Luận án tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam
lượt xem 19
download
Luận án tốt nghiệp "Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam" nhằm hệ thống hóa lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất; khảo sát, đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN ------ LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH REGINA MIRACLE INTERNATIONAL VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. Nguyễn Thị Hồng Lam Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Lớp: K52DD Mã SV: 16D155025 HÀ NỘI - 2020
- LỜI MỞ ĐẦU Ở nước ta hiện nay nền kinh tế thị trường đang mở rộng và không ngừng phát triển, ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu của quá trình sản xuất. Điểm nổi bật của nền kinh tế thị trường là đào thải các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không có hiệu quả, kích thích sự tìm tòi năng động, sáng tạo trong quá trình sản xuất. Vì vậy, bắt buộc các doanh nghiệp phải tự chủ động trong sản xuất kinh doanh, tự bù đắp chi phí sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Sự cạnh tranh diễn ra với mọi loại hình doanh nghiệp, mọi ngành nghề kinh doanh, không chỉ với các doanh nghiệp trong nước mà cả đối với các doanh nghiệp nước ngoài, vì vậy buộc các doanh nghiệp phải phát huy mọi lợi thế cạnh tranh của mình, hợp lý hóa toàn bộ quá trình sản xuất – kinh doanh để không ngừng tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Để giữ được chỗ đứng của mình trên thị trường, nâng cao sức cạnh tranh, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp là luôn phải nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng quan trọng phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất. Giá thành sản phẩm thấp hay cao, giảm hay tăng phụ thuộc vào quá trình tập hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Chính vì thế kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai quá trình liên tục, mật thiết với nhau, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm ra các biện pháp làm hợp lý hóa giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, đó luôn là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí sản xuất để nâng cao lợi nhuận, tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam là một công ty sản xuất, vì vậy việc hạch toán chi phí giá thành tại Công ty là một phần quan trọng, giúp Công ty đạt được những thành công trong kinh doanh, tạo dựng được vị thế của mình trong nền kinh tế. Hiểu được tầm quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kết hợp với những kiến thức đã học và thời gian thực tế tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam. Em chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. i
- LỜI CẢM ƠN Khi ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên được giảng dạy kiến thức cơ bản, lý thuyết chung nhất của những môn chuyên ngành, những môn học đại cương. Đây là nền tảng, hành trang cho sinh viên lập nghiệp trong tương lai. Từ những kiến thức lý thuyết đó mà sinh viên có thể vận dụng vào công việc thực tế. Luận văn cuối khóa là cơ hội để sinh viên tiếp xúc với công việc thực tế, để có thể đưa kiến thức lý thuyết học được vào thực tiễn, biết được sự khác nhau giữa chúng. Tạo cho sinh viên những kỹ năng làm việc ban đầu giúp ích tương lai lập nghiệp về sau. Luận văn tốt nghiệp giúp sinh viên tìm hiểu về một cách khái quát về công ty: Sự hình thành và phát triển của công ty, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty, nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty trong thời gian hiện tại. Từ đó, sinh viên sẽ tìm hiểu và phát hiện được các vấn đề còn tồn tại trong công ty và đưa ra những đề xuất giải quyết các vấn đề còn tồn tại đó. Vì vậy, việc làm báo cáo thực tập tổng hợp là rất cần thiết đối với tất cả các sinh viên. Trong thời gian thực tập nghiên cứu tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam em đã học hỏi và tích lũy được những kiến thức vô cùng quý báu. Em xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài này. Em cảm ơn giáo viên hướng dẫn thực tập TS. Nguyễn Thị Hồng Lam đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ giúp em hoàn thiện luận văn tốt nghiệp theo đúng yêu cầu. Đồng thời, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô bộ môn Kế toán - Kiểm toán cùng toàn thể thầy cô trường Đại học Thương Mại đã tạo điều kiện cho em được học tập, giải đáp những vướng mắc trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Tuy nhiên, do năng lực bản thân còn hạn chế nên báo cáo vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! ii
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ .........................................................vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... vii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ..........................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu, phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu: ....................2 5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp ..............................................................................3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ......................5 1.1. Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất............................................................5 1.1.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất .............................................................5 1.1.2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm ......................................................8 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất .............................................................................................................10 1.2. Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất ............................................................................................................10 1.2.1. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam ..........................................................................................................10 1.2.2. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo quy định của chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC .........................................................................16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH REGINA MIRACLE INTERNATIONAL VIỆT NAM................................................................................30 iii
- 2.1. Tổng quan về công ty và các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam ............................................................................................................................... 30 2.1.1. Tổng quan về công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam ..........30 2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam ............................ 36 2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam .......................................................38 2.2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam ............................................................................................................................... 38 2.2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ .................................................................51 2.2.3. Tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam........................................................................................................................52 2.3. Đánh giá kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam .......................................................54 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 59 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH REGINA MIRACLE INTERNATIONAL VIỆT NAM................................................................................60 3.1. Nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam .................60 3.1.1. Yêu cầu hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam .........................................................60 3.1.2. Nguyên tắc hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam .....................................................61 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam .................62 3.2.1. Về tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức quản lý vật tư của Công ty: .................66 3.2.2. Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: ..................................................................62 3.2.3. Về chi phí nhân công trực tiếp: .........................................................................65 iv
- 3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam 67 3.3.1. Về phía Nhà nước ............................................................................................... 67 3.3.2. Về phía Công ty...................................................................................................68 KẾT LUẬN ..................................................................................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................70 PHỤ LỤC .....................................................................................................................71 v
- DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Sơ đồ 1.1: Trình tự tính giá thành theo phương pháp kết chuyển tuần tự ............26 Sơ đồ 1.2: Trình tự tính giá thành phân bước theo phương pháp kết chuyển song song (Phương pháp phân bước có tính Z bán thành phẩm) ...................................27 Sơ đồ 2.1: Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh ................................ 32 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty ............................................................. 34 Bảng 2.2: Bảng kê tình hình nhập, xuất kho vải dệt kim tháng 12/2019 ...............41 Bảng 2.3: Bảng tổng hợp chi phí khác phục vụ sản xuất chung tại Nhà xưởng A 47 Bảng 2.4: Bảng tính giá thành sản phẩm ..................................................................53 Bảng 2.5: Bảng so sánh chi phí dự toán so với chi thực tế .......................................55 Bảng 3.1. Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ.................................................................62 vi
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT - DN: Doanh nghiệp - NTP: Nửa thành phẩm - CPSX : Chi phí sản xuất - DK: Đầu kỳ - CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu - CK: Cuối kỳ trực tiếp - CCDC: Công cụ dụng cụ - TP: Thành phẩm - CPNCTT: Chi phí nhân công trực tiếp - GĐ: Giai đoạn - CPSXC: Chi phí sản xuất chung - CPSXDD: Chi phí sản xuất dở dang - CPQLDN: Chi phí quản lý doanh - MST: Mã số thuế nghiệp - Thuế GTGT : Thuế giá trị gia tăng - ĐVT: Đơn vị tính - BHXH : Bảo hiểm xã hội - BHYT : Bảo hiểm y tế - KPCĐ: Kinh phí công đoàn - BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp - CPSXKDD2: Chi phí sản xuất kinh - ZSP: Giá thành sản phẩm doanh dở dang - KTTC : Kế toán tài chính - KTQT : Kế toán quản trị - SXKD : Sản xuất kinh doanh - SP : Sản phẩm - KC : Kết chuyển - PS : Phát sinh vii
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình sản xuất kinh doanh trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là một quá trình kết hợp và tiêu hao các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm. Tổng hợp toàn bộ các hao phí mà doanh nghiệp bỏ ra liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ đó là chi phí sản xuất. Để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường thì hoạt động sản xuất kinh doanh ít nhất phải bù đắp được chi phí sản xuất. Do đó, trong quá trình SXKD của mình, các DN cần phải hạch toán chi phí đầu vào một cách hợp lý, tìm ra các biện pháp tốt nhất để giảm chi phí không cần thiết nhằm tránh gây lãng phí. Việc hạch toán chi phí sản xuất chính xác sẽ giúp DN chủ động kiểm soát chi phí sản xuất, làm tốt công tác tính giá thành SP. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập với khu vực và thế giới, các DN phải không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, chiếm thị phần lớn, làm tăng doanh thu. Như vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần hành trọng tâm trong toàn bộ công tác kế toán của các DN sản xuất. Từ việc cung cấp thông tin đúng về CPSX, chi phí hoạt động, giá thành sản phẩm giúp các nhà quản trị có các quyết định trong ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, các nhà quản trị còn đánh giá được việc thực hiện kế hoạch sản xuất để từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam, em nhận thấy việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của Công ty đã đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên vẫn còn những bất cập nhất định cần được hoàn thiện. Công ty có nhiều nhà xưởng nên việc kiểm soát nguyên vật liệu ở khâu sản xuất còn chưa được hợp lý, gây ra thất thoát nguyên vật liệu, sử dụng nguyên vật liệu không đúng mục đích; không phân tách trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận dẫn tới việc bộ phận kiểm soát nội bộ và bộ phận sản xuất chưa hoạt động hiệu quả, cũng như chưa nắm rõ được những vấn đề đang xảy ra ở công ty. Điều này khiến cho chi phí sản xuất không ngừng tăng và gây ảnh hưởng lớn tới báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. 1
- Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, em đã lựa chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn tìm ra các giải pháp hoàn thiện nhằm phục vụ công tác kiểm soát chi phí, xác định giá thành tại Công ty hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu a. Về mặt lý luận Hệ thống hóa lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Khảo sát, đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài a. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam. b. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán tài chính. - Phạm vi về không gian: Tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam. - Phạm vi về thời gian: Số liệu năm 2019. 4. Phương pháp nghiên cứu, phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu: Phương pháp thu thập dữ liệu - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp Ban lãnh đạo Công ty, nhân viên phòng kế toán và các nhân viên trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ. Thu thập thông tin từ các chứng từ, sổ sách kế toán liên quan tới việc tính giá thành sản phầm như: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tình hình sử dụng lao động, tài sản, trang thiết bị trong doanh nghiệp… Tiến hành phỏng vấn theo các bước sau: Bước 1: Lên kế hoạch phỏng vấn. 2
- Xác định mục đích phỏng vấn: Phỏng vấn nhằm thu thập các thông tin về tổ chức công tác kế toán CPSX và giá thành sản phẩm Xác định đối tượng phỏng vấn: Đối tượng phỏng vấn là Tổng giám đốc, kế toán trưởng, kế toán phần hành Thời gian và địa điểm phỏng vấn: Tiến hành trong giờ hành chính với thời gian đã thỏa thuận trước tại các phòng ban của đối tượng phỏng vấn. Xây dựng câu hỏi phỏng vấn: (Phụ lục 01) Bước 2: Tiến hành phỏng vấn - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Để thu thập thông tin, tác giả đã nghiên cứu các tài liệu như các văn bản, chế độ của các bộ, ngành liên quan; các số liệu từ các Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo tài chính kế toán của Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam, thông tin thu thập từ các phương tiện Internet, báo chí, các phương tiện truyền thông khác. Phương pháp xử lý dữ liệu Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến nhất trong kinh tế nói chung và phân tích thống kê nói riêng. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có của đối tượng nghiên cứu, là cơ sở cho các đối tượng quan tâm có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn. Vận dụng phương pháp so sánh trong các trường hợp: Giữa việc thực hiện ghi chép sổ sách kế toán với các chứng từ liên quan đến chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty, giữa chế độ chuẩn mực kế toán hiện hành với việc áp dụng tại công ty đúng hay không. Phương pháp phân tích: Phương pháp này căn cứ vào các số liệu thu thập được sẽ phân tích đánh giá mức độ hiệu quả của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty từ đó cung cấp các thông tin nhanh chóng, chính xác phục vụ cho nhu cầu quản lý của các nhà quản trị, từ đó đề ra biện pháp cải thiện kinh doanh và có các chính sách quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm thích hợp, hiệu quả. 5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu nội dung luận văn chia làm 3 phần: 3
- - Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất - Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam - Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam 4
- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1.1.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất 1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất Theo VAS 01 - “Chuẩn mực chung” thì: “Chi phí là các yếu tố làm giảm các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp trong kỳ, dưới hình thức các khoản tiền chi ra hoặc giảm tài sản hoặc làm phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu nhưng không bao gồm khoản phân phối cho các cổ đông hoặc chủ sỡ hữu”. Theo định nghĩa này, chi phí được xem xét theo từng kỳ kế toán và là các khoản mục trong báo cáo tài chính. Theo cách đó thì chi phí được ghi nhận, phản ánh theo những nguyên tắc nhất định. Định nghĩa chi phí như vậy phù hợp khi đứng trên góc độ của đối tượng sử dụng thông tin kế toán tài chính, chủ yếu là đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Theo Chế độ kế toán Việt Nam (Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014) thì chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Trong đó: + Hao phí lao động sống: Biểu hiện qua tiền lương, các khoản trích theo lương của người lao động phát sinh ghi vào chi phí sản xuất. + Hao phí lao động vật hóa: Biểu hiện qua giá trị nguyên vật liệu sử dụng, công cụ dụng cụ xuất dùng, khấu hao tài sản cố định phục vụ cho sản xuất. Đây là các tư liệu lao động và đối tượng lao động được người lao động tác động và chuyển hóa thành sản phẩm. Ngoài ra, có một số khái niệm về chi phí sản xuất như sau: “Chi phí sản xuất là những tổn thất về nguồn lực kinh tế, về tài sản cụ thể sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh” (Theo TS. Huỳnh Lợi, 2009) “Chi phí sản xuất là những khoản phí tổn thực tế phát sinh gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp để đạt được một sản phẩm, một dịch vụ, của cải nhất định” (Theo 5
- PGS.TS Phan Đức Dũng, 2006) “Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí đã đầu tư cho việc sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm)” (Theo PGS.TS Võ Văn Nhị, 2007) Các khái niệm trên có thể khác nhau về cách diễn đạt, hình thức thể hiện, … nhưng tất cả đều thừa nhận một số vấn đề chung: Chi phí sản xuất là sự chuyển dịch vốn của nhà sản xuất hay doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu được lợi nhuận. Hay bản chất chi phí là sự tiêu hao nguồn lực của đơn vị nhằm tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm và được bù đắp từ thu nhập sản xuất kinh doanh. 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất kinh doanh có rất nhiều loại, nhiều khoản, khác nhau về cả nội dung lẫn tính chất, công dụng, vai trò, vị trí, … trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán chi phí đáp ứng được yêu cầu của kế toán thì việc phân loại chi phí sản xuất là một yêu cầu tất yếu và tùy thuộc vào các yêu cầu khác nhau của nhà quản lý. Chi phí sản xuất kinh doanh được phân loại theo các tiêu thức sau: a) Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất của chi phí Theo tiêu thức phân loại này, các chi phí có tính chất, nội dung kinh tế giống nhau được xếp vào một yếu tố, không phân biệt chi phí đó phát sinh trong lĩnh vực hoạt động nào, ở đâu. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành 5 yếu tố sau: • Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Bao gồm toàn bộ giá trị của các loại nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ xuất dùng cho hoạt động sản xuất trong kỳ. • Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ tiền lương, phụ cấp và các khoản phải trích theo lương quy định của công nhân viên chức trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Loại này có thể chia thành 2 yếu tố: chi phí tiền lương và chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ. • Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ số khấu hao phải trích trong kỳ đối với tất cả các loại TSCĐ sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp. 6
- • Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền mà doanh nghiệp đã chi trả về các loại dịch vụ đã mua từ bên ngoài như tiền điện, tiền nước… phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. • Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Cách phân loại chi phí SXKD theo nội dung, tính chất của chi phí có tác dụng cho biết kết cấu, tỷ trọng từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã chi trong hoạt động SXKD, từ đó có thể xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí cho kỳ sau. b) Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí: Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được phân loại thành các khoản mục chi phí khác nhau. Những chi phí sản xuất có chung công dụng kinh tế, nơi phát sinh và nơi gánh chịu chi phí được xếp vào cùng một khoản. Vì vậy cách phân loại này còn gọi là phân loại theo khoản mục. Hiện nay trên góc độ kế toán, chi phí sản xuất được phân loại theo 3 khoản mục: • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT): Bao gồm toàn bộ chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm. • Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT): Bao gồm toàn bộ chi phí về tiền lương, phụ cấp lương phải trả và các khoản trích BHYT, BHXH, KPCĐ, BHTN của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. • Chi phí sản xuất chung (CPSXC): Là những chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất tại bộ phận sản xuất (phân xưởng, tổ đội sản xuất) ngoài hai khoản mục đã nêu trên. Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí có tác dụng xác định số chi phí đã chi ra cho từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng lĩnh vực hoạt động. c) Phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và kết quả sản xuất: • Chi phí cố định: Là những chi phí mang tính tương đối ổn định, không phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm trong một giới hạn nhất định. Trong doanh nghiệp chi 7
- phí cố định thường là chi phí liên quan đến quản lý và vận hành doanh nghiệp hoặc chi phí khấu hao TSCĐ. • Chi phí biến đổi: Là những chi phí thay đổi phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất ra. Trong doanh nghiệp các chi phí biến đổi là chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, … Cách phân loại chi phí theo chi phí biến đổi, chi phí cố định chỉ mang tính chất tương đối. Trong các điều kiện khác nhau chúng có thể chuyển hóa cho nhau, phụ thuộc vào mục đích của cuộc nghiên cứu. Việc phân loại chi phí này có ý nghĩa quan trọng trong phân tích điểm hòa vốn phục vụ cho việc đưa ra quyết định sản xuất sản phẩm. Ngoài 3 cách phân loại chủ yếu trên, chi phí SXKD còn được phân loại theo các tiêu thức sau: - Căn cứ vào đối tượng tập hợp chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. - Căn cứ vào nội dung cấu thành chia thành chi phí đơn nhất và chi phí hỗn hợp. 1.1.2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm 1.1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành nhất định. (Theo GS.TS Nguyễn Văn Công, 2008) Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nhằm phản ánh về chất lượng hoạt động của doanh nghiệp trên tất cả các mặt như kinh tế, kỹ thuật tổ chức, chất lượng và hiệu quả của công việc quản lý, sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn của doanh nghiệp, đồng thời giá thành còn là cơ sở để doanh nghiệp xác định giá bán của sản phẩm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm a) Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành: Giá thành chia thành 3 loại: • Giá thành kế hoạch: Là loại giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản xuất. Giá 8
- thành kế hoạch sản phẩm được coi là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. • Giá thành định mức: Là giá thành tính trên cơ sở định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm, nó cũng được tính toán trước quá trình sản xuất. • Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất. Giá thành thực tế là căn cứ để xác định giá trị sản phẩm, giá bán. Mặt khác, nó phản ánh tổng hợp kết quả phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành của doanh nghiệp. Giá thành thực tế dùng để phân tích, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất, là căn cứ để xây dựng giá thành kỳ sau, đảm bảo giá thành kế hoạch ngày càng tiên tiến. b) Phân loại giá thành theo phạm vi các chi phí cấu thành: - Giá thành sản xuất (giá thành phân xưởng): Bao gồm các chi phí sản xuất, chế tạo sản phẩm (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) tính cho sản phẩm, công việc lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản xuất của sản phẩm là căn cứ để hạch toán thành phẩm nhập kho, giá vốn hàng bán, mức lãi gộp trong kỳ của doanh nghiệp. - Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và quản lý). Giá thành toàn bộ chỉ được xác định khi sản phẩm, lao vụ, dịch vụ được tiêu thụ. Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ = Giá thành sản xuất của sản phẩm tiêu thụ + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh trước thuế (lãi, lỗ) của doanh nghiệp cũng như kết quả kinh doanh của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý cho từng mặt hàng, từng loại dịch vụ nên cách phân loại này chỉ còn mang ý nghĩa học thuật, nghiên cứu. 9
- 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì quá trình sản xuất là quá trình thống nhất bao gồm 2 mặt: hao phí sản xuất và kết quả sản xuất. ➢ Sự giống nhau: Về mặt bản chất, đều biểu hiện bằng tiền về hao phí lao động sống, lao động vật hoá mà DN đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của DN. ➢ Sự khác nhau: • Về mặt thời gian: Chi phí sản xuất mang tính thời kỳ còn giá thành sản phẩm mang tính thời điểm. • CPSX phản ánh mặt hao phí của quá trình còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả của sản xuất. • Chi phí sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí bỏ ra trong một kỳ SXKD mà không tính đến chi phí đó liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành hay chưa, còn giá thành sản phẩm gắn với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ đã sản xuất hoàn thành trong kỳ mà không tính đến chi phí đó phát sinh ở kỳ nào. 1.2. Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1.2.1. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam 1.2.1.1. Chuẩn mực số 01: Chuẩn mực chung Để phản ánh tốt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm điều đầu tiên doanh nghiệp phải thực hiện là việc tuân thủ các nguyên tắc kế toán theo VAS 01 “Chuẩn mực chung”. Các nguyên tắc này được áp dụng cụ thể như sau: Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Theo nguyên tắc này mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính phải lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Như vậy, theo nguyên tắc này thì trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành thì chi phí trong hoạt động sản xuất sẽ được ghi sổ kế toán tại thời 10
- điểm phát sinh. Xét về bản chất chi phí này có thể bằng tiền hoặc không bằng tiền nhưng tại thời điểm phát sinh giao dịch thực tế chi phí sẽ tạo ra thu nhập trong kỳ. Ví dụ: Vào ngày 15/12/2019, DN đã ra quyết định sẽ thu mua 20 máy may Juki để phục vụ cho sản xuất. Tiền sẽ được thực chi vào ngày 01/01/2020. Như vậy, DN sẽ phải ghi nhận chi phí tương ứng với số tiền này vào BCTC năm 2019, mặc dù DN chưa thực chi tiền. Nguyên tắc hoạt động liên tục: Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần. Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính. Nguyên tắc này đảm bảo cho việc ghi nhận chi phí và tính giá thành được bảo đảm liên tục và có thể xác định được các chi phí này tại bất kỳ thời điểm nào của doanh nghiệp. Nguyên tắc giá gốc: Tài sản được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể. Trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giá gốc được thể hiện qua việc xác định giá gốc của hàng tồn kho vì giá gốc ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp xác định giá trị xuất kho từ đó ảnh hưởng đến xác định giá phí của chi phí trực tiếp và các chi phí chế biến khác. Ví dụ: Công ty mua máy cắt vòng trị giá 30.250.000 đồng chưa bao gồm thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển: 1.200.000 đồng (chưa bao gồm thuế GTGT 10%). Chi phí lắp đặt: 1.000.000 đồng Như vậy theo nguyên tắc giá gốc thì nguyên giá của máy cắt vòng = 30.250.000 + 1.200.000 + 1.000.000 = 32.450.000 đồng. Nguyên tắc phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí sản xuất sản phẩm có thể của kỳ này, kỳ trước nhưng có liên quan đến việc tạo ra sản phẩm của kỳ này hoặc kỳ trước vì vậy nó có sự tác động trực tiếp tới việc ghi nhận doanh thu của kỳ này hoặc kỳ trước đó. 11
- Ví dụ: Xuất kho công cụ dụng cụ sử dụng cho 2 kỳ (tháng), giá trị công cụ dụng cụ xuất kho 30.000.000 đồng. Trong trường hợp này theo nguyên tắc phù hợp, giá trị công cụ dụng cụ được ghi nhận vào chi phí 1 kỳ chỉ có 15.000.000 đồng, phần còn lại chỉ được ghi nhận ở kỳ tiếp theo. Nguyên tắc nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách, phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của thay đổi đó trong thuyết minh báo cáo tài chính. Cụ thể trong chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nguyên tắc này được biểu hiện qua việc doanh nghiệp xác định phương pháp tính trị giá xuất của hàng tồn kho và giá thành sản phẩm theo từng phương pháp. Nguyên tắc thận trọng: là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Để đảm bảo cho việc sản xuất và tính giá thành sản phẩm doanh nghiệp sẽ áp dụng nguyên tắc này khi xây dựng các định mức chi phí cho phù hợp. Nó sẽ làm ổn định chi phí và giá thành của sản phẩm khi có sự biến động về giá cả thị trường. Nguyên tắc trọng yếu: Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tái chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc có sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính. Trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thì việc thông tin thiếu chính xác làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm rất lớn. Do việc xác định chi phí phải được dựa trên cả định lượng và định tính, nếu một trong hai phương diện này mà sai sẽ làm sai lệch toàn bộ giá thành của sản phẩm. 1.2.1.2. Chuẩn mực số 02: Hàng tồn kho Ngoài việc áp dụng đúng chuẩn mực chung, kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đặc biệt chú ý đến việc tuân thủ chuẩn mực VAS 02 “Hàng tồn kho”. Chuẩn mực này ảnh hưởng đến việc xác định chi phí sản xuất có đúng hay không và việc phân bổ các chi phí đó vào trong tính giá thành sản phẩm như thế nào cho phù hợp. Để đảm bảo nguyên tắc này được áp dụng phù hợp kế toán cần xác định các chỉ tiêu sau: 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp “Kế toan tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Trường Thành
82 p | 13840 | 2847
-
Luận án tốt nghiệp - Kế toán vốn bằng tiền
36 p | 1199 | 536
-
Đồ án tốt nghiệp Kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty Cổ Phần SX-TM Thiên Long
56 p | 753 | 401
-
Đồ án tốt nghiệp Kế toán nguyên vật liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ tại Xí nghiệp 22 - Công ty 22 BQP
56 p | 1097 | 335
-
Đồ án tốt nghiệp Kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ ở Công ty Cổ phần Ô tô Vận tải Hà Tây
100 p | 535 | 260
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán vốn bằng tiền, lập và phân tich báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại Công ty cổ phần Dược phẩm An Đông Mekong
76 p | 991 | 200
-
Đồ án tốt nghiệp Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Hồng Hưng Hà-Số 46A-Phố Hàng Khoai-Hoàn Kiếm-Hà Nội
29 p | 376 | 145
-
Đồ án tốt nghiệp Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Pin Hà Nội
85 p | 415 | 127
-
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Bê tông Thép Ninh Bình
208 p | 402 | 116
-
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH liên doanh công nghệ thực phẩm An Thái
76 p | 391 | 109
-
Đồ án tốt nghiệp Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại X í nghiệp chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc An Khánh_Hà Tây
56 p | 308 | 104
-
Đồ án tốt nghiệp Kế toán nguyên vật liệu,
40 p | 448 | 97
-
Đồ án tốt nghiệp Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Vận tải Thuỷ Bộ Bắc Giang
39 p | 361 | 94
-
Đồ án tốt nghiệp Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty quy chế Từ Sơn
71 p | 262 | 90
-
Đồ án tốt nghiệp: "Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ở Công ty TNHH Trung Tuấn"
78 p | 378 | 83
-
Đồ án tốt nghiệp: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bình Minh”
78 p | 440 | 80
-
Đồ án tốt nghiệp Kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện 1
83 p | 194 | 57
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn