intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lí: Đô thị hóa và tác động của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

30
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt "Luận án Tiến sĩ Địa lí: Đô thị hóa và tác động của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng" có mục tiêu là nghiên cứu đô thị hóa và tác động của đô thị hóa đến kinh tế - xã hội của TP. Đà Nẵng; Từ đó đề xuất các giải pháp cho đô thị hóa và tác động của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội của TP Đà Nẵng đến năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lí: Đô thị hóa và tác động của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN ĐẶNG THẢO NGUYÊN ĐÔ THỊ HÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành : Địa lí học Mã số : 9.31.05.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ HÀ NỘI - 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh 2. PGS. TS. Đậu Thị Hòa Phản biện 1: GS. TS. Trương Quang Hải Trường Đại học KHXH&NV – ĐHQG Hà Nội Phản biện 2: PGS. TS. Vũ Đình Hòa Trường Đại học Phenikaa Phản biện 3: PGS. TS. Dương Quỳnh Phương Trường ĐHSP – ĐH Thái Nguyên
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghiên cứu về ĐTH có ý nghĩa rất to lớn cả về khoa học và thực tiễn, bởi lẽ ĐTH là một bộ phận của nền KT – XH, nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố cả tự nhiên, dân cư, kinh tế, văn hóa, xã hội, đồng thời ĐTH cũng tác động trở lại, làm thay đổi dân cư, lao động, thay đổi cơ cấu kinh tế, CSHT, không gian đô thị, thay đổi lối sống, chất lượng đời sống của dân cư đô thị, tác động mạnh đến KT – XH của đô thị và quốc gia. Đà Nẵng, từ một TP cấp tỉnh, được tách ra năm 1997, với không gian nhỏ hẹp, CSHT đô của thị chưa phát triển, khả năng thu hút đầy tư kém, thiếu động lực kinh tế. ĐTH của TP diễn ra nhanh chóng từ năm 2003, khi được công nhận là đô thị loại I, TP trực thuộc trung ương đến nay. Tỷ lệ dân thành thị cao, từ 79,1% năm 2003 lên 87,3% năm 2020, đứng đầu cả nước. Không gian đô thị mở rộng gấp 4 lần, kinh tế đô thị ngày càng phát triển, quy mô GRDP năm 2020 hơn 103,0 nghìn tỷ đồng, đứng thứ 11/63 tỉnh thành, cơ cấu GRDP với thế mạnh là DV – CN (87,6%). ĐTH đã trải qua 18 năm, có những đặc trưng riêng, mang dấu ấn của thiên nhiên và con người Xứ Quảng. Với mong muốn làm rõ đặc điểm ĐTH ở TP Đà Nẵng trong giai đoạn 2003 – 2020; tác động của ĐTH đến sự phát triển KT – XH của TP; những giải pháp đặt ra để thực hiện mục tiêu xây dựng TP Đà Nẵng mà Bộ Chính trị và chính quyền TP đặt ra, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Đô thị hóa và tác động của đô thị hóa đến phát triển KT – XH thành phố Đà Nẵng” cho luận án tiến sĩ. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Trên cơ sở hệ thống lý luận về ĐTH và tác động của ĐTH đến phát triển KT – XH đề tài có mục tiêu là nghiên cứu ĐTH và tác động của ĐTH đến KT – XH của TP Đà Nẵng; từ đó đề xuất các giải pháp cho ĐTH và tác động của ĐTH đến phát triển KT - XH của TP Đà Nẵng đến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan cơ sở lí luận về ĐTH và tác động của ĐTH đến phát triển KT – XH, để vận dụng trong nghiên cứu đề tài ở TP Đà Nẵng. - Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTH và phân tích thực trạng ĐTH ở TP Đà Nẵng giai đoạn 2003 – 2020. - Phân tích tác động của ĐTH đến phát triển KT – XH trên địa bàn nghiên cứu. - Đề xuất các giải pháp về ĐTH và tác động đến phát triển KT – XH ở TP Đà Nẵng đến năm 2030 hiệu quả và bền vững. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Về nội dung - Tập trung vào nghiên cứu ĐTH theo các khía cạnh: chức năng đô thị; dân số đô thị; kinh tế đô thị; CSHT đô thị; sự mở rộng không gian đô thị. - Đánh giá tác động ĐTH đến sự phát triển KT – XH dưới góc độ Địa lí học, ở mức định tính cụ thể là: + Về kinh tế: Tác động của ĐTH đến tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đến phát triển các ngành kinh tế gắn với biển ( CN, cảng biển, du lịch), kết cấu hạ tầng giao thông. + Về xã hội: Tác động của ĐTH đến lao động - việc làm; tăng trưởng GRDP/người và đời sống văn hóa của người dân trên địa bàn. 3.2. Giới hạn về không gian - Đề tài nghiên cứu ĐTH trên lãnh thổ hành chính của TP Đà Nẵng, chủ yếu tập trung vào 6 quận nội thành và một số xã thuộc huyện Hòa Vang. - Ngoài ra, đề tài cũng đặt TP Đà Nẵng trong VKTTĐMT và cả khu vực miền Trung – Tây Nguyên. 3.3. Giới hạn về thời gian Đề tài nghiên cứu ĐTH TP Đà Nẵng giai đoạn từ 2003 – 2020. Mốc 2003 đánh dấu Đà Nẵng được công nhận là TP loại I, trực thuộc trung ương; Các dữ liệu liệu về tác động của ĐTH đến phát triển KT – XH ở TP Đà Nẵng chủ yếu tập trung trong giai đoạn 2003 – 2020. 1
  4. 4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu Luận án đã vận dụng 5 quan điểm: quan điểm hệ thống, quan điểm lãnh thổ, quan điểm tổng hợp, quan điểm lịch sử viễn cảnh và quan điểm phát triển bền vững. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính: phương pháp thu thập và xử lí tài liệu, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phương pháp khảo sát và điều tra xã hội học, phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí (GIS), phương pháp chuyên gia. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa khoa học: Luận án góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về ĐTH và tác động của ĐTH đến phát triển KT – XH, lựa chọn các tiêu chí đánh giá và phương pháp nghiên cứu ĐTH phù hợp để vận dụng cho TP Đà Nẵng. - Ý nghĩa thực tiễn: + Luận án làm rõ những thuận lợi và khó khăn của các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTH ở TP Đà Nẵng, phân tích thực trạng ĐTH ở TP Đà Nẵng trong giai đoạn 2003 – 2020, đánh giá được những tác động của ĐTH đến phát triển KT – XH của TP Đà Nẵng và đề xuất được các giải pháp có cơ sở khoa học về ĐTH, tác động tích cực của ĐTH đến phát triển KT – XH ở TP Đà Nẵng trong tương lai. + Từ những kết quả trên đây, đề tài có thể làm tài liệu tham khảo về thực tiễn ĐTH của TP Đà Nẵng giai đoạn 2003 – 2020 cho các cơ quan chức năng của TP trong quy hoạch và phát triển đô thị ở giai đoạn tiếp theo. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung nghiên cứu được kết cấu thành 4 chương Chương 1: Cơ sở khoa học về ĐTH và tác động của ĐTH đến phát triển KT - XH Chương 2. Thực trạng ĐTH ở thành phố Đà Nẵng Chương 3. Tác động của ĐTH đến phát triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng Chương 4. Giải pháp về ĐTH và tác động ĐTH đến phát triển KT-XH ở Đà Nẵng Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐÔ THỊ HÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐÀ NẴNG 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đế đề tài 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam - Hướng nghiên cứu về ĐTH Luận án đã tiếp cận hệ thống tài liệu trình bày các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến ĐTH. Những khái niệm về đô thị, ĐTH, các đặc điểm, tính phức tạp của ĐTH và mối quan hệ song hành giữa ĐTH, CNH, dân số, kinh tế, văn hóa, xã hội được đề cập từ rất sớm trong các tác phẩm “Lí luận chung về đô thị hóa” của Cerda năm1867, của Michael Spence, của SSRC vào những năm 1960, Brian.T. Berry năm 1976 và những nghiên cứu của các tác giả vào những thập niên cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI như “Nghiên cứu địa lí đô thị” của Harold Carter, năm 1985, Alan Rabinowitz, David Drakakis năm 2000, Michael Spence, Pierre Laborde năm 2002. Luận án cũng tiếp cận các tài liệu về ĐTH của các tác giả Việt Nam, điển hình là tác phẩm “Đô thị Việt Nam” tập 1, 2 của Đàm Trung Phường (1995), tác phẩm “Dân tộc học - Đô thị và vấn đề đô thị hóa” Mạc Đường năm 2002 và nhiều tác giả khác; Luận án cũng tiếp cận tài liệu về các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình ĐTH, trong đó đáng chú ý là các nghiên cứu được trình bày và thảo luận trong Đại hội Địa lý quốc tế lần thứ XXIII tại Matxcova (năm 1976), nghiên cứu các nhân tố tác động tới ĐTH dưới góc độ địa lý. - Hướng nghiên cứu về tác động của ĐTH Hướng nghiên cứu này, trên thế giới và Việt Nam, luận án tiếp cận nhiều tài liệu đánh giá tác động của ĐTH đến kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, con người dưới nhiều góc độ khác nhau. Công trình thể hiện lý luận chung là của David Drakakis – Smith, ông cho rằng các nhân tố 2
  5. dân cư KT – XH – MT là các yếu tố then chốt tác động tới ĐTH ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Sự tương tác giữa các yếu tố này sẽ quyết định đến tính bền vững hay không của một đô thị; Mỗi góc độ khác nhau có nhiều tác giả nghiên cứu; Góc độ ĐTH tác động tới dân cư, có các tài liệu David E. Bloom; Micheal Timberlake và Alan Rabinowitz; James. H. Spener; Góc độ ĐTH tác động tới kinh tế, có nhiều nghiên cứu của các tổ chức như UNESCO, UNDP, WB, ADB với mục đích làm sáng tỏ những mối liên kết giữa toàn cầu hóa và ĐTH và nhiều nghiên cứu cá nhân như: Michael Spence, Nhiêu Hội Lâm, các tác giả điều cho rằng ĐTH là động lực thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng tỉ trọng ở khu vực II và III, giảm mạnh khu vực I, dẫn đến kinh tế các đô thị tăng trưởng nhanh, xuất hiện kinh tế đô thị; Góc độ ĐTH tác đọng tới xã hội, đáng chú ý là tài liệu “Dân số, đô thị hóa và chất lượng cuộc sống” của Liên hiệp quốc (1994), đề cập đến những tác động tích cực của ĐTH đến các vấn đề như tạo việc làm, tăng thu nhập người dân, đời sống, văn hóa, mức sinh tử và quy mô gia đình, tác động đến cả khu vực nông thôn. Ngoài mặt tích cực, một số tác giả còn đề cập đến mặt trái của ĐTH như David Drakakis trong “Third World Cities”, Michael Pacione, Brian J.L Berry cho rằng ĐTH ở những nước thuộc “thế giới thứ ba” phải đối mặt với một loạt các vấn đề như dân cư đông đúc, thiếu nhà ở, thất nghiệp, thiếu nước sạch, ô nhiễm MT, chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn, tệ nạn xã hội càng gia tăng. Luận án cũng tiếp cận với các tài liệu ở Việt Nam như Đào Hoàng Tuấn, Đỗ Thị Thanh Hoa, Vũ Quế Hương, Phạm Thị Xuân Thọ nghiên cứu tác động của ĐTH dân cư và di dân; hướng nghiên cứu tác động của ĐTH dưới góc độ địa lý có Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Đỗ Thị Minh Đức. 1.1.2. Những nghiên cứu về ĐTH ở Đà Nẵng Thực tế các công trình nghiên cứu về ĐTH và tác động của ĐTH đến KT – XH ở Đà Nẵng không nhiều. tài liệu “Lịch sử thành phố Đà Nẵng” của nhóm tác giả Dương Trung Quốc và cộng sự (2001) đề cập đến địa danh và sự hình thành của đô thị Đà Nẵng trong các giai đoạn lịch sử; tài liệu “Đà Nẵng thành tựu và triển vọng - Đà Nẵng Achievements and Prospects”, của Nguyễn Đức Hùng (2015) và một số công trình nghiên cứu liên quan đến ĐTH và tác động của nó đến các khía cạnh KT – XH của Đà Nẵng như nghiên cứu về xây dựng lối sống đô thị trong quá trình ĐTH ở Đà Nẵng, của Phạm Hảo và cộng sự (2006); nghiên cứu về việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH ở Đà Nẵng của Nguyễn Dũng Anh (2014); nghiên cứu về ảnh hưởng của đầu tư FDI tới đô thị hóa bền vững ở Đà Nẵng của Nguyễn Thị Thoa (2014); nghiên cứu về tác động của người nhập cư đến phát triển KT – XH ở Đà Nẵng của Nguyễn Nữ Đoàn Vy (2018); Ngoài ra còn các bài viết về ĐTH ở Đà Nẵng đăng trên các tạp chí, các trang web của các tác giả nói về thành tựu, hạn chế của ĐTH ở Đà Nẵng, các định hướng, giải pháp quy hoạch và phát triển đô thị trong tương lai. 1.1.3. Vận dụng nghiên cứu tổng quan vào đề tài - Những nội dung nghiên cứu có thể kế thừa Trên cơ sở tham khảo những nghiên cứu đã công bố của các tác giả thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, cho phép tác giả kế thừa một số nội dung quan trọng như cơ sở lý luận, thực tiễn về ĐTH và các tiêu chí đánh giá ĐTH; tác động của ĐTH đến KT – XH và các tiêu chí đánh giá tác động của ĐTH đến KT – XH. - Những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu Qua phân tích các nghiên cứu đã công bố, tác giả thấy rằng, mặc dù các tác giả đã đề cập đến các khía cạnh của đối tượng nghiên cứu trong luận án, song vẫn còn một số nội dung cần được tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ: Các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTH và thực trạng ĐTH ở Đà Nẵng; Tác động của ĐTH đến sự phát triển KT – XH ở Đà Nẵng; Các định hướng và giải pháp ĐTH và tác động của nó đến phát triển KT – XH giai đoạn đến năm 2030. 1.2. Cơ sở lý luận về ĐTH và tác động của ĐTH đến phát triển KT – XH 1.2.1. Những vấn đề về đô thị hóa 1.2.1.1. Các khái niệm về đô thị và ĐTH - Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi NN, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT - XH của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương. 3
  6. - Đô thị hóa là một quá trình KT – XH mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân trong các TP lớn, cực lớn cũng như sự phổ biến rộng rãi lối sống thành thị trong toàn bộ mạng lưới các điểm dân cư. 1.2.1.2. Đặc điểm của đô thị hóa ĐTH có 4 đặc điểm cơ bản: ĐTH mang tính xã hội và lịch sử; ĐTH gắn liền với quá trình CNH; ĐTH là quá trình tất yếu và mang tính toàn cầu; ĐTH là quá trình vận động phức tạp, có quy luật và đan xen các vấn đề KT - XH – VH – MT và không gian. 1.2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đô thị hóa Luận án đi sâu phân tích 3 nhóm nhân tố: (1) Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ; (2) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; (3) Các nhân tố KT – XH (lịch sử hình thành lãnh thổ, dân cư và lao động, trình độ phát triển kinh tế, KHCN, bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, các nguồn vốn FDI và thể chế chính sách). 1.2.1.4. Các tiêu chí đánh giá đô thị hóa Luận án kế thừa hệ thống tiêu chí đánh giá ĐTH trong các tài liệu và các công trình nghiên cứu trước và dựa vào thực tế địa bàn nghiên cứu đã lựa chọn 5 nhóm tiêu chí đánh giá phù hợp với quá trình ĐTH ở Đà Nẵng, bao gồm: (1) Chức năng đô thị; (2) Dân số đô thị; (3) Kinh tế đô thị; (4) Cơ sở hạ tầng đô thị; (5) Sự mở rộng không gian đô thị. 1.2.2. Tác động của đô thị hóa đến phát triển KT-XH 1.2.2.1. Những tác động tích cực ĐTH thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chủ yếu do tăng năng suất lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng hướng từ NN sang CN và DV; ĐTH tạo sự phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ; ĐTH đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trong và nước ngoài; ĐTH tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn, kích thích các ngành sản xuất phát triển. Thu hút lực lượng lao động có trình độ, tạo việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập và đời sống, điều kiện về y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục tốt hơn khu vực nông thôn, phổ biến lối sống văn minh đô thị. 1.2.2.2. Những tác động tiêu cực ĐTH trong chừng mực nhất định tạo nên sự chênh lệch trong phát triển kinh tế giữa thành thị và nông thôn; kết cấu hạ tầng đô thị quá tải; giảm tỉ lệ lao động nông thôn; gây sức ép vấn đề việc làm/thất nghiệp và các vấn đề nhà ở, tệ nạn xã hội; tạo nên sự phân hóa giàu nghèo. 1.2.2.3. Các tiêu chí đánh giá tác động của đô thị hóa đến phát triển KT-XH Các tiêu chí mà tác giả lựa chọn để đánh giá tác động của ĐTH đến sự phát triển KT – XH của Đà Nẵng, bao gồm: (1) Nhóm tiêu chí đánh giá tác động của ĐTH đến kinh tế (tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; sự phát triển các ngành kinh tế trụ cột gắn với biển như công nghiệp, cảng biển, du lịch; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông); (2) Nhóm tiêu chí đánh giá tác động của ĐTH đến xã hội (lao động - việc làm; tăng trưởng GRDP/người; đời sống của người dân). 1.3. Cơ sở thực tiễn về đô thị hóa Luận án tập trung phân tích, đánh giá thực tiễn ĐTH Việt Nam giai đoạn 2003 – 2020 trên các khía cạnh: đánh giá thực trạng ĐTH, những thành tựu và những hạn chế. Luận án cũng tiếp cận các kinh nghiệm thực tiễn về ĐTH ở hai TP đồng cấp là TP Hải Phòng và Cần Thơ để rút ra những bài học kinh nghiệm khi nghiên cứu về ĐTH và tác động của ĐTH đến KT – XH ở TP Đà Nẵng. Chương 2 THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến ĐTH ở Đà Nẵng 2.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng có diện tích đất tự nhiên: 1.284,73 km2, Đà Nẵng có 6 quận nội thành và 1 huyện, với 56 đơn vị hành chính cấp phường, xã. Đà Nẵng là TP biển lớn nhất miền Trung, có vị trí địa lý rất thuận lợi: Nằm ở trung độ của đất nước, như chiếc cầu nối 2 TP lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh; Là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên; ở trung tâm của VKTTĐMT; Nằm ở cửa phía Đông của Hành lang Kinh tế Đông – Tây; nằm ở cửa vào của các di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới. 4
  7. Với vị trí địa lý đặc biệt này, tạo thuận lợi về giao lưu quan hệ hợp tác KT, văn hóa, KHKT và thu hút đầu tư với các địa phương trong nước, trong khu vực và quốc tế, tác động và đẩy nhanh quá trình ĐTH. 2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 2.1.2.1. Địa hình và đất đai - Địa hình: TP Đà Nẵng có địa hình tương đối đa dạng, vạch lát cắt ngang từ Đông sang Tây có các dạng địa hình:biển và bờ biển phía Đông dài khoảng 30 km, có những bãi cạn và những trũng ngầm, ven bờ có nhiều bãi tắm, cảnh quan đẹp; đồng bằng ven biển là vùng đất thấp và bằng phẳng thuận lợi cho NN và xây dựng các cơ sở CN, DV, quân sự và các khu chức năng của TP; địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn ở phía Tây, là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái TP. - Đất: hiện trạng sử dụng quỹ đất từ 2003 – 2020 của TP Đà Nẵng theo xu hướng giảm diện tích đất NN, tăng diện tích đất phi NN, đến 2020 diện tích đất NN chiếm 6,66%, diện tích đất phi NN chiếm 43,42%, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 48,8%, đất chưa sử dụng còn rất ít chỉ 1,1%, đây là điều hạn chế đối với ĐTH. 2.1.2.2. Tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước Đà Nẵng nằm trong đới khí hậu cận xích đạo gió mùa, nền nhiệt độ cao và ít biến động, nhiệt độ trung bình năm khoảng 25,6oC, nhiệt độ cao nhất vào các tháng 6,7,8 từ 28 - 30oC, nhiệt độ thấp nhất vào các tháng 12,1,2 từ 18 - 23oC. Độ ẩn không khí trung bình 83,4%. Lượng mưa của Đà Nẵng cao, trung bình 2.505mm/năm, mưa phân hóa theo mùa rất rõ rệt: mùa mưa từ tháng 8-12, lượng mua trung bình 161,4mm/tháng; mùa khô từ tháng 1-7, nhỏ nhất là các tháng 2,3,4 khoảng 23-40mm/tháng. Đà Nẵng là nơi chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai như gió bão, thủy triều, sóng thần và chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu. Về cơ bản khí hậu Đà Nẵng vẫn thuận lợi cho quá trình ĐTH và phát triển KT – XH. Lãnh thổ Đà Nẵng bao gồm phần đất liền và biển, tài nguyên nước của TP khá phong phú cả nước dưới đất và nước mặt. Tổng lượng dòng chảy khoảng 12,3 tỉ m3/năm, nhưng phân bố không đều (mùa mưa chiếm từ 65 – 80%, mùa khô chỉ chiếm 20 – 35%). TP Đà Nẵng có 2 sông chính là sông Hàn và sông Cu Đê, nhưng nguồn cung cấp nước cho TP chủ yếu lấy từ sông Vu Gia chảy qua sông Yên về sông Cầu Đỏ cung cấp nước cho nhà máy nước Cầu Đỏ. Nhu cầu về nước tăng lên rất nhanh, năm 2020 đạt 230 triệu m3/năm, dự báo đến 2025 nguồn nước của TP chỉ đáp ứng 50% nhu cầu, TP cần có các biện pháp kiểm kê, đánh giá và quy hoạch nguồn nước, xây dựng kế hoạch sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước. 2.1.2.3. Tài nguyên biển - TP Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, vùng biển rộng trên 15.000 km2, trữ lượng hải sản dự báo 1.136.000 tấn, vùng biển của Đà Nẵng là một ngư trường quan trọng của vùng Trung Trung Bộ, khai thác từ 150.000 – 200.000 tấn hải sản/năm. - Vịnh Đà Nẵng có diện tích rộng 116 km2, chu vi 46km, có độ sâu trung bình từ 10 – 17m, là vịnh kín rất thuận lợi cho xây dựng hải cảng, các tàu lớn có trọng tải đến 50.000 tấn đều có khả năng ra vào vịnh dễ dàng. Vị trí thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa tới các cảng trong nước, khu vực ĐNÁ và Châu Á – TBD. - Biển và bờ biển Đà Nẵng được thiên nhiên ưu đãi có nhiều bãi biển đẹp, bãi tắm tốt, nổi bật nhất là các bãi biển Mỹ Khê, Non Nước, Bắc Mỹ An, Xuân Thiều, Làng Vân, Tiên Sa, Bãi Bụt,… Tạo cho TP có thế mạnh nổi bật về du lịch biển, tác động mạnh đến ĐTH, trong việc quy hoạch và thiết kế đô thị với chức năng du lịch. 2.1.2.4. Tài nguyên rừng Điều kiện địa chất, địa hình và khí hậu tạo cho Đà Nẵng hệ sinh vật khá phong phú. Hiện tại, Đà Nẵng có diện tích rừng khoảng 67.148 ha, chủ yếu tập trung ở phía Tây và Tây Bắc thành phố, bao gồm 3 loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Tỷ lệ che phủ rừng là 49,6%, trữ lượng gỗ khoảng 3 triệu m³. Rừng của thành phố tập trung ở 3 khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc, khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân. Rừng của thành phố có ý đặc biệt quan trong bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng môi trường đô thị và giá trị phát triển du lịch. 5
  8. 2.1.3. Kinh tế - xã hội 2.1.3.1. Lịch sử hình thành đô thị Đà Nẵng Đà Nẵng là một TP có bề dày lịch sử, gắn liền với lịch sử mở mang bờ cõi của dân tộc và cũng gắn với lịch sử của Xứ Quảng qua các thời kỳ Sa Huỳnh – Chăm Pa, thời Nhà Nguyễn, Đà Nẵng đã là một thương cảng, quân cảng quan trọng lớn nhất miền Trung; đến thời thuộc Pháp, Đà Nẵng trở thành đô thị cảng lớn thứ 2 của miền Nam. Từ sau khi đất nước thống nhất, Đà Nẵng trở thành đô thị của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, năm 1997, Đà Nẵng được công nhận là TP trực thuộc trung ương và đến 2003 Đà Nẵng được công nhận là đô thị loại I trực thuộc trung ương. Đây là động lực rất lớn thúc đẩy quá trình ĐTH và phát triển với mục tiêu trở thành một đô thị lớn ở Việt Nam. 2.1.3.2. Dân cư - lao động - Dân cư: là yếu tố tác động trực tiếp đến ĐTH và sự phát triển KT – XH của đô thị. Dân số Đà Nẵng năm 2020 đạt 1.169,5 nghìn người (tăng 1,54 lần so với năm 2003), chiếm gần 1,2% dân số cả nước, đứng thứ 38/63 tỉnh thành và đứng 5/5 TP trực thuộc trung ương. - Trong từng đơn vị hành chính quận, huyện sự biến động về quy mô, tốc độ tăng dân số có khác nhau: hai quận trung tâm Thanh Khê và Hải Châu luôn chiếm tỉ trọng lớn và giai đoạn đầu tăng trưởng nhanh; từ 2006 – 2010 vùng ven và ngoại ô có tỉ lệ tăng trưởng dân số bắt đầu nhanh; từ 2010 – 2020 tỉ lệ tăng ở vùng trung tâm bắt đầu chậm dần, các khu tái định cư, các khu đô thị mới, các khu gần KCN tốc độ tăng trưởng cao hơn. Cao nhất là quận Liên Chiểu 7,4%/năm, sau là Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn (chủ yếu là gia tăng cơ giới). - Lao động Cùng với gia tăng dân số, nguồn lao động đang làm việc của TP tăng nhanh, năm 2003 có 355,8 nghìn, trong đó lao động đang làm việc là 337,4 nghìn người, đến 2020 tăng lên 586,2 nghìn, trong đó lao động đang làm việc là 534,5 nghìn người, tăng 1,6 lần. Với sự gia tăng đó tạo cho nguồn lao động dồi dào, có khả năng đáp ứng nhu cầu lao động cho các ngành KT, nhất là CN và DV, là điều kiện thúc đẩy ĐT phát triển. 2.1.3.3. Trình dộ phát triển kinh tế Trình độ phát triển kinh tế là nhân tố quan trọng tác động đến quá trình ĐTH. Quy mô nền kinh tế tăng nhanh, tổng GRDP (theo giá cố định 2010) năm 2003 mới đạt 15.330,3 tỉ đồng, nhưng đến 2020 đã đạt: 63.907,0 tỉ đồng, tăng 4,2 lần. Tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2003 – 2020 bình quân 10%/năm, đưa Đà Nẵng từ một đô thị đứng thứ 22/63 tỉnh, thành (2010), hiên nay vươn lên đứng 11/63 tỉnh thành và đứng 4/5 thành phố loại I trực thuộc trung ương (2020), dẫn đầu trong các tỉnh thành VKTTĐMT. 2.1.3.4. Khoa học công nghệ KHCN tác động mạnh đến ĐTH đặc biệt là cuộc cách mạng 4.0. Cách mạng 4.0 tác động đến ĐTH ở mọi khía cạnh như quản lý, kiểm soát ĐTH và tất cả các hoạt động như giao thông đô thị, CN, DV, các hoạt động xã hội, đồng thời hướng tới phát triển đô thị thông minh hiện đại. Năm 2014, TP đã phê duyệt đề án “TP thông minh hơn”, đã triển khai nhiều ứng dụng thông minh, tiện ích trên môi trường số, hình thành dữ liệu số và chia sẻ dữ liệu lẫn nhau; triển khai Cổng dữ liệu mở để cung cấp dữ liệu và công khai thông tin cho người dân, doanh nghiệp. Cụ thể đã thí điểm ứng dụng thông minh vào một số lĩnh vực chuyên ngành như: trong quản trị thông minh, triển khai hệ thống giám sát tập trung Mini IOC và 6 dịch vụ đô thị thông minh. 2.1.3.5. Toàn cầu hóa và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Toàn cầu hóa tạo sự lưu thông xuyên quốc gia về dòng vốn, dòng lao động và dòng hàng hóa, thị trường, thúc đẩy sự phát triển của các quốc gia, đồng thời cũng tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ trong phát triển. TP Đà Nẵng đã có nhiều giải pháp để tăng cường hợp tác phát triển trong các lĩnh vực như CN, CNC, CNTT, du lịch,…tạo ra nhiều mặt hàng chủ lực tham gia vào thị trường khu vực và thế giới, năng lực cạnh tranh hàng hóa của TP Đà Nẵng luôn được các đối tác đánh giá cao. - TP tích cực cải cách hành chính, có nhiều chính sách thu hút nguồn vốn FDI, tạo nguồn lực rất cho phát triển KT – XH và thúc đẩy ĐTH. Tính đến 2020, lũy kế các dự án FDI còn hiệu lực là 884 dự án, với tổng số vốn đăng kí đạt 3.598,2 triệu USD. Các lĩnh vực thu hút nguồn vốn FDI 6
  9. mạnh nhất là CN chế biến, chế tạo chiếm 49,9%, kinh doanh bất động sản chiếm 19,8%, DV lưu trú, ăn uống chiếm 10,4%. Các quốc gia có nguồn vốn FDI lớn là Singapore chiếm 28,2%, Nhật Bản chiếm 21,3%, Hoa Kỳ chiếm 14,7%. 2.1.3.5. Thể chế chính sách Các văn bản pháp lý quan trọng chỉ đạo phát triển ĐTH và KT – XH của TP Đà Nẵng là: Nghị quyết số 33/QĐ – TW (2003) về xây dựng và phát triển TP Đà Nẵng trong thời kì CNH, HĐH đất nước; Quyết định thành lập VKTTĐMT của Thủ tuớng Chính phủ (2004), TP Đà Nẵng được xác định là TP đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho VKTTĐMT và cả miền Trung - Tây Nguyên; Nghị quyết số 43 - NQ/TW (2019) của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Đây chính là chìa khóa pháp lý nhằm đẩy nhanh quá trình ĐTH, đưa TP Đà Nẵng trở thành đô thị văn minh, hiện đại của cả nước. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, KT – XH, Đà Nẵng cũng có những khó khăn hạn chế ảnh hưởng quá trình ĐTH. Là vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng thiên tai, mưa bão, lũ lụt với sức tàn phá mạnh, ảnh hưởng rất lớn đến CSHT, CSVCKT và sự phát triển KT – XH của thành phố; Diện tích đất tự nhiên không lớn, diện tích đất chưa sử dụng còn ít, nên hạn chế sự phát triển không gian đô thị; Chưa thu hút mạnh được nguồn lao động chất lượng cao, trẻ, năng động và sáng tạo ở trong nước và nước ngoài đến làm ăn, sinh sống. 2.2. Thực trạng ĐTH ở Đà Nẵng Qua 17 năm thực hiện ĐTH, Đà Nẵng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng thể hiện qua một số tiêu chí đánh giá về: chức năng đô thị, về quy mô dân số, về kinh tế và mở rộng không gian đô thị. 2.2.1. Chức năng đô thị Năm 2003, Đà Nẵng được công nhận là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, TP Đà Nẵng thực sự chuyển mình nhanh chóng thực hiện chức năng là một đô thị tổng hợp: là trung tâm kinh tế lớn của quốc gia về du lịch, CN, DV tài chính ngân hàng; trung tâm văn hóa thể dục thể thao, giáo dục đào tạo, trung tâm KHKT và CN của khu vực miền Trung – Tây Nguyên; là đầu mối giao thông, viễn thông quan trọng trong vùng, quốc gia và quốc tế; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước. 2.2.2. Quy mô dân số đô thị 2.2.2.1. Quy mô dân số đô thị giai đoạn 2003 – 2020 a. Quy mô về dân số - Dân số sau 18 năm tăng 1,6 lần. Tính bình quân năm tăng 20,2 nghìn người, giai đoạn 2003 - 2010 tốc độ tăng là 2,62%/năm, giai đoạn 2010 – 2020 là 2,54%. - Sự tăng trưởng dân số của TP Đà Nẵng do gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học, trong đó tỉ lệ gia tăng tự nhiên nhỏ, trung bình từ 1,15 đến 1,25%/năm. Tuy nhiên, dân số TP vẫn tăng nhanh do tỉ lệ gia tăng cơ học cao so với các TP trong cả nước và cao nhất so với các tỉnh miền Trung, đạt mức bình quân 1,0%/năm. Có 3 nguyên nhân cơ bản khiến số lượng người nhập cư vào TP Đà Nẵng trong thời gian qua cao: (1) do mục đích kinh tế; (2) do điều kiện sống tốt hơn; (3) Đà Nẵng có quá trình ĐTH nhanh nhất cả nước đã làm thay đổi bộ mặt thành phố, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hơn nữa các chính sách, thủ tục về nhập cư, về đất thổ cư cũng thông thoáng hơn. Tất cả nguyên nhân tạo nên lực hút dân từ các tỉnh lân cận, nhiều nhất là các tỉnh Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Điều này thể hiện mặt tích cực trong thu hút nguồn lao động có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu ĐTH, tuy nhiên cũng gây nhiều sức ép đối với giải quyết việc làm, nhà ở và các vấn đề xã hội khác. b. Quy mô về tỉ lệ dân thành thị TP Đà Nẵng là đô thị có số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị luôn cao, năm 2003 tỉ lệ dân thành thị đã 79,1%, từ 2003 – 2020, quá trình ĐTH nhanh, không gian đô thị được mở rộng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch, đa dạng hóa các hoacti động DV phi NN, số dân thành thị tăng từ 591,0 nghìn người (2003) lên 1020,4 nghìn người (2020) tỉ lệ dân thành thị đạt 87,3%, đứng đầu cả nước. Kinh tế đô thị chuyển dịch từ NN qua CN và DV, các quận mới được thành lập, các xã được sát nhập vào 7
  10. quận, hoạt động kinh tế cũng được chuyển sang CN và DV nên tỷ lệ dân thành thị ở các quận đều chiếm 100%. 2.2.2.2. Lao động - Gia tăng dân số và quá trình ĐTH nhanh nên lực lượng lao động của TP Đà Nẵng cũng tăng nhanh. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế so với tổng lao động chiếm tỉ lệ ngày càng cao, năm 2003 – 2005 chiếm 75%, từ sau 2010 con số này vượt lên 95%, sang năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịc Covid – 19 tỉ lệ lao động đang làm việc giảm còn 91,2%. Điều này cho thấy, TP đã chú trọng quan tâm giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỉ lệ lao động không có việc làm và thất nghiệp. - Về cơ cấu lao động thành thị và nông thôn: do hoạt động CN và DV phát triển mạnh, đã thu hút lao động vào khu vực đô thị nhiều, chiếm tỉ lệ cao, năm 2003 chiếm 73,4% tổng lao động, dến 2020 chiếm 84,5%, lao động nông thôn giảm từ 26,6 xuống còn 15,5%. - Về cơ cấu lao động theo ngành kinh tế: cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành chuyển dịch nhanh từ NN sang DV và CN kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động NN sang DV và CN. Năm 2003, tỉ lệ lao động trong NN là 30,2%, trong CN là 31,8%, trong DV là 38 %. Đến năm 2020 chỉ số lần lượt là: 3,3%; 28,4%; 68,3%. Sự gia tăng lực lượng lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời gia qua ở TP Đà Nẵng là kết quả của quá trình ĐTH nhanh chóng, phù hợp với tiến trình phát triển KT – XH. 2.2.3. Kinh tế đô thị 2.2.3.1. Quy mô GRDP Từ 2003 – 2020 quy mô GRDP của thành phố liên tục tăng và đạt mức 101.233,0 tỉ đồng, tăng 20,5 lần so với 2003. Trong đó hai ngành CN – XD và dịch vụ lại tăng nhanh, chiếm tỉ trọng cao, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm tỉ trọng nhỏ và giảm dần. Tỉ trọng này phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Một số chỉ tiêu về kinh tế của Đà Nẵng thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.8. Quy mô GRDP của thành phố giai đoạn 2003 – 2020 Chỉ tiêu ĐV 2000/2003 2005 2010 2015 2020 1. GRDP (giá Tỉ đồng 4946,9 11690,8 28902,0 63189,0 103.234 HH) - - 22/63 18/63 11/63 - So với cả nước - - 5/5 5/5 4/5 - So với 5 TPTW 2. Cơ cấu GRDP % 100 100 100 100 100 - Nông, lâm, ngư 7,8 5,1 3,8 2,0 2,2 - CN – XD 41,3 50,2 42,0 30,8 22,3 - Dịch vụ 50,9 43,2 51,6 56,4 65,1 - Thuế SP - 1,5 2,6 10,8 10,4 3. GRDP Tỉ đồng 3390,2 6236,3 28902,0 49381,0 63907,0 (giá SS 2010) (giá SS- (giá SS-94) 94) 4. Tốc độ TT % 9,9 13,8 11,6 8,64 -9,7 Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam và Tp Đà Nẵng các năm [16] Trong cơ cấu GRDP, tỉ trọng ngành nông, lâm, thủy sản thấp thứ 2/63 tỉnh thành (sau Tp Hồ Chí Minh) và tỉ trọng ngành dịch vụ cao thứ 3/63 tỉnh thành (sau TP Hà Nội và Hồ Chí Minh). Về tốc độ tăng trưởng luôn ở mức cao, riêng năm 2020 do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid – 19 nên TP Đà Nẵng là 1 trong 5 tỉnh thành có tốc độ tăng trưởng âm. 2.2.3.2. Cơ cấu ngành kinh tế Giai đoạn 2003 – 2010, Đà Nẵng chọn hướng đột phá ưu tiên phát triển CN, thực hiện song song với quá trình ĐTH, cơ cấu ngành kinh tế thể hiện CN – DV – NN; Các KCN tập trung được hình thành, đưa số lượng từ 2 lên 6 KCN, phát triển các ngành CN có giá trị cao, sản phẩm có nhu cầu lớn trên thị trường quốc tế và khu vực như điện tử, sản xuất linh kiện ô tô, hàng không, vũ trụ, dệt, may mặc,…Tỉ trọng CN tăng từ 26% (1997) lên 32,7% năm 2010. Giai đoạn từ 2010 – 2020, để khai thác các thế mạnh về nguồn lực và tìm đến sự phát triển kinh tế bền vững, Đà Nẵng lựa chọn mô hình phát triển kinh tế thân thiện, hiện đại với môi trường, 8
  11. lấy ngành DV làm mũi nhọn, ưu tiên đầu tư nguồn vốn cho DV, cơ cấu kinh tế chuyển dịch sang DV – CN – NN, tỉ trọng ngành DV tăng nhanh. 2.2.4. Cơ sở hạ tầng đô thị 2.2.4.1. Hệ thống giao thông - Hệ thống đường bộ: Quán trình ĐTH tập trung vào mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa các tuyến phố hiện có; quy hoạch mở thêm nhiều tuyến phố mới vào trung tâm thành phố, đến các khu du lịch; cải tạo, nâng cáp các tuyến giao thông nông thôn, tạo nên mạng lưới đường bộ của TP thay dổi về số lượng và chát lượng. Tính đến 2020, 6 quận nội thành đã có 2000 con đường với tổng chiều dài 1.303,574 km, nối hai bờ sông Hàn có 9 cây cầu lớn, hiện đại, 90% các tuyến giao thông nông thôn đã được bê tông hóa. Giao thông đường bộ kết nối đồng bộ tạo thuận lợi cho phát triển KT – XH, đặc biệt cho du lịch, DV và CN. - Hệ thống giao thông đường thủy, tập trung vào 2 loại: giao thông đường sông, quan trọng nhất là phục vụ du lịch trên sông Hàn, sông Cu Đê. Giao thông đường biển, thực hiện quy hoạch 3 cụm cảng từ 10 cảng nhỏ. Cụm cảng Tiên Sa đầu tư, nâng cấp và chuyển dần chức năng từ cảng hàng hóa sang cảng du lịch; xây dựng mới cụm cảng Liên Chiểu với chức năng vận chuyển hàng hóa và DV logistics; cụm cảng Thọ Quang, với chức năng cảng ác và DV ngư nghiệp. - Hệ thống giao thông đường hàng không: sân bay quốc tế Đà Nẵng, là 1 trong 5 sân bay quốc tế lớn của cả nước. Sân bay đã được cải tạo nâng cấp và xây dựng mới hiện đại. Đến năm 2020 đã có 2 nhà ga (ga nội địa và ga quốc tế). Sân bay quốc tế Đà Nẵng đạt loại 4E, hạng C theo chuẩn IATA, dảm bảo năng lực đón trên 260 chuyến bay, với hơn 40.000 lượt khách trong nước và quốc tế thông qua mỗi ngày. Sân bay quốc tế Đà Nẵng trở thành hạt nhân phát triển, kết nối các chuỗi DV đô thị, tạo nên động lực phát triển mới cho đô thị và ĐTH. - Hệ thống giao thông đường sắt: ga Đà Nẵng là một trong những ga lớn nằm trong tuyến đường sắt Bắc - Nam. CSHT và CSVCKT của nhà ga Đà Nẵng được đầu tư, trang bị khá tốt. Để đảm bảo giao thông đô thị, ga Đà Nẵng sẽ được di dời ra khỏi trung tâm, nhà ga mới nằm trên trục giao thông Tây Bắc TP, tạo nên hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại góp phần xây dựng TP văn minh, sạch đẹp và thông thoáng. 2.2.4.2. Hệ thống cung cấp điện Mạng lưới điện của thành phố không ngừng được cải thiện, nâng cấp ngày càng đồng bộ và hiện đại để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và phát triển của thành phố. Việc cung cấp điện cho thành phố khá ổn định, đáp ứng được nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân và khách du lịch. 2.2.4.3. Hệ thống cấp, thoát nước và xử lý nước thải - Mạng lưới cấp nước của TP đã phủ kín các quận nội thành, huyện còn lại có đường ống dọc theo các trục chính. Tỷ lệ dân số được cấp nước sạch trong các quận nội thành trên 98%, tính bình quân mức độ tiêu thụ nước của người dân TP đạt 128 lít/người/ngày. - Về hệ thống thoát nước và xử lí nước thải: TP Đà Nẵng đã quy hoạch xây dựng kết hợp hai loại hệ thống thoát nước chung và hệ thống thoát nước thải riêng dẫn về trạm xử lý. Đến 2020 TP có 6 trạm xử lí nước thải, với tổng công xuất đạt 316.000 m3/ngày, cơ bản đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị. 2.2.4.4. Hệ thống bưu chính/ viễn thông Cơ sở hạ tầng cho công nghệ thông tin được đầu tư phát triển, đến 2020 đã có 60 đài vệ tinh, hình thành mạng wifi miễn phí trên toàn TP, 9 tuyến truyền dãn nội tỉnh, 3 tuyến viba, mạng không dây và 430 điểm phát sóng tại các khu vực trung tâm, các điểm du lịch, khu vực công cộng. Mạng lưới viễn thông hiện đại và ổn định, đáp ứng nhu cầu chuyển tải thông tin, giao tiếp của người dân và du khách 430 điểm phát. Đề án TP thông minh đã đưa vào hoạt động “Trung tâm thông tin dịch vụ công”, cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc về dịch vụ hành chính công cho các tổ chức, cá nhân. 2.2.4.5. Hệ thống y tế, giáo dục - Mạng lưới giáo dục được chú trọng đầu tư, đến 2020 TP có: 192 trường tiểu học, 57 trường THCS, 24 trường THPT, đảm bảo cho gần 200.000 HS từ bậc Tiểu học đến THPT được đến trường. Các công trình xây dựng đảm bảo 97,0% HS tiểu học được học 2 buổi/ngày; Về giáo dục bậc cao, TP có 15 trường Cao đẳng và 12 trường Đại học, với gần 120.000 sinh viên cao đẳng và 9
  12. đại học. TP đã xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung và Cổng giao tiếp dữ liệu ngành giáo dục, liên thông phần mềm quản lý trường học. - Mạng lưới cơ sở y tế được xây dựng đảm bảo về số lượng, chất lượng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân được nâng cao đáng kể. Đến 2020, 100% phường, xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Hiện nay, toàn TP có 86 cơ sở y tế (trong đó có 24 bệnh viện), với 7.680 gường bệnh, đạt 79,0 gường/10.000 dân, có 20,3 bác sĩ/10.000 dân . 2.2.5. Sự mở rộng không gian đô thị - Trước năm 2003 Đà Nẵng là một đô thị nhỏ bé, dân số chưa đến 600.000 người, khu vực nội thành chỉ gồm 3 quận (Hải Châu, Thanh Khê và quận 3, với diện tích khoảng 5.600 ha, với số dân đô thị 591.000 người (chiếm tỉ lệ 79,1%). Diện tích nội thị nhỏ hẹp, CSHT thiếu thốn, đặc biệt là giao thông, có 100 con đường, đường phố chật hẹp, nhieuf khu vực còn là đường đất đá; việc giao thông đi lại hai bên sông Hàn chỉ có một bến phà đường thủy, một cây cầu đường bộ và một cây cầu đường sắt; các công trình điện, nước, DV công cộng thiếu thốn, vẹ sinh môi trường hạn chế, đời sống người dân còn khó khăn; tài nguyên chưa được khai thác, TP biển nhưng ven biển chỉ là những xóm chai nghèo, kinh tế tự cung, tự cấp, TP quay lưng với biển, thiếu động lực phát triển. - Từ năm 2003 – 2020, TP Đà Nẵng tập trung vào quy hoạch lại toàn bộ không gian đô thị, quy hoạc sử dụng đất, xác định các khu đô thị cần chỉnh trang, các khu đô thị mới, ban hành, phổ biến các chính sách đền bù, giải tỏa,… Sau công cuộc tái thiết, xây dựng đô thị đã thu được những kết quả đáng chú ý: (1) Tạo nên hệ thống CSHT đồng bộ và tương đối hiện đại, nhất là giao thông đường phố được mở rộng, hiện đại hơn. Toàn TP có 2.000 con đường, với tổng chiều dài 1.300km, nối hai bờ Đông – Tây sông Hàn là 9 cây cầu đặc sắc bắc qua, cảnh quan, môi trường đô thị thay đổi sâu sắc. (2) Các khu đô thị mới được hình thành và được quy hoạch theo hướng đô thị hiện đại; toàn bộ vùng ven biển đã phủ kín các dự án cho phát triển du lịch, dọc ven biển là các tuyến đường rộng rãi, cảnh quan đẹp được hoàn thiện. (3) Không gian đô thị được mở rộng lên tới gần 21.300 ha, tức gấp hơn 4 lần so với đô thị cũ. Đô thị được mở rộng theo các hướng ưu tiên như Tây – Tây Bắc; Nam – Đông Nam và Tây Nam. (4) Xác định các khu chức năng và hướng mở rộng cho các khu: khu đô thị trung tâm; khu đô thị du lịch, thương mại và cảng biển ven biển phía Đông; khu đô thị CN và CNC phía Tây – Tây Bắc; khu đô thị sinh thái, văn hóa, thể thao và bảo tồn di tích lịch sử phía Nam – Tây Nam. Chương 3 TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 3.1. Tác động của ĐTH đến phát triển KT – XH của thành phố Đà Nẵng 3.1.1. Tốc độ tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 3.1.1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế - ĐTH và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ, ĐTH thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời tăng trưởng kinh tế là nhân tố quyết định đối với ĐTH. Giai đoạn 2003 – 2020, GRDP tăng trung bình 10%/năm, mặc dù tốc độ tăng trưởng giữa các năm có khác nhau. Riêng năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 TP Đà Nẵng có tốc độ tăng trưởng âm (-9,8%). Tuy nhiên quy mô GRDP vẫn ở thứ hạng cao của cả nước: năm 2010 đứng thứ 22/63 tỉnh thành, đến 2020 lên vị trí 17/63 tỉnh thành. - ĐTH tác động đến tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế: nhóm ngành CN – XD và DV có tộc độ tăng trưởng cao và liên tục, do khai thác lợi thế về tự nhiên và KT – XH, nhóm ngành N – L – TS có tốc độ tăng trưởng thấp và giảm dần. Năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19, tốc độ tăng trưởng của các ngành đều giảm, dẫn đến tốc độ tăng trưởng GRDP toàn TP có giá trị âm. 3.1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế a. Chuyển dịch cơ cấu GRDP theo nhóm ngành kinh tế 10
  13. ĐTH đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành công theo cả chiều rộng và chiều sâu. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP theo hướng hiện đại và bền vững là DV - CN – NN, phù hợp với những lợi thế cơ bản về các nguồn lực của TP và phù hợp với xu thế chung của quá trình ĐTH ở các nước trên thế giới và Việt Nam. Năm 2003, tỉ trọng ngành N-L-TS là 6,4%, ngành CN- XD là 45,6%, ngành DV là 43,2%, đến 2020 chỉ số lần lượt của các nhóm ngành trên là: 2,2%; 21,1%; 66,5%. Động lực của sự chuyển dịch này là do quá trình ĐTH diễn ra nhanh, mạnh, tạo động lực thúc đẩy phát triển ngành DV du lịch, thương mại,… b. Chuyển dịch cơ cấu GRDP theo thành phần kinh tế Cơ cấu theo thành phần kinh tế của TP trong thời gian qua cũng có sự chuyển biến rõ rệt giữa khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước. Tỷ trọng thành phần kinh tế Nhà nước giảm nhanh, từ 58,5% (2003) xuống 23.9% (2020), trong khi tỷ trọng khu vực ngoài Nhà nước ngày càng tăng cao, từ 23,9% lên 56,0%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng bắt đầu tăng từ từ 7,4% lên 9,9% năm 2020. Sự chuyển dịch này chứng tỏ ĐTH đã tác động đến việc tham gia ngày càng rộng của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước. 3.1.2. ĐTH tác động đến các ngành kinh tế trụ cột của TP Đà Nẵng 3.1.2.1. ĐTH tác động đến sự phát triển Du lịch a. ĐTH tạo nền tảng hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan đô thị cho du lịch - ĐTH làm thay đổi căn bản CSHT đô thị, tạo nên hệ thống hạ tầng khá đồng bộ và hiện đại như hệ thống giao thông đường bộ, đường ô tô, đường sắt, đường thủy, đường hàng không, nối liền các điểm, các khu du lịch trong TP và kết nối với các trung tâm du lịch của các tỉnh lân cận, tạo điều kiện thuận lợi cho TP Đà Nẵng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước (năm 2019 đón 8,7 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa gần 5,2 triệu lượt; khách quốc tế hơn 3,5 triệt lượt), tổng thu đạt 8,7 nghìn tỷ đồng. Năm 2020, do đại dịch Covid – 19 các chỉ số đều giảm chỉ bằng 1/2 của năm 2019. - ĐTH đã tạo được những điểm nhấn về hạ tầng và cảnh quan cho du lịch: Đà Nẵng là vùng đệm của 3 khu vực di sản thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Nhờ thực hiện ĐTH, hình thành các khu đô thị mới, các khu ghỉ dưỡng với cảnh đẹp ấn tượng mang bản sắc riêng của TP vịnh biển; đô thị thiết kế thành chuỗi chạy dọc hành lang ven biển và dọc hai bờ sông Hàn, với các công trình kỹ thuật có kiến trúc độc đáo thể hiện tính riêng biệt của Đà Nẵng. Đáng chú ý nhất là những cây cầu vừa hiện đại vừa độc đáo, những con đường, những công viên xanh, những khu vui chơi đẳng cấp… b. ĐTH tạo thuận lợi thu hút nhiều dự án đầu tư cho du lịch Đà Nẵng ĐTH đã góp phần thu hút nhiều dự án đầu tư cho việc xây dựng CSVCKT phục vụ du lịch. Giai đoạn 2003 – 2020 nhiều dự án trọng điểm đã hoàn thành và đi vào hoạt động, tác động rất lớn đến sự phát triển du lịch. Các dự án tiêu biểu nhất là: - Các dự án đầu tư xây dựng CSVCKT cho du lịch như: dự án xây dựng khu du lịch Bà Nà Hills, dự án Công viên Châu Á, dự án Công viên suối nước nóng Thần Tài, dự án Công viên nước Đà Nẵng Mikazuki. - Các dự án xây dựng các sân golf: như dự án sân golf BRG Danang Golf Course, dự án sân golf Bà Nà Hills. - Các dự án đầu tư về xây dựng các cơ sở lưu trú, khách sạn: hàng loạt dự án của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực khách sạn như: Tập đoàn lớn như Mường Thanh, Tập đoàn kinh doanh khách sạn Pháp, AccorHotels, Tập đoàn Marriott, InterContinental Hotel Group của Anh, Tập đoàn Empire Group, Tập đoàn Route Inn Group của Nhật Bản, Tập đoàn Ascott Limited của Singapore, Tập đoàn Hilton Worldwide của Mỹ. Sự thu hút đầu tư này đã làm cho CSVCKT của ngành du lịch vừa tăng lên về số lượng và thay đổi về chất lượng và làm thay đổi diện mạo và tăng cường năng lực cạnh tranh của du lịch TP Đà Nẵng, trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn, thân thiện, an toàn. c. ĐTH tác động tới quy hoạch và hình thành các khu du lịch của TP Việc hình thành các khu chức năng của đô thị đã tạo thuận lợi và thúc đẩy việc quy hoạch các điểm, các khu du lịch, các tuyến du lịch: 11
  14. - Khu du lịch ven biển phía Đông và ven biển Tây Bắc: ven biển phía Đông có các bãi biển đẹp nổi tiếng như Mỹ Khê, Bắc Mỹ An Ven biển Tây Bắc có các bãi biển như Xuân Thiều, Nam Ô. Sản phẩm du lịch độc đáo ở các khu này là tắm biển, thể thao biển, tham quan nghỉ dưỡng và mua sắm. - Khu du lịch bán đảo Sơn Trà: là khu bảo tồn thiên nhiên, xung quanh bán đảo có rất nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng như Tiên Sa, Bãi Bụt, Bãi Rạng, Bãi Nam,... nên du lịch phát triển với sản phẩm du lịch đặc trưng là nghỉ dưỡng biển cao cấp, văn hóa ẩm thực và du lịch sinh thái. - Khu du lịch Tây Bắc: Bà Nà – Núi Chúa là khu du lịch nổi bật, nằm ở độ cao 1489m, nhiệt độ trung bình 18oC, là khu dự trữ thiên nhiên quốc gia, Bà Nà Hills đã trở thành một khu du lịch nổi tiếng, với các sản phẩm đa dạng, độc đáo như du lịch sinh thái, tham quan, vui chơi, giải trí và ẩm thực Âu, Á. - Khu du lịch Ngũ Hành Sơn, là danh thắng nổi tiếng với quần thể núi Ngũ Hành, bãi biển Non Nước và Làng nghề đá mỹ nghệ. Các sản phẩm du lịch tham quan danh thắng Non Nước và làng nghề đá mỹ nghệ; nghỉ dưỡng, tắm biển, thể thao biển; du lịch tâm linh,... 3.1.2.2. ĐTH tác động đến phát triển cảng biển a. Tác động đến quy hoạch và xây dựng hạ tầng kỹ thuật cảng biển Từ 2003 TP đã xác định nhiệm vụ chiến lược là quy hoạch, bố trí lại các cụm cảng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật để cảng Đà Nẵng trở thành cảng biển lớn và hiện đại nhất miền Trung - Tây Nguyên; nâng cao năng lực và công suất tàu hàng đến 50.000 DWT, tàu container 2.500 Teus, tàu khách đến 75.000 GRT; xây dựng hệ thống giao thông vận tải cảng đồng bộ, có thể kết nối giữa các loại đường với cảng. NHờ quá trình ĐTH, quy hoạch đô thị hiện đại, TP đã quy hoạch thành 3 cụm cảng biển từ 10 cảng nhỏ, nâng cấp với quy mô lớn và hiện đại. - Cụm cảng Tiên Sa: đã được mở rộng, nâng cấp và hiện đại hóa. Cảng đã xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000, nâng cao chất lượng DV cho khách hàng. Từ 2016 cảng nâng cấp trở thành “cảng xanh” đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. - Cụm cảng Liên Chiểu: là cảng nhỏ, chuyên dụng, gắn với KCN Hòa Khánh, Liên Chiểu. Sauk hi hoàn thành đầu tư mở rộng cụm cảng này sẽ đảm nhiệm 2 chức năng chính: là bốc xếp hàng hóa tổng hợp, hàng container và DV logistics trong nước, khu vực Đông Nam Á và châu Á – Thái Bình Dương. - Cụm cảng Thọ Quang: là cảng cá gắn với Âu thuyền Thọ Quang, gòm cảng cá, chợ đầu mối thủy sản và khu neo đậu tàu tránh bão, đảm bảo an toàn khi ra khơi, thúc đẩy thủy sản phát triển mạnh. b. ĐTH tác động đến chuyển đổi chức năng của các cụm cảng ĐTH đã tác động đến chuyển đổi chức năng của các cụm cảng - Cảng Tiên Sa từ cảng hàng hóa chuyển đổi chức năng thành cảng du lịch. Đây là đột phá trong khai thác thế mạnh về du lịch và cảng biển. Cảng Tiên Sa có cảnh quan đẹp, nằm sát các khu du lịch Hội An, Mỹ Sơn của Quảng Nam. Quá trình ĐTH đã xây dừng hệ thống giao thông thuận tiện đi từ cảng đến các khu du lịch, các khu nghỉ mát. Cảng đã xây dựng một nhà ga đón khách, có bến bãi phục vụ tàu du lịch, cải tiến chất lượng các DV phục vụ, phối hợp chặt chẽ với hải quan, công an, cảng vụ, biên phòng để đảm bảo an toàn cho khách. Tuy chưa trở thành cảng chuyên dụng về du lịch, nhưng cũng đã thu hút nhiều tàu du lịch trong và ngoài nước cập bến. - Cảng Liên Chiểu: đảm nhận chức năng vận chuyển hàng hóa và DV logistics. TP đang triển khai đầu tư xây dựng CSHT, CSVCKT, hệ thống kho bãi và thiết bị công nghệ, hướng đến phát triển mạnh DV logistics cảng biển, khai thác tiềm năng của vùng hậu phương Tây Nguyên, Lào, Thái Lan, qua hành lang Kinh tế Đông Tây mang lại giá trị cao. 3.1.2.3. ĐTH tác động đến sự phát triển Công nghiệp a. ĐTH tác động đến hình thành và phát triển các KCN tập trung (gọi tắt là KCN) - Trước năm 2003, CN TP Đà Nẵng chưa phát triển, toàn thành phố có 2 KCN. Ngay sau khi trở thành đô thị loại I trực thuộc trung ương, TP tập trung đẩy nhanh quá trình CNH. ĐTH trong thời kỳ này tác động mạnh tới việc quy hoạch, xây dựng các KCN. TP xá định không gian cho các 12
  15. KCN nằm ở phía Tây Bắc và Tây Nam TP. Việc xây dựng CSHT, CSVCKT cho các KCN được thực hiện nhanh chóng. - Đến năm 2020, Đà Nẵng đã quy hoạch và xây dựng 6 KCN lớn tập trung, 1 khu CNC với diện tích 970,50 ha đã đi vào hoạt động và 1 khu CNTT tập trung nằm ở vị trí thuận lợi. + Các KCN bao gồm: KCN Đà nẵng, KCN Hòa Khánh, KCN Liên Chiểu, KCN dịch vụ thủy sản Đà Nẵng, KCN Hòa Cầm, KCN Hòa Khánh mở rộng, khu CNC Đà Nẵng, khu CNTT tập trung. Các KCN có hệ thống CSHT, CSVCKT hoàn thiện, đồng bộ, cảnh quan môi trường được chú trọng theo đúng tiêu chuẩn. + Khu CNTT được thiết kế xây dựng theo hình mẫu “Thung lũng Silicon” của Hoa Kì, là một trong những Trung tâm CNTT tốt nhất châu Á, cung cấp những dịch vụ, nguồn nhân lực chất lượng cao và những sản phẩm CNTT tốt nhất cho thế giới. b. ĐTH tác động đến sự thay đổi cơ cấu trong CN ĐTH đã tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. TP chú trọng phát triển CN nhưng không xung đột với du lịch, tập trung đổi mới công nghệ, phát triển CN sạch, xây dựng các KCN sinh thái, đảm bảo phát triển beeng vững. Theo đó cơ cấu ngành trong nội bộ ngành CN có sự thay đổi theo hướng: tăng cường phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh, có hàm lượng công nghệ và giá trị tang cao như CN - CNC, CN Điện tử - Tin học, linh kiện ô tô, hàng không vũ trụ,…Đồng tời giảm tỷ trọng các ngành CN dựa vào khai thác tài nguyên, các ngành có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như luyện kim, sản xuất xi măng,… Sự thay đổi về cơ cấu trong nội bộ ngành CN là phù hợp với xu thế chung trên thế giới, và để bắt kịp xu hướng cuộc cách mạng 4.0, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cho đô thị. 3.1.2.4. ĐTH tác động tới hạ tầng giao thông a. ĐTH tác động tới quy hoạch các đầu mối giao thông chính của thành phố Phát triển giao thông đô thị là yếu tố cơ bản quyết định tương lai phát triển của thành phố, quá trình ĐTH của Đà Nẵng đã thực hiện quy hoạch các đầu mối giao thông, đường ô tô, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. - Đối với giao thông đường bộ: ĐTH đã thực hiện di dời và quy hoạch lại các bến xe phía Bắc, xây dựng mới bến xe phía Nam; liên kết với các đơn vị vận tải lớn, uy tín, cung cấp gần 100 tuyến xe đi khắp các tỉnh trên cả nước và cả tuyến sang nước bạn Lào; thực hiện quy hoạch, xây dựng cầu vượt, đường ngầm, điển hình là cầu vượt Hòa Cầm ở nút giao thông Hòa Cầm, cầu vượt Ngã Ba Huế ở nút giao thông Ngã Ba Huế đã tránh ùn tắc giao thông, đồng thời tạo điểm nhấn và nét riêng cho đô thị Đà Nẵng. - Đối với giao thông đường thủy: đối với giao thông đường sông, chủ yếu là trên sông Hàn ở trung tâm TP và sông Cu Đê ở phía Tây Bắc, phục vụ du lịch nội địa; Đối với giao thông đường biển, đã quy hoạch, xây dựng thành ba cụm cảng lớn: cảng hàng hóa Tiên Sa đang đầu tư để chuyển đổi dần sang chức năng cảng du lịch; cảng Liên Chiểu là cảng vận chuyển hàng hóa và dịch vụ logistics; cảng Thọ Quang là cảng cá và dịch vụ thủy sản, nhằm khai thác các thế mạnh về biển. - Sân bay quốc tế Đà Nẵng, đầu mối giao thông chính và quan trọng của giao thông hàng không, để đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị, năm 2016 đã cải tạo nâng cấp nhà ga nội địa và xây dựng nhà ga quốc tế đưa vào hoạt động năm 2017. Sân bay quốc tế Đà Nẵng trở thành một đô thị sân bay hiện đại, đẹp đẽ, quảng bá hình ảnh trẻ trung, năng động, sáng tạo của TP Đà Nẵng ra thế giới. b. ĐTH tác động đến xây dựng hạ tầng giao thông kết nối vùng và ngoại vùng - Đà Nẵng được xác định vai trò là thành phố động lực thúc đẩy sự phát triển KT – XH của VKTTĐMT, vì vậy ĐTH, Đà Nẵng rất chú trọng "Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tạo động lực lan tỏa", xây dựng các hệ thống đường sắt, đường bộ cao tốc, đường thủy, đường hàng không kết nối với nhau, kết nối trong vùng, kết nối với hệ thống giao thông quốc gia và quốc tế. - Giao thông được quy hoạch và kết nối theo 2 trục chính là trục Bắc – Nam kết nối với tất cả các tỉnh thành vùng Duyên hải miền Trung vùng phía Bắc và phía Nam; trục Đông – Tây, kết nối với các tỉnh Tây Nguyên và từ đây, có thể kết nối với các nước trong khu vực để thu hút nguồn nguyên liệu, hàng hóa các vùng và các nước lân cận như Tây Nguyên, Lào, Đông Bắc Thái Lan, Mianma,…qua hệ thống đường bộ, cảng biển và đường hàng không. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2