Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu chế tạo, xác định hình thái, cấu trúc, tính chất các hệ nano chứa một số hợp chất lycopen, resveratrol và pycnogenol
lượt xem 6
download
Luận án được thực hiện với mục tiêu nhằm chiết tách được lycopen từ quả gấc, resveratrol từ cốt khí củ và tổng hợp được copolyme PLA-PEG làm nguyên liệu cho quá trình chế tạo các dạng hạt nano; chế tạo được dạng hạt nano và hệ hạt nano như: nano lycopen, nano resveratrol và hệ nano lycopen/resveratrol, hệ nano lycopen/pycnogenol; xác định được hình thái và cấu trúc của các vật liệu nano thu được;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu chế tạo, xác định hình thái, cấu trúc, tính chất các hệ nano chứa một số hợp chất lycopen, resveratrol và pycnogenol
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- HỒ THỊ OANH NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO, XÁC ĐỊNH HÌNH THÁI, CẤU TRÚC, TÍNH CHẤT CÁC HỆ NANO CHỨA MỘT SỐ HỢP CHẤT LYCOPEN, RESVERATROL VÀ PYCNOGENOL LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC HÀ NỘI – 2021
- 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- HỒ THỊ OANH NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO, XÁC ĐỊNH HÌNH THÁI, CẤU TRÚC, TÍNH CHẤT CÁC HỆ NANO CHỨA MỘT SỐ HỢP CHẤT LYCOPEN, RESVERATROL VÀ PYCNOGENOL Chuyên ngành: Hóa hữu cơ Mã số: 9 44 01 14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC Hà Nội – 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Hoàng Mai Hà và TS. Đặng Thị Tuyết Anh. Các kết quả nghiên cứu là trung thực, không trùng lặp và chưa từng công bố trong tài liệu khác. Hà nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án Hồ Thị Oanh
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành bản luận án, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực cùng đồng nghiệp và bạn bè. Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Hoàng Mai Hà và TS. Đặng Thị Tuyết Anh đã luôn tận tình hướng dẫn, góp ý, chỉ bảo, động viên và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Hóa học, tập thể cán bộ nghiên cứu phòng Vật liệu tiên tiến, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ủng hộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Học viện Khoa học và Công nghệ, bộ phận đào tạo của Học viện đã đào tạo và giúp tôi trau dồi nhiều kiến thức để hoàn thành tốt luận án. Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Tập đoàn Vingroup- Công ty CP và chương trình học bổng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong nước của Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF), Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn (VinBigdata) đã cấp học bổng cho quá trình thực hiện luận án của tôi. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè đã luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án Hồ Thị Oanh
- i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC .................................................................................................................. i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................v DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vi DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 * Mục tiêu của luận án: ............................................................................................2 * Những nội dung nghiên cứu chính của luận án: .................................................2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN .....................................................................................3 1.1. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu .................................................................3 1.1.1. Hợp chất lycopen từ trái gấc .......................................................................3 1.1.1.1. Cấu trúc và tính chất hóa lý của lycopen ............................................5 1.1.1.2. Ưu điểm và hạn chế của lycopen ........................................................7 1.1.1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về chiết tách lycopen từ quả gấc ..............................................................................................8 1.1.2. Hợp chất resveratrol từ cốt khí củ ..............................................................9 1.1.2.1. Cấu trúc và tính chất hóa lý ..............................................................11 1.1.2.2. Tác dụng của resveratrol đối với sức khỏe .......................................12 1.1.2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về chiết tách resveratrol từ cốt khí củ .....................................................................................13 1.1.3. Pycnogenol từ cây thông đỏ ......................................................................15 1.1.3.1. Cấu trúc và tính chất hóa lý ..............................................................15 1.1.3.2. Tác dụng của pycnogenol đối với sức khỏe ......................................16 1.2. Tổng quan về phương pháp nghiên cứu ........................................................17 1.2.1. Khái quát về công nghệ nano và vật liệu nano ........................................17 1.2.2. Công nghệ chế tạo vật liệu nano của một số hợp chất có hoạt tính sinh học..............................................................................................................18 1.2.3. Một số dạng nano của các hợp chất có hoạt tính sinh học .....................19 1.2.3.1. Dạng hạt nano ...................................................................................19 1.2.3.2. Dạng nhũ tương nano .......................................................................20 1.2.3.3. Dạng vi nhũ tương .............................................................................21 1.2.3.4. Liposome ...........................................................................................21
- ii 1.2.3.5. Dạng micel ........................................................................................22 1.2.3.6. Dạng hạt nano lipid rắn/chất mang nano và dạng chất mang lipid cấu trúc nano ..................................................................................22 1.2.4. Nano lycopen ..............................................................................................23 1.2.4.1. Giới thiệu về nano lycopen................................................................23 1.2.4.2. Ứng dụng của nano lycopen..............................................................24 1.2.5. Nano resveratrol.........................................................................................25 1.2.5.1. Giới thiệu về nano resveratrol ..........................................................25 1.2.5.2. Ứng dụng của nano resveratrol ........................................................25 1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về các hệ nano chứa một số hợp chất lycopen, resveratrol và pycnogenol ............................................26 1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về nano lycopen ......26 1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về nano resveratrol .28 1.3.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về hệ lycopen/resveratrol và hệ lycopen/pycnogenol ...................................................................................28 1.3.4. Một số thực phẩm chức năng có liên quan đến hướng nghiên cứu của luận án .......................................................................................................31 CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM ..................34 2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................34 2.1.1. Nguyên vật liệu và hóa chất ......................................................................34 2.1.2. Dụng cụ và thiết bị .....................................................................................36 2.2. Thực nghiệm .....................................................................................................37 2.2.1. Nghiên cứu chiết tách các hợp chất tự nhiên lycopen và resveratrol sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình chế tạo các dạng hạt nano của chúng .........................................................................................................37 2.2.1.1. Chiết tách, tinh chế và bảo quản lycopen từ quả gấc .......................37 2.2.1.2. Nghiên cứu quá trình chiết tách và tinh chế resveratrol từ rễ cốt khí củ .....................................................................................................40 2.2.2. Tổng hợp copolymer PLA-PEG sử dụng làm chất bao bọc vi nang cho quá trình chế tạo hệ nano chứa lycopen..................................................41 2.2.3. Nghiên cứu chế tạo các hệ nano chứa một số hợp chất lycopen, resveratrol và pycnogenol .........................................................................42 2.2.3.1. Chế tạo nano lycopen và nano resveratrol .......................................42 2.2.3.2. Chế tạo hệ nano tổ hợp chứa lycopen ...............................................44
- iii 2.2.4. Nghiên cứu các phương pháp tạo bột nano .............................................46 2.2.4.1. Phương pháp sấy phun ......................................................................46 2.2.4.2. Phương pháp đông khô .....................................................................47 2.2.5. Các phương pháp phân tích định lượng...................................................48 2.2.5.1. Định lượng lycopen và resveratrol bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC .......................................................................48 2.2.5.2. Định lượng các hợp chất bằng quang phổ hấp thụ UV-Vis .............49 2.2.6. Đánh giá độ bền của các hạt nano............................................................50 2.2.6.1. Khảo sát sự biến đổi hàm lượng hợp chất của các hạt nano ............50 2.2.6.2. Nghiên cứu sự biến đổi hình thái của các hạt nano ..........................51 2.2.7. Các phương pháp phân tích cấu trúc và tính chất của vật liệu...............51 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................53 3.1. Kết quả chiết tách lycopen, resveratrol và tổng hợp copolymer PLA-PEG, sử dụng làm nguồn nguyên liệu cho quá trình chế tạo các hệ nano ............53 3.1.1. Chiết tách lycopen từ màng quả gấc ...........................................................53 3.1.1.1. Xác định nhiệt độ và thời gian thích hợp cho quá trình sấy màng gấc .........................................................................................................53 3.1.1.2. Xác định dung môi hữu cơ phù hợp để chiết lycopen từ màng gấc khô bằng phương pháp Soxhlet .............................................................56 3.1.1.3. Đánh giá cấu trúc và độ tinh khiết của lycopen chiết tách được......57 3.1.1.4. Bảo quản lycopen ..............................................................................63 3.1.2. Chiết tách resveratrol từ rễ cốt khí củ ......................................................65 3.1.2.1. Phân tích cấu trúc của resveratrol sau quá trình chiết tách ............65 3.1.2.2. Định lượng resveratrol bằng quang phổ hấp thụ UV-Vis và phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC...........................................68 3.1.3. Kết quả tổng hợp copolymer PLA-PEG ....................................................71 3.2. Kết quả chế tạo các hệ nano chứa một số hợp chất lycopen, resveratrol và pycnogenol .........................................................................................................75 3.2.1. Kết quả chế tạo nano lycopen....................................................................75 3.2.1.1. Ảnh hưởng của chất hoạt động bề mặt tới quá trình chế tạo nano lycopen ............................................................................................75 3.2.1.2. Đánh giá khả năng phân tán trong nước của các mẫu bột nano lycopen ............................................................................................78 3.2.1.3. Phân tích cấu trúc của các mẫu bột nano lycopen ...........................79
- iv 3.2.1.4. Hình thái và sự phân bố kích thước hạt của nano lycopen ...............80 3.2.1.5. Đánh giá độ bền của nano lycopen ...................................................81 3.2.2. Kết quả chế tạo nano resveratrol ..............................................................83 3.2.2.1. Đánh giá khả năng phân tán trong nước của các mẫu bột nano resveratrol .......................................................................................83 3.2.2.2. Phân tích cấu trúc của các mẫu bột nano resveratrol ......................85 3.2.2.3. Hình thái hạt nano resveratrol ..........................................................85 3.2.2.4. Khảo sát độ ổn định và hình thái hạt nano resveratrol trong các môi trường có độ pH khác nhau ............................................................86 3.2.3. Kết quả chế tạo hệ nano lycopen/resveratrol ............................................90 3.2.3.1. Phân tích cấu trúc hệ nano lycopen/resveratrol ...............................90 3.2.3.2. Đặc điểm hình thái và sự phân bố kích thước hạt của hệ nano lycopen/resveratrol .........................................................................91 3.2.3.3. Đánh giá độ bền của lycopen trong các mẫu hệ nano lycopen/resveratrol .........................................................................93 3.2.4. Kết quả chế tạo hệ nano lycopen/pycnogenol ..........................................98 3.2.4.1. Phân tích cấu trúc hệ nano lycopen/pycnogenol ..............................98 3.2.4.2. Đánh giá khả năng phân tán của các mẫu bột nano lycopen/pycnogenol.........................................................................99 3.2.4.3. Hình thái của các mẫu bột nano lycopen/pycnogenol ....................100 3.2.4.4. Đánh giá hình thái của nano lycopen/pycnogenol trong các môi trường pH khác nhau ....................................................................101 KẾT LUẬN ............................................................................................................105 NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN ..................................107 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...............108 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................110 PHỤ LỤC ...............................................................................................................122
- v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ Tiếng Anh Tiếng Việt viết tắt BHT Butylated hydroxytoluene Butylated hydroxyl toluen CDCl3 Chloroform Chloroform DCM Dichloromethane Diclometan DMSO Dimethyl sulfoxide Dimetyl sunfoxide DME Dimethyl ether Dimetyl ether EtOAc Ethyl acetate Ety acetate Fourier Transform Infrared FT-IR Phổ hồng ngoại Spectroscopy High-performance liquid HPLC Sắc ký lỏng hiệu năng cao chromatography NC Nanocapsule Viên nang nano Mw Molecular weight Khối lượng phân tử Nuclear Magnetic Resonance NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân spectroscopy PEG Polyethylene glycol Polyethylene glycol PLA Polylactic acid Polylactic acid RH40 Cremophor RH 40 Cremophor VTE Tocopherol Vitamin E THF Tetrahydrofuran Tetrahydrofuran TEM Transmission electron microscopy Kính hiển vi điện tử truyền qua UV-Vis Ultraviolet–visible spectroscopy Phổ tử ngoại – khả kiến
- vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. So sánh hàm lượng các carotenoid và giá thành thương mại của chúng ...............................................................................................................5 Bảng 1.2. Ưu, nhược điểm của một số dạng nano của hợp chất .........................23 Bảng 1.3. Một số thực phẩm chức năng liên quan đến hướng nghiên cứu của luận án .................................................................................................32 Bảng 2.1. Tỷ lệ mol của PEG và lactide trong các mẫu ......................................42 Bảng 2.2. Thành phần các mẫu nano lycopen .....................................................42 Bảng 2.3. Thành phần các mẫu nano resveratrol .................................................43 Bảng 2.4. Thành phần mẫu nano lycopen/resveratrol .........................................44 Bảng 2.5. Thành phần các mẫu nano lycopen/pycnogenol .................................46 Bảng 3.1. Màu sắc và mùi vị màng gấc khi sấy ở các nhiệt độ khác nhau sau 15 giờ ........................................................................................................55 Bảng 3.2. Độ hòa tan của lycopen trong một số dung môi hữu cơ ở nhiệt độ phòng ...................................................................................................56 Bảng 3.3. Các tín hiệu đặc trưng trong phổ hồng ngoại của lycopen ..................57 Bảng 3.4. Số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của lycopen .................................59 Bảng 3.5. Kết quả sự phụ thuộc giữa diện tích pic và nồng độ lycopen .............62 Bảng 3.6. Kết quả định lượng lycopen trong sản phẩm chiết..............................63 Bảng 3.7: Số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của resveratrol .............................67 Bảng 3.8. Kết quả sự phụ thuộc giữa diện tích pic và nồng độ resveratrol .........69 Bảng 3.9. Khối lượng phân tử của các mẫu copolymer khối PLA-PEG .............72 Bảng 3.10. Kết quả đánh giá khả năng phân tán trong nước của lycopen và các mẫu nano lycopen .........................................................................78 Bảng 3.11. Độ bền của lycopen trong các mẫu bột nano theo thời gian bảo quản ở nhiệt độ phòng ..................................................................................82 Bảng 3.12. Kết quả đánh giá khả năng phân tán trong nước của resveratrol và các mẫu nano resveratrol .....................................................................84 Bảng 3.13. Độ bền của lycopen trong các mẫu bột nano lycopen/resveratrol theo thời gian bảo quản ở nhiệt độ phòng ...................................................94 Bảng 3.14. Độ bền của lycopen trong các hệ nano theo thời gian bảo quản ở -16oC .............................................................................................................96
- vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Quả gấc Việt Nam .................................................................................3 Hình 1.2. Công thức cấu tạo của lycopen .............................................................5 Hình 1.3. Các đồng phân của lycopen ...................................................................6 Hình 1.4. Lycopen dạng bột ..................................................................................7 Hình 1.5. Một số hình ảnh về cây thảo mộc cốt khí củ .......................................10 Hình 1.6. Công thức cấu tạo của trans-resveratrol .............................................11 Hình 1.7. Resveratrol dạng bột............................................................................11 Hình 1.8. Công thức cấu tạo của cis-resveratrol .................................................11 Hình 1.9. Tác dụng tích cực của resveratrol đối với sức khỏe ............................12 Hình 1.10. Hình ảnh cây thông đỏ ........................................................................15 Hình 1.11. Cấu trúc phân tử của procyanidin (thành phần chính của pycnogenol) .............................................................................................................16 Hình 1.12. Pycnogenol dạng bột ...........................................................................16 Hình 1.13. Kích thước vật liệu nano và tế bào ......................................................17 Hình 1.14. Hai dạng hạt nano cơ bản: nano hình cầu và viên nang nano .............20 Hình 1.15. Cấu trúc của nhũ tương nano ..............................................................20 Hình 1.16. Cấu trúc của vi nhũ tương nano ..........................................................21 Hình 1.17. Cấu trúc của liposome .........................................................................21 Hình 1.18. Cấu trúc của micel ...............................................................................22 Hình 1.19. Cấu trúc của hạt nano lipid rắn/chất mang nano (SLNs) và chất mang lipid cấu trúc nano (NLCs) ..................................................................22 Hình 1.20. Sơ đồ các loại hệ phân phối lycopen: a- Nhũ tương truyền thống, b- Nhũ tương nano, c- Micel và nhũ tương vi nang, d- Chất mang lipid cấu trúc nano, e- Hydrogel và f- Liposome.........................................24 Hình 1.21. Các hệ vận chuyển nano resveratrol: a- Cyclodetrins, b- Micel, c- Hạt nano lipid rắn/chất mang nano, d- Liposome, e- Hạt nano polymer ...25 Hình 1.22. Kích thước và hình thái hạt của micel lycopen: (A)- Giản đồ phân bố kích thước hạt; (B)- Ảnh TEM ...........................................................26 Hình 1.23. Quá trình chế tạo và đánh giá sự ổn định của lycopen được bao bọc bởi vi nang nano lipid ..........................................................................27 Hình 1.24. Nano lycopen 5% ................................................................................27
- viii Hình 2.1. Quy trình sấy màng gấc tươi ...............................................................37 Hình 2.2. Sơ đồ khối quy trình chiết tách và tinh chế lycopen ...........................39 Hình 2.3. Sơ đồ khối quy trình chiết tách và tinh chế resveratrol .......................40 Hình 2.4. Sơ đồ tổng hợp khối copolymer PLA-PEG.........................................41 Hình 2.5. Sơ đồ quy trình chung sử dụng để chế tạo bột nano lycopen và nano resveratrol ..............................................................................43 Hình 2.6. Sơ đồ quy trình chế tạo hệ nano lycopen/resveratrol ..........................45 Hình 2.7. Sơ đồ quy trình chế tạo hệ nano lycopen/pycnogenol ........................46 Hình 3.1. Sự suy giảm khối lượng của màng gấc khi sấy ở các nhiệt độ khác nhau .....................................................................................................53 Hình 3.2. Đồ thị độ ẩm cuối cùng của màng gấc sấy ở các nhiệt độ khác nhau .54 Hình 3.3. Hình ảnh màng hạt gấc khô sấy ở 60oC trong 15 giờ..........................56 Hình 3.4. Bột lycopen chiết tách được từ màng gấc khô ....................................57 Hình 3.5. Phổ hồng ngoại của lycopen chiết tách được ......................................58 Hình 3.6. Công thức cấu tạo của lycopen ...........................................................58 Hình 3.7. Phổ 1H-NMR (A) và 13C-NMR (B) của lycopen chiết tách được .......59 Hình 3.8. Phổ UV-Vis của mẫu lycopen chiết tách được (1) và mẫu lycopen chuẩn có độ tinh khiết 98% của Sigma-Aldrich (2) ............................61 Hình 3.9. Đường chuẩn định lượng lycopen bằng HPLC ...................................62 Hình 3.10. Sắc ký đồ mẫu lycopen chiết tách được khai triển bằng hệ dung môi MeOH:ACN:DCM (10:50:40) ............................................................63 Hình 3.11. Phổ UV-Vis của mẫu bột lycopen tinh khiết được bảo quản trong các điều kiện khác nhau : (1)- Mẫu tại thời điểm ban đầu; (2) –Sau 90 ngày bảo quản ở -16oC; (3)- Sau 90 ngày bảo quản ở 4oC; (4)- Sau 90 ngày bảo quản ở nhiệt độ phòng .........................................................64 Hình 3.12. Độ bền lycopen bảo quản trong các điều kiện khác nhau theo thời gian: -16oC; 4oC; nhiệt độ phòng (RT)...............................................64 Hình 3.13. Bột resveratrol chiết tách được từ rễ cốt khí củ ..................................65 Hình 3.14. Phổ hồng ngoại của bột resveratrol chiết tách được ...........................66 Hình 3.15. Công thức cấu tạo của resveratrol .......................................................66 Hình 3.16. Phổ 1H-NMR (A) và 13C-NMR (B) của resveratrol chiết tách được ..68
- ix Hình 3.17. Phổ UV-Vis của mẫu resveratrol chuẩn (Sigma-Aldrich) (1) và mẫu resveratrol chiết tách được (2).............................................................69 Hình 3.18. Đường chuẩn định lượng resveratrol bằng HPLC .............................70 Hình 3.19. Sắc ký đồ mẫu resveratrol chiết tách được khai triển bằng hệ dung môi MeOH – H2O + 0,1%Fa = 40 – 60 (v/v) .............................................70 Hình 3.20. Phổ hồng ngoại của PLA và copolymer PLA/PEG ............................72 Hình 3.21. Công thức cấu tạo của PLA-PEG ........................................................73 Hình 3.22. Phổ 1 H-NMR (A) và 13 C-NMR (B) trong CDCl3 của copolymer PLA-PEG ....................................................................74 Hình 3.23. Giản đồ phân bố kích thước hạt của nano lycopen theo các tỷ lệ khác nhau giữa lycopen và chất hoạt động bề mặt tween 80.......................75 Hình 3.24. Giản đồ phân bố kích thước hạt của nano lycopen sử dụng chất hoạt động bề mặt cremophor RH40 và tween 80 ........................................76 Hình 3.25: Ảnh TEM của các mẫu (a)- NLy1, (b)- Nly11, (c)- NLy12 và (d)- NLy21 ......................................................................................77 Hình 3.26. So sánh khả năng phân tán trong nước của lycopen và các mẫu bột nano lycopen ...................................................................79 Hình 3.27. Phổ hồng ngoại của các mẫu nano lycopen ........................................80 Hình 3.28. Giản đồ phân bố kích thước hạt của các mẫu bột nano lycopen (a) và ảnh TEM của các mẫu (b)-NLy1, (c)- NLy3, (d)- NLy5 ...............81 Hình 3.29. Sự phân hủy của lycopen trong các mẫu bột nano lycopen (a); phổ UV-Vis trong dung dịch THF của các mẫu nano lycopen: (b)- NLy1, (c)- Nly3, (d)- Nly5 sau thời gian bảo quản 15 ngày, 30 ngày, 60 ngày và 90 ngày ở nhiệt độ phòng ...............................................................82 Hình 3.30. So sánh khả năng phân tán trong nước của resveratrol và các mẫu bột nano resveratrol ...............................................................84 Hình 3.31. Phổ hồng ngoại của các mẫu nano resveratrol ....................................85 Hình 3.32. Giản đồ phân bố kích thước hạt của các mẫu bột nano resveratrol (a) và ảnh TEM của các mẫu (b)-NR1, (c)- NR2, (d)- NR3.....................86 Hình 3.33. Phổ UV-Vis của mẫu NR1 trong các môi trường: (a)- pH=4,5; (b)- pH=7; (c)- pH=8 và (d)- pH=9 .....................................................87
- x Hình 3.34. Sự phân hủy của resveratrol trong các môi trường có độ pH khác nhau .............................................................................................................88 Hình 3.35. Giản đồ phân bố kích thước hạt của mẫu NR1 trong môi trường pH 4,5 ........................................................................................................88 Hình 3.36. Ảnh TEM của mẫu NR1 trong môi trường pH 4,5 .............................89 Hình 3.37. Phổ hồng ngoại của các mẫu hệ nano lycopen/resveratrol .................90 Hình 3.38. Phổ UV-Vis của các mẫu nano lycopen/resveratrol trong dung môi THF .....................................................................................................91 Hình 3.39. Giản đồ phân bố kích thước hạt (a) và ảnh TEM của các mẫu (b)- S1, (c)- S4, (d)- S7 .......................................................................92 Hình 3.40. Sự phân hủy của lycopen trong các mẫu bột hệ nano lycopen/resveratrol (a); phổ UV-Vis trong dung dịch THF của các mẫu nano lycopen/resveratrol: (b)- S1, (c)- S4, (d)- S7 sau thời gian bảo quản 15 ngày, 30 ngày, 60 ngày và 90 ngày ở nhiệt độ phòng ....95 Hình 3.41. Sự phân hủy của lycopen (a); phổ UV-Vis trong dung dịch THF của các mẫu nano lycopen/resveratrol: (b)-S1, (c)-S4, (d)-S7 sau thời gian bảo quản 15 ngày, 30 ngày, 60 ngày và 90 ngày ở -16oC ...................96 Hình 3.42. Sự phân hủy của lycopen trong các mẫu nano lycopen/resveratrol: (a)- S1, S2 và S3; (c)-S4, S5 và S6; (e)-S7, S8 và S9; phổ UV-Vis trong dung dịch THF của (b)-S1, S2 và S3; (d)- S4, S5 và S6; (f) S7, S8 và S9 tại thời điểm bắt đầu lưu trữ và sau 90 ngày bảo quản ở -16oC .....97 Hình 3.43. Phổ hồng ngoại của các mẫu bột nano lycopen/pycnogenol ..............99 Hình 3.44. Khả năng phân tán trong nước (B) của các mẫu bột nano lycopen/pycnogenol ..........................................................................100 Hình 3.45. Giản đồ phân bố kích thước hạt và ảnh TEM của các mẫu bột nano lycopen/pycnogenol ..........................................................................101 Hình 3.46. Giản đồ phân bố kích thước hạt và ảnh TEM của các mẫu bột nano lycopen/pycnogenol phân tán trong môi trường pH bằng 5..............102 Hình 3.47. Giản đồ phân bố kích thước hạt và ảnh TEM của các mẫu bột nano lycopen/pycnogenol phân tán trong môi trường pH bằng 9..............103
- 1 MỞ ĐẦU Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế-xã hội, nhu cầu của con người trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp ngày càng cao dẫn tới sự phát triển mạnh của các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm. Theo xu hướng sử dụng các nguồn nguyên liệu tự nhiên, các hợp chất có hoạt tính sinh học cao như lycopen, resveratrol, pycnogenol,... được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu, chiết tách và ứng dụng một cách rộng rãi. Lycopen là một carotenoid được tìm thấy trong nhiều loại rau quả màu đỏ như gấc, cà chua, dưa hấu, đu đủ, ổi đỏ, bưởi đỏ [1]. Lycopen có hoạt tính chống oxy hóa cực mạnh, có tác dụng mạnh mẽ trong việc phòng chống ung thư, các bệnh tim mạch, xơ hóa gan và đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch [2,3]. Resveratrol là một stilbenoid kháng độc tố tự nhiên, có nhiều trong cốt khí củ, nho, dứa, đậu phộng và dâu tằm [4]. Tiềm năng ứng dụng của resveratrol là khả năng chống viêm, chống oxy hóa, chữa lành vết thương, chống vi khuẩn và chống ung thư [5, 6]. Pycnogenol được biết đến là một hỗn hợp flavonoid quý cũng có khả năng chống oxy hóa và chống viêm nổi tiếng. Hợp chất giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, bảo vệ tế bào thần kinh, kiểm soát các cơn đau và chống lại các gốc tự do [7]. Pycnogenol có nhiều trong vỏ cây thông biển nước Pháp, ngoài ra pycnogenol cũng được tìm thấy trong vỏ đậu phộng, hạt nho và vỏ cây phỉ [8]. Mặc dù có nhiều hoạt tính sinh học quý nhưng hầu hết các hợp chất nêu trên được xếp vào nhóm hợp chất rất ít tan trong nước và khó hấp thu hiệu quả vào cơ thể, do vậy sinh khả dụng bị hạn chế [9, 10]. Hiện nay, công nghệ nano là một giải pháp hữu hiệu trong việc nâng cao khả năng phân tán, cải thiện sự hấp thu, tăng cường dược tính và nâng cao độ bền của hợp chất [11]. Để khắc phục những nhược điểm về độ hòa tan và độ bền, việc nghiên cứu chế tạo các hợp chất sinh học tự nhiên dưới dạng hạt nano hứa hẹn sẽ tạo ra những nguồn dược liệu quý ứng dụng rộng rãi trong các ngành dược phẩm và mỹ phẩm. Mặt khác, hiện nay hệ nano chứa ít nhất hai hợp chất tự nhiên đang thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học. Sự kết hợp giữa các hợp chất cho sản phẩm tổ hợp có tác dụng hiệp đồng, mang lại hoạt tính sinh học cao hơn so với việc sử dụng từng hợp chất riêng rẽ. Trong đó, hai hợp chất resveratrol và pycnogenol được biết đến là các hợp chất sinh học có tác dụng tăng độ bền và tăng khả năng
- 2 phân tán trong nước cho các hợp chất thuộc nhóm carotenoid có nhiều liên kết đôi liên hợp như lycopen. Tuy nhiên cho tới nay, các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc chế tạo hỗn hợp compozit của các hợp chất mà chưa có công trình công bố chế tạo hệ nano, đặc biệt là hệ nano lycopen/resveratrol và hệ nano lycopen/pycnogenol. Chính bởi vậy, nghiên cứu chế tạo hai hệ nano này là một hướng nghiên cứu mới và cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, luận án tập trung vào: “Nghiên cứu chế tạo, xác định hình thái, cấu trúc, tính chất các hệ nano chứa một số hợp chất lycopen, resveratrol và pycnogenol” với mục tiêu và nội dung nghiên cứu cụ thể như sau: * Mục tiêu của luận án: - Chiết tách được lycopen từ quả gấc, resveratrol từ cốt khí củ và tổng hợp được copolyme PLA-PEG làm nguyên liệu cho quá trình chế tạo các dạng hạt nano; - Chế tạo được dạng hạt nano và hệ hạt nano như: nano lycopen, nano resveratrol và hệ nano lycopen/resveratrol, hệ nano lycopen/pycnogenol. Xác định được hình thái và cấu trúc của các vật liệu nano thu được; - Đánh giá được độ bền của các vật liệu nano trong các điều kiện bảo quản và môi trường khác nhau. * Những nội dung nghiên cứu chính của luận án: - Nghiên cứu chiết tách lycopen từ quả gấc và resveratrol từ cốt khí củ. Nghiên cứu các điều kiện thích hợp và phương pháp chiết tách các hợp chất. Xác định cấu trúc và độ tinh khiết của lycopen và resveratrol sau quá trình chiết tách; - Nghiên cứu tổng hợp copolymer PLA-PEG sử dụng làm chất bao bọc vi nang cho các hệ nano tổ hợp chứa lycopen; - Nghiên cứu chế tạo nano lycopen, nano resveratrol có khả năng phân tán tốt trong nước. Xác định hình thái, cấu trúc, tính chất của các mẫu nano bằng các phương pháp phân tích hiện đại. Khảo sát độ bền của bột nano trong các điều kiện bảo quản và môi trường khác nhau; - Nghiên cứu chế tạo hệ nano lycopen/resveratrol và hệ nano lycopen/pycnogenol. Xác định hình thái, cấu trúc và tính chất của các mẫu nano bằng các phương pháp phân tích hiện đại. Nghiên cứu độ bền của lycopen trong các hệ nano theo thời gian bảo quản ở các điều kiện khác nhau.
- 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng các sản phẩm thiên nhiên để ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt là ứng dụng thảo dược trong điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe [12]. Các hợp chất sinh học có trong thảo dược là thành phần chính quyết định chất lượng và giá trị của thảo dược. Các hợp chất này có thể được chiết tách từ thân, lá, vỏ cây, hoa, quả, hạt hoặc rễ [13]. Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế-xã hội thì nhu cầu của con người về sức khỏe và thẩm mỹ ngày càng cao, do đó các hợp chất sinh học quý có trong thảo dược ngày càng được quan tâm nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất thực phẩm chức năng và mỹ phẩm. 1.1.1. Hợp chất lycopen từ trái gấc Gấc (Momordica cochinchinensis Spreng.) là loại trái cây gần gũi với người dân Việt Nam. Dầu gấc, rễ gấc, hạt gấc, ruột gấc đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh [14]. Hình 1.1 là một số hình ảnh về quả gấc. Hình 1.1. Quả gấc Việt Nam Hiện nay, tại Việt Nam, để thuận tiện cho việc sử dụng, bảo quản và vận chuyển, một lượng lớn quả gấc sau thu hoạch được xử lý, tách bỏ vỏ và hạt, sấy nhiệt để tạo màng gấc khô thương phẩm. Màng hạt gấc có chứa một số carotenoid (lutein, beta-cryptoxanthine, zeaxanthine, alpha-carotene, beta-carotene, cis-lycopen và trans-lycopen), vitamin (vitamin C, vitamin E) và một số acid béo (omega-3, omega-6) [15]. Trong đó, nhóm carotenoid chiếm hàm lượng cao và là nguồn dược liệu quý. Theo nghiên cứu của Ishida và cộng sự, màng gấc chứa tổng lượng carotenoid là 5770 ppm, chủ yếu gồm beta-carotene (2710 ppm) và lycopen
- 4 (3020ppm). Trong đó, hàm lượng β-carotene cao gấp 1,8 lần so với dầu gan cá thu, 10 lần so với cà rốt [16]. Kết quả nghiên cứu của Đại học California khẳng định hàm lượng lycopen trong quả gấc cao gấp 70 lần hàm lượng lycopen có trong cà chua và cao hơn rất nhiều so với các loại rau quả khác [17]. Với những công dụng của các hợp chất trong nhóm carotenoid có trong quả gấc, các nhà khoa học Mỹ gọi loại trái cây này là “Loại quả đến từ thiên đường”. Các hợp chất của beta-carotene, lycopen, alpha-tocopherol… có tác dụng làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư nói chung, nhất là ung thư vú ở phụ nữ. Hiromitsu Aoki và các cộng sự cũng đã phân tích, đánh giá hàm lượng carotenoid có trong gấc. Kết quả chỉ ra rằng, lycopen và beta-carotene chủ yếu nằm trong màng hạt gấc. Các nhà khoa học cũng nhận định các hợp chất có tác dụng điều trị rất tốt những biến chứng của bệnh tiểu đường [18]. Nhận thấy, các hợp chất chính có trong gấc bao gồm beta-carotene, lycopen, lutein và zeaxanthine đang thu hút được sự quan tâm lớn của các nhà khoa học. * Lycopen (C40H56; 536,9) * β-Carotene (C40H56; 536.9) * Zeaxanthine (C40H56O2; 568.88) * Lutein (C40H56O2; 568.871) Trong số các hợp chất chính có trong quả gấc thì lycopen là hợp chất có hàm lượng cao nhất và có hoạt tính chống oxy hóa mạnh, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người [19]. Chính bởi vậy, giá thành thương mại của lycopen trong thực
- 5 tiễn khá cao, cao hơn rất nhiều so với các hợp chất khác như β-carotene, zeaxanthine hay lutein (Bảng 1.1) [20]. Cho tới nay, các công trình khoa học mới chỉ thành công trong việc chiết tách lycopen từ quả cà chua ở quy mô thương mại hoặc sản xuất lycopen bằng con đường tổng hợp hóa học [21]. Bảng 1.1. So sánh hàm lượng các carotenoid và giá thành thương mại của chúng Tên Hàm lượng trong quả gấc Giá thương mại Lycopen (>90%) ~ 4000 ppm ~ 110.000.000 đ/kg β-Carotene (>90%) ~ 3000 ppm ~ 9.000.000 đ/kg Zeaxanthine (>90%) ~ 28 ppm ~ 44.000.000 đ/kg Lutein (>90%) ~ 21 ppm ~ 22.000.000 đ/kg 1.1.1.1. Cấu trúc và tính chất hóa lý của lycopen o Cấu trúc phân tử lycopen Lycopen là một tetraterpene và được tổ hợp từ 8 khối isopren, chỉ bao gồm nguyên tử hydro và cacbon [22]. Công thức phân tử của lycopen là C40H56 khối lượng 536 Da (Hình 1.2). Danh pháp IUPAC: (6E,8E,10E,12E,14E,16E,18E, 20E, 22E, 24E, 26E)-2,6,10,14,19,23,27,31-octamethyldotriaconta-2,6,8,10,12,14,16, 18,20,22,24,26,30-tridecaene. Hình 1.2. Công thức cấu tạo của lycopen Thành phần cấu tạo gồm 13 liên kết đôi, trong đó 11 liên kết đôi liên hợp, chính vì vậy lycopen hoạt động như một chất chống lại các tác nhân oxy hóa như tia UV. Lycopen hấp thụ bức xạ có bước sóng dài của ánh sáng khả kiến do đó khi được sử dụng trong mỹ phẩm dưỡng da, nó giúp giảm ảnh hưởng của tia UV lên da, hoặc bảo vệ khỏi các ảnh hưởng ngắn hạn (cháy nắng) và dài hạn (ung thư da) [23]. Tuy nhiên, lycopen dễ bị oxy hóa, nhạy cảm với ánh sáng và nhiệt do có các liên kết chưa bão hòa trong cấu trúc phân tử [24]. Lycopen có số đồng phân hóa rộng, theo các nghiên cứu lý thuyết nó có 1056 cấu hình cis - trans. Tuy nhiên, chỉ có một vài đồng phân được tìm thấy
- 6 trong tự nhiên. Đồng phân trans của lycopen là đồng phân phổ biến nhất được tìm thấy trong thực phẩm. Đồng phân 5-cis là ổn định nhất trong tất cả các đồng phân trans, 9-cis, 13-cis, 15-cis, 7-cis và 11-cis. Các đồng phân lycopen được tìm thấy trong huyết tương người, sữa mẹ, và các mô của con người chủ yếu là của đồng phân cis. Màu sắc của lycopen phụ thuộc vào hình thức đồng phân của nó. Các đồng phân trans và hầu hết các đồng phân khác của lycopen có màu đỏ, trong khi tetra-cis của lycopen có màu cam [25, 26]. All trans-Lycopen 15 cis-Lycopen 13 cis-Lycopen 11 cis-Lycopen 9 cis-Lycopen 7 cis-Lycopen 5 cis-Lycopen Tetra-cis-Lycopen Hình 1.3. Các đồng phân của lycopen o Tính chất hóa lý Lycopen dạng bột màu nâu đỏ (Hình 1.4), tan trong các dung môi không phân cực như chloroform, tetrahydrofuran, dichloromethane, n-hexane, benzene,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng của một số vật liệu khung kim loại hữu cơ
149 p | 263 | 59
-
Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu điều chế và sử dụng một số hợp chất Chitosan biến tính để tách và làm giàu các nguyên tố hóa học (U(VI), Cu(II), Pb(II), Zn(II) và Cd(II))
232 p | 206 | 42
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu điều chế và sử dụng một số hợp chất Chitosan biến tính để tách và làm giàu các nguyên tố hóa học (U(VI), Cu(II), Pb(II), Zn(II) và Cd(II))
28 p | 200 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu biến tính bentonit Cổ Định và ứng dụng trong xúc tác - hấp phụ
169 p | 137 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài nấm ở Việt Nam
216 p | 134 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Hóa học: Tổng hợp, biến tính vật liệu nano của một số nguyên tố đất hiếm và đánh giá hoạt tính xúc tác quang hóa
131 p | 30 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Hóa học: Tổng hợp xúc tác oxi hoá điện hoá trên cơ sở Pt và chấm lượng tử graphen ứng dụng trong pin nhiên liệu sử dụng trực tiếp alcohol
185 p | 24 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu tổng hợp và biến tính vật liệu cơ kim HKUST-1 làm xúc tác cho phản ứng chuyển hoá 4-nitrophenol thành 4-aminophenol
132 p | 46 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học ba loài: Mỡ Phú Thọ (Magnolia chevalieri), Giổi đá (Magnolia insignis) và Ngọc lan hoa trắng (Michelia alba) thuộc họ Ngọc lan (Magnoliaceae) ở Việt Nam
143 p | 21 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu các chất chống oxy hóa, ức chế ăn mòn kim loại bằng tính toán hóa lượng tử kết hợp với thực nghiệm
155 p | 23 | 8
-
Tóm tắt luận án tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu biến tính vật liệu ZIF-8 và một số ứng dụng
28 p | 187 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của hai loài An xoa (Helicteres hirsuta) và Màng kiêng (Pterospermum truncatolobatum) thuộc họ Trôm (Sterculiaceae) tại Việt Nam
135 p | 32 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu khả năng xử lý DDT và γ-HCH trên một số kim loại và oxide kim loại mang trên g-C3N4 bằng phương pháp phiếm hàm mật độ liên kết chặt
159 p | 22 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Hóa học: Tổng hợp vật liệu composite trên cơ sở g-C3N4, ứng dụng trong điện hóa và quang xúc tác
154 p | 47 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại của một số hợp chất hữu cơ bằng phương pháp hóa tính toán kết hợp với thực nghiệm
145 p | 45 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở sulfide và selenide của kim loại chuyển tiếp định hướng ứng dụng điều chế hydro từ nước
185 p | 37 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu tổng hợp xúc tác Me-O-W (Me: Si, Ti, Zr) và ứng dụng cho chuyển hóa fructose thành 5-hydroxymethylfurfural
29 p | 16 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Hóa học: Thiết kế, tổng hợp và ứng dụng các sensor huỳnh quang từ dẫn xuất của dimethylaminocinnamaldehyde và dansyl
233 p | 107 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn