intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

(Dự thảo) Tóm tắt Luận án Tiến sỹ ngành Khoa học môi trường:

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

68
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu nhằm cung cấp cơ sở khoa học, thiết lập bộ cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu hệ thống cân bằng nước khu vực nội đô Hà nội, xác định các yếu tố quyết định trong hệ thống cân bằng nước của khu vực nghiên cứu; chỉ ra những nguyên nhân làm mất cân bằng cho hệ thống về chất và lượng (ngập úng, ô nhiễm); đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng mất cân bằng cục bộ và tổng thể của nội đô Hà Nội; từng bước cải thiện tình trạng ngập úng và ô nhiễm của môi trường nước Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: (Dự thảo) Tóm tắt Luận án Tiến sỹ ngành Khoa học môi trường:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br /> _______________________<br /> <br /> PHẠM MẠNH CỔN<br /> <br /> NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC MÔ PHỎNG<br /> HỆ THỐNG CÂN BẰNG NƢỚC KHU VỰC<br /> NỘI THÀNH HÀ NỘI<br /> <br /> Chuyên ngành:<br /> <br /> KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG<br /> <br /> Mã số:<br /> <br /> 62440303<br /> <br /> (DỰ THẢO) TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG<br /> <br /> Hà Nội - 2014<br /> 0<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại: Khoa môi trường, Đại học khoa học tự nhiên<br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. PGS TS PHẠM QUANG HÀ<br /> 2. PGS TS NGUYỄN MẠNH KHẢI<br /> <br /> Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br /> ..............................<br /> Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br /> ..............................<br /> Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br /> ..............................<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án<br /> tiến sĩ họp tại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br /> vào hồi<br /> <br /> giờ<br /> <br /> ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm 20...<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> Hà Nội “ Ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây,<br /> tiện nghi núi sông sau trước. …Mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư<br /> không khổ, thấp tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh... Xem khắp nước Việt, đó là nơi<br /> thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn<br /> đời”.<br /> Nằm ở vị trí từ 20°53' đến 21°23' độ vĩ Bắc và 105°44' đến 106°02' độ kinh Đông, được che<br /> chắn ở phía Bắc-Đông Bắc bởi dãy Tam Đảo và ở phía Tây bằng dãy núi Ba Vì - Tản Viên, Hà Nội ở<br /> trọn trong vùng tam giác châu thổ sông Hồng, là một trong những vựa lúa của nước Việt từ hàng ngàn<br /> năm nay và là trung tâm địa chính trị của nước Việt Nam.<br /> 1. Tính cấp thiết của nghiên cứu<br /> Cùng với bề dày lịch sử phát triển giữ nước và dựng nước nghìn năm văn hiến, Hà Nội đã thay<br /> đổi diện mạo một cách cơ bản trong những năm đầu của thế kỷ 21 với số dân của thành phố lên hơn<br /> 6 triệu người, trong đó có hơn 1,5 triệu dân và công nhân viên chức đang sống và làm việc trong khu<br /> vực nội thành của Hà Nội với mật độ có thể nói rất cao. Trong khi trung bình của Hà Nội là 1.979<br /> người/km², thì mật độ dân số của quận Đống Đa lên tới 35.341 người/km².<br /> Trong bối cảnh hội nhập và mở cửa, cùng với mật độ dân số tập trung cao và xu hướng tăng<br /> nhanh về mặt cơ học, sự phát triển của Hà Nội nói chung trong việc mở rộng các đô thị ngoại vi và<br /> quá trình bê tông hóa của nội đô Hà Nội nói riêng đã tự thân gây nên tình trạng mất cân bằng trầm<br /> trọng về môi trường nước cho Thủ Đô.<br /> Chỉ từ đẩu năm 2008 đến giữa năm 2010, đã có 223 dự án nhà cao tầng (từ 9 tầng trở lên) được<br /> UBND thành phố Hà Nội phê duyệt cho đầu tư. Điều này giải thích một phần lý do tăng dân số bốn<br /> quận nội thành Hà Nội cũ trước năm 1995, từ khoảng 80 vạn người lên tới 1,2 triệu tại nội thành hiện<br /> nay. Trong khi đó, hầu như không có quy hoạch cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hệ<br /> thống hạ tầng xã hội v.v. . Điều này được coi là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho môi<br /> trường nội thành xuống cấp, bị ô nhiễm nặng nề.<br /> Thực tế đã chỉ ra rằng, dù đã có rất nhiều tiến bộ với các kế hoạch cải tạo mạng lưới tiêu thoát<br /> nước ngắn, trung và dài hạn, cho đến thời điểm này, khu vực nội đô của Hà Nội vẫn luôn bị đe dọa<br /> hàng năm bởi úng ngập mỗi khi có bão và mưa. Sau dự án thoát nước giai đoạn I với các công trình<br /> đầu mối được cải tạo nhằm mục đích thoát nước mưa với lượng mưa 172mm/2ngày, tình trạng úng<br /> ngập của nội đô Hà Nội vẫn có nhiều diễn tiến phức tạp, khó kiểm soát và diễn ra nhiều lần hàng<br /> năm.<br /> Bên cạnh việc úng ngập chưa được kiểm soát, tình trạng ô nhiễm môi trường nước của nội đô<br /> Hà Nội cũng đang là vấn đề nan giải: “Hệ thống thoát nước ở Hà Nội cũ cũng như ở nhiều đô thị<br /> khác trong thủ đô Hà Nội, đều là hệ thống chắp vá giữa khu cũ và khu mới, giữa lạc hậu và hiện đại.<br /> Chưa có hệ thống thoát nước thải riêng với thoát nước mưa. Hiện nay, Hà Nội cũ mới xử lý được<br /> khoảng 5% nước thải sinh hoạt, còn lại 95% nước thải sinh hoạt đô thị chỉ xử lý sơ bộ rồi đổ thẳng<br /> vào sông, hồ, gây ra ô nhiễm trầm trọng môi trường nước mặt”.<br /> Thực chất, môi trường nước của nội đô Hà Nội đang bị mất cân bằng trầm trọng cả về lượng<br /> (úng ngập) và chất (ô nhiễm). Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào đủ sức thuyết phục, xác định<br /> được mối liên hệ mật thiết giữa mất cân bằng với tình trạng úng ngập và ô nhiễm của môi trường<br /> nước nội đô Hà Nội.<br /> Bên cạnh đó, còn thiếu những bộ cơ sở dữ liệu đầy đủ và đồng bộ, cùng với những công cụ<br /> ứng dụng phù hợp để có thể chỉ ra được nguyên nhân và lượng hóa tình trạng mất cân bằng của môi<br /> trường nước nội đô Hà Nội.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Trong bối cảnh đó, trên quan điểm hệ thống, tác giả thực hiện đề tài “NGHIÊN CỨU CƠ SỞ<br /> KHOA HỌC MÔ PHỎNG HỆ THỐNG CÂN BẰNG NƢỚC KHU VỰC NỘI THÀNH HÀ<br /> NỘI”.<br /> 2. Mục tiêu của nghiên cứu:<br /> a. Cung cấp cơ sở khoa học, thiết lập bộ cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu hệ thống cân bằng<br /> nước khu vực nội đô Hà nội.<br /> b. Xác định các yếu tố quyết định trong hệ thống cân bằng nước của khu vực nghiên cứu; chỉ<br /> ra những nguyên nhân làm mất cân bằng cho hệ thống về chất và lượng (ngập úng, ô<br /> nhiễm);<br /> c. Đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng mất cân bằng cục bộ và tổng thể của nội đô Hà<br /> Nội; từng bước cải thiện tình trạng ngập úng và ô nhiễm của môi trường nước Hà Nội.<br /> 3. Phạm vi và nội dung nghiên cứu<br /> Phạm vi nghiên cứu:<br /> Lưu vực Tô Lịch, với hệ thống tiêu thoát nước bao gồm toàn bộ các yếu tố cấu thành, nằm<br /> trong phạm vi không gian của nghiên cứu. Cụ thể, nghiên cứu tập trung tại các quận nội thành như Ba<br /> Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa.<br /> Nghiên cứu tiến hành trên cả hai phương diện của hệ thống cân bằng nước; cân bằng về lượngtức nghiên cứu về úng ngập trong mùa mưa bão và quan hệ cân bằng chất- tức nghiên cứu về ô nhiễm<br /> nước mặt tại một số thủy vực đặc trưng.<br /> Nội dung nghiên cứu:<br /> Các nội dung của nghiên cứu được xác định như sau:<br /> 1. Nghiên cứu tổng quan về hệ thống cân bằng nước; những vấn đề úng ngập và ô nhiễm<br /> nước mặt vùng nội đô Hà Nội và tương tự theo luận điểm hệ thống cân bằng nước<br /> 2. Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu (CSDL) phục vụ nghiên cứu hệ thống cân bằng nước nội đô Hà<br /> Nội.<br /> 3. Nghiên cứu mất cân bằng (MCB) về lượng của hệ thống với ứng dụng của công cụ mô<br /> phỏng. Nghiên cứu điểm về ô nhiễm nước mặt tại một số thủy vực đặc trưng trong quan<br /> hệ lượng và chất trên quan điểm hệ thống cân bằng nước.<br /> 4. Nghiên cứu mối liên quan giữa MCB hệ thống và úng ngập; trên cơ sở đó, đề xuất các bộ<br /> giải pháp.<br /> 4. Những đóng góp mới của nghiên cứu:<br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> Luận án làm sáng tỏ luận điểm về hệ thống cân bằng nước và hệ thống cân bằng nước nội đô Hà<br /> Nội. Việc đưa ra khái niệm về hệ thống cân bằng nước cho hệ thống tiêu thoát nước nội đô trong<br /> mối liên quan hữu cơ giữa hiện tượng úng ngập và ô nhiễm là một tính mới về lý luận.<br /> Nghiên cứu tập hợp và xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu (CSDL) trong các giai đoạn phát triển của<br /> nội đô; bộ CSDL này được tổ chức có hệ thống và số hóa mang tính ứng dụng cao, có thể phục vụ<br /> cho công tác quản lý, xử lý và dự báo úng ngập cho thủ đô Hà Nội hiện tại và tương lai, là một<br /> đóng góp mới.<br /> Từ bộ CSDL chuẩn, áp dụng nghiên cứu mô hình mô phỏng động trong thời gian thực tế theo<br /> hướng hệ thống cân bằng động; luận án cũng chỉ ra được các mối liên hệ mang tính qui luật liên<br /> quan đến tình trạng úng ngập, các điểm phát úng, mất cân bằng cục bộ và hệ thống.<br /> <br /> 3<br /> <br /> -<br /> <br /> Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kỹ thuật trên quan điểm xử lý tính chất mất cân bằng của hệ<br /> thống cấn bằng nước nội đô để cải thiện tình trạng úng ngập và góp phần quản lý môi trường<br /> nước cho Hà Nội.<br /> <br /> 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu<br /> Ngoài những đóng góp mới có ý nghĩa khoa học đã nêu ở phần trên, nghiên cứu này lần đầu tiên<br /> làm sáng tỏ luận điểm nghiên cứu hệ thông cân bằng nước áp dụng cho việc xác định nguyên nhân<br /> mất cân úng ngập là việc mất cân bằng trong hệ thống cân bằng nước của đô thị có thể kiểm soát được<br /> thông qua công cụ mô phỏng, từ đó đưa ra một bộ giải pháp lượng hóa trong không gian và theo thời<br /> gian mang tính chủ động và ứng dụng cho các hệ thống cân bằng nước khu vực đô thị.<br /> Các cơ quan quản lý và thực thi các dự án phòng và chống ngập lụt cho nội đô của Hà Nội cũng<br /> như các đơn vị nghiên cứu chuyên ngành có thể sử dụng bộ CSDL của luận án, cũng như có thể ứng<br /> dụng các bộ giải pháp được nghiên cứu.<br /> Chủ thuyết nghiên cứu hệ thống cân bằng nước với các kết quả là các bộ giải pháp úng ngập cho<br /> môi trường nước nội đô của Hà Nội có thể được áp dụng cho các thành phố với điều kiện tương tự của<br /> Việt Nam.<br /> 6. Cấu trúc của luận án<br /> Luận án được trình bày trong 148 trang, 200 bảng và hình vẽ, được bố cục theo 3 chương bao<br /> gồm phần mở đầu, chương 1: Nghiên cứu tổng quan; chương 2: Vật liệu và phương pháp; chương 3:<br /> Kết quả và thảo luận; tiếp theo là kết luận và kiến nghị. Ở phần cuối là danh mục các 7 công trình<br /> nghiên cứu của tác giả đã công bố và tài liệu tham khảo.<br /> Chƣơng 1 của luận án trình bày những vấn đề tổng quan về hệ thống cân nước, điều kiện tự<br /> nhiên và các yếu tố đặc thù tác động đến tình trạng mất cân bằng về lượng và chất của khu vực nội đô<br /> thuộc lưu vực sông Tô Lịch trong quá trình phát triển và xây dựng Hà Nội, các nghiên cứu về mô<br /> phỏng.<br /> Luận điểm nghiên cứu của luận văn được trình bày tại phần cuối của chương 1.<br /> Chƣơng 2 của luận văn đề cập đến các vấn đề cụ thể của phương pháp nghiên cứu, vật liệu<br /> nghiên cứu, các qui trình xây dựng bộ cơ sở số liệu (CSDL) cũng như vật liệu phục vụ cho luận án.<br /> Chƣơng 3 của luận án trình bày các kết quả và thảo luận về các kết quả xây dựng CSDL; mô<br /> phỏng của hệ thống cân bằng nước khu vực nội đô Hà Nội tại hai trận ngập úng đặc trưng, 31/101/11/2008 và 6-8/8/2013 tại nội đô; tiếp đó, những phân tích mất cân bằng động (MCB) trong hệ<br /> thống cân bằng nước của một số tuyến phố đặc trưng được nghiên cứu chi tiết. Thông qua các kết quả<br /> này, nghiên cứu đưa ra được bản đồ các điểm phát úng ngập của khu vực nội đô và tiếp đó chỉ ra được<br /> nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng úng ngập lâu nay của nội đô Hà Nội là mất cân bằng trong hệ<br /> thống cân bằng nước. Một số kết quả phân tích một tính chất môi trường nước trong mùa lũ ở một số<br /> thủy vực điển hình đã làm rõ hơn về tính đồng nhất tương đối phổ biến chất lượng nước mùa lũ tại các<br /> điểm lấy mẫu cho thấy quan hệ giữ chất và lượng trong hệ thống cân bằng môi trường nước. Tiếp theo<br /> luận án phân tích các kịch bản và đề xuất giải pháp xử lý úng ngập cho nội đô.<br /> Cuối cùng là phần kết luận và kiến nghị của luận án.<br /> <br /> 4<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2