intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dự thảo tóm tắt Luận Án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng sinh học ba bộ côn trùng nước bộ phù du (ephemeroptera), bộ cánh úp (plecoptera) và bộ cánh lông (trichoptera) ở vườn quốc gia Hoàng liên, tỉnh Lào Cai

Chia sẻ: Vivi Vivi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

131
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu hiện trạng đa dạng về loài của bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông tại vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai, nghiên cứu sự phân bố của bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông theo tính chất của dòng chảy, theo đai độ cao, theo mùa, theo cấp độ suối, xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài thuộc bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông từ đó đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ sự đa dạng của nhóm côn trùng nước này ở khu vực nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dự thảo tóm tắt Luận Án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng sinh học ba bộ côn trùng nước bộ phù du (ephemeroptera), bộ cánh úp (plecoptera) và bộ cánh lông (trichoptera) ở vườn quốc gia Hoàng liên, tỉnh Lào Cai

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br /> <br /> Nguyễn Văn Hiếu<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC BA BỘ CÔN TRÙNG NƯỚC:<br /> BỘ PHÙ DU (EPHEMEROPTERA), BỘ CÁNH ÚP (PLECOPTERA) VÀ<br /> BỘ CÁNH LÔNG (TRICHOPTERA) Ở VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN,<br /> TỈNH LÀO CAI<br /> <br /> Chuyên ngành: Côn trùng học<br /> Mã số: 62.42.01.06<br /> <br /> DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC<br /> <br /> HÀ NỘI - 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> PGS.TS. Nguyễn Văn Vịnh<br /> PGS.TS. Nguyễn Xuân Quýnh<br /> <br /> Phản biện 1:........................................................<br /> Phản biện 2:........................................................<br /> Phản biện 3:........................................................<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án Tiến sĩ<br /> họp tại......………………………………vào hồi giờ ngày tháng năm 20….<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam;<br /> - Trung tâm thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Côn trùng nước là một bộ phận không thể tách rời thế giới các loài côn trùng.<br /> Nhóm côn trùng này có đặc trưng là vòng đời của chúng có một hay nhiều giai đoạn<br /> phát triển hoặc cả cuộc đời sống trong môi trường nước. Côn trùng nước giữ vai trò<br /> hết sức quan trọng trong hệ sinh thái các thủy vực cả nước đứng cũng như nước chảy.<br /> Mỗi một môi trường thủy vực, nhóm sinh vật này đều có những đặc tính thích nghi<br /> phù hợp. Trong các bộ thuộc nhóm côn trùng nước, bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ<br /> Cánh lông có số lượng loài khá lớn. Chúng có mặt ở hầu hết các thủy vực nước ngọt,<br /> đặc biệt là các thủy vực dạng suối. Chúng có vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái.<br /> Gần đây, các nhà khoa học đã sử dụng ba bộ côn trùng nước này làm sinh vật chỉ thị<br /> để đánh giá chất lượng môi trường nước. Vườn quốc gia (VQG) Hoàng Liên, tỉnh<br /> Lào Cai nằm trong khu vực Tây Bắc Việt Nam có hệ thống suối rất phong phú. Các<br /> hệ thống suối này là điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của các loài côn<br /> trùng nước nói chung và các loài thuộc bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông nói<br /> riêng. Trước đây, các nghiên cứu về bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông ở VQG<br /> Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai chủ yếu tập chung vào việc nghiên cứu đa dạng về loài, các<br /> nghiên cứu này nhìn chung còn ít và tập trung chủ yếu ở các suối chính của VQG mà<br /> chưa thực hiện nghiên cứu ở các suối nhánh. Đặc biệt, chưa có công trình nghiên cứu<br /> nào sử dụng ba bộ côn trùng nước này làm sinh vật chỉ thị để đánh giá chất lượng<br /> nước suối tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai. Xuất phát từ những lý do trên, chúng<br /> tôi lựa chọn và thực hiện đề tài luận án “Nghiên cứu Đa dạng sinh học ba bộ côn<br /> trùng nước: bộ Phù du (Ephemeroptera), bộ Cánh úp (Plecoptera) và bộ Cánh<br /> lông (Trichoptera) ở Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai”.<br /> 2. Mục đích của luận án<br /> Nghiên cứu hiện trạng đa dạng về loài của bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh<br /> lông tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai.<br /> Nghiên cứu sự phân bố của bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông theo tính<br /> chất của dòng chảy, theo đai độ cao, theo mùa, theo cấp độ suối.<br /> Xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài thuộc bộ<br /> Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông từ đó đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ sự đa<br /> dạng của nhóm côn trùng nước này ở khu vực nghiên cứu.<br /> 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn<br /> 3.1. Ý nghĩa khoa học<br /> Cung cấp các dẫn liệu khoa học có hệ thống về thành phần loài của bộ Phù du,<br /> bộ Cánh úp và bộ Cánh lông ở VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai.<br /> Cung cấp các dẫn liệu khoa học về đặc điểm phân bố của bộ Phù du, bộ Cánh<br /> úp và bộ Cánh lông theo mùa, theo đai độ cao, theo tính chất của dòng chảy và theo<br /> cấp độ suối tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai.<br /> Các kết quả thu được từ đề tài là cơ sở cho việc nghiên cứu chuyên sâu và<br /> giảng dạy về bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông.<br /> 1<br /> <br /> 3.2. Ý nghĩa thực tiễn<br /> Dựa trên các kết quả thu được, đề tài cung cấp các dẫn liệu về bộ Phù du, bộ<br /> Cánh úp và bộ Cánh lông tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai và các yếu tố ảnh hưởng<br /> đến môi trường sống của chúng từ đó đề xuất các biện pháp nhằm bảo vệ sự đa dạng<br /> của nhóm sinh vật này ở khu vực nghiên cứu.<br /> 4. Những đóng góp mới của luận án<br /> Lần đầu tiên cung cấp danh sách cập nhật nhất gồm 131 loài, 92 giống của 34<br /> họ thuộc 3 bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông ở giai đoạn ấu trùng và thiếu<br /> trùng tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai.<br /> Xác định được 4 loài thuộc bộ Phù du, 1 loài thuộc bộ Cánh úp được xem là<br /> đặc hữu cho VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai.<br /> Xác định họ Siphluriscidae và 20 loài thuộc bộ Phù du lần đầu tiên ghi nhận<br /> cho khu hệ động vật Việt Nam. Đồng thời xác định được 4 loài lần đầu tiên ghi nhận<br /> cho VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai.<br /> Lần đầu tiên ghi nhận được giai đoạn ấu trùng của họ Limnephilidae thuộc bộ<br /> Cánh lông ở VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai.<br /> Cung cấp các dẫn liệu về phân bố của bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông<br /> theo mùa, theo đai độ cao, theo tính chất của dòng chảy ở khu vực nghiên cứu.<br /> Lần đầu tiên đề tài cung cấp các dẫn liệu về phân bố của bộ Phù du, bộ Cánh<br /> úp và bộ Cánh lông theo các cấp độ suối ở VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai.<br /> 5. Cấu trúc luận án<br /> Luận án bao gồm phần Mở đầu 4 trang; 3 chương nội dung với 152 trang, bao<br /> gồm chương 1 (34 trang), chương 2 (21 trang), chương 3 (97 trang), phần kết luận 2<br /> trang, kiến nghị 1 trang; số bảng biểu là 29 bảng, số hình là 15 hình, 134 tài liệu tham<br /> khảo (35 tài liệu tiếng Việt, 99 tài liệu tiếng Anh); 50 trang phụ lục gồm 15 phụ lục<br /> chi tiết.<br /> CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN<br /> 1.1. Tình hình nghiên cứu bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông trên thế giới<br /> 1.1.1. Tình hình nghiên cứu bộ Phù du (Ephemeroptera)<br /> Bộ Phù du (Ephemeroptera) là bộ côn trùng có cánh cổ sinh tương đối nguyên<br /> thủy, thậm chí còn được xem như một trong những tổ tiên của côn trùng. Hiện nay,<br /> trên thế giới phạm vi nghiên cứu của bộ Phù du không chỉ dừng lại ở việc mô tả, phân<br /> loại mà còn đi sâu nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái học. Đặc biệt một<br /> hướng nghiên cứu mới về bộ côn trùng nước này là sử dụng chúng làm sinh vật chỉ<br /> thị chất lượng nước. Theo Helen et al (2008), trên toàn thế giới đã xác định được<br /> khoảng 3046 loài thuộc 405 giống và 42 họ của bộ Phù du. Trong đó ở Châu Âu có<br /> khoảng 350 loài và Bắc Mỹ là 670 loài. Thành phần loài hay nói cách khác sự đa<br /> dạng về loài của Phù du ở các họ thể hiện rất khác nhau, có những họ chỉ có một loài<br /> như:<br /> Coryphoridae,<br /> Machadorythidae,<br /> Melanemerellidae,<br /> Pseudironidae,<br /> Rallidentidae, Siphlaenigmatidae, Siphluriscidae và Teloganellidae hoặc một vài loài<br /> như: Acanthametropodidae, Ametropodidae, Arthropleidae, Chromarcyidae,<br /> Ephemerythidae... hay có những họ có tới hàng trăm loài như Baetidae,<br /> 2<br /> <br /> Heptageniidae, Leptophlebiidae... Tuy nhiên những con số này chưa phản ánh hết<br /> mức độ đa dạng của Phù du vì còn nhiều khu vực trên thế giới vẫn chưa được khám<br /> phá hết, nhất là các khu vực nhiệt đới.<br /> 1.1.2. Tình hình nghiên cứu bộ Cánh úp (Plecoptera)<br /> Theo Romolo và José (2008), trên thế giới đã xác định được khoảng 3500 loài<br /> Cánh úp, trong đó: khu vực Bắc Mỹ có khoảng 650 loài, khu vực Trung Mỹ có 95<br /> loài, khu vực Nam Mỹ có 378 loài. Khu vực châu Âu có 426 loài. Khu vực châu Phi<br /> có 126 loài. Châu Á là khu vực có số lượng loài phong phú nhất với số loài đã xác<br /> định được lên tới 1527 loài. Trong số các họ thuộc bộ Cánh úp ghi nhận được, họ<br /> Perlidae thuộc phân bộ Arctoperlaria có số lượng loài lớn nhất với khoảng hơn 1000<br /> loài đã được mô tả.<br /> 1.1.3. Tình hình nghiên cứu bộ Cánh lông (Trichoptera)<br /> Theo Ito et al (2012), ước tính trên thế giới có khoảng 14.548 loài, 616 giống<br /> và 49 họ còn tồn tại và 685 loài thuộc 125 giống và 12 họ hóa thạch của bộ Cánh<br /> lông. Bên cạnh những nghiên cứu về phân loại học, những nghiên cứu về sinh thái<br /> học và đặc điểm sinh học của bộ Cánh lông cũng được đặc biệt chú ý tiêu biểu là các<br /> công trình của Haris, Mackay và Wiggins vào những năm 70 của thế kỉ trước. Các<br /> công trình của Wiggins (1977, 1982, 1984) đã mô tả hình thái ngoài của một số họ và<br /> giống của bộ Cánh lông. Morse (2009) đã công bố một danh sách đầy đủ các loài<br /> cũng như phân bố địa lý sinh vật của bộ Cánh lông trên toàn thế giới và tiếp tục được<br /> cập nhật cho tới hiện nay.<br /> 1.1.4. Tình hình nghiên cứu sử dụng bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông làm<br /> sinh vật chỉ thị và đánh giá chất lượng nước<br /> Nghiên cứu sử dụng SVCT bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ đầu thế kỷ XX. Khái<br /> niệm “sinh vật chỉ thị” cho điều kiện môi trường lần đầu tiên được khởi xướng ở châu<br /> Âu của Kolkwitz và Marsson (1908, 1909) sử dụng nghiên cứu sự nhiễm bẩn các con<br /> sông do chất hữu cơ làm giảm hàm lượng oxy hoà tan. Những quan sát thu được về<br /> mối quan hệ chặt chẽ giữa các nhóm sinh vật nhất định với các điều kiện môi trường<br /> đã dẫn đến sự phát triển của hệ thống danh sách SVCT sau này (Rosenberg et al,<br /> 1993).<br /> Ngoài hệ thống tính điểm BMWP và chỉ số sinh học ASPT đã được một số tác<br /> giả sử dụng để đánh giá chất lượng môi trường nước ngọt ở Anh, Bỉ, Tây Ban Nha,<br /> Ấn Độ, Úc, Thái Lan, Việt Nam.....Một số nước trên thế giới như Anh, Pháp, Trung<br /> Quốc...đang sử dụng chỉ số sinh học EPT để đánh giá chất lượng nước ở các dòng<br /> chảy, nơi thủy vực rộng và có nhiều điểm quan trắc. Chỉ số EPT dựa trên mức chống<br /> chịu với mức độ ô nhiễm của các thủy vực nước ngọt của các họ thuộc nhóm côn<br /> trùng nước của bộ Phù du (Ephemeroptera), bộ Cánh úp (Plecoptera) và bộ Cánh lông<br /> (Trichoptera).<br /> 1.2. Tình hình nghiên cứu bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông ở Việt Nam<br /> 1.2.1. Tình hình nghiên cứu về bộ Phù du (Ephemeroptera)<br /> Những nghiên cứu đầu tiên về Phù du ở Việt Nam được thực hiện vào đầu thế<br /> kỉ XX với các nhà khoa học nước ngoài. Mở đầu là nghiên cứu của nhà côn trùng học<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2