Luận án Tiến sĩ: Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào hiện nay
lượt xem 17
download
Luận án làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn, đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng GDCT cho HSQBS ở các trung đoàn bộ binh QĐND Lào hiện nay; đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng GDCT cho HSQ, BS ở các trung đoàn bộ binh QĐND Lào.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào hiện nay
- Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tác giả Thim Sảo Đuông Chăm Pa
- 2 MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 10 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CHO HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ Ở CÁC TRUNG ĐOÀN BỘ BINH QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO 27 1.1. Giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào 27 1.2. Những vấn đề cơ bản về chất lượng và nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào 59 Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CHO HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ Ở CÁC TRUNG ĐOÀN BỘ BINH QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO 79 2.1. Thực trạng nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào 79 2.2. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm nâng cao chất 101 lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở
- 3 các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào Chương 3 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CHO HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ Ở CÁC TRUNG ĐOÀN BỘ BINH QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY 115 3.1. Những yếu tố tác động và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào hiện nay 115 3.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào hiện nay 128 KẾT LUẬN 167 NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 169 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 170 PHỤ LỤC 183
- 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Chính trị quốc gia CTQG 2 Chủ nghĩa xã hội CNXH 3 Đảng nhân dân cách mạng ĐNDCM L Lào 4 Đảng cộng sản Việt Nam ĐCS VN 5 Giai cấp công nhân GCCN 6 Giáo dục chính trị GDCT 7 Hạ sĩ quan, binh sĩ HSQ, BS 8 Hà Nội H 9 Lực lượng vũ trang LLVT 10 Nhà xuất bản NxB 11 Quân đội nhân dân QĐND 12 Sẵn sàng chiến đấu SSCĐ 13 Tổng cục Chính trị TCCT 14 Tổng cục Tham mưu TCTM 15 Trang Tr 16 Trong sạch vững mạnh TSVM 17 Viêng Chăn V 18 Vững mạnh toàn diện VMTD 19 Xã hội chủ nghĩa XHCN
- 5 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Đề tài luận án: “Nâng cao chất lượng GDCT cho HSQ, BS ở các trung đoàn bộ binh QĐND Lào hiện nay” là vấn đề được nghiên cứu sinh ấp ủ, tâm huyết trong nhiều năm học tập, công tác tại nhà trường và đơn vị. Đề tài được thực hiện dựa trên hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, quan điểm Cay Xỏn Phôm Vi Hản và đường lối, quan điểm của ĐNDCM L về công tác tư tưởng trong thời kỳ mới, trong đó có công tác GDCT trong LLVT nói chung, QĐND Lào và các trung đoàn bộ binh QĐND Lào nói riêng, góp phần quan trọng xây dựng QĐND Lào vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Quá trình thực hiện đề tài luận án, tác giả tiếp thu, kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan. Đề tài luận án tập trung làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về GDCT và nâng cao chất lượng GDCT cho HSQ, BS ở các trung đoàn bộ binh QĐND Lào; đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng GDCT cho HSQ, BS ở các trung đoàn bộ binh QĐND Lào. Trên cơ sở phân tích sự phát triển của tình hình, nhiệm vụ, đề tài xác định mục tiêu, yêu cầu và đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng GDCT cho HSQ, BS ở các trung đoàn bộ binh QĐND Lào hiện nay. Với kết cấu 3 chương (6 tiết) đảm bảo cho công trình đủ khả năng triển khai nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng GDCT cho HSQ, BS ở các trung đoàn bộ
- 6 binh QĐND Lào hiện nay. Đây là một công trình khoa học độc lập, không có sự trùng lặp với bất cứ công trình khoa học nào đã nghiệm thu, công bố. 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án QĐND Lào là quân đội của dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ; mang bản chất GCCN và tính nhân dân sâu sắc; chiến đấu hy sinh vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng, vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH. Quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, QĐND Lào luôn được Đảng và Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản quan tâm giáo dục, rèn luyện toàn diện, trong đó đã giành nhiều thời gian, công sức chăm lo GDCT cho cán bộ, chiến sĩ. Coi GDCT là một biện pháp quan trọng hàng đầu giữ vai trò chủ đạo trên mọi lĩnh vực hoạt động của quân đội, trực tiếp góp phần hình thành phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực hoạt động thực tiễn của HSQ, BS. Trong những năm qua, các trung đoàn bộ binh luôn được Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng quan tâm xây dựng, củng cố toàn diện. Cấp ủy đảng, thủ trưởng chính trị, quân sự các trung đoàn đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tiến hành GDCT cho HSQ, BS có nền nếp, kết quả GDCT đã góp phần tạo nên sức mạnh chiến đấu tổng hợp của đơn vị, bảo đảm khả năng hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đượ c giao. Tuy nhiên, so với mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội; xây dựng các trung đoàn bộ binh vững mạnh toàn diện, trước hết là vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức thì chất lượng GDCT cho HSQ, BS có mặt còn hạn chế, bất cập, nhất là việc đổi mới chương trình, nội dung, hình thức GDCT còn chậm, phương pháp tiến hành GDCT chưa thực sự linh hoạt, sáng tạo; một bộ phận HSQ, BS nhận thức đối với đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, nhiệm vụ của cách mạng; âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù chưa thật đầy đủ, sâu sắc. Ý chí quyết tâm phấn
- 7 đấu trong học tập, tu dưỡng rèn luyện, công tác chưa cao; trước tình hình khó khăn phức tạp, một số HSQ, BS bộc lộ rõ bản lĩnh chính trị thiếu kiên định vững vàng, trách nhiệm, động cơ phấn đấu và chất lượng thực hiện nhiệm vụ được giao còn thấp, một số đơn vị còn xảy ra vụ việc vi phạm kỷ luật phải xử lý. Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đang tổ chức triển khai, đưa Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng vào cuộc sống trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” kết hợp với bạo loạn lật đổ với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt nhằm chống phá cách mạng Lào, trong đó lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa, đạo đức, lối sống là mục tiêu trọng điểm. QĐND Lào là đối tượng trọng tâm chống phá của kẻ thù bằng âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội, hòng làm cho quân đội từng bước xa rời sự lãnh đạo của Đảng, xa rời phương hướng chính trị và mục tiêu chiến đấu, làm cho quân đội không còn là chỗ dựa tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Những tệ nạn xã hội và mặt trái của cơ chế thị trường đã và đang tác động hàng ngày, hàng giờ vào tâm tư, tình cảm của cán bộ, chiến sĩ. Đời sống của đa số cán bộ, chiến sĩ ở các trung đoàn bộ binh đã được cải thiện, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là hậu phương gia đình bộ đội, ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm và kết quả thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị. Mặt khác, trước yêu cầu mới của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng chính quy, tiên tiến, mẫu mực, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở đặt ra yêu cầu rất cao đối với việc nâng cao trình độ giác ngộ, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ trong quân đội. Hơn lúc nào hết, QĐND Lào nói chung, các trung đoàn bộ binh nói riêng cần phải tăng cường công tác GDCT cho HSQ, BS. Vì vậy, tác giả chọn: “Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào hiện
- 8 nay” làm đề tài luận án là vấn đề có ý nghĩa sâu sắc cả lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn, đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng GDCT cho HSQ, BS ở các trung đoàn bộ binh QĐND Lào hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận giải làm rõ đội ngũ HSQ, BS ở các trung đoàn bộ binh và những vấn đề cơ bản về GDCT và nâng cao chất lượng GDCT cho HSQ, BS ở các trung đoàn bộ binh QĐND Lào. Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng GDCT cho HSQ, BS ở các trung đoàn bộ binh QĐND Lào. Phân tích làm rõ những yếu tố tác động, xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng GDCT cho HSQ, BS ở các trung đoàn bộ binh QĐND Lào hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Nâng cao chất lượng GDCT cho HSQ, BS ở các trung đoàn bộ binh QĐND Lào là đối tượng nghiên cứu của luận án. * Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu, khảo sát hoạt động GDCT cho HSQ, BS ở các trung đoàn bộ binh QĐND Lào; các tư liệu, số liệu được giới hạn từ năm 2008 đến năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ từ năm 2015 đến năm 2020. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm Cay Xỏn Phôm Vi Hản,
- 9 đường lối, quan điểm của ĐNDCM L, Nghị quyết của Đảng ủy Bộ quốc phòng về việc tổ chức GDCT, quân sự cho cán bộ, chiến sĩ tại đơn vị. * Cơ sở thực tiễn: Hiện thực hoạt động GDCT cho HSQ, BS ở các trung đoàn bộ binh QĐND Lào từ năm 2008 đến năm 2015; các báo cáo tổng kết công tác GDCT của các trung đoàn bộ binh, TCCT, TCTM. Các số liệu điều tra, khảo sát của tác giả trong quá trình nghiên cứu thực tiễn. * Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành, trong đó đặc biệt chú trọng kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, lôgiclịch sử, so sánh, điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia. 6. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Quan niệm nâng cao chất lượng GDCT cho HSQ, BS ở các trung đoàn bộ binh QĐND Lào. Đúc kết những kinh nghiệm nâng cao chất lượng GDCT cho HSQ, BS ở các trung đoàn bộ binh QĐND Lào. Phân tích những yếu tố tác động, xác định rõ yêu cầu và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng GDCT cho HSQ, BS ở các trung đoàn bộ binh QĐND Lào hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Với kết quả nghiên cứu đã đạt được, luận án sẽ góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo GDCT ở các trung đoàn bộ binh và làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn CTĐ, CTCT ở các nhà trường QĐND Lào. 8. Kết cấu của luận án
- 10 Luận án bao gồm: Phần mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, các công trình đã công bố liên quan, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
- 11 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CHO HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ Ở CÁC TRUNG ĐOÀN BỘ BINH QUÂN ĐỘI NHÂN LÀO 1. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến đề tài luận án. 1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về công tác tư tưởng Nguyễn Văn Dưỡng với đề tài: “Nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng ở đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu của các binh đoàn chủ lực QĐND Việt nam hiện nay”[6]. Tác giả đã phân tích rõ, có hệ thống vai trò của công tác tư tưởng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản. Khái quát nhiệm vụ, đặc điểm tổ chức và hoạt động của đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu; trên cơ sở đó chỉ ra những đặc điểm cơ bản của công tác tư tưởng. Luận giải tương đối sâu sắc quan niệm công tác tư tưởng và tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác tư tưởng ở đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu làm cơ sở đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng. Tác giả luận án đã đánh giá đúng thực trạng hiệu quả công tác tư tưởng ở đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu. Đó là thực trạng hoạt động của công tác tư tưởng, năng lực lãnh đạo của chủ thể tiến hành công tác tư tưởng, thực trạng nhận thức tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ ở các binh đoàn chủ lực. Từ thực trạng đã chỉ rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan của ưu điểm và hạn chế khuyết điểm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác tư tưởng.
- 12 Tác giả luận án đã luận giải khá sâu sắc tình hình thế giới, khu vực, tình hình nhiệm vụ của cách mạng, của quân đội; âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch tác động trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm của cán bộ, chiến sĩ ở các đơn vị cơ sở. Tác giả đã chỉ ra những thuận lợi, khó khăn thử thách đối với việc nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng. Từ đó, luận án đã đưa ra những dự báo về tình hình tư tưởng của bộ đội với những xu hướng tư tưởng tích cực và những xu hướng tư tưởng đáng lưu tâm đã và đang diễn ra ở các binh đoàn chủ lực hiện nay làm cơ sở xác định rõ phương hướng, mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của công tác tư tương ở đơn vị cơ sở. Từ đó, đề xuất bốn giải pháp cụ thể tạo thành hệ thống giải pháp tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng ở đơn vị cơ sở. Hệ thống giải pháp này, có thể ứng dụng tốt vào thực tiễn huấn luyện, chiến đấu và xây dựng ở đơn vị cơ sở các binh đoàn chủ lực QĐND Việt Nam hiện nay. Nguyễn Bình Thoan với đề tài: “Nâng cao tính thuyết phục của công tác tư tưởng ở Học viện Kỹ thuật quân sự hiện nay”[ 65]. Tác giả đã chỉ ra quan niệm, mục đích, nội dung, hình thức, biện pháp tiến hành công tác tư tưởng ở Học viện Kỹ thuật quân sự. Chỉ rõ đặc điểm, vị trí, vai trò, tính thuyết phục, những biểu hiện tính thuyết phục và các yếu tố quy định tính thuyết phục của công tác tư tưởng. Tác giả đưa ra quan niệm, mục đích, chủ thể, nội dung, biện pháp cơ bản nâng cao tính thiết phục của công tác tư tưởng; chỉ rõ những vấn đề có tính nguyên tắc và xác định hệ thống tiêu chí đánh giá nâng cao tính thiết phục của công tác tư tưởng ở Học viện Kỹ thuật quân sự. Tác giả đã đánh giá đúng thực trạng nâng cao tính thuyết phục của công tác tư tưởng và chỉ rõ nguyên nhân ưu điểm cần tiếp tục phát huy, những hạn
- 13 chế yếu kém cần khắc phục kịp thời; trên cơ sở đó rút ra một số kinh nghiệm nâng cao tính thiết phục của công tác tư tưởng ở Học viện Kỹ thuật quân sự. Tác giả đã đánh giá khách quan sự phát triển của tình hình nhiệm vụ và xác định một số yêu cầu nâng cao tính thiết phục của công tác tư tưởng và đề xuất năm giải pháp cơ bản nhằm nâng cao tính thiết phục của công tác tư tưởng ở Học viện Kỹ thuật quân sự QĐND Việt Nam hiện nay. 1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về giáo dục chính trị và nâng cao chất lượng giáo dục chính trị Đỗ Trung Dương với đề tài: “Nâng cao chất lượng GDCT trong huấn luyện quân sự, chuyên môn, kỹ thuật”[5]. Tác giả chỉ rõ vị trí, vai trò của GDCT trong huấn luyện quân sự, chuyên môn, kỹ thuật không chỉ là một yêu cầu khách quan mà còn có ý nghĩa định hướng cho toàn bộ quá trình huấn luyện quân sự, chuyên môn, kỹ thuật cho bộ đội, chuẩn bị cho quân nhân một hệ thống phẩm chất chính trị, tinh thần chiến đấu trong mối liên hệ biện chứng, chặt chẽ với nhau, trong đó phẩm chất chính trị, tinh thần là một nhân tố quan trọng hạng đầu. Tác giả khẳng định: Trong điều kiện thời bình, nhiệm vụ huấn luyện là nhiệm vụ trung tâm, thường xuyên của quân đội, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực và trong nước, GDCT trong huấn luyện quân sự, chuyên môn, kỹ thuật càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Việc GDCT trong huấn luyện quân sự, chuyên môn, kỹ thuật đòi hỏi phải quán triệt sâu sắc nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới cũng như yêu cầu xây dựng QĐND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
- 14 Tác giả khẳng định: Nâng cao chất lượng GDCT trong huấn luyện quân sự, chuyên môn, kỹ thuật là quá trình hoạt động tự giác của người dạy và người học. Việc nâng cao chất lượng GDCT trong huấn luyện quân sự, chuyên môn, kỹ thuật đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới toàn diện và đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực: Từ mục tiêu, chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện, nhất là đội ngũ cán bộ chính trị, cán bộ huấn luyện, đội ngũ giáo viên theo yêu cầu mới đặt ra. Đề tài đã đưa ra những kiến nghị hết sức có giá trị như: Thường xuyên rà soát lại toàn bộ nội dung, chương trình huấn luyện để bổ sung, thay thế bằng các nội dung, chương trình huấn luyện mới vừa có ý nghĩa thực tiễn, vừa có tác dụng GDCT cho bộ đội. Tổ chức chặt chẽ việc đánh giá chất lượng GDCT trong huấn luyện quân sự, chuyên môn, kỹ thuật. Thực hiện nghiêm túc cơ chế phối kết hợp công tác giữa cán bộ trực tiếp huấn luyện quân sự, chuyên môn, kỹ thuật với cán bộ tiến hành công tác đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT) trong quá trình huấn luyện quân sự, chuyên môn, kỹ thuật. Nguyễn Trọng Linh với đề tài: “Nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho hạ sĩ quan, chiến sĩ ở sư đoàn bộ binh hiện nay”[24]. Đề tài đã chỉ rõ giáo dục pháp luật là một nội dung trong ch ương trình GDCT của QĐND Việt Nam có vai trò quan trọng góp phần xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, t ừng b ước hi ện đại; đồng thời góp phần thực hiện vai trò là trường học lớn bồi dưỡng nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa (XHCN), trong đó có nếp sống kỷ luật phù hợp với kỷ cương của đất nước. Đề tài đã đưa ra hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục pháp luật, chỉ ra sự cần thiết phải nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho hạ
- 15 sĩ quan, chiến sĩ ở sư đoàn bộ binh và đề xuất một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho hạ sĩ quan, chiến sĩ ở sư đoàn bộ binh hiện nay: Cần tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa các Nghị quyết của Đảng, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên về công tác truyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; luôn chú trọng đổi mới chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho hạ sĩ quan, chiến sĩ; nâng cao năng lực giáo dục pháp luật của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội; kết hợp giữa giáo dục pháp luật với GDCT, tư tưởng, đạo đức, văn hóa; thực hành quản lý bộ đội bằng pháp luật; xây dựng môi trường văn hóa pháp lý lành mạnh; thực hiện nếp sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ của quân đội, chế độ quy định của đơn vị. Mở rộng các hình thức giáo dục pháp luật ngoại khóa cho hạ sĩ quan, chiến sĩ ở sư đoàn bộ binh bảo đảm chất lượng ngày càng cao hơn. Lê Duy Chương với đề tài: “Nâng cao chất lượng GDCT cho hạ sĩ quan và chiến sĩ ở đơn vị cơ sở chiến đấu trong giai đoạn hiện nay”[4]. Tác giả đã tập trung luận giải làm rõ những cơ sở xuất phát chủ yếu trong tiến hành GDCT của Đảng trong quân đội: Xuất phát từ học thuyết Mác Lênin về chiến tranh và quân đội; từ sức mạnh chiến đấu của quân đội bao gồm nhiều yếu tố hợp thành và từ bản chất của GDCT cho hạ sĩ quan và chiến sĩ ở đơn vị cơ sở chiến đấu. Tác giả đã luận giải bản chất công tác GDCT cho hạ sĩ quan và chiến sĩ ở đơn vị cơ sở chiến đấu là: Bồi dưỡng cho hạ sĩ quan và chiến sĩ thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, lòng trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc XHCN, với nhân dân, thường xuyên nâng cao trình độ mọi mặt, nâng cao tính chủ động, sáng tạo, sẵn sàng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo
- 16 vệ chế độ XHCN, bảo vệ Đảng, bảo vệ công cuộc lao động trong hoà bình của nhân dân. Chất lượng GDCT cho hạ sĩ quan và chiến sĩ ở đơn vị cơ sở chiến đấu là chất lượng tổng hợp của các hoạt động, các yếu tố được phản ánh ở phẩm chất và năng lực của chủ thể và đối tượng trong việc đáp ứng mục tiêu, yêu cầu GDCT đã xác định. Tác giả đã đưa ra hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng GDCT cho hạ sĩ quan và chiến sĩ ở đơn vị cơ sở chiến đấu bao gồm: Hệ thống tiêu chí đánh giá các chủ thể GDCT; hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng các yếu tố của GDCT; hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng chính trị, tư tưởng của hạ sĩ quan và chiến sĩ với tư cách là kết quả của giáo dục so với mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ GDCT đã xác định. Tác giả đã đánh giá đúng thực trạng chất lượng GDCT cho hạ sĩ quan và chiến sĩ ở đơn vị cơ sở chiến đấu, rút ra một số kinh nghiệm trong nâng cao chất lượng GDCT cho h ạ sĩ quan và chiến sĩ ở đơn vị cơ sở chiến đấu: GDCT cho hạ sĩ quan và chiến sĩ phải luôn bám sát đườ ng lối, quan điểm của Đảng; chủ động nhạy bén trong chỉ đạo triển khai và sáng tạo trong mọi khâu của quá trình GDCT cho hạ sĩ quan và chiến sĩ; xác định đúng chủ trương, biện pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm nhân cách, tư tưởng, tâm lý của hạ sĩ quan và chiến sĩ. Ngoài ra, Tác giả còn dự báo xu hướng vận động của chất lượng GDCT và đề xuất một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng GDCT cho hạ sĩ quan và chiến sĩ ở đơn vị cơ sở chiến đấu hiện nay: Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, hình thức và phương pháp GDCT cho hạ sĩ quan và chiến sĩ; phát huy vai trò của tổ chức đảng, cơ quan chính trị, đội ngũ cán bộ chính trị và các tổ chức quần chúng ở đơn vị cơ sở chiến đấu; phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, các lực lượng trong và ngoài quân đội đối với việc
- 17 nâng cao chất lượng GDCT cho h ạ sĩ quan và chiến sĩ ở các đơn vị cơ sở chiến đấu hiện nay. Nguyễn Văn Hữu với đề tài: “Nâng cao năng lực GDCT của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở binh chủng hợp thành thuộc các binh đoàn chủ lực QĐND Việt Nam hiện nay”[13]. Tác giả tập trung làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản nâng cao năng lực GDCT của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở binh chủng hợp thành thuộc các binh đoàn chủ lực. Xác định rõ yêu cầu, nhiệm vụ chủ yếu của đơn vị cơ sở binh chủng hợp thành thuộc các binh đoàn chủ lực. Từ đó khẳng định GDCT là chức trách nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở binh chủng hợp thành. Tác giả đã tập trung đánh giá đúng thực trạng nâng cao năng lực GDCT của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở thuộc các binh đoàn chủ lực. Từ thực trạng chỉ ra nguyên nhân khách quan, chủ quan của ưu điểm và hạn chế khuyết điểm về năng lực GDCT của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở, đồng thời luận án rút ra một số kinh nghiệm nâng cao năng lực GDCT của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở binh chủng hợp thành thuộc các binh đoàn chủ lực QĐND việt Nam. Tác giả chỉ ra những yếu tố tác động trực tiếp đến việc nâng cao năng lực GDCT của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở binh chủng hợp thành thuộc các binh đoàn chủ lực. Xác định phương hướng, yêu cầu và đề xuất bốn giải pháp cơ bản nâng cao năng lực GDCT của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở binh chủng hợp thành thuộc các binh đoàn chủ lực QĐND Việt Nam hiện nay. Đỗ Ngọc Tuyên với đề tài: “Nâng cao trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội ở các trung đoàn Ra đa trong QĐND
- 18 Việt Nam hiện nay”[60]. Tác giả đã tập trung luận giải làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn xung quanh vấn đề trình độ lý luận chính trị và nâng cao trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội ở các trung đoàn Ra đa. Xác định rõ đặc điểm, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội và đưa ra quan niệm lý luận chính trị, trình độ lý luận chính trị. Khái quát những vấn đề có tính nguyên tắc nâng cao trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội ở các trung đoàn Ra đa. Tác giả đã đánh giá đúng thực trạng nâng cao trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội ở các trung đoàn Ra đa. Từ đó chỉ rõ nguyên nhân, thành tựu, ưu điểm và hạn chế, khuyết điểm; trên cơ sở đó rút ra một số kinh nghiệm trong nâng cao trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội ở các trung đoàn Ra đa, làm cơ sở để xác định rõ phương hướng, yêu cầu nâng cao trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội ở các trung đoàn Ra đa. Đề xuất năm giải pháp cơ bản để nâng cao trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội ở các trung đoàn Ra đa trong QĐND Việt Nam hiện nay. Trần Ngọc Hồi với đề tài: “Nâng cao chất lượng huấn luyện chính trị cho HSQ, BS ở các đơn vị cơ sở binh đoàn quyết thắng QĐND Việt Nam hiện nay”[12]. Tác giả đã chỉ rõ những đặc điểm, tổ chức biên chế và đặc điểm của HSQ, BS ở các đơn vị cơ sở binh đoàn quyết thắng. Khẳng định tính cấp thiết và vị trí, vai trò tầm quan trọng của huấn luyện chính trị cho HSQ, BS làm cơ sở đưa ra quan niệm chất lượng, hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng huấn luyện chính trị cho HSQ, BS để làm căn cứ đánh giá khá toàn diện thực trạng cả những ưu điểm và hạn chế yếu kếm trong huấn luyện chính trị; chỉ rõ nguyên nhân ưu điểm và hạn chế, khuyết điểm, rút ra một số kinh nghiệm có giá trị thiết thực trong huấn luyện chính trị cho HSQ, BS.
- 19 Tác giả đã xác định khá rõ phương hướng, đề ra yêu cầu và đề xuất một số giải pháp cơ bản đồng bộ, có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện chính trị cho HSQ, BS ở đơn vị cơ sở binh đoàn quyết thắng QĐND Việt Nam hiện nay. Dương Thị Thanh (2015), “Giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên ở Học viện Công an nhân dân giai đoạn hiện nay”[55]; Dương Quốc Thành (2015), “Chất lượng công tác GDCT của Đảng bộ Công an Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn hiện nay”[56]; Nguyễn Thị Thủy Trang (2015), “Nâng cao trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị quận, huyện ở thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay”[58]. Với những góc độ tiếp cận, đối tượng, phạm vi nghiên cứu đa dạng, phong phú các tác giả đã tiếp cận, nghiên cứu công tác GDCT theo nghĩa rộng. Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, chất lượng công tác GDCT, Nâng cao trình độ lý luận chính trị ... đều là những nội dung cơ bản hợp thành công tác GDCT. Trong điều kiện Đẩng cầm quyền lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Đảng phải coi trọng tiến hành công tác GDCT, tư tưởng nâng cao trình độ lý luận, tư tưởng, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên, học viên và các tầng lớp nhân dân. Tạo ra sự đồng thuận về tư tưởng chính trị trong toàn xã hội đối với sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Để nâng cao kiến thức, trình độ, bản lĩnh, lập trường, tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống cho cán bộ, đảng viên, học viên, HSQ, BS các tác giả của các công trình khoa học nói trên đã đề xuất rất nhiều giải pháp khác nhau cho phù hợp với đối tượng, khách thể, phạm vị nghiên cứu. Nhưng tất cả tác giả điều thống nhất đề xuất, luận giải giải pháp cơ bản, then chốt là tiến hành nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDCT cho các đối tượng. Tác giả luận án rất trân trọng những kết quả, thành tựu, giá trị lý luận, thực tiễn của các công trình khoa học nói trên
- 20 và xin được học tập, kế thừa, vận dụng những kết quả, kinh nghiệm đó để luận giải những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết. Ngoài ra, có nhiều bài báo nghiên cứu về GDCT cho các đối tượng đã được công bố như: Nguyễn Văn Sự Nguyễn Văn Quang: “Giải pháp nâng cao chất lượng GDCT cho HSQ, BS ở đơn vị cơ sở hiện nay”[53]; Đồng Xuân Trường: “Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới”[66]; Nguyễn Thái Bảo: “Nâng cao chất lượng giáo dục phẩm chất chính trị cho học viên ở Trường sĩ quan Chính trị hiện nay”[3]; Nguyễn Văn Tuấn: “Kết quả và một số vấn đề cần thực hiện trong công tác GDCT ở các đơn vị quân đội hiện nay”[59]; Dương Đình Vinh: “Công tác giáo dục lý luận chính trị cho LLVT của Ban Chỉ huy quân sự Thành phố Hải Dương”[67] và Trần Anh Kiên: “Giáo dục, rèn luyện bản lĩnh chính trị cho thanh niên trong quân đội hiện nay”[14]. Các bài báo trên đã tập trung khẳng định: GDCT là một bộ phận quan trọng và cần thiết của công tác tư tưởng của Đảng trong quân đội và cho rằng: Bản lĩnh chính trị của bộ đội không phải là cái sẵn có mà phải thông qua giáo dục, truyền bá thường xuyên chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan diểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của cách mạng, nhiệm vụ của quân đội và đơn vị cho các đối tương tại các đơn vị trong toàn quân thì mới nâng cao được trình độ nhận thức, hình thành, phát triển thế giới quan khoa học, ý chí cách mạng, ý thức trách nhiệm, lòng tin và động viên, cổ vũ nhân tố chính trị tinh thần cho bộ đội, tạo nên sức mạnh chiến đấu tổng hợp của quân đội hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ dược giao góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đồng thời, các tác giả đã đề xuất những giải pháp khả thi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Việt Nam trong thời gian tới
0 p | 757 | 156
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam
0 p | 517 | 90
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Hải Dương
0 p | 668 | 84
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập đoàn kinh tế Việt Nam
183 p | 195 | 70
-
Luận án Tiến sĩ: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam
152 p | 422 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các khách sạn Việt Nam trong thời gian tới
0 p | 188 | 36
-
Luận án Tiến sĩ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội trong tiến trình hội nhập quốc tế
0 p | 160 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản lý nhà nước nhằm nâng cao thị phần vận tải của đội tàu biển Việt Nam
0 p | 186 | 35
-
Luận án Tiến sĩ: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế trên thị trường Việt Nam
185 p | 117 | 27
-
Luận án Tiến sĩ: Nâng cao năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế - Nghiên cứu điển hình trong ngành Điện Việt Nam
188 p | 73 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN
248 p | 37 | 10
-
Luận án Tiến sĩ: Nâng cao dung lượng của hệ thống thông tin vô tuyến có nhận thức dựa trên OFDM
128 p | 53 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kiến trúc: Giải pháp thiết kế tích hợp vỏ bao che nhằm nâng cao hiệu quả năng lượng cho văn phòng cao tầng tại khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
232 p | 13 | 8
-
Luận án Tiến sĩ: Nâng cao năng lực thực thi pháp luật của Cảnh sát biển Việt Nam hiện nay
277 p | 22 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nâng cao hiệu năng các phương pháp phân loại đối tượng trong ảnh
27 p | 25 | 4
-
Luận án Tiến sĩ: Nâng cao tính năng kinh tế-kỹ thuật và giảm mức độ phát thải ô nhiễm của động cơ xe gắn máy chạy bằng LPG và ethanol
184 p | 41 | 4
-
Luận án Tiến sĩ: Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền
150 p | 48 | 3
-
Luận án Tiến sĩ: Nâng cao chất lượng giảng viên các trường cao đẳng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội
217 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn