ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br />
------------------------------<br />
<br />
TRẦN THỊ TUYẾN<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN CHO ĐỊNH HƯỚNG<br />
KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP<br />
HUYỆN MIỀN NÚI QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN<br />
Chuyên ngành:<br />
Mã số:<br />
<br />
Địa lí tự nhiên<br />
62 44 02 17<br />
<br />
DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ<br />
<br />
HÀ NỘI, 2015<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại:<br />
Khoa Địa lí - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên<br />
Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
ư i hư n d n ho h c:<br />
1. GS.TS. Nguyễn Cao Huần<br />
2. PGS.TS. Nguyễn An Thịnh<br />
<br />
Phản biện:<br />
<br />
Phản biện:<br />
<br />
Phản biện:<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trư c Hội đồn chấm Luận án tiến sĩ tại Trư n<br />
Đại h c Kho h c Tự nhiên, ĐHQGH .<br />
vào hồi….. i , n ày…..tháng…..năm 2015<br />
<br />
Có thể tìm hiểu Luận án tại:<br />
- Thư viện Quốc i Việt m<br />
- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại h c Quốc i Hà ội<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI<br />
Cảnh quan học là một bộ phận của Địa lý tự nhiên, nghiên cứu các địa tổng<br />
thể ở quy mô khu vực và địa phương như những bộ phận cấu trúc của lớp vỏ địa<br />
lý. Cùng với phân vùng địa lý tự nhiên, cảnh quan (CQ) ứng dụng có vai trò quan<br />
trọng trong định hướng tổ chức không gian và sử dụng hợp lí, bảo vệ môi trường<br />
và cải tạo lãnh thổ trong phát triển kinh tế - xã hội (A.G.Ixatsenko, 1991). Nghiên<br />
cứu CQ là cách tiếp cận nghiên cứu toàn diện, khoa học dựa trên mối quan hệ tác<br />
động tương hỗ giữa các hợp phần của tự nhiên và con người nhằm tạo ra “sự thích<br />
ứng giữa hệ xã hội và hệ sinh thái” (G.G. Marten, 2008) bởi “một CQ bao hàm các<br />
đặc trưng về tự nhiên và văn hóa”, “các cộng đồng cư dân và CQluôn được tổ chức<br />
theo một cấu trúc tổng thể....” (Frederick Steiner (2002). Quỳ Châu là huyện thuộc<br />
miền núi Tây Nghệ An, DT tự nhiên 105,6km2, trong đó đồi núi chiếm trên 90%.<br />
CQ phân hoá đa dạng, có tiềm năng phát triển nông, lâm nghiệp. Với trên 80% dân<br />
số là dân tộc Thái, lãnh thổ Quỳ Châu hàm chứa những nét đặc trưng về văn hoá dân tộc, đặc biệt đây được coi là “quê tổ” của người Thái ở miền Tây Nghệ An.<br />
Trong định hướng không gian phát triển kinh tế - xã hội huyện Quỳ Châu, nông<br />
lâm nghiệp được ưu tiên quan tâm vì đây là lĩnh vực có tiềm năng phát triển và tập<br />
quán sản xuất nông lâm nghiệp của người dân liên quan chặt chẽ nhất đến sử dụng<br />
hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường khu vực miền núi. Mặc dù lãnh thổ có tiềm<br />
năng lớn về tự nhiên, văn hóa, đồng thời đã nhận được nhiều dự án đầu tư, chương<br />
trình phát triển miền núi của Nhà nước, nhưng nhìn chung kinh tế - xã hội chậm<br />
phát triển. Quỳ Châu là huyện nghèo của tỉnh Nghệ An, nông lâm nghiệp là ngành<br />
kinh tế chủ đạo, chiếm 48% trong cơ cấu kinh tế của huyện (năm 2012), song hiệu<br />
quả sản xuất chưa cao. Thu nhập bình quân thấp: 11 triệu/người/năm, tỉ lệ đói<br />
nghèo cao (25% năm 2013). Sinh kế của cư dân địa phương trước đây chủ yếu dựa<br />
vào nguồn lợi từ rừng, tuy hiện nay đã được giao đất, giao rừng nhưng chưa có<br />
định hướng sử dụng hoặc sử dụng không hợp lí nên vòng xoáy khó khăn vẫn tiếp<br />
tục khi tài nguyên đất, rừng đang suy giảm cả về DT và trữ lượng. Bên cạnh đó,<br />
dân số tăng nhanh, trình độ dân trí thấp nảy sinh vấn đề thiếu việc làm, kéo theo<br />
các tệ nạn xã hội gia tăng. Nhìn chung, cho đến nay trên địa bàn huyện vẫn thiếu<br />
các mô hình sản xuất bền vững, đặc biệt đối với cộng đồng dân tộc Thái. Như vậy,<br />
để phát triển bền vững kinh tế - xã hội huyện miền núi Quỳ Châu, trong đó nông<br />
lâm nghiệp là ngành then chốt cần có các giải pháp đồng bộ, dài hạn được đưa ra<br />
trên sở khoa học vững chắc. Với những lí do trên, đề tài luận án “Nghiên cứu CQ<br />
cho định hướng không gian phát triển nông lâm nghiệp huyện miền núi Quỳ<br />
Châu, tỉnh Nghệ An” đã được lựa chọn và hoàn thành.<br />
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU<br />
Mục tiêu: Xác định được tính đặc thù của sự phân hóa, đặc điểm cấu trúc và tiềm<br />
năng tự nhiên của CQ huyện miền núi Quỳ Châu, kết hợp với tri thức bản địa làm<br />
căn cứ khoa học cho định hướng không gian phát triển nông lâm nghiệp bền vững<br />
huyện miền núi Quỳ Châu với các mô hình hệ kinh tế sinh thái tiêu biểu cho các<br />
tiểu vùng CQ và khu vực nghiên cứu điểm. Nhiệm vụ: (1). Xây dựng lí luận và<br />
phương pháp nghiên cứu, đánh giá CQ cho phát triển nông lâm nghiệp huyện miền<br />
núi Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An; (2). Phân tích sự phân hóa, đặc điểm cấu trúc CQ,<br />
các tiểu vùng CQ huyện Quỳ Châu và khu vực nghiên cứu điểm; (3). Đánh giá CQ<br />
1<br />
<br />
cho phát triển nông, lâm nghiệp huyện Quỳ Châu; (4). Phân tích thực trạng phát<br />
triển kinh tế, khai thác sử dụng tài nguyên, các vấn đề môi trường và tai biến tự<br />
nhiên huyện Quỳ Châu theo quan điểm sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi<br />
trường trong nông lâm nghiệp; (5). Định hướng không gian phát triển nông lâm<br />
nghiệp hợp lí huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An; (6). Tích hợp phân tích tri thức bản<br />
địa và nghiên cứu CQtrong xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái cho các tiểu<br />
vùng CQ huyện Quỳ Châu; (7). Đánh giá KTST các CQ và xác lập các mô hình hệ<br />
kinh tế sinh thái thuộc khu vực nghiên cứu điểm.<br />
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
a) Phạm vi không gian: Khu vực nghiên cứu được giới hạn trong lãnh thổ hành<br />
chính của huyện Quỳ Châu với 12 xã, thị trấn, có DT 105,6km2. Trong đó, khu vực<br />
nghiên cứu điểm gồm xã Châu Hạnh và thị trấn Tân Lạc có DT 13.144,24 ha. b)<br />
Phạm vi khoa học: Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề trọng tâm: (1). Lí<br />
luận về CQhiện đại thông qua phân tích các công trình nghiên cứu lí thuyết và thực<br />
tiễn; (2). Phân tích sự phân hóa và đặc điểm cấu trúc CQ miền núi, phân vùng CQ<br />
quy mô: quy mô huyện ở tỉ lệ 1:50.000 và quy mô khu vực nghiên cứu điểm<br />
1:10.000; (3). Đánh giá tiềm năng tự nhiên của CQ, phân tích diễn thế sinh thái,<br />
mức độ tác động nhân sinh theo các TVCQ, tri thức bản địa và phân tích xói mòn<br />
làm cơ sở cho đề xuất các không gian phát triển nông lâm nghiệp và bảo vệ môi<br />
trường huyện miền núi Quỳ Châu, Nghệ An và xây dựng mô hình hệ KTST cho<br />
các TVCQ và khu vực nghiên cứu điểm; (4). Tại khu vực nghiên cứu điểm, tập<br />
trung đánh giá kinh tế sinh thái các dạng CQ cho phát triển một số cây trồng kinh<br />
tế nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu và tạo sản phẩm hàng hóa, nâng cao thu nhập<br />
cho người dân, phục vụ xây dựng mô hình kinh tế sinh thái các quy mô (hộ gia<br />
đình, trang trại, cấp thôn bản, liên kết với nhau trong cụm xã).<br />
4. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ: Luận điểm 1: Lãnh thổ huyện miền núi Quỳ Châu<br />
đặc trưng bởi hệ thống CQ đa dạng, đan xen các CQ miền núi và thung lũng, mang<br />
dấu ấn của sự tác động tổng hợp các yếu tố tự nhiên và nhân sinh. CQ lãnh thổ<br />
huyện Quỳ Châu được nghiên cứu ở tỉ lệ 1: 50.000 nằm trong 1 kiểu, với cấu trúc 2<br />
lớp, 4 phụ lớp, 15 hạng và 60 loại CQ thuộc 4 tiểu vùng có những đặc thù riêng về<br />
tự nhiên cũng như mức độ biến đổi do nhân tác. CQ khu vực nghiên cứu điểm (xã<br />
Châu Hạnh – thị trấn Tân Lạc) tỉ lệ 1:50.000 phân hóa thành 34 dạng thuộc 8 nhóm<br />
dạng. Luận điểm 2: Các không gian phát triển nông lâm nghiệp và các mô hình hệ<br />
kinh tế sinh thái đã được đề xuất có cơ sở khoa học theo các đơn vị kiểu loại và<br />
tiểu vùng CQ dựa trên kết quả đánh giá tổng hợp về chức năng, thích nghi sinh<br />
thái, phân tích diễn thế sinh thái, biến đổi nhân sinh, tri thức bản địa và động lực<br />
biến đổi CQ. Các kết quả này phản ánh tính khách quan, thế mạnh truyền thống và<br />
tính đặc thù của kinh tế miền núi huyện Quỳ Châu tạo cơ sở khoa học cho định<br />
hướng phát triển nông thôn mới của huyện miền núi.<br />
5. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
Điểm mới 1: Làm rõ được tính đa dạng CQhuyện miền núi Quỳ Châu ở tỉ lệ<br />
1:50.000 và khu vực nghiên cứu điểm xã Châu Hạnh – thị trấn Tân Lạc tỉ lệ 1:<br />
10.000, đồng thời xác định tính đặc thù về sự phân hóa và đặc điểm CQvới mức độ<br />
biến đổi nhân sinh và diễn thế CQ của lãnh thổ nghiên cứu, tạo cơ sở khoa học cho<br />
định hướng không gian phát triển nông lâm nghiệp. Điểm mới 2: Các không gian<br />
ưu tiên phát triển nông lâm nghiệp và các mô hình hệ KTST tiêu biểu cho các<br />
2<br />
<br />
TVCQ và khu vực nghiên cứu điểm được đề xuất có cơ sở khoa học và tính thực<br />
tiễn dựa trên sự tích hợp các kết quả nghiên cứu, đánh giá CQ, phân tích hiện trạng<br />
sử dụng lãnh thổ và tri thức bản địa của các cộng đồng địa phương.<br />
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI<br />
a. Ý nghĩa khoa học của đề tài: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm<br />
phong phú nội dung nghiên cứu CQmiền núi kết hợp với tri thức bản địa phục vụ<br />
phát triển nông lâm nghiệp. b. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Kết quả nghiên cứu của<br />
đề tài là tài liệu khoa học có giá trị cho các nhà quản lí hoạch định không gian phát<br />
triển nông lâm nghiệp nông thôn miền núi huyện Quỳ Châu.<br />
7. CƠ SỞ TÀI LIỆU CỦA LUẬN ÁN: Các tài liệu khoa học đã công bố về cả lí<br />
thuyết lẫn thực tiễn (156 tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo). Các tài liệu<br />
nghiên cứu về huyện Quỳ Châu; Các bản đồ: địa chất, bản đồ hành chính, bản đồ địa<br />
hình, bản đồ thổ nhưỡng; Kết quả khảo sát thực địa thực hiện luận án trong các năm<br />
2011 - 2015 và tham gia nghiên cứu đề tài: Địa chí huyện Quỳ Châu (thành viên),<br />
Địa lý Nghệ An (thành viên), Chủ trì đề tài cấp trường (2012); Các bài báo đã công<br />
bố trên Tạp chí khoa học các trường đại học, kỉ yếu Hội thảo Địa lý toàn quốc.<br />
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo<br />
và phụ lục, nội dung luận án được trình bày trong 3 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận<br />
và phương pháp nghiên cứu, đánh giá CQcho định hướng không gian phát triển<br />
nông lâm nghiệp lãnh thổ miền núi; Chương 2. Đặc điểm và sự phân hóa CQhuyện<br />
Quỳ Châu; Chương 3. Đánh giá CQ , định hướng không gian phát triển nông lâm<br />
nghiệp và xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái khu vực khu vực nghiên cứu.<br />
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU,<br />
ĐÁNH GIÁ CQ KHU VỰC MIỀN NÚI CHO ĐỊNH HƢỚNG<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP<br />
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI<br />
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN<br />
1.1.1. Tổn qu n<br />
n i n ứu đ n i ản qu n<br />
a. Các công trình nghiên cứu đề cập đến quan niệm CQ: Các công trình nghiên<br />
cứu quan niệm CQ như phong cảnh: CQlà phần không gian xung quanh có thể quan<br />
sát và cảm nhận được Grano (1928, p.56), Hàn Tất Ngạn (2012). Quan niệm này<br />
được áp dụng trong quy hoạch, kiến trúc CQ, du lịch. Các công trình nghiên cứu địa<br />
lý: i)quan niệm CQ như địa hệ thống, đồng nghĩa với khái niệm tổng hợp thể lãnh<br />
thổ tự nhiên ở bất kì cấp phân vị nào. Quan niệm này thể hiện trong nghiên cứu của<br />
các tác giả nước ngoài và Việt Nam: L.S.Berg, G.N.Vysotsky, SG.F. Morodov, A.A<br />
Grigoriev, B.N. Xukatrov, BB. Polunop, X.V. Kalexnic, N.A. Xonlxev, N.A.<br />
Gvozdexky, Nhicolaev, A.G. Ixatxenko,…), V.T.Lập (1976), P.H.Hải (1997),<br />
N.C.Huần (1992), T.Q.Hải (1991) và một số nhà địa lý khác. ii) Các công trình<br />
nghiên cứu quan niệm CQ là những cá thể địa lý, là đơn vị cơ bản của phân vùng<br />
địa lý tự nhiên, có nội dung xác định và chỉ tiêu rõ ràng, thể hiện trong các công<br />
trình của L.X. Berg, A.A.Grigoriev, X.V. Kalexnik, A.G. Ixatsenko, N.A.Xolnxev.<br />
Ở Việt Nam, phản ánh trong công trình “CQ Địa lý miền Bắc Việt Nam” (1976).<br />
Tuy nhiên, quan niệm này ít được áp dụng ở nước ta. iii) Các công trình nghiên cứu<br />
quan niệm CQ là đơn vị kiểu loại (loại hình): theo đó, CQ không phải là một lãnh<br />
thổ riêng biệt, mà là tập hợp một số tính chất chung điển hình cho khu vực này hoặc<br />
3<br />
<br />