intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Toán kinh tế: Các mô hình đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả, năng suất của các doanh nghiệp trong ngành chế biến, chế tạo Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:177

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Toán kinh tế "Các mô hình đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả, năng suất của các doanh nghiệp trong ngành chế biến, chế tạo Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về các mô hình đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả, năng suất của các doanh nghiệp; Thực trạng của ngành chế biến, chế tạo trong thời kỳ 2012 - 2020; Các kết quả ước lượng các mô hình đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Toán kinh tế: Các mô hình đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả, năng suất của các doanh nghiệp trong ngành chế biến, chế tạo Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- TRIỆU TẤT ĐẠT CÁC MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN HIỆU QUẢ, NĂNG SUẤT CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ HỌC HÀ NỘI - 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- TRIỆU TẤT ĐẠT CÁC MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN HIỆU QUẢ, NĂNG SUẤT CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO VIỆT NAM Chuyên ngành: TOÁN KINH TẾ Mã số: 9310101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. CAO XUÂN HÒA 2. TS. NGUYỄN THỊ QUỲNH LAN HÀ NỘI - 2024
  3. i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Nghiên cứu sinh Triệu Tất Đạt
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT ...............................................................................................................i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ............................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ vii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... viii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ....................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án ..........................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 3 4. Các tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ...........................................................4 5. Những đóng góp khoa học của luận án ................................................................5 6. Kết cấu của luận án ................................................................................................ 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN HIỆU QUẢ, NĂNG SUẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP..............................................................7 1.1. Cơ sở lý luận hiệu quả phân rã thay đổi của tăng trưởng TFP và lý thuyết về cấu trúc sở hữu ........................................................................................................... 7 1.1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả, phân rã thay đổi năng suất ................................... 7 1.1.2. Lý luận cơ bản về cấu trúc sở hữu ................................................................20 1.2. Tổng quan các nghiên cứu................................................................................ 26 1.2.1. Tổng quan về cấu trúc sở hữu tác động đến hiệu quả, năng suất DN .......... 26 1.2.2. Tổng quan các nghiên cứu về hiệu quả TFP và phân rã TFP .......................30 1.3. Khoảng trống và giả thuyết nghiên cứu .......................................................... 44 1.3.1. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................. 44 1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................... 45 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 47 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 48 2.1. Phương pháp kiểm định giả thiết (H01) về cùng đường biên công nghệ của các DN thuộc nhóm sở hữu khác nhau ..................................................................49 2.2. Các mô hình xác định hiệu quả, TFP của các DN ngành chế biến, chế tạo ... 50
  5. iii 2.2.1. Các quan niệm cơ bản về đường biên meta ..................................................51 2.2.2. Mô hình đường biên meta được ước lượng bằng hỗn hợp giữa kinh tế lượng và quy hoạch tuyến tính ..........................................................................................56 2.2.3. Mô hình đường biên meta ngẫu nhiên được ước lượng bằng thủ tục hồi quy 2 bước .....................................................................................................................59 2.2.4. Mô hình thực nghiệm ...................................................................................62 2.2.5. Mô hình các nhân tố tác động đến hiệu quả ................................................. 64 2.3. Mô hình chỉ số năng suất Malmquist toàn cầu ..............................................66 2.3.1. Giới thiệu mô hình chỉ số năng suất Malmquist toàn cầu ............................66 2.3.2. Mô hình chỉ số năng suất Malmquist toàn cầu .............................................67 2.3.3. Tính chất của chỉ số năng suất Malmquist toàn cầu ..................................... 68 2.3.4. So sánh các chỉ số toàn cầu và chi số Malmquist cùng thời ........................ 69 2.4. Số liệu nghiên cứu và các biến của mô hình ...................................................69 2.4.1. Dữ liệu ..........................................................................................................69 2.4.2. Cấu trúc một số biến cho mô hình đường biên meta và mô hình chỉ số năng suất Malmquist toàn cầu ......................................................................................... 70 2.5. Khung phân tích ................................................................................................ 71 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 72 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO TRONG THỜI KỲ 2012-2020 ................................................................................................... 73 3.1. Sự phát triển của ngành chế biến, chế tạo trong thời kỳ 2012-2022 ............73 3.2. Sự phát triển theo cấu trúc sở hữu của ngành chế biến, chế tạo theo thời gian .................................................................................................................... 75 3.2.1. Khuynh hướng biến đổi ngành nghề của các DN theo cấu trúc sở hữu .......75 3.2.2. Khuynh hướng biến đổi theo thời gian của một số chỉ tiêu chủ yếu của các DN thuộc sở hữu nhà nước .....................................................................................77 3.2.3 Khuynh hướng biến đổi theo thời gian của một số chỉ tiêu chủ yếu của các DN thuộc sở hữu tư nhân .............................................................................................. 79 3.2.4. Khuynh hướng biến đổi theo thời gian của một số chỉ tiêu chủ yếu của các DN FDI ...................................................................................................................80 3.2.5. Cơ cấu sở hữu theo loại hình DN của các chỉ tiêu cơ bản của DN .............. 81 3.3. Phân tích tương quan giữa các chỉ tiêu ...........................................................88 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 91
  6. iv CHƯƠNG 4: CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG CÁC MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ...........................................................................92 4.1. Số liệu và thống kê mô tả .................................................................................. 92 4.1.1. Phân rã dữ liệu .............................................................................................. 92 4.1.2. Thống kê mô tả .............................................................................................92 4.2. Thủ tục ước lượng hiệu quả từ mô hình đường biên meta ngẫu nhiên và phân rã chỉ số năng suất Malmquist toàn cầu ................................................................95 4.2.1 Kiểm định giả thiết 𝐻01rằng ba loại hình sở hữu có chung cùng một đường biên công nghệ ........................................................................................................96 4.2.2 Kiểm định giả thiết 𝐻0rằng đường biên của các loại hình sở hữu có dạng Cobb-Douglas hay loga siêu việt (xem phụ lục A2) ..............................................96 4.2.3. Kết quả ước lượng mô hình đường biên meta ngẫu nhiên ...........................97 4.2.4. Tác động của các nhân tố môi trường đến hiệu quả của các DN ngành chế biến, chế tạo ..........................................................................................................106 4.2.5 Kết quả ước lượng mô hình đường biên meta theo phương pháp của Huang (2014) và thực hiện trong một mô hình (biến môi trường cũng được đưa vào trong mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên) ...............................................................108 4.2.6 Các kết luận rút ra từ phân tích mô hình đường biên meta .........................110 4.3. Ước lượng chỉ số mô hình Malmquist toàn cầu ...........................................111 4.3.1. Kết quả ước lượng chỉ số Malmquist toàn cầu theo các năm từ 2012 đến 2020 111 4.3.2. Phân rã chỉ số Malmquist toàn cầu theo từng cặp năm và xu hướng biến đổi 112 4.3.3. So sánh chỉ số năng suất Malmquist toàn cầu và chỉ số năng suất Malmquist đương thời .............................................................................................................113 4.3.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu ....................................................................114 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................116 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH.................................................117 I. Một số kết luận của luận án ...............................................................................117 II. Một số khuyến nghị chính sách .......................................................................119 III. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................120 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...........................................................................................121 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................122 PHỤ LỤC ...................................................................................................................139
  7. v DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT COLS : Phương pháp bình phương bé nhất thông thường có hiệu chỉnh CPH : Cổ phần hóa CRS : Không đổi theo quy mô CTSH : Cấu trúc sở hữu DEA : Phân tích bao dữ liệu DN : Doanh nghiệp DN FDI : Doanh nghiệp FDI DNĐQG : Doanh nghiệp đa quốc gia DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DNTN : Doanh nghiệp tư nhân DNVN : Doanh nghiệp Việt nam FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) FEM : Phân tích ảnh hưởng cố định GDP : Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product) GEE : Phương pháp ước lượng tổng quát GML : Chỉ số Malmquist–Luenberger GMLPI : Chỉ số năng suất Malmquist-Luenberger toàn cầu GMM : Phương pháp moment tổng quát HDQT : Hội đồng quản trị HQ : Hiệu quả LP : Bài toán quy hoạch tuyến tính MF : Mô hình sản xuất MF ML : Phương pháp hợp lý cực đại IDD : Phân phối độc lập và đồng nhất MTR : Tỷ số công nghệ meta NCS : Nghiên cứu sinh OECD : Tổ chức Kinh tế Các quốc gia Hợp tác và Phát triển OLS : Phương pháp bình phương bé nhất R&D : Nghiên cứu và phát triển
  8. vi REM : Phân tích ảnh hưởng ngẫu nhiên ROA : Return on asset, doanh lợi tổng tài sản ROE : Return on equity, doanh lợi vốn chủ sở hữu SF : Hồi quy biên ngẫu nhiên SFA : Phương pháp biên ngẫu nhiên SFPF : Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên SHNN : Sở hữu nhà nước SHNNg : Sở hữu nước ngoài SHTN : Sở hữu tư nhân SXKD : Sản xuất kinh doanh T&G : Ngành dệt may TE : Hiệu quả kỹ thuật TFCEP : Tăng trưởng năng suất nhạy cảm với môi trường khi coi phát thải CO2 là sản lượng không mong muốn TFP : Năng suất nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivity) TGR : Tỷ số quãng cách công nghệ TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TRS : Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên VRS : Thay đổi theo quy mô
  9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Tương quan giữa các chỉ tiêu ........................................................................ 88 Bảng 3.2: Tương quan giữa các chỉ tiêu của doanh nghiệp nhà nước...........................89 Bảng 3.3: Tương quan giữa các chỉ tiêu của doanh nghiệp tư nhân ............................. 89 Bảng 3.4: Tương quan giữa các chỉ tiêu của doanh nghiệp FDI ...................................90 Bảng 4.1: Trình bày các thống kê mô tả của các biến của toàn mẫu ............................ 92 Bảng 4.2: Thống kê mô tả một số biến chính của các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo trong khu vực nhà nước.......................................................................... 93 Bảng 4.3: Thống kê mô tả một số biến chính của các doanh nghiệp trong khu vực FDI ...94 Bảng 4.4: Thống kê mô tả một số biến chính của các doanh nghiệp trong khu vực Tư nhân ........................................................................................................94 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định giả thuyết H0 ...................................................................97 Bảng 4.6: Kết quả ước lượng đường biên theo cấu trúc sở hữu đường biên gộp và đường biên meta bằng thuật toán của Huang và cộng sự (2014), trong thời 2012-2020 .................................................................................................... 97 Bảng 4.7: Hiệu quả và khoảng cách công nghệ các nhóm sở hữu khác nhau trong thời kỳ 2012-2020 .............................................................................................100 Bảng 4.8: Đóng góp của vốn, lao động đối với tăng trưởng đầu ra trong thời kỳ 2012-2020 ...101 Bảng 4.9: Hiệu quả quy mô và tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của các doanh nghiệp theo cấu trúc sở hữu khác nhau trong thời kỳ 2012-2020 .................................102 Bảng 4.10: Thống kê tóm tắt hiệu quả, khoảng cách công nghệ trong thời kỳ từ 2012-2020.104 Bảng 4.11: Thống kê tóm tắt hiệu quả, khoảng cách công nghệ, độ co giãn và tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của các DN theo cấu trúc sở hữu theo một số năm ........104 Bảng 4.12: Kết quả ước lượng từ mô hình GEE đánh giá tác động của các nhân tố môi trường đến hiệu quả của các DN ngành chế biến, chế tạo thời kỳ 2012-2020..................................................................................................106 Bảng 4.13: Kết quả ước lượng từ mô hình Tobit đánh giá tác động của các nhân tố môi trường đến hiệu quả của các DN ngành chế biến, chế tạo trong thời kỳ 2012-2020 ..................................................................................................107 Bảng 4.14: Kết quả ước lượng đường biên meta theo phương pháp của Huang (2014) và thực hiện trong một mô hình ......................................................................108
  10. viii Bảng 4.15: Phân rã tăng trưởng TFP của các DNNN .................................................112 Bảng 4.16: Phân rã tăng trưởng TFP của các DNTN ..................................................112 Bảng 4.17: Phân rã tăng trưởng TFP của các DN FDI ................................................113 Bảng 4.18: Phân rã thay đổi TFP và phân rã TFP thành các thành phần của các DN ngành chế tác trong thời kỳ từ 2012-2020 theo 3 cấu trúc sở hữu bằng các mô hình chỉ số năng suất Malmquist toàn cầu và chỉ số năng suất Malmquist đương thời. .................................................................................................114 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Hiệu quả kỹ thuật và tỷ lệ công nghệ meta ....................................................54 Hình 3.1: Khuynh hướng biến đổi theo thời gian của một số chỉ tiêu chủ yếu của các DN thuộc sở hữu nhà nước ...................................................................................................78 Hình 3.2: Khuynh hướng biến đổi theo thời gian của một số chỉ tiêu chủ yếu của các DN thuộc sở hữu tư nhân .....................................................................................................80 Hình 3.3: Khuynh hướng biến đổi theo thời gian của một số chỉ tiêu chủ yếu của các DN FDI .......................................................................................................................... 81 Hình 3.4: Tỷ lệ VA các khu vực từ 2012 - 2020 ...........................................................81 Hình 3.5: Tỷ lệ doanh thu các khu vực từ 2012 – 2020 ................................................ 82 Hình 3.6: Tỷ lệ vốn các khu vực từ 2012 – 2020 ..........................................................83 Hình 3.7: Tỷ lệ lao động các khu vực từ 2012 – 2020 .................................................. 84 Hình 3.8: Tỷ lệ lợi nhuận các khu vực từ 2012 – 2018 .................................................85 Hình 3.8: Tỷ lệ đầu vào trung gian các khu vực từ 2012 – 2020 ..................................86 Hình 3.9: Tỷ lệ nợ phải trả các khu vực từ 2012 – 2020 ...............................................87
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đảng và Nhà nước luôn xác định doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo, nền tảng, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong định hướng, điều tiết, dẫn dắt thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Do đó, việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả, năng suất của doanh nghiệp là rất cần thiết. Quan điểm của Đảng về phát triển các thành phần kinh tế đã có sự phát triển qua các kỳ Đại hội. Đại hội VII (1991) đã chú trọng phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với việc khuyến khích phát triển mạnh kinh tế tập thể, tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Các Đại hội sau này ngày càng hoàn thiện quan điểm, chính sách phát triển các thành phần kinh tế, theo hướng đa dạng hóa, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân và thu hút có chọn lọc FDI, đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Cấu trúc sở hữu là một cơ chế quan trọng của quản trị công ty, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả, năng suất của doanh nghiệp. Các cấu trúc sở hữu khác nhau (sở hữu tập trung/phân tán, sở hữu nội bộ/bên ngoài...) có những tác động khác nhau đến các vấn đề đại diện, hành vi chấp nhận rủi ro, sự thống nhất lợi ích giữa chủ sở hữu và người quản lý. Cấu trúc sở hữu tối ưu để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công nghệ, quy mô, năng lực quản lý. Do đó, nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả, năng suất doanh nghiệp là rất cần thiết. Ngành chế biến, chế tạo đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và tạo việc làm. Tuy nhiên, ngành này vẫn còn nhiều hạn chế về năng suất, hiệu quả và khả năng cạnh tranh. Việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả, năng suất của doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là yếu tố cấu trúc sở hữu, sẽ cung cấp cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực của ngành này, đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Các nghiên cứu trước đây chưa đi đến một kết luận thống nhất về sự ảnh hưởng giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả, năng suất của doanh nghiệp. Một số nghiên cứu cho rằng sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài có tác động tích cực, trong khi một số nghiên cứu khác lại cho rằng sở hữu nhà nước có tác động tiêu cực đến hiệu quả, năng
  12. 2 suất, như nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Huệ và Đặng Tùng Lâm (2017), Phạm Thị Thu Trang (2017). Nhiều nghiên cứu chỉ sử dụng một số chỉ tiêu tài chính đơn lẻ như ROA, ROE để đo lường hiệu quả hoạt động, chưa đánh giá một cách toàn diện. Các chỉ tiêu này có giá trị trung bình khá thấp ở các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam, như đề cập trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Huệ và Đặng Tùng Lâm. Phạm vi nghiên cứu thường chỉ giới hạn ở một số ngành hoặc địa phương cụ thể như các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM, chưa có nghiên cứu tổng quát trên quy mô toàn quốc. Ví dụ như nghiên cứu của Nguyễn Anh Phong (2017) chỉ xem xét các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là hồi quy OLS, REM, FEM, chưa xử lý triệt để các vấn đề về nội sinh và tính không đồng nhất trong dữ liệu, như đề cập trong nghiên cứu của Nguyễn Minh Hoàng và Nguyễn Thu Hiền (2014). Các nghiên cứu thường tiếp cận theo hướng xem xét các cấu trúc sở hữu ảnh hưởng trực tiếp đến đầu ra như thế nào, coi cấu trúc sở hữu là các biến độc lập trong mô hình. Cách tiếp cận này tuy đánh giá được tác động trực tiếp của cấu trúc sở hữu, nhưng bỏ qua vấn đề các cấu trúc sở hữu khác nhau có thể có công nghệ và hàm sản xuất khác nhau. Việc đưa cấu trúc sở hữu làm biến độc lập cũng ngầm giả định các cấu trúc sở hữu có cùng công nghệ, như phân tích của Weber và Domazlicky (1999). Những hạn chế này cho thấy cần có thêm các nghiên cứu tổng quát, sử dụng dữ liệu lớn và cập nhật, áp dụng các phương pháp ước lượng hiện đại để khắc phục các tồn tại của các nghiên cứu trước, đồng thời đưa ra kết luận và khuyến nghị mang tính thực tiễn cao hơn về tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở Việt Nam. Quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đã làm thay đổi cấu trúc sở hữu trong ngành chế biến, chế tạo. Tuy nhiên, hiệu quả của quá trình này còn nhiều tranh luận, đòi hỏi phải có những đánh giá khoa học về tác động của việc thay đổi cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là vai trò của các nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư tổ chức. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp bằng chứng để cơ quan quản lý hoàn thiện chính sách cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp nhà nước. Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được coi là một trong những ưu tiên của Việt Nam nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ quản lý và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy tác động lan tỏa từ khu vực FDI đến doanh nghiệp trong nước còn hạn chế. Điều này đặt ra yêu cầu cần phân tích sâu hơn về mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, đánh giá tác động của sự hiện diện của doanh nghiệp FDI đến năng suất của doanh nghiệp trong ngành chế biến, chế tạo, từ đó đề xuất các chính sách thúc đẩy liên kết và lan tỏa.
  13. 3 Tóm lại, nghiên cứu "Các mô hình đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả, năng suất của các doanh nghiệp trong ngành chế biến, chế tạo Việt Nam" là hết sức cần thiết và cấp bách trong bối cảnh hiện nay. Về mặt học thuật, nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả doanh nghiệp trong bối cảnh một nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu sẽ cung cấp những bằng chứng thực nghiệm và khuyến nghị chính sách hữu ích cho Chính phủ, cơ quan quản lý và các doanh nghiệp trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững ngành chế biến, chế tạo nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án Mục tiêu của luận án là xây dựng mô hình, ước lượng và phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả, năng suất của doanh nghiệp trong ngành chế biến, chế tạo Việt Nam. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm sẽ cung cấp đầy đủ bằng chứng và tin cậy giúp các nhà hoạch định đưa ra chính sách cụ thể cho từng loại hình sở hữu nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau nâng cao hiệu quả hơn nữa góp phần phát triển đất nước. Cụ thể luận án trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: (i) Các doanh nghiệp thuộc sở hữu khác nhau (sở hữu nhà nước, tư nhân và FDI) của ngành chế biến, chế tạo có cùng đường biên công nghệ không? (ii) Nếu các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau không cùng đường biên công nghệ thì hiệu quả và khoảng cách công nghệ của mỗi nhóm sở hữu đến đường biên chung như thế nào? (iii) Những nhân tố nào tác động và tác động đến hiệu quả của các doanh nghiệp theo cấu trúc sở hữu khác nhau và đến đường biên chung như thế nào? Tăng trưởng năng suất, thay đổi hiệu quả và tiến bộ công nghệ của các doanh nghiệp theo các cấu trúc sở hữu khác nhau là như thế nào? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả, năng suất của các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận án chỉ tập trung vào việc xây dựng mô hình, ước lượng hiệu quả kỹ thuật, khoảng cách công nghệ và phân rã tăng trưởng TFP theo cách tiếp cận mới. Phạm vi về số liệu: Luận án đã thay mẫu cũ điều tra doanh nghiệp và công nghệ từ 2012-2018 thành mẫu chỉ có điều tra doanh nghiệp từ 2012-2020 và dữ liệu vĩ mô thu thập từ các niên giám thống kê, Ngân hàng thế giới trong thời gian tương ứng.
  14. 4 4. Các tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận Cách tiếp cận này thực hiện bằng việc mô hình hóa ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả, năng suất của ngành chế biến, chế tạo Việt Nam trong mối quan hệ tổng thể, nghĩa là cấu trúc sở hữu có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các quyết định về hành vi của DN cho nên xem xét ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu trong khuôn khổ sự phát triển của đất nước thông qua các mô hình đường biên meta ngẫu nhiên, chỉ số năng suất Malmquist toàn cầu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: (i) Phương pháp tổng hợp, phân tích và đánh giá các nghiên cứu về cấu trúc sở hữu và các phương pháp ước lượng hiệu quả và phân rã năng suất. Sau khi thực hiện tổng quan nghiên cứu, NCS tìm ra khoảng trống nghiên cứu để xây dựng khung phân tích cho luận án về “Các mô hình đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả, năng suất của các DN trong ngành chế biến, chế tạo Việt Nam “. (ii) Phương pháp phân tích thống kê: Dựa trên số liệu thứ cấp, luận án đánh giá thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp theo cấu trúc sở hữu: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và FDI. (iii) Phương pháp nghiên cứu định lượng: NCS xây dựng các mô hình và phương pháp kiểm định giả thuyết H 01 : Các đường biên công nghệ của các DN có cấu trúc sở hữu khác nhau là có thể gộp được. Nếu giả thiết H 0 bị bác bỏ, luận án sẽ xây dựng mô hình đường biên meta ngẫu nhiên để ước lượng hiệu quả và tính khoảng cách công nghệ đến đường biên meta của các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau. Luận án sử dụng các phương pháp của kinh tế học để tính toán các chỉ tiêu về đóng góp của các nhân tố sản xuất đối với đầu ra và để so sánh hiệu quả. NCS cũng xây dựng mô hình GEE và Tobit hay mô hình đường biên meta có biến môi trường để đánh giá các nhân tố tác động đến hiệu quả. NCS sử dụng chỉ số năng suất Malmquist toàn cầu để ước lượng và phân rã TFP của các doanh nghiệp theo các cấu trúc sở hữu khác nhau.
  15. 5 5. Những đóng góp khoa học của luận án Về lý luận: Khác với các nghiên cứu trước là ở chỗ nghiên cứu này đã xem xét tác động của cấu trúc sở hữu là tác động đến các hành vi ra quyết định của chủ DN trong việc thực thi chiến lược hoạt động và sản xuất kinh doanh. Do đó các cấu trúc sở hữu khác nhau có thể dẫn đến việc các DN có cấu trúc sở hữu khác nhau có công nghệ khác nhau bằng việc đưa ra phương pháp kiểm định để xem các cấu trúc sở hữu có cùng công nghệ không. Về thực nghiệm: Khác với các nghiên cứu trước (hoặc chỉ xem xét mô hình mà cấu trúc sở hữu là biến giả). Ở đây các cấu trúc sở hữu khác nhau khác nhau về công nghệ sản xuất thông qua các hàm sản xuất khác nhau và đã chỉ ra mô hình đường biên meta là mô hình thích hợp với tập dữ liệu hiện có và đã đưa đến một số kết luận sau: 1. Nghiên cứu đã chỉ ra sự khác biệt về hiệu quả và khoảng cách công nghệ giữa các nhóm doanh nghiệp theo cấu trúc sở hữu khác nhau (doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và FDI) thông qua việc áp dụng mô hình đường biên meta. Kết quả này cung cấp cơ sở để các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, nhận thức được khoảng cách về hiệu quả và công nghệ so với doanh nghiệp FDI, từ đó có chiến lược đầu tư phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh. 2. Phân tích về đóng góp của các yếu tố đầu vào (vốn và lao động) vào tăng trưởng sản lượng cho thấy mặt bằng chung về công nghệ của các doanh nghiệp còn lạc hậu, chủ yếu dựa vào lao động. Kết quả này gợi ý cho các doanh nghiệp và cơ quan hoạch định chính sách về sự cần thiết phải đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để chuyển dịch sang các ngành có giá trị gia tăng cao hơn. 3. Kết quả về hiệu quả theo quy mô của các nhóm doanh nghiệp là một gợi ý quan trọng cho chiến lược phát triển doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhà nước không nên tiếp tục mở rộng quy mô mà cần tập trung vào tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản. Trong khi đó, các doanh nghiệp tư nhân và FDI có thể tận dụng lợi thế về quy mô để phát triển và mở rộng thị trường. 4. Phân tích về các nhân tố tác động đến hiệu quả cho thấy tầm quan trọng của khả năng sinh lời (ROA) và cường độ vốn (K/L) đối với hiệu quả của doanh nghiệp tư nhân và FDI. Kết quả này gợi ý cho các doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, áp dụng công nghệ tiên tiến để tăng năng suất lao động.
  16. 6 5. Kết quả phân rã chỉ số năng suất Malmquist toàn cầu cung cấp bằng chứng về sự khác biệt trong xu hướng tăng trưởng năng suất giữa các nhóm doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI, cần có chiến lược ứng phó linh hoạt, tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại để phục hồi và phát triển. 6. Phân tích sâu về nguyên nhân sụt giảm tăng trưởng năng suất của các doanh nghiệp nhà nước cho thấy việc chậm đổi mới công nghệ, chưa thích ứng kịp với điều kiện thị trường là một trong những rào cản chính. Kết quả này là cơ sở để đề xuất các chính sách thúc đẩy cổ phần hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tạo động lực để các doanh nghiệp này chủ động đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh. 7. Mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch, các nhóm doanh nghiệp đều cho thấy xu hướng cải thiện về hiệu quả kỹ thuật, hướng tới đường biên sản xuất tối ưu. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc nâng cao năng suất, sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Tuy nhiên, để duy trì đà tăng trưởng này, các doanh nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực chất lượng cao và hoàn thiện hệ thống quản trị. Tóm lại, nghiên cứu đã cung cấp những bằng chứng thực nghiệm và gợi ý chính sách quan trọng để nâng cao hiệu quả và năng suất của các doanh nghiệp trong ngành chế biến, chế tạo Việt Nam. Kết quả nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân các doanh nghiệp mà còn là cơ sở để các cơ quan quản lý hoạch định chính sách phát triển công nghiệp một cách hiệu quả và bền vững hơn. 6. Kết cấu của luận án Tên luận án: “Các mô hình đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả, năng suất các DN trong ngành chế biến, chế tạo Việt Nam”. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 04 (chương): Phần mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về các mô hình đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả, năng suất của các doanh nghiệp Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng của ngành chế biến, chế tạo trong thời kỳ 2012 - 2020 Chương 4: Các kết quả ước lượng các mô hình đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu Phần kết luận và khuyến nghị chính sách.
  17. 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN HIỆU QUẢ, NĂNG SUẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Chương này trình bày 2 nội dung chủ yếu: (i) cơ sở lý luận về hiệu quả, TFP và lý luận cơ bản về cấu trúc sở hữu làm căn cứ cho xây dựng các phương pháp thực nghiệm để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu; (ii) tổng quan nghiên cứu để tìm ra khoảng trống nghiên cứu. 1.1. Cơ sở lý luận hiệu quả phân rã thay đổi của tăng trưởng TFP và lý thuyết về cấu trúc sở hữu Mục này trình bày cơ sở lý thuyết tổng quát làm cơ sở cho xây dựng các mô hình thực nghiệm để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu. 1.1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả, phân rã thay đổi năng suất 1.1.1.1. Công nghệ sản xuất Mục này của luận án trình bày 2 khái niệm quan trọng làm cơ sở cho các mô hình của thực nghiệm ở chương phương pháp luận đó là công nghệ sản suất và hiệu quả thông qua các tiên đề và hàm khoảng cách. Như đã biết lý thuyết kinh tế về sản xuất tạo nên sự giao thoa tự nhiên với kinh tế học và xem xét các khái niệm thông qua các nghiên cứu của Shephard (1953, 1970). Các tiên đề Giả sử có n đơn vị ra quyết định (gọi là DMU ) sử dụng véctơ đầu vào X và tạo ra véctơ đầu ra Y. Hình thức hóa là với mỗi DMU j (mỗi DMU là một đơn vị ra quyết định, sau này sẽ là các DN được nghiên cứu ở chương sau) j  1,...,n có các véctơ đầu vào và đầu ra dạng (X j ,Yj ) , ở đây X j  (x1j ,..., x ij ,..., x mj ) là một véctơ các đầu vào quan sát và Yj  (y1j ,..., y rj ,..., ysj ) là một véctơ các đầu ra đối với DMU j . Giả thiết rằng ít nhất một đầu ra và ít nhất một đầu vào dương. Mọi DMU j sử dụng các đầu vào giống nhau và sản xuất các đầu ra giống nhau (lượng khác nhau). Tập hợp khả năng sản xuất được biểu diễn như sau: T  {(X,Y) Y  0 có thể sản xuất từ X  0} (1.1)
  18. 8 Tập hợp khả năng đầu vào L(Y) , đối với mỗi Y được định nghĩa là: L(Y)  {X (X,Y)  T} (1.2) và tập hợp khả năng đầu ra P(X) đối với mỗi X là: P(X)  {Y (X,Y)  T} (1.3) Các tiên đề đối với tập hợp khả năng sản xuất T: Tiên đề 1: Tính lồi. Nếu (X j ,Yj )  T, j  1,..., n và  j  0 là những đại lượng vô hướng không âm sao n n n cho  j 1  j  1 , thì (  j  1  j X j ,  j  1  j Y j )  T . (1.4) Tiên đề 2: Tiên đề không hiệu quả. (a) Nếu (X,Y) T và X  X , thì ( X, Y)  T . (b) Nếu (X,Y) T và Y  Y , thì (X, Y )  T . (1.5) Tiên đề 3: Tính vô hạn theo tia. Nếu (X,Y) T thì (kX,kY) T đối với bất kỳ k  0.  Tiên đề 4: Ngoại suy tối thiểu. T là giao của tất cả các T thoả mãn các tiên đề  1, 2, 3, và thoả mãn điều kiện là mỗi véctơ quan sát (X ,Y )  T, j  1,...,n . j j Như vậy, T là tập hợp "nhỏ nhất" nhất quán với dữ liệu quan sát và các thuộc tính tiên đề đối với tập hợp khả năng sản xuất. Bởi vì, T lồi và mở rộng theo tia, nó là một tập hợp đa diện lồi. Tiếp theo ta mô tả đặc trưng bất kỳ (X,Y) T . Các tiên đề 1 và 3 kéo theo rằng mọi (X,Y) dạng ( k  n 1  j X j , k  n 1  j Y j ) với k  0,  j  0 và j j n  j 1  j  1 đều thuộc T . Hơn nữa, sử dụng tiên đề 2 và 4, ta có thể suy diễn ra rằng (X,Y) T nếu và chỉ nếu X  k  n 1  j X j , và Y  k  n 1  j X j , j j (1.6) Đối với k  0 nào đó và  j nào đó, j  1,...,n , thoả mãn điều kiện  j  0 và n  j 1  j  1. (1.7) Tiên đề 2 đôi khi được gọi là "Tính tự do vứt bỏ". Đây có thể là một thuật ngữ tự nhiên được sử dụng nhiều trong kinh tế học. Tuy nhiên, để tránh nhầm với "hiệu quả
  19. 9 (phân bổ) thị trường" với điều kiện cơ bản hơn về "hiệu quả kỹ thuật". Vì vậy ta sử dụng thuật ngữ "Tiên đề hiệu quả" hơn mà ta đã chuyển thành "Tiên đề không hiệu quả" để chỉ rằng sản xuất không hiệu quả là luôn luôn có thể ở dạng đầu vào nhiều hơn, đầu ra nhỏ hơn, hoặc cả hai. Theo cách tương tự, thuật ngữ "Vô hạn theo tia" có thể thay bằng hiệu quả theo quy mô. 1.1.1.2. Hàm khoảng cách Shephard và độ đo hiệu quả Sau khi chỉ định tập hợp khả năng sản xuất T , ta chuyển sang hàm khoảng cách để liên hệ nó với độ đo hiệu quả làm cơ sở lý thuyết cho việc giải các bài toán trong phân rã chỉ số năng suất Malmquist và chỉ số năng suất Malmquist toàn cầu. 1.1.1.2.1. Định nghĩa hàm "khoảng cách" Hàm khoảng cách g(X,Y) của một tập đầu vào L(Y) được định nghĩa như sau: g(X,Y)  1 h(X,Y) , ở đây h(X,Y) được cho như sau:   n n n   h(X, Y)  min h hX  k   jX j , Y  k   jYj ,   j  1,  j  0, k  0  (1.8)   j1 j1 j1   Đặt  j  k j trong (1.8) ở trên. Như vậy ta có   n n   h(X, Y)  min h hX    jX j ,   j Yj  Y,  j  0, j  1, 2,...n  (1.9)   j1 j1   1.1.1.2.2. Hiệu quả Mục đích chính của mục này là trình bày tóm tắt cơ sở lý thuyết về một số độ đo hiệu quả được dùng trong luận án, khái niệm hiệu quả biểu thị bởi một dạng nào đó của hàm đường biên. Người ta ước lượng các đường biên sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Hai phương pháp chủ yếu là: (i) Phân tích bao dữ liệu (DEA); (ii) Các đường biên ngẫu nhiên. Có 2 phương pháp ước lượng hiệu quả, luận án tập trung vào trình bày cơ sở lý thuyết cho mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên meta mà cơ sở lý thuyết của nó là mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên và hiệu quả DEA cho ước lượng chỉ số Malmquist toàn cầu. Trong mục này luận án sẽ trình bày những giới thiệu mở đầu rất ngắn gọn về việc đo hiệu quả hiện đại trên cơ sở các nghiên cứu của Färe, Groskopf và Lovell (1985,
  20. 10 1994) và Lovell (1993). Việc đo hiệu quả hiện đại bắt đầu với Farrell (1957) người đã dựa trên nghiên cứu của Debreu (1951) và Kopmans (1951) để định nghĩa một độ đo đơn giản hiệu quả DN có thể tính đến nhiều đầu vào. NCS đề nghị rằng hiệu quả của một DN gồm hai thành phần: hiệu quả kỹ thuật, phản ánh khả năng của DN thu được đầu ra cực đại từ một tập hợp đầu vào đã cho, và hiệu quả phân bổ, phản ánh khả năng của DN sử dụng các đầu vào theo các tỷ lệ tối ưu, khi cho giá cả tương ứng của chúng. Hai độ đo này được kết hợp lại để cho một độ đo hiệu quả kinh tế toàn phần. Tuy nhiên luận án chỉ tập trung vào hiệu quả kỹ thuật bằng ước lượng đường biên. Định nghĩa hiệu quả kỹ thuật và đường biên ngẫu nhiên DEA và các đường biên ngẫu nhiên là hai phương pháp ước lượng hàm đường biên và nhờ đó đo hiệu quả của sản xuất. DEA đòi hỏi sử dụng quy hoạch tuyến tính còn các đường biên ngẫu nhiên đòi hỏi sử dụng các phương pháp kinh tế lượng. Mô hình được định nghĩa như sau: ln(yi )  xi  ui , i  1,2,..., N. (1.10) Ở đây ln(yi ) là logarit của đầu ra đối với DN thứ i ; x i là một véctơ hàng (K  1) chiều, phần tử thứ nhất của nó bằng "1" và các phần tử còn lại là những logarit của lượng đầu vào sử dụng bởi DN thứ i ;   (0 , 1,..., K )' là véctơ cột (K  1) chiều các tham số chưa biết mà ta cần ước lượng; và u i là một biến ngẫu nhiên không âm, gắn với không hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất của các DN (DMU). 1.1.1.2.3. Định nghĩa hiệu quả kỹ thuật Tỷ số của đầu ra quan sát đối với DN thứ i so với đầu ra tiềm năng xác định bởi hàm đường biên với véctơ đầu vào x i đã cho được dùng để định nghĩa hiệu quả kỹ thuật của DN thứ i : yi exp(xi  ui ) TEi    exp(ui ) (1.11) exp(xi) exp(xi) Độ đo này gọi là độ đo hướng đầu ra của hiệu quả kỹ thuật, nó lấy giá trị giữa 0 và 1. Nó cho thấy độ lớn tương đối của đầu ra của DN thứ i so với đầu ra mà một DN hoàn toàn hiệu quả có thể sản xuất với cùng véctơ đầu vào đó. Hiệu quả kỹ thuật, định nghĩa bởi phương trình (1.11), có thể được ước lượng bằng tỷ số của đầu ra quan sát yi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2