intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ ngành Chăn nuôi: Ảnh hưởng ngọn lá khoai mì (Manihot esculenta Crantz) trong khẩu phần đến sinh trưởng và sinh khí mê tan ở bò thịt

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:178

74
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án: Xác định tỉ lệ tiêu hóa và sinh mê tan bằng kỹ thuật in vitro sinh khí trên một số loại thức ăn và hỗn hợp cỏ voi với NM khô trong khẩu phần thức ăn nuôi bò; xác định ảnh hưởng của ngọn lá mì khô, ủ chua và tươi trong khẩu phần cỏ voi lên tỉ lệ tiêu hóa, tăng khối lượng và sinh mê tan trên bò lai Sind; tìm ra khẩu phần thích hợp nuôi bò khi thay thế KDD bằng NM khô trong khẩu phần cỏ voi lên tăng khối lượng và sinh mê tan trên bò lai Sind.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ ngành Chăn nuôi: Ảnh hưởng ngọn lá khoai mì (Manihot esculenta Crantz) trong khẩu phần đến sinh trưởng và sinh khí mê tan ở bò thịt

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRƢƠNG VĂN HIỂU ẢNH HƢỞNG NGỌN LÁ KHOAI MÌ (MANIHOT ESCULENTA CRANTZ) TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ SINH KHÍ MÊ TAN Ở BÒ THỊT LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP TIẾN SĨ NGÀNH: CHĂN NUÔI MÃ NGÀNH: 62 62 01 05 Cần Thơ, 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRƢƠNG VĂN HIỂU ẢNH HƢỞNG NGỌN LÁ KHOAI MÌ (MANIHOT ESCULENTA CRANTZ) TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ SINH KHÍ MÊ TAN Ở BÒ THỊT LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP TIẾN SĨ NGÀNH: CHĂN NUÔI MÃ NGÀNH: 62 62 01 05 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 2 PGs. Ts. Dƣơng Nguyên Khang PGs. Ts. Hồ Quảng Đồ Cần Thơ, 2016
  3. CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG Luận án này, với tựa là “Ảnh hưởng ngọn lá khoai mì (Manihot esculenta Crantz) trong khẩu phần đến sinh trưởng và sinh khí mê tan ở bò thịt”, do nghiên cứu sinh Trương Văn Hiểu thực hiện theo sự hướng dẫn của PGs.Ts. Dương Nguyên Khang và PGs.Ts. Hồ Quảng Đồ. Luận án đã báo cáo cấp trường và được Hội đồng chấm luận án thông qua ngày................................... Ủy viên Ủy viên ........................................ ........................................ Phản biện 1 Thư ký ........................................ ........................................ Phản biện 2 Phản biện 3 ........................................ ........................................ Cán bộ hướng dẫn 1 Cán bộ hướng dẫn 2 PGs.Ts. Dương Nguyên Khang PGs.Ts. Hồ Quảng Đồ Chủ tịch Hội đồng ................................. i
  4. LỜI CẢM TẠ Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Cần Thơ và các Phòng, Khoa và Thư viện có liên quan. Bộ môn Chăn nuôi, Phòng thí nghiệm, Văn phòng khoa và Thư viện khoa thuộc Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và thực hiện luận án. Xin chân thành cám ơn Trung tâm Nghiên cứu & Chuyển giao Khoa học Công nghệ, trường Đại học Nông Lâm – TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận án. Đặc biệt rất cám ơn PGs.Ts. Dương Nguyên Khang đã tài trợ phần lớn kinh phí thực hiện luận án tốt nghiệp. Xin chân thành cám ơn PGs.Ts. Dương Nguyên Khang và Ts. Hồ Quảng Đồ đã tận tình hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình học tập và thực hiện luận án. Xin cám ơn các bạn đồng nghiệp, đơn vị công tác và trường Đại học Trà Vinh đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập. Cám ơn các bạn học viên cao học, sinh viên đại học và các thành viên trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận án tốt nghiệp. Trương Văn Hiểu ii
  5. TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu nhằm khảo sát ảnh hưởng của ngọn lá mì (NM) khô, NM ủ chua, NM tươi và thay thế khô dầu dừa (KDD) bằng NM khô trong khẩu phần cỏ voi để cải thiện tăng khối lượng và giảm sinh mê tan trên bò lai Sind. Bốn thí nghiệm được thực hiện từ tháng 10/2012 đến tháng 03/2015 tại thành phố Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh. Thí nghiệm 1: Các thí nghiệm in vitro được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên 5 lần lặp lại, trên 3 nhóm thức ăn để khảo sát tỉ lệ tiêu hóa (TLTH) và khả năng sinh mê tan của: (1) cỏ lông tây, cỏ ruzi, cỏ sả và cỏ voi; (2) khô dầu dừa, khô dầu bông vải (KDBV) và NM khô; (3) hỗn hợp thức ăn gồm cỏ voi với 4 mức thay thế NM khô là 0, 10, 20 và 30% tính theo vật chất khô (VCK). Kết quả thí nghiệm cho thấy TLTH chất hữu cơ (CHC) ở 48 giờ của cỏ sả là 48,2% thấp nhất (P
  6. nghiệm thức thay thế NM (P0,05). Phát thải mê tan trên bò tính trên kg tăng khối lượng dao động từ 157 đến 173 lít, tương đương nhau giữa các nghiệm thức (P>0,05). Nhìn chung, ở khẩu phần thay thế 10% KDD bằng 10% NM khô cho kết quả triển vọng hơn. Từ khóa: Ngọn lá mì, khô dầu dừa, tỉ lệ tiêu hóa, tăng khối lượng, phát thải mê tan trên bò iv
  7. ABSTRACT The study aimed to determine effects of dried, fresh and ensiled cassava forages and replacing copra meal with cassava forage in Napier grass diet to improve weight gain and methane emissions of Sindhi-Yellow cattle. Four experiments carried out from October 2012 to March 2015 at Can tho City and Ho Chi Minh City. Experiment 1: In vitro experiments were carried out in complete randomized design with five replications, to find effect of 3 groups of feed on digestibility and methane emissions of (1) para grass, ruzi grass, guinea grass and Napier grass; (2) cotton seed meal, copra meal and dried cassava forage; (3) Napier grass replaced with dried cassava forage (DCF) of 0, 10, 20 and 30%, respestively. Results showed that organic matter digestibility (OMD) at 48 hours of guinea grass was the lowest 48.2% (P
  8. weight gain was from 333 to 377 g/head/day, the highest in replacing of cassava forage (P
  9. LỜI CAM KẾT KẾT QUẢ Tôi xin cam kết luận án này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận án cùng cấp nào khác. Ngày 09 tháng 08 năm 2015 Tác giả luận án Trương Văn Hiểu vii
  10. MỤC LỤC Xác nhận của Hội đồng .................................................................................. i Lời cảm tạ ...................................................................................................... ii Tóm tắt tiếng Việt .......................................................................................... iii Tóm tắt tiếng Anh .......................................................................................... v Lời cam kết kết quả........................................................................................ vii Mục lục .......................................................................................................... viii Danh mục bảng .............................................................................................. xi Danh mục hình ............................................................................................... xiii Danh mục viết tắt ........................................................................................... xiv Chương 1: Giới thiệu ................................................................................... 1 1.1 Tính cấp thiết của luận án ........................................................................ 1 1.2 Mục tiêu của luận án ................................................................................ 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 2 1.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................... 2 1.5 Những đóng góp mới của luận án ............................................................ 3 1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .............................................. 3 Chương 2: Tổng quan tài liệu ..................................................................... 4 2.1 Đặc điểm sinh trưởng và nhu cầu dinh dưỡng của bò lai Sind ................ 4 2.1.1 Đặc điểm sinh trưởng của bò lai Sind................................................... 4 2.1.2 Nhu cầu dinh dưỡng của bò .................................................................. 5 2.2 Đặc điểm tiêu hóa ở bò ............................................................................ 6 2.2.1 Tiêu hóa thức ăn dạ dày trước của bò ................................................... 6 2.2.2 Môi trường dạ cỏ .................................................................................. 7 2.2.3 Vi sinh vật dạ cỏ ................................................................................... 9 2.3 Cơ chế hình thành mê tan trong dạ cỏ ..................................................... 12 2.4 Các chiến lược giảm thiểu mê tan ở dạ cỏ gia súc nhai lại ...................... 17 2.4.1 Giảm sinh mê tan ở dạ cỏ thông qua dinh dưỡng ................................ 18 2.4.2 Loại bỏ Protozoa................................................................................... 19 2.4.3 Tanin ..................................................................................................... 20 2.4.4 Hydrogen cyanua (HCN) ...................................................................... 21 2.4.5 Lipit ....................................................................................................... 22 2.4.6 Một số chất khác làm giảm thiểu mê tan ở gia súc .............................. 23 2.4.7 Giảm thiểu mê tan bằng con đường công nghệ sinh học ..................... 24 2.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sản sinh mê tan trong dạ cỏ ..................... 25 2.5.1 Khối lượng bò và vật chất khô ăn vào .................................................. 25 2.5.2 Sinh trưởng của bò ................................................................................ 26 2.6 Thực liệu dùng trong thí nghiệm ............................................................. 27 viii
  11. 2.6.1 Sơ lược về cây khoai mì ....................................................................... 27 2.6.2 Cỏ voi .................................................................................................... 30 2.6.3 Cỏ sả ..................................................................................................... 30 2.6.4 Cỏ ruzi................................................................................................... 31 2.6.5 Cỏ lông tây ............................................................................................ 31 2.6.6 Khô dầu bông vải .................................................................................. 31 2.6.7 Khô dầu dừa .......................................................................................... 32 2.6.8 Cám gạo ................................................................................................ 32 2.7 Nghiên cứu sử dụng lá mì trong chăn nuôi bò ......................................... 33 2.7.1 Nghiên cứu sử dụng lá mì trong khẩu phần lên tỉ lệ tiêu hóa trên bò ... 33 2.7.2 Nghiên cứu sử dụng lá mì trong khẩu phần lên tăng khối lượng trên bò ............................................................................ 34 2.7.3 Nghiên cứu sử dụng lá mì đến phát thải mê tan trên bò ....................... 35 2.8 Giả thuyết của đề tài ................................................................................ 35 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu ......................................................... 36 3.1 Nội dung nghiên cứu................................................................................ 36 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 36 3.3 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 37 3.3.1 Phương pháp nghiên cứu cho thí nghiệm 1: Khảo sát tỉ lệ tiêu hóa và sinh mê tan trên một số loại thức ăn và hỗn hợp cỏ voi với ngọn lá mì khô bằng kỹ thuật in vitro sinh khí ........................................ 37 3.3.2 Phương pháp nghiên cứu cho thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của ngọn lá mì khô, ủ chua và tươi trong khẩu phần lên tỉ lệ tiêu hóa và sinh mê tan trên bò lai Sind ................................................... 41 3.3.3 Phương pháp nghiên cứu cho thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của ngọn lá mì khô, ủ chua và tươi trong khẩu phần lên tăng khối lượng và sinh mê tan trên bò lai Sind. .......... 47 3.3.4 Phương pháp nghiên cứu cho thí nghiệm 4: Ảnh hưởng khi thay thế khô dầu dừa bằng ngọn lá mì khô trong khẩu phần lên tăng khối lượng và sinh mê tan trên bò lai Sind....................................................................... 50 Chương 4: Kết quả và thảo luận ................................................................ 56 4.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát tỉ lệ tiêu hóa và sinh mê tan trên một số thức ăn và hỗn hợp cỏ voi với ngọn lá mì khô bằng kỹ thuật in vitro sinh khí .......... 56 4.1.1 Thí nghiệm 1a: Xác định tỉ lệ tiêu hóa và sinh mê tan của cỏ lông tây, cỏ ruzi, cỏ sả và cỏ voi bằng kỹ thuật in vitro sinh khí ...................................... 56 4.1.2 Thí nghiệm 1b: Xác định tỉ lệ tiêu hóa và sinh mê tan của ngọn lá mì khô, khô dầu dừa và khô dầu bông vải bằng kỹ thuật in vitro sinh khí ......... 59 4.1.3 Thí nghiệm 1c: Xác định tỉ lệ tiêu hóa và sinh mê tan của hỗn hợp cỏ voi với các mức độ thay thế ngọn lá mì khô bằng kỹ thuật in vitro sinh khí ...... 62 ix
  12. 4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của ngọn lá mì khô, ủ chua và tươi trong khẩu phần lên tỉ lệ tiêu hóa và sinh mê tan trên bò lai Sind..........................................65 4.2.1 Lượng thức ăn, dưỡng chất thức ăn và năng lượng trao đổi ăn vào của bò thí nghiệm 2 ....................................................................................... 65 4.2.2 Tỉ lệ tiêu hóa các dưỡng chất thức ăn và cân bằng nitơ của bò thí nghiệm 2 ........................................................................................ 69 4.2.3 Nồng độ amoniac và pH dịch dạ cỏ bò ................................................ 73 4.2.4 Số lượng vi khuẩn và nguyên sinh động vật trong dịch dạ cỏ bò ......... 76 4.2.5 Phát thải mê tan của bò thí nghiệm 2 .................................................... 79 4.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của ngọn lá mì khô, ủ chua và tươi trong khẩu phần lên tăng khối lượng và sinh mê tan trên bò lai Sind. ............................ 83 4.3.1 Lượng thức ăn, dưỡng chất thức ăn và năng lượng trao đổi ăn vào của bò thí nghiệm 3 ........................................................................................ 83 4.3.2 Tăng khối lượng, hệ số chuyển hóa thức ăn và hiệu quả kinh tế của bò thí nghiệm 3 ........................................................................................ 87 4.3.3 Phát thải mê tan của bò thí nghiệm 3 .................................................... 94 4.4 Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng khi thay thế khô dầu dừa bằng ngọn lá mì khô trong khẩu phần lên tăng khối lượng và sinh mê tan trên bò lai Sind ........... 99 4.4.1 Lượng thức ăn, dưỡng chất thức ăn và năng lượng trao đổi ăn vào của bò thí nghiệm 4 ........................................................................................ 99 4.4.2 Tăng khối lượng, hệ số chuyển hóa thức ăn và hiệu quả kinh tế của bò thí nghiệm 4 ........................................................................................................ 102 4.4.3 Phát thải mê tan của bò thí nghiệm 4 .................................................... 106 Chương 5: Kết luận và đề nghị ................................................................... 110 5.1 Kết luận .................................................................................................... 110 5.2 Đề nghị ..................................................................................................... 110 Danh mục những công trình đã công bố ........................................................ 111 Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 112 Phụ lục ........................................................................................................... 124 x
  13. DANH SÁCH BẢNG Bảng Tựa bảng Trang 2.1 Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho bò nuôi thịt đang sinh trưởng 5 tại các nước nhiệt đới 2.2 Nhu cầu dinh dưỡng cho bò cái tơ đang lớn 5 2.3 Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của giống bò nhỏ con 6 2.4 Thành phần axít béo bay hơi trong dạ cỏ 14 2.5 Vi khuẩn mê tan sử dụng chất nền và vi khuẩn cạnh tranh 16 2.6 Chiến lược và cơ chế giảm phát thải mê tan 17 2.7 Ảnh hưởng của việc loại bỏ protozoa lên phát thải mê tan trên gia súc nhai lại 19 2.8 Giá trị protein thô và năng lượng trao đổi của một số thức ăn 27 2.9 Thành phần dinh dưỡng của lá mì tươi, khô và ủ chua 28 2.10 Thành phần acid amin của lá mì khô 29 2.11 Thành phần chất khoáng của lá mì khô 29 3.1 Thành phần dinh dưỡng của thực liệu thí nghiệm 1 37 3.2 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm 2 43 3.3 Sơ đồ bố trí bò thí nghiệm 2 44 3.4 Công thức và dưỡng chất trong khẩu phần thí nghiệm 2 44 3.5 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn trong thí nghiệm 3 48 3.6 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3 49 3.7 Công thức và dưỡng chất trong khẩu phần thí nghiệm 3 49 3.8 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn trong thí nghiệm 4 51 3.9 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 4 51 3.10 Công thức và dưỡng chất trong khẩu phần thí nghiệm 4 52 3.11 Công thức và giá trị dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp 52 4.1 Tỉ lệ tiêu hóa VCK, CHC in vitro tại 48 giờ của cỏ lông tây, cỏ ruzi, cỏ sả và cỏ voi 56 4.2 Tổng thể tích khí, thể tích và nồng độ mê tan, carbonic sinh ra in vitro tại 48 giờ của cỏ lông tây, cỏ ruzi, cỏ sả và cỏ voi 57 4.3 Tỉ lệ tiêu hóa VCK, CHC in vitro tại 48 giờ của ngọn lá mì khô, khô dầu bông vải, khô dầu dừa 59 4.4 Tổng thể tích khí, thể tích và nồng độ mê tan, carbonic sinh ra in vitro tại 48 giờ của ngọn lá mì khô, khô dầu bông vải, khô dầu dừa 60 4.5 Tỉ lệ tiêu hóa VCK, CHC in vitro tại 48 giờ của hỗn hợp cỏ voi với các mức độ thay thế ngọn lá mì khô 62 4.6 Tổng thể tích khí, thể tích và nồng độ mê tan, carbonic sinh ra in vitro tại 48 giờ của hỗn hợp cỏ voi với các mức độ thay thế ngọn lá mì khô 63 4.7 Lượng cỏ voi, ngọn lá mì và vật chất khô ăn vào của bò thí nghiệm xi
  14. 2 65 4.8 Lượng dưỡng chất và năng lượng trao đổi ăn vào (VCK) của bò thí nghiệm 2 67 4.9 Tỉ lệ tiêu hóa các dưỡng chất thức ăn và cân bằng nitơ của bò thí nghiệm 2 69 4.10 Nồng độ amoniac và độ pH của dịch dạ cỏ bò thí nghiệm tại thời điểm trước và sau khi ăn 3 giờ 74 4.11 Số lượng vi khuẩn, protozoa dịch dạ cỏ tại thời điểm trước và sau khi ăn 3 giờ 76 4.12 Phát thải mê tan tính theo VCK, CHC ăn vào và chất hữu cơ tiêu hóa của bò thí nghiệm 2 79 4.13 Lượng cỏ voi, ngọn lá mì và vật chất khô tiêu thụ hàng ngày của bò thí nghiệm 3 (VCK) 83 4.14 Lượng dưỡng chất thức ăn và năng lượng trao đổi tiêu thụ hàng ngày (VCK) của bò thí nghiệm 3 85 4.15 Khối lượng và tăng khối lượng bình quân hàng tháng của bò thí nghiệm 3 87 4.16 Thức ăn tiêu thụ, tăng khối lượng toàn kỳ và hệ số chuyển hóa thức ăn của bò thí nghiệm 3 91 4.17 Chi phí thức ăn, thu nhập bán bò và hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn của bò thí nghiệm 3 93 4.18 Phát thải mê tan tính theo VCK, CHC ăn vào và tăng khối lượng của bò thí nghiệm 3 94 4.19 Lượng cỏ voi, thức ăn hỗn hợp và vật chất khô ăn vào của bò thí nghiệm 4 (VCK) 99 4.20 Lượng dưỡng chất thức ăn và năng lượng trao đổi ăn vào (VCK) của bò thí nghiệm 4 100 4.21 Khối lượng, tăng khối lượng bình quân hàng tháng của bò thí nghiệm 4 102 4.22 Thức ăn tiêu thụ, tăng khối lượng toàn kỳ và hệ số chuyển hóa thức ăn của bò thí nghiệm 4 104 4.23 Chi phí thức ăn, thu nhập bán bò và hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn của bò thí nghiệm 4 105 4.24 Phát thải mê tan tính theo VCK ăn vào, CHC ăn vào và tăng khối lượng của bò thí nghiệm 4 106 xii
  15. DANH SÁCH HÌNH Bảng Tựa hình Trang 2.1 Mối liên quan giữa pH và hoạt lực của các nhóm VSV dạ cỏ 8 2.2 Các chất dinh dưỡng cần thiết cho sinh trưởng của VSV dạ cỏ 9 2.3 Chuyển hóa từ pyruvate thành axít béo bay hơi trong dạ cỏ 13 2.4 Sơ đồ sử dụng hydrogen trong dạ cỏ 14 2.5 Sơ đồ hình thành mê tan trong dạ cỏ 15 4.1 Mối tương quan giữa vật chất khô ăn vào (%KL) với lượng protein thô ăn vào (kg/con/ngày) của bò thí nghiệm 2 66 4.2 Mối tương quan giữa tỉ lệ tiêu hóa CHC (%) với lượng protein thô ăn vào (kg/con/ngày) của bò thí nghiệm 2 71 4.3 Mối tương quan giữa tỉ lệ tiêu hóa NDF (%) với lượng protein thô ăn vào (kg/con/ngày) của bò thí nghiệm 2 72 4.4 Mối tương quan giữa nồng độ N-NH3 dịch dạ cỏ (mg%) với protein thô ăn vào (kg/con/ngày) của bò thí nghiệm 2 76 9 4.5 Mối tương quan giữa vi khuẩn dạ cỏ (10 /ml) với nồng độ N-NH3 dịch dạ cỏ (mg%) của bò thí nghiệm 2 78 4.6 Mối tương quan giữa phát thải mê tan trên bò (lít/kg VCK ăn vào) với hàm lượng NDF (%) trong khẩu phần thí nghiệm 2 81 4.7 Mối tương quan giữa phát thải mê tan trên bò (lít/kg VCK ăn vào) với số lượng tanin đậm đặc ăn vào (g/con/ngày) của bò thí nghiệm 82 2 4.8 Mối tương quan giữa vật chất khô ăn vào (%KL) với số lượng protein thô ăn vào (kg/con/ngày) của bò thí nghiệm 3 85 4.9 Tăng khối lượng bình quân (g/con/ngày) của bò thí nghiệm 3 88 4.10 Mối tương quan giữa tăng khối lượng (g/con/ngày) với số lượng protein thô ăn vào (g/con/ngày) của bò thí nghiệm 3 90 4.11 Mối tương quan giữa HSCHTĂ (kg) với tăng khối lượng toàn kỳ (kg) của bò thí nghiệm 3 92 4.12 Hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn (%) của bò thí nghiệm 3 93 4.13 Mối tương quan giữa phát thải mê tan trên bò (lít/kg VCK ăn vào) với hàm lượng NDF (%) trong khẩu phần thí nghiệm 3 96 4.14 Mối tương quan giữa phát thải mê tan trên bò (lít/kg VCK ăn vào) với số lượng tanin đậm đặc ăn vào (g/con/ngày) của bò thí nghiệm 97 3 4.15 Mối tương quan giữa phát thải mê tan trên bò hàng ngày (lít/kg tăng KL) với tăng khối lượng bình quân hàng ngày (g/con/ngày) của bò thí nghiệm 3 98 xiii
  16. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ +P/-P Có protozoa/không có protozoa dạ cỏ CO2 Khí carbonic CP/CPI Protein thô/protein thô ăn vào VCK Vật chất khô EE Béo thô g/kg Gram/kí lô gram H+/H2 Ion hydrogen/khí hydrogen HCN Hydrogen cyanua HSCHTĂ Hệ số chuyển hóa thức ăn KCN Kali cyanua KDBV Khô dầu bông vải KDD Khô dầu dừa KL Khối lượng bò LM Lá mì ME Năng lượng trao đổi NDF Xơ còn lại sau khi rửa bằng chất tẩy trung tính NM/NMK/NMU/NMT Ngọn lá mì/ngọn mì khô, ủ chua và tươi N-NH3 Nitrogen amoniac NT Nghiệm thức CHC Chất hữu cơ Protozoa Nguyên sinh động vật dạ cỏ TĂ/TĂHH Thức ăn/thức ăn hỗn hợp TLTH Tỉ lệ tiêu hóa Tro Khoáng tổng số VK Vi khuẩn dạ cỏ VSV Vi sinh vật dạ cỏ W0,75 Khối lượng trao đổi xiv
  17. Chƣơng 1: GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của luận án Các chất khí gây hiệu ứng nhà kính như khí mê tan, carbonic. Các chất khí này được ghi nhận là tác nhân gây hiện tượng trái đất nóng lên. Trong ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi bò được ghi nhận như là một trong những nguồn sinh khí mê tan. Đây là vấn đề được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu trong thời gian qua. Theo Thoma et al. (2013) gia súc nhai lại đóng góp khoảng 25% tổng lượng mê tan sinh ra trên trái đất, do hoạt động lên men vi sinh vật phân giải thức ăn thành axít béo bay hơi và các chất khí tại dạ cỏ. McDonal et al. (2002) cho thấy, khí carbonic chiếm 40%, mê tan chiếm 30 – 40% trong dạ cỏ, còn lại là các chất khí khác. Tại Việt Nam, trung bình mỗi ngày một con bò thải ra ngoài môi trường khoảng 170 – 241 lít mê tan tùy thuộc vào giống, lứa tuổi và sức sản xuất (Vũ Chí Cương và ctv., 2010; Lê Đức Ngoan và ctv., 2015). Những nghiên cứu cho thấy khi cân đối nhu cầu dinh dưỡng trong khẩu phần nuôi bò sẽ cải thiện tăng khối lượng, đồng thời làm giảm phát thải mê tan tính theo một đơn vị tăng khối lượng (Kurihara et al., 1999). Ngoài ra, khẩu phần ăn ít chất xơ, hàm lượng lipit và tanin thích hợp trong khẩu phần cũng góp phần làm giảm phát thải mê tan (Johnson and Johnson, 1995). Chẳng hạn Puchala et al. (2005) nghiên cứu trên dê cho ăn cây thức ăn giàu tanin đã làm giảm phát thải khí mê tan là 57%. Tiemann et al. (2008) nuôi cừu cho ăn thức ăn giàu tanin thì phát thải khí mê tan ở dạ cỏ giảm còn 15,4 đến 18,6%. Mặt khác, nghiên cứu của Beauchemin và McGinn (2006) cho thấy khi bổ sung dầu cọ 4,6% vật chất khô ăn vào trong khẩu phần cho bò Angus tơ thì phát thải khí mê tan dạ cỏ giảm tới 32%. Khoai mì là cây lương thực đứng thứ 3 ở Việt Nam sau cây lúa và bắp. Năm 2014 cả nước có diện tích trồng là 560.000 ha, tăng nhẹ so với năm 2013 (Tổng cục Thống kê, 2015). Theo Khuc Thi Hue et al. (2012) lá mì (LM) khô được thu hoạch 1 lần vào lúc 9 tháng tuổi có sản lượng là 5,3 tấn/ha và CP là 20 – 22%, tính theo diện tích trên thì sản lượng LM khô thu được tương đương với 2,97 triệu tấn/năm, đây là nguồn thức ăn bổ sung protein thô (CP) có giá trị cao cho bò. Lá mì khô có CP là 25%, vật chất khô ăn vào là 3,1% khối lượng bò và tỉ lệ tiêu hóa vật chất khô là 71% và đây là nguồn thức ăn cung cấp protein thô rất tốt trên bò (Wanapat et al., 1997). Ngọn lá mì (NM) và khô dầu dừa (KDD) là nguồn thức ăn bổ sung protein, cũng là thức ăn thoát qua dạ cỏ tốt nhờ tanin và lipit của chúng 1
  18. (Wannapat et al., 1997; Marghazani et al., 2013). Những nghiên cứu cho thấy bổ sung LM khô và KDD vào khẩu phần đã cải thiện tăng khối lượng rõ rệt trên bò (Đoàn Hữu Lực, 2006; Phạm Thế Huệ và ctv., 2012), ngoài ra chúng còn làm giảm sinh mê tan (Jordan et al., 2006; Tran Hiep et al., 2010). Đây có thể là nguồn thức ăn vừa cải thiện protein trong khẩu phần giàu xơ, vừa làm giảm sinh mê tan trên bò. Hiện nay Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về xác định phát thải mê tan trên bò lai Sind được cho ăn NM và KDD. Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ―Ảnh hưởng ngọn lá khoai mì (Manihot esculenta Crantz) trong khẩu phần đến sinh trưởng và sinh khí mê tan ở bò thịt” 1.2 Mục tiêu của luận án Xác định tỉ lệ tiêu hoá và sinh mê tan bằng kỹ thuật in vitro sinh khí trên một số loại thức ăn và hỗn hợp cỏ voi với NM khô trong khẩu phần thức ăn nuôi bò. Xác định ảnh hưởng của ngọn lá mì khô, ủ chua và tươi trong khẩu phần cỏ voi lên tỉ lệ tiêu hóa, tăng khối lượng và sinh mê tan trên bò lai Sind. Tìm ra khẩu phần thích hợp nuôi bò khi thay thế KDD bằng NM khô trong khẩu phần cỏ voi lên tăng khối lượng và sinh mê tan trên bò lai Sind. 1.3 Đối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu sinh mê tan trên cỏ voi, sả, ruzi và lông tây; NM khô, khô dầu bông vải (KDBV) và KDD; hỗn hợp cỏ voi với NM khô trong khẩu phần nuôi bò bằng kỹ thuật in vitro sinh khí với dịch dạ cỏ bò lai Sind. Nghiên cứu sử dụng ngọn lá mì tươi, khô và ủ chua được thu hoạch từ cây khoai mì giống KM94 lên tỉ lệ tiêu hóa, tăng khối lượng và sinh mê trên bò lai Sind. Thay thế KDD bằng NM khô trong khẩu phần lên tăng khối lượng và sinh mê tan trên bò lai Sind. 1.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian nghiên cứu Các thí nghiệm được tiến hành từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 3 năm 2015. Địa điểm nghiên cứu Thí nghiệm 1 được tiến hành tại Phòng thí nghiệm E205 của Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần 2
  19. Thơ. Hộ gia đình thuê nuôi dưỡng bò mổ lỗ dò dạ cỏ tại ấp Phú Long, xã Phú Thạnh, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Thí nghiệm 2, 3 và 4 được tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Khoa học Công nghệ, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. 1.5 Những đóng góp mới của luận án Đã xác định được cỏ lông tây, NM khô và hỗn hợp 20% NM khô với cỏ voi trong khẩu phần là nguồn thức ăn tiềm năng về giảm sinh mê tan tốt nhất trong điều kiện in vitro. Đã xác định được ảnh hưởng khi thay thế 20% NM khô, ủ chua và tươi trong khẩu phần cỏ voi làm giảm phát thải mê tan trên bò thịt lai Sind. Đã tìm được khẩu phần nuôi bò lai Sind khi bổ sung thức ăn hỗn hợp gồm có 10% KDD, 10% NM khô và kết hợp 10% cám gạo trong khẩu phần cỏ voi đã cho tăng khối lượng hợp lý và hướng đến giảm phát thải mê tan từ dạ cỏ. 1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Ý nghĩa khoa học Luận án đã đóng góp cho khoa học về chỉ tiêu sinh mê tan trên một số thức ăn ở in vitro và ảnh hưởng khi thay thế 20% NM khô, ủ chua, tươi trong khẩu phần cỏ voi lên sinh mê tan trên bò lai Sind. Xây dựng khẩu phần nuôi bò lai Sind thích hợp khi thay thế 20% KDD bằng NM khô và kết hợp 10% cám gạo trong khẩu phần cỏ voi vẫn cho tăng khối lượng hợp lý và hướng đến giảm phát thải mê tan từ dạ cỏ. Ý nghĩa thực tiễn Các kết quả của luận án có giá trị khoa học cho các nhà quản lý, nghiên cứu, trường Đại học, học viên sau đại học và sinh viên ngành Nông nghiệp tham khảo. Kết quả nghiên cứu của luận án làm cơ sở khoa học cho các doanh nghiệp, người chăn nuôi khi phối hợp khẩu phần nuôi bò hướng đến giảm phát thải mê tan. 3
  20. Chƣơng 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh trƣởng và nhu cầu dinh dƣỡng của bò lai Sind 2.1.1 Đặc điểm sinh trƣởng của bò lai Sind Bò lai Sind là lai tạo giữa bò red Sind với bò Vàng địa phương, con lai có nhiều máu Sind thì có khối lượng lớn hơn và sinh trưởng nhanh hơn. Bò đực lai Sind trưởng thành nặng 400 – 450 kg, bò cái 250 – 300 kg, tỉ lệ thịt xẻ 48% (Đinh Văn Cải, 2007). Một số nghiên cứu cho thấy bò lai Sind tăng khối lượng bình quân trong khoảng 237 – 658 g/con/ngày tùy thuộc vào protein thô ăn vào và giai đoạn nuôi. Theo nghiên cứu của Phạm Văn Quyến và ctv. (2007) bò giai đoạn 12 – 18 tháng tuổi, tiêu thụ CP là 278 g/100 kg khối lượng (KL), năng lượng trao đổi (ME) ăn vào là 5,2 Mcal/100 kg KL và tăng khối lượng bình quân là 367 gram/ngày. Tăng khối lượng bình quân trên thấp hơn so với bò nuôi giai đoạn vỗ béo của Nguyễn Thị Hồng Nhân và ctv. (2013): vật chất khô (VCK) ăn vào là 2,7% KL, hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ) là 8,9 kg và tăng khối lượng bình quân 500 g/con/ngày. Tương tự, nghiên cứu của Phạm Thế Huệ và ctv. (2009) có VCK ăn vào là 2,5% KL, HSCHTĂ là 9,5 kg và tăng khối lượng bình quân 658 g/con/ngày. Ngoài ra, tăng khối lượng trên bò cũng tăng theo số lượng protein thô ăn vào, ví dụ trong nghiên cứu của Nguyễn Hữu Minh và ctv. (2007) bò tiêu thụ CP là 163 – 317 g/100kg KL, có VCK ăn vào là 2,0 – 2,4% KL và tăng khối lượng bình quân cũng tăng theo 237 – 552 g/con/ngày, riêng HSCHTĂ giảm xuống trong phạm vi 7,6 – 16 kg. Tương tự, nghiên cứu của Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Thị Kim Đông (2015) cho thấy: tiêu thụ CP tăng trong phạm vi 140 – 230 g/100 kg KL dẫn đến tăng khối lượng bình quân cũng tăng theo trong khoảng 418 – 688 g/con/ngày. Theo Phạm Thế Huệ và ctv. (2012) nuôi vỗ béo bò lai Sind có CP ăn vào là 673 – 711 g/con/ngày, cho tăng khối lượng là 646 – 779 g/con/ngày và HSCHTĂ là 10,8 – 9,48 kg. Nguyễn Quốc Đạt và ctv. (2008) nuôi vỗ béo bò lai Sind có CP ăn vào là 1153 g/con/ngày, cho tăng khối lượng là 952 g/con/ngày và HSCHTĂ là 8,6 kg. Theo tài liệu của Đinh Văn Cải (2007) nuôi vỗ béo bò lai Sind với khẩu phần có CP ăn vào là 892 g/con/ngày, cho tăng khối lượng là 833 g/con/ngày. Qua những nghiên cứu trên cho thấy nâng cao giá trị dinh dưỡng của khẩu phần nuôi bò bằng cách bổ sung thêm thức ăn hỗn hợp hoặc thức ăn cung cấp protein thô sẽ cải thiện VCK ăn vào, tăng khối lượng bình quân hàng ngày và HSCHTĂ. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2