intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

(Dự thảo) Tóm tắt Luận án Tiến sỹ: Nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ tinh RADAR trong xác định sinh khối rừng tỉnh Hòa Bình

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

96
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án với mục tiêu nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc lựa chọn phương pháp và dữ liệu viễn thám siêu cao tần phù hợp trong xác định sinh khối rừng ở Việt Nam, đánh giá khả năng ứng dụng của ảnh viễn thám siêu cao tần đối với xác định sinh khối lớp phủ rừng trên mặt đất của Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: (Dự thảo) Tóm tắt Luận án Tiến sỹ: Nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ tinh RADAR trong xác định sinh khối rừng tỉnh Hòa Bình

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br /> ------------------<br /> <br /> Trần Tuấn Ngọc<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ẢNH VỆ TINH RADAR TRONG<br /> XÁC ĐỊNH SINH KHỐI RỪNG TỈNH HÒA BÌNH<br /> <br /> Chuyên ngành: Bản đồ, Viễn thám và Hệ thống thông tin Địa lý<br /> Mã số:<br /> 62440214<br /> <br /> (DỰ THẢO) TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ<br /> <br /> Hà Nội - 2014<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại: Bộ môn Bản đồ Viễn thám, Khoa Địa<br /> lý, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> PGS.TS. Phạm Văn Cự<br /> PGS.TS. Nguyên Ngọc Thạch<br /> Phản biện 1:<br /> …………….……………………………………………………………<br /> ………………………………………………………………………..<br /> Phản biện 2:<br /> …………………………………………………………………………<br /> ………………………………………………………………………….<br /> Phản biện 3:<br /> …………………………………………………………………………<br /> …………………………………………………………………………<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trược hội đồng khoa học cấp nhà nước chấm<br /> luận án tiến sỹ họp tại…………………………………………………<br /> Vào hồi…………giờ……ngày……tháng………..năm………………<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> -<br /> <br /> Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> <br /> -<br /> <br /> Trung tâm Thông tin – Thư viện , Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> Tính cấp thiết<br /> Lịch sử phát triển của loài người gắn liền với rừng và sử dụng rừng.<br /> Từ xa xưa rừng là nguồn cung cấp nguyên liệu thô cho xây dựng, giao<br /> thông, là nguồn thực phẩm cho con người. Việc bảo vệ và phát triển<br /> rừng có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển bền vững của mỗi quốc<br /> gia cũng như toàn thế giới. Rừng không chỉ là bể chứa các bon giúp<br /> giảm nhẹ biến đổi khi hậu mà còn duy trì sự tuần hoàn của nước, giảm<br /> nhẹ thiên tai.<br /> Để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thì dữ liệu điều tra, đánh giá<br /> rừng là hết sức quan trọng. Ở nước ta việc điều tra, đánh giá tài nguyên<br /> rừng được thực hiện theo chu kỳ 05 năm, chu kỳ điều tra kéo dài này có<br /> thể dẫn đến sự sai lệch giữa báo cáo với tình hình thực tế của hiện trạng<br /> rừng do việc khai thác và phát triển rừng diễn ra trong chu kỳ điều tra.<br /> Với việc sử dụng dữ liệu viễn thám quang học vào công tác điều<br /> tra, kiểm kê rừng, thì việc tăng tần xuất điều tra rừng là không khả thi vì<br /> một trong các hạn chế của ảnh quang học là việc chụp ảnh phụ thuộc<br /> nhiều vào điều kiện thời tiết.<br /> Để khắc phục hạn chế nêu trên, hiện nay trên thế giới đã có nhiều<br /> nghiên cứu ứng dữ liệu viễn thám siêu cao tần hay còn gọi là viễn thám<br /> radar trong công tác điều tra đánh giá thực phủ trên thế giới do chụp ảnh<br /> radar không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.<br /> Vấn đề đặt ra trong đề tài là nghiên cứu khả năng ứng dụng ảnh<br /> RADAR trong xác định sinh khối rừng tuy không phải là vấn đề mới đối<br /> với thế giới, tuy nhiên, các nghiên cứu trên thế giới cho đến nay tập<br /> trung chủ yếu vào rừng phía bắc (boreal forest) với chủng loại thông mà<br /> <br /> 1<br /> <br /> chưa có nhiều nghiên cứu đối với rừng nhiệt đới. Hơn nữa, độ chính xác<br /> xác định sinh khối rừng bằng dữ liệu ảnh RADAR phụ thuộc rất nhiều<br /> vào các yếu tố ngoại cảnh như trữ lượng rừng, đặc điểm sinh thái rừng,<br /> các điều kiện môi trường (khí hâu, địa hình...). Do vậy để áp dụng công<br /> nghệ này cho việc xác định sinh khối rừng ở Việt Nam cần có các<br /> nghiên cứu về cơ sở khoa học của phương pháp, lựa chọn thông số kỹ<br /> thuật của dữ liệu. Chính vì vậy tôi đề xuất “Nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ<br /> tinh radar trong xác định sinh khối rừng tỉnh Hòa Bình”.<br /> Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu<br /> Mục tiêu<br /> Xây dựng cơ sở khoa học cho việc lựa chọn phương pháp và dữ<br /> liệu viễn thám siêu cao tần phù hợp trong xác định sinh khối rừng ở Việt<br /> Nam.<br /> Đánh giá khả năng ứng dụng của ảnh viễn thám siêu cao tần đối với<br /> xác định sinh khối lớp phủ rừng trên mặt đất của Việt Nam.<br /> Nhiệm vụ<br /> Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, những nội dung sau cần<br /> được nghiên cứu:<br /> -<br /> <br /> Tổng quan về rừng Việt Nam nói chung và rừng tỉnh Hòa Bình<br /> nói riêng để làm rõ tính đặc thù của đối tượng cần nghiên cứu;<br /> <br /> -<br /> <br /> Tổng quan về phương pháp viễn thám trong nghiên cứu về sinh<br /> khối rừng nhằm làm rõ, kế thừa các kết quả nghiên cứu đi<br /> trước, làm sáng tỏ cơ cở khoa học của việccac đồng thời định<br /> hướng các nghiên cứu cho luận văn.<br /> <br /> -<br /> <br /> Thử nghiêm xác định sinh khối rừng trên mặt đất tại tỉnh Hòa<br /> Bình sử dụng dữ liệu ENVISAT ASAR và ALOS PALSAR;<br /> <br /> 2<br /> <br /> -<br /> <br /> Kiểm chứng kết quả tính sinh khối rừng trên mặt đất từ dữ liệu<br /> viễn thám siêu cao tần bằng các dữ liệu khác;<br /> <br /> -<br /> <br /> Phân tích đánh giá kết quả thực nghiệm và phương pháp tính<br /> sinh khối rừng.<br /> <br /> Giới hạn và phạm vi nghiên cứu<br /> Về không gian:<br /> Luận án nghiên cứu ứng dụng ảnh radar cho xác định sinh khối<br /> rừng trên tỉnh Hòa Binh.<br /> Về thời gian:<br /> Luận án nghiên cứu dựa trên dữ liệu năm 2009.<br /> Về đối tƣợng nghiên cứu:<br /> Sinh khối trên mặt đất của rừng;<br /> Đặc tính tương tác tia RADAR và lớp phủ rừng;<br /> Phương pháp tính sinh khối rừng.<br /> Những điểm mới của Luận án<br /> -<br /> <br /> Đưa ra được sự lựa chọn tối ưu cho dữ liệu phân cực (HH và<br /> HV) trong bài toán đánh giá sinh khối trên mặt đất của rừng<br /> khu vực nghiên cứu;<br /> <br /> -<br /> <br /> Phương pháp tích hợp dữ liệu với cấu hình chụp ảnh khác nhau<br /> một cách có lựa chọn để nâng cao độ chính xác tính sinh khối<br /> trên mặt đất của rừng;<br /> <br /> -<br /> <br /> Chỉ ra ngưỡng bão hòa của tán xạ ngược trên ảnh radar đối với<br /> sinh khối rừng khu vực nghiên cứu;<br /> <br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2