ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br />
<br />
TRỊNH HOÀI THU<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO XÂM NHẬP MẶN<br />
TẦNG NƢỚC NGẦM PLEISTOCENE DO KHAI THÁC<br />
NƢỚC NGẦM VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG<br />
<br />
Chuyên ngành: Môi trường Đất và nước<br />
Mã số:<br />
<br />
62 44 03 03<br />
<br />
(DỰ THẢO)<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG<br />
<br />
Hà Nội - 2014<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1.<br />
<br />
Tính cấp thiết của Luận án<br />
Tại Việt Nam, các kết quả điều tra, quan trắc, nghiên cứu và đánh giá tài nguyên nước dưới đất từ<br />
<br />
trước đến nay cho thấy nguồn tài nguyên nước dưới đất ở nhiều khu vực đã và đang bị ô nhiễm và nhiễm<br />
mặn, hoặc có dấu hiệu bị ô nhiễm và nhiễm mặn. Sự có mặt của các diện tích nơi có tầng chứa nước bị mặn<br />
và hiện tượng nhiễm mặn các tầng chứa nước đang diễn ra tại một số tỉnh ven biển khu vực Đồng bằng sông<br />
Hồng. Hải Phòng và Nam Định là những vùng có đặc điểm thủy địa hóa phức tạp, tầng chứa nước Pleistocen<br />
hầu hết đã bị mặn, nước nhạt chỉ tồn tại ở dạng thấu kính. Tại Thái Bình tầng chứa nước Pleistocen nhạt<br />
phân bố tập trung ở phía Bắc của tỉnh, với trữ lượng tiềm năng khai thác công nghiệp, nhưng nếu không có<br />
các biện pháp ngăn ngừa sẽ có nguy cơ nhanh chóng bị xâm nhập mặn. Theo Thông báo kết quả quan trắc tài<br />
nguyên và môi trường nước dưới đất Đồng bằng Bắc Bộ của Trung tâm quan trắc và dự báo Tài nguyên<br />
nước (2013) tốc độ hạ thấp mực nước do khai thác nước trung bình từ năm 1993 đến nay vào khoảng<br />
0.6m/năm. Hơn thế nữa, việc tồn tại hàng loạt các giếng khoan UNICEF và các lỗ khoan khảo sát thăm dò<br />
địa chất, địa chất thủy văn, … không sử dụng hoặc bị hỏng không được trám lấp đúng yêu cầu cũng là điều<br />
kiện gây nhiễm bẩn và nhiễm mặn tầng chứa nước. Trước những thực trạng trên, cần phải có những phương<br />
pháp nghiên cứu hiệu quả để xác định ranh giới nhiễm mặn và dự báo hiện tượng nhiễm mặn nhằm có các<br />
biện pháp bảo vệ nguồn nước ngầm phục vụ các nhu cầu kinh tế xã hội khu vực, nơi có nguồn tài nguyên<br />
nước nhạt hạn hẹp.<br />
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng và dự báo xâm<br />
nhập mặn tầng nước ngầm Pleistocen do khai thác nước ngầm vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng” cho<br />
Luận án Tiến sỹ của mình.<br />
2.<br />
<br />
Mục tiêu và nhiệm vụ<br />
<br />
Mục tiêu của Luận án:<br />
- Xác định phân bố tổng chất rắn hòa tan (TDS) trong tầng chứa nước Pleistocen khu vực ven biển<br />
ĐBSH, trên cơ sở đó xác định thực trạng nhiễm mặn thông qua nghiên cứu ứng dụng tổ hợp phương pháp đo<br />
sâu điện trở và phân tích thành phần hoá học mẫu nước ngầm.<br />
- Dự báo xâm nhập mặn tầng chứa nước Pleistocen do khai thác nước ngầm bằng phương pháp mô<br />
hình hoá địa chất thuỷ văn.<br />
Nhiệm vụ của Luận án:<br />
- Nghiên cứu cơ sở phương pháp đo sâu điện và mô hình địa chất thủy văn trong đánh giá thực trạng<br />
nhiễm mặn và dự báo xâm nhập mặn do khai thác nước ngâm.<br />
- Nghiên cứu tổng hợp các nguồn tài liệu, số liệu đã có và tiến hành đo đạc, phân tích số liệu mới<br />
nhằm xác định được các thông số về địa chất, địa chất thủy văn, ... của vùng nghiên cứu.<br />
- Xây dựng các phương trình thực nghiệm biểu diễn mối quan hệ giữa địện trở suất tầng chứa nước<br />
và điện trở suất nước tầng; giữa điện trở suất nước tầng và tổng chất rắn hòa tan; và giữa TDS và Clorua,<br />
nhằm xác định được hàm lượng TDS từ các kết quả đo sâu điện trên mặt đất.<br />
- Thành lập sơ đồ TDS của tầng chứa nước Pleistocen, xác định ranh giới mặn/nhạt.<br />
- Thành lập mô hình địa chất thủy văn cho vùng nghiên cứu: cấu trúc các tầng chứa nước, tầng chắn<br />
nước, các điều kiện biên cho mô hình tính toán lan truyền xâm nhập mặn.<br />
- Xây dựng các kịch bản khai thác nước ngầm phục vụ cho công tác dự báo lan truyền xâm nhập<br />
mặn tầng chứa nước Pleistocen trong vùng.<br />
3.<br />
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
2<br />
<br />
Phạm vi nghiên cứu: tầng chứa nước Pleistocen vùng ven biển ĐBSH bao gồm: Hải Phòng, Thái<br />
Bình, Nam Định.<br />
Đối tượng nghiên cứu: hiện trạng phân bố TDS và quá trình xâm nhập mặn tầng chứa nước<br />
Pleistocen.<br />
4.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
<br />
Hiện trạng phân bố TDS tầng chứa nước Pleistocen khu vực nghiên cứu:<br />
- Khảo sát thực địa lấy mẫu nước tầng Pleistocen: phân tích thành phần hóa; khảo sát đo địa vật lý<br />
điện (đo sâu điện VES): phân tích các đường cong đo sâu điện; các mặt cắt cấu trúc địa điện phản ánh chiều<br />
sâu và chiều dày các tầng chứa nước;<br />
- Xử lý, phân tích, tính toán số liệu đo sâu điện và phân tích hóa để có được kết quả TDS, Clorua.<br />
- Xây dựng bản đồ hiện trạng phân bố TDS và hàm lượng Clorua tầng chứa nước Pleistocen: phân<br />
tích kết quả từ các nội dung nghiên cứu trên; Áp dụng công nghệ GIS tích hợp thông tin để thành lập bản đồ.<br />
Dự báo xâm nhập mặn do khai thác nước tầng chứa nước Pleistocen:<br />
Xây dựng mô hình dự báo xâm nhập mặn tầng chứa nước Pleistocen do khai thác theo các kịch bản<br />
bằng phân mềm mô hình địa chất thủy văn GMS. Đánh giá định lượng các tham số không gian và thời gian<br />
của quá trình xâm nhập mặn.<br />
Xác định những vấn đề về quản lý khai thác và giải pháp hạn chế XNM nước dưới đất khu vực<br />
nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch khai thác hợp lý và một số giải pháp hạn chế xâm nhập<br />
mặn nước dưới đất khu vực nghiên cứu.<br />
5.<br />
<br />
Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu<br />
<br />
- Cách tiếp cận thực tế: khảo sát thực địa chi tiết để chính xác hơn đặc điểm địa hình, địa mạo, ĐC,<br />
ĐCTV nhằm đánh giá và xác định đối tượng chính cho hướng nghiên cứu của đề tài phù hợp và giải quyết<br />
mục tiêu nghiên cứu. Đây là cách tiếp cận kinh điển trong điều tra ĐCTV nói chung và nghiên cứu xâm nhập<br />
mặn NDĐ nói riêng. Từ đó đưa ra các giải pháp, cũng như hướng nghiên cứu hợp lý và khả thi.<br />
- Tiếp cận các kết quả nghiên cứu trước đó: trong hơn 30 năm qua, ở khu vực nghiên cứu đã có<br />
hàng chục phương án tìm kiếm thăm dò, đánh giá trữ lượng và điều tra hiện trạng khai thác, xâm nhập<br />
mặn… được thực hiện và đã có hơn 100 lỗ khoan tìm kiếm, thăm dò, quan trắc NDĐ trên toàn vùng và rất<br />
nhiều lỗ khoan lớn nhỏ đang khai thác. Việc thu thập, khai thác, sử dụng và kế thừa tối đa các tài liệu, công<br />
trình đã có giúp định hướng đánh giá, xác định nguồn phân bố, hiện trạng mặn-nhạt cũng như diễn biến xâm<br />
nhập mặn.<br />
- Tiếp cận các phương pháp điều tra đánh giá hiện đại, tiên tiến: việc nghiên cứu và đánh giá tài<br />
nguyên NDĐ, quy luật biến đổi chất lượng, trữ lượng và đặc biệt là khả năng biến đổi và phân bố tổng hàm<br />
lượng chất rắn hòa tan (TDS), độ dẫn điện, ... trong NDĐ theo diện và theo chiều sâu đã được các nhà khoa<br />
học trên thế giới và trong nước nghiên cứu, áp dụng và đã đem lại hiệu quả cao. Do vậy, việc tiếp cận và áp<br />
dụng các phương pháp nghiên cứu hợp lý sẽ có tính khả thi cao và đem lại hiệu quả tốt đối với vùng nghiên<br />
cứu.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Ngoài các phương pháp nghiên cứu truyền thống như: tiếp thu, kế thừa,<br />
điều tra, khảo sát…, tác giả luận án đã sử dụng kết hợp các phương pháp sau:<br />
- Phương pháp ĐVL: với mục tiêu nghiên cứu, xác định hiện trạng phân bố mặn nhạt, phương pháp<br />
áp dụng có thể thực hiện tốt mục tiêu này trong vùng nghiên cứu là phương pháp đo sâu VES, qua việc xác<br />
định khả năng dẫn điện của đất đá.<br />
<br />
3<br />
<br />
- Phương pháp mô hình hóa: mô phỏng điều kiện, quá trình diễn biến và dự báo xâm nhập mặn, lan<br />
truyền vật chất trong NDĐ như GMS, Modflows, ...<br />
- Phương pháp chuyên gia: trao đổi, học tập từ các chuyên gia và các nhà khoa học thông qua việc tổ<br />
chức hội thảo xin ý kiến góp ý, hướng dẫn, bổ sung kiến thức từ các nhà khoa học.<br />
6.<br />
.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn<br />
Ý nghĩa khoa học:<br />
- Kết quả nghiên cứu của Luận án cung cấp cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu và luận giải cơ chế<br />
xâm nhập mặn tầng Pleistocen vùng ven biển ĐBSH.<br />
- Cung cấp cơ sở khoa học cho công tác quản lý và khai thác bền vững nước ngầm khu vực đồng<br />
bằng ven biển.<br />
- Cung cấp cơ sở khoa học và thực tế trong việc áp dụng phương pháp đo sâu điện để xác định tổng<br />
chất rắn hòa tan trong nước ngầm, xác định ranh giới mặn-nhạt của các tầng chứa nước.<br />
Ý nghĩa thực tiễn:<br />
- Khẳng định được tính hiệu quả của tổ hợp phương pháp đo sâu điện và phân tích hóa trong nghiên<br />
cứu nhiễm mặn nước ngầm làm cơ sở để áp dụng rộng rãi phương pháp trong các công tác nghiên cứu và<br />
thực tiễn liên quan khác nhau.<br />
-Xác định được hiện trạng phân bố tổng chất rắn hòa tan trong tầng chứa nước Pleistocen, đánh giá<br />
và dự báo diễn biến xâm nhập mặn do khai thác nước ở vùng nghiên cứu.<br />
- Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý và các nhà khoa học trong<br />
việc qui hoạch, khai thác bền vững nguồn tài nguyên nước dưới đất khu vực.<br />
7.<br />
<br />
Luận điểm bảo vệ<br />
<br />
Luận điểm 1: Hiện trạng phân bố hàm lượng TDS của tầng chứa nước Pleistocen (qp) trên khu vực<br />
nghiên cứu đã được xác định với độ tin cậy và chi tiết cao. Giá trị hàm lượng TDS thay đổi từ 0,2-21 g/l.<br />
Diện tích vùng nước nhạt chiếm 42% diện tích vùng nghiên cứu.<br />
Luận điểm 2: Việc khai thác nước ngầm tác động đến sự dịch chuyển vùng mặn/nhạt của nước dưới<br />
đất trong tầng qp, mức độ dịch chuyển được tính toán trong các kịch bản khai thác. Diện tích đới nước nhạt<br />
đến năm 2025 bị thu hẹp đến190 km2 (chiếm gần 30% diện tích đới nhạt) nếu bố trí các cụm công trình khai<br />
thác tập trung<br />
8.<br />
<br />
Những điểm mới của Luận án<br />
<br />
- Xây dựng được các phương trình thực nghiệm xác định tổng chất rắn hòa tan (TDS) của tầng chứa<br />
nước Pleistocen theo kết quả phân tích số liệu đo sâu điện.<br />
- Xây dựng được bản đồ phân bố TDS tầng chứa nước Pleistocen khu vực nghiên cứu theo kết quả<br />
phân tích số liệu đo sâu điện và phân tích mẫu.<br />
- Dự báo định lượng biến đổi ranh giới nhiễm mặn của tầng chứa nước Pleistocen theo mức độ khai<br />
thác nước dưới đất.<br />
9.<br />
<br />
Cấu trúc của Luận án gồm:<br />
<br />
Mở đầu<br />
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và đặc điểm điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội vùng ven<br />
biển Đồng bằng Sông Hồng.<br />
Chương 2. Các phương pháp nghiên cứu xâm nhập mặn tầng chứa nước Pleistocen.<br />
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.<br />
Kết luận.<br />
<br />
4<br />
<br />
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN<br />
TỰ NHIÊN-KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG<br />
I.1. Tình hình nghiên cứu xâm nhập mặn NDĐ trên Thế giới<br />
Nguyên nhân gây XNM tầng chứa nước ở mỗi khu vực có thể khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện ĐC,<br />
ĐCTV, hiện trạng khai thác NDĐ của từng khu vực. Các công trình nghiên cứu đều sử dụng nhiều phương<br />
pháp khác nhau. Tổng hợp các công trình nghiên cứu có thể phân thành 3 nhóm phương pháp nghiên cứu<br />
chính được các nhà khoa học sử dụng bao gồm:<br />
<br />
<br />
Nhóm phương pháp thủy địa hóa;<br />
<br />
<br />
<br />
Nhóm phương pháp đo sâu điện VES;<br />
<br />
<br />
<br />
Nhóm phương pháp mô hình số.<br />
<br />
I.2. Tình hình nghiên cứu xâm nhập mặn NDĐ ở Việt Nam<br />
Xâm nhập mặn NDĐ đã và đang được các nhà khoa học Việt Nam quan tâm, hiện tượng này xảy ra ở các<br />
vùng đồng bằng ven biển và các hải đảo… do tác động của con người và các yếu tố biến đổi tự nhiên của<br />
môi trường gây ra.<br />
Nhận xét:<br />
1. Việc nghiên cứu nhiễm mặn các tầng nước ngầm của các tác giả trước đây chủ yếu sử dụng phương pháp<br />
lấy mẫu nước trong giếng khoan vể phân tích. Cách làm này có độ chính xác cao, nhưng đòi hỏi kinh phí lớn,<br />
do đó kết quả nghiên cứu nhiễm mặn này thường ở tỷ lệ rất nhỏ.<br />
2. Việc sử dụng đo sâu điện trong nghiên cứu nhiễm mặn nước ngầm chủ yếu mới ở mức định tính, mang<br />
tính xu thế mà chưa tính ra được giá trị TDS từ kết quả phân tích số liệu đo sâu điện.<br />
3. Các kết quả nghiên cứu trước đây đã cung cấp bức tranh khái quát về tình trạng nhiễm mặn trong khu vực<br />
nghiên cứu, đây là cơ sở quan trọng cho NCS định hướng công tác nghiên cứu của mình.<br />
4. Tổ hợp phương pháp địa đo sâu điện - thủy địa hóa nhằm xác định TDS được sử dụng khá phố biến trên<br />
thế giới, tuy nhiên, qui trình này vẫn còn ít được sử dụng ở Việt Nam.<br />
5. Phương pháp mô hình địa chất thủy văn (MODFLOW) được sử dụng khá phổ biến ở VN. Số liệu đầu vào<br />
TDS cho phần mềm này vẫn chủ yếu sử dụng số liệu từ giếng khoan nên mạng lưới số liệu TDS rất thưa.<br />
Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, NCS đã định hướng nghiên cứu theo hướng phát triển tổ hợp phương<br />
pháp địa vật lý - thủy địa hóa - mô hình hóa địa chất thủy văn trong nghiên cứu định lượng nhiễm mặn các<br />
tầng chứa nước ngầm.<br />
I.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên<br />
Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu nhằm mục đích nghiên cứu điều kiện hình thành tầng<br />
chứa nước và các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến tài nguyên NDĐ trong các tầng chứa nước. Thành phần<br />
vật chất và cấu trúc của hệ gọi là điều kiện hình thành, các tác động từ ngoài vào gọi là các nhân tố ảnh<br />
hưởng.<br />
Nguồn nước cấp cho các tầng chứa nước đa dạng gồm cấp từ trên mặt có nước mưa, nước mặt (sông, hồ và<br />
nước biển), cấp bên dưới do NDĐ vận động từ miền núi thoát xuống và nước do quá trình trầm tích nén ép<br />
thoát lên. Điều kiện hình thành đóng vai trò chủ đạo là cấu trúc địa chất và thành phần đất đá. Các nhân tố tự<br />
nhiên ảnh hưởng đến tài nguyên nước dưới đất bao gồm các nhân tố như khí hậu, thủy văn, hải văn.<br />
I.3.1. Đặc điểm địa chất<br />
Tổng hợp các tài liệu địa chất, địa mạo, địa vật lý cho đến nay đều ghi nhận ở khu vực nghiên cứu tồn tại hai<br />
hệ thống đứt gãy chính là hệ thống đứt gãy Tây bắc - Đông nam (TB-ĐN) và hệ thống đứt gãy Đông bắc -<br />
<br />
5<br />
<br />