ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br />
---------------------<br />
<br />
NGUYỄN THỊ KIM THANH<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ<br />
HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÁC LOÀI THUỘC<br />
CHI BA BÉT (MALLOTUS LOUR.),<br />
HỌ THẦU DẦU (EUPHORBIACEAE) Ở VIỆT NAM<br />
<br />
Chuyên ngành: Thực vật học<br />
Mã số: 62 42 20 01<br />
<br />
DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC<br />
<br />
Hà Nội – 2015<br />
<br />
Công trình đƣợc hoàn thành tại:<br />
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Lã Đình Mỡi<br />
2. GS.TSKH. Nguyễn Nghĩa Thìn<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án<br />
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có khoảng ¾ diện<br />
tích đất đai là đồi núi với địa hình phức tạp. Điều kiện đó đã tạo cho khu hệ<br />
thực vật Việt Nam nói chung và họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) nói riêng rất<br />
phong phú và đa dạng. Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quí giá. Song, để khai<br />
thác, phát triển, sử dụng và bảo tồn tính đa dạng sinh học của chúng thì chúng<br />
ta phải có những kiến thức đầy đủ, mang tính hệ thống về đặc tính sinh học,<br />
sinh thái mà trước hết là thành phần loài cũng như triển vọng trong phát triển<br />
kinh tế xã hội.<br />
Chi Ba bét (Mallotus), trong họ Thầu dầu – Euphorbiaceae là một chi<br />
tương đối lớn với nhiều loài và rất đa dạng về hình thái. Đây là một trong<br />
những chi có ý nghĩa cả về mặt sinh thái và kinh tế. Hầu hết các loài đều có<br />
chứa các hợp chất tự nhiên thuộc các nhóm triterpenoid, ancaloid, diterpenoid,<br />
diterpen ester, phorbol diterpen, flavonoid…, trong đó có nhiều hợp chất mới<br />
có hoạt tính sinh học cao, có nhiều triển vọng ứng dụng trong ngành dược.<br />
Vì những lí do nêu trên, nên tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu tính đa<br />
dạng và đánh giá hoạt tính sinh học của các loài thuộc chi Ba Bét<br />
(Mallotus Lour.), họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae) ở Việt Nam”.<br />
2. Mục đích của đề tài luận án.<br />
Hoàn thành công trình khoa học về phân loại chi Ba bét (Mallotus Lour.) ở<br />
Việt Nam một cách đầy đủ, có tính hệ thống và chính xác, góp phần bổ sung<br />
mẫu vật, tư liệu làm cơ sở cho việc biên soạn tài liệu về họ Thầu dầu –<br />
Euphorbiaceae trong Bộ Thực vật chí Việt nam; đồng thời phục vụ cho hướng<br />
nghiên cứu về mối quan hệ giữa đa dạng sinh học và các hoạt chất thiên nhiên.<br />
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn<br />
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài là tài liệu cơ bản về phân loại các loài<br />
thực vật trong chi Ba bét (Mallotus Lour.) ở Việt Nam, góp phần bổ sung thêm<br />
một số dẫn liệu cho chuyên ngành phân loại học thực vật; đồng thời cung cấp<br />
thêm các thông tin về các hợp chất tự nhiên cùng hoạt tính sinh học của một số<br />
loài trong chi Ba bét (Mallotus Lour.), họ Thầu dầu – Euphorbiaceae ở Việt<br />
Nam.<br />
<br />
1<br />
<br />
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài góp phần làm cơ sở khoa học cho việc<br />
định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo về hoá học, nhằm khai thác, phát<br />
triển, bảo tồn và sử dụng có hiệu quả nguồn hoạt chất sinh học từ các loài<br />
trong chi Ba bét (Mallotus).<br />
4. Điểm mới của luận án:<br />
- Đây là công trình khoa học đầy đủ và có hệ thống về phân loại chi Ba bét<br />
(Mallotus) ở Việt Nam. Các taxon thuộc chi Ba bét (Mallotus) được sắp xếp<br />
theo hệ thống phân loại hợp lý nhất, được nhiều quan điểm ủng hộ.<br />
- Chi Ba bét (Mallotus) ở Việt Nam bao gồm: 6 nhánh và 33 loài và 4 thứ, đã<br />
được bổ sung, sửa chữa, chỉnh lý về danh pháp, trích dẫn tài liệu, xây dựng<br />
khóa định loại, mô tả các đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học và sinh thái,<br />
phân bố, giá trị tài nguyên. Trong đó, phát hiện 1 loài mới cho khoa học, bổ<br />
sung 1 loài và 2 thứ cho Hệ Thực vật Việt Nam.<br />
- Bước đầu sàng lọc, thử hoạt tính sinh học của các dịch chiết, phân lập và<br />
xác định một số hợp chất từ một số loài trong chi Ba bét (Mallotus Lour.) hiện<br />
phân bố ở Việt Nam.<br />
- Bố cục luận án gồm 150 trang, 53 hình vẽ, 30 ảnh chụp, 32 bản đồ, 14 bảng<br />
được chia thành các phần sau: Mở đầu (02 trang), chương 1 (Tổng quan tài<br />
liệu: 24 trang), chương 2 (Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu: 08<br />
trang), chương 3 (Kết quả nghiên cứu: 95 trang), kết luận và đề nghị (02<br />
trang), danh mục các công trình công bố của tác giả (08 công trình), tài liệu<br />
tham khảo (131 tài liệu), phụ lục.<br />
Chƣơng 1<br />
TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
1.1 Kiểm kê, đánh giá một số hệ thống phân loại chi Mallotus Lour.<br />
(Euphorbiaceae)<br />
J. Loureiro (1790) lần đầu tiên đã mô tả chi Mallotus trong công trình<br />
nghiên cứu Thực vật Đông Dương “Flora Cochinchinensis”. Sau Loureiro, đã<br />
có rất nhiều tác giả cũng nghiên cứu về chi Mallotus và xây dựng hệ thống<br />
phân loại cho chi này.<br />
<br />
2<br />
<br />