
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lí học: Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Tiền Giang
lượt xem 1
download

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lí học "Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Tiền Giang" được nghiên cứu với mục tiêu: Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DLST và DLSTMV, luận án tập trung phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển DLSTMV ở Tiền Giang. Từ đó, đề xuất định hướng và giải pháp phát triển DLSTMV nhằm nâng cao hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lí học: Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Tiền Giang
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ VĂN HIỆU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI MIỆT VƯỜN TỈNH TIỀN GIANG Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 62310501 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2024
- Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Xuân Hậu 2. PGS.TS. Đào Ngọc Cảnh Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thám Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế Phản biện 2: PGS.TS. Trần Viết Khanh Đại học Thái Nguyên. Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Trang Thanh Trường ĐH Vinh Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: ………........................................................................................................................ .................................................................................................................................... vào ………giờ……….ngày……….tháng………năm…….. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Đại học Sư phạm TP.HCM - Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM
- DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ❖ Xuất bản tiếng Việt 1. Lê Văn Hiệu, Dương Thanh Xuân. 2016. Sản phẩm lưu niệm và quà tặng trong hoạt động du lịch ở thành phố Cần Thơ. Hội nghị khoa học địa lý toàn quốc lần thứ 9 - tại Quy Nhơn, ngày 24-25 tháng 12 năm 2016. . 746- 753. 2. Lê Văn Hiệu, Đào Ngọc Cảnh, Dương Thanh Xuân. 2017. Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái miệt vườn đồng bằng Sông Cửu Long trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Hội thảo khoa học quốc tế "Phát triển kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế" tổ chức ngày 21/4/2017 tại Thành phố Hải Phòng, Việt Nam. . 812-820. 3. Lê Văn Hiệu. 2018. Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn - trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Tiền Giang. Hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ 10, tại Đà Nẵng, từ 21-22/4/2018. . 1009-1021. 4. Lê Văn Hiệu, Dương Thanh Xuân. 2018. Giải pháp khai thác các sản vật địa phương tỉnh An Giang trong phát triển du lịch. Tạp chí khoa học Đại học Đồng Tháp. 33. 60-66. 5. Lê Văn Hiệu, Nguyễn chí Hiệu, Dương Thanh Xuân. 2019. Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái trên các cồn tỉnh Bến Tre. Kỷ yếu hội nghị khoa học địa lí toàn quốc lần thứ XI. . 479-490. 6. Dương Thanh Xuân, Lê Văn Hiệu. 2018. Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tại tp Cần Thơ. Hội thảo KH Quốc Gia "Phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn trong bối cảnh hội nhập toàn cầu", TP. Hồ Chí Minh, ngày 22/9/2018. . 205-212. 7. Dương Thanh Xuân, Lê Văn Hiệu, Tân Phát Gia Bảo. 2018. Đánh giá điều kiện và tình hình phát triển loại hình du lịch homestay tại thành phố Cần Thơ. Tạp chí khoa học và kinh tế phát triển - ĐH Nan Cần THơ. 2. 43-52. 8. Dương Thanh Xuân, Lê Văn Hiệu, Nguyễn Thị Bình Nhi. 2018. Tiềm năng và giải pháp đưa văn hóa ẩm thực của Trà Vinh vào phát triển du lịch. Hội thảo khoa học "Văn hóa và văn học Nam Bộ trong thời kỳ hội nhập", ĐH Trà Vinh, ngày 28/8/2018. . 244-252. 9. Lê Văn Nhương, Hồ Thị Thu Hồ, Lê Văn Hiệu, Nguyễn Minh Quang, Trịnh Chí Thâm, Nguyễn Thị Ngọc Phúc, Trần Đức Tuấn, Nguyễn Cao Cường, Trần Thị Mỹ Linh. 2018. Học tập chuyển hóa trong các mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Hội Nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 10. . 214-221. 10. Trịnh Chí Thâm, Lê Văn Nhương, Huỳnh Hoang Khả, Lê Văn Hiệu, Nguyễn Thị Ngọc Phúc, Ngô Ngọc Trân. 2019. Đánh giá chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở thành phố cần thơ và tỉnh Kiên Giang qua một số tiêu chí. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Tập 55, Số 6. 62-73. ❖ Xuất bản tiếng Anh 1. Nguyễn Minh Quang, Hồ Thị Thu Hồ, Lê Văn Nhương, Lê Văn Hiệu, Trịnh Chí Thâm, Nguyễn Thị Ngọc Phúc. 2019. Transformative learning as a ground-up approach to sustainable development: narratives from
- Vietnam’s Mekong Delta. Asian Journal of Agriculture and Development. 16. 98-117. 2. Trịnh Chí Thâm, Hồ Thị Thu Hồ, Lê Văn Nhương, Lê Văn Hiệu, Nguyễn Minh Quang, Nguyễn Thị Ngọc Phúc. 2019. Transformative learning in resilient VACB model adapting to climate change in Phong Dien district, Can Tho City. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Vol. 11, No. 2. 111-122. ❖ Giáo trình Địa danh Việt Nam, 2017, NXB ĐH Cần Thơ, đồng tác giả ❖ Các đề tài nghiên cứu khoa học đã thực hiện Đề tài NCKH cấp trường: “Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái miệt vườn Đồng bằng sông Cửu Long”, chủ nhiệm, năm 2018
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vùng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long với đặc trưng là không gian văn hóa sông nước, vườn cây ăn trái nên từ lâu nơi đây đã khai thác thế mạnh này trong phát triển du lịch, tạo nên thương hiệu, định vị rõ một trong những loại hình sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng, đó là loại hình du lịch sinh thái miệt vườn. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định: Sản phẩm đặc trưng của vùng ĐBSCL là du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa sông nước miệt vườn, nghỉ dưỡng và sinh thái biển, du lịch MICE (Tổng cục Du lịch, 2012). Tiền Giang với vị trí nằm trải dài bên bờ Bắc sông Tiền nên được thừa hưởng nguồn phù sa màu mỡ cùng với khí hậu hài hòa…từ lâu nơi đây đã hình thành hệ sinh thái vườn trái cây rộng lớn và được mạnh danh là “Vương quốc trái cây”. Trên cơ sở đó, Tiền Giang đã hình thành và phát triển loại hình du lịch sinh thái miệt vườn đặc sắc này. Tuy nhiên, sự trùng lặp về ý tưởng, manh mún trong công tác tổ chức khiến cho du lịch miệt vườn ở đây chưa thể phát triển hết lợi thế, tiềm năng vốn có của mình. Ngành du lịch Tiền Giang bước đầu cũng đã có những biện pháp liên kết phát triển, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, nhưng thật sự tình hình vẫn chưa được cải thiện. Xuất phát từ những lí do trên tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài luận án: "Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Tiền Giang". 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DLST và DLSTMV, luận án tập trung phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển DLSTMV ở Tiền Giang. Từ đó, đề xuất định hướng và giải pháp phát triển DLSTMV nhằm nâng cao hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan những vấn đề lý luận về du lịch sinh thái và DLSTMV để vận dụng vào địa bàn nghiên cứu - Thu thập thông tin tư liệu thứ cấp và điều tra dữ liệu sơ cấp làm cơ sở phân tích đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển DLSTMV ở tỉnh Tiền Giang - Trên cơ sở đó xây dựng các định hướng, giải pháp phát triển DLSTMV tỉnh Tiền Giang 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau đây: Đánh giá tiềm năng phát triển DLST miệt vườn tỉnh Tiền Giang; Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DLST miệt vườn tỉnh Tiền Giang; Phân tích hiện trạng phát triển DLST miệt vườn tỉnh Tiền Giang; Xây dựng định hướng và giải pháp phát triển DLST miệt vườn tỉnh Tiền Giang - Không gian nghiên cứu: Luận án tập trung vào DLSTMV tại địa bàn tỉnh Tiền Giang, trong đó tập trung vào các địa phương nằm ven sông Tiền – nơi tập trung nhiều lợi thế để phát triển DLSTMV như: Mỹ Tho, Cái Bè, Châu Thành, Cai Lậy, Chợ Gạo, Tân Phú Đông... - Về thời gian nghiên cứu: Luận án phân tích hiện trạng phát triển du lịch và DLST
- 2 miệt Tiền Giang từ nguồn số liệu trong khoảng thời gian 2005 - 2018. Định hướng và giải pháp cho DLST miệt vườn Tiền Giang trong tương lai. 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở các quan điểm: quan điểm hệ thống, quan điểm lãnh thổ, quan điểm lịch sử - viễn cảnh, quan điểm sinh thái và phát triển bền vững 4.2. Phương Pháp nghiên cứu Để thực hiện luận án, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp xử lý số liệu thống kê, phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp thang điểm tổng hợp, phương pháp SWOT, phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý-GIS. 5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5.1. Trên thế giới ❖ Nghiên cứu về lý luận Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến những khía cạnh khác nhau về lý luận du lịch sinh thái như: Khái niệm, nguyên tắc phát triển, các nhân tố ảnh hưởng…Có thể đến một số tác giả tiêu biểu như: Ceballos-Lascurain, H. (1987), Kreg Lindberg và Donald.E. Hawkins (1999), E.Boo (1990), P.J Devlin, RJ Ryan (1998), Wearing, S.y Neil, J. (1999), Valentine, P. S. (1993), Puertas Cañaveral, I. (2007)… ❖ Nghiên cứu về thực tiễn phát triển DLST Trên cơ sở lí luận nêu trên, đã có nhiều nghiên cứu thực tiễn phát triển du lịch sinh thái. Tiêu biểu cho hướng tiếp cận này là các công trình của Yi-fong, Chen (2012), Hill, J.L. & Hill, R.A. (2011), Apostu, T. & Gheres, M. (2009), Samdin, Zaiton, Yuhanis A. Aziz, Alias Radam and Mohd R. Yacob. (2013), Özcan, H., Akbulak, C., Kelkit, A., Tosunoglu, M. & Uysal, I. (2009). Ngoài ra, nghiên cứu về DLST trên cơ sở khai thác các hệ sinh thái nông nghiệp cũng được quan tâm rộng rãi của các nhà nghiên cứu trên thế giới, các nghiên cứu điển hình trong cách tiếp cận này có thể kể đến Horner and Swarbrooke (2007); Torres and Momsen (2011); Tew (2010); Preece, (2015)... 5.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ❖ Nghiên cứu lý luận Ở Việt Nam du lịch sinh thái (DLST) thực sự được sự quan tâm, chú ý từ những năm 90 của thế kỷ 20 với nhiều công trình nghiên cứu, tiêu biểu như: Phạm Trung Lương và ctg (1996), với đề tài NCKH cấp Bộ “Du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam”; Viện nghiên cứu và Phát triển du lịch (2007), với đề tài “Nghiên cứu và đề xuất tiêu chí khu DLST Việt Nam”; Lê Huy Bá (2006), “Du lịch sinh thái – Ecotourism”; Nguyễn Ðình Hòe và Vũ Văn Hiếu (2001) “Du lịch bền vững” ❖ Nghiên cứu về thực tiễn phát triển DLST Nghiên cứu về thực tiễn phát triển DLST ở Việt Nam đã được rất nhiều các nhà khoa học quan tâm. Điển hình cho hướng tiếp cận này có thể kể đến các công trình của Nguyễn Thị Sơn (2000, Nguyễn Thị Tú (2006), Nguyễn Văn Mạnh (2005), Nguyễn Đình Hòa (2006), Hoàng Hoa Quân, Ngô Hải Dương (2005), Đức Phan (2004)... Tiếp cận DLST trên cơ sở khai thác các hệ sinh thái nông nghiệp có các công trình của Bùi Thị Lan Hương (2010), Bùi Xuân Nhàn (2009); Đào Ngọc Cảnh
- 3 (2016), Trần Thị Tuyết Vân (2015), Thanh Hải (2012), Nguyễn Thị Sơn và Nguyễn Phú Thắng (2014),... ❖ Nghiên cứu về thực tiễn phát triển DLSTMV Thuật ngữ “Miệt vườn” được nghiên cứu và là rõ trong các nghiên cứu của các tác giả như Sơn Nam (1970), Trần Ngọc Thêm (2013), Trần Văn Thịnh (2014); để cập đến Du lịch sinh thái miệt vườn và liên quan đến miệt vườn ở Tiền Giang và ĐBSCL có các nghiên cứu của Đỗ Thu Nga (2015), Phạm Lê Hồng Nhung (2006), Mai Văn Nam và ctv (2009), Nguyễn Trọng Nhân (2011), Phan Thị Dang và Đào Ngọc Cảnh (2014), Vũ Đăng Khôi (2004), Nguyễn Đức Hậu (2006), Nguyễn Quốc Nghi (2017),... 6. Đóng góp mới của đề tài Luận án có một số đóng góp mới như: Tổng quan có chọn lọc những vấn đề lí luận về DLST nói chung, DLSTMV nói riêng để vận dụng vào địa bàn nghiên cứu; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DLSTMV tỉnh Tiền Giang để làm rõ tiềm năng phát triển loại hình du lịch đặc trưng này tại địa bàn nghiên cứu; đánh giá thực trạng phát triển DLSTMV tỉnh Tiền Giang; đề xuất định hướng và giải pháp phát triển DLSTMV ở Tiền Giang 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kiến nghị - đề xuất, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng số liệu, các biểu đồ và bản đồ; nội dung của luận án được trình bày trong 3 chương: Chương 1. Một số vấn đề lí luận về du lịch sinh thái miệt vườn Chương 2. Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển DLSTMV tỉnh Tiền Giang Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển DLSTMV tỉnh Tiền Giang
- 4 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI MIỆT VƯỜN 1.1. DU LỊCH SINH THÁI 1.1.1. Khái niệm du lịch sinh thái Du lịch sinh thái là một khái niệm đã xuất hiện vào cuối những năm 80, đầu 90. Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về cụm từ “du lịch sinh thái”. Tuy nhiên do các cách hiểu khác nhau nên khó có thể đưa ra một định nghĩa chung, thống nhất về “du lịch sinh thái”. Năm 1984, Hiệp hội Du lịch sinh thái có đưa ra định nghĩa: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch trách nhiệm đến những vùng tự nhiên, có hỗ trợ bảo tồn quần thể tự nhiên và phát triển bền vững cộng đồng”. (Cục Kiểm lâm và Tổ chức Phát triển Quốc tế Tây Ban Nha – FUNDESO, 2004) Hector Ceballos-Lascurain (1987) được coi là người đầu tiên đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái và theo chuyên gia này thì: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có liên quan mật thiết với các khu vực tự nhiên chưa bị xâm chiếm và có các mục tiêu về nghiên cứu, chiêm ngưỡng cảnh quan, động thực vật hoang dã cũng như tìm hiểu các khía cạnh văn hóa đang tồn tại (cả trong quá khứ và hiện tại) có trong những vùng tự nhiên đó” Luật Du lịch Việt Nam (2017) xác định: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường.”. Như vậy, cách nhìn nhận DLST hiện nay cũng khá mở và cho dù có những khác biệt nhất định, nhưng đa số các chuyên gia và tổ chức quốc tế đều thống nhất những nội dung cơ bản mà DLST cần phải có những đặc tính cơ bản như sau: - Phát triển dựa vào những giá trị hấp dẫn của thiên nhiên và văn hoá bản địa. - Được quản lý bền vững về môi trường sinh thái. - Có giáo dục và diễn giải về môi trường. - Có đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng. 1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái DLST có các đặc trưng cơ bản sau: - Tính thân thiện với môi trường; - Tính giáo dục cao về môi trường, sinh thái, văn hóa; - Tính chuyên nghiệp cao; Tính định hướng thị trường; - DLST thường có quy mô nhỏ; - DLST là loại hình du lịch có tính cộng đồng cao 1.1.3. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái Các nguyên tắc của DLST gồm: - Có hoạt động giáo dục và diễn giải nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn; - Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái; - Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng; - Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương 1.1.4. Tài nguyên du lịch sinh thái 1.1.4.1. Khái niệm
- 5 Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017), “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sức hấp dẫn du lịch.” 1.1.4.2. Đặc điểm tài nguyên du lịch sinh thái Tài nguyên DLST có các đặc điểm cơ bản sau: Đa dạng và phong phú; thường nhạy cảm với những yếu tố tác động; thời gian khai thác không đồng nhất; thường nằm xa các khu dân cư và thường được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm DL; có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài 1.1.4.3. Phân loại tài nguyên du lịch sinh thái Tài nguyên DLST được phân thành 03 nhóm sau: - Các hệ sinh thái điển hình và đa dạng sinh học: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới; hệ sinh thái đất ngập nước; hệ sinh thái san hô, cỏ biển; hệ sinh thái vùng cát ven biển; hệ sinh thái biển - đảo; hệ sinh thái nông nghiệp - Các tài nguyên du lịch sinh thái đặc thù (miệt vườn, sân chim, cảnh quan tự nhiên...) - Văn hóa bản địa: Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật phục vụ cuộc sống của cộng đồng; đặc điểm sinh hoạt văn hóa với các lễ hội truyền thống; kiến trúc dân gian, công trình gắn với các truyền thuyết, đặc điểm tự nhiên của khu vực; các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn liền với cuộc sống của cộng đồng; các di tích lịch sử văn hóa, khảo cổ gắn liền với lịch sử phát triển, tín ngưỡng của cộng đồng. 1.2. DU LỊCH NÔNG NGHIỆP Như đã trình bày ở trên, để phát triển DLST chúng ta phải dựa vào tài nguyên là các hệ sinh thái điển hình, hệ sinh thái nông nghiệp được coi là tài nguyên quan trọng để phát triển loại hình này. Trong những năm gần đây, du lịch nông nghiệp đã được nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam quan tâm khai thác. Miệt vườn là một dạng đặc biệt trong hệ sinh thái nông nghiệp, do đó, để có cơ sở xây dựng lý luận về DLSTMV, thiết nghĩ chúng ta cần quan tâm đến một số vấn đề sau của du lịch nông nghiệp. 1.2.1. Khái niệm Du lịch nông nghiệp (Agritourism) là loại hình du lịch gắn với các hoạt động nông nghiệp, được hình thành và phát triển dựa trên việc khai thác những nét đặc thù của sản xuất nông nghiệp để tạo ra các sản phẩm du lịch, từ các vẻ đẹp trong lao động, các giá trị về cảnh quan và văn hóa bản địa, đến việc chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp 1.2.2. Đặc điểm của du lịch nông nghiệp - Đáp ứng ngày càng cao của du khách hiện đại - Phát triển mối giao hòa về mặt tự nhiên, văn hóa và con người giữa các vùng đô thị và nông - Tạo ra sản phẩm du lịch phục vụ du khách chủ yếu dựa vào nền tảng của hoạt động sản xuất nông nghiệp - Không gian tổ chức các hoạt động nông nghiệp cho du khách là các trang trại, đồng ruộng, vườn cây - Hình thái du lịch nông nghiệp là một hình thức xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp tại chỗ - Du lịch nông nghiệp thiên về học hỏi, trải nghiệm - Ít có tác động tiêu cực đến tài nguyên nếu có giáo dục về môi trường
- 6 - Nguồn lao động chủ yếu là người dân địa phương - Du lịch nông nghiệp có chi phí thấp 1.2.3. Vai trò du lịch nông nghiệp - Phát triển du lịch nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc khai thác các tiềm năng du lịch gắn với sản xuất nông nghiệp - Góp phần nâng cao nguồn thu nhập cho người dân - Tạo công ăn việc làm và giải quyết vấn đề thất nghiệp tại khu vực nông thôn, đặc biệt là cho nữ giới và thanh niên cũng như vào thời điểm nông nhàn - Góp phần tích cực trong việc khôi phục và phát huy các giá trị VH truyền thống - Nâng cao dân trí cho cộng đồng địa phương; tạo điều kiện thúc đẩy giao lưu văn hóa và giao lưu kinh tế giữa các vùng miền, các quốc gia và dân tộc trên thế giới - Góp phần tái sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị nông phẩm, tiêu thụ nông sản theo hình thức xuất khẩu tại chỗ . 1.3. DU LỊCH SINH THÁI MIỆT VƯỜN 1.3.1. Khái quát chung về miệt vườn 1.3.1.1. Quan niệm miệt vườn Theo Trần Ngọc Thêm và cs (2013), khái niệm “miệt” dùng để chỉ một phạm vi lãnh thổ tương đối lớn và có đặc trưng khái quát thì có các khái niệm “miệt trên” và “miệt dưới”. “Miệt trên” là khu vực phía Bắc sông Hậu nơi gần với Đông Nam Bộ, làm vườn, có điều kiện kinh tế, học hành tốt hơn (các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long...); “miệt dưới” là khu vực trồng lúa ở phía Nam sông Hậu. “Miệt” còn được dùng để chỉ một lãnh thổ tương đối nhỏ và cụ thể, “miệt có thể ghép với một địa phương lớn nhỏ bất kỳ như: miệt Cái Bè, miệt Chợ Mới, miệt Tri Tôn, miệt Bảy Núi. Ngoài ra, khái niệm “miệt” còn được dùng để chỉ một lãnh thổ không quá rộng lớn mà cũng không quá hẹp. Theo cách này ta có thể thấy một số khái niệm sau: miệt vườn, miệt cù lao, miệt giồng, miệt kinh, miệt U Minh, miệt Thứ... Từ những phân tích ở trên từ góc độ địa lý ta có thể thấy miệt vườn có thể tương đồng với, miệt trên, vùng phù sa ngọt, vùng châu thổ và miệt phù sa, miệt cù lao. Theo Huỳnh Công Tín (2007), từ “miệt” có nghĩa là vùng, miền, một nơi nào đó ở vùng nông thôn. Miệt vườn chỉ những vùng đất cao ráo, có vườn cây ăn quả ở ven sông Tiền, sông Hậu, tiêu biểu cho vùng có mức sống, sinh hoạt cao ở ĐBSCL. Theo Sơn Nam (2005): Miệt vườn là tên gọi tổng quát cho những vùng đất cao ráo, có vườn cam quýt ở ven sông Tiền và sông Hậu. 1.3.1.2. Đặc điểm miệt vườn - Về mặt lãnh thổ, Miệt vườn chỉ một khu vực địa lý khá rộng ở Đồng bằng sông Cửu Long, nếu chia sông Tiền và sông Hậu (đoạn thuộc địa phận Việt Nam) ra thành ba đoạn thì miệt vườn nằm ở khoảng vị trí 2/3 chiều dài sông, tính từ biên giới. - Về tự nhiên, Miệt vườn nằm ở vị trí giáp nước của Sông Tiền và sông Hậu nên có mức bồi tụ phù sa cao nhất, dẫn đến địa hình cao ráo, nhiều cồn đất phù sa. Do nằm ở vùng "tranh chấp" giữa nước thượng nguồn Mekong và thủy triều từ biển nên miệt vườn chính là vùng đất nhạy cảm nhất trước những biến chuyển của thời tiết và khí hậu, nhất là hiện tượng nước biển dâng và dòng nước Mekong bị đắp đập ngăn dòng ở thượng nguồn. - Về mặt kinh tế, với lợi thế đặc biệt về tự nhiên (địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước...) và kinh nghiệm sản xuất của người dân, miệt vườn là nơi có lợi thế rất lớn cho hoạt động nông nghiệp, đặc biệt là canh tác vườn sản xuất nông nghiệp, đảm bảo các nhu
- 7 cầu thiết yếu cho người dân địa phương cũng như tạo ra nhiều loại hàng hóa cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước. - Về mặt xã hội, miệt vườn sản sinh ra nhiều giá trị văn hóa tinh thần độc đáo, là sản phẩm của sự giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa ba tộc người Việt - Hoa - Khmer, giữa phương Đông và phương Tây: từ loại hình đờn ca tài tử đến ca ra bộ rồi cải lương. Miệt vườn có sự pha trộn giữa tính cách nông dân và tiểu thương. Đặc điểm này hình thành nên những giá trị văn hoá bản địa riêng gọi là “Văn minh miệt vườn” cùng với những cảnh quan vườn tạo thành một dạng tài nguyên sinh thái đặc sắc cho loại hình du lịch sinh thái miệt vườn. - Về mặt sinh thái, miệt vườn là một hệ sinh thái do con người tạo ra và duy trì trên cơ sở các quy luật khách quan của các hệ sinh thái có sự kết hợp với các yếu tố tự nhiên hợp thành hệ sinh thái miệt vườn. 1.2.2.2. Vai trò miệt vườn trong đời sống Trong đời sống của người dân ĐBSCL miệt vườn có vai trò vô cùng quan trọng: Miệt vườn tạo ra sản phẩm hàng hóa, tạo sản phẩm tự cung tự cấp, miệt vườn bảo vệ đất và cung cấp nguồn dinh dưỡng cho đất, tạo cảnh mỹ quan, trong vườn các loại hoa kiểng, cung cấp những giá trị y học, bảo trì nguồn gen, cải tạo vi khí hậu, tạo không khí trong lành – không gian du lịch sinh thái 1.2.3. Du lịch miệt vườn DLMV là một loại hình du lịch được hình thành dựa vào miệt vườn ở ĐBSCL. DLMV bao gồm các hoạt động chủ yếu như: tham quan miệt vườn, thưởng thức trái cây tại vườn, mua trái cây và các đặc sản địa phương, thẩm nhận những giá trị văn hóa miệt vườn,.... 1.2.4. Du lịch sinh thái miệt vườn DLSTMV là hình thức du lịch dựa vào hệ sinh thái vườn và các giá trị văn hóa bản địa của miệt vườn, có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương nhằm phát triển bền vững. DLSTMV có sự khác biệt nhất định với nhiều loại hình DLST khác ở chỗ hệ sinh thái vườn không phải là hệ sinh thái tự nhiên mà là một dạng của hệ sinh thái nông nghiệp hoặc hệ sinh thái nhân văn. Trong hệ sinh thái vườn có sự gắn bó chặt chẽ giữa 3 thành phần cơ bản là: (i) Con người (nông dân miệt vườn); (ii) Thiên nhiên (điều kiện sinh thái tự nhiên); (iii) Sản xuất nông nghiệp (vườn cây ăn trái). Như vậy, khái niệm “Du lịch sinh thái miệt vườn” là kết hợp ba khái niệm “Du lịch sinh thái”, “Du lịch nông nghiệp” và “Du lịch miệt vườn”. 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI MIỆT VƯỜN 1.4.1. Vị trí và khả năng tiếp cận Vị trí địa lí ảnh hưởng lớn tới các quyết định phát triển du lịch, bởi bản thân vị trí địa lí sẽ chi phối đến các nhân tố khác như đặc điểm tự nhiên, phương thức hoạt động kinh tế và khả năng tiếp cận. Vị trí địa lí tác động đến thái độ, tâm lí và lựa chọn của du khách đối với hình ảnh của điểm đến – yếu tố quan trọng để quyết định việc khách DL có đến tham quan hay không (John L. Crompton, 1979). Vị trí địa lí của điểm DL cũng góp phần ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thị trường DL (Mirela Mazilu & Sabina Mitroi, 2014).
- 8 1.4.2. Tài nguyên DLSTMV Tài nguyên du lịch đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành sản phẩm du lịch, loại hình du lịch và tổ chức lãnh thổ du lịch. Tài nguyên du lịch là nhân tố quan trọng để tạo nên sản phẩm du lịch. Sự đa dạng và phong phú của tài nguyên du lịch đã tạo nên sự hấp dẫn của sản phẩm du lịch. Số lượng, chất lượng, sự phân bố của tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, số lượng, chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển loại hình du lịch 1.4.3. Sự tham gia của cộng đồng Sự tham gia chủ động của cộng đồng dân cư sẽ góp phần nâng cao chất lượng của DLSTMV. Người dân coi du lịch là hoạt động kinh tế chính của gia đình họ sẽ chủ động tìm tòi học hỏi nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ như: học thêm ngoại ngữ để có thể giao tiếp với khách nước ngoài, tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm, nghiệp vụ hướng dẫn du lịch....để nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và cao của du khách. 1.4.4. Cơ sở hạ tầng phát triển du lịch CSHT đóng vai trò quan trọng đến phát triển du lịch, trong đó các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp gồm: hệ thống GTVT, TTLL, hệ thống cung cấp điện, nước. GTVT là yếu tố có sự tác động gắn kết với DL, liên quan đến các thành tố cấu tạo của DL như giá cả, khoảng cách (Jameel Khadaroo, Boopen Seetanah, 2009), góp phần kết nối các điểm du lịch, hình thành tuyến du lịch (Bruce Prideaux, 2000). Thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, du lịch mới trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến. 1.4.5. Cơ chế chính sách phát triển du lịch. Chính sách của Nhà nước, của địa phương là yếu tố then chốt dẫn đến thành công trong phát triển, liên kết du lịch và đảm bảo tính bền vững du lịch (UNEP, 2009). 1.4.6. Sự tham gia của các doanh nghiệp lữ hành Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có vị trí trung gian chắp nối để cung cầu du lịch gặp nhau, thúc đẩy sự phát triển du lịch nội địa và du lịch quốc tế đồng thời kinh doanh lữ hành cũng tác động đến cả cung và cầu trong du lịch, giải quyết những mâu thuẫn cản trở vốn có trong quan hệ cung cầu du lịch. 1.4.7. Thị trường khách du lịch Du lịch nói chung và DLSTMV nói riêng là một hoạt động kinh tế do đó trong quá trình phát triển cũng phải tuân theo quy luật phát triển của thị trường. Trong đó, việc đảm bảo sự cân đối hài hòa giữa cung và cầu trong du lịch có ý nghĩa quan trọng để phát triển du lịch. Xác định được nhu cầu của thị trường khách du lịch đóng vai trò quan trọng trong công tác tổ chức phát triển sản phẩm, dịch vụ và định hướng đầu tư trong du lịch. 1.5. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI MIỆT VƯỜN 1.5.1. Xác định tiêu chí đánh giá Để đánh giá sự phát triển của hoạt động DLSTMV ngoài các chỉ tiêu chung như: khách du lịch, doanh thu du lịch,... Trên cơ sở tổng hợp, kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan đến điểm du lịch (Quyết định số 4640/QĐ-BVHTTDL, 2016: về việc ban hành bộ tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch), Nguyễn Thế Chinh, 1995; Hồ Công Dũng, 1996; Trương Phước Minh, 2003; Đào Ngọc Cảnh, 2003; 2015;
- 9 Nguyễn Hà Quỳnh Giao, 2015…) đồng thời căn cứ vào thực tiễn phát triển DLSTMV tại Tiền Giang. Trong luận án, tác giả xây dựng bộ tiêu chí và thang điểm để đánh giá theo 5 cấp độ. Cụ thể luận án đề xuất các tiêu chí sau: (1) Mức độ hấp dẫn của tài nguyên; (2) Khả năng tiếp cận; (3): Thời gian khai thác du lịch; (4). Khả năng quản lí; (5) Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật; (6) Khả năng đón khách (sức chứa); (7) Sự tham gia của cộng đồng địa phương; (8) Sự hài lòng của du khách 1.5.2. Xác định trọng số đánh giá Trong luận án tác giả áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process – AHP) được Thomas L. Saaty phát triển. Vận dụng phương pháp phân tích thức bậc trong đánh giá DLSTMV được thực hiện theo các bước và với các nội dung của các bước như sau: Bước 1 – Xác định tiêu chí đánh giá Bước 2 – Xin ý kiến chuyên gia Bước 3 – Lập ma trận đối xứng về kết quả đánh giá các cặp tiêu chí Nhân tố C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C1 1.00 3.25 4.38 4.00 3.88 4.50 2.56 1.33 C2 0.31 1.00 2.38 4.44 3.28 1.74 1.08 0.90 C3 0.21 0.42 1.00 4.06 2.30 1.62 0.68 0.77 C4 0.25 0.23 0.25 1.00 0.46 0.52 0.54 0.47 C5 0.26 0.31 0.43 2.17 1.00 2.04 0.74 0.46 C6 0.22 0.57 0.62 1.93 0.49 1.00 0.83 0.83 C7 0.39 0.92 1.46 1.86 1.35 1.20 1.00 0.58 C8 0.75 1.11 1.30 2.15 2.18 1.20 1.72 1.00 Tổng 3.39 7.81 11.81 21.61 14.93 13.82 9.16 6.34 Bước 4: Tính toán trọng số cho tiêu chí Nhân Trọng C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 Tổng tố số C1 0.29 0.42 0.37 0.19 0.26 0.33 0.28 0.21 2.34 0.29 C2 0.09 0.13 0.20 0.21 0.22 0.13 0.12 0.14 1.23 0.15 C3 0.06 0.05 0.08 0.19 0.15 0.12 0.07 0.12 0.86 0.11 C4 0.07 0.03 0.02 0.05 0.03 0.04 0.06 0.07 0.37 0.05 C5 0.08 0.04 0.04 0.10 0.07 0.15 0.08 0.07 0.62 0.08 C6 0.07 0.07 0.05 0.09 0.03 0.07 0.09 0.13 0.61 0.08 C7 0.12 0.12 0.12 0.09 0.09 0.09 0.11 0.09 0.82 0.10 C8 0.22 0.14 0.11 0.10 0.15 0.09 0.19 0.16 1.15 0.14 Tổng 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 Bước 5 – Kiểm tra tính hợp lý của kết quả tính toán Các giá trị trọng số trên cần phải kiểm tra tính nhất quán trong cách đánh giá của các chuyên gia trong suốt quá trình áp dụng phương pháp. Saaty, T.L, (2008): CR = CI / RI 1.4.3. Thang đánh giá - Thang điểm đánh giá thành phần: Thang đánh giá thành phần gồm 8 tiêu chí với thang đo 5 bậc (từ 1 – 5) với số điểm của bậc tương ứng từ cao xuống thấp là 5, 4, 3, 2, 1. Điểm đánh giá thành phần là điểm của bậc nhân với trọng số được thiết lập ở trên
- 10 - Thang điểm đánh giá tổng hợp: Từ bảng đánh giá điểm thành phần của các tiêu chí, thang điểm tổng hợp được tính theo công thức sau: Trong đó: Wi: là trọng số của tiêu chí Xi; Xi: điểm của tiêu chí thứ i; i= 1→n; n: số tiêu chí 1.4.4. Phân hạng DLSTMV Để phân hạng DLSTMV, luận án sử dụng hình thức phân hạng theo phương pháp toán học và sử dụng công thức tính khoảng cách điểm của Arman, 1975 ( trích dẫn bởi Nguyễn Đăng Hộ, 2012) Trong đó: S: Giá trị khoảng cách điểm cho mỗi hạng ; Smax: Giá trị điểm đánh giá chung cao nhất; Smin: Giá trị điểm đánh giá chung thấp nhất B: Số cấp đánh giá Điểm tổng hợp là tổng điểm của các tiêu chí đã nhân với trọng số có giá trị cao nhất là 5 và thấp nhất là 1, khoảng cách giữa các bậc là 0,8 TT Mức đánh giá Số điểm Hạng 1 Điểm DL rất thuận lợi ***** 4,21 – 5,0 I 2 Điểm DL thuận lợi **** 3,41 – 4,2 II 3 Điểm DL trung bình *** 2,61 – 3,4 III 4 Điểm DL ít thuận lợi ** 1,81 – 2,6 IV 5 Điểm DL kém thuật lợi * 1,0 – 1,8 V Chương 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI MIỆT VƯỜN TỈNH TIỀN GIANG 2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TIỀN GIANG 2.1.1. Vị trí địa lí Tiền Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, vừa nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 70km về hướng Nam và cách thành phố Cần Thơ 90km về hướng Bắc. Hệ tọa độ , từ 105050’ – 106045’ độ kinh Đông và từ 10035’ – 10012’ độ vĩ Bắc 2.1.2. Đặc điểm tự nhiên Khí hậu Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến – cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm; địa hình Tiền Giang có địa hình tương đối bằng phẳng; chế độ thủy văn Tiền giang có hai con sông lớn chảy qua là sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây vì thế mạng lưới sông, rạch chằng chịt, nguồn nước dồi dào, bờ biển dài thuận lợi giao lưu trao đổi hàng hóa với các khu vực lân cận
- 11 2.1.3. Đặc điểm kinh tế-xã hội Trong tiến trình lịch sử, địa danh và địa giới hành chính của tỉnh có sự thay đổi. Hiện nay, Tiền Giang là một trong 13 tỉnh, thành thuộc vùng ĐBSCL. Về mặt hành chính Tiền Giang có 11 đơn vị với 01 thành phố, 02 thị xã và 08 huyện và 173 đơn vị hành chính cấp xã. Trong đó, thành phố Mỹ Tho là đô thị loại 1. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Tiền Giang đã tập trung phát triển toàn diện nông nghiệp - nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa; thâm canh, chuyên canh, ứng dụng công nghệ sinh học. Trong lĩnh vực công nghiệp, tỉnh đã thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, ứng dụng công nghệ cao, đồng thời chú trọng các ngành, lĩnh vực tỉnh có lợi thế như công nghiệp chế biến, công nghệ sinh học, công nghiệp cơ khí, chế tạo phục vụ nông nghiệp - nông thôn cùng các ngành công nghiệp bổ trợ cho vùng KTTĐ phía Nam và vùng ĐBSCL 2.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI MIỆT VƯỜN TỈNH TIỀN GIANG 2.2.1. Vị trí và khả năng tiếp cận Với những đặc điểm về vị trí địa lí đã cho thấy vị trí địa lí của Tiền Giang có lợi thế lớn về logistic. Tiền Giang nối liền với TP.HCM - nơi tập trung hơn 60% lượng du khách quốc tế đến (inbound) cả nước hàng năm bằng hai trục đường bộ và thủy quan trọng. Khả năng tiếp cận tới các điểm DLSTMV ở Tiền Giang cũng khá thuận lợi. Hầu hết các điểm DLSTMV phân bố dọc theo sông Tiền và hệ thống các cồn. Theo khảo sát thực tế tại địa phương, ngoài các dự án giao thông tỉnh đang triển khai, việc kết nối giữa các điểm DLSTMV cũng được địa phương và người dân nâng cấp. Tiền Giang có 32 km bờ biển và hệ thống các sông Tiền, sông Vàm Cỏ, sông Soài Rạp, kênh Chợ Gạo...nối liền các tỉnh ĐBSCL với thành phố Hồ Chí Minh bằng đường thủy và là cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh ven sông Tiền và nước bạn Campuchia. Nhờ vị trí hết sức thuận lợi nên tạo điều kiện cho Tiền Giang trở thành cửa ngõ của các tỉnh miền Tây về thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông và ngược lại cả ở đường bộ, đường sông và đường biển. 2.2.2. Tài nguyên DLSTMV Tiền Giang 2.2.2.1. Cảnh quan thiên nhiên - Địa hình: Tiền Giang có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1% và cao trình biến thiên từ 0 - 1,4 m so với mặt biển. Toàn tỉnh không có hướng dốc rõ rệt, nhưng ở từng khu vực có độ trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung. Tiền Giang có khu vực giáp Biển Đông thuộc huyện Gò Công Đông với bờ biển dài 32km nằm kẹp giữa các cửa sông lớn là Soài Rạp (sông Vàm Cỏ) và cửa Tiểu, cửa Đại (sông Tiền). Khu vực ven biển được phù sa bồi đắp quanh năm, hiện quá trình bồi đắp đang hình thành các cồn ven biển (cồn Vân Liễu - cồn Ông Mão, cồn Ngang, cồn Vượt…) - Khí hậu: Tiền Giang hàng năm có 4 tháng rất thích hợp với sức khỏe con người là tháng I, II, III, XI, XII. Bốn tháng khác (V, VI, VII, VIII) là những tháng có điều kiện tương đối thích hợp cho sức khỏe con người, khả năng thuận lợi cho hoạt động du lịch, vào các tháng IX, X thì thời tiết vào mùa mưa, mưa khá nhiều ảnh hưởng đến chất lượng chuyến đi của du khách. Còn tháng IV là tháng có thời tiết khá oi bức, tuy nhiên tháng này lại thuận lợi cho du lịch biển, sông nước và sinh thái miệt vườn. - Thủy văn: Tiền Giang có điều kiện thủy văn tương đối thuận lợi cho hoạt động du lịch do mạng lưới kênh rạch cũng phân bố tương đối đồng đều. Trong đó nổi bật các khu vực có điều kiện thủy văn thuận lợi và kết hợp phong cảnh đẹp, độc đáo, được khai thác du lịch như hoạt động DLSTMV trên các cù lao dọc sông Tiền như: cù lao Thới Sơn, cù lao
- 12 Tân Long (Mỹ Tho), cù lao Ngũ Hiệp, cù lao Tân Phong (Cai Lậy), chợ nổi Cái Bè (Cái Bè). - Sinh vật: Từ những đặc điểm về khí hậu, địa hình và thủy văn của Tiền Giang là một trong những điều kiện khiến thảm thực vật tại đây phát triển phong phú. Ngoài các thảm thực vật mang tính chất hoang dại tại các vùng sinh thái nước mặn, nước ngọt, và phèn thì thảm thực vật nhân tạo (vườn trái cây) là tài nguyên quan trọng bậc nhất để phát triển loại hình DLSTMV. Tiền Giang hiện là thủ phủ của rất nhiều loại cây ăn trái đặc sản, nơi được mệnh danh là “Vương quốc trái cây”. 2.2.2.2 Văn hóa bản địa ❖ Kỹ thuật canh tác vườn Với kinh nghiệm trong canh tác vườn kết hợp với kỹ thuật từ các chuyên gia, người dân ĐBSCL nói chung và các chủ vườn ở Tiền Giang nói riêng đã thiết kế nên những vườn trái cây vừa đảm bảo cho cây trái phát triển tốt nhất vừa tạo ra không gian lý tưởng để tổ chức các hoạt động du lịch gắn với vườn. Với kỹ thuật lên liếp để phát triển hệ thống vườn trái cây đã để lại nhiều lợi ích: tăng năng suất và sản lượng trái cây; tận dụng những mương dùng để nuôi cá, đi lại bằng xuồng để chở phân bón, sản phẩm thu hoạch....; đưa khách vào thăm quan vườn một các dễ dàng, tăng tính hấp dẫn; tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho khách du lịch như tát mương bắt cá, nghỉ ngơi, ăn uống tại vườn ❖ Ẩm thực miệt vườn Ẩm thực miệt vườn ở Tiền Giang có những nét chung của ẩm thực ĐBSCL, song trong quá trình khai phá tự nhiên và phát triển, người dân bản địa đã sáng tạo ra những món ăn mang hương vị đặc trưng của miệt vườn mang thương hiệu của tỉnh như: hủ tiếu Mỹ Tho, canh dưa hường, cá thòi lòi Gò Công, cá lóc nướng trui... ❖ Làng nghề truyền thống Các làng nghề thủ công mỹ nghệ ở Tiền Giang với rất nhiều sản phẩm lạ mắt cũng là điểm đến rất thu hút du khách trong nước và quốc tế đến tham quan.Tiền Giang hiện có nhiều làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận với trên hàng trăm cơ sở sản xuất. Đặc biệt, theo Đề án mỗi xã một sản phẩm (OCOP), toàn tỉnh hiện có 18 sản phẩm thế mạnh trong đó có có 14 sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm gắn với các miệt vườn (xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng và các sản phẩm chế biến từ sầu riêng, lạp xưởng tươi Cai Lậy, khóm tươi và mứt khóm Tân Phước, trứng cút Nguyễn Hồ, bánh bún hủ tiếu Mỹ Tho, bưởi da xanh Mỹ Tho, thanh long Chợ Gạo, gạo VD20 Gò Công, sơ ri tươi và mứt sơ ri Gò Công, rau an toàn, gà ta Gò Công, mắm tôm chà Gò Công, mãng cầu xiêm tươi Tân Phú Đông ❖ Di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội tín ngưỡng Tỉnh Tiền Giang có nhiều di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước đang được lưu giữ tại miệt vườn Tiền Giang. Bên cạnh đó, Tiền Giang hiện có nhiều lễ hội tín ngưỡng có giá trị thu hút du khách ❖ Văn hóa dân tộc Tiền Giang có bốn dân tộc: Kinh, Chăm, Hoa, Khmer cùng sinh sống và làm việc với nhau. Trong đó người Kinh chiếm đa số, mỗi dân tộc có lối sống sinh hoạt, nét văn hóa đặc trưng riêng vì thế tạo nên mối giao lưu văn hóa, phong tục truyền thống thêm đậm đà bản sắc dân tộc, mang một sắc thái đa dạng thu hút du khách đến tham quan và tìm hiểu 2.2.2.3. Đặc điểm về tài nguyên du lịch tại miệt vườn tỉnh Tiền Giang.
- 13 Theo quyết định số 2369/QĐ-UBND về việc “Quy hoạch phát triển du lịch Tiền Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” của tỉnh Tiền Giang, luận án thực hiện phân tích đánh giá tiềm năng về tài nguyên du lịch sinh thái miệt vườn cho 03 khu vực miệt vườn đó là: Miệt vườn Trung tâm (gồm TP Mỹ Tho, huyện Châu Thành và huyện Chợ Gạo); Miệt vườn phía Tây (gồm là huyện Cai Lậy, huyện Cái Bè và huyện Tân Phước); Miệt vườn phía Đông (gồm Thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông, huyện Gò Công Tây và huyện Tân Phú Đông) - Miệt vườn Trung tâm có các hệ sinh thái đặc thù sau: Hệ sinh thái vườn trên cù lao Thới Sơn (cồn Lân) và cù lao Tân Long với các loại cây ăn trái như nhãn, sapôchê, cam, quýt, bưởi, sầu riêng, chuối, mít, xoài…; hệ sinh thái vườn Thanh Long đây là khu vực chuyên canh Thanh Long lớn thứ 2 Việt Nam; hệ sinh thái vườn vú sữa, miệt vườn trung tâm nổi tiếng với thương hiệu vú sữa Lò Rèn; hệ sinh thái vườn nhãn, loại nhãn được trồng ở đây là giống nhãn Nhị Quý có giá trị dinh dưỡng cao. - Miệt vườn phía Tây có các hệ sinh thái đặc thù sau: Hệ sinh thái vườn bưởi; hệ sinh thái vườn Thanh Long; hệ sinh thái vườn sầu riêng, Cai Lậy được ví là thiên đường của sầu riêng; hệ sinh thái vườn Sapoche; hệ sinh thái vườn Xoài cát Hòa Lộc; Hệ sinh sinh thái khóm; hệ sinh thái quýt đường; hệ sinh thái nhãn Nhị Quý. - Miệt vườn phía Đông có các hệ sinh thái đặc thù sau: Hệ sinh thái mãng cầu Xiêm; Hệ sinh thái vườn Sơ ri. Giá trị hệ sinh thái vườn đối với phát triển DLSTMV: Với các hệ sinh thái vườn đa dạng và phong phú tại Tiền Giang đã đáp ứng được nhu cầu tham quan trải nghiệm cảnh quan “Sông nước miệt vườn” của du khách; Giá trị dinh dưỡng, nhu cầu của khách du lịch khi tham gia các tour du lịch là được thưởng thức các đặc sản địa phương nơi họ đến. Do đó khách du lịch sẽ được thưởng thức những loại trái cây tươi ngon nhất ngay tại vườn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; Giá trị trải nghiệm, tại các vườn trái cây khách du lịch có thể tham gia các khâu của quy trình sản xuất như: cắt tỉa cành, chăm sóc cây, thu hoạch, chế biến...; Giá trị mua sắm, khách du lịch có thể mua các loại trái cây với số lượng tùy khả năng để làm quà cho bạn bè người thân với giá cả hợp lý. Đặc biệt, nhiều loại trái cây được chế biến thành các sản phẩm như: Mứt, trái cây sấy, trà, nước uống đóng chai... đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách. 2.2.3. Sự tham gia của cộng đồng Qua khảo sát thực tế người dân tại địa phương và các hộ làm du lịch sinh thái miệt vườn, hầu hết những người được khảo sát đều ý thức được vai trò quan trọng của du lịch đối với địa phương và sẵn sàng tham gia. Cụ thể, có 83.3% hộ kinh doanh hoạt động DLSTMV đều có thuê mướn lao động, có 86.7% hộ kinh doanh hoạt động DLSTMV được tham gia các khóa tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ trong phát triển du lịch, có 90% hộ cho rằng việc tổ chức hoạt động DLSTMV đã làm thay đổi nếp sống và sinh hoạt của gia đình họ nhưng chủ yếu theo hướng tích cực 2.2.4. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển sinh thái miệt vườn - Giao thông vận tải: Về đường bộ, Tiền Giang có vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm trên các trục giao thông- kinh tế quan trọng như quốc lộ 1A, quốc lộ 50, quốc lộ 60, quốc lộ 30, đường cao tốc TP. HCM - Trung Lương; về đường thủy, Tiền Giang kết nối với TP.HCM qua tuyến kênh Chợ Gạo; tuyến sông Tiền trở thành một cửa ngõ quan trọng kết nối Tiền Giang với các địa phương ở ĐBSCL
- 14 - Hệ thống cung cấp điện, nước: Đảm bảo đáp ứng đầy đủ cho các hoạt động kinh tế tại địa phương và sinh hoạt của người dân. - Hệ thống thông tin liên lạc: Được đầu tư và nâng cấp theo hướng hiện đại hóa đáp ứng tốt nhu cầu của người dân - Công nghệ trong quản lý, quảng bá du lịch: Các thành tựu công nghệ bước đầu được ứng dụng trong quản lý, quảng bá du lịch ở Tiền Giang. Điển hình là việc vận dụng các công nghệ GIS dựa trên nền web, xây dựng hệ thống phần mềm quản lí du lịch, hệ thống bản đồ số hóa dựa trên dữ liệu của Google,… 2.2.5. Cơ chế chính sách phát triển du lịch Xác định du lịch là ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nhiều cơ chế, chính sách phát triển du lịch từ cấp quản lý vĩ mô cho đến quản lí vĩ mô đã được quan tâm và áp dụng một cách rộng khắp. Đặc biệt, Nghị Quyết Số 11-NQ/TU, ngày 5 tháng 4 năm 2017 được xem là kim chỉ nam cho ngành du lịch Tiền Giang. 2.2.6. Sự tham gia của doanh nghiệp du lịch Theo thống kê từ cổng thông tin điện tử Tiền Giang, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 21 đơn vị lữ hành. Với vai trò là cầu nối giữa khách du lịch và người cung cấp dịch vụ tại địa phương. 2.2.7. Thị trường khách du lịch Nguồn khách đến Tiền Giang khá đa dạng, chủ yếu đến từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ và khu vực miền Trung và thường đi du lịch vào những ngày nghỉ cuối tuần và ngày lễ, kết hợp tham quan và vui chơi giải trí. Nguồn khách quốc tế đến Tiền Giang hiện nay chủ yếu là đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những trung tâm kinh tế - văn hóa lớn nhất của cả nước và cũng là trung tâm thu hút khách du lịch quốc tế lớn nhất cả vùng ĐBSCL. Về nhu cầu của khách du lịch đối với DLSTMV, qua khảo sát 305 khách du dịch cho thấy có hơn 80% khách có nhu cầu tham quan trải nghiệm DLSTMV. 2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI MIỆT VƯỜN TỈNH TIỀN GIANG 2.3.1. Khái quát chung về du lịch Tiền Giang 2.3.1.1. Khách du lịch Số lượng khách du lịch đến Tiền Giang giai đoạn 2016 – 2022 Năm 2016 2019 2020 2021 2022 Tổng lượt khách 1.690.062 2.138.217 741.094 268.285 883.815 Khách quốc tế 662.062 850.293 160.876 0 80.945 Khách nội địa 1.028.000 1.287.924 580.218 268.285 802.870 (Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang) Số lượt khách đến Tiền Giang có sự biến động rất rõ do tác động của dịch Covid-19. Giai đoạn từ năm 2016 – 2019, đánh dấu sự gia tăng đáng kể về lượng khách (cả nội địa và quốc tế), năm 2016 tổng số lượt khách là 1.690.062 đến năm 2019 tăng lên 2.138.217 lượt khách, tăng 1,26 lần. Giai đoạn từ 2019-2022, lượng khách giảm mạnh từ 2.138.217 giảm còn 883.815, giảm 2,58 lần. Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng khách du lịch của Tiền Giang
- 15 khá cao trong giai đoạn 2016 - 2019, đạt 6.06%/năm. Trong đó tốc độ tăng trưởng nội địa là 6.46%/năm, khách du lịch quốc tế chỉ tăng trung bình 5.80%/năm. Giai đoạn 2019 – 2022 tốc độ tăng trưởng âm, trong 4 năm mức tăng trung bình là -21.11%. Thị trường khách du lịch Tiền Giang có sự phân hóa khá rõ ràng, 2 thị trường khách chiếm ưu thế là Đông Bắc Á, Châu Âu, kế đến là thị trường khác, 2 thị trường ít nhất là Châu Mỹ và Úc. 2.3.1.2. Doanh thu du lịch của tỉnh Tiền Giang Doanh thu từ du lịch giai đoạn 2016 – 2021 Năm 2016 2018 2019 2020 2021 Tổng doanh thu (tỷ đồng) 626,9 991,9 1.160 254,9 301,3 - Doanh thu DL từ lưu trú và 268,1 462,1 609 44,1 107,8 lữ hành - Doanh thu khác (các cơ sở độc lập kinh doanh đặc sản, 358,8 529,8 551 210,8 193,5 quà lưu niệm, ẩm thực…) Cơ cấu doanh thu (%) 100 100 100 100 100 - Doanh thu DL từ lưu trú và 42,8 46,6 52,2 17,3 38,5 lữ hành - Doanh thu khác (các cơ sở độc lập kinh doanh đặc sản, 57,2 53,4 47,8 82,7 61,5 quà lưu niệm, ẩm thực…) (Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang) Doanh thu du lịch tỉnh Tiền Giang biến động khá lớn, năm 2016 từ 626,9 tỷ đồng tăng lên 1.160 tỷ đồng năm 2019, tăng gấp 1,85 lần. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid- 19, hầu như các hoạt động du lịch của tỉnh bị gián đoạn, do đó doanh thu du lịch Tiền Giang giảm mạnh từ 1160 tỷ đồng năm 2019 xuống còn 254,9 tỷ đồng năm 2020, giảm 4,5 lần. Sau đại dịch, du lịch Tiền Giang đã dần phục hồi trở lại doanh thu đạt 301,3 tỷ đồng năm 2021. 2.3.1.3. Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật Hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch Tiền Giang được đầu tư khá hoàn thiện, tuy nhiên về chất lượng vẫn còn nhiều hạn chế, cần được quan tâm đầu tư nâng cấp. 2.3.1.4. Lao động du lịch Lực lượng lao động trong ngành du lịch Tiền Giang có xu hướng biến động, từ 2015-2019 đối với lao động trực tiếp tăng từ 5.068 người lên 5.680 người năm 2019, tăng 1.1 lần, đối với lao động gián tiếp tăng 1.0 lần. Tuy nhiên, từ 2019 đến 2021 lực lượng lạo động du lịch giảm mạnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các hoạt động của ngành du lịch Tiền Giang đều không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng. Từ 2022, sau khi ngành du lịch dẫn phục hồi trở lại, nhu cầu về lao động du lịch đã bắt đầu tăng lên. 2.2.1.5 Sản phẩm và loại hình du lịch chủ yếu Trên cơ sở tiềm năng và tài nguyên du lịch mà ngành du lịch Tiền Giang đã xác định các loại hình du lịch phù hợp Du lịch sinh thái – STMV; Du lịch lịch sử văn hóa; Du lịch vui chơi, giải trí, thể thao. 2.3.2. Tình hình phát triển DL STMT Tiền Giang 2.3.2.1. Khách du lịch sinh thái miệt vườn
- 16 Hiện nay chưa có một thống kê chính thức về số lượng khách DLSTMV mà chỉ có thống kê về lượng khách du lịch đến Tiền Giang. Tuy nhiên, qua khảo sát về mục đích đi du lịch của khách tại các điểm DLSTMV có tới trên 80% mong muốn tham quan trải nghiệm tại vườn cây ăn trái và cho rằng yếu tố hấp dẫn nhất đối với họ là sự đa dạng và đặc trưng của trái cây (87%), đặc điểm văn hóa bản địa tại đây đều đạt trên 70% lựa chọn 2.3.2.2. Các hoạt động tại điểm DLSTMV Thăm quan thưởng thức trái cây; Chăm sóc và thu hoạch trái cây cùng người dân; Thưởng thức các món ăn truyền thống; Tham gia các trò chơi; Mua sắm quà lưu niệm, trái cây; Tham gia và giao lưu trong các hoạt động biểu diễn; Lưu trú và tìm hiểu văn hóa tại địa phương…Mặc dù, các hoạt động tham quan trải nghiệm DLSTMV ở Tiền Giang khá đa dạng nhưng không phải tất cả các điểm DLSTMV đều có những hoạt động trên mà chỉ có 2 đến 3 hoạt động 2.3.2.3. Đánh giá các điểm du lịch DLSTMV theo thang điểm tổng hợp Kết quả đánh giá tiêu chí thành phần được thực hiện theo các tiêu chí đã được đề xuất ở mục 1.5. Kết quả đánh giá tổng hợp 26 điểm DLSTMV tỉnh Tiền Giang được phân theo 4 hạng như sau: ❖ Điểm du lịch loại I- Điểm du lịch có mức độ rất thuận lợi: có 7 điểm được đánh giá theo các tiêu chí đề xuất ở mục 1.5 đạt loại I chiếm 26.9% với mức điểm từ 4.21- 5 điểm. Về phân bố, tất cả các điểm DLSTMV này đều tập trung tại vùng trung tâm và phía Tây Tiền Giang, cụ thể thuộc các điểm đến TP. Mỹ Tho (1 điểm), Châu Thành (2 điểm), Cai Lậy (2 điểm) và Cái Bè (2 điểm) ❖ Điểm du lịch loại II - Điểm DLSTMV có mức độ thuận lợi: có 10 điểm được đánh giá, chiếm 38.4%, điểm đánh giá giao động trong khoảng 3.41 – 4.2 điểm. Về mặt phân bố các điểm này phân bố khá đều ở cả 3 vùng (trung tâm, phía Tây, phía Đông). Tuy nhiên, trong số 10 điểm của nhóm này có tới 7 điểm thuộc vùng phía Tây. ❖ Điểm du lịch loại III - Điểm DLSTMV có mức độ thuận lợi trung bình: có 7 điểm, chiếm 26.9%, điểm đánh giá theo các tiêu chí đạt từ 2.61-3.4 điểm. Về phân bố, các điểm này tập trung nhiều ở khu vực phía Đông và phía Bắc của tỉnh, nằm cách xa dải đất phù sa ngọt ở bờ bắc sông Tiền ❖ Điểm du lịch loại IV: Điểm DL có mức độ ít thuận lợi: có 2 điểm được đánh giá. Về phân bố, cả 2 điểm đều thuộc phần lãnh thổ phía Đông của tỉnh. Từ kết quả khảo sát đánh giá này, luận án cũng xác định được 4 điểm đến DLSTMV quan trọng là TP. Mỹ Tho, Châu Thanh, Cai lậy và Cái Bè 2.3.2.4. Các tuyến DLSTMV chính ❖ Tuyến du lịch đường bộ - Tuyến du lịch trung tâm TP Mỹ Tho – Châu Thành – Chợ Gạo - Tuyến du lịch Cái Bè, Cai Lậy và Tân Phước - Tuyến du lịch TX Gò Công, Gò Công Tây, Gò Công Đông và Tân Phú Đông ❖ Tuyến du lịch đường sông - Tuyến du lịch TP Hồ Chí Minh – Tiền Giang - Tuyến TP Hồ Chí Minh – Tiền Giang - Vĩnh Long - An Giang và Phnôm Pênh (Campuchia) 2.3.3. Kết quả khảo sát khách du lịch về tình hình phát triển DLSTMV Tiền Giang. 2.3.3.1. Kết quả khảo sát khách du lịch a. Khái quát mẫu khảo sát

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p |
335 |
18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p |
387 |
17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p |
439 |
17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p |
443 |
16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p |
302 |
12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p |
308 |
12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p |
370 |
11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p |
328 |
9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p |
254 |
8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p |
296 |
8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p |
362 |
8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p |
323 |
6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p |
278 |
5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p |
161 |
4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p |
275 |
4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p |
151 |
4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p |
176 |
3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p |
319 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
