Luận án tiến sĩ Kỹ thuật phần mềm: Phát hiện và phòng chống một số dạng tấn công từ chối dịch vụ phân tán
lượt xem 7
download
Mục đích cơ bản của luận án này là đề xuất phương pháp mới trong việc phát hiện và loại bỏ các gói tin giả mạo trong tấn công TCP SYN Flood (tấn công tràn ngập gói tin TCP SYN). Đề xuất mô hình khung phòng chống tấn công DDoS-Web, có tính mở, cho phép kết hợp nhiều tiêu chí phát hiện để làm tăng hiệu quả, mức độ chính xác trong việc phát hiện và phòng chống tấn công
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kỹ thuật phần mềm: Phát hiện và phòng chống một số dạng tấn công từ chối dịch vụ phân tán
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Trần Mạnh Thắng PHÁT HIỆN VÀ PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ DẠNG TẤN CÔNG TỪ CHỐI DỊCH VỤ PHÂN TÁN Ngành: Kỹ thuật phần mềm Mã số: 9480103 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT PHẦN MỀM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Nguyễn Khanh Văn 2. PGS.TS. Nguyễn Linh Giang Hà Nội - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung trong luận án “Phát hiện và phòng chống một số dạng tấn công từ chối dịch vụ phân tán” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của tập thể hướng dẫn. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được tác giả khác công bố trong bất kỳ công trình nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo quy định. Hà Nội, ngày 11 tháng 3 năm 2019 Tập thể hướng dẫn Nghiên cứu sinh PGS.TS Nguyễn Khanh Văn PGS.TS Nguyễn Linh Giang Trần Mạnh Thắng i
- LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Phòng Đào tạo, Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông, các thầy cô cùng các bạn đã tạo điều kiện thuận lợi và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành bản luận án này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến hai Thầy hướng dẫn khoa học, PGS.TS. Nguyễn Khanh Văn và PGS.TS. Nguyễn Linh Giang đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận án. Tôi xin cảm ơn gia đình và người thân đã luôn bên tôi, ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 11 tháng 3 năm 2019 Nghiên cứu sinh Trần Mạnh Thắng ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i MỤC LỤC ............................................................................................................................. ii MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................. 1 2. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 2 3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................................... 3 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án ......................................................... 6 5. Điểm mới của luận án .................................................................................................... 7 6. Cấu trúc của luận án ...................................................................................................... 7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TẤN CÔNG VÀ PHÒNG CHỐNG TẤN CÔNG DDOS .... 9 1.1. Tổng quan về tấn công từ chối dịch vụ phân tán DDoS.................................................... 9 1.2. Các dạng tấn công DDoS phổ biến ................................................................................ 11 1.2.1. Tấn công DDoS ở lớp mạng ................................................................................... 11 1.2.2. Tấn công DDoS vào lớp ứng dụng ......................................................................... 12 1.3. Các công cụ tấn công DDoS phổ biến............................................................................ 13 1.3.1. IRC-based .............................................................................................................. 14 1.3.2. Web-based ............................................................................................................. 14 1.4. Những thách thức trong việc phát hiện và phòng chống tấn công DDoS ........................ 15 1.5. Tổng quan về các phương pháp phòng chống tấn công DDoS........................................ 16 1.5.1. Nhóm phương pháp phòng chống tấn công lớp mạng ............................................. 18 1.5.1.1. Nhóm phương pháp áp dụng ở gần nguồn tấn công......................................... 18 1.5.1.2. Nhóm phương pháp áp dụng ở phía đối tượng được bảo vệ ............................ 18 1.5.1.3. Nhóm phương pháp áp dụng ở hạ tầng mạng trung gian ................................. 19 1.5.1.4. Nhóm phương pháp kết hợp ........................................................................... 19 1.5.2. Nhóm phương pháp phòng chống tấn công lớp ứng dụng ....................................... 19 1.5.2.1. Nhóm phương pháp áp dụng ở phía đối tượng được bảo vệ ............................ 20 1.5.2.2. Nhóm phương pháp kết hợp ........................................................................... 20 1.5.3. Nhóm các phương pháp theo giai đoạn phòng chống .............................................. 20 1.5.3.1. Giai đoạn phòng thủ ....................................................................................... 20 1.5.3.2. Giai đoạn phát hiện tấn công .......................................................................... 21 iii
- 1.5.3.3. Giai đoạn xử lý tấn công. ................................................................................ 21 1.5.4. Phân tích lựa chọn phương pháp theo vị trí triển khai ............................................. 22 1.5.5. Các nghiên cứu liên quan đến phòng chống tấn công TCP Syn Flood..................... 23 1.5.6. Các nghiên cứu liên quan đến phòng chống tấn công Web App-DDoS ................... 26 1.6. Nghiên cứu tiêu chí đánh giá hiệu quả phương pháp ...................................................... 27 1.7. Nghiên cứu, khảo sát về đánh giá thực nghiệm .............................................................. 28 1.7.1. Khảo sát các tập dữ liệu đánh giá thực nghiệm ....................................................... 29 1.7.2. Đánh giá thực nghiệm với tấn công TCP Syn Flood và Web App-DDoS ................ 31 1.8. Kết luận chương 1 ......................................................................................................... 33 CHƯƠNG 2. PHÁT HIỆN VÀ PHÒNG CHỐNG TẤN CÔNG TCP SYN FLOOD ............ 34 2.1. Giới thiệu bài toán ......................................................................................................... 34 2.1.1. Tổng quan về nội dung nghiên cứu trong chương 2 ................................................ 34 2.1.2. Về hạn chế và phạm vi ứng dụng của phương pháp giải quyết ................................ 36 2.2. Tổng quan về dạng tấn công TCP Syn Flood ................................................................. 37 2.3. Mô hình triển khai phương pháp phát hiện và phòng chống tấn công TCP Syn Flood .... 38 2.3.1. Mô hình tổng thể và các thành phần cơ bản ............................................................ 39 2.3.2. Nguyên lý hoạt động cơ bản ................................................................................... 40 2.4. Phát hiện tấn công TCP Syn Flood ................................................................................ 41 2.5. Phát hiện và loại bỏ các gói tin giả mạo trong tấn công DDoS TCP Syn Flood .............. 43 2.5.1. Đặc trưng của các gói tin IP được gửi đi từ cùng một máy nguồn ........................... 43 2.5.2. Kiểm chứng giả thuyết về tính chất tăng dần của giá trị PID .................................. 44 2.5.2.1. Kiểm chứng giả thuyết PID dựa trên quan sát ngẫu nhiên ............................... 45 2.5.2.2 Kiểm chứng giả thuyết PID trên toàn bộ tập dữ liệu thu được .......................... 46 2.5.3. Giải pháp phát hiện và loại bỏ các gói tin giả mạo PIDAD1 ................................... 46 2.5.3.1. Thuật toán DBSCAN ...................................................................................... 47 2.5.3.2. Giải pháp PIDAD1 ......................................................................................... 48 2.5.4. Giải pháp phát hiện và loại bỏ các gói tin giả mạo PIDAD2 ................................... 51 2.5.4.1. Cơ chế thuật toán lọc bỏ nhanh gói tin giả mạo ............................................... 52 2.5.4.2. Phân tích đánh giá về giải pháp PIDAD2 trên góc độ lý thuyết ....................... 55 2.5.4.3. Tăng tốc độ xử lý của giải pháp PIDAD2 với thuật toán Bloom Filter ............ 57 2.5.5. Phương pháp xác thực địa chỉ IP nguồn ................................................................. 58 2.6. Đánh giá thực nghiệm ................................................................................................... 60 iv
- 2.6.1. Xây dựng mô hình và dữ liệu đánh giá thực nghiệm ............................................... 60 2.6.2. Đánh giá thực nghiệm cho giải pháp PIDAD1 và PIDAD2 .................................... 63 2.6.2.1. Giải pháp PIDAD1 ......................................................................................... 63 2.6.2.2. Giải pháp PIDAD2 ......................................................................................... 64 2.6.2.3. So sánh hiệu quả của giải pháp PIDAD1 và PIDAD2 ..................................... 64 2.6.3. So sánh hiệu quả của giải pháp PIDAD2 với các giải pháp khác............................. 66 2.7. Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 68 CHƯƠNG 3. PHÁT HIỆN VÀ PHÒNG CHỐNG TẤN CÔNG WEB APP-DDOS ............. 70 3.1. Giới thiệu bài toán ......................................................................................................... 70 3.2. Tổng quan về tấn công Web App-DDoS........................................................................ 71 3.2.1. Ứng dụng Web....................................................................................................... 71 3.2.1.1. Máy chủ Web ................................................................................................. 71 3.2.1.2. Nguyên lý hoạt động ...................................................................................... 71 3.2.1.3. Giao thức HTTP ............................................................................................. 72 3.2.2. Đặc trưng và thách thức trong phòng chống tấn công Web App-DDoS .................. 73 3.1.2.1. Một số đặc trưng của tấn công Web App-DDoS ............................................. 73 3.2.2.2. Vấn đề khó khăn trong phòng, chống tấn công Web App-DDoS ..................... 73 3.3. Mô hình, phương pháp phòng chống tấn công Web App-DDoS..................................... 74 3.3.1. Mô hình tổng thể và các thành phần cơ bản ............................................................ 74 3.3.2. Nguyên lý hoạt động cơ bản ................................................................................... 75 3.4. Phát hiện tấn công Web App-DDoS .............................................................................. 77 3.4.1. Tiêu chí phát hiện tấn công dựa trên tần suất truy nhập .......................................... 78 3.4.2. Tiêu chí phát hiện tấn công dựa vào thời gian truy cập ngẫu nhiên ......................... 78 3.5. Phòng chống tấn công Web App-DDoS sử dụng phương pháp FDDA ..................................... 79 3.5.1. Ý tưởng cơ bản của phương pháp FDDA ............................................................... 80 3.5.2. Các khái niệm sử dụng trong phương pháp FDDA ................................................. 81 3.5.3. Thiết lập tham số đầu vào cho phương pháp FDDA ............................................... 82 3.5.4. Tiêu chí về tần suất truy cập ................................................................................... 82 3.5.4.1. Thiết kế bảng dữ liệu lưu vết truy cập TraTab................................................. 83 3.5.4.2. Thiết lập tham số đầu vào và cơ chế đồng bộ .................................................. 85 3.5.4.3. Thuật toán chi tiết tính tần suất f thời gian thực .............................................. 85 3.5.4.4. Cài đặt thuật toán............................................................................................ 89 v
- 3.5.4.5. Tìm và loại bỏ nhanh các nguồn gửi yêu cầu tấn công tần suất cao ................. 89 3.5.5. Xây dựng tiêu chí tương quan trong phương pháp FDDA ...................................... 91 3.5.5.1 Xây dựng tập dữ liệu tương quan ..................................................................... 91 3.5.5.2. Thiết kế cấu trúc dữ liệu cho thuật toán .......................................................... 94 3.5.5.3. Phát hiện nguồn gửi tấn công sử dụng tập dữ liệu tương quan ......................... 95 3.5.5. Thuật toán xử lý tấn công của phương pháp FDDA ................................................ 96 3.6. Đánh giá thực nghiệm ................................................................................................... 98 3.6.1. Tạo dữ liệu thử nghiệm .......................................................................................... 98 3.6.4. Đánh giá thử nghiệm phương pháp FDDA ............................................................. 99 3.6.4.1. Kết quả xác định nguồn gửi yêu cầu tấn công theo tiêu chí tần suất ................ 99 3.6.4.2. Kết quả xây dựng tập yêu cầu tương quan..................................................... 100 3.6.4.3. Kết quả đánh giá thử nghiệm phương pháp FDDA ....................................... 100 3.6.5. So sánh hiệu quả của phương pháp FDDA với các phương pháp khác .................. 101 3.7. Kết luận chương 3 ....................................................................................................... 102 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................................................... 103 1. Kết luận ......................................................................................................................... 103 2. Kiến nghị, đề xuất .......................................................................................................... 104 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN ................................ 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 106 vi
- BẢN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Các chữ viết tắt STT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 CSDL Database Cơ sở dữ liệu Tập hợp các mạng có cùng chính sách 2 AS Autonomous System định tuyến và thường thuộc quyền quản lý, khai thác của một chủ thể. Open Systems Mô hình tham chiếu kết nối các hệ 3 OSI Interconnection thống mở Distributed Denial of 4 DDoS Tấn công từ chối dịch vụ phân tán Service Density-based spatial Thuật toán gom nhóm các phần tử dựa 5 DBSCAN clustering of applications trên mật độ with noise 6 IP Internet Protocol Giao thức Internet 7 ISP Internet service provider Nhà cung cấp dịch vụ Internet Transmission Control 8 TCP Giao thức điều khiển truyền vận Protocol 9 TTL Time to Live Thời gian sống của gói tin 10 RTT Round Trip Time Thời gian trễ trọn vòng 11 MSS Maximum Segment Size Chiều dài tối đa kích thước thông tin 12 DF Do not Fragment Gói tin không phân mảnh 13 TL Total length Chiều dài gói tin Framework for Fast Phương pháp phát hiện nhanh nguồn Detecting Source Attack In 14 FDDA gửi yêu cầu tấn công DDoS vào ứng Web Application DDoS dụng Web. Attack 15 TL Internet Relay Chat Giao thức gửi nhận tin nhắn 16 IoT Internet of Things Internet kết nối vạn vật vii
- BẢN DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 So sánh hiệu quả của phương pháp phòng chống tấn công lớp mạng .................... 23 Bảng 1.2 So sánh hiệu quả của phương pháp phòng chống tấn công lớp ứng dụng .............. 23 Bảng 1.3 Bảng tiêu chí đánh giá hiệu quả phòng thủ ........................................................... 27 Bảng 1.4 Bảng thông tin về tập các dữ liệu kiểm thử ............................................................ 29 Bảng 2.1 Kiểm chứng giá trị PID trên tập dữ liệu DARPA ................................................... 45 Bảng 2.2 Kiểm chứng giá trị PID trên tập dữ liệu ĐHBK ..................................................... 46 Bảng 2.3 Kiểm chứng tỷ lệ gói tin có giá trị PID tăng dần .................................................... 46 Bảng 2.4 Quy mô tấn công giả định và xác suất lỗi .............................................................. 56 Bảng 2.5 Bảng tham số điểu khiển tấn công ......................................................................... 62 Bảng 2.6 Kết quả thực nghiệm của phương pháp PIDAD1 ................................................... 64 Bảng 2.7 Kết quả thực nghiệm phương pháp PIDAD2 ......................................................... 64 Bảng 3.1 CSLD của thành phần Web App-DDoS Defence ................................................... 76 Bảng 3.2 Bảng cấu trúc lệnh tấn công DDoS lớp ứng dụng .................................................. 98 Bảng 3.3 Bảng thực nghiệm xác định tần suất truy cập ....................................................... 100 Bảng 3.4 Kết quả thực nghiệm của phương pháp FDDA .................................................... 100 Bảng 3.5 Bảng so sánh kết quả thực nghiệm giữa FDDA và KNN,NB ............................... 101 viii
- BẢN DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1 Thành phần cơ bản của mạng Botnet .................................................................... 10 Hình 1.2 Phân loại phương pháp phòng chống tấn công DDoS ............................................ 17 Hình 2.1 TCP handshakes ................................................................................................... 37 Hình 2.2 Thành phần TCP Syn Flood Defence ..................................................................... 39 Hình 2.3 Mô hình hệ thống phát hiện và xử lý tấn công DDoS Syn Flood ............................ 40 Hình 2.4 Cơ chế giả mạo IP của tin tặc................................................................................. 42 Hình 2.5 Phương pháp xác định tần số xuất hiện gói tin TCP Reset ...................................... 42 Hình 2.6 IP Header ............................................................................................................. 44 Hình 2.7 Thuật toán DBSCAN ............................................................................................ 47 Hình 2.8 Thuật toán PIDAD1 trong Training phase .............................................................. 50 Hình 2.9 Thuật toán của prương pháp PIDAD1 .................................................................... 51 Hình 2.10 Sơ đồ giải pháp PIDAD2 ..................................................................................... 53 Hình 2.11 Thuật toán giải pháp PIDAD2 .............................................................................. 54 Hình 2.12 Hình minh họa thuật toán Bloom filter ................................................................. 57 Hình 2.13 Mô hình xác thực địa chỉ IP nguồn....................................................................... 59 Hình 2.14 Phương pháp xác thực địa chỉ IP nguồn sử dụng Bloom Filter ............................. 59 Hình 2.15 Mô hình hệ thống đánh giá thực nghiệm .............................................................. 61 Hình 2.16 Thành phần hệ thống thực nghiệm trên máy chủ vật lý 01 .................................... 61 Hình 2.17 Thành phần hệ thống thực nghiệm trên máy chủ vật lý 02 .................................... 62 Hình 2.18 Thành phần hệ thống thực nghiệm trên máy chủ vật lý 03 .................................... 62 Hình 2.19 Tỷ lệ phát hiện đúng gói tin giả mạo của giải pháp PIDAD và PIDAD2 ............... 65 Hình 2.20 Thời gian xử lý của giải pháp PIDAD và PIDAD2 ............................................... 65 Hình 2.21 Tỷ lệ True Positive của các giải pháp PIDAD2 và C4.5 ....................................... 67 Hình 2.22 Tỷ lệ False Positive của các giải pháp PIDAD2 và C4.5 ...................................... 67 Hình 2.23 Thời gian xử lý của các giải pháp PIDAD2 và C4.5 ............................................. 68 Hình 3.1 Thành phần phòng chống tấn công Web App-DDoS .............................................. 75 Hình 3.2 Các chức năng trong thành phần Web App-DDoS Defence.................................... 75 Hình 3.3 Mô hình phương pháp phát hiện tấn công Web App-DDoS.................................... 77 Hình 3. 4 Ví dụ về thời điểm gửi yêu cầu tới máy chủ .......................................................... 79 Hình 3.5 Mô hình cơ bản của phương pháp FDDA............................................................... 80 Hình 3.6 Minh họa tần suất gửi yêu cầu từ các srcIP ............................................................ 83 ix
- Hình 3.7 Bảng dữ liệu lưu vết truy cập TD ............................................................................ 84 Hình 3.8 Minh họa xử lý bảng vết truy cập........................................................................... 86 Hình 3.9 Minh họa xử lý bảng vết truy cập (tiếp theo) .......................................................... 86 Hình 3.10 Thuật toán tìm tần suất truy cập theo thời gian thực ............................................. 87 Hình 3.11 Tiến trình xử lý Zooming-in ................................................................................ 88 Hình 3.12 Minh họa phạm vi tần suất xác định yêu cầu tấn công .......................................... 90 Hình 3.13 Minh họa về gửi yêu cầu tương quan từ một máy tính.......................................... 91 Hình 3.14 Cấu trúc bảng dữ liệu TR ...................................................................................... 94 Hình 3.15 Cấu trúc bảng dữ liệu TA...................................................................................... 94 Hình 3.16 Thuật toán phát hiện nguồn gửi tấn công sử dụng tập dữ liệu tương quan............. 96 Hình 3.17 Mô hình phương pháp FDDA .............................................................................. 97 Hình 3.18 Thuật toán FDDA ................................................................................................ 98 Hình 3.19 Thời gian xử lý dữ liệu kiểm thử của FDDA ,KNN và NB ................................. 101 x
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tấn công từ chối dịch vụ (Denial of Service - DoS) là một dạng tấn công mạng nguy hiểm mà tin tặc thường sử dụng để làm gián đoạn hoạt động của một hệ thống thông tin. Để thực hiện một cuộc tấn công từ chối dịch vụ hiệu quả, có thể vượt qua sự phòng chống của đối tượng bị tấn công, tin tặc thường tổ chức cuộc tấn công với sự tham gia đồng thời từ nhiều máy tính khác nhau; hình thức này thường được gọi là tấn công từ chối dịch vụ phân tán (Distributed Denial of Service -DDoS). Trong thời gian vừa qua, với sự phát triển và ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là trong giai đoạn bùng nổ công nghệ 4.0, ngành công nghệ thông tin và truyền thông đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho cơ quan, tổ chức trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn ngành công nghệ thông tin và truyền thông mang lại thì việc này cũng kéo theo các nguy cơ mất an toàn thông tin mà các cơ quan, tổ chức phải đối mặt. Một trong những nguy cơ đó là các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các cuộc tấn công DDoS. Ảnh hưởng của một cuộc tấn công DDoS quy mô lớn có thể làm dừng hoạt động hạ tầng mạng của một quốc gia, gây gián đoạn công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, ngừng hoạt động của các hạ tầng trọng yếu (điện, nước, giao thông, tài chính…) làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội, lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh. Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng việc đưa ra các phương pháp phòng chống tấn công DDoS hiệu quả nhằm bảo đảm an toàn thông tin cho cơ quan, tổ chức trước các cuộc tấn công mạng là vấn đề quan trọng và cấp bách. Nguyên nhân dẫn tới những cuộc tấn công DDoS ngày càng trở nên nguy hiểm là việc số lượng các thiết bị đầu cuối, IoT kết nối mạng ngày càng nhiều trong thời kỳ công nghệ 4.0. Những điểm yếu an toàn ở các thiết bị này cho phép tin tặc có thể chiếm quyền điều khiển và huy động nó trở thành thành viên của mạng máy tính ma (botnet). Bằng cách này, tin tặc có thể xây dựng một mạng lưới botnet, tập hợp các máy tay sai, với kích thước lớn, từ đó phát động tấn công DDoS hết sức nguy hiểm. Trên thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến phát hiện và phòng chống dạng tấn công DDoS, nhưng thực tế đều cho thấy dạng tấn công này vẫn hoạt động và gây ra hậu quả. Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu và đề xuất ra các phương pháp phòng chống tấn công DDoS phù hợp và hiệu quả vẫn đang là vấn đề cần thiết và thách thức đối với các nhà nghiên cứu hiện nay. Trong quá trình công tác với thâm niên chuyên môn được tích lũy nhiều năm trong lĩnh vực này, NCS đã từng phải đối mặt trực tiếp với nhiều cuộc tấn công DDoS xảy ra đối với hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức. Qua quá trình thực tế đó, NCS đã thu thập được nhiều kinh nghiệm về phân tích và xử lý các cuộc tấn công DDoS. Tuy nhiên, NCS tự nhận thấy rằng, phương án xử lý các cuộc tấn công đã thực hiện tại thời điểm đó chỉ là giải pháp tạm 1
- thời, mà không có một nền tảng hay phương pháp tổng thể để có thể giải quyết được các vấn đề cốt lõi của vấn đề một cách khoa học và hiệu quả. Niềm đam mê về chuyên môn nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học đã thôi thúc tác giả trở thành nghiên cứu sinh tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, với đề tài nghiên cứu chuyên sâu: “Phát hiện và phòng chống một số dạng tấn công từ chối dịch vụ phân tán”. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án này do NCS thực hiện dưới sự hướng dẫn của tập thể hướng dẫn. Sau đây, để thuận tiện cho việc trình bày luận án, tác giả (“tôi”) sẽ đại diện nhóm nghiên cứu trình bày các nội dung nghiên cứu của luận án. 2. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là phương pháp phát hiện và phòng chống một số dạng tấn công DDoS. Trong đó, luận án tập trung vào 03 nhóm vấn đề: Tổng quan về tấn công và phòng chống tấn công DDoS; Phát hiện và phòng chống tấn công TCP Syn Flood (dạng tấn công gửi tràn ngập gói tin khởi tạo kết nối giả mạo địa chỉ IP nguồn, xảy ra ở lớp mạng); Phát hiện và phòng chống tấn công Web App-DDoS (dạng tấn công DDoS vào ứng dụng Web, xảy ra ở lớp ứng dụng). NCS tập trung vào hai dạng tấn công này vì đây là những dạng tấn công đang xảy ra phổ biến và được coi là thực sự nguy hiểm. Các phương pháp phát hiện và phòng chống hai dạng tấn công TCP Syn Flood và Web App- DDoS được đề xuất ở trên là các phương pháp được triển khai ở phía gần máy chủ bị tấn công. Lý do đề xuất vì: Đối tượng bị tấn công DDoS của tin tặc có thể là hạ tầng mạng hoặc máy chủ. Trường hợp, đối tượng bị tấn công DDoS là hạ tầng mạng, thì tin tặc có thể sử dụng hình thức tấn công Volumetric (hình thức tấn công làm cạn kiệt băng thông kết nối Internet của đối tượng cần bảo vệ với các ISP). Đối với dạng tấn công này, thì phương pháp chặn lọc hiệu quả chỉ có thể thực hiện ở hệ thống của các ISP. Thêm nữa, để thực hiện hình thức tấn công Volumetric hiệu quả, tin tặc cũng phải sử dụng nguồn tài nguyên rất lớn (cần một mạng botnet đủ lớn) để thực hiện tấn công. Trường hợp, đối tượng bị tấn công DDoS là máy chủ, thì tin tặc có thể sử dụng hình thức tấn công DDoS dạng làm cạn kiệt tài nguyên trên máy chủ. Trên thực tế, đối tượng tấn công là máy chủ xảy ra thường xuyên và phổ biến hơn, bởi vì các máy chủ là lộ mặt trực tiếp ngoài Internet nên đối tượng tấn công dễ xác định hơn và tin tặc cũng không cần tài nguyên quá lớn mà vẫn có thể làm đối bị tấn công rơi vào trạng thái từ chối dịch vụ. Khi đối tượng tấn công là máy chủ thì phương pháp phòng chống được triển khai phía gần đích là phù hợp và hiệu quả hơn. Khi đó, nếu phương pháp chặn lọc hiệu quả, băng thông kết nối Internet vẫn còn thì máy chủ vẫn có thể cung cấp dịch vụ mà không bị rơi vào trạng thái từ chối dịch vụ. 2
- Tin tặc thường sử dụng hai dạng tấn công TCP Syn Flood và Web App-DDoS để tấn công các Server. Hai dạng tấn công này thường được thực hiện trên cơ sở khai thác điểm yếu của giao thức hay nguyên lý hoạt động của giao thức mà máy chủ sử dụng. Về phương pháp nghiên cứu, NCS kết hợp giữa lý thuyết, kinh nghiệm và những quan sát thực tế để tìm ra các vấn đề cần phải giải quyết. Trên cơ sở đó, NCS đề xuất phương pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề đặt ra. 3. Nội dung nghiên cứu NCS đã thực hiện một quá trình nghiên cứu liên quan đến phát hiện và phòng chống tấn công DDoS kể từ trước và trong quá trình làm NCS tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Trong quá trình công tác tại Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông, NCS đã trực tiếp hỗ trợ cơ quan trong tổ chức xử lý, giảm thiểu các cuộc tấn công DDoS quy mô lớn. Trải qua nhiều kinh nghiệm thực tế, NCS thấy rằng hai dạng tấn công TCP Syn Flood và Web App-DDoS là hai dạng tấn công phổ biến. Các cuộc tấn công DDoS thuộc hai dạng này đều gây thiệt hại nghiêm trọng cho các cơ quan, tổ chức khi bị tấn công, mặc dù họ đã được trang bị và triển khai các biện pháp phòng chống nhất định. Sau mỗi lần hỗ trợ cơ quan, tổ chức xử lý tấn công DDoS, NCS có được kinh nghiệm về các đặc trưng riêng của mỗi đợt tấn công và tại thời điểm đó NCS cũng đưa ra các biện pháp thủ công để xử lý tạm thời. Tuy nhiên, NCS tự nhận thấy rằng kinh nghiệm có được còn rất hạn chế và luôn bị động khi phải đối mặt với những cuộc tấn công DDoS mới. Từ đó, NCS thấy rằng cần tập trung và tiếp tục nghiên cứu để có những kiến thức chuyên sâu hơn về tấn công DDoS nói chung và với hai dạng tấn công đã đề cập ở trên. Khi làm NCS tại Viện Công nghệ thông tin, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, được sự hướng dẫn của tập thể hướng dẫn, NCS có cơ hội nghiên cứu chuyên sâu về tấn công, phát hiện và phòng chống DDoS một cách tổng thể, có khoa học. Trong những năm đầu tiên của quá trình nghiên cứu, NCS tập trung nghiên cứu tổng quan về các dạng tấn công, các đặc trưng của mỗi dạng tấn công, những khó khăn, thách thức trong việc phòng chống mỗi dạng tấn công và các phương pháp phòng chống. Sau khi có được những kiến thức mang tính nền tảng, NCS tập trung nghiên cứu, đề xuất được các phương pháp cụ thể để giải quyết các bài toán đặt ra như sau: Bài toán thứ nhất về phát hiện và phòng chống tấn công TCP Syn Flood. Bài toán này, NCS đã đề xuất các phương pháp cụ thể dựa trên một phát hiện mối liên hệ giữa các gói tin IP khi được gửi ra từ cùng một máy tính. Dựa vào kinh nghiệm chuyên môn và quan sát thực tế, NCS quan sát thấy rằng các gói tin được gửi ra ngoài từ một máy tính thì có giá trị trường Identification (PID) tăng liên tục cách nhau một đơn vị (sở cứ cho phát hiện này, được luận án trình bày chi tiết ở các phần sau). Tuy nhiên, việc phát hiện các gói tin có giá PID tăng liên tiếp ở phía máy chủ bị tấn công không hề đơn giản. Bởi vì, mỗi máy tính khi tham gia tấn công DDoS đều chạy song song nhiều ứng dụng với các kết nối mạng khác nhau, có nghĩa là các gói tin gửi ra khỏi máy tính sẽ đi nhiều hướng khác nhau mà không phải chỉ mỗi 3
- hướng đến máy chủ bị tấn công. Do đó, từ phía máy chủ bị tấn công, chúng ta chỉ thu được các gói tin có giá trị PID tăng liên tục, ngắt quãng. Bên cạnh đó, khi tấn công TCP Syn Flood xảy ra thì ở phía máy chủ sẽ nhận được số lượng rất lớn các gói tin SYN. Do đó, việc xử lý các gói tin SYN này như thế nào thật nhanh, để máy chủ giảm thiểu thời gian rơi vào trạng thái từ chối dịch vụ, cũng là một vấn đề lớn khác đặt ra đối với các phương pháp mà chúng tôi đề xuất. Để giải quyết hai vấn đề đặt ra đối với bài toán thứ nhất, NCS đề xuất 02 giải pháp [39, 35] trên cơ sở giả thuyết là trường thông tin PID của các gói tin không bị giả mạo. Giải pháp thứ nhất [39], NCS sử dụng thuật toán DBSCAN để nhóm các gói tin SYN có giá trị PID tăng liên tiếp vào từng nhóm. Trong mỗi nhóm đó, chúng tôi xác định một giá trị PID của gói tin giả mạo tiếp theo sẽ gửi đến hệ thống. Điểm hạn chế của giải pháp sử dụng thuật toán DBSCAN là phải cần một khoảng thời gian ban đầu nhất định cho việc thu thập các gói tin SYN đầu tiên, làm thông tin đầu vào cho thuật toán DBSCAN để xác định dấu hiệu của các gói tin giả mạo tiếp theo gửi đến. Trong thời gian này, máy chủ bị tấn công vẫn phải hứng chịu các gói tin tấn công gửi đến. Thêm nữa, phương pháp này cũng yêu cầu phải cập nhật liên tục trạng thái các nhóm của thuật toán DBSCAN khi có gói tin hay nhóm mới được tạo ra. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến tốc độ xử lý chung của cả phương pháp. Để giải quyết các hạn chế của phương pháp thứ nhất, NCS đề xuất giải pháp thứ hai [35] cho phép phát hiện và loại bỏ ngay các gói tin SYN tấn công đầu tiên gửi đến mà không cần khoảng thời gian xử lý lúc đầu như phương pháp thứ nhất. Giải pháp này lưu trữ các giá trị PID trong các bảng dữ liệu có cấu trúc kết hợp với một phương pháp tìm kiếm nhanh các giá trị PID tăng liên tiếp thay vì sử dụng thuật toán DBSCAN. Trong nghiên cứu [35], tuy giải pháp đề xuất cho phép phát hiện và loại bỏ nhanh các gói tin giả mạo gửi đến nhưng việc lưu trữ và truy vấn các thông tin về địa chỉ IP và giá trị PID mới được lưu trữ trong các bảng dữ liệu với phương pháp tìm kiếm đơn giản. Việc này dẫn tới giảm tốc độ xử lý chung của phương pháp đề xuất khi số lượng các gói tin gửi đến hệ thống là rất lớn. Để tiếp tục tăng tốc độ xử lý của giải pháp PIDAD2, NCS đề xuất giải pháp lưu trữ và tìm kiếm nhanh thông tin PID, IP nguồn sử dụng thuật toán Bloom Filter [2]. Sau khi bảo vệ cơ sở, nghiên cứu này [86] đã được chấp nhận trình bày tại Hội nghị ACDT 2018. Các giải pháp mà NCS đề xuất ở trên mới chỉ tập trung vào việc phát hiện và loại bỏ các gói tin giả mạo trong quá trình phòng chống mà chưa đề cập đến việc phát hiện tấn công như thế nào. Thêm nữa, việc xác thực các IP nguồn để cho phép các IP nguồn thực được kết nối với máy chủ khi tấn công đang xảy ra cũng là một vấn đề quan trọng trong bài toán tổng thể về phát hiện và phòng chống tấn công TCP Syn Flood. Do đó, NCS đã đề xuất một mô hình tổng thể về phương pháp phát hiện tấn công TCP Syn Flood và cơ chế xác thực IP nguồn tại nghiên cứu [48]. Cả hai giải pháp đề xuất ở trên dựa trên giả thuyết là ở phía máy chủ bị tấn công, chúng ta có thể nhận được tối thiểu 03 gói tin có giá trị PID tăng liên tiếp. Tuy nhiên, trong thực tế sẽ 4
- có nhiều trường hợp ở phía máy chủ bị tấn công, chúng ta chỉ nhận được từ 01 đến 02 gói tin giả mạo. Khi đó, hai giải pháp [39, 35] sẽ bỏ sót các gói tin giả mạo này. Đây là vấn đề tiếp theo mà NCS cần phải tiếp tục giải quyết. Để giải quyết vấn đề này, NCS sẽ tiếp tục nghiên cứu một giải pháp mới dựa trên nghiên cứu chúng tôi đã đề xuất trước đây [78]. Giải pháp này, NCS dự kiến sẽ sử dụng thuật toán DBSCAN một cách hoàn toàn khác với giá trị epsilon và minpts có giá trị độc lập cho mỗi nhóm trong thuật toán DBSCAN. Cặp giá trị này của mỗi Cluster là tham số để xác định các gói tin giả mạo tiếp theo nhận được vào từng Cluster. Bài toán thứ hai mà NCS phải giải quyết là phát hiện và phòng chống tấn công Web App- DDoS. Trong thực tế, tin tặc cũng có thể sử dụng tấn công TCP Syn Flood để tấn công ứng dụng Web. Tuy nhiên, tin tặc thường sử dụng tấn công DDoS ở lớp ứng dụng để thực hiện tấn công Web App-DDoS với mức độ tinh vi và nguy hiểm hơn dạng tấn công TCP Syn Flood. Thêm nữa, việc phát hiện và phòng chống tấn công Web App-DDoS có những đặc trưng và thách thức riêng. Để giải quyết bài toán thứ hai, NCS đề xuất phương pháp phát hiện nhanh các nguồn gửi yêu cầu tấn công Web App-DDoS ngay khi tấn công xảy ra trong nghiên cứu [57]. Đề xuất này cũng đưa ra một mô hình mở cho phép kết hợp, bổ sung nhiều tiêu chí khác nhau để phát hiện và xác định nguồn gửi yêu cầu tấn công. Trong đó, có tiêu chí cho phép phát hiện ngay ra các nguồn gửi yêu cầu tấn công mà không phải trải qua quá trình máy học/huấn luyện như các phương pháp khác. Trong nghiên cứu [57], NCS sử dụng 02 tiêu chí (tiêu chí về tần suất truy cập và tiêu chí về tương quan giữa các yêu cầu gửi đến máy chủ) để xác định các nguồn gửi yêu cầu tấn công. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, các tiêu chí NCS đưa ra và thực hiện ở mức độ rất cơ bản để đánh giá mô hình và phương pháp đề xuất. Trong quá trình hoàn thiện luận án và sau khi luận án được Hội đồng đánh giá cấp cơ sở thông qua, NCS tiếp tục đi sâu nghiên cứu, đề xuất giải pháp cụ thể hơn cho 02 tiêu chí chúng tôi đã sử dụng trong nghiên cứu [57]. Cụ thể: Đối với tiêu chí về tần suất truy nhập, NCS đề xuất giải pháp cho phép tìm ra tần suất truy cập từ các IP nguồn gửi yêu cầu theo thời gian thực. Giải pháp đề xuất cần rất ít tài nguyên để lưu trữ và xử lý. Tần suất xác định được sẽ là dữ liệu đầu vào cho thuật toán của tiêu chí về tần suất. Bên cạnh đó, trong nghiên cứu này NCS cũng đề xuất một giải pháp mới để xác định các nguồn gửi yêu cầu tấn công thay cho phương pháp sử dụng DBSCAN trong nghiên cứu [57]. Kết quả nghiên cứu được đã được chấp nhận [23] trình bày tại Hội nghị IEEE RIVF 2019. Đối với tiêu chí về mối quan hệ tương quan giữa các yêu cầu gửi đến máy chủ từ một nguồn, NCS đưa ra giải pháp để thiết lập tập các yêu cầu tương quan trong quá trình huấn luyện (training). Tập các yêu cầu tương quan được thiết lập dựa trên các điều kiện để bảo đảm rằng tập các yêu cầu này là sạch và tin tặc rất khó để có thể đưa các yêu cầu sai lệch vào tập dữ 5
- liệu này trong quá trình huấn luyện. Kết quả nghiên cứu được chúng tôi gửi đăng tại Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Đánh giá thực nghiệm các phương pháp đề xuất cũng là một vấn đề lớn đặt ra đối với tôi. Qua việc nghiên cứu các công trình liên quan, NCS thấy rằng các công trình này không sử dụng chung tập dữ liệu kiểm thử để đánh giá thực nghiệm. Phần lớn các tác giả đều tự xây dựng mô hình và dữ liệu kiểm thử riêng để phục vụ việc đánh giá hiệu quả phương pháp họ đề xuất. Do đó, tương tự với cách làm của các tác giả, trong nghiên cứu này, NCS xây dựng một hệ thống trên môi trường ảo hóa để tạo ra tập dữ liệu kiểm thử. Mô hình bao gồm C&C máy chủ và một mạng botnet được điều khiển bởi máy chủ đó. Tập dữ liệu kiểm thử được sử dụng để đánh giá hiệu quả của các phương pháp chúng tôi đề xuất và so sánh với các phương pháp khác trên cùng tập dữ liệu được tạo ra. 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án Luận án có những đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn như sau: a) Về ý nghĩa khoa học: Đối với lĩnh vực an toàn thông tin nói chung và việc phát hiện và phòng chống tấn công DDoS nói riêng, luận án đã đóng góp thêm 06 công trình nghiên cứu (02 công trình đã được chập nhận đăng tại Hội nghị ACDT 2018 và IEEE RIVF 2019 sau khi bảo vệ cơ sở). Trong quá trình hoàn thiện luận án, NCS đã tham gia viết và chuẩn bị gửi đăng thêm công trình nghiên cứu đến Tạp chí Khoa học và Công nghệ Các Trường Đại Học Kỹ Thuật. Dự án nghiên cứu vẫn đang được tiếp tục phát triển để hoàn thiện kết quả và mở rộng các hướng nghiên cứu khác. Đối với cộng đồng nghiên cứu khoa học, kết quả của luận án sẽ cung cấp thêm nguồn tài liệu tham khảo hữu ích, phục vụ việc nghiên cứu và đề xuất các phương pháp phòng chống tấn công DDoS. Các hướng nghiên cứu tập trung vào phòng chống 2 dạng tấn công điển hình, phổ biến và nguy hiểm. Các nghiên cứu này đều có tính mở cao, cho phép tiếp tục mở rộng để làm tăng hiệu quả, mức độ chính xác trong việc phát hiện và phòng chống tấn công DDoS. b) Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án cũng đã đóng góp vào hai đề tài nghiên cứu khoa học: (1) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số B2016-BKA-06 về “Xây dựng hệ thống xử lý tấn công từ chối dịch vụ và mạng botnet”; (2) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia mã số KC.01.05/16-20 về “Nghiên cứu, phát triển hệ thống phân tích vết truy cập dịch vụ cho phép phát hiện, cảnh báo hành vi bất thường và nguy cơ mất an toàn thông tin trong Chính phủ điện tử” với nội dung nghiên cứu về phát triển, đề xuất các kỹ thuật mới/cải tiến cho phát hiện dấu hiệu của các tấn công DoS/DDoS, tấn công APT dựa trên phân tích dữ liệu log truy cập. 6
- Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của các đề tài nghiên cứu khoa học, chúng tôi đã xây dựng được một hệ thống phòng chống tấn công DDoS thực sự và đang được triển khai thử nghiệm tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã xây dựng được một mạng botnet trên môi trưởng ảo hóa cho phép thực hiện nhiều hình thức tấn công DDoS khác nhau để tạo ra các dữ liệu kiểm thử cho các nghiên cứu khác nhau. Dữ liệu kiểm thử này, chúng tôi đã tải lên trang mạng trực tuyến và địa chỉ tải dữ liệu kiểm thử trong phần phụ lục của luận án. 5. Điểm mới của luận án Những điểm mới của luận án được thể hiện thông qua những đóng góp chính như sau: Đề xuất phương pháp mới trong việc phát hiện và loại bỏ các gói tin giả mạo trong tấn công TCP SYN Flood (tấn công tràn ngập gói tin TCP SYN). Đề xuất mô hình khung phòng chống tấn công DDoS-Web, có tính mở, cho phép kết hợp nhiều tiêu chí phát hiện để làm tăng hiệu quả, mức độ chính xác trong việc phát hiện và phòng chống tấn công. Xây dựng 02 tiêu chí phát hiện nhanh cho phép loại bỏ tức thời các nguồn gửi yêu cầu khả nghi tấn công và xác minh các nguồn gửi yêu cầu bình thường trong tấn công DDoS-Web. Các thuật toán đề xuất trên cơ sở sử dụng các tiêu chí này cho phép sử dụng tức thời vào chống tấn công (không cần thời gian chuẩn bị, huấn luyện dữ liệu), xử lý lọc bỏ nhanh và cần ít tài nguyên lưu trữ. Xây dựng hệ thống mô phỏng và dữ liệu phục vụ kiểm thử cho hai dạng tấn công có đặc trưng riêng là TCP SYN Flood và tấn công DDoS-Web trên môi trường ảo hóa. 6. Cấu trúc của luận án Từ nội dung nghiên cứu mà chúng tôi đã thực hiện trong quá trình nghiên cứu sinh, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án theo cấu trúc như sau: Trong chương 1, luận án trình bày các nhóm vấn đề chính bao gồm: Tổng quan về tấn công từ chối dịch vụ phân tán DDoS; Các dạng tấn công DDoS phổ biến; Các công cụ tấn công DDoS phổ biến; Những thách thức trong việc phát hiện và phòng chống tấn công DDoS; Tổng quan về các phương pháp phòng, chống tấn công DDoS; Nghiên cứu về tiêu chí đánh giá hiệu quả các phương pháp đề xuất; Nghiên cứu, khảo sát về đánh giá thực nghiệm phương pháp phòng chống tấn công DDoS. Trong chương 2, luận án đi vào giải quyết một trong hai bài toán đặt ra thông qua việc đề xuất phương pháp phát hiện và phòng tấn công DDoS dạng TCP Syn Flood. Trong đó, nội dung trình bày bao gồm các nội dung chính như sau: Tổng quan về dạng tấn công TCP Syn Flood và các phương pháp phòng chống; Mô hình phương pháp phát hiện và phòng chống tấn công TCP Syn Flood; 7
- Phát hiện tấn công TCP Syn Flood; Phòng chống tấn công TCP Syn Flood thông qua cơ chế phát hiện và loại bỏ các gói tin giả mạo sử dụng trong tấn công DDoS TCP Syn Flood; Đánh giá thực nghiệm. Trong chương 3, luận án trình bày về phương pháp đề xuất để giải quyết bài toán thứ hai đặt ra về phát hiện và phòng chống tấn công Web App-DDoS. Trong đó nội dung trình bày bao gồm các nội dung chính như sau: Tổng quan về tấn công Web App-DDoS và phương pháp phòng chống. Mô hình, phương pháp phòng chống tấn công Web App-DDoS. Phát hiện tấn công Web App-DDoS. Phòng chống tấn công Web App-DDoS sử dụng phương pháp FDDA. Đánh giá thực nghiệm. Kết luận Chương. 8
- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TẤN CÔNG VÀ PHÒNG CHỐNG TẤN CÔNG DDOS Chương 1, luận án tập trung trình bày về các nội dung cơ bản, tổng quan liên quan đến cách thức tấn công và các nghiên cứu liên quan đến phát hiện và phòng chống tấn công DDoS. Cụ thể, chúng tôi đưa ra tổng quan về các hình thức tấn công DDoS mà tin tặc sử dụng trong các cuộc tấn công DDoS và các khó khăn, thách thức trong việc phòng chống tấn công DDoS và hệ thống lại các phương pháp phòng chống tấn công. Nội dung chương 1 là cơ sở để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu, đi sâu vào các phương pháp cụ thể mà chúng tôi đề xuất trong chương 2 và chương 3. Chương 1 bao gồm các nội dung chính sau: Tổng quan về tấn công từ chối dịch vụ phân tán DDoS; Các dạng tấn công DDoS phổ biến; Các công cụ tấn công DDoS phổ biến; Những thách thức trong việc phát hiện và phòng chống tấn công DDoS; Tổng quan về các phương pháp phòng chống tấn công DDoS; Nghiên cứu về tiêu chí đánh giá hiệu quả các phương pháp đề xuất; Nghiên cứu khảo sát đánh giá thực nghiệm phương pháp phòng chống tấn công DDoS. 1.1. Tổng quan về tấn công từ chối dịch vụ phân tán DDoS Tấn công từ chối dịch vụ là dạng tấn công mạng với mục đích làm mất tính khả dụng của một hệ thống thông tin. Tấn công từ chối dịch vụ khi được thực hiện từ nhiều IP nguồn khác nhau thì được gọi là hình thức tấn công từ chối dịch vụ phân tán – DDoS. Về cơ bản, tấn công DDoS có thể được chia ra thành hai lớp phổ biến: Lớp thứ nhất, tin tặc thực hiện tấn công bằng cách gửi các gói tin độc hại (gói tin với các trường thông tin không bình thường) đến đích tấn công thông qua việc khai thác các điểm yếu an toàn thông tin [39] để làm máy chủ phát sinh các lỗi làm treo, tê liệt hoạt động và rơi vào trạng thái từ chối dịch vụ. Lớp thứ hai là lớp các dạng tấn công DDoS phổ biến, trong đó tin tặc làm gián đoạn các kết nối hợp lệ tới máy chủ bằng cách (1) làm cạn kiệt hạ tầng mạng (network/transport-level flooding attacks) như: băng thông kết nối, tài nguyên xử lý của thiết bị mạng… (2) hoặc cạn kiệt tài nguyên xử lý của máy chủ thông qua các ứng dụng/dịch vụ mà máy chủ cung cấp (application-level flooding attacks) như: bộ nhớ chính, khả năng xử lý của CPU, băng thông kết nối hay các cổng vào ra…). Thông thường, các cuộc tấn công DDoS được tin tặc thực hiện qua môi trường mạng sử dụng các mạng máy tính ma (botnet) [35]. Thông qua mạng botnet, tin tặc gửi tràn ngập liên tục các gói tin hoặc các yêu cầu tới đích tấn công, làm cho hệ thống đó bị lỗi hoặc cạn kiệt tài nguyên và rơi vào trạng thái từ chối dịch vụ. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Tích hợp GIS và kỹ thuật tối ưu hóa đa mục tiêu mở để hỗ trợ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
30 p | 178 | 27
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu lựa chọn một số thông số hợp lý của giá khung thủy lực di động dùng trong khai thác than hầm lò có góc dốc đến 25 độ vùng Quảng Ninh
27 p | 202 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Thuật toán ước lượng các tham số của tín hiệu trong hệ thống thông tin vô tuyến
125 p | 130 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu định lượng kháng sinh Erythromycin trong tôm, cá bằng kỹ thuật sóng vuông quét nhanh trên cực giọt chậm và khả năng đào thải
27 p | 165 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ trắc địa hiện đại trong xây dựng và khai thác đường ô tô ở Việt Nam
24 p | 169 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật ô tô: Nghiên cứu chế độ cháy do nén hỗn hợp đồng nhất (HCCI) sử dụng nhiên liệu n-heptan/ethanol/diesel
178 p | 20 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật năng lượng: Nghiên cứu mô hình dự báo ngắn hạn công suất phát của nhà máy điện mặt trời sử dụng mạng nơ ron hồi quy
120 p | 18 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật viễn thông: Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật định vị thiết bị di động thế hệ thứ tư và ứng dụng cho công tác an ninh
152 p | 26 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: Nghiên cứu giải pháp nâng cao an toàn thông tin trong các hệ thống điều khiển công nghiệp
145 p | 17 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tối ưu hóa một số thông số công nghệ và bôi trơn tối thiểu khi phay mặt phẳng hợp kim Ti-6Al-4V
228 p | 12 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật ô tô: Nghiên cứu áp dụng công nghệ dầu từ trường trong hệ thống phanh bổ trợ ô tô
202 p | 21 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Y học: Chuẩn hóa chương trình ngoại kiểm HbA1c và sinh hóa cơ bản theo ISO 17043
203 p | 5 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật điện tử: Nghiên cứu hệ thống thông tin quang sử dụng điều chế đa mức dựa trên hỗn loạn
141 p | 12 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật hóa học: Nghiên cứu tổng hợp một số hợp chất furan và axit levulinic từ phế liệu gỗ keo tai tượng
119 p | 18 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật ô tô: Nghiên cứu điều khiển hệ thống động lực nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng cho ô tô điện
150 p | 24 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết độ tin cậy phân tích ổn định hệ vỏ hầm thủy điện và môi trường đất đá xung quanh
157 p | 9 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật viễn thông: Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật định vị thiết bị di động thế hệ thứ tư và ứng dụng cho công tác an ninh
27 p | 5 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật y học: Chuẩn hóa chương trình ngoại kiểm HbA1c và sinh hóa cơ bản theo ISO 17043
27 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn