Luận án Tiến sĩ Triết học: Sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quan hệ sản xuất ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay
lượt xem 7
download
Luận án "Sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quan hệ sản xuất ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích và làm rõ cơ sở lý luận, thực trạng của tác động của cuộc CMCN 4.0 đến quan hệ sản xuất ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay. Trên cơ sở những vấn đề đặt ra từ thực trạng này, luận án đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của nó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Triết học: Sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quan hệ sản xuất ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN THỊ THUỶ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ ĐẾN QUAN HỆ SẢN XUẤT Ở TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN THỊ THUỶ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ ĐẾN QUAN HỆ SẢN XUẤT Ở TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY NGÀNH: TRIẾT HỌC MÃ SỐ: 92 29 001 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. Nguyễn Anh Tuấn 2. PGS, TS. Ngô Đình Xây HÀ NỘI - 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn tâm huyết, tận tình của thầy PGS,TS. Nguyễn Anh Tuấn và thầy PGS,TS. Ngô Đình Xây. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào. Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận án đều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội dung khác trong luận án của mình. Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2023 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thủy
- LỜI CẢM ƠN Để thực hiện thành công luận án Tiến sĩ Triết học với đề tài: “Sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quan hệ sản xuất ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay”. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS, TS. Nguyễn Anh Tuấn và PGS,TS. Ngô Đình Xây đã trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc; Ban Quản lý Đào tạo, Khoa Triết học Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn thành luận án. Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn những đóng góp tận tâm của cá nhân và tập thể các nhà khoa học, điều đó giúp tôi hoàn thiện hơn rất nhiều bản luận án Tiến sĩ Triết học. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2023 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thủy
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN............................................................................................. 6 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến lý luận về sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quan hệ sản xuất ......................................... 6 1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến thực trạng sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới quan hệ sản xuất và những giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của nó...................................... 22 1.3. Giá trị của những công trình được tổng quan và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu ....................................................................................... 29 CHƯƠNG 2. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP ĐẾN QUAN HỆ SẢN XUẤT - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN . 33 2.1. Quan niệm về cách mạng công nghiệp ......................................................... 33 2.2. Một số vấn đề lý luận về quan hệ sản xuất ............................................. 48 2.3. Một số vấn đề lý luận về sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới quan hệ sản xuất ........................................................................... 62 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ ĐẾN QUAN HỆ SẢN XUẤT Ở TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY ..................... Error! Bookmark not defined.3 3.1. Tỉnh Thái Nguyên với việc tiếp nhận, ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ......................................................................... 843 3.2. Những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quan hệ sản xuất ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay .......................................................... 88 3.3. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quan hệ sản xuất ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay................. 127 CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ ĐẾN QUAN HỆ SẢN XUẤT Ở TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG THỜI GIAN TỚI ................ 148 4.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quan hệ sản xuất ở tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới ................. 148 4.2. Nâng cao nhận thức của đội ngũ tổ chức, quản lý ở Thái Nguyên ................. 152 4.3. Nâng cao trình độ của người lao động ở Thái Nguyên ......................... 158 4.4. Hoàn thiện, bổ sung, đổi mới thể chế - chính sách phù hợp ....................... 167 KẾT LUẬN ............................................................................................... 176 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........ 179 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 180 PHỤ LỤC .................................................................................................. 189
- DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Mối quan hệ giữa khái niệm công nghiệp hoá, khái niệm “công nghiệp hoá - hiện đại hoá” và khái niệm cách mạng công nghiệp lần thứ tư . 65 Sơ đồ 2.2: Cơ chế tác động của cuộc CMCN 4.0 đến QHSX thông qua người lao động ................................................................................................................ 69 Sơ đồ 2.3: Cơ chế tác động của cuộc CMCN 4.0 đến QHSX thông qua chủ sở hữu và người tổ chức quản lý ....................................................................... 71 Sơ đồ 2.4: Cơ chế tác động của cuộc CMCN 4.0 đến QHSX thông qua sự chi phối của các quy luật kinh tế ........................................................................ 72 Sơ đồ 2.5. Sự phát triển có kế thừa và biến đổi về chất của đối tượng sở hữu qua các cuộc cách mạng công nghiệp ........................................................... 76 Sơ đồ 3.1. Tổ chức, quản lý số tại Công ty CP đầu tư và thương mại TNG Thái Nguyên ............................................................................................................... 107 Sơ đồ 3.2: Quy trình phân hệ quản lý mua hàng ở Công ty CP Gang thép Thái Nguyên ....................................................................................................... 108 Sơ đồ 3.3. Sơ đồ kết nối và truyền nhận dữ liệu ......................................... 109
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tỷ lệ sử dụng một trong những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể ở Thái Nguyên năm 2022 .................................................................................................... 189 Bảng 2.2: Số lượng đơn vị kinh tế có ứng dụng công nghệ thông tin phân theo ngành kinh tế ở Thái Nguyên...................................................................... 189 Bảng 2.3: Số lượng đơn vị kinh tế có ứng dụng công nghệ thông tin phân theo địa phương ................................................................................................. 190 Bảng 2.4: Số lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động tại thời điểm 01/01 qua một số năm ở Thái Nguyên. ........................................ 190 Bảng 2.5: Số lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động tại thời điểm 01/01 hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp ...................... 191 Bảng 2.6: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo đang làm việc hàng năm trong nền kinh tế ................................................................................. 191 Bảng 2.7: Sự biến đổi về số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã ở Thái Nguyên qua một số năm ................................................................................................. 191 Bảng 2.8: Tổng thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tại Thái Nguyên ................................ 191 Bảng 2.9: Thu nhập bình quân một tháng của người lao động trong doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tại Thái Nguyên....................... 192 Bảng 2.10: Thu nhập bình quân một tháng của lao động làm công ăn lương một số ngành kinh tế ở Thái Nguyên ................................................................. 192 Bảng 2.11: Hiệu suất sử dụng lao động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh 192 Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2020 ........................................................... 192 Bảng 2.13: Số doanh nghiệp, HTX đang hoạt động tại thời điểm 01/01/2021 phân theo quy mô vốn và theo loại hình doanh nghiệp ............................... 193 Bảng 2.14: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh phân theo địa phương ...................... 194 Bảng 2.15: Vốn sản xuất kinh doanh tại thời điểm 01/01 hàng năm của các doanh nghiệp, HTX đang hoạt động phân theo loại hình doanh nghiệp ...... 194
- DANH MỤC VIẾT TẮT CMCN : CMCN CMCN lần thứ tư : CMCN 4.0 Khoa học - công nghệ : KHCN Lực lượng sản xuất : LLSX Quan hệ sản xuất : QHSX Xã hội chủ nghĩa : XHCN Tư liệu sản xuất : TLSX
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Lịch sử loài người có quá trình phát triển lâu dài theo khuynh hướng từ trình độ thấp lên trình độ cao, với nhiều hình thái kinh tế - xã hội khác nhau. Theo đó, mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều được đặc trưng bởi QHSX và LLSX của riêng nó. Sự tác động qua lại giữa LLSX và QHSX tuân theo quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. Lịch sử phát triển của xã hôi loài người cho thấy, việc nhận thức đúng đắn nội dung quy luật này là rất quan trọng trong việc đề ra các chủ trương, đường lối và xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Việc vận dụng đúng quy luật này khi giải quyết các vấn đề thực tiễn sẽ tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân; ngược lại, có thể gây ra sự đình trệ, thậm chí khủng hoảng kinh tế - xã hội. Hiện nay, thế giới đã và đang chứng kiến và chịu sự tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cuộc cách mạng này được xem như một xu thế tất yếu không thể đảo ngược, một nấc thang vượt trội trong tiến trình phát triển khoa học - công nghệ của nhân loại và là một cuộc cách mạng được nhận định sẽ làm “thay đổi toàn diện bộ mặt của nhân loại”, “những thay đổi này có tính lịch sử cả về quy mô, tốc độ và phạm vi” [91, tr.13], thay đổi căn bản cách chúng ta sống, làm việc và liên hệ với nhau. Sự tác động đó hứa hẹn sẽ mang lại những giá trị to lớn, chưa từng có trong lịch sử, làm tăng thêm những giá trị, sức mạnh vốn là đặc trưng của loài người. Nhưng đồng thời, cũng làm sâu sắc thêm khía cạnh tiêu cực của những tác động này - nói như Klaus Schwab, người sáng lập, Chủ tịch Điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới và là tác giả công trình Cách mạng công nghiệp lần thứ tư rằng, “những thay đổi này sâu sắc đến mức, từ góc độ lịch sử nhân loại, chưa bao giờ có một thời điểm vừa tràn đầy hứa hẹn vừa tiềm tàng hiểm họa như lúc này”. Do đó, việc nhận thức và đánh giá đúng về sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với mỗi quốc gia, mỗi địa phương là điều thực sự rất quan trọng. Đối với Việt Nam, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cơ hội to lớn giúp chúng ta hiện thực hóa mục tiêu xây dựng đất nước trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Cuộc cách mạng này là cơ hội hiếm có để Việt Nam có thể vươn lên thành nước công nghiệp phát triển, rút ngắn khoảng cách với các
- 2 quốc gia phát triển khác trên thế giới. Cơ hội là rất rõ ràng, tuy nhiên Chính phủ Việt Nam cũng xác định rằng thách thức đến từ cuộc cách mạng lần này đối với đất nước là rất lớn. Mặt khác, việc phát triển nhanh dựa trên khoa học và công nghệ phải bảo đảm mục tiêu bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư không chỉ thay đổi bộ mặt kinh tế, chính trị, xã hội trên phạm vi toàn cầu nói chung, mà nó còn tác động (cả tích cực lẫn tiêu cực) tới quan hệ sản xuất ở mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Ở Thái Nguyên hiện nay, các chủ thể: Chính quyền, doanh nghiệp, người lao động,… vẫn chưa nhận thức được chính xác những tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bởi lẽ, trên thực tế ở Thái Nguyên, nền tảng cuộc CMCN 3.0 chưa thực sự ở giai đoạn chín muồi, nhiều khu vực vẫn duy trì nền tảng của cuộc cách mạng 2.0 thì việc vươn lên đón nhận những tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là vấn đề khó khăn. Đặc biệt, với điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù của một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, Thái Nguyên còn rất nhiều khó khăn, cản trở trong việc tiếp nhận và đổi mới KHCN. Do vậy, việc xác định những tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư dẫn đến biến đổi QHSX ở Thái Nguyên là thực sự cần thiết nhằm chủ động tăng cường năng lực tiếp cận các thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tận dụng thời cơ của cuộc cách mạng này đem lại và ứng phó với các tác động tiêu cực mà cuộc cách mạng này tạo ra. Bối cảnh ấy đặt ra yêu cầu cần có những nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống về vấn đề cấp bách là làm thế nào để nhận diện và xử lý có hiệu quả sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quan hệ sản xuất ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay. Với lý do trên, nghiên cứu sinh chọn chủ đề Sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quan hệ sản xuất ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay làm đề tài luận án tiến sĩ Triết học của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Phân tích và làm rõ cơ sở lý luận, thực trạng của tác động của cuộc CMCN 4.0 đến quan hệ sản xuất ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay. Trên cơ sở những vấn đề đặt
- 3 ra từ thực trạng này, luận án đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của nó. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; - Thứ hai, phân tích một số nội dung lý luận về sự tác động của cuộc CMCN 4.0 đến QHSX; - Thứ ba, phân tích và làm rõ sự tác động của cuộc CMCN 4.0 đến QHSX ở tỉnh Thái nguyên hiện nay, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ thực trạng này; - Thứ tư, đề xuất một số giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của cuộc CMCN 4.0 đến QHSX ở Thái Nguyên cho đến năm 2030. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Sự tác động của cuộc CMCN 4.0 đến QHSX ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu * Về nội dung: - Quan niệm về cuộc CMCN 4.0; Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về QHSX, về sự tác động của CMCN 4.0 đến ba mặt của QHSX: quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối; - Đánh giá thực trạng sự tác động của cuộc CMCN 4.0 đến một số nội dung, yếu tố chủ yếu của quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối ở tỉnh Thái nguyên trong giai đoạn 2017 - 2022; - Nội dung về giải pháp đối với cuộc CMCN 4.0 rất phong phú và đa dạng, nhưng tác giả tập trung vào một số nhóm giải pháp cơ bản phù hợp với việc xây dựng QHSX ở Thái Nguyên cho đến năm 2030. * Về thời gian: luận án nghiên cứu, thu thập thông tin, xử lí số liệu tập trung vào khoảng thời gian từ năm 2017 đến năm 2022, tầm nhìn giải pháp đến 2030. * Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật, những luận điểm logic biện chứng mácxít về những quy luật, nguyên tắc chi phối, chiều hướng và nguyên nhân vận động của khái niệm trong tư duy lý luận; Dựa trên cơ sở các nguyên tắc toàn diện,
- 4 nguyên tắc phát triển, các nguyên tắc khác được rút ra từ các cặp phạm trù, quy luật của phép biện chứng duy vật, nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn,… Cùng với những quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội, vai trò của KHCN và sự vận dụng thành tựu của cuộc CMCN 4.0. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án vận dụng các phương pháp thống nhất lịch sử - logic, phân tích - tổng hợp, diễn dịch - quy nạp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, so sánh, phương pháp đọc hiểu tài liệu, văn bản, chú giải học, ... 5. Đóng góp mới của luận án Thứ nhất, luận án làm rõ hai cơ chế tác động của CMCN 4.0 đến QHSX: CMCN 4.0 tác động đến QHSX thông qua người lao động, chủ sở hữu và người tổ chức quản lý sản xuất; CMCN 4.0 tác động đến QHSX thông qua sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan. Thông qua hai cơ chế này mà TLSX được thay đổi về chất, người lao động mới được hình thành với trình độ nghề nghiệp, phương thức lao động, kỹ năng, kỹ xảo mới cao hơn; chúng kết hợp với nhau làm cho trình độ và tính chất của LLSX hoàn thiện hơn, từ đó tất yếu dẫn đến những biến đổi về QHSX. Thứ hai, những đánh giá thẳng thắn về thực trạng tác động của CMCN 4.0 đến đối tượng sở hữu, về mô hình, phương thức tổ chức quản lý, phương thức phân phối, những nguyên nhân, nhận diện thực chất một số vấn đề đặt ra, đề xuất hệ thống giải pháp phát huy những tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của CMCN 4.0 đến QHSX ở Thái Nguyên hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về sự tác động của cuộc CMCN 4.0 đến QHSX. Đặc biệt, luận án bổ sung, làm rõ thêm về cơ chế tác động của cuộc CMCN 4.0 đến QHSX. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án góp phần làm sáng tỏ thêm thực trạng tác động của CMCN lần thứ tư đến QHSX ở tỉnh Thái Nguyên trên ba mặt của nó, trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của CMCN 4.0 đến QHSX ở tỉnh Thái Nguyên. Luận án cũng có giá trị tham khảo trong việc hoạch định chính sách cải tạo, đổi mới, phát triển QHSX, đi tắt, đón đầu, ứng dụng KHCN nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Thái Nguyên.
- 5 Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng để làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy triết học Mác - Lênin, và một số ngành khoa học xã hội khác. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, các công trình công bố của tác giả và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án được cấu trúc thành 4 chương 13 tiết.
- 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CMCN 4.0 và vấn đề QHSX đang là một trong những vấn đề cơ bản, cốt lõi của sự phát triển xã hội. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Liên quan đến nội dung của luận án, tác giả đã chia các công trình được tổng quan thành hai nhóm lớn chủ yếu. 1.1. Các công trình nghiên cứu lý luận về sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quan hệ sản xuất 1.1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến lý luận về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Cuộc CMCN 4.0 ra đời trên nền tảng cuộc CMCN lần thứ ba, cộng hưởng với nó, tạo nên những sự biến đổi mạnh mẽ, cả về lượng, lẫn về chất, cả về tốc độ cũng như quy mô và độ sâu. Nhân loại đã và đang tiến tới cuộc CMCN 4.0, sự ra đời, khái niệm, các ưu thế lớn và sự tác động của cuộc CMCN 4.0 là những vấn đề được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu và là chủ đề được đưa ra trao đổi, bàn luận trong nhiều hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế. Trước hết phải kể đến cuốn Tổng luận Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư [16] do Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (2016) biên soạn, bao gồm những nghiên cứu góp phần đem lại cách nhìn toàn diện hơn về cuộc CMCN 4.0. Công trình đã đi từ quá trình định hình khái niệm, các động lực của cuộc CMCN 4.0, những thách thức, những cơ hội và những tác động của nó đối với chính phủ, doanh nghiệp, người dân cũng như chiến lược và chính sách của một số nước trong cuộc cách mạng này. Công trình đã kế thừa định nghĩa về cuộc CMCN 4.0 được đưa ra bởi GS. Klaus Schwab rằng: cuộc CMCN 4.0 là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với các hệ thống vật lí không gian ảo, Internet vạn vật và internet của các dịch vụ [16, tr.6]. Bản chất của cuộc CMCN 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy, … Đặc biệt, các tác giả đã nhận diện những tác động của cuộc CMCN 4.0 đến việc làm, sự phân hóa trong thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế con người trong toàn bộ nền kinh tế, người lao động sẽ bị dư thừa và điều đó làm xa hơn khoảng cách giữa lợi nhuận so với đồng vốn và lợi nhuận so với sức lao động. Mặt khác, xét về
- 7 tổng thể, “các công việc an toàn và thu nhập cao hơn có thể gia tăng sau khi công nghệ thay thế dần con người” [16, tr.8]. Nhưng nó đe dọa loại bỏ những lao động có kỹ năng thấp và một số công việc liên quan đến hành chính văn phòng. Đồng thời, nhóm tác giả cũng đưa ra những khuyến nghị chính sách cho Việt Nam ứng phó với những tác động loại này. Như vậy, những nội dung nghiên cứu trong Tổng luận đã bao quát nhiều nội dung về cuộc CMCN 4.0. Các quan điểm về quá trình định hình, khái niệm, bản chất cuộc CMCN 4.0, sự tác động của cuộc cách mạng này tới vấn đề việc làm và phân hóa lao động, những khuyến nghị chính sách sẽ được luận án tính đến và tiếp tục làm rõ hơn. Bài viết Một số vấn đề triết học của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư [47] của tác giả Nguyễn Hùng Hậu (2017) đã khái quát, định hình và đưa ra những biểu hiện của cuộc CMCN 4.0. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra một số hậu quả của CMCN 4.0. Cuộc cách mạng này sẽ gây ra nguy cơ tiềm ẩn phá vỡ sự cân bằng của thị trường lao động khi robot và tự động hóa được áp dụng phổ biến sẽ làm tăng lượng lao động dư thừa; khoảng cách giàu nghèo sẽ ngày càng doãng ra giữa những người sở hữu vốn tài chính và vốn tri thức (các nhà sáng chế, cổ đông và nhà đầu tư) với những người chỉ có sức lao động. Điều đó có thể khiến thu nhập của số đông dân cư tại các nước đang phát triển sụt giảm khi nhu cầu nhân lực trình độ cao tăng, trong khi nhu cầu nhân lực phổ thông giảm mạnh… Đây là những thực tế quan trọng, cần thiết để luận án nghiên cứu sâu sắc hơn về cuộc CMCN 4.0. Công trình Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư [8] của tác giả Nguyễn Văn Bình (2017) đã khái quát, hệ thống hóa được một số nội dung cơ bản của cuộc CMCN 4.0; công trình giới thiệu những chính sách, cách tiếp cận của các quốc gia trên thế giới về cuộc cách mạng này; đã phân tích sự tác động của cuộc CMCN 4.0 tới những lĩnh vực, những ngành nghề cụ thể của Việt Nam; dự báo những thuận lợi, rủi ro, thách thức mà cuộc cách mạng lần thứ tư có thể mang lại; đề xuất những chính sách, biện pháp để phát huy những giá trị của cuộc cách mạng này, khắc phục và hạn chế những nguy cơ tiềm tàng rủi ro có thể xảy ra. Công trình Cách mạng công nghiệp lần thứ tư thời cơ và thách thức đối với Việt Nam [53] (Kỷ yếu Hội thảo ngày 10/05/2017) do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức, Nguyễn Xuân Thắng (chủ biên)) là tập hợp các tham luận của nhiều nhà khoa học, chuyên gia và các học giả trong nước quan tâm đến
- 8 cuộc CMCN 4.0. Mặc dù, mục đích, nhiệm vụ, hướng nghiên cứu của các tác giả là khác nhau, song các bài này đã khái quát được những vấn đề cơ bản nhất của cuộc CMCN 4.0, từ khái niệm, bản chất, động lực, xu hướng, thời cơ, thách thức và sự tác động của cuộc cách mạng này đến nền kinh tế, xã hội, giáo dục và quản trị Nhà nước. Có thể kể đến một số bài tiêu biểu trong cuốn Kỷ yếu tiếp cận dưới góc độ triết học là: Đinh Văn Thụy với Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hệ quả triết học của nó, Đoàn Xuân Thủy với Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quan hệ sản xuất,… đây cũng là những bài có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án. Trong cuốn sách Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư [91], tác giả Klaus Schwab (2018) đã nghiên cứu và làm sáng tỏ nhiều vấn đề khác nhau, tiêu biểu trong đó là những nội dung sau đây: Thứ nhất, tác giả khẳng định CMCN 4.0 là một khái niệm dùng để chỉ một loạt các công nghệ tự động hóa, trao đổi dữ liệu và chế tạo hiện đại,… Thứ hai, tác giả phân tích bối cảnh lịch sử ra đời cuộc CMCN 4.0 và những thay đổi sâu sắc mang tính hệ thống do nó gây ra. Thứ ba, tác giả khẳng định, bên cạnh những cơ hội, những giá trị tích cực mà cuộc CMCN 4.0 đem lại là những thách thức buộc cả nhân loại sẽ phải đối mặt. Ông viết: “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra nhiều lợi ích to lớn và cũng chừng đó thách thức. Mối lo ngại đặc biệt là ở sự bất bình đẳng đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Những thách thức đặt ra bởi sự gia tăng bất bình đẳng rất khó định lượng bởi vì phần lớn chúng ta vừa là người tiêu dùng vừa là nhà sản xuất. Do vậy, đổi mới và sự phá vỡ cấu trúc cũ của sản xuất, sẽ ảnh hưởng theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực đến mức sống và phúc lợi của chúng ta...” [xem 91, tr.2]. Tác giả cho rằng, con người khó có thể tránh khỏi thực tế đổ vỡ do những tác động đó, nhưng không có nghĩa là con người bất lực khi đối diện với nó. Trách nhiệm của con người là phải đảm bảo, phải thiết lập được tập hợp các giá trị chung để định hướng các chính sách và chủ động thay đổi để biến cuộc CMCN 4.0 trở thành cơ hội đối với tất cả mọi người. Thứ tư, tác giả chỉ ra những nhân tố thúc đẩy, những xu thế lớn, điểm bùng phát và sự tác động của cuộc cách mạng này tới tất cả cả các lĩnh vực, khu vực cũng như toàn cầu. Đối với nền kinh tế, tác giả đặc biệt nhấn mạnh rằng: “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ có một tác động rất lớn và đa diện tới nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, mặc dù công nghệ có những tác động tích cực đối với
- 9 tăng trưởng kinh tế, nhưng vẫn cần chỉ ra những tác động tiêu cực của nó, ít nhất là trong ngắn hạn, đối với thị trường lao động” [91, tr.66]. Tác giả cho rằng sự thay thế lao động là một trong những xu hướng tất yếu, trong đó nhiều loại hình công việc khác nhau, đặc biệt là những công việc có liên quan đến lao động chân tay vận hành máy móc và đòi hỏi tính chính xác cao, đã được cơ giới hóa và tự động hóa. Nhiều công việc khác sẽ nối tiếp, bởi vì sức mạnh máy tính cũng đang tiếp tục phát triển theo cấp số nhân. Nhiều công việc khác sẽ được tự động hóa một phần hoặc hoàn toàn. Tuy nhiên, tác giả cũng dự báo nam giới và nữ giới sẽ chịu ảnh hưởng khác nhau trước những nguy cơ, thách thức về việc làm do CMCN 4.0 đưa lại. Điều đó càng làm trầm trọng hơn sự bất bình đẳng giới. Thứ năm, tác giả chỉ ra sự tác động đến doanh nghiệp, quốc gia, toàn cầu và toàn xã hội, cũng như là cá nhân từng người về luân lý, đạo đức và dự định những con đường phía trước trên cơ sở dự báo quy mô, tốc độ, những biến đổi tạo ra trên những điểm bùng phát công nghệ và thời gian dự kiến nó xuất hiện trên thực tế. Có thể nói, cuốn sách của tác giả là một công trình khoa học công phu căn bản, cung cấp những vấn đề lý luận rất quan trọng và mới mẻ về cuộc CMCN 4.0, đưa ra những dự báo về sự thay đổi có hệ thống trên mọi phương diện của đời sống xã hội dưới sự tác động của cuộc cách mạng này. Kết quả nghiên cứu của công trình sẽ được luận án kế thừa ở những khái niệm, định nghĩa, những luận điểm quan trọng về sự tác động của cuộc CMCN 4.0 và những xu hướng biến đổi của thế giới dưới sự tác động của cuộc CMCN 4.0, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Công trình Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với quản trị nhà nước [55] - Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế (2018) là sự tập hợp nhiều bài viết của nhiều tác giả được chia làm ba phần tương ứng với ba nội dung chủ yếu về: tư duy khoa học hệ thống trong quản trị nhà nước và cuộc CMCN 4.0; cuộc CMCN 4.0 với quản trị nhà nước; tác động của cuộc CMCN 4.0 đến kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và phát triển bền vững. Những nghiên cứu trên, mặc dù với những góc độ tiếp cận khác nhau, nhưng đều có ý nghĩa giá trị lý luận rất lớn khi bàn về cuộc CMCN 4.0. Bởi lẽ, thông qua các bài viết, các tác giả không chỉ làm rõ được khái niệm, lịch sử ra đời, xu hướng cũng như sự tác động của cuộc CMCN 4.0 tới các vấn đề liên quan đến quản trị nhà nước và các vấn đề kinh tế - chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, chưa có công trình hay bài viết nào trực tiếp nghiên cứu về sự tác động của cuộc
- 10 CMCN 4.0 đến QHSX dưới góc độ triết học. Luận tiếp tục khỏa lấp khoảng trống này. Công trình Định hình cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư [92] cũng của tác giả Klaus Schwab (2019) là sự tiếp nối, bổ sung cho cuốn sách đã giới thiệu trên của ông. Công trình này trình bày toàn diện và hệ thống hơn cuộc CMCN 4.0, những thách thức do nó đặt ra và hành động của chúng ta. Từ nội dung phong phú của công trình, luận án có thể tiếp thu những vấn đề sau đây: Thứ nhất, vấn đề xác định phạm vi cuộc CMCN 4.0, theo tác giả: “Không thể coi công nghệ như một lực lượng hoàn toàn ngoại sinh chắc chắn sẽ quyết định tương lai của chúng ta và ngược lại, cũng không nên cho rằng công nghệ đơn giản là một công cụ mà con người có thể lựa chọn sử dụng theo bất cứ cách nào mà chúng ta muốn” [92, tr.29]. Chúng ta cần phải hiểu sâu hơn về cách thức các công nghệ mới kết nối với nhau và ảnh hưởng tới đời sống con người theo cách vừa thầm lặng vừa công khai. Thứ hai, tác giả đi sâu hơn vào bản chất của từng loại công nghệ và từng vấn đề quản trị cụ thể. Về trí tuệ nhân tạo, tác giả nhấn mạnh, “trí tuệ nhân tạo đã giúp khai sinh ra nền kinh tế kỹ thuật số và sẽ sớm cấu hình lại nền kinh tế vật chất” [92, tr.254]. Tuy nhiên, trí tuệ nhân tạo và robot sẽ thay đổi thế giới theo những cách sâu sắc, trong đó khi robot được điều khiển bởi trí tuệ nhân tạo sẽ dẫn đến việc khó dự đoán tác động từ việc sắp xếp lại các kỹ năng và việc làm, tạo ra sức ép gánh nặng cho xã hội. Đồng thời có những cảnh báo rủi ro về an ninh mạng và kéo theo một số vấn đề khác. Về vật liệu mới, theo tác giả, là “viên gạch tạo nên đổi mới sáng tạo trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” [92, tr.275]. Những vật liệu mới rất quan trọng đối với các công nghệ sản xuất, tạo ra một thế giới vật chất hoàn toàn khác, “chúng sẽ sắp xếp lại chuỗi cung ứng, biến đổi môi trường và thay đổi mức tiêu thụ” [92, tr.276]. Trong điều kiện lý tưởng, các thành phần của vật liệu tiên tiến sẽ được lấy từ các nguồn theo hướng có trách nhiệm về mặt sinh thái với nguyên liệu thô dồi dào, được sản xuất bởi quy trình xanh. Do đó, chúng tạo ra ít chất độc hại và tác động tối thiểu đến môi trường. Tác giả cũng nhấn mạnh, “công nghệ sản xuất đắp dần và in ấn đa chiều (in 3D) cũng tác động tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ đối với nhiều ngành nghề từ sản xuất những mặt hàng thời trang cho đến ứng dụng in ấn trong ngành y tế, tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành y tế…” [92, tr.279].
- 11 Thứ ba, theo tác giả, việc phát triển công nghệ sinh học thông qua các ứng dụng của chúng sẽ tạo ra những chế phẩm sinh học cho các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và sản xuất lương thực thực phẩm cùng với các hóa chất và vật liệu yêu cầu… Thứ tư, công trình phác họa khá cụ thể về quá trình tác động và dự báo xu hướng tác động của cuộc CMCN 4.0 tới nhiều mặt của sản xuất và đời sống xã hội. Có thể thấy, công trình đã không chỉ phân tích bản chất của CMCN 4.0 nói chung mà còn phân tích bản chất cụ thể của từng loại công nghệ mới; không chỉ chỉ ra sự tác động của những công nghệ mà còn dự báo những xu hướng tác động của chúng tới sản xuất, đời sống trong đó có QHSX. Dưới góc độ triết học đó chính là sự phát triển của LLSX quyết định sự biến đổi của QHSX. Luận án sẽ tiếp thu tinh thần này của công trình. * Liên quan đến nội dung nghiên cứu lý luận về cuộc CMCN 4.0 và một số vấn đề đặt ra với Việt Nam còn có các công trình: Cách mạng công nghiệp 4.0 – vấn đề đặt ra cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam [50] của Trần Thị Vân Hoa (2018); Về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư [101], của hai tác giả Lê Thị Tình và Lê Thị Mai Liên (2019); Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cuộc cách mạng của sự hội tụ và tiết kiệm của tác giả Phan Xuân Dũng [27]. Mặc dù có đối tượng, mục tiêu nghiên cứu khác nhau, nhưng các tác giả đều khẳng định về nguồn gốc cuộc CMCN 4.0 ra đời trên cơ sở của cuộc CMCN lần thứ ba, trọng tâm là các phát minh, sáng chế và sự kết hợp của ba “đại xu hướng”: vật lý, số hóa và sinh học, hay là sự kết hợp của ba thế giới: thế giới vật chất, thế giới ảo (thế giới số) và thế giới sinh vật. “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được hình thành dựa trên nền tảng cuộc cách mạng số, đặc biệt là việc sử dụng internet” [49, tr.22]. Đặc trưng của cuộc CMCN này là sự hợp nhất về mặt công nghệ, nhờ đó làm mờ ranh giới giữa lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học, đem lại sự kết hợp giữa hệ thống ảo và thực. Về xu hướng công nghệ của cuộc CMCN 4.0, theo tác giả, có thể chia các xu hướng của cuộc cách mạng này thành ba nhóm thuộc về vật lý, kỹ thuật số và sinh học, bao gồm: công nghệ in 3D, xe tự lái, vật liệu mới, Internet kết nối vạn vật, dữ liệu lớn, trí thông minh nhân tạo, chuỗi khối, công nghệ sinh học,… Thông qua sự tác động dự kiến của cuộc CMCN 4.0 đến sự phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục, đào tạo và quản lý, điều tiết của Nhà Nước,… Nhóm tác giả chỉ ra thực trạng của sự tác động của cuộc cách mạng này tới Việt Nam. Từ đó, đưa ra một số đề xuất, giải pháp nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức của cuộc CMCN 4.0
- 12 đối với nước ta. Những nội dung về sự tác động của CMCN 4.0 tới kinh tế - xã hội và những gợi mở chính sách có giá trị tham khảo đối với luận án. Tuy nhiên, với phạm vi nghiên cứu của các công trình, về mặt lý luận, các tác giả phân tích chưa thật rõ nội hàm khái niệm CMCN 4.0. Luận án sẽ tiếp tục làm rõ nội dung này. Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên đây đã bàn nhiều nội dung lý luận liên quan đến cuộc CMCN 4.0: định nghĩa, xu thế và sự tác động của cuộc CMCN 4.0. Những định nghĩa mà các tác giả đưa ra chủ yếu mới dừng ở liệt kê một số thuộc tính của cuộc CMCN 4.0, chưa định nghĩa nào chỉ ra được tính chất căn bản của cuộc cách mạng này. Luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu và làm rõ nội hàm của khái niệm CMCN lần thứ tư, tiếp cận dưới góc độ triết học. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận quan hệ sản xuất Lý luận về QHSX là một trong những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong quá trình nghiên cứu, chọn lọc tài liệu, nghiên cứu sinh nhận thấy đã có nhiều công trình khảo cứu chuyên sâu về QHSX. Liên quan đến nội dung này, có nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước với góc độ tiếp cận, mục đích và phạm vi nghiên cứu khác nhau đã đề cập đến cả ba mặt của QHSX: quan hệ sở hữu về TLSX, quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất và quan hệ phân phối. Có thể nêu một số công trình tiêu biểu sau: * Về quan hệ sản xuất trong mối quan hệ với lực lượng sản xuất Công trình C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất [75] biên soạn bởi Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật do Phạm Văn Linh (2019) chỉ đạo. Công trình được hình thành trên cơ sở sưu tầm, tuyển chọn những luận điểm của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin về mối quan hệ giữa LLSX và QHSX từ các tác phẩm trong C. Mác và Ph. Ăngghen Toàn tập và V.I. Lênin Toàn tập. Có thể nói, đây là một công trình khoa học khá công phu và hữu ích. Công trình đã hệ thống hóa những quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin nhằm chỉ ra logic phát triển của quan điểm, tư tưởng của các ông về mối quan hệ giữa LLSX và QHSX. Kết quả nghiên cứu của công trình là tiền đề lý luận quan trọng của luận án. Công trình Giá trị cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong giai đoạn hiện nay [61] của tác giả Phạm Văn Linh (chủ biên - 2019) bao gồm hệ thống những bài viết của nhiều tác giả trong hội thảo “Giá trị cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin về LLSX, QHSX và
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay
174 p | 595 | 101
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Vai trò của nhà nước trong việc kết hợp giữa tăng trường kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái nước ta hiện nay
176 p | 281 | 83
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
155 p | 354 | 77
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Nhà nước với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay
165 p | 249 | 55
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
27 p | 225 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn (CHDCND Lào) từ năm 1991 đến năm 2010
170 p | 159 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay
29 p | 193 | 19
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Nhà nước với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay
27 p | 172 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho giảng viên các trường chính trị tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay
177 p | 27 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Xây dựng hình ảnh văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay
220 p | 19 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 164 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Triết lý yêu nước Việt Nam và ý nghĩa của việc giáo dục triết lý đó cho sinh viên các trường đại học ở nước ta hiện nay
151 p | 12 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Phát huy vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Bắc hiện nay
27 p | 19 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn (CHDCND Lào) từ năm 1991 đến năm 2010
12 p | 113 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: “Những yếu tố cản trở sự phát triển lực lượng sản xuất ở Hà Nội hiện nay và giải pháp tháo gỡ”
213 p | 6 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Năng lực tư duy phản biện của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
188 p | 7 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Năng lực tư duy phản biện của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
27 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn