Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
lượt xem 18
download
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay nhằm phân tích một số khái niệm công cụ, làm rõ thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên, từ đó đề xuất quan điểm định hướng và một số giải pháp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM HUY THÀNH gi¸o dôc gi¸ trÞ ®¹o ®øc truyÒn thèng víi viÖc h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn nh©n c¸ch cho sinh viªn khu vùc t©y nguyªn trong bèi c¶nh toµn cÇu hãa hiÖn nay Chuyên ngành : CNDVBC&CNDVLS Mã số : 62 22 80 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2014
- C«ng tr×nh ®îc hoµn thµnh t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh Ngêi híng dÉn khoa häc: 1. PGS,TS TRẦN SỸ PHÁN 2. PGS,TS LÊ THỊ THỦY Ph¶n biÖn 1: Ph¶n biÖn 2: Ph¶n biÖn 3: LuËn ¸n sÏ ®îc b¶o vÖ tríc Héi ®ång chÊm luËn ¸n cÊp Häc viÖn häp t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh. Vµo håi giê ngµy th¸ng n¨m 2014 Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i: Th viÖn Quèc gia vµ Th viÖn Häc viÖn ChÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng là một bộ phận thanh niên ưu tú, giàu tâm huyết, nhiệt tình và say mê với lý tưởng cách mạng. Họ là những người rất nhạy cảm với cái mới, thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi của điều kiện và hoàn cảnh sống. Tuy nhiên, do tuổi đời còn trẻ, vốn kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên sinh viên cũng rất dễ bị tác động bởi những yếu tố tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hoá. Sự tác động đó, đang ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống của sinh viên, đến sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên và đặt sinh viên trước những thách thức mới, trong đó có sinh viên ở khu vực Tây Nguyên. Thực tế, vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinh viên có lối sống thực dụng, xa hoa lãng phí, xa rời truyền thống đạo lý của dân tộc, thậm chí thoái hoá, biến chất, mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và hoài nghi về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Thực trạng nhân cách của thanh niên - sinh viên khu vực Tây Nguyên nêu trên có nhiều nguyên nhân, một trong số đó là do chúng ta chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho những trí thức tương lai của vùng đất Tây Nguyên. Với ý nghĩa đó, tác giả chọn vấn đề: “Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay” để nghiên cứu và làm luận án tiến sỹ chuyên ngành triết học. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu Phân tích một số khái niệm công cụ của luận án: nhân cách, nhân cách sinh viên, giá trị, giá trị truyền thống, giá trị đạo đức truyền thống, toàn cầu hóa, tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên. Làm rõ thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên, từ đó luận án đề xuất quan điểm định hướng và một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.
- 2 2.2. Nhiệm vụ Góp phần làm sáng tỏ một số khái niệm công cụ của luận án: nhân cách, nhân cách sinh viên, giá trị truyền thống, giá trị đạo đức truyền thống, toàn cầu hóa. Làm rõ tầm quan trọng, nội dung giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên nói chung, sinh viên khu vực Tây Nguyên nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay và chỉ ra nguyên nhân của thực trạng đó. Đề xuất một số quan điểm định hướng, giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên (nhất là sinh viên dân tộc thiểu số) trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Phạm vi: Diện khảo sát sinh viên hệ chính quy ở các trường đại học, cao đẳng khu vực Tây Nguyên. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục giá trị đạo đức truyền nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên khu vực Tây Nguyên nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; phương pháp lịch sử-lôgíc, phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh, các phương pháp chuyên ngành và liên ngành khác.
- 3 Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học: thời gian vào tháng 10 năm 2012, số phiếu phát ra 400 phiếu: trường Đại học Tây Nguyên 100 phiếu, đại học Đà Lạt 100, Cao đẳng Sư phạm Đắk Lăk là 100 phiếu, Cao đẳng Sư phạm Gia Lai 100 phiếu, kết quả thu về 376 phiếu. 5. Những đóng góp khoa học của luận án Góp phần làm sáng tỏ một số khái niệm công cụ của luận án: nhân cách, nhân cách sinh viên, giá trị truyền thống, giá trị đạo đức truyền thống, toàn cầu hóa. Phân tích vai trò giáo dục giá trị đạo đức truyền thống đối với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay và chỉ ra nguyên nhân của thực trạng đó. Đề xuất một số quan điểm định hướng và giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về mặt lý luận: Luận án tập trung nghiên cứu các khái niệm: giá trị, giá trị đạo đức truyền thống, toàn cầu hoá, tính tất yếu của quá trình toàn cầu hoá. Về mặt thực tiễn: Luận án làm rõ thực trạng nhân cách sinh viên và công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên hiện nay. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, môn đạo đức học, đồng thời góp phần vào mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 12 tiết.
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU XUNG QUANH VẤN ĐỀ GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG, GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG, NHÂN CÁCH, NHÂN CÁCH SINH VIÊN 1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến giá trị truyền thống, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống. Vấn đề giá trị truyền thống, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam luôn được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Các giá trị truyền thống được làm sáng tỏ từ sự hình thành, phát triển và tiếp biến trong điều kiện mới. Nội dung nghiên cứu là các giá trị truyền thống, chủ yếu là các giá trị tinh thần được biến đổi trong sự thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta. Các công trình khoa học đã làm rõ các khái niệm giá trị, giá trị đạo đức, giá trị đạo đức truyền thống, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống. Cách tiếp cận của các công trình khoa học thường đi từ khái niệm giá trị và cấu trúc giá trị bao gồm giá trị vật chất và giá trị tinh thần; trong giá trị tinh thần thì giá trị đạo đức đóng vai trò chủ yếu. Song, có thể thấy, đó chủ yếu là các giá trị tinh thần (bao gồm giá trị đạo đức), và do vậy, việc nghiên cứu giá trị đạo đức truyền thống chỉ được nghiên cứu cùng với giá trị tinh thần khác, mà ít có công trình nghiên cứu chuyên biệt. Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho đối tượng cụ thể là sinh viên được nhiều công trình khoa học đề cập đến, nhưng đối với sinh viên khu vực Tây Nguyên chưa có một công trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống. Luận án của tác giả sẽ kế thừa các khái niệm cộng cụ: giá trị, giá trị đạo đức, giá trị đạo đức truyền thống của các công trình khoa học nêu trên để thực hiện mục đích, nhiệm vụ đặt ra. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến nhân cách, giá trị nhân cách, thực trạng nhân cách của con người Việt Nam trong quá trình đổi mới đất nước. Vấn đề nhân cách, sự hình thành và phát triển nhân cách ở nước ta được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, nhằm xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp
- 5 công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các công trình đề cập đến khái niệm nhân cách, quá trình hình thành và phát triển cách, cấu trúc nhân cách; vai trò của giáo dục đối với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam nói chung và sinh viên nói riêng. Cách tiếp cận của các công trình khoa học trên thường khai thác khái niệm nhân cách, cấu trúc nhân cách và quá trình hình thành, phát triển nhân cách; cấu trúc nhân cách bao gồm tài và đức là vấn đề xuyên suốt được phân tích rõ trong quá trình giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách. Chưa có công trình nào nghiên cứu nhân cách dưới góc độ cụ thể, chẳng hạn, nghiên cứu vai trò giáo dục giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách con người Tây Nguyên nói chung, sinh viên nói riêng. Do vậy, đây là hướng nghiên cứu mới của luận án, làm rõ vai trò giáo dục giá trị đạo đức truyền thống đối với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên. Đồng thời, luận án kế thừa các khái niệm nhân cách, cấu trúc nhân cách và cách triển khai cấu trúc nhân cách trong việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên khu vực Tây Nguyên. 1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ ĐỐI VỚI NHÂN CÁCH, LỐI SỐNG, ĐẠO ĐỨC CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ SINH VIÊN VIỆT NAM NÓI RIÊNG 1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến toàn cầu hóa và đặc điểm của toàn cầu hóa Toàn cầu hóa đã có những quan niệm rất khác nhau, song tất cả các công trình được đề cập ở trên, chúng ta thấy chủ yếu là toàn cầu hóa về kinh tế. Cũng có rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, toàn cầu hóa đang diễn ra trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự và môi trường tự nhiên…Vấn đề ở chỗ, bản chất của toàn cầu hóa là toàn cầu hóa kinh tế chiếm một vị trí trọng tâm. Những vấn đề toàn cầu hóa của văn hóa, môi trường tự nhiên…cũng nảy sinh từ toàn cầu hóa kinh tế. Vì vậy, có thể nói, toàn cầu hóa ngày nay chủ yếu là toàn cầu hóa kinh tế, với những tác động sâu rộng của nó đến các mặt đời sống xã hội như quân sự, chính trị, văn hóa, môi trường...của thế giới trên quy mô toàn cầu. Toàn cầu hóa tác động tới một khu vực riêng biệt thì rất ít công trình nghiên cứu đề cập đến, đặc biệt là vùng đất Tây Nguyên. Đây có thể nói là vấn đề mới mà luận án cần phải đi sâu nghiên cứu, nhất là
- 6 sự tác động của toàn cầu hóa làm biến đổi giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu đến sự tác động của toàn cầu hóa đến đạo đức, nhân cách con người Việt Nam nói chung và sinh viên nói riêng Sự tác động của toàn cầu hoá đến nhân cách con người Việt Nam được nhiều nhà khoa học đề cập đến, tạo ra sự đa dạng và phong phú trong cách tiếp cận vấn đề, giải quyết vấn đề. Mặt khác, cũng cho chúng ta thấy tính chất phức tạp của toàn cầu hoá tác động tới nhân cách, đạo đức con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Các công trình khoa học đã làm rõ khái niệm toàn cầu hóa, sự tác động tích cực và tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa đến các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Làm rõ biểu hiện các giá trị đạo đức của con người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và kinh tế thị trường: quá trình thay đổi các giá trị trong cuộc sống, biểu hiện lệch lạc trong mối quan hệ giữa con người với con người, lối sống thực dụng đề cao đồng tiền, chủ nghĩa cá nhân đang làm băng hoại đạo đức xã hội ở nước ta. Bên cạnh đó, các công trình cũng đã đưa ra các giải pháp để hạn chế tác động tiêu cực của toàn cầu hóa tới đạo đức xã hội, đồng thời nâng cao hiệu quả trong công tác xây dựng đạo đức mới - đạo đức cách mạng ở nước ta. Trong luận án chúng tôi kế thừa khái niệm toàn cầu hóa, kết quả nghiên cứu xu thế tất yếu với những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa đối với đời sống xã hội và sự biến đổi các giá trị đạo đức. Nhưng các công trình trên, chưa có một công trình nào nghiên cứu về nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa, mà chỉ đề cập đến sinh viên cả nước nói chung. Đây là điểm mới của luận án, nghiên cứu sinh tập trung khai thác để làm rõ vai trò của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống đối với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. 1.3. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC TÂY NGUYÊN NÓI CHUNG VÀ THANH NIÊN - SINH VIÊN TÂY NGUYÊN NÓI RIÊNG 13.1. Các công trình nghiên cứu về tác động của toàn cầu hoá đến đời sống đồng bào dân tộc Tây Nguyên Các công trình nghiên cứu sự tác động của toàn cầu hóa đến vùng đất Tây Nguyên chỉ mới dừng lại ở sự tác động đối với văn hóa – kinh tế – xã
- 7 hội nói chung. Chưa có công trình nào đề cập trực tiếp đến sự tác động của toàn cầu hóa đối với những giá trị đạo đức truyền thống cho đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Trong luận án, nghiên cứu sinh tập trung luận giải các nhân tố ảnh hưởng tới giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung và sinh viên nói riêng. 1.3.2. Các công trình nghiên cứu thực trạng, giải pháp giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên. Thực trạng đạo đức, giải pháp giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong các công trình khoa học chỉ mới được đề cập một vài giá trị tiêu biểu, cũng chưa đưa ra được các giải pháp để xây dựng nhân cách, đạo đức sinh viên khu vực này trong thời gian tới. Chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu, riêng biệt dưới góc độ triết học về nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Chương 2 NHÂN CÁCH, NHÂN CÁCH SINH VIÊN, TẦM QUAN TRỌNG VÀ NỘI DUNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG NHẰM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ HIỆN NAY 2.1. NHÂN CÁCH VÀ NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT NAM 2.1.1. Khái nhiệm nhân cách Từ cách tiếp cận bắt đầu từ khái niệm con người, cá nhân, tác giả luận án đồng tình với khái niệm nhân cách: Nhân cách như là một chỉnh thể cá nhân có tính lịch sử - cụ thể, tham gia vào hoạt động thực tiễn, đóng vai trò của chủ thể nhận thức và cải tạo thế giới, chủ thể của quyền hạn và nghĩa vụ, của những chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ và mọi chuẩn mực xã hội khác. Xét về mặt cấu trúc, nhiều ý kiến cho rằng nhân cách gồm hai mặt thống nhất với nhau là phẩm chất và năng lực, hay nói cách khác nhân cách là sự thống nhất của phẩm chất đạo đức và năng lực.
- 8 2.1.2. Một số nhân tố cơ bản tác động đến sự hình thành nhân cách Thứ nhất, quá trình hình thành và phát triển nhân cách luôn gắn liền với giáo dục. Thứ hai, quá trình hình thành và phát triển nhân cách chịu sự tác động qua lại giữa cá nhân và xã hội. Thứ ba, sự hình thành và phát triển nhân cách chịu sự chi phối bởi các yếu tố văn hoá - xã hội. Thứ tư, quá trình hình thành và phát triển nhân cách chịu sự chi phối của đạo đức - nhân tố cốt lõi trong cấu trúc nhân cách. 2.1.3. Sinh viên và nhân cách sinh viên - Sinh viên Việt Nam - tầng lớp xã hội đặc thù: Khác với những bộ phận thanh niên khác, Sinh viên là những công dân có độ tuổi chủ yếu từ 18 đến 30 đang học tập ở bậc đại học, cao đẳng, đang chuẩn bị những nền tảng tri thức, kỹ năng cần thiết cho các hoạt động chuyên môn nghề nghiệp sau này. Một trong những biểu hiện đặc thù của sinh viên là chỗ họ luôn nêu cao khả năng tự ý thức, tự đánh giá và luôn luôn muốn tự khẳng định mình. Biểu hiện thứ hai của tính đặc thù ở sinh viên chính là việc xây dựng kế hoạch để thực hiện nghề nghiệp mà mình đã chọn. - Nhân cách sinh viên Nhân cách sinh viên là trường hợp cụ thể của nhân cách, là hình thức biểu hiện tính người ở một tầng lớp đặc biệt. Nên được hiểu: Nhân cách sinh viên là toàn bộ những năng lực, phẩm chất đạo đức của mỗi sinh viên, biểu hiện qua các hoạt động học tập, giao tiếp, ứng xử, giúp sinh viên tự điều chỉnh hành vi, tự đánh giá để hoàn thiện bản thân mình. - Cấu trúc nhân cách sinh viên Về phẩm chất đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay: có niềm tin lý tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh, phong phú, lối sống văn hóa, tình nghĩa, yêu lao động, có ý thức pháp luật, có trách nhiệm với gia đình, quê hương và cộng đồng. Về năng lực của sinh viên Việt Nam hiện nay: nỗ lực trong học tập, lao động, năng động, có tri thức khoa học, có khả năng tư duy độc lập và năng lực sáng tạo trong việc tiếp thu cái mới, thích ứng nhanh với những biến đổi của đời sống xã hội.
- 9 2.2. TOÀN CẦU HOÁ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG NHẰM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ HIỆN NAY 2.2.1. Toàn cầu hoá và xu thế tất yếu của toàn cầu hoá - Khái niệm toàn cầu hoá Từ cách tiếp cận của mình, chúng tôi cho rằng: Toàn cầu hoá là sự mở rộng biên độ gia tăng liên kết, ảnh hưởng sâu sắc trên phạm vi toàn thế giới trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội bằng nhiều phương thức khác nhau mà xuất phát điểm của nó là từ kinh tế và chủ yếu là kinh tế. - Xu thế tất yếu của toàn cầu hoá Toàn cầu hoá đang là một xu thế khách quan, bắt nguồn từ xã hội hoá sản xuất cao trên thế giới dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Mặc dù, quá trình toàn cầu hoá đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, nên có nhiều mặt tiêu cực đe doạ độc lập và chủ quyền của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, quá trình này vẫn có mặt “tích cực” nhất định của nó, vì thế toàn cầu hóa vẫn lôi cuốn được nhiều nước khác nhau tham gia vào quá trình này. 2.2.2. Tầm quan trọng của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay Thứ nhất, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên sẽ góp phần củng cố và phát huy các giá trị đó ở sinh viên trong hoàn cảnh lịch sử mới, hình thành ở sinh viên những phẩm chất nhân cách cần thiết. Thứ hai, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng phẩm chất đạo đức trong nhân cách sinh viên. Thứ ba, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống sẽ góp phần quan trọng đối với việc phát triển yếu tố năng lực trong nhân cách sinh viên. 2.3. GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VÀ MỘT SỐ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC CẦN PHẢI GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY 2.3.1. Giá trị và giá trị đạo đức truyền thống - Khái niệm giá trị Từ những quan niệm khác nhau, chúng tôi hiểu giá trị là một phạm trù triết học, phản ánh sự vật, hiện tượng và những thuộc tính của chúng
- 10 có ý nghĩa đối với xã hội, cộng đồng, cá nhân, với tư cách là phương tiện thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần, đồng thời thể hiện tính mục đích của con người trong hoạt động. Giá trị đạo đức truyền thống là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ hệ thống giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam. Nói đến giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam là chúng ta nói đến các giá trị đạo đức đặc thù của con người Việt Nam được thử thách qua hàng ngàn năm lịch sử. Theo cách hiểu đó, giá trị đạo đức truyền thống là những giá trị đạo đức tốt đẹp hình thành trong quá trình dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 2.3.2. Một số giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cần giáo dục để hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay Thứ nhất, lòng yêu nước: Yêu quê hương đất nước là một tình cảm tự nhiên của con người được nảy sinh và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Cùng với sự phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam, tinh thần yêu nước Việt Nam trở thành chủ nghĩa yêu nước, thành một giá trị to lớn, một động lực tinh thần vô cùng mạnh mẽ thúc đẩy biết bao nhiêu thế hệ con người Việt Nam anh dũng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc và bảo vệ phẩm giá của con người Việt Nam. Giáo dục lòng yêu nước đối với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên hiện nay là giáo dục: Tình yêu đối với đất nước, lòng trung thành với Tổ quốc và khát vọng được phục vụ những lợi ích của Tổ quốc và nhân dân; là học tập, lao động sáng tạo, là rèn đức, luyện tài vì ngày mai lập thân, lập nghiệp. Thứ hai, lòng yêu thương con người: lòng yêu thương con người của nhân dân ta được hình thành, phát triển trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, trong cộng đồng làng xã đến cộng đồng dân tộc. Trong ứng xử, người Việt Nam thường lấy cái nhân nghĩa, sự yêu thương làm gốc, và nâng lên thành một triết lý sống của con người Việt Nam. Giáo dục lòng yêu thương và quý trọng con người đối với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên cho sinh viên, là giáo dục: Thái độ thiện chí, sự cảm thông, tình thương yêu sâu sắc giữa con người với con người. Sự tận tụy phục vụ lợi ích của con người, đem lại tự do hạnh phúc cho con người,
- 11 thủ tiêu tất cả mọi áp bức, mọi bất bình đẳng trong xã hội, mọi người đều được tự do, đặc biệt là quyền làm người. Thứ ba, đức tính cần cù, tiết kiệm: đây cũng là một trong những giá trị đạo đức nổi bật trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. Trong quá trình phát triển của dân tộc, người Việt luôn biết cách tạo ra của cải vật chất từ chính đôi tay và trí tuệ của mình. Với đức tính cần cù, chịu khó cha ông ta đã sáng tạo ra được những thành quả lao động hết sức to lớn và vô cùng quý giá, cả về vật chất lẫn tinh thần. Việt Nam từ một nước có nền nông nghiệp lâu đời, với kết cấu công xã nông thôn bền chặt. Lao động nông nghiệp là loại hình sản xuất vất vả “một nắng, hai sương”, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, cần nhiều thời gian, công sức mới có hạt cơm, bát gạo để ăn. Đối với sinh viên, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cần cù, tiết kiệm là giáo dục đức tính cần cù, sáng tạo trong học tập; tiết kiệm trong sinh hoạt, lạc quan, yêu đời trong cuộc sống. Thứ tư, tinh thần đoàn kết: Với lịch sử dựng nước và giữ nước hết sức đặc biệt, dân tộc Việt Nam đã xây dựng nên tinh thần đoàn kết bền chặt, cố kết cộng đồng sâu sắc trong suốt chiều dài lịch sử, trở thành một trong những giá trị tinh thần truyền thống tốt đẹp, một trong những động lực, sức mạnh to lớn giúp nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách.Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, giáo dục truyền thống đoàn kết cho sinh viên Việt Nam, trước hết là giáo dục cho sinh viên ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân- gia đình - làng xã - Tổ quốc. Thứ năm, tinh thần hiếu học: Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học, trọng đạo lý làm người, chính những giá trị đó đã góp phần hun đúc những giá trị Việt Nam: tinh thần tự lực, tự cường, lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần lao động sáng tạo, cần cù, sống có tình nghĩa thuỷ chung, khoan dung, lối ứng xử mềm mỏng có đầu óc thực tế. Giáo dục cho sinh viên truyền thống hiếu học, tôn sư, trọng giáo trở thành yêu cầu cấp thiết trong thời đại ngày nay, thời đại của kinh tế tri thức đồng thời thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa phẩm chất đạo đức và năng lực trong cấu trúc nhân cách của sinh viên. Để làm được điều đó thì cần phải giáo dục cho sinh viên ý thức tự giác, sáng tạo, trong học tập và nghiên cứu khoa học theo tinh thần và khẩu hiệu hành động “Học tập - sáng tạo - hội nhập - phát triển”.
- 12 Chương 3 GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG NHẰM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CHO SINH VIÊN KHU VỰC TÂY NGUYÊN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 3.1. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG NHẰM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN Ở KHU VỰC TÂY NGUYÊN HIỆN NAY - Ảnh hưởng của điều kiện địa lý, tự nhiên đối với việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống để xây dựng nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên Sống trên cao nguyên rộng lớn, với nền kinh tế nương rẫy chịu những quy định khách quan của hoàn cảnh lịch sử. Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên lưu giữ nhiều tàn dư xã hội tiền giai cấp. Hình thái tổ chức xã hội là buôn, làng, Plây, đây là tổ chức xã hội phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của cư dân các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Do hình thái cư trú cùng với địa hình phức tạp có rừng, cao nguyên, trung du với trình độ phát triển kinh tế thấp, nên tư duy con người nơi đây ít nhiều mang tính thần bí, trong cuộc sống hàng ngày luôn có yếu tố thần linh chi phối. Trong điều kiện đó, để tồn tại và phát triển, người dân Tây Nguyên phải cần cù trong lao động, sống vị tha, tiết kiệm và nêu cao tính cộng đồng. - Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế đối với việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống để xây dựng nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên Tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên vẫn chủ yếu theo chiều ngang hay chiều rộng chứ chưa theo chiều dọc hay chiều sâu, nghĩa là tăng trưởng kinh tế vẫn dựa vào khai thác tài nguyên có sẵn như rừng, đất đai, vào lao động thủ công giá trị thấp. Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, cùng với cách tổ chức buôn làng đã tạo ra những nét tính cách đặc thù của người dân Tây Nguyên: tính tình thẳng thắn, sống có nghĩa tình, đoàn kết gắn bó chặt chẽ với nhau. Mặt khác, nền kinh tế ảnh hưởng đến nhận thức của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên sống dựa vào điều kiện tự nhiên, sản xuất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp. Cuộc sống gắn chặt với các sản phẩm từ rừng, chưa tạo ra được tư duy sáng tạo đổi mới để thoát khỏi hoàn cảnh. Đồng
- 13 bào các dân tộc Tây Nguyên nhận thức rất đơn giản về cuộc sống, họ chưa nắm bắt được tính chất phức tạp của toàn cầu hoá và nền kinh tế thị trường. Điều đó, đang ảnh hưởng tới việc xây dựng con người mới trên mảnh đất Tây Nguyên nói chung, cho thế hệ trẻ nói riêng - trong đó có sinh viên - đặc biệt là tác phong lao động công nghiệp, tư duy hội nhập để phát triển. - Ảnh hưởng của văn hoá, khoa học, giáo dục và công nghệ đối với việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống để xây dựng nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên Ngoài một số nét tương đồng, văn hoá Tây Nguyên có bản sắc riêng. Sự hình thành, tồn tại và phát triển của văn hoá các dân tộc thiểu số ở đây gắn liền với “rừng”, với buôn, làng, nương rẫy. Bên cạnh những đặc điểm văn hoá nổi bật, văn hoá Tây Nguyên trong cội nguồn của nó luôn thể hiện các giá trị: yêu nước, thương yêu con người, cần cù tiết kiệm, đoàn kết, hiếu học. Đây chính là những giá trị văn hoá, đạo đức thể hiện sự giao thoa, gặp gỡ của nền văn hoá Việt Nam “là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng dân tộc Việt Nam”. 3.2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG NHẰM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN Ở KHU VỰC TÂY NGUYÊN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ HIỆN NAY Cho đến năm 2010 toàn vùng Tây Nguyên có 3 trường đại học, 12 trường cao đẳng, 3 phân hiệu đại học với tổng số sinh viên 53.619. Về mặt sinh học: sinh viên khu vực Tây Nguyên tuổi đời trung bình từ 18 - 23 tuổi, đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về trí tuệ, đang trong quá trình phát triển hoàn chỉnh về thể chất và tinh thần của mỗi cá nhân. Hiện tại, sinh viên ở nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống, nhất là về khả năng, tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại. Về mặt xã hội: sinh viên khu vực Tây Nguyên có sự đa dạng, phong phú trong cách ứng xử, lối sống, điều kiện sinh hoạt hàng ngày. Riêng Đại học Tây Nguyên có 34 dân tộc anh em cùng học tập và sinh hoạt, điều đó đã tạo ra gam màu đa sắc trong văn hoá sinh viên khu vực Tây Nguyên. Những hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao trong sinh viên khu vực Tây Nguyên thể hiện đậm đà bản sắc văn hoá đa tộc người. Về mặt tâm lý: trong môi trường văn hóa truyền thống, tập quán, phong tục của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây đã tạo ra đời sống tâm lý
- 14 đa dạng cho sinh viên, nhất là về cách ăn mặc, ngôn ngữ, sinh hoạt theo buôn làng, các lễ nghi, tín ngưỡng, tâm lý trông chờ, ỷ lại và lệ thuộc vào tự nhiên. 3.2.1. Những kết quả đạt được từ phía chủ thể đối với việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay Thứ nhất, vai trò của các trường đại học và cao đẳng khu vực Tây Nguyên trong việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát nhân cách sinh viên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Với tư cách chủ thể có vai trò quan trọng nhất trong việc giáo dục đạo đức truyền thống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên hiện nay, Đảng uỷ, Ban giám hiệu, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn khu vực Tây Nguyên đã quan tâm, chú ý tạo những điều kiện, những cơ chế, chính sách, nguồn lực vật chất và tinh thần tốt nhất trong khả năng của mình để mỗi sinh viên có cơ hội tiếp thu và kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. Sinh viên càng tự hào hơn về truyền thống của dân tộc, trên cơ sở đó hình thành tình cảm đạo đức và thể hiện ra bằng hành động trong học tập và nghiên cứu khoa học. Khi các giá trị đạo đức đi sâu vào tâm lý, tình cảm của sinh viên, họ sẽ tự nguyện thực hiện các chuẩn mực đạo đức đó một cách tốt nhất, họ tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với yêu cầu xã hội. Làm cho các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc dần đi sâu vào cấu trúc nhân cách sinh viên, tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển nhân cách của họ, ra sức rèn đức - luyện tài vì ngày mai lập thân, lập nghiệp. Thứ hai, vai trò của gia đình đối với việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Dù thiết chế gia đình có sự khác nhau, nhưng mỗi gia đình ở khu vực Tây Nguyên đều là chiếc nôi đầu tiên để mỗi sinh viên tiếp xúc với các giá trị văn hoá dân tộc. Gia đình có vai trò trang bị cho sinh viên những hiểu biết quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức chung khi tham gia vào các hoạt động xã hội. Trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay, mặc dù đã có những
- 15 thay đổi ở cách giáo dục gia đình, nhưng các gia đình sống khu vực Tây Nguyên vẫn chú trọng giáo dục sinh viên những quy tắc ứng xử, những giá trị đạo đức truyền thống: yêu nước, đoàn kết, cần cù, tiết kiệm, yêu thương con người, hiếu học. Một điều đáng mừng là sinh viên khu vực Tây Nguyên xác định giá trị đạo đức trong quan hệ gia đình ở mức độ rất quan trọng: bình đẳng 58,5%, trách nhiệm 60,6%, bảo vệ 50%, văn hoá hạnh phúc 54,4%. 3.2.2. Những kết quả đạt được từ phía sinh viên khu vực Tây Nguyên đối với việc học tập, giữ gìn và phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nhằm hình thành, phát triển nhân cách toàn diện trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Thứ nhất, thái độ của sinh viên đối với việc học tập, phát huy chủ nghĩa yêu nước, một yếu tố góp phần hình thành phẩm chất đạo đức – năng lực ở cấu trúc nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Mặc dù chịu sự tác động từ mặt trái của toàn cầu hóa và hội nhập thế giới, nhưng về cơ bản sinh viên khu vực Tây Nguyên vẫn giữ vững truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội biết phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc cũng như của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên trong hoàn cảnh lịch sử mới. Đa số sinh viên ở Tây nguyên tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực tham gia vào phong trào xây dựng nông thôn mới, xây dựng buôn - làng văn hóa, văn minh. Họ ra sức rèn đức, luyện tài để trở thành trí thức trẻ trong tương lai, có đủ phẩm chất, năng lực và bản lĩnh chính trị, góp phần thúc đẩy vùng đất Tây Nguyên phát triển bền vững, góp phần phấn đấu để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Thứ hai, sinh viên Tây Nguyên với việc học tập, kế thừa, phát huy yêu thương con người, đây được coi là một trong những giá trị đạo đức cơ bản của nhân cách tiến bộ trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay . Học tập, kế thừa truyền thống yêu thương con người là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ở khu vực Tây Nguyên hiện nay. Thể hiện sự tận tâm phục vụ lợi ích của con người, khẳng định vị thế cá nhân trong xã hội, tôn trọng quyền con người, phấn đấu xây dựng một xã hội bình đẳng, mọi người tự do phát
- 16 triển. Những yếu tố thể hiện tính nhân văn giữa con người với con người được sinh viên lựa chọn ở mức độ rất quan trọng đó là: giúp đỡ 59,5%, chia sẽ 56.4%, trách nhiệm, bảo vệ, niềm tin 72,3%. Các giá trị khác như: chân thành 56,3%, chung thủy 51,1%, yêu thương 51,1%, tôn trọng 80,9% được đánh giá cao. Thứ ba, sinh viên Tây Nguyên đã kế thừa và phát huy truyền thống cần cù, tiết kiệm, đây là yếu tố cần thiết hình thành nên những phẩm chất đạo đức và năng lực trong nhân cách tiến bộ trước bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Là những người có trình độ học vấn nhất định lại được nuôi dưỡng niềm tin, lý tưởng, hoài bão, ước mơ trên nền tảng sức xuân, đa số sinh viên khu vực Tây Nguyên tự tin vào khả năng sáng tạo và cống hiến của mình. Họ đã biết vượt qua những khó khăn, tiết kiệm thời gian, tiền bạc để đầu tư cho học tập. Sinh viên ở khu vực Tây Nguyên đã xác định yếu tố nỗ lực cá nhân với những phẩm chất cần cù, tiết kiệm, là quan trọng nhất cho sự phát triển tương lai, cho sự thành đạt. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và kinh tế thị trường, các yếu tố may rủi cho sự thăng tiến không còn thích hợp. Để có được sự thành đạt đòi hỏi mỗi sinh viên cần phải có tri thức và khẳng định được năng lực của chính mình trong môi trường cạnh tranh. Tự khẳng định mình bằng nỗ lực cá nhân, sự cần cù, sáng tạo trong học tập để tích lũy tri thức, phát triển tài năng trở thành yêu cầu của cuộc sống hiện đại, thể hiện thái độ trân trọng của các thế hệ hiện nay đối với những gì mà cha ông đã tạo lập, gây dựng nên trong suốt chiều dài lịch sử. Thứ tư, sinh viên Tây Nguyên đã kế thừa và phát huy tinh thần đoàn kết của dân tộc, yếu tố đảm bảo cho sự phát triển phẩm chất đạo đức, năng lực vì cá nhân và cộng đồng ở nhân cách tiến bộ trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển kinh tế thị trường giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể đang là vấn đề hết sức cần thiết. Cho dù chịu sự tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa, nhưng sinh viên khu vực Tây Nguyên hiện nay vẫn giữ được những điểm tích cực trong lối sống của mình, quan tâm đến lợi ích cá nhân, tự ý thức về năng lực cá nhân, mong muốn thể hiện và khẳng định mình nhưng sinh viên vẫn biết chăm lo đến lợi ích chung. Xu hướng sinh
- 17 viên đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, gia đình ngày càng thể hiện rõ nét. Từ đó, chúng ta thấy sinh viên ở khu vực Tây Nguyên luôn đề cao trách nhiệm trước cộng đồng, coi sự phát triển của cộng đồng là tiền đề để phát triển cá nhân - nhân cách. Thứ năm, sinh viên Tây Nguyên đã kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, một trong những yếu tố cơ bản hình thành năng lực ở cấu trúc nhân cách sinh viên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức, hàm lượng chất xám được coi là tài nguyên vô giá đối với mọi quốc gia. Chính vì vậy, đa số sinh viên khu vực Tây Nguyên luôn luôn ý thức được sự cần thiết phải phát huy cao độ truyền thống hiếu học của dân tộc, chủ động, tích cực khắc phục mọi khó khăn, chuyên cần và sáng tạo vươn lên trong học tập, rèn luyện để trở thành trí thức trẻ có tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong hoạt động khoa học, tạo ra nhiều sản phẩm công nghệ cao để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung, mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ nói riêng. Điều đó được thể ở Động cơ học tập của sinh viên ở khu vực Tây Nguyên và thái độ học tập của sinh viên. Nguyên nhân đạt được: Thứ nhất, sau gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng ta, nhân dân ta đã thu được nhiều thành tựu hết sức to lớn, toàn diện “có ý nghĩa lịch sử”, đời sống nhân dân được cải thiện. Thứ hai, đó chính là kết quả của đường lối giáo dục đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, trực tiếp là đổi mới trong giáo dục, đào tạo đang tác động vào khu vực Tây Nguyên. Thứ ba, về phía sinh viên: đa số sinh viên ở khu vực Tây Nguyên hiện nay có ước mơ, hoài bão lớn, họ ra sức rèn luyện, học tập vì ngày mai lập thân, lập nghiệp. 3.2.3. Những hạn chế đối với việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay và nguyên nhân của nó 3.2.3.1. Những hạn chế của các chủ thể đối với việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
- 18 Thứ nhất, hạn chế từ phía Đảng ủy, Ban giám hiệu, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên các trường đại học, cao đẳng khu vực Tây Nguyên đối với việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Công tác nắm bắt tình hình tư tưởng trong sinh viên có lúc chưa kịp thời, vẫn còn một số vướng mắc về chế độ chính sách của sinh viên dân tộc, sinh viên ở vùng sâu, vùng xa. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng ở khu vực Tây Nguyên vừa thiếu, vừa yếu kinh nghiệm về khả năng đối thoại, giải thích vận động cho sinh viên, nhất là trước những vẫn đề lớn có tính chất “toàn cầu” về kinh tế, chính trị hiện nay. Một trong những hạn chế khác của các chủ thể giáo dục này là việc triển khai học tập môn “đạo đức học”. Môn học này từng được coi là môn học bắt buộc đối với các trường đại học, cao đẳng, nhưng với nhiều lý do khác nhau mà môn học này cho đến nay vẫn chưa được triển khai rộng khắp. Thứ hai, những hạn chế từ phía gia đình đối với việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Dưới tác động từ đời sống kinh tế - xã hội của toàn cầu hóa và hội nhập thế giới, chúng ta phải chứng kiến sự biến đổi trong đời sống gia đình của đồng bào thiểu số ở Tây Nguyên theo hướng Tây hoá, Kinh hoá. Nhiều sinh viên khu vực Tây Nguyên hiện nay thuộc tên ca sỹ, cầu thủ bóng đá nước ngoài, các nhân vật trong phim Hàn Quốc hơn là về lịch sử dân tộc, văn hoá dân tộc trong lúc đó không ít gia đình chỉ quan tâm đến sự phát triển kinh tế mà ít chăm lo đến việc giáo dục các giá trị truyền thống cho con em mình. 3.2.3.2. Những hạn chế ở sinh viên khu vực Tây Nguyên đối với việc kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nhằm xây dựng nhân cách toàn diện trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay Thứ nhất, vẫn còn một số sinh viên có nhận thức chưa đúng đắn về đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước, sống thiếu lý tưởng, bị các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo để chống phá cách mạng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 306 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 289 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 269 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 182 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn