ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br />
<br />
NGUYỄN NGỌC BẢO<br />
<br />
NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VACCINE<br />
THAN Bacillus anthracis<br />
<br />
Chuyên ngành: VI SINH VẬT HỌC<br />
Mã số: 62420107<br />
<br />
DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC<br />
<br />
Hà Nội – 2015<br />
1<br />
<br />
Công trình đƣợc hoàn thành tại<br />
Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên- ĐHQGHN<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:<br />
1. TS. Đoàn Trọng Tuyên<br />
2. TS. Lê Thu Hà<br />
<br />
Phản biện 1: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
..............................<br />
Phản biện 2: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
..............................<br />
Phản biện 3: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
..............................<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án<br />
tiến sĩ họp tại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
vào hồi<br />
<br />
giờ<br />
<br />
ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm 20...<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
- Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
2<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
Bệnh than là bệnh truyền nhiễm cấp tính, nguyên nhân do nhiễm trực khuẩn<br />
than B.anthracis. B. anthracis thường gây bệnh cho các loại động vật móng guốc,<br />
ăn cỏ như: trâu, bò, ngựa, dê, cừu…người mắc bệnh là do ngẫu nhiên tiếp xúc trực<br />
tiếp với động vật mắc bệnh hoặc các sản phẩm từ động vật như: thịt, sữa, da,<br />
lông[1]. Vi khuẩn than được xếp vào nhóm tác nhân nguy hiểm nhóm 3 bởi vì bệnh<br />
cảnh lâm sàng và đường lây phong phú, gây tử vong cao, tồn tại bền vững ngoài<br />
môi trường. Chính vì, dễ sản xuất và tàng trữ nên B.anthracis thường được các<br />
nước sử dụng như một loại vũ khí sinh học trong phòng chống và đánh trả, luôn có<br />
nguy cơ sử dụng khi chiến tranh [4].<br />
Phòng chống bệnh than luôn là vấn đề mang tính cấp thiết, sử dụng kháng<br />
chỉ là biện pháp ngắn hạn, tại chỗ. Biện pháp bảo vệ lâu dài và chủ động trên diện<br />
rộng là tiêm phòng vắc-xin cho các nhóm nguy cơ cao: người dân trong vùng dịch,<br />
nhân viên y tế trực tiếp điều trị bệnh nhân than, nhân viên xét nghiệm tại các<br />
phòng thí nghiệm... Bên cạnh đó, dự phòng bệnh than cho quân nhân thực hiện<br />
nhiệm vụ trong điều kiện tác chiến có nguy cơ sử dụng trực khuẩn than cũng là vấn<br />
đề nhiều quốc gia trên thế giới đặt ra.<br />
Hiện nay, quan điểm sử dụng vaccine phòng bệnh than cho người có hai xu<br />
hướng khác nhau. Đối với các nước như: Anh, Mỹ, vaccine phòng bệnh than đã<br />
đưa vào sử dụng là loại vaccine phòng bệnh than hấp phụ, sử dụng một phần cấu<br />
trúc tế bào với kỳ vọng gây miễn dịch đặc hiệu, an toàn, ít phản ứng phụ hơn so<br />
với vaccine toàn tế bào. Trường phái của các nước như: Nga; Trung quốc, Ấn độ,,<br />
thì sản xuất vaccine bào tử than, toàn tế bào với mục đích gây đáp ứng miễn dịch<br />
nhanh và sản xuất đơn giản đầu tư ít. Do vậy cần có những nghiên cứu cụ thể về<br />
hai phương pháp này để có được phương án phù hợp nhất với Việt Nam.<br />
Tại Việt Nam, hàng năm dịch than vẫn xảy ra trên gia súc và lây sang người<br />
nhưng vẫn chưa có vaccine dự phòng cho người. Đến nay, chưa có nghiên cứu về<br />
sự phù hợp giữa các chủng gây bệnh tại Việt Nam và chủng dùng sản xuất vaccine.<br />
Việc nhập vaccine phòng bệnh than cho người có nhiều khó khăn và không đáp<br />
ứng được yêu cầu chủ động phòng bệnh. Chính vì vậy để đáp ứng yêu cầu của<br />
cộng đồng, nhất là yêu cầu của Quân đội chúng tôi triển khai nghiên cứu đề tài<br />
“Nghiên cứu sản xuất vaccine than Bacillus anthracis” nhằm mục đích:<br />
1. Tuyển chọn được chủng sản xuất vaccine và các chủng than gây bệnh đầy đủ<br />
độc lực tại Việt Nam để đánh giá thử thách.<br />
2. Sản xuất được hai loại vaccine phòng bệnh than với hai nguyên lý khác nhau ở<br />
quy mô phòng thí nghiệm.<br />
3. Đánh giá được tính an toàn, tính sinh miễn dịch và hiệu lực bảo vệ của hai loại<br />
vaccine than trên động vật.<br />
1<br />
<br />
Những đóng góp mới của luận án:<br />
1. Phân lập được các chủng than (B.anthracis) từ các ổ dịch mới và cũ, từ mẫu<br />
lâm sàng có tính đại diện cho các vùng dịch (Lai Châu, Hà Giang). Các chủng phân lập từ<br />
môi trường là bằng chứng khẳng định ổ dịch lưu hành trong tự nhiên tại các địa phương.<br />
Đóng góp xây dựng ngân hàng chủng nhóm B. cereus, các chủng than độc lực và không<br />
độc lực.<br />
2. Tuyển chọn được chủng sản xuất vaccine phù hợp có tính tương đồng cao, có<br />
hiệu lực bảo vệ với các chủng gây bệnh phân lập tại Việt Nam. Giải trình tự và đăng ký<br />
vùng gene Pacủa chủng độc lực của Việt Nam trên ngân hàng gene NCBI.<br />
3. Xây dựng quy trình và sản xuất hai loại vaccine phòng bệnh than, đánh giá tính<br />
an toàn, tính sinh miễn dịch và hiệu lực bảo vệ trên mô hình động vật.<br />
4. Nghiên cứu và sản xuất vaccine phòng bệnh than hấp phụ có thể sử dụng cho<br />
người lần đầu áp dụng tại Việt Nam ở quy mô phòng thí nghiệm.<br />
Chƣơng 1. TỔNG QUAN<br />
1.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh than - anthrax<br />
1.1.1 Đặc điểm lưu hành bệnh than trên thế giới<br />
1.1.2. Đặc điểm lưu hành bệnh than trong nước<br />
1.1.3. Đặc điểm lâm sàng bệnh than<br />
1.1.4. Dự phòng và điều trị dự phòng bệnh than<br />
1.2. Đặc điểm sinh học của vi khuẩn than B. anthracis<br />
1.2.1. Phân loại<br />
1.2.2. Hình thể<br />
1.2.3. Tính chất phát triển<br />
1.2.4. Khả năng đề kháng và phương thức tồn tại của vi khuẩn than<br />
1.2.4.1. Sức đề kháng.<br />
1.2.4.2. Phương thức tồn tại<br />
1.2.5. Cấu trúc kháng nguyên<br />
1.2.6. Độc tố của trực khuẩn than<br />
1.2.7. Cấu trúc hệ thống gene của B. anthracis<br />
1.2.8. Đặc điểm của các chủng B. anthracis dự tuyển sản xuất vaccine.<br />
1.3. Qui trình sản xuất vaccine phòng bệnh than<br />
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu:<br />
Chủng B.anthracis<br />
+ 02 chủng độc lực (ký hiệu: Toxin) và không độc lực (Non Toxin) do Học viện<br />
Quân y cung cấp.<br />
+ 03 chủng vi khuẩn Bacillus anthracis VCM1167 và chủng B. anthracis<br />
VCM1166 và BaVCM1168; Hai chủng BaVCM1167 và BaVCM1166 có nguồn gốc từ<br />
chủng 34F2 do FAO cung cấp.<br />
+ 01 chủng ký hiệu Vaccine lưu giữ tại Khoa vi sinh vật- Viện Y học dự phòng<br />
Quân đội<br />
2<br />
<br />
+ Chủng phân lập các từ mẫu môi trường và mẫu bệnh phẩm lâm sàng.<br />
+ Trình tự các chủng trên ngân hàng gene:<br />
http://blast.ncbi.nlm.nih.gov/Blast.cgi<br />
http://patricbrc.org/portal/portal/patric/Blast? dm=result&pk=-466528958<br />
Vaccine phòng bệnh than<br />
- Vaccine bào tử than sống giảm độc lực, toàn tế bào (TTB) từ chủng dự tuyển.<br />
- Vaccine hấp phụ phòng bệnh than (AVA) từ chủng dự tuyển.<br />
2.2. Vật liệu nghiên cứu<br />
2.2.1. Sinh phẩm, hoá chất nghiên cứu<br />
a. Môi trường nuôi cấy, phân lập tuyển chọn chủng B. anthracis<br />
b. Sinh phẩm PCR:<br />
c. Sinh phẩm giải trình tự gene do hãng ABI cung cấp<br />
d. Kháng huyết thanh và kháng nguyên:<br />
e. Định lượng kháng thể:<br />
f. Thanh định danh trực khuẩn bacillus API 50CHB/E và API 20E ( Pháp).<br />
2.2.2. Trang thiết bị sử dụng trong nghiên cứu.<br />
2.2.2.1. Máy móc dụng cụ<br />
- Tủ ấm 370C, Memmert, kính hiển vi Olympus, tủ lạnh âm (-200C).<br />
- Máy đông khô Edward 3400 – Anh quốc.<br />
- Buồng cấy vô trùng Class II Nuaire – USA.<br />
- Máy Khuếch đại gene Parking Elmer 2400 ( Mĩ).<br />
- Máy điện di Power pac 300 ( Bio - rad).<br />
- Máy ly tâm, máy đo MacFanland, máy ủ (370C).<br />
- Máy sequencer 3130 genetic Analyzer –ABI (Mỹ).<br />
- Cân điện tử, hộp Roux, đĩa Petri và các dụng cụ chuyên dùng.<br />
2.2.2.2. Dụng cụ tiêu hao<br />
2.2.2.3. Động vật thí nghiệm<br />
- Chuột nhắt trắng khỏe mạnh: 18 – 22g/con.<br />
- Chuột lang khỏe mạnh: 250 – 350 g/con.<br />
- Thỏ khỏe mạnh trọng lượng 2,5 – 3,5 kg/con (thỏ newzeland do Trung tâm<br />
nghiên cứu dê, thỏ Xuân Canh Ba Vì cung cấp).<br />
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu:<br />
2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tuyển chọn chủng sản xuất vaccine và các chủng vi<br />
khuẩn than gây bệnh làm chủng thử thách:<br />
Kỹ thuật phân lập và định danh vi khuẩn:<br />
Phƣơng pháp xác định khả năng gây bệnh thực nghiệm:<br />
- Phương pháp xác định độc tính cấp LD50 của chủng than độc lực.<br />
Phƣơng pháp phát hiện B. anthracis và các yếu tố độc lực bằng kỹ thuật sinh<br />
học phân tử.<br />
- Kỹ thuật PCR và semi-Nested PCR xác định các gene độc lực B.anthracis<br />
- Kỹ thuật giải trình tự gene và so sánh trình tự các vùng gene:<br />
3<br />
<br />