2 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 3.1. Giới hạn về nội dung 3 3.2. Giới hạn về không gian 3 3.3. Giới hạn về thời gian 3 4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 4.1. Quan điểm nghiên cứu 3 4.1.1. Quan điểm hệ thống 3 4.1.2. Quan điểm lãnh thổ 4 4.1.3. Quan điểm tổng hợp 4 4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững 4 4.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 4.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu 5 4.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp 5 4.2.3. Phương pháp khảo sát và điều tra xã hội học 5 4.2.4. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS) 6 4.2.5. Phương pháp tham vấn chuyên gia 6 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN 6 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐÔ THỊ HÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI 8 1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8 1.1.1. Những nghiên cứu về đô thị hóa 8
  8. 1.1.1.1. Trên thế giới 8 1.1.1.2. Ở Việt Nam 10 1.1.2. Những nghiên cứu về tác động của đô thị hóa đến kinh tế - xã hội 13 1.1.2.1. Trên thế giới 13 1.1.2.2. Ở Việt Nam 15 1.1.3. Những nghiên cứu về đô thị hóa ở Đà Nẵng 16 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÔ THỊ HÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 19 1.2.1. Về đô thị hóa 19 1.2.1.1. Khái niệm về đô thị và đô thị hóa 19 1.2.1.2. Đặc điểm của đô thị hóa 24 1.2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đô thị hóa 26 1.2.1.4. Các tiêu chí đánh giá đô thị hóa 28 1.2.2. Tác động của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội 31 1.2.2.1. Tác động đến kinh tế 31 1.2.2.2. Tác động đến xã hội 34 1.2.2.3. Các tiêu chí đánh giá tác động của ĐTH đến phát triển KT-XH 36 1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ HÓA 37 1.3.1. Thực tiễn đô thị hóa ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2020 37 1.3.2. Kinh nghiệm đô thị hóa ở một số thành phố trực thuộc trung ương 40 1.3.2.1. Đô thị hóa ở thành phố Hải Phòng 40 1.3.2.2. Đô thị hóa ở thành phố Cần Thơ 43 Tiểu kết chương 1 45 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 47 2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÔ THỊ HÓA Ở TP ĐÀ NẴNG 47 2.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ 47 2.1.2.1. Địa hình và đất 49 2.1.2.2. Tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước 50 2.1.2.3. Tài nguyên biển 52 2.1.3. Kinh tế - xã hội 54
  9. 2.1.3.1. Lịch sử hình thành đô thị Đà Nẵng 54 2.1.3.2. Dân cư - lao động 56 2.1.3.3. Trình độ phát triển kinh tế 58 2.1.3.4. Khoa học công nghệ 58 2.1.3.5. Toàn cầu hóa và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 60 2.1.3.6. Thể chế chính sách 61 2.1.4. Đánh giá chung 63 2.1.4.1. Thuận lợi, cơ hội 63 2.1.4.2. Khó khăn hạn chế 63 2.2. THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 64 2.2.1. Chức năng đô thị 64 2.2.2. Quy mô dân số đô thị 65 2.2.2.1. Quy mô dân số đô thị giai đoạn 2003 – 2020 65 2.2.2.2. Lao động 69 2.2.3. Kinh tế đô thị 71 2.2.3.1. Quy mô GRDP 71 2.2.3.2. Cơ cấu kinh tế 72 2.2.4. Cơ sở hạ tầng đô thị 73 2.2.4.1. Hệ thống giao thông 73 2.2.4.2. Hệ thống cung cấp điện 76 2.2.4.3. Hệ thống cấp, thoát nước và xử lý nước thải 76 2.2.4.4. Hệ thống bưu chính - viễn thông 76 2.2.5. Sự mở rộng không gian đô thị 77 2.2.5.1. Mở rộng về diện tích đô thị 77 2.2.5.2. Các hướng mở rộng của đô thị 81 2.2.6. Đánh giá chung 83 2.2.6.1. Những thành công của ĐTH ở Đà Nẵng 83 2.2.6.2. Những hạn chế của ĐTH ở Đà Nẵng trong thời gian qua 84 Tiểu kết chương 2 85
  10. CHƯƠNG 3 87 TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 87 3.1. TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 87 3.1.1. Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 87 3.1.1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 87 3.1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 89 3.1.2. Đô thị hóa tác động đến các ngành kinh tế trụ cột của TP Đà Nẵng 91 3.1.2.1. Tác động đến sự phát triển du lịch 91 3.1.2.2. Tác động đến phát triển cảng biển 96 3.1.2.3. Tác động đến phát triển Công nghiệp 99 3.1.2.4. Tác động tới hạ tầng giao thông 103 3.2. TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN XÃ HỘI CỦA TP ĐÀ NẴNG 105 3.2.1. Đô thị hóa tác động tới vấn đề lao động, việc làm 105 3.2.1.1. Tác động đến lao động 105 3.2.1.2. Tác động đến giải quyết việc làm cho người lao động 108 3.2.2. Đô thị hóa tác động đến GRDP bình quân đầu người, thu nhập BQĐN và đời sống người dân 109 3.2.2.1. Tác động đến thu nhập bình quân đầu người 109 3.2.2.2. Tác động đến đời sống của người dân 111 3.2.2.3. Tác động tích cực đến đời sống người dân nằm trong khu chỉnh trang đô thị và các khu di dời tái định cư 113 * Đánh giá chung về tác động của ĐTH đến KT – XH của TP Đà Nẵng trong giai đoạn nghiên cứu 116 CHƯƠNG 4 120 GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ CHO ĐÔ THỊ HÓA VÀ PHÁT TRIỂN 120 KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 120 4.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 120 4.1.1. Định hướng về đô thị hóa của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và thành phố Đà Nẵng 120
  11. 4.1.1.1. Định hướng về ĐTH của VKTTĐMT 120 4.1.1.2. Định hướng ĐTH của thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 122 a. Định hướng về chức năng đô thị 122 b. Định hướng về không gian đô thị Đà Nẵng 123 c. Định hướng về CSHT đô thị Đà Nẵng 129 4.1.2. Những kết quả nghiên cứu của luận án về đô thị hóa và tác động của nó đến phát triển KT-XH ở TP Đà Nẵng 132 4.1.2.1. Những thành tựu về ĐTH và tác động của nó đến KT – XH ở TP Đà Nẵng 132 4.1.2.2. Những hạn chế, thách thức của ĐTH và tác động của nó tới KT – XH ở TP Đà Nẵng 134 4.2. CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐÔ THỊ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 135 4.2.1. Giải pháp về quy hoạch cấu trúc không gian đô thị hài hòa giữa hiện đại và truyền thống, có bản sắc riêng độc đáo 135 4.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn lao động để thực hiện đô thị hóa và phát triển KT – XH của thành phố 138 4.2.3. Thu hút mạnh đầu tư và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho đô thị và phát triển KT – XH 139 4.2.4. Xây dựng đô thị kết nối trong vùng và khu vực 140 4.2.5. Xây dựng đô thị theo hướng thông minh tiến đến quản trị đô thị 141 4.2.6. Xây dựng đô thị xanh thân thiện với môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững 144 Tiểu kết chương 4 146 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 147 1. KẾT LUẬN 147 2. KHUYẾN NGHỊ 148
  12. DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU STT Tên bảng Trang 1 Bảng 1.1. Tỷ lệ dân đô thị phân theo vùng giai đoạn 2000 – 2020 39 2 Bảng 1.2. Một số chỉ tiêu về ĐTH ở TP Hải Phòng giai đoạn 2003 42 – 2020 3 Bảng 1.3. Một số chỉ tiêu về ĐTH ở TP Cần Thơ giai đoạn 2003 44 – 2020 4 Bảng 2.1. Các đơn vị hành chính TP Đà Nẵng năm 2020 - Diện 48 tích và dân số 5 Bảng 2.2. Hiện trạng quỹ đất của TP Đà Nẵng giai đoạn 2003 – 50 2020 6 Bảng 2.3. Quy mô dân số các quận huyện giai đoạn từ 2003 – 56 2020 7 Bảng 2.4. Số dự án và số vốn FDI vào TP Đà Nẵng giai đoạn 2003 60 – 2020 8 Bảng 2.5. Số dân và gia tăng dân số ở TP Đà Nẵng giai đoạn 2003 65 – 2020 9 Bảng 2.6. Tỷ lệ dân đô thị TP Đà Nẵng, giai đoạn 2003 – 2020 69 phân theo quận, huyện 10 Bảng 2.7. Lực lượng lao động và lao động đang làm việc ở TP Đà 70 Nẵng giai đoạn 2003 – 2020 11 Bảng 2.8. Quy mô và cơ cấu GRDP của TP Đà Nẵng giai đoạn 72 2003 – 2020 12 Bảng 2.9. Biến động diện tích đất phân theo loại đất của các quận, 79 huyện, của TP Đà Nẵng giai đoạn 2005 – 2020
  13. 13 Bảng 3.1. Tốc độ tăng trưởng GRDP trung bình năm của TP Đà 88 Nẵng 14 Bảng 3.2. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm 106 phân theo nhóm ngành kinh tế giai đoạn 2003 – 2020 15 Bảng 3.3. Số lao động được tạo việc làm và tỷ lệ thất nghiệp của 108 TP Đà Nẵng giai đoạn 2003 – 2020 16 Bảng 3.4. GRDP bình quân đầu người của TP Đà Nẵng (theo giá 110 HH) giai đoạn 2003 – 2020 17 Bảng 3.5. GRDP/người và tỷ lệ hộ thoát nghèo từ 2003 - 2020 111 18 Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu KT – XH chủ yếu của TP Đà nẵng giai 122 đoạn 2021 – 2030
  14. DANH MỤC HÌNH VẼ STT Tên hình Trang 1 Hình 1.1. Biểu đồ chuyển dịch lao động theo 3 khu vực kinh tế 25 (theo J. Fourastie,) 2 Hình 1.2. Biểu đồ số dân đô thị và tỉ lệ dân số đô thị ở Việt Nam 38 giai đoạn 2000 – 2020 3 Hình 2.1. Biểu đồ gia tăng dân số cơ học của TP Đà Nẵng giai 66 đoạn 2003 – 2020 4 Hình 2.2. Biểu đồ dân số thành thị và tỉ lệ dân thành thị của TP Đà 68 Nẵng giai đoạn 2003 – 2020 5 Hình 2.3. Biểu đồ cơ cấu lao động đang làm việc phân theo nhóm 71 ngành kinh tế của TP Đà Nẵng giai đoạn 2003 – 2020 6 Hình 3.1. Biểu đồ GRDP và tốc độ tăng trưởng GRDP của TP Đà 88 Nẵng giai đoạn 2003 – 2020 7 Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu GRDP theo nhóm ngành kinh tế ở TP Đà 89 Nẵng giai đoạn 2003 – 2020 8 Hình 3.3. Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu GRDP theo thành phần kinh 91 tế của TP Đà Nẵng giai đoạn 2003 – 2020 9 Hình 3.4. Biểu đồ tỉ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo của 106 TP Đà Nẵng giai đoạn từ 2003 – 2020 10 Hình 3.5. Biểu đồ TNBQĐN/tháng của TP Đà Nẵng giai đoạn 109 2003 – 2020 (đơn vị: triệu đồng/người/) 11 Hình 3.6. Biểu đồ GRDP bình quân đầu người của Đà Nẵng (theo 110 giá HH) giai đoạn 2003 – 2020
  15. 12 Hình 3.7. Biểu đồ so sánh về đời sống người dân sau khi chỉnh 114 trang đô thị 13 Hình 3.8. Biểu đồ so sánh đời sống người dân sau khi đến ở khu 115 tái định cư 14 Hình 4.1. Bản đồ định hướng các phân khu trong vùng phát triển 127 đô thị 15 Hình 4.3. Bản đồ định hướng phân khu chức năng đô thị toàn thành 129 phố đến 2030
  16. DANH MỤC BẢN ĐỒ, LƯỢC ĐỒ STT Tên bản đồ, lược đồ Trang 1 Bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng Sau trang 48 2 Bản đồ các nhân tố tự nhiên của thành phố Đà Nẵng Sau trang 54 3 Bản đồ các nhân tố kinh tế- xã hội của thành phố Đà Nẵng Sau trang 62 4 Bản đồ thực trạng đô thị hóa thành phố Đà Nẵng Sau trang 76 5 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Đà Nẵng năm 2020 Sau trang 80 6 Bản đồ hiện trạng các khu chức năng ở thành phố Đà Nẵng Sau trang 83 7 Bản đồ cơ cấu phân vùng chức năng phát triển đô thị đến năm Sau trang 132 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của thành phố Đà Nẵng
  17. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đô thị hóa (ĐTH) là xu thế chung của các quốc gia trên thế giới. Ở các nước phát triển thuộc châu Âu, Bắc Mỹ ĐTH diễn ra sớm, gắn liền với công nghiệp hóa (CNH). Nửa sau của thế kỷ XX, ĐTH phát triển mạnh ở các nước đang phát triển thuộc châu Á, Mỹ La Tinh và châu Phi. Tỷ lệ dân thành thị trên toàn thế giới tăng liên tục từ 30,0% năm 1950 lên 36,6% năm 1970, 46,7% năm 2000 và 56,2% năm 2020 (The World’s Cities in 2020. United Nations). ĐTH vừa là điều kiện, là phương tiện, vừa là mục tiêu của phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH). ĐTH là quá trình chuyển từ hoạt động nông nghiệp phân tán sang hoạt động phi nông nghiệp tập trung trên địa bàn xác định. Đây là hiện tượng KT – XH phức tạp, diễn ra trên một không gian rộng lớn và khoảng thời gian lâu dài. ĐTH thực chất là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội Nước ta, từ 1986 thực hiện đường lối đổi mới toàn diện nền KT – XH, với chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh CNH, hiện đại hóa (HĐH) đất nước. ĐTH phát triển song song với quá trình CNH. Các đô thị lớn được hình thành và phát triển, trở thành những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội quan trọng của đất nước và là những hạt nhân tạo vùng kinh tế. Tỉ lệ dân đô thị tăng nhanh từ 24,2% năm 2000 lên 30,4% năm 2010 và đạt 36,8% năm 2020. Số lượng đô thị tăng nhanh, từ 649 đô thị các loại năm 2000 lên 862 đô thị năm 2020, trong đó có 2 đô thị đặc biệt và 22 đô thị loại I, đóng góp 70% GDP cả nước [132]. Cùng với việc tăng nhanh số đô thị và tỷ lệ dân số đô thị trong tổng số dân, diện tích đô thị cũng được mở rộng nhanh chóng; cơ cấu lao động đang làm việc và cơ cấu kinh tế cũng thay đổi mạnh mẽ. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong 2 nhóm ngành phi nông nghiệp tăng lên rõ rệt, từ 34,9% năm 2000, lên 50,5% năm 2010 và đạt 66,9% năm 2020. Cơ cấu GDP cả nước của 2 nhóm ngành phi nông nghiệp cũng chuyển dịch nhanh chóng, năm 2000 là 75,5%, năm 2010: 81,6% và đạt 85,1% năm 2020 [132] Trước năm 1997, Đà Nẵng là thành phố (TP) trực thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, với không gian nhỏ hẹp, cơ sở hạ tầng (CSHT) đô thị chưa phát triển, khả năng thu hút đầu tư kém, thiếu động lực kinh tế. ĐTH của TP diễn ra nhanh chóng từ năm 2003, khi được công nhận là đô thị loại I, trực thuộc trung ương đến nay. Tỷ lệ dân thành thị cao, từ 79,1% năm 2003 lên 86,9% năm 2010 và đạt 87,3% năm 2020, đứng đầu trong 63 tỉnh thành của cả nước. Không gian đô thị đã mở rộng gấp gần 4 lần,
  18. 2 các khu dân cư được quy hoạch khá bài bản, các khu phố cũ được cải tạo nâng cấp. Kinh tế đô thị ngày càng phát triển, quy mô GRDP năm 2020 hơn 103,0 nghìn tỷ đồng, đứng thứ 11/63 tỉnh thành; cơ cấu GRDP với thế mạnh là DV - CN (87,6%) ĐTH ở TP Đà Nẵng đã trải qua hơn 20 năm, có những đặc trưng riêng của một đô thị có 3 mặt giáp biển, gắn chặt với tự nhiên, mang dấu ấn của con người miền Trung Xứ Quảng, dám nghĩ, dám làm, dễ dàng thích ứng với cái mới, bắc cầu vượt sông, vươn mình ra biển lớn. Nghị quyết số 43 NQ/TW về xây dựng và phát triển TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Bộ Chính trị ban hành ngày 24/1/2019 nêu rõ mục tiêu xây dựng TP Đà Nẵng trở thành đô thị lớn, thông minh, sáng tạo, bản sắc, giữ vai trò động lực trong phát triển kinh tế của khu vực miền Trung – Tây Nguyên, là một trong những trung tâm KT – XH lớn của cả nước và Đông Nam Á. Đề tài “Đô thị hóa và tác động của đô thị hóa đến phát triển KT – XH ở thành phố Đà Nẵng” nhằm làm rõ đặc điểm ĐTH ở TP Đà Nẵng trong giai đoạn 2003 – 2020; tác động của ĐTH đến phát triển KT – XH của TP; những giải pháp đặt ra để thực hiện mục tiêu xây dựng TP Đà Nẵng mà Bộ Chính trị và chính quyền TP đặt ra. 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu Trên cơ sở hệ thống lý luận về ĐTH và tác động của ĐTH đến phát triển KT – XH đề tài có mục tiêu là nghiên cứu ĐTH và tác động của ĐTH đến KT – XH của TP Đà Nẵng; từ đó đề xuất các giải pháp cho ĐTH và tác động của ĐTH đến phát triển KT - XH của TP Đà Nẵng đến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan cơ sở lý luận về ĐTH và tác động của ĐTH đến phát triển KT – XH để vận dụng vào nghiên cứu ở TP Đà Nẵng. - Đánh giá các các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTH và phân tích thực trạng ĐTH ở TP Đà Nẵng. - Phân tích tác động của ĐTH ở TP Đà Nẵng đến phát triển KT – XH trên địa bàn nghiên cứu. - Đề xuất các giải pháp hiệu quả cho ĐTH và phát triển KT – XH ở TP Đà Nẵng trong tương lai. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
  19. 3 3.1. Giới hạn về nội dung - Tập trung vào nghiên cứu thực trạng ĐTH ở TP Đà Nẵng theo các khía cạnh: chức năng đô thị; dân số đô thị; kinh tế đô thị; CSHT đô thị; sự mở rộng không gian đô thị. - Đánh giá tác động ĐTH đến sự phát triển KT – XH của TP Đà Nẵng dưới góc độ Địa lý học, ở mức định tính, cụ thể là: + Về kinh tế: tác động của ĐTH đến tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đến phát triển các ngành kinh tế gắn với biển (công nghiệp, cảng biển, du lịch), kết cấu hạ tầng giao thông. + Về xã hội: tác động của ĐTH đến lao động - việc làm, tăng trưởng GRDP/người, đời sống văn hóa của người dân trên địa bàn. 3.2. Giới hạn về không gian - Đề tài nghiên cứu quá trình ĐTH trên lãnh thổ hành chính của TP Đà Nẵng, chủ yếu tập trung vào 6 quận nội thành, gồm 2 quận trung tâm (Hải Châu, Thanh Khê), được coi là lõi của đô thị; quận Liên Chiểu hướng đô thị mở rộng về phía Bắc và Tây Bắc; các quận Cẩm Lệ, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn hướng đô thị mở rộng về phía Đông Nam và Tây Nam TP. Đối với huyện Hòa Vang, đề tài tập trung nghiên cứu ĐTH ở một số xã (Hòa Bắc, Hòa Liên, Hòa Sơn, Hòa Nhơn, Hòa Châu, Hòa Phước), đây là khu vực tiếp nối, mở rộng của vùng nội thành. Riêng tại quần đảo Hoàng Sa không có dữ liệu nên đề tài không đề cập đến vấn đề ĐTH ở đây - Ngoài ra, đề tài cũng đặt TP Đà Nẵng trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (VKTTĐMT) và cả khu vực miền Trung – Tây Nguyên để phân tích. 3.3. Giới hạn về thời gian - Đề tài nghiên cứu ĐTH ở TP Đà Nẵng giai đoạn từ 2003 – 2020. Mốc 2003 đánh dấu Đà Nẵng được công nhận là TP loại I, trực thuộc trung ương. - Các dữ liệu về ĐTH và tác động của ĐTH đến phát triển KT – XH ở TP Đà Nẵng chủ yếu tập trung trong giai đoạn 2003 – 2020 và dự báo đến năm 2030 4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm hệ thống ĐTH là một hiện tượng KT – XH đa dạng và phức tạp, phát triển trong mối quan hệ qua lại, nhiều chiều với các hiện tượng khác trong hệ thống KT – XH. Vận dụng quan điểm hệ thống trong nghiên cứu ĐTH ở TP Đà Nẵng, đề tài đặt nó trong hệ thống KT – XH của TP và trong hệ thống KT – XH ở cấp cao hơn, đó là
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2