ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br />
<br />
DƯ ĐỨC TIẾN<br />
<br />
Công trình đư ợc hoàn thành tại Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải<br />
dương học, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc gia Hà<br />
Nội<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
1. PGS. TS. Ngô Đức Thành<br />
Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội<br />
2. TS. Kiều Quốc Chánh<br />
Trường đại học Indiana, Hoa Kỳ<br />
<br />
KHẢO SÁT MỐI QUAN HỆ GIỮA KĨ NĂNG MÔ PH ỎNG QUỸ<br />
ĐẠO BÃO VÀ CƯỜNG ĐỘ BÃO<br />
CHO KHU VỰC TÂY BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG<br />
BẰNG HỆ THỐNG ĐỒNG HÓA TỔ HỢP<br />
<br />
Phản biện: …………………………………………………………….<br />
…………………………………………………………….<br />
Phản biện: …………………………………………………………….<br />
…………………………………………………………….<br />
Phản biện: …………………………………………………………….<br />
<br />
Chuyên ngành: Khí tượng và khí hậu học<br />
<br />
…………………………………………………………….<br />
<br />
Mã số: 62440222<br />
<br />
DỰ THẢO<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHÍ TƯ ỢNG VÀ KHÍ HẬU HỌC<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp nhà nước chấm luận án tiến<br />
sĩ h ọp tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà<br />
Nội vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm … . .<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
- Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
HÀ NỘI - 2016<br />
<br />
- Trung tâm Thông tin Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
2<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
Vấn đề nghiên cứu và ý nghĩa<br />
Kết quả đánh giá sai số dự báo quỹ đạo bão và cường độ<br />
bão hằng năm cho các vùng biển khác nhau nói chung và đố i với<br />
khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương (TBTBD) cho thấy, sai số dự<br />
báo quỹ đạo giảm đi với một xu thế rõ rệt hằng năm nhưng chất<br />
lượng dự báo cường độ bão không giảm đồng thời theo. Một câu<br />
hỏi đặt ra một cách tự nhiên là mối tương quan gì giữa hai kĩ năng<br />
dự báo bão này? liệu các phương pháp mang lại hiệu quả cho bài<br />
toán dự báo số đưa lại những cải thiện một cách tích cực đối với<br />
chất lượng dự báo quỹ đạo bão thì mức độ cải thiện của cường độ<br />
bão tương ứng là bao nhiêu? Đây là vấn đề mới được quan tâm và<br />
cũng là nội dung nghiên cứu đặt ra cho luận án.<br />
Luận điểm bảo vệ của luận án<br />
1. Việc tăng cường chất lượng dự báo quỹ đạo vẫn mang<br />
hiệu ứng tích cực trong việc giảm sai số dự báo cường độ bão<br />
lại<br />
nhưng mức độ tương quan giữa hai sai số là không đồng nhất v à<br />
giữa các hạn dự báo là khác nhau. Sai số dự báo quỹ đạo ở các<br />
hạn các dài (sau 2 -3 ngày) được giảm sẽ càng có hiệu ứng tích<br />
cực đến việc giảm sai số dự báo cường độ so với hạn 24h ban<br />
đầu. Luận án đã thử nghiệm cô lập các nguyên nhân ảnh hưởng<br />
chính đến dự báo cường độ (sai số do vật lý của mô hình, do dự<br />
báo sai của quỹ đạo mang lại) qua đó đánh giá sự thay đổi sai số<br />
dự báo cường độ trong các tập có sự thay đổi sai số quỹ đạo giảm<br />
đi so với toàn bộ tập dự báo thử nghiệm tổng thể.<br />
2. Trong việc ứng dụng mô hình số, việc tăng cường chất<br />
lượng dự báo cường độ bão liên quan trực tiếp đến mức độ chi tiết<br />
cấu trúc ban đầu của bão và mức độ phù hợp của cấu trúc đó với<br />
động lực của mô hình. Luận án đã thử nghiệm xây dựng thông tin<br />
cấu trúc xoáy thuận từ các phân tích bão thời gian thực (chương<br />
trình vinit) và áp dụng phương pháp đồng hóa tổ hợp để đồng hóa<br />
đồng thời với thông tin quy mô lớn từ gió vệ tinh các mực trên<br />
3<br />
<br />
cao vào mô hình số, qua đó đánh giá các đặc trưng trung bình và<br />
kĩ năng dự báo xác suất đối với dự báo quỹ đạo và cường độ bão<br />
của các thử nghiệm dự báo tổ hợp.<br />
Những đóng góp mới của luận án<br />
1. Đóng góp thứ 1 của luận án: mối tương quan giữa sai số<br />
quỹ đạo và cường độ ở khu vực TBTBD đã được đánh giá dựa<br />
trên mô hình động lực nhằm xem xét vai trò của quỹ đạo trong<br />
việc cải thiện chất lượng dự báo cường độ bão. Thông qua việc<br />
phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến dự báo cường độ, luận<br />
án đã xây dựng được thử nghiệm tương ứng trên một hệ động lực<br />
(ở đây là mô hình WRF-ARW) để khảo sát tương quan giữa hai<br />
sai số dự báo quỹ đạo và cường độ, đánh giá sự tăng/giảm tương<br />
ứng của sai số cường độ trong các tập có sai số quỹ đạo giảm theo<br />
các tiêu chuẩn đặt ra (áp dụng đồng thời tại 3 hạn dự báo) so với<br />
toàn bộ tập thử nghiệm ban đầu (92 trường hợp từ 2007 -2009).<br />
Khi đánh giá tập mô phỏng có sai số quỹ đạo giảm 60% và 80% ở<br />
hai hạn 2-3 ngày, sai số cường độ giảm tương ứng là 14% và 19%<br />
so với toàn bộ tập thử nghiệm. Nếu tiếp tục tăng tiêu chuẩn sai số<br />
quỹ đạo (73% và 85% ở hạn 2-3 ngày), sai số cường độ giảm chủ<br />
yếu ở hạn 3 ngày (21%). Kết quả này đã được công bố trên tạp<br />
chí Meteorology and Atmospheric Physics số 122 trang 55-64<br />
dưới tiêu đề “A study of the connection between tropical cyclone<br />
track and intensity errors in the WRF model” và được trình bày<br />
chi tiết trong Chương 3 của luận án.<br />
2. Đóng góp thứ 2 của luận án là việc phát triển hệ thống<br />
đồng hóa tổ hợp cho dự báo bão dựa trên phương pháp LETKF<br />
cho mô hình WRF-ARW trong đó một chương trình mô phỏng<br />
cấu trúc xoáy 3 chiều vinit dựa trên những số liệu phân tích trạng<br />
thái thực của bão và kết hợp với các số liệu quan trắc đặc trưng<br />
cho quy mô lớn (ở đây là gió vệ tinh các mực trên cao) đã được<br />
thử nghiệm. Việc thiết lập bộ số liệu quan trắc bao gồm đồng thời<br />
(blending) thông tin quy mô lớn từ gió trên cao (AMV) và quy<br />
<br />
4<br />
<br />
mô bão (từ chương trình vinit) là một cách tiếp cận mới sẽ cho<br />
phép các nguồn số liệu tự bổ sung cho nhau những thông tin còn<br />
thiếu và được đồng hóa vào mô hình một cách khách quan bởi<br />
phương pháp LETKF. Được trình bày chi tiết trong Chương 4, kết<br />
quả này đã được công bố tại hội thảo về bão và khí tượng nhiệt<br />
đới lần thứ 32 của Hiệp hội Khí tượng Mỹ (AMS) năm 2016 và<br />
đồng thời được nộp lên tạp chí Pure and Applied Geophysical<br />
Science.<br />
Cấu trúc của luận án<br />
Chương 1: Tổng quan về sai số dự báo quỹ đạo và cường<br />
bão khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương ; Chương 2: Phương<br />
độ<br />
pháp nghiên cứu: mô hình WRF-ARW, phương pháp đồng hóa<br />
LETKF và xây dựng chương trình vinit tăng cường cấu trúc xoáy<br />
từ thông tin phân tích xoáy thực tế; Chương 3: Khảo sát tương<br />
quan giữa sai số dự báo quỹ đạo và cường độ bằng hệ thống tổ<br />
hợp mô hình đa vật lý khu vực trên TBTBD; Chương 4: Dự báo<br />
quỹ đạo và cường độ bão bằng hệ thống đồng hóa tổ hợp WRF LETKF<br />
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SAI SỐ DỰ BÁO QUỸ ĐẠO VÀ<br />
CƯỜNG ĐỘ BÃO KHU VỰC TÂY BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG<br />
<br />
Sai số và kĩ năng dự báo quỹ đạo bão<br />
Trên vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương (TBTBD), sai<br />
ố quỹ đạo được dẫn chứng từ các báo cáo của RMSC-Tokyo<br />
s<br />
hằng năm được đưa ra trong hình 1 (trái) cho thấy sai số hạn dự<br />
báo 24h trung bình những năm 1982-1990 vào khoảng 200km, dự<br />
báo hạn 48h từ năm 1988 -1990 khoảng 350 -400km, hạn dự báo<br />
72h được đưa ra vào những năm 1998 -200 với sai số khoảng<br />
400km. Các sai số này từ năm 2008 -2010, hạn 24h xấp xỉ 100km,<br />
48h xấp xỉ 200km và 72h xấp xỉ 300km. Các sai số này khá tương<br />
đương so với sai số ở các vùng biển khác đã nêu.<br />
Sai số và kĩ năng dự báo cường độ bão<br />
5<br />
<br />
Đối với sai số cường độ bão, trong hình 1 (phải) cho thấy<br />
ở hạn 24h ở mức 10 kt ~ 5m/s. Đối với hạn 48h, sai số cường độ<br />
khoảng 15 -20 kt ~ 8-10 m/s và đối với hạn 72h từ 20-25 kt ~ 1012m/s. Trên khu vực Biển Đông, các tính toán cụ thể từ năm<br />
2008-2010 cho thấy kĩ năng dự báo quỹ đạo phổ biến từ 20 -30%<br />
những năm trước 2010 và tăng lên 50 -60% sau năm 2010 (trung<br />
bình tăng từ 4 -5% một năm trong giai đoạn 2 008-2010). Kĩ năng<br />
dự báo cường độ từ các mô hình đến các trung tâm chỉ phổ biến ở<br />
mức 10 -12% nghĩa là mức cải thiện so với phương pháp thống kê<br />
quán tính CLIPER rất thấp.<br />
<br />
Hình 1: Sai số quỹ đạo (trái) và cường độ (phải) khu vực TBTBD<br />
<br />
Tương quan không đồng nhất của việc cải thiện chất lượng dự<br />
báo cường độ và quỹ đạo bão<br />
Từ những tổng kết về kĩ năng dự báo quỹ đạo và cường độ<br />
cho thấy vấn đề tồn tại là kĩ năng/sai số dự báo quỹ đạo được cải<br />
thiện rõ rệt theo từng năm tuy nhiên đối với dự báo cường độ thì<br />
hầu như không có sự cải thiện chất lượng. Theo đánh giá của<br />
DeMaria thì tốc độ suy giảm sai số MAE (trung bình tuyệt đối)<br />
của VMAX (tốc độ gió cực đại bề mặt) ứng với dự báo cường độ<br />
cho 3 khu vực trung bình khoảng -0.1 kts tương đương với<br />
khoảng 0.3 -0.5% một năm so với khoảng 3 -5% của sai số quỹ<br />
đạo. Điều này có nghĩa tốc độ cải thiện chất lượng dự báo quỹ<br />
đạo gần như hơn một bậc đại lượng so với tốc độ cải thiện chất<br />
lượng dự báo cường độ.<br />
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN<br />
<br />
6<br />
<br />
Phương pháp giảm sai số trong các mô hình số<br />
Phương pháp đồng hóa biến phân : phương pháp đồng hóa<br />
số liệu biến phân dựa trên lý thuyết xác suát Bayer, phân bố sai<br />
số quan trắc và trường nền để phân tích tối ưu lại trường ban đầu<br />
từ số liệu thám sát bổ sung . Phương pháp tổ hợp : dự báo tổ hợp là<br />
một tập hợp dự báo xác định tại cùng một thời điểm , hướng đến<br />
việc tăng cường chất lượng dự báo thông qua trung bình tổ hợp<br />
cùng các chỉ số định lượng về độ tin cậy của dự báo qua đó làm<br />
cơ sở cho dự báo xác suất .<br />
<br />
Bài toán tăng cường cấu trúc xoáy ban đầu cho mô hình số<br />
i) Phương pháp bogus thực nghiệm xem xoáy ban đầu là<br />
một xoáy nhiễu trên trường quy mô lớn và cần phải thay thế xoáy<br />
nhiễu này bởi một xoáy có cấu trúc phù hợp nhất , ii) phương<br />
pháp ban đầu hóa động lực sử dụng chính mô hình để t ạo sự cân<br />
bằng và sinh ra xoáy nhân tạo phù hợp nhất so với quan trắc ; và<br />
phương pháp bogus khách quan xem xoáy lý tưởng như là một<br />
quan trắc độc lập và được đồng hóa vào mô hình thong qua<br />
phương pháp biến phân.<br />
Mô hình WRF-ARW và hệ thống đồng hóa tổ hợp LETKF<br />
Luận án sử dụng mô hình khu vực WRF-ARW và hệ<br />
thống đồng hóa tổ hợp dựa trên bộ lọc chuyển dạng địa phương<br />
Kalman LETKF do Kiều Quốc Chánh phát triển cho mô hình khu<br />
vực WRF-ARW, gọi tắt là WRF-LETKF.<br />
<br />
Hình 2: Minh họa khái quát các chu kì dự báo, quan trắc và phân tích cập<br />
nhật theo thời gian cho các biến trong mô hình (trái) và phương pháp đồng<br />
hóa tổ hợp sử dụng bộ lọc Kalman (phải)<br />
<br />
Phương pháp đồng hóa tổ hợp: phương pháp đồng pháp<br />
đồng hóa tổ hợp dựa trên hai đặc điểm chính gồm i) áp dụng thuật<br />
toán lọc (ví dụ lọc Kalman, lọc lân cận cực đại Maximum<br />
Likelihood) để tính toán trường phân tích tối ưu và ii) cập nhật sai<br />
số dự báo cho ma trận nền thông qua độ tán của hệ thống tổ hợp.<br />
Minh họa phương pháp trong hình 2.<br />
Nhân tố ảnh hưởng đến sai số dự báo bão bằng mô hình số<br />
i) Thông tin ban đầu về cấu trúc xoáy bị hạn chế do không có<br />
thám sát và lưới mô hình toàn cầu ban đầu làm biên (trường điều<br />
khiển) cho các mô hình khu vực phân giải cao hơn khá thô về mặt<br />
không gian so với quy mô của bão, ii) những mô phỏng, tham số<br />
hóa chưa phù hợp đối với các quá trình vật lý của bão/xoáy thuận<br />
nhiệt đới và iii) sai số của môi trường xung quanh bão dẫn tới sai<br />
số lớn trong dự báo quỹ đạo bão.<br />
<br />
7<br />
<br />
Hình 3: Sơ đồ WRF-LETKF kết hợp module xoáy nhân tạo vinit<br />
<br />
Tích hợp module tạo cấu trúc xoáy ba chiều nhân tạo vinit từ<br />
thông tin quan trắc bão thực cho hệ thống WRF-LETKF<br />
Luận án sử dụng mô hình giải tích do Kieu và Zhang thiết<br />
lập năm 2009 làm phương thức để xây dựng được một cấu trúc<br />
xoáy nhân tạo. Phương trình chính thiết lập gió tiếp tuyến:<br />
<br />
8<br />
<br />
Trong đó<br />
<br />
là gió cực đại,<br />
<br />
bán kính gió cực đại,<br />
<br />
là bán kính<br />
<br />
tính từ tâm bão, , δ là tham số. Với phân bố gió này sẽ tiến hành<br />
tính toán hàm dòng và giải lặp theo phương pháp Lipman phương<br />
trình cân bằng cho nhiễu động địa thế vị. Module tạo xoáy nhân<br />
tạo (gọi tắt là vinit) được phát triển tách biệt với đầu vào gồm<br />
thông tin phân tích xoáy bão thực (các tham số gồm tâm bão,<br />
Vmax, rmax) và dữ liệu điều kiện ban đầu của WRF-ARW (để<br />
lấy các thông tin về cấu trúc lưới). Minh họa hệ thống WRFLETF kết hợp vinit đưa ra trong hình 3.<br />
Phương pháp đánh giá:<br />
Chỉ số để đánh giá sai số cho dự báo tất định là sai số<br />
trung bình tuyệt đối MAE, với dự báo tổ hợp x ác suất là biểu đồ<br />
hạng (rank) và điểm số BS (Brier Score). Đại lượng đánh giá gồm<br />
vị trí, cường độ (Vmax, Pmin), độ tán, trung bình tổ hợp, dự báo<br />
xác suất.<br />
CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT TƯƠNG QUAN GIỮA SAI SỐ DỰ BÁO<br />
QUỸ ĐẠO VÀ CƯỜNG ĐỘ BẰNG HỆ THỐNG TỔ HỢP MÔ<br />
HÌNH ĐA VẬT LÝ KHU VỰC TRÊN BIỂN TBTBD<br />
<br />
bức xạ sóng ngắn {Goddard hoặc Dudhia} và sơ đồ vật lý mây<br />
{Lin, WSM3, WSM5, WSM6, Kessler và Eta (Ferrier)}.<br />
Số liệu điều kiện biên:<br />
Số liệu phân tích cuối cùng FNL (Final Operational<br />
Global Analysis) độ phân giải 1ox1o của NCEP được thực hiện<br />
với tần suất 6 tiếng một lần được sử dụng làm điều kiện biên.<br />
Các cơn bão được lựa chọn<br />
Các cơn bão từ năm 2007 -2010 cho khu vực TBTBD<br />
được lựa chọn trong đó tại từng chu kì dự báo, thành phần có dự<br />
báo quỹ đạo tốt nhất được giữ lại tính toán sai số cho toàn bộ tập<br />
thử nghiệm .<br />
Tiêu chuẩn lọc tập quỹ đạo có sai số nhỏ hơn so với toàn bộ thử<br />
nghiệm<br />
Các tiêu chuẩn sai số cao hơn cho dự báo quỹ đạo được áp<br />
dụng để lọc ra các tập mô phỏng với chất lượng dự báo khác so<br />
với toàn bộ tập thử nghiệm . Tiêu chuẩn của quỹ đạo mô phỏng tốt<br />
(gọi tắt là tiêu chuẩn I): một quỹ đạo dự báo được xem là tốt nếu<br />
thỏa mãn 3 điều kiện gồm sai số ngày thứ nhất < 30km, sai số<br />
ngày thứ 2< 50km và sai số ngày thứ 3 < 70km. Một tiêu chuẩn<br />
cao hơn (tiêu chuẩn II) được đưa ra để phân tích độ nhạy là các<br />
sai số nhỏ hơn sai số ở tập mẫu theo tiêu chuẩn I, tương ứng với<br />
ba hạn dự báo là