Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam
lượt xem 2
download
Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán "Kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí môi trường; Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí môi trường; Giải pháp và khuyến nghị.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- NGUYỄN ĐĂNG HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN HÀ NỘI – 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- NGUYỄN ĐĂNG HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán và phân tích Mã số: 9340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đặng Thị Loan HÀ NỘI – 2022
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm quy định liêm chính học thuật trong nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Nghiên cứu sinh Nguyễn Đăng Học
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vii DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................................ix DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................x MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG ..............................................................................................................7 1.1 Tổng quan nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí môi trường .......................7 1.1.1 Tổng quan nghiên cứu trên thế giới.................................................................7 1.1.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước.................................................................12 1.2 Tổng quan nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường ....................................................................................................17 1.2.1 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài ................................................................17 1.2.2 Tổng quan trong nước ...................................................................................23 1.3 Tổng quan nghiên cứu về tác động của kế toán quản trị chi phí môi trường đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ....................................................................29 1.4 Khoảng trống nghiên cứu ...................................................................................34 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG ....................................................................................................37 2.1 Khái niệm chi phí môi trường............................................................................37 2.2 Khái niệm kế toán quản trị môi trường ............................................................40 2.3 Khái niệm kế toán quản trị chi phí môi trường ...............................................42 2.4 Nội dung kế toán quản trị chi phí môi trường .................................................44 2.4.1 Nhận diện và phân loại chi phí môi trường ...................................................44 2.4.2 Xây dựng định mức và lập dự toán chi phí môi trường ................................54 2.4.3 Xác định chi phí môi trường ..........................................................................57 2.4.4 Cung cấp thông tin chi phí môi trường..........................................................64 2.5 Lợi ích của kế toán quản trị chi phí môi trường ..............................................68
- iii 2.5.1 Cải thiện hạn chế của kế toán quản trị truyền thống trong cung cấp thông tin chi phí môi trường, hỗ trợ quá trình ra quyết định .................................................68 2.5.2 Nâng cao uy tín, hình ảnh và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp...............69 2.6 Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường...........................................................................................................70 2.6.1 Lý thuyết thể chế ...........................................................................................70 2.6.2 Lý thuyết hợp pháp ........................................................................................72 2.6.3 Lý thuyết các bên liên quan ...........................................................................73 2.6.4 Lý thuyết bất định ..........................................................................................74 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..............................................................................................75 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................76 3.1 Khung lý thuyết ...................................................................................................76 3.2 Phát triển mô hình nghiên cứu và thang đo .....................................................78 3.2.1 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết .................................................................78 3.2.2 Thang đo các biến trong mô hình ..................................................................81 3.3 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................90 3.3.1 Nghiên cứu định tính .....................................................................................90 3.3.2 Nghiên cứu định lượng ..................................................................................92 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..............................................................................................99 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................100 4.1 Tổng quan về ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam .............................................................................100 4.2 Đặc điểm bộ máy quản lý và quy trình sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi ...........................................................................................105 4.2.1 Đặc điểm chung về bộ máy quản lý tại các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi được điều tra ........................................................................................105 4.2.2 Quy trình sản xuất và các loại phát thải trong sản xuất thức ăn chăn nuôi .107 4.3 Thực trạng kế toán quản trị chi phí môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam ....................................................................112 4.3.1 Thống kê mô tả mức độ áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.................................112 4.3.2 Thực trạng nhận diện và phân loại chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam ..................................................116
- iv 4.3.3 Thực trạng xây dựng định mức và lập dự toán chi phí môi trường.............124 4.3.4 Thực trạng xác định chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam ............................................................................125 4.3.5 Thực trạng cung cấp thông tin chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam ..............................................................127 4.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam ..........................................................................................................................129 4.4.1 Thống kê mô tả ảnh hưởng của các biến độc lập đến mức độ áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam...............................................................................................................129 4.4.2 Định lượng ảnh hưởng của các yếu tố đến mức độ áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam ............... 136 4.4.3 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam ......................................................................................................................145 4.5 Tác động của kế toán quản trị chi phí môi trường đến hiệu quả tài chính và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp .............................................................................153 4.5.1 Thống kê mô tả tác động của kế toán quản trị chi phí môi trường đến hiệu quả tài chính và lợi thế cạnh tranh ........................................................................153 4.5.2 Phân tích định lượng tác động của kế toán quản trị chi phí môi trường đến hiệu quả tài chính và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp ..................................155 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................159 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................160 5.1 Giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam .................................................160 5.1.1 Hoàn thiện nhận diện và phân loại chi phí môi trường ...............................160 5.1.2 Hoàn thiện xây dựng định mức và lập dự toán chi phí môi trường .................163 5.1.3 Hoàn thiện phương pháp xác định và phân bổ chi phí môi trường .................169 5.1.4 Hoàn thiện cung cấp thông tin chi phí môi trường ......................................174 5.2 Khuyến nghị nhằm tăng cường áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam ....................................................180 5.2.1 Đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước .................................180
- v 5.2.2 Đối với cơ sở giáo dục và đào tạo ...............................................................181 5.2.3 Đối với các hiệp hội.....................................................................................182 5.2.4 Đối với cộng đồng dân cư và các bên liên quan ..........................................183 5.2.5 Đối với doanh nghiệp ..................................................................................184 5.3 Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tương lai ....................................185 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................187 KẾT LUẬN ................................................................................................................188 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ ..............................................................................................190 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................191 PHỤ LỤC ...................................................................................................................203
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải ABC Kế toán chi phí dựa trên hoạt động ALCE Áp lực cưỡng chế ALQP Áp lực quy phạm APBC Áp lực bắt chước CBLQ Các bên liên quan CDDC Cộng đồng dân cư CKLD Cam kết người đứng đầu CLMT Chiến lược môi trường DNSX Doanh nghiệp sản xuất ECMA Kế toán quản trị chi phí môi trường EMA Kế toán quản trị môi trường EPA Cơ quan bảo vệ môi trường HACCP Tiêu chuẩn Phân tích mối nguy và Kiểm soát điểm tới hạn IFAC Liên đoàn kế toán quốc tế ISO14001 Tiêu chuẩn quốc tế quản lý môi trường JMETI Bộ kinh tế công nghiệp Nhật Bản JMOE Bộ môi trường Nhật Bản NVL Nguyên vật liệu PCCC Phòng cháy chữa cháy PLS Partial Least Square (Bình phương nhỏ nhất từng phần) ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản ROE Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu ROI Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên đầu tư SEM Mô hình cấu trúc tuyến tính SXC Sản xuất chung TĂCN Thức ăn chăn nuôi UNCTAD Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển UNDSD Ủy ban phát triển bền vững của Liên hợp quốc USEPA Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ
- vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Tổng hợp cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA ..........................................................................................26 Bảng 2.1. Các định nghĩa về Kế toán quản trị môi trường ............................................40 Bảng 2.2 Báo cáo tổng hợp chi phí môi trường theo yếu tố môi trường.......................65 Bảng 2.3: Báo cáo chi phí môi trường theo loại chi phí................................................66 Bảng 3.1. Mức độ áp dụng ECMA trong doanh nghiệp................................................81 Bảng 3.2 Thang đó của biến áp lực cưỡng chế .............................................................83 Bảng 3.3: Thang đo biến áp lực quy phạm ....................................................................84 Bảng 3.4: Thanh đo biến áp lực bắt chước ....................................................................84 Bảng 3.5 Thang đo biến áp lực cộng đồng dân cư ........................................................85 Bảng 3.6. Thang đo biến áp lực các bên liên quan ........................................................86 Bảng 3.7. Thanh đo biến chiến lược môi trường tích cực .............................................87 Bảng 3.8. Thang đo biến cam kết của người đứng đầu .................................................88 Bảng 3.9. Các chỉ báo (thang đo) của Hiệu quả tài chính .............................................89 Bảng 3.10. Các chỉ báo (thang đo) của lợi thế cạnh tranh.............................................90 Bảng 4.1. Cơ cấu các nhóm sản phẩm TĂCN .............................................................101 Bảng 4.2 Sản lượng TĂCN gđ 2015-2020 theo vùng sinh thái (1.000 tấn) ................102 Bảng 4.3 Sản lượng TĂCN gđ 2015-2020 theo loại hình doanh nghiệp (1.000 tấn)..103 Bảng 4.4 Tổng hợp phát thải môi trường và nguồn phát sinh trong sản xuất thức ăn chăn nuôi......................................................................................................................111 Bảng 4.5. Mức độ áp dụng ECMA trong các DNSX thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam ......... 113 Bảng 4.6 Kiểm định tính đồng nhất phương sai ..........................................................113 Bảng 4.7 Kết quả kiểm định Robust test .....................................................................114 Bảng 4.8. Mô tả giá trị trung bình mức độ áp dụng ECMA theo quy mô DN ............114 Bảng 4.9. Kết quả điểm định sự khác biệt về MDAD giữa DN trong nước và DN nước ngoài ............................................................................................................................115 Bảng 4.10. Kết quả thống kê giá trị trung bình về MDAD theo loại doanh nghiệp ...116 Bảng 4.11 Trích báo cáo tổng hợp chi phí ..................................................................128 Bảng 4.12 Thống kê mô tả ảnh hưởng của áp lực cưỡng chế .....................................131 Bảng 4.13. Thống kê mô tả ảnh hưởng của áp lực quy phạm .....................................132 Bảng 4.14. Thống kê mô tả ảnh hưởng của áp lực bắt chước .....................................132 Bảng 4.15. Thống kê mô tả ảnh hưởng của áp lực cộng đồng dân cư ........................133 Bảng 4.16. Thống kê mô tả ảnh hưởng của áp lực các bên liên quan .........................134 Bảng 4.17. Thống kê mô tả ảnh hưởng của chiến lược môi trường ............................135
- viii Bảng 4.18. Thống kê mô tả ảnh hưởng của cam kết người đứng đầu .........................135 Bảng 4.19. Hệ số tải ngoài Outer loading (lần 1) ........................................................136 Bảng 4.20. Hệ số tải ngoài Outer loading (lần 2) ........................................................138 Bảng 4.21. Kết quả kiểm định độ tin cậy và tính hội tụ của thang đo ........................140 Bảng 4.22. Kết quả kiểm tra tính phân biệt .................................................................143 Bảng 4.23. Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến ................................................................143 Bảng 4.24. Kết quả ước lượng ảnh hưởng của các yếu tố đến áp dụng ECMA .........145 Bảng 4.25. Kết luận các giả thuyết nghiên cứu ...........................................................153 Bảng 4.26. Thống kê mô tả tác động của ECMA đến hiệu quả tài chính ...................154 Bảng 4.27. Thống kê mô tả tác động của ECMA đến lợi thế cạnh tranh ....................155 Bảng 4.28. Kết quả đánh giá tác động của ECMA đến hiệu quả tài chính và lợi thế cạnh tranh từ ước lượng mô hình cấu trúc SEM .........................................................155 Bảng 5.1 Báo cáo chi phí môi trường theo trung tâm/công đoạn................................175 Bảng 5.2 Báo cáo chi phí môi trường theo sản phẩm .................................................176 Bảng 5.3. Báo cáo chi phí môi trường theo dòng vật liệu ...........................................177 Bảng 5.4 Báo cáo chi phí môi trường theo dự toán và thực hiện ................................179
- ix DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Vai rò của ECMA trong hỗ trợ thông tin cho quá trình ra quyết định ..........69 Sơ đồ 4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty TNHH Thương mại VIC.......106 Sơ đồ 4.2. Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty TNHH Thương mại VIC....................107 Sơ đồ 4.3 Quy trình sản xuất thức ăn gia súc ..............................................................108
- x DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Phân loại chi phí môi trường theo khả năng đo lường ..................................46 Hình 2.2. Các loại chi phí môi trường theo phân loại của UNDSD ..............................47 Hình 2.3 Xác định chi phí theo kế toán truyền thống....................................................59 Hình 2.4. Mô hình xác định chi phí môi trường (sửa chữa nhược điểm của phương pháp truyền thống) .........................................................................................................61 Hình 2.5. Mô hình xác định chi phí môi trường dựa trên hoạt động (ABC) .................61 Hình 3.1. Khung lý thuyết của nghiên cứu ....................................................................76 Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu.......................................................................................80 Hình 4.1. Sản lượng TĂCN giai đoạn 2010-2020.......................................................100 Hình 4.2. Cơ cấu số lượng DNSX thức ăn chăn nuôi theo vùng địa lý ......................103 Hình 4.3. Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi Việt Nam uy tín ....................................105 Hình 4.4. Thống kê số lượng mẫu theo quy mô và loại hình ......................................106 Hình 4.5. Thực trạng nhận diện chi phí xử lý phát thải môi trường trong các DNSX thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam ...................................................................................118 Hình 4.6. Thực trạng nhận diện chi phí phòng ngừa và bảo vệ môi trường trong các DNSX thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam .......................................................................120 Hình 4.7. Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến ECMA trong các DNSX thức ăn chăn nuôi .............................................................................141 Hình 4.8. Kết quả ước lượng mô hình cấu trúc ...........................................................144 Hình 4.9. Kết quả ước lượng mô hình cấu trúc ...........................................................156
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, vấn đề môi trường được coi là cốt lõi trong phát triển bền vững của mỗi quốc gia và mọi tổ chức trong nền kinh tế. Để hướng tới phát triển bền vững, các doanh nghiệp phải đảm bảo hài hòa giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường. Do đó, ngoài việc phải đổi mới quy trình sản xuất, tăng cường nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, yêu cầu của các bên liên quan và nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp thì các doanh nghiệp còn phải chấp hành các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường ngày càng chặt chẽ, khắt khe hơn của cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng dân cư. Chính những điều này dẫn đến làm tăng các khoản chi phí môi trường đối với các doanh nghiệp và việc bỏ qua hoặc cung cấp không chính xác thông tin chi phí môi trường sẽ ảnh hưởng đến các quyết định trong kinh doanh. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về thông tin của nhà quản trị và các bên liên quan và giúp doanh doanh nghiệp thực hiện quản trị chi phí hiệu quả thì vai trò của kế toán rất quan trọng, đòi hỏi hệ thống kế toán cũng cần đổi mới, phát triển hoàn thiện hơn. Vào những năm 1970 của thế kỷ XX, vai trò của kế toán trong phát triển bền vững đã được chỉ ra và đã có những nỗ lực đầu tiên để kết hợp thông tin môi trường vào hệ thống kế toán và đó là nền tảng ban đầu cho việc phát triển kế toán môi trường. Vào cuối những năm 1980, mặc dù kế toán môi trường chưa được công nhận là hình thái kế toán chính thống nhưng thực tiễn cho thấy các tổ chức có sự quan tâm nhất định đến thông tin về chi phí môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và hệ thống kế toán đã sử dụng một số công cụ của kế toán quản trị nhằm thu thập, phân bổ chi phí môi trường (Kaiser, 2017). Tuy nhiên, kế toán quản trị tuyền thống đã bộc lộ rất nhiều hạn chế trong việc nhận diện và phân bổ chi phí môi trường trong các hoạt động của doanh nghiệp. Theo hệ thống kế toán truyền thống, chi phí môi trường thường bị “ẩn” trong chi phí sản xuất chung (UNDSD, 2001; Rikhardsson và cộng sự, 2005; Schaltegger và cộng sự, 2006). Vì thế, hệ thống này đưa ra một cách nhìn không cụ thể về quy mô, phạm vi phát sinh chi phí môi trường và tác động môi trường từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến thông tin không được cung cấp một cách đầy đủ và chính xác (IFAC, 2005). Đây chính là nguyên nhân thúc đẩy cho sự phát triển và hoàn thiện của kế toán truyền thống gắn với môi trường. Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Hỳ (USEPA,1995) được coi là tổ chức đầu tiên ban hành tài liệu chính thống hướng dẫn nhận diện, phân loại,
- 2 xác định chi phí môi trường và đánh dấu cho sự phát ra đời của kế toán quản trị chi phí môi trường (ECMA). Kế toán quản trị chi phí môi trường được định nghĩa là quá trình thu thập, ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin chi phí môi trường cho việc ra quyết định (Savage, 2001; Jing & SongQing, 2011; Mokhtar & cộng sự, 2016). Mặc dù ECMA được cho là khắc phục được hạn chế của kế toán môi trường truyền thống và việc áp dụng ECMA có thể dẫn đến các cơ hội tiết kiệm chi phí (Jasch, 2003; Gale, 2006), giảm thiểu rủi ro về môi trường và xã hội (Burritt và cộng sự, 2009) cải thiện hiệu suất chất lượng, tăng cường lợi thế cạnh tranh (Dunk, 2007; Latan & cộng sự, 2018); Thu hút nguồn nhân lực và nâng cao uy tín của công ty (Bennett & cộng sự 200; Hansen & Mowen, 2005)… Tuy nhiên, EMCA chủ yếu mới được áp dụng ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Châu Âu, Úc, Nhật Bản, còn ở các nước đang phát triển bao gồm cả Việt Nam thì mức độ áp dụng ECMA còn nhiều hạn chế. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất (DNSX) thức ăn chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho hàng triệu người lao động. Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi, trong những năm qua ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng có sự phát triển vượt bậc nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu. Từ là một ngành công nghiệp khởi đầu muộn hơn so với nhiều ngành công nghiệp khác, đến nay ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam đã khẳng định được tiềm năng phát triển và vị thế trên trường quốc tế. Số lượng doanh nghiệp và sản lượng thức ăn chăn nuôi không ngừng tăng lên. Theo Cục chăn nuôi (2021), năm 2015, Việt Nam đạt 15,8 triệu tấn xếp thứ 17 thế giới và thứ 3 khu vực Đông Nam Á về sản lượng thức ăn chăn nuôi nhưng đến năm 2020 Việt Nam trở thành nước đứng thứ 10 thế giới và số 1 khu vực Đông Nam Á về sản lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất công nghiệp (20,3 triệu tấn), xếp trên cả Thái Lan (18,6 triệu tấn) và Indonesia (18,3 triệu tấn). Một số DNSX thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đã đứng trong top các DNSX thức ăn chăn nuôi lớn nhất Thế giới như Masan Nutri-Science (đứng thứ 54 Thế giới) hay Greenfeed (đứng thứ 133 Thế giới). Theo chiến lược phát triển của ngành chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 thì đến năm 2030, quy mô sản xuất thức ăn chăn nuôi phải đạt 40 đến 45 triệu tấn và sản lượng thực tế phải đạt từ 30 đến 32 triệu tấn thì mới đáp ứng được tốc độ phát triển của ngành chăn nuôi trong nước và xuất khẩu (Chính phủ, 2020). Đây là triển vọng và tiềm năng lớn cho phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trong thời gian tới. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi các quốc gia đang hướng đến phát triển bền vững thì việc sản xuất gắn với bảo vệ môi trường là hướng đi tất yếu đối với các doanh
- 3 nghiệp và nó cũng là thách thức đối với doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nói riêng và các doanh nghiệp nói chung. Cũng tương tự như nhiều ngành công nghiệp sản xuất khác, ngoài sản xuất ra các sản phẩm chính là thức ăn chăn nuôi các loại thì quá trình sản xuất, bảo quản thức ăn chăn nuôi cũng tạo ra nhiều chất thải rắn, khí và nước thải và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Do đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải có hệ thống quản lý môi hiệu quả nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình sản xuất đến môi trường, phòng ngừa và giảm chất thải ra môi trường và có các hệ thống xử lý chất thải đảm bảo, đúng tiêu chuẩn. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp hướng đến xuất khẩu thì quy trình sản xuất và các sản phẩm cần phải tuân thủ quy trình sản xuất quốc tế và được cấp các chứng chỉ tiêu chuẩn như tiêu chuẩn về quản lý môi trường ISO 14001; Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt GMP, hay tiêu chuẩn Phân tích mối nguy và Kiểm soát điểm tới hạn HACCP thì yêu cầu về quản lý môi trường cần trở nên cần thiết hơn. Ngoài ra, mặc dù yêu cầu có biện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường là một trong những điều kiện bắt buộc để sản xuất thức ăn chăn nuôi và hầu hết các doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải theo đúng quy định và phát triển quy trình sản xuất thân thiện với môi trường nhưng thực tiễn đã chỉ ra vẫn xảy ra các sự cố môi trường làm phát sinh các khoản tiền phạt đối với các doanh nghiệp. Chính những hoạt động này dẫn đến phát sinh các loại chi phí môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và để quản trị tốt chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp cần phải nhận diện, theo dõi, xác định chính xác chi phí môi trường để cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà quản trị trong việc ra quyết định kinh doanh, đầu tư. Tuy nhiên, ở Việt Nam, mức độ áp dụng ECMA trong các doanh nghiệp sản xuất còn hạn chế, các chi phí môi trường được các doanh nghiệp nhận diện chủ yếu là các chi phí hiện hữu và hầu hết các doanh nghiệp chưa theo dõi chi tiết chi phí môi trường mà thường được theo dõi chung trên các tài khoản chung dẫn đến thông tin chi phí môi trường không được cung cấp đầy đủ, chi tiết cho việc ra quyết định của nhà quản trị (Lê Thị Tâm, 2017; Hoàng Thị Bích Ngọc, 2017; Nguyễn Thị Nga, 2017; Ngô Thị Hoài Nam, 2017; Lê Thị Minh Huệ, 2019…) và tính đến nay chưa có nghiên cứu đầy đủ nào về ECMA trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng áp dụng ECMA và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA trong các DNSX thức ăn chăn nuôi là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
- 4 Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài “Kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam” đã được lựa chọn để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là đánh giá thực trạng áp dụng ECMA trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA trong các doanh nghiệp cũng như đánh giá tác động của mức độ áp dụng ECMA đến hiệu quả tài chính và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện, tăng cường áp dụng ECMA trong doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Đánh giá thực trạng áp dụng ECMA trong các DNSX thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam thông qua mức độ thực hiện các nội dung ECMA. (2) Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA trong các DNSX thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam. (3) Đánh giá tác động của mức độ áp dụng ECMA đến hiệu tài chính và lợi thế cạnh tranh trong các DNSX thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam. (4) Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm hoàn thiện và tăng cường áp dụng ECMA trong các DNSX thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, luận án đã đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Thực trạng áp dụng EMCA (nhận diện chi phí môi trường, xây dựng định mức và lập dự toán chi phí, xác định chi phí và cung cấp thông tin chi phí môi trường) trong các DNSX thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam hiện nay như thế nào? (2) Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA trong các DNSX thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam? Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó ra sao? (3) Mức độ áp dụng ECMA có tác động như thế nào đến hiệu quả tài chính và lợi thế cạnh tranh trong DNSX thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam? (4) Cần những giải pháp, khuyến nghị gì để hoàn thiện và tăng cường áp dụng ECMA trong các DNSX thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- 5 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là thực trạng áp dụng ECMA trong các DNSX thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam, các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA và tác động của việc áp dụng ECMA đến hiệu quả tài chính và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Chi phí môi trường được đề cập trong nghiên cứu này là các chi phí môi trường mà doanh nghiệp có thể xác định được và có trách nhiệm chi trả, không bao gồm chi phí phát sinh mà doanh nghiệp không có trách nhiệm phải chi trả. Nội dung chi phí môi trường được đề cập trong nghiên cứu này được tiếp cận trên cơ sở tài liệu hướng dẫn của Ủy ban phát triển bền vững Liên Hợp Quốc (UNDSD, 2001). Phạm vi thời gian Nghiên cứu này sử dụng kết hợp cả phương pháp phỏng vấn sâu và phương điều tra bằng phiếu khảo sát để thu thập dữ liệu. Các cuộc phỏng vấn sâu, điều tra thu thập dữ liệu được chia thành ba giai đoạn, giai đoạn thứ nhất (từ tháng 5/2018 – 10/2018) được sử dụng để phỏng vấn chuyên gia nhằm làm rõ một số khái niệm, biến và thang đo dự kiến đưa vào mô hình nghiên cứu. Giai đoạn hai (tháng 8-9/2019), trên cơ sở các thang đo đã được xác định, tác giả kế thừa bảng hỏi của các nghiên cứu tiền nhiệm và thực hiện thiết kế bảng hỏi, bảng hỏi bán cấu trúc và tiến hành phỏng vấn, điều tra thử. Giai đoạn 3 (tháng 9/2019 -5/2021) thực hiện điều tra, phỏng vấn với toàn số mẫu được chọn. Sau đó, khi có kết quả nghiên cứu, tác giả tiếp tục lấy ý kiến của các doanh nghiệp để làm rõ thêm kết quả nghiên cứu. Phạm vi không gian Nghiên cứu này được thực hiện tại các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam, bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phân bổ ở cả ba miền. Nghiên cứu thực hiện khảo sát 120 doanh nghiệp và được chọn mẫu dựa trên quy mô doanh nghiệp nhưng chỉ nhận được phản hồi đầy đủ của 102 doanh nghiệp. Ngoài ra, nghiên cứu còn thực hiện phỏng vấn sâu 06 doanh nghiệp với đối tượng là nhà quản trị, bộ phận kế toán và bộ phận quản lý môi trường/an toàn sản xuất. 5. Những đóng góp của luận án Về mặt lý luận:
- 6 - Nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận chung của EMCA gồm nhận diện và phân loại chi phí môi trường; xây dựng định mức và lập dự toán chi phí môi trường; Xác định chi phí môi trường và cung cấp thông tin chi phí môi trường. - Nghiên cứu đã vận dụng các lý thuyết kinh tế - xã hội trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA trong các doanh nghiệp gồm lý thuyết thể chế, lý thuyết hợp pháp, lý thuyết bất định và lý thuyết các bên liên quan. - Nghiên cứu cũng đã làm rõ tác động của ECMA đến hiệu quả tài chính và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. - Về phương pháp nghiên cứu, luận án sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để đồng thời đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA và tác động của ECMA đến hiệu quả tài chính và lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp. Về mặt thực tiễn - Trên cơ sở đánh giá thực trạng áp dụng ECMA trong các DNSX thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam và những khó khăn, rào cản trong việc áp dụng ECMA, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện ECMA trong các doanh nghiệp bao gồm: Hoàn thiện nhận diện và phân loại chi phí môi trường, hoàn thiện xây dựng định mức và lập dự toán chi phí môi trường; hoàn thiện ghi nhận, theo dõi và xác định chi phí môi trường và hoàn thiện lập báo cáo chi phí môi trường. Các giải pháp được đề xuất được xuất phát từ thực trạng nghiên cứu và tài liệu hướng dẫn của các tổ chức quốc tế uy tín và tham khảo các nghiên cứu trong bối cảnh tài Việt Nam nên sẽ có ý nghĩa thực tiễn với các DNSX thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam. - Từ kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA trong các DNSX thức ăn chăn nuôi, nghiên cứu đã đề xuất một số khuyến nghị đối với Chính phủ, các Bộ, Ngành, các hiệp hội, các cơ sở giáo dục và đào tạo và chính các doanh nghiệp nhằm tăng cường việc áp dụng ECMA trong thời gian tới. 6. Kết cấu luận án Luận án gồm có 5 chương Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí môi trường Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí môi trường Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Giải pháp và khuyến nghị
- 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG 1.1 Tổng quan nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí môi trường 1.1.1 Tổng quan nghiên cứu trên thế giới Khái niệm kế toán quản trị môi trường (EMA) nói chung và ECMA nói riêng được bắt đầu được đề cập đến vào những năm cuối của thể kỷ 20 khi mà các nhà nghiên cứu có những nỗ lực đầu tiên để kết hợp thông tin môi trường vào kế toán và kế toán môi trường bắt đầu tách khỏi kế toán xã hội (Kaiser, 2017). Vào những năm cuối thập niên 90 của thể kỷ 20, ECMA bắt đầu được triển khai nhiều ở các nước phát triển ở Châu Âu, Mỹ và một số nước ở Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và sau đó được mở rộng sang ở các nước đang phát triển. Đi kèm với việc phát triển và mở rộng của ECMA thì cũng đã có nhiều nghiên cứu về ECMA hơn được thực hiện bởi các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên gần như không có nghiên cứu nào độc lập về ECMA mà chủ yếu các nghiên cứu là về EMA nhưng nội dung cốt lõi được nghiên cứu trình bày là khía cạnh quản trị chi phí môi trường hay nói cách khác chính là ECMA. Ở giai đoạn đầu, chủ yếu là các nghiên cứu về lý thuyết để làm rõ hơn các khái niệm liên quan đến ECMA và nội dung ECMA như khái niệm chi phí môi trường, phân loại chi phí môi trường, phương pháp xác định chi phí môi trường hay sử dụng thông tin chi phí môi trường cho việc ra quyết định. Trong đó, Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (USEPA) được coi là một trong những tổ chức tiên phong nghiên cứu và ban hành công khai tài liệu hướng dẫn về ECMA và tài liệu này cũng là nền tảng quan trọng cho các công bố sau này của Ủy ban phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (UNDSD, 2001), Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC, 2005). Theo đó, USEPA (1995) đã đưa các khái niệm cơ bản về chi phí môi trường và phân loại chi phí môi trường. Trong tài liệu hướng dẫn của mình USEPA đã phân loại chi phí môi trường theo khả năng đo lường (gồm 5 mức độ từ dễ đến rất khó). Cũng từ những chi phí này nhưng nếu tiếp cận theo phạm vi chi phí thì lại chia thành chi phí cá nhân (bên trong) và chi phí xã hội (bên ngoài). Bên cạnh đó, trên cơ sở nhận diện chi phí tài liệu này còn đưa ra các hướng dẫn về cách phân bổ và xác định chi phí môi trường. Năm 2001, UNDSD đã xuất bản tài liệu liên quan đến các thủ tục và nguyên tắc kế toán quản trị môi trường, trong đó EMA được cấu thành từ hai thành phần là kế toán quản trị chi phí môi trường và kế toán doanh thu môi trường. Theo đó, tài liệu này cũng đưa ra các khái niệm về chi phí môi trường và các phân loại chi phí môi trường. Tuy nhiên, theo cách tiếp cận của UNDSD (2001) thì chi phí môi trường phân loại theo nội dung và công dụng của chi phí. Tiếp đó, IFAC (2005) cũng đã có kế thừa và phát triển mở
- 8 rộng hơn phạm vi chi phí môi trường. Ngoài các tổ chức quốc tế, cũng đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu trên thế giới như Schaltegger & Buritt, 2000; Larrinaga & Bebbington, 2001.v.v. Các nghiên cứu này đã làm rõ thêm lý thuyết về ECMA, đặc biệt là các phương pháp xác định chi phí môi trường mà một số tài liệu trước đó đã đề cập nhưng chưa được làm rõ. Về nghiên cứu thực tiễn, vào những năm đầu của thế kỷ 21, bên cạnh các công trình nghiên cứu nhằm củng cố lý luận về ECMA thì cũng đã xuất hiện nhiều hơn các nghiên cứu về thực tiễn ECMA ở cấp độ doanh nghiệp tại nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên vẫn chủ yếu ở các nước Châu Âu và Mỹ. Theo Bartolomeo & cộng sự (2000), ECMA tại Mỹ tập trung chủ yếu vào vấn đề chi phí môi trường phục vụ cho quá trình ra quyết định của nhà quản trị, cung cấp thông tin để lập các báo cáo môi trường đáp ứng yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Mỹ và giúp các doanh nghiệp tránh được các khoản tiền phạt. Trong dự án nghiên cứu về Kế toán môi trường tại Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ có tên ECOMAC đã chỉ ra rằng, 64% các công ty Mỹ có nhận diện và ghi nhận chi phí môi trường. Tuy nhiên, chi phí môi trường được ghi nhận chủ yếu là các chi phí hiện hữu như chi phí năng lượng, chi phí xử lý chất thải, trong khi lại ít chú ý đến các chi phí tiền phạt và bảo hiểm. Cũng thuộc dự án “ECOMAC”, nghiên cứu được tiến hành ở 4 quốc gia Châu Âu gồm Đức, Ý, Anh và Hà Lan với 84 công ty tham gia và trong đó có 15 công ty được lựa chọn để nghiên cứu sâu về việc áp dụng ECMA trong hệ thống kế toán. Bartolomeo & cộng sự (2000) đã chỉ ra ECMA ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp ở Châu Âu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, phần lớn các công ty trong cuộc khảo sát (53%) có chính sách về môi trường chính thức và nó được tích hợp trong chiến lược kinh doanh của công ty. Hầu hết các công ty (có đến 56%) có hệ thống quản trị môi trường đang hoạt động và có khoảng 24% số công ty là đang trong quá trình hoàn thiện để áp dụng và để thực hiện quản trị môi trường hiệu quả thì hệ thống kế toán được tổ chức phù hợp để có thể cung cấp các thông tin về chi phí môi trường đầy đủ và chính xác. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt giữa các doanh nghiệp ở Châu Âu và Châu Mỹ được các tác giả chỉ ra là trong khi ở Mỹ, có đến 51% công ty cho rằng nguồn thông tin về chi phí môi trường được lấy từ hệ thống kế toán quản trị và hệ thống kế toán tài chính của công ty. Trong khi đó, các doanh nghiệp ở Châu Âu lại cho rằng thông tin chi phí môi trường không chỉ được lấy từ hệ thống kế toán, chỉ có 19% số công ty cho rằng, thông tin về chi phí môi trường được lấy từ hệ thống kế toán, còn chủ yếu là lấy từ hệ thống quản trị hoạt động của công ty chẳng hạn như từ hồ sơ quá trình sản xuất của công ty.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Tổ chức kiểm toán hoạt động đối với chi ngân sách nhà nước do kiểm toán nhà nước thực hiện
161 p | 71 | 17
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin chênh lệch tỷ giá hối đoái trong báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
0 p | 49 | 9
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Công bố thông tin bộ phận kinh doanh trên báo cáo tài chính tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
81 p | 45 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoản Việt Nam
12 p | 3 | 3
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp may Việt Nam
241 p | 3 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Tác động của quản trị công ty đến chất lượng lợi nhuận kế toán của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
12 p | 2 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam
13 p | 2 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các thước đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam
13 p | 5 | 2
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán độc lập về báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
172 p | 2 | 2
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoản Việt Nam
233 p | 2 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ ngành Hệ thống thông tin quản lý: Nghiên cứu mô hình lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược cho các trường đại học công lập - vận dụng thí điểm cho Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
27 p | 3 | 2
-
Luận án Tiến sĩ ngành Hệ thống thông tin quản lý: Nghiên cứu mô hình lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược cho các trường đại học công lập - vận dụng thí điểm cho Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
210 p | 2 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
11 p | 3 | 2
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
176 p | 2 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính với an ninh trong các công ty bất động sản niêm yết Việt Nam
12 p | 3 | 2
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính với an ninh trong các công ty bất động sản niêm yết Việt Nam
170 p | 2 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp may Việt Nam
12 p | 2 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn