intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ ngành Hệ thống thông tin quản lý: Nghiên cứu mô hình lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược cho các trường đại học công lập - vận dụng thí điểm cho Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:210

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ ngành Hệ thống thông tin quản lý "Nghiên cứu mô hình lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược cho các trường đại học công lập - vận dụng thí điểm cho Trường Đại học Sư phạm Hà Nội" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan về lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược; Nghiên cứu đề xuất mô hình lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược cho các trường đại học công lập; Vận dụng thí điểm mô hình lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược cho Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ ngành Hệ thống thông tin quản lý: Nghiên cứu mô hình lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược cho các trường đại học công lập - vận dụng thí điểm cho Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- ĐÀO ANH PHƯƠNG NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH LẬP KẾ HOẠCH HỆ THỐNG THÔNG TIN CHIẾN LƯỢC CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP - VẬN DỤNG THÍ ĐIỂM CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ HÀ NỘI - 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- ĐÀO ANH PHƯƠNG NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH LẬP KẾ HOẠCH HỆ THỐNG THÔNG TIN CHIẾN LƯỢC CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP - VẬN DỤNG THÍ ĐIỂM CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Chuyên ngành: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ Mã số: 9340405 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TRẦN THỊ SONG MINH 2. TS. LÊ QUANG MINH HÀ NỘI - 2024
  3. i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng chuyên đề này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2024 Nghiên cứu sinh Đào Anh Phương
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Trần Thị Song Minh và TS. Lê Quang Minh đã hỗ trợ, giúp đỡ và hướng dẫn em vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu và lãnh đạo Phòng Khoa học Công nghệ - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi được học tập tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Viện Đào tạo Sau đại học, Viện Công nghệ Thông tin và Kinh tế số - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã quan tâm, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô ở các trường đại học đã dành thời gian trả lời các câu hỏi phỏng vấn và chia sẻ thông tin. Việc này đã giúp tôi thu thập các dữ liệu phục vụ nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi xử lý các công việc chuyên môn để tôi có đủ thời gian nghiên cứu đề tài này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân đã luôn ủng hộ, chia sẻ khó khăn, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án. Xin trân trọng cảm ơn./. Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2024 Nghiên cứu sinh Đào Anh Phương
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT ...............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ .......................................................................ix PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 3 2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................. 3 2.2. Các mục tiêu cụ thể ...........................................................................................3 3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................3 4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 4 4.1. Phạm vi về nội dung ..........................................................................................4 4.2. Phạm vi về không gian và thời gian ..................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................4 6. Những đóng góp mới của luận án .........................................................................5 7. Cấu trúc của luận án.............................................................................................. 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH HỆ THỐNG THÔNG TIN CHIẾN LƯỢC ...............................................................................................................8 1.1. Các khái niệm về chiến lược, hệ thống thông tin, hệ thống thông tin chiến lược và lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược................................................9 1.2. Vai trò, mục tiêu, sự cần thiết của lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược.14 1.3. Những cơ sở lý luận chính được áp dụng để nghiên cứu vấn đề ..................16 1.3.1. Lý thuyết tam giác chiến lược hệ thống thông tin ........................................17 1.3.2. Lý thuyết nhìn trước công nghệ ...................................................................18 1.3.3. Lý thuyết mô hình phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức ......21 1.3.4. Lý thuyết các yếu tố bảo đảm thành công ....................................................23 1.3.5. Lý thuyết lưới tác động chiến lược............................................................... 23
  6. iv 1.3.6. Lý thuyết kiến trúc hệ thống thông tin và kiến trúc tổng thể .......................26 1.3.7. Quy trình lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược của tác giả Piccoli ...31 1.4. Các trường phái nghiên cứu, phương pháp tiếp cận và một số hướng nghiên cứu chính về lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược ........................36 1.5. Phân tích, đánh giá các nghiên cứu liên quan tới lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược cho trường đại học và xác định khoảng trống nghiên cứu...............39 Kết luận Chương 1 ......................................................................................................51 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH LẬP KẾ HOẠCH HỆ THỐNG THÔNG TIN CHIẾN LƯỢC CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP ......52 2.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................................... 52 2.1.1. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................52 2.1.2. Mô hình lý thuyết về lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược của tổ chức và các trường đại học công lập ...............................................................................52 2.1.3. Cách sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong phân tích dữ liệu ...........55 2.2. Kết quả nghiên cứu và bàn luận ......................................................................60 2.2.1. Nhóm các yếu tố “Lập kế hoạch chiến lược” ...............................................64 2.2.2. Nhóm các yếu tố “Nhìn trước công nghệ” ...................................................74 2.2.3. Nhóm các yếu tố “Đánh giá và kiểm định chất lượng các hệ thống thông tin” ....81 2.2.4. Nhóm các yếu tố “Chiến lược HTTT và chiến lược chuyển đổi số” ...........87 2.2.5. Nhóm các yếu tố “Tổ chức, triển khai, quản trị và quản lý kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược” .............................................................................................. 99 2.3. Đề xuất vận dụng mô hình lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược cho các trường đại học công lập ..................................................................................102 Kết luận chương 2......................................................................................................107 CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH LẬP KẾ HOẠCH HỆ THỐNG THÔNG TIN CHIẾN LƯỢC CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI108 3.1. Tóm tắt nội dung triển khai và kết quả vận dụng nhóm yếu tố “Lập kế hoạch chiến lược của trường đại học” .................................................................108 3.2. Tóm tắt nội dung triển khai và kết quả vận dụng nhóm yếu tố “Nhìn trước công nghệ” ..............................................................................................................109 3.3. Tóm tắt nội dung triển khai và kết quả vận dụng nhóm yếu tố “Đánh giá và kiểm định chất lượng các hệ thống thông tin của trường đại học” ...................110
  7. v 3.4. Tóm tắt nội dung triển khai và kết quả vận dụng nhóm yếu tố “Chiến lược hệ thống thông tin và chiến lược chuyển đổi số của trường đại học” ...............114 3.5. Tóm tắt nội dung triển khai và kết quả vận dụng nhóm yếu tố “Tổ chức, triển khai, quản trị và quản lý kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược của trường đại học” ......................................................................................................128 3.6. Đánh giá mức độ quan trọng và hiệu quả của các yếu tố trong mô hình lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược ...............................................................128 3.7. Đề xuất quy trình đánh giá, phản hồi về mô hình lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược của trường đại học ..............................................................134 Kết luận chương 3......................................................................................................136 KẾT LUẬN ................................................................................................................137 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................................140 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................141 PHỤ LỤC ...................................................................................................................152
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Cụm từ I Tiếng Việt 1 BGDĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo 2 CMCN 4.0 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư 3 CNTT Công nghệ thông tin 4 CSDL Cơ sở dữ liệu 5 ĐHCL Đại học công lập 6 ĐHSP Đại học sư phạm 7 ĐHSPHN Đại học Sư phạm Hà Nội 8 GDĐH Giáo dục đại học 9 HTTT Hệ thống thông tin 10 HTTTCL Hệ thống thông tin chiến lược 11 HTTTQL Hệ thống thông tin quản lý 12 HTTTTT Hệ thống thông tin tổng thể 13 KHCL Kế hoạch chiến lược 14 KHCN Khoa học công nghệ 15 PPNC Phương pháp nghiên cứu II Tiếng Anh 16 AUN-QA ASEAN (Association of Southeast Asian Nations) University Network - Quality Assurance 17 CSF Critical Success Factors (Các yếu tố bảo đảm thành công) 18 EA Enterprise Architect (Kiến trúc tổng thể) 19 ERP Enterprise Resource Planning 20 ETEP Enhancing Teacher Education Program 21 FEA Federal Enterprise Architecture 22 FEAF Federal Enterprise Architecture Framework 23 ISI Institute for Scientific Information
  9. vii TT Từ viết tắt Cụm từ 24 ITI-GAF Information Technology Institute - Government Architecture Framework 25 SISP Strategic Information System Planning (Lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược) 26 SWOT Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats (Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) 27 TEIDI Teacher Education Institution Development Index (Bộ chỉ số phát triển trường sư phạm) 28 TOGAF The Open Group Architecture Framework 29 URP University Resource Planning
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các khái niệm về hệ thống thông tin chiến lược...........................................12 Bảng 1.2. Các khái niệm về lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược .....................13 Bảng 1.3. Ma trận chiến lược hệ thống thông tin ..........................................................18 Bảng 1.4. Các phương pháp “Nhìn trước công nghệ” ...................................................21 Bảng 1.5. Ma trận SWOT .............................................................................................. 22 Bảng 1.6. Tổng hợp các hướng nghiên cứu về lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược ........38 Bảng 1.7. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan tới lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược cho trường đại học ...............................................................................39 Bảng 1.8. Nhóm các yếu tố ảnh hưởng tới việc lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược của các trường đại học công lập ở Malaysia ........................................42 Bảng 1.9. Các yếu tố ảnh hưởng quyết định đến sự nhận thức về lợi ích của hệ thống thông tin lập kế hoạch chiến lược ................................................................ 46 Bảng 1.10. Tỷ lệ vận dụng các phương pháp ISSP tại các cơ sở giáo dục đại học .......46 Bảng 1.11. Nhóm các yếu tố trong mô hình thực tế các lợi ích mang lại thành công của ISSP cho giáo dục đại học .....................................................................47 Bảng 2.1. Danh mục các yếu tố ảnh hưởng tới mô hình lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược cho các trường đại học công lập.................................................61 Bảng 2.2. Ý kiến đánh giá của các chuyên gia về nhóm yếu tố “Lập kế hoạch chiến lược” ......64 Bảng 2.3. Ý kiến đánh giá của các chuyên gia về nhóm yếu tố “Nhìn trước công nghệ” ..........74 Bảng 2.4. Ý kiến đánh giá của các chuyên gia về nhóm yếu tố “Đánh giá và kiểm định chất lượng các hệ thống thông tin” .............................................................. 81 Bảng 2.5. Ý kiến đánh giá của các chuyên gia về nhóm yếu tố “Xác định tầm nhìn, sứ mạng, các mục tiêu chiến lược HTTT, thực hiện phân tích PEST” ............88 Bảng 2.6. Ý kiến đánh giá của các chuyên gia về nhóm yếu tố “Định hướng phát triển các HTTT, xác định các HTTT chiến lược” ................................................90 Bảng 2.7. Ý kiến đánh giá của các chuyên gia về nhóm yếu tố “Đề xuất thực hiện kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược” ..........................................................92 Bảng 3.1. Kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng các hệ thống thông tin của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội theo Bộ chỉ số phát triển trường sư phạm .......114 Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ quan trọng và hiệu quả của các yếu tố trong mô hình lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược........................129
  11. ix DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ Hình 1. Quy trình nghiên cứu ..........................................................................................4 Hình 1.1. Các thành phần của hệ thống thông tin .........................................................11 Hình 1.2. Tam giác chiến lược hệ thống thông tin ........................................................17 Hình 1.3. Cách tiếp cận “Nhìn trước công nghệ” trong xây dựng chiến lược ..............20 Hình 1.4. Ma trận lưới tác động chiến lược công nghệ thông tin..................................25 Hình 1.5. Khung kiến trúc ITI-GAF ..............................................................................30 Hình 1.6. Quy trình lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược của Piccoli ...............33 Hình 1.7. Mô hình SISP (ISP-IPTA) cho các trường đại học công lập của Malaysia .40 Hình 1.8. Chu trình phương pháp phát triển kiến trúc TOGAF cho việc lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược của trường đại học ............................................44 Hình 1.9. Các hoạt động trong chuỗi giá trị của trường đại học ...................................45 Hình 1.10. Mô hình thực tế các lợi ích mang lại thành công của ISSP cho giáo dục đại học .....47 Hình 2.1. Mô hình lý thuyết về lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược của tổ chức .....53 Hình 2.2. Mô hình lý thuyết về lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược cho các trường đại học công lập................................................................................54 Hình 2.3. Mô hình lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược cho các trường đại học công lập ........................................................................................................60 Hình 3.1. Kiến trúc nghiệp vụ .....................................................................................118 Hình 3.2. Kiến trúc dữ liệu ..........................................................................................120 Hình 3.3. Kiến trúc ứng dụng ......................................................................................122 Hình 3.4. Kiến trúc công nghệ.....................................................................................123 Hình 3.5. Kiến trúc thông tin .......................................................................................126 Hình 3.6. Kiến trúc an toàn thông tin ..........................................................................127 Biểu đồ 3.1. Phổ điểm đánh giá mức độ quan trọng và hiệu quả của các yếu tố trong mô hình lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược .................................133 Hình 3.7. Quy trình đánh giá, phản hồi về mô hình lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược của trường đại học ....................................................................134
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ năm 2015 đến nay, khoa học công nghệ (KHCN) đã phát triển vũ bão trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã và đang diễn ra. Cuộc cách mạng này đã làm thay đổi toàn bộ đời sống, kinh tế, xã hội, lao động, sản xuất, giáo dục của toàn bộ các nước trên thế giới. Trước bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước ta đã nhanh chóng nắm bắt tình hình và ban hành Nghị quyết số 52- NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 để hòa nhập với sự phát triển của thời đại. Để hiện thực hóa chủ trương, chính sách này, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong Chương trình này đã đề cập tới các công nghệ chuyển đổi số bao gồm: Công nghệ di động, phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, thực tế ào/thực tế tăng cường, chuỗi khối, điện toán đám mây, Internet vạn vật, in ba chiều, công nghệ bản sao số. Những công nghệ này đều là những công nghệ cốt lõi trong cuộc CMCN 4.0. Một trong số các lĩnh vực nhận được sự ưu tiên của Chương trình chuyển đổi số là lĩnh vực giáo dục với định hướng là “Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa”. Trước bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra và định hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục, các trường đại học - nơi tập trung những tinh hoa về tri thức và kiến tạo tri thức mới cần phải đi đầu trong việc nghiên cứu, vận dụng và triển khai thực hiện chuyển đổi số. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN) là một trường đại học công lập (ĐHCL) trọng điểm quốc gia, đi đầu trong việc đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy. Vì vậy, Trường cũng đã nhận được thông báo về định hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGDĐT) và thông báo rộng rãi thông tin này tới các đơn vị, cá nhân trong toàn Trường. Sau khi nhận được thông tin này, tác giả - một nghiên cứu sinh đã nhận thức được nếu muốn thực hiện nhiệm vụ này, Nhà trường phải xây dựng được một kế hoạch chiến lược (KHCL) trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT). Sau khi tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu về một số hướng tiếp
  13. 2 cận liên quan tới KHCL trong lĩnh vực CNTT, tác giả phát hiện thấy hướng tiếp cận về lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược khá phù hợp với yêu cầu đổi mới bởi các lý do sau: Thứ nhất, trên thế giới, kể từ thập kỷ 1990, lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược (Strategic Information System Planning - SISP) đã được nghiên cứu, vận dụng, triển khai rộng rãi tại nhiều quốc gia. SISP đóng vai trò quan trọng trong các tổ chức, doanh nghiệp bởi nó hỗ trợ việc thực hiện KHCL và tăng cường lợi thế cạnh tranh bền vững trước các đối thủ cùng ngành. SISP giúp các tổ chức và doanh nghiệp xác định nhu cầu thông tin chiến lược, danh mục các ứng dụng, danh mục các hệ thống thông tin (HTTT) và thứ tự ưu tiên phát triển chúng. Ngoài ra, SISP có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu suất, hiệu quả hoạt động của tổ chức và doanh nghiệp, SISP hỗ trợ lãnh đạo trong việc ra quyết định, giúp tổ chức và doanh nghiệp giảm thiểu nguy cơ trong quá trình sản xuất, tăng cường khả năng thích nghi trước những thay đổi của môi trường kinh doanh, tối ưu hoá các nguồn lực, gia tăng lợi nhuận, tăng cường và cải thiện quan hệ với đối tác và khách hàng. Để thực hiện SISP thành công phải xây dựng được mô hình SISP phù hợp với thực trạng của đơn vị. Việc triển khai SISP không thành công chủ yếu là do không có sự liên kết hợp lý giữa KHCL và kế hoạch HTTT chiến lược, thiếu nguồn nhân lực có kinh nghiệm, kinh phí không đủ và thứ tự ưu tiên đầu tư phát triển các ứng dụng/HTTT chưa phù hợp. Một số nhà nghiên cứu đã khuyến nghị là trước khi tiến hành SISP cần nhìn nhận xu thế cơ bản của vòng đời của một HTTT là theo mô hình thác nước với góc nhìn biến động và xoáy trôn ốc đi lên, không tuyến tính để kế hoạch HTTT có được sự mềm dẻo. SISP cũng được một số nhà khoa học nghiên cứu, vận dụng trong trường học và trường đại học. Thứ hai, ở trong nước, các lý thuyết về SISP đã được đưa vào chương trình giảng dạy ở một số trường đại học khối kinh tế để nghiên cứu và vận dụng trong môi trường sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong một số công bố trong nước, các nhà khoa học cũng đã đề cập tới các giác độ khác nhau của SISP như: Những thông tin cơ bản về SISP, góc nhìn về sự phát triển của HTTT khi SISP, kiến trúc HTTT và SISP, một số phương pháp tiêu biểu cho SISP cấp doanh nghiệp. Mặc dù SISP đóng vai trò quan trọng trong các tổ chức và doanh nghiệp nhưng tại các trường đại học, việc nghiên cứu, vận dụng và triển khai thực hiện SISP còn hạn chế, có rất ít các công bố liên quan tới SISP, đặc biệt là mô hình SISP cho trường đại học, công việc này ngày càng cấp thiết hơn trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra và xu thế chuyển đổi số ở các nước trên thế giới ngày càng mạnh mẽ.
  14. 3 Từ các lý do và phân tích nêu trên, tác giả đã lựa chọn hướng nghiên cứu về mô hình SISP cho trường đại học trong bối cảnh mới. Sau khi có được ý tưởng, tác giả đã xem xét phạm vi nghiên cứu, cân nhắc về khả năng thực hiện, sau đó khoanh vùng lựa chọn phạm vi nghiên cứu trong khối trường ĐHCL bởi các trường này có sự đầu tư từ Nhà nước nên sẽ thuận lợi hơn khi tiến hành nghiên cứu, triển khai và thí điểm những mô hình mới. Để đánh giá kết quả và hiệu quả của mô hình SISP, tác giả sẽ triển khai, vận dụng thí điểm mô hình này tại Trường ĐHSPHN. Sau khi đánh giá kết quả và hiệu quả triển khai thí điểm mô hình SISP tại Trường ĐHSPHN, tác giả có thể thu được lời giải hướng tiếp cận về SISP đối với yêu cầu chuyển đổi số. Từ những phân tích nêu trên, tác giả đề xuất tên đề tài luận án là: “Nghiên cứu mô hình lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược cho các trường đại học công lập - vận dụng thí điểm cho Trường Đại học Sư phạm Hà Nội”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của luận án là xây dựng mô hình SISP cho các trường ĐHCL. 2.2. Các mục tiêu cụ thể Các mục tiêu cụ thể của luận án bao gồm: Thứ nhất, đề xuất mô hình lý thuyết SISP cho các trường ĐHCL trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra và định hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục. Thứ hai, kiểm thử mô hình lý thuyết SISP cho các trường ĐHCL và điều chỉnh mô hình này để phù hợp với thực tế các trường. Thứ ba, đánh giá sơ bộ về sự phù hợp của mô hình SISP trong thực tế triển khai vận dụng thí điểm mô hình này tại Trường ĐHSPHN. Căn cứ vào kết quả thực hiện các mục tiêu ở trên, luận án sẽ trình bày những ưu và nhược điểm của mô hình SISP, sau đó đưa ra kết luận và kiến nghị liên quan tới sự phù hợp của mô hình SISP khi triển khai, vận dụng vào thực tế các trường ĐHCL, đồng thời trình bày những đóng góp mới về lĩnh vực hệ thống thông tin quản lý (HTTTQL) của luận án. 3. Đối tượng nghiên cứu Chủ thể nghiên cứu của luận án là mô hình SISP và các yếu tố ảnh hưởng đến SISP, khách thể nghiên cứu là các trường ĐHCL đang thực hiện SISP hoặc có nhu cầu về SISP.
  15. 4 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Phạm vi về nội dung Luận án tập trung vào việc nghiên cứu, đề xuất mô hình SISP cho các trường ĐHCL và xác định các yếu tố ảnh hưởng tới mô hình, sau đó vận dụng thí điểm mô hình này tại Trường ĐHSPHN. 4.2. Phạm vi về không gian và thời gian Về phạm vi không gian: Đề tài có phạm vi không gian là khối các trường ĐHCL. Về phạm vi thời gian: Dữ liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu được thu thập trong năm 2020 và năm 2021 từ các cuộc phỏng vấn chuyên gia có uy tín, kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu, triển khai SISP, quản lý dự án CNTT tại các trường ĐHCL. 5. Phương pháp nghiên cứu Về quy trình nghiên cứu: Quy trình nghiên cứu của luận án như ở Hình 1. Đặc thù ĐH Đặc thù công lập ĐHSPHN Mô hình SISP Mô hình SISP cho các Mô hình SISP cho tổ chức cho Trường trường đại học công lập (1) ĐHSP Hà Nội (2) Pha 1: Nghiên cứu mô hình Pha 2: Tùy biến mô hình lý Pha 3: Vận dụng thí điểm lý thuyết thuyết cho các trường ĐH mô hình tùy biến cho Trường công lập ĐHSP Hà Nội Hình 1. Quy trình nghiên cứu Quy định về các kí pháp dùng trong quy trình nghiên cứu về SISP như sau: Biến đầu vào cố định Biến đầu ra đo lường năng lực Biến trung gian
  16. 5 (1) Đầu ra của mô hình SISP cho các trường ĐHCL sẽ bao gồm danh sách các hệ thống thông tin chiến lược (HTTTCL). Các HTTTCL sẽ hỗ trợ các trường ĐHCL đạt các mục tiêu hoạt động và mang lại lợi thế cạnh tranh so với các trường đại học khác ở trong nước và quốc tế. (2) Mô hình SISP sẽ được vận dụng thí điểm tại Trường ĐHSPHN. Dựa vào danh sách các HTTTCL dành cho các trường ĐHCL, Trường ĐHSPHN sẽ lựa chọn các HTTTCL phù hợp với đặc thù của Trường. Thông tin chi tiết về quy trình này như sau: Pha thứ nhất: Nghiên cứu mô hình lý thuyết SISP cho tổ chức, tiến hành nghiên cứu các trường phái, cách tiếp cận, mô hình lý thuyết, phương pháp SISP, tìm kiếm, phân tích, thống kê các yếu tố ảnh hưởng tới SISP, sau đó đề xuất mô hình SISP cho tổ chức. Pha thứ hai: Tuỳ biến, vận dụng mô hình lý thuyết SISP của tổ chức cho trường ĐHCL. Do mỗi trường ĐHCL đều có tính đặc thù nên mô hình SISP và cấu trúc các HTTT ở các trường ĐHCL có thể có một số điểm khác biệt so với mô hình SISP của tổ chức. Pha thứ ba: Vận dụng thí điểm mô hình tuỳ biến này dựa trên đặc thù của Trường ĐHSPHN. Về phương pháp nghiên cứu (PPNC): Luận án sử dụng ba phương pháp gồm: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp mô hình hóa và PPNC định tính. Số lượng chuyên gia được phỏng vấn và chia sẻ kinh nghiệm: 43 chuyên gia từ 15 trường ĐHCL, BGDĐT, Bộ KHCN, công ty chuyên về xây dựng phần mềm, kiến trúc tổng thể cho trường đại học. 6. Những đóng góp mới của luận án Luận án có những đóng góp mới như sau: Về mặt lý luận: Thứ nhất, luận án đã tổng hợp các lý thuyết chính và trình bày cách tiếp cận mới về SISP như sau: “SISP là một quá trình xây dựng kiến trúc tổng thể các HTTT dựa trên nền tảng công nghệ số nhằm giúp tổ chức đạt được các mục tiêu chiến lược và tăng cường lợi thế cạnh tranh”. Thứ hai, về PPNC, luận án sử dụng PPNC chính là PPNC định tính bởi SISP có tính đặc thù nên ở các trường đại học có rất ít giảng viên và sinh viên có hiểu biết sâu về
  17. 6 lĩnh vực này, nếu sử dụng PPNC định lượng sẽ không bảo đảm được số lượng và độ tin cậy của mẫu. Ưu điểm của PPNC định tính được thể hiện rõ nét nhất trong việc phát hiện những yếu tố mới và khai phá dữ liệu, khi người được phỏng vấn đề cập tới yếu tố/vấn đề mới, họ sẽ làm rõ lí do, nguyên nhân hoặc giải pháp kèm theo, điều này sẽ giúp cho người phỏng vấn hiểu biết sâu sắc hơn về dữ liệu thu thập được. Về mẫu nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích và có độ tin cậy cao, đó là những chuyên gia, lãnh đạo có chuyên môn, uy tín, kinh nghiệm thực tế về SISP, những ý kiến đóng góp của các chuyên gia không những góp phần nâng cao chất lượng luận án, tăng cường tính khách quan của dữ liệu mà còn giúp nghiên cứu sinh hoàn thiện về lý luận, cải thiện kỹ năng đặt vấn đề, câu hỏi, biết lắng nghe, tiếp thu và dung hòa các ý kiến đối lập. Thứ ba, về tính ưu việt của SISP, SISP hỗ trợ trường đại học trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược, tăng cường khả năng cạnh tranh bền vững, nâng cao hiệu suất và hiệu quả hoạt động, tăng cường khả năng thích nghi với những thay đổi của môi trường xã hội, tối ưu hoá các nguồn lực và tăng cường quan hệ với khách hàng. Về mặt thực tiễn: Thứ nhất, luận án đề xuất được mô hình SISP cho các trường ĐHCL và thống kê được các yếu tố ảnh hưởng tới SISP. Đây là mô hình lý thuyết mới và không có sự trùng lặp nào với các nghiên cứu trước đó. Các yếu tố trong mô hình này được tổng hợp từ những lý thuyết mà đã được vận dụng, triển khai thành công tại nhiều tổ chức, doanh nghiệp, trường đại học ở nước ngoài và các văn bản hướng dẫn mới nhất của Chính phủ. Thứ hai, mô hình SISP đã được thí điểm, kiểm thử tại Trường ĐHSPHN và được các thầy, cô (Ban giám hiệu, lãnh đạo khoa - phòng chức năng đã từng tham gia lập KHCL, kiểm định chất lượng) đánh giá là khá hiệu quả trở lên. Căn cứ kết quả vận dụng thí điểm mô hình SISP tại Trường ĐHSPHN, tác giả cho rằng mô hình này có thể vận dụng trong thực tế SISP cho khối các trường đại học sư phạm (ĐHSP) bởi các trường ĐHSP có sự tương đồng trong đào tạo, nghiên cứu, quản lý, đảm bảo chất lượng. Đối với Đại học quốc gia, đại học vùng và các trường đại học khác, mô hình này vẫn có thể áp dụng được bởi có sự kế thừa từ các lý thuyết đã được công nhận và vận dụng thành công trong thực tế tại nhiều quốc gia. Thực tế triển khai tại Trường ĐHSPHN cho thấy SISP không quá khó, các cán bộ được giao nhiệm vụ làm tập trung chỉ cần một tháng. Tuy nhiên, để triển khai mô hình SISP thành công thì Đại học, trường đại học cần phải hội tụ các yếu tố sau:
  18. 7 - Có cơ chế, chính sách phù hợp. - Đội ngũ cán bộ có năng lực, kinh nghiệm, lòng yêu nghề, có sự đồng lòng, nhất trí ủng hộ các quyết sách của lãnh đạo và thực hiện nghiêm túc công việc được giao. - Lãnh đạo có đủ quyết tâm để thực hiện và có sự phân công nhân lực hợp lý. - Có đủ kinh phí triển khai. Thứ ba, luận án này đã công bố 7 công trình, trong đó có 6 công trình liên quan tới luận án (3 bài viết đăng kỷ yếu hội nghị và hội thảo quốc gia, 3 bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước), 1 công trình liên quan gián tiếp với nội dung đề cập tới bối cảnh CMCN 4.0 được đưa vào luận án. Danh mục và nội dung các công trình đã được tác giả đưa vào phần phụ lục của luận án. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được chia làm 3 chương như sau: Chương 1. Tổng quan về lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược: Trong chương này, luận án đã tổng quan nghiên cứu về SISP của tổ chức và trường đại học. Ngoài việc tổng hợp các kết quả nghiên cứu, luận án còn có các phân tích, so sánh, đánh giá những công trình đã công bố liên quan tới luận án ở trong nước, quốc tế và xác định khoảng trống nghiên cứu. Chương 2. Nghiên cứu đề xuất mô hình lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược cho các trường đại học công lập: Trong chương này, luận án đề cập tới thiết kế nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu và mô hình lý thuyết SISP cho trường ĐHCL, sau đó đề cập tới kết quả nghiên cứu và cách vận dụng mô hình này trong thực tế. Chương 3. Vận dụng thí điểm mô hình lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược cho Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Trong chương này, luận án đề cập tới các nội dung triển khai và kết quả vận dụng thí điểm mô hình SISP cho Trường ĐHSPHN dựa trên mô hình SISP cho các trường ĐHCL đã được mô tả ở Chương 2, đồng thời thực hiện đánh giá hiệu quả bước đầu của mô hình này sau khi vận dụng thí điểm và đề xuất quy trình đánh giá, phản hồi về mô hình SISP của trường đại học.
  19. 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH HỆ THỐNG THÔNG TIN CHIẾN LƯỢC Trong chương này, luận án đề cập tới việc tổng quan nghiên cứu về SISP. Sau khi tổng hợp các kết quả nghiên cứu, luận án đã đưa ra những phân tích, so sánh, đánh giá các công trình đã công bố về SISP cho trường đại học ở trong nước, quốc tế và vận dụng cách tiếp cận “nhìn trước công nghệ” để xác định “khoảng trống nghiên cứu” và chiến lược triển khai trong tương lai, cụ thể: - Đầu vào: Luận án đã trình bày về sự phát triển của KHCN trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đã và đang diễn ra, phản ứng của Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh mới và hành động của Chính phủ nhằm theo kịp sự phát triển của thời đại, đề cập tới những yêu cầu của Chính phủ về chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục dựa trên nền tảng các công nghệ cốt lõi trong cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư. Đồng thời tóm tắt sự phát triển của SISP từ năm 1990 đến nay, thống kê, đánh giá một số nghiên cứu tương đồng của những nhà khoa học đi trước. - Nhìn trước công nghệ: Luận án đã có những phân tích, diễn giải và đề cập tới triển vọng của các công nghệ mới tác động tới SISP của trường đại học trong bối cảnh mới. - Đầu ra: Luận án đề cập tới khoảng trống nghiên cứu là “nghiên cứu, đề xuất mô hình SISP cho các trường ĐHCL trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra và định hướng chuyển đổi số của Chính phủ”. Đồng thời mô tả cách tiếp cận SISP theo hướng “SISP là một quá trình xây dựng kiến trúc tổng thể các HTTT dựa trên nền tảng công nghệ số nhằm giúp tổ chức đạt được các mục tiêu chiến lược và tăng cường lợi thế cạnh tranh”. Sau khi xây dựng xong, mô hình này đã được vận dụng thí điểm tại Trường ĐHSPHN để nhằm kiểm tra sự phù hợp, tính khả thi, hiệu quả bước đầu và tổng hợp kinh nghiệm triển khai kế hoạch HTTTCL. - Chiến lược: Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ được vận dụng trong thực tiễn lập kế hoạch HTTTCL, góp phần tăng cường lợi thế cạnh tranh, cải tiến chất lượng dạy và học, nghiên cứu và đổi mới, nâng cao năng lực quản lý và quản trị trường đại học, từ đó nâng tầm vị thế của nền giáo dục Việt Nam trên thế giới. Về cấu trúc, chương này được chia thành năm phần: (i) Định nghĩa chiến lược, HTTT, HTTTCL và lập kế hoạch HTTTCL, (ii) Vai trò, mục tiêu, sự cần thiết của lập kế hoạch HTTTCL, (iii) Những cơ sở lý luận chính được áp dụng để nghiên cứu
  20. 9 vấn đề, (iv) Các trường phái nghiên cứu, phương pháp tiếp cận và một số hướng nghiên cứu chính về lập kế hoạch HTTTCL, (v) Phân tích, đánh giá các nghiên cứu liên quan tới lập kế hoạch HTTTCL cho trường đại học và xác định khoảng trống nghiên cứu, cuối chương có phần kết luận chương. 1.1. Các khái niệm về chiến lược, hệ thống thông tin, hệ thống thông tin chiến lược và lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược Về chiến lược (Strategy), khởi nguồn của chiến lược là từ lĩnh vực quân sự từ hàng nghìn năm trước, sau đó được áp dụng sang các lĩnh vực khác, nhất là lĩnh vực kinh doanh. Theo Từ điển Etymology trực tuyến, chiến lược xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “Nghệ thuật lãnh đạo quân đội, tướng quân, chỉ huy”. Trong chiến tranh, chiến lược được định nghĩa là “kế hoạch hành động được thiết kế để đạt được những mục tiêu phức tạp”. Trong lĩnh vực kinh doanh, các nhà lãnh đạo đã suy nghĩ và xây dựng một chiến lược như vậy với mục tiêu là giành chiến thắng trước các đối thủ, tạo dựng và nắm bắt những cơ hội mới. Để thực hiện những mục tiêu chiến lược, các nhà lãnh đạo hướng tới việc xây dựng HTTT. Chiến lược có thể được định hướng nội bộ (nhằm cải thiện hoạt động nội bộ), định hướng cạnh tranh (nhằm vượt qua các đối thủ trong ngành khác) hoặc có thể có định hướng danh mục đầu tư (từ quan điểm của một người bên ngoài đang xem xét liệu có nên và làm thế nào để cạnh tranh trong một ngành). Từ thập kỷ 60 đã có rất nhiều học thuyết liên quan tới chiến lược của nhiều tác giả khác nhau đề cập tới các khái niệm và giác độ của chiến lược như: Định hướng mục tiêu với các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, kế hoạch tích hợp, chuỗi giá trị, xây dựng lợi thế cạnh tranh vững chắc, tạo khoảng trống thị trường, hoạch định nguồn lực, vô hiệu hoá cạnh tranh và chuyển đổi số. Trong đó hai học thuyết kinh điển có sức ảnh hưởng lớn nhất tới việc xây dựng chiến lược là chiến lược cạnh tranh của Michael Porter và Chiến lược Đại dương xanh của W. Chan Kim và Renee Mauborne. Theo Michael Porter (1998, 2016), chiến lược cạnh tranh “là sự tìm kiếm vị thế cạnh tranh thuận lợi trong ngành”. Mục đích của chiến lược cạnh tranh là tạo lập một vị thế thuận lợi và bền vững trước những sức ép quyết định sự cạnh tranh trong ngành, thay đổi những quy luật cạnh tranh theo chiều hướng có lợi cho doanh nghiệp. Quy luật cạnh tranh được thể hiện qua năm nguồn áp lực: Sự xuất hiện của các đối thủ mới, nguy cơ từ các sản phẩm thay thế, áp lực từ khách hàng, nhà cung cấp và các đối thủ hiện tại. Có ba chiến lược cạnh tranh cơ bản: Chiến lược dẫn đầu về chi phí, chiến lược khác biệt hóa, chiến lược trọng tâm hóa (Michael E. Porter, 2016a; Michael E. Porter, 2016b). Trong ba chiến lược trên, chiến lược khác biệt hóa đã được phát triển thành
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2