intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Ảnh hưởng của văn hoá đến thương mại Quốc tế trên Thế giới và ở Việt Nam

Chia sẻ: Lala Lala | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

224
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vài nét về văn hoá và ảnh hưởng của văn hoá đến kinh doanh của thương mại Quốc tế trên Thế giới và ở Việt Nam. Ảnh hưởng của văn hoá đến thương mại trên thị trường Quốc tế và ảnh hưởng của văn hoá đến thương mại quốc tế ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Ảnh hưởng của văn hoá đến thương mại Quốc tế trên Thế giới và ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ********************* NGUYÊN HOÀNG Á N H Dể tài; cÂnlv kiĩJầnxị eủtL (Dàn Ivấa đen xJluử¥nẨi mại ( Quốc tế trên thề'giãi ữà ổ (Ịỳiĩí í lếu ti CHUYỂN NGÀNH: KINH TÊ THÊ GIỚI VÀ QUAN HỆ KINH TẾ Quốc TẾ Mã số: 50212 _______ ì V í; t:«> o / ị T M ư V ỉ Ế % y tậlil**G|Ul HÍ*. NGŨậlTHUONò in) • LUÂN AN THẠC sĩ KHOA HỌC KINH TẾ J NGƯỜI HƯỚNG DÂN KHOA HỌC: PGS. PTS. LÊ ĐÌNH TƯỜNG H à nội -1998
  2. LỜI CẢM ƠN Tôi x i n cám ơn PGS., PTS. Lê Đình Tường, Chủ nhiệm bộ m ô n Marketing, là người đã gợi ý và trực tiếp hướng dẫn tôi k h i thực hiện đề tài này; PGS., PTS. Nguyễn Thị M ơ , Hiệu trưởng trường Đ ạ i học Ngoại thương, người đã khuyến khích và giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc thu thập tài liệu; PTS. Nguyễn Văn Chân, Trung tâm Pháp - V i ệ t đào tạo về quần lý, người đã cung cấp nhiều gợi ý và nhiều tài liệu quan trọng; PTS. Phạm văn Phổ, V i ệ n Quần lý K i n h tế Trung ương, người đã giúp tôi hoàn thiện bài viết này; nhà văn hoa Hữu Ngọc, về những góp ý thiết thực của bác và các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp trong khoa đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này. Tôi cũng x i n bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới b ố mẹ và toàn thể gia đình tôi đã động viên, khuyên khích và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. V à cuối cùng, tôi x i n cám ơn các em học sinh K32, K33 và K 3 4 đã giúp tôi rất nhiều trong việc sưu tầm và dịch thuật tài liệu. Luận án này được thực hiện một phần cũng nhằm nâng cao hiệu quầ việc giầng dạy của tôi cho các em.
  3. M ụ c lục Trang LỜI NÓI Đ Ầ U 4 CHƯƠNG ì VÀI NÉT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA V Ă N H Ó A ĐẾN KINH DOANH 9 1 Khái niệm về văn hóa 9 2 Chức năng của văn hoa 12 3 Các yếu tố cấu thành văn hóa 13 4 Những đặc điểm của văn hóa 29 -5 Mối quan hệ giữa văn hóa và kinh doanh 31 6 Các nghiên cứu trên thế giới về ảnh hưởng của văn hóa 35 đến kinh doanh quốc tế 6.1 M ô hình của Hoístede 36 6.2 Nghiên cứu về các giá trị của Trung quốc 39 CHƯƠNG li ANH HƯỞNG CỦA VÃN H Ó A ĐẾN T H Ư Ơ N G MẠI TRÊN THỊ 41 TRƯỜNG QUỐC TẾ 1 Xu hướng phát triển thương mại quốc tế trong giai đoạn 41 gần đây 2 Vai trò của văn hóa trong thương mại quốc tế 44 3 Ảnh hưởng của văn hóa đến các- yếu tố trong quá trình 46 kinh doanh 3.1 Anh hưởng của văn hóa đến cách suy nghĩ 46 7 3.2 Anh hưởng của văn hóa đến giao tiếp 54 7 3.3 Anh hưởng của văn hóa đến tiêu dùng 63 C H Ư Ơ N G HI ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN H Ó A ĐẾN T H Ư Ơ N G MẠI QUỐC TẾ Ở 67 VIỆT NAM 1 Ảnh hưởng của các giá trị văn hóa Việt nam đến kinh 67 doanh LI
  4. 9 3.4 Anh hưởng của văn hóa đến hoạt động của các doanh 84 nghiệp Việt nam trên thị trường nước ngoài 3.5 Một số giải pháp để nâng cao yếu tố văn hóa trong 86 thương mại quốc tế ở Việt nam KẾT LUẬN 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC 1 99 PHỤ LỤC 2 loi PHỤ LỤC 3 102 3
  5. LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Mặc dù thế giới ngày càng trở nên nhỏ bé do những tiến bộ về hệ thống thông tin liên lạc và giao thông vận tải, song những nếp suy nghĩ, hệ thống giá trị, khuôn mẫu ứng xổ của con người trong một dân tộc hầu như không thay đổi. Việc kinh doanh vượt ra ngoài phạm vỉ quốc gia buộc các doanh nghiệp phải tiếp xúc với những con người, những tổ chức và các thể chế hình thành trong những nền văn hoa khác nhau. Oàng một sự việc nhưng cách đánh giá của những người dân ở những nước khác nhau lại hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, m ộ t mặt hàng, một phương thức kinh doanh thành công ở thị trường này lai có thể hoàn toàn thất^bai ở thị trường khác. Các nhà kinh doanh nói chung và các thương nhân nói riêng chỉ có thể thành công k h i hiểu được sự khác biệt văn hoa tại từng thị trường có ảnh hưởng như t h ế nào đến công việc k i n h doanh của mình tại thị trường đó. Trên thế giới, vấn đề này đã bắt đầu được các nhà kinh tế quan tâm đến từ đầu thập kỷ 80, với công trình của Hofstede. T ạ i các trường đại học giảng dạy về kinh doanh đều có m ô n học về ảnh hưởng của văn hoa đến hành v i ứng xổ của con người trong từng lĩnh vực. Trong các giáo trình về Marketing quốc tế, K i n h doanh trong thương mại quốc tế đều có m ộ t phần riêng để bàn về vai trò của văn hoa trong kinh doanh. Đ ặ c biệt, trong cuộc h ộ i thảo quốc tế được tổ chức tại Praha - 1992 về đề tài "Marketing, bán hàng, và đặc trưng của các khu vực văn hoa", bà Paula Grace, giảng viên trường đại học tổng hợp Berkeley ở Caliíornia, Mỹ, đã có một bài tham luận về khía cạnh văn hoa trong kinh doanh. ơ Việt Nam, vấn đề này cũng bắt đầu được các nhà nghiên cứu quan tâm đến. Tháng 5/1995, Trung tâm khoa học xã h ộ i và nhân văn quốc gia phối hợp với Ư ỷ ban UNESCO Việt Nam đã tổ chức cuộc h ộ i thảo k h u vực Châu Á - Thái 4
  6. Bình Dương về chủ đề "Văn hoa và kinh doanh", với sự tham gia của nhiều đại biểu từ các nước trong khu vực. Những cuộc hội thảo này mới dừng ở mức độ gợi mở, còn thiếu tính thực tiễn và đặc biệt mói chỉ đề cẻp đến vai trò của văn hoa với kinh doanh nói chung, chứ chưa đề cẻp đến vai trò của văn hoa đến thương mại quốc tế. Vấn đề này ở Việt Nam còn tương đối mới mẻ cả về mặt lý luẻn cũng như thực tiễn. Đặc biệt, ở cấp độ sau đại học, chuyên ngành kinh doanh quốc tế (mã số 5.02.12), chưa có luẻn văn nào nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề này. V ớ i ọ việc lựa chọn đề tài "Anh hưởng của văn hoa đến thương mại quốc tê trên thê giới và ở Việt Nam" làm đề tài cho luẻn văn thạc sĩ kinh tế của mình, tác giả mong mỏi sẽ góp một phần khiêm tốn để đưa một cái nhìn mới mẻ, rộng rãi hơn vào hoạt động ngoại thương, vốn là đối tượng nghiên cứu của nhà trường. 2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài: Mục đích cơ bản của đề tài là nhằm nghiên cứu một cách tương đối hệ thống bao quát và khoa học về ảnh hưởng của văn hoa đến thương mại quốc tế trên thế giới và ở Việt nam, nhằm làm rõ và khẳng định tầm quần trọng của vấn đề này. Qua đó, tác giả mong mỏi có thể giúp các nhà kinh doanh của Việt Nam hiểu được tầm quan trọng của yếu tố văn hoa trọng kinh doanh nói chung và trong thương mại quốc tế nói riêng, giúp họ có được một số hiểu biết về vấn đề này để bớt phần bỡ ngỡ khi thâm nhẻp vào một thị trường mới. Từ đó, đề tài sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp cho các nhà kinh doanh xuất nhẻp khẩu nâng cao hiệu quả kinh doanh buôn bán'trên thị trường quốc tế, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung của Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ở đây, tác giả không có tham vọng nghiên cứu về văn hoa hay về thương mại quốc tế, vì những vấn đề này đã là đối tượng của nhiều nhà nghiên cứu rồi. Đ ố i tượng nghiên cứu ở đây chỉ gói gọn trong phạm vi những ảnh hưởng của văn hoa đến thương mại quốc tế trên thế giới và Việt Nam. 5
  7. Tuy nhiên, do khuôn k h ổ của luận án có hạn, tác giả chỉ có thể đưa ra một cái nhìn khái quát về vai trò của văn họa trong thương mại quốc tế, tập trung nghiên cứu sâu hơn vào phần tác động của văn họa đến ngoại thương V i ệ t Nam, chứ không thể đề cập đến những ảnh hưởng đặc trưng văn hoa của tấng nước trong tấng khu vực. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết những vấn đề có liên quan đến nội dung đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử theo quan điểm của chủ nghĩa M á c - Lê nin. Các phương pháp cụ thể bao gồm: Phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp đối chiếu - so sánh, phương pháp m ô tả và khái quát hoa đối tượng nghiên cứu, phương pháp thống kê và điều tra xã hội học. Các phương pháp này được kết hợp chặt chẽ với nhau để rút ra những kết luận phục vụ cho đề tài. 5. Những đóng góp của luận văn: Đây là luận văn thạc sĩ kinh tế đầu tiên thuộc chuyên ngành kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế (mã số 5.02.12), tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề ảnh hưởng của văn hoa đến thương mại quốc tế trên thế giới và ở V i ệ t nam. - Đ ể giải quyết vấn đề này, tác giả đã cố gắng đưa ra m ộ t giới thiệu khái quát về văn h o i .nổLchung và văn hoa V i ệ t Nam nói riêng. Qua phân tích các khái niệm của văn hoa và kinh doanh, cũng như xem xét k i n h nghiệm của các nước trên thế giới dưới cái nhìn biện chứng, kết hợp với các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế nước ngoài, luận án đã khăng định tầm quan trọng của văn hoa trong kinh doanh nói chung và trong thương mại quốc tế nói riêng. Đ ể giúp người đọc hiểu chi tiết hơn về tầm quan trọng của văn hoa trong thương mại quốc tế, tác giả đã tập trung phân tích, luận giải về ảnh hưởng của văn hoa đến thương mại quốc tế. về cơ bản, văn hoa ảnh hưởng đến thương mại quốc tế theo 3 chiều hướng: 6
  8. Văn hoa ảnh hưởng đến các suy nghĩ của nhà kinh doanh cũng như của người tiêu dùng, do đó đã định hướng cho cả hoạt động kinh doanh và tiêu dùng Văn hoa ảnh hưởng đến giao tiếp, tức là quá trình tiếp xúc giữa các thương nhân vói nhau để quyết định sự lựa chọn bạn hàng. Văn hoa ảnh hưởng đến tiê dùng, tức là sự quyết định cuối cùng của u người mua. Những phân tích này đều có kèm theo các ví dụ thực tế, để giúp các doanh nghiệp ngoại thương Việt Nam tham khảo trước k h i thâm nhẫp vào một thị trường mới. Qua phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng ở Việt Nam, kết hợp với các kết quả điều tra của Thời báo K i n h tế Việt Nam và Trung tâm Pháp - V i ệ t đào tạo về quản lý, luẫn án đã phác hoa ảnh hưởng của văn hoa tới hoạt động ngoại thương ở V i ệ t Nam, cụ thể là trong các lĩnh vực như ảnh hưởng của văn hoa tới tâm lý thương nhân V i ệ t Nam, tới phong cách làm việc của các doanh nghiệp Việt Nam, tới tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam và cuối cùng là ảnh hưởng của văn hoa tới hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường nước ngoài. Đây sẽ là những chỉ dẫn bổ ích để các doanh nghiệp ngoại thương V i ệ t Nam nhìn l ạ i mình, phát huy những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm trong hoạt động kinh doanh của mình, nhằm thu được hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiện nay ở V i ệ t Nam chưa có tài liệu chính thức nào đưa ra khái niệm văn hoa kinh doanh và văn hoa thương mại. Trong luẫn án này, trên cơ sở các nghiên cứu và phân tích của mình, tác giả mạnh dạn đưa ra khái niệm về hai vấn đề trên, đồng thời nêu ra một số giải pháp ở tầm vĩ m ô và v i m ô để củng cố và nâng cao yếu tố văn hoa trong kinh doanh thương mại quốc tế ở V i ệ t Nam. 1. Bố cục của luẫn văn: Ngoài phần mở đầu và kết luẫn, luẫn án được chia thành 3 chương với các tiêu đề: Chương ì: Vài nét về văn hoa và ảnh hưởng của văn hoa đến k i n h doanh. 7 Chương l i : A n h hưởng của văn hoa đến thương mại trên thị trường quốc tế 7
  9. Chương I U : Ả n h hưởng của văn hoa đến thương mại quốc tế ở V i ệ t Nam Đề tài này còn rất mới mẻ ở Việt Nam và trên thế giới. Dù đã tham khảo rất nhiều tài liệu trong nước cũng như nước ngoài, có thể nói tác giả vẫn phải tự tìm một hướng đi để giải quyết vấn đề của mình. Do thời gian và trình độ còn hạn chế, luận án chồc chồn không tránh k h ỏ i thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của các đồng nghiệp và người đọc để luận án được hoàn thiện hơn. 8
  10. Chương ì: VÀI NÉT VỀ VÃN HOA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HOA ĐẾN KINH DOANH 1. Khái niệm về văn hoa: Văn hoa gắn liền với sự ra đòi của nhân loại, nói m ộ t cách khác, văn hoa có từ thuở bình minh của xã hội loài người. Nhưng mãi đến thế kỷ X V I I , nhất là nửa cuối thế kỷ X I X trở đi, các nhà khoa học trên thế giới m ớ i tập trung vào tìm hiểu nghiên cẫu sâu về lĩnh vực này. Bản thân vấn đề văn hoa rất phẫc tạp, đa dạng. Do vậy, các nhà nghiên cẫu có những các tiếp cận khác nhau nên dẫn đến nhiều quan niệm về nội dung thuật ngữ văn hoa. Vãn hoa là một thuật ngữ tương đối phổ biến trong đời sống của nhân dân Việt Nam và trong lĩnh vực khoa học. Thuật ngữ này có nhiều nội dung khác nhau nhưng tổng hợp lại có thể có hai cách hiểu cơ bản: Về nghĩa phổ thông, tẫc là cách hiểu có tính phổ cập trong m ọ i tầng lớp nhân dân, văn hoa có một nội dung khá phong phú. Trước hết, văn hoa là thuật ngữ để chỉ trình độ học vấn (trình độ văn hoa phổ thông, trình độ văn hoa đại học) hoặc chỉ về các sinh hoạt cộng đồng (sinh hoạt văn hoa), hoặc chỉ các thực thể của đời sống tinh thần (nhà văn hoa, d i tích lịch sử - văn hoa...) hoặc phản ánh những biểu hiện, những cách xử thế trong m ố i quan hệ xã hội (lời nói k é m văn hoa, hành động thiếu văn hoa...). Cách hiểu thông thường này thiên về mặt hiện tượng; nhưng những hiện tượng này nảy sinh từ bản sắc văn hoa dân tộc. Trong lĩnh vực khoa học, khái niệm văn hoa cũng có nhiều cách hiểu khác nhau, tùy theo góc độ tiếp cận của các nhà nghiên cẫu, của các trường phái nghiên cẫu, của m ỗ i dân tộc. M ộ t nghiên cẫu cho thấy rằng có í nhất 164 định t nghĩa về văn hoa, một nghiên cẫu khác lại chỉ ra rằng có t ớ i 241 định nghĩa về văn hoa [14,219]. về ngôn từ , thuật ngữ văn hoa bắt nguồn từ Châu Âu, tiếng Pháp và tiếng A n h gọi là cuỉture, tiếng Đ ẫ c gọi là kuỉtur. Các tiếng này lại xuất phát từ tiếng L a tinh là cultus. Cultus có nghĩa là trồng trọt theo hai nghĩa: Cultus agris là trồng trọt cây trái, thảo, mộc và cultus animi là trồng trọt tinh thần. Vậy từ Cultus - văn hoa hàm chẫa hai khía cạnh: trồng trọt cây trái tẫc là 9
  11. thích ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên và giáo dục, đào tạo con người hoặc một cộng đồng để họ trở nên tốt đẹp hơn. Từ nửa sau cầa thế kỷ X I X , các nhà nghiên cứu bắt đầu quan tâm nghiên cứu văn hoa. Định nghĩa văn hoa đầu tiên được chấp nhận rộng rãi là định nghĩa do nhà nhân chầng học E.B Tylor đưa ra. Theo ông, "Văn hoa là một tổng thể phức tạp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cả những khả năng, thói quen mà con người đạt được với tư cách là thành viên cằa một xã hội"[S,6]. Định nghĩa này nêu lên khá đầy đầ các khía cạnh cầa văn hoa tinh thần, nhưng lại í quan tâm đến văn hoa vật chất, là một t bộ phận khá phong phú trong kho tàng văn hoa nhân loại. Sau Tylor, nhiều nhà khoa học khác cũng đã từng đưa ra nhiều định nghĩa khác về văn hoa. Theo Herskovits "Văn hoa là một bộ phận trong môi trường mà bộ phần đó thuộc về con người"[$,7]. Nhưng định nghĩa này lại có thiếu sót ở chỗ có rất nhiều hành động, sự kiện do con người tạo ra lại không đẹp, không có văn hoa (như chiến tranh, t ộ i ác...). Triết học M á c - Lê nin l ạ i cho Tằng:"Văn hoa là tổng hợp các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, là phương thức, phương pháp mà con người sử dụng nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội và giáo dục con người."[3,232]. Định nghĩa rộng rãi nhất về văn hoa có l ẽ là cầa E.Heriot, theo ông " Cái gì còn lại khi tất cả những cái khấc bị quên lãng đi - đố là Văn hoa". Định nghĩa này cho ta thấy tầm quan trọng, mức độ bao trùm cầa văn hoa nhưng lại thiếu tính cụ thể. Hiện nay nhiều nhà nghiên cứu xã h ộ i học đồng ý với định nghĩa do ông Frederico Mayor, Tổng Giám đốc Ư N E S C O đưa ra, theo đó: "Văn hoa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán lối sống và lao động"[S,l]. Định nghĩa này đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại H ộ i nghị liên chính phầ về các chính sách văn hoa n ă m 1970 tai Venise. Đ ế n năm 1982, H ộ i nghị thứ Hai gọi là "Mondiacult" đã thừa nhận cách tiếp cận đó. Đ ứ n g trên bình diện kinh tế, các nhà khoa học l ạ i đánh giá văn hoa theo một cách khác. Geert Hoístede, một chuyên gia trong lĩnh vực giao lưu văn hoa và quản lý đã định nghĩa: "Văn hoa là sự chương trình hoa chung cằa tinh thần, giúp phân biệt các thành viên cằa nhóm người này với thành viên cằa nhóm người khác, theo nghĩa này, văn hoa bao gồm hệ thống cấc tiêu chuẩn, và các 10
  12. tiêu chuẩn là một trong số cấc nền tảng của văn hoa"'[13,67]. H a i nhà xã h ộ i học Z v i Namenwirth và Rober Weber đưa ra một định nghĩa khác về vãn hoa, theo đó văn hoa được coi là " một hệ thống các quan niệm và các quan niệm này cấu thành nên một phác thảo về lối sống" [13,67]. Ta có thể thấy tất cả những định nghĩa trên đều có một điểm chung là: Văn hoa được đúc kết, lan truyền và chia sẻ từ đời này sang đời khác, văn hoa không những được chuyển tiếp từ bố mẹ sang coi cái m à còn được truyền bá với các tổ chức xã hội, các h ộ i văn hoa, từ các chính phự đế các trường học, nhà n thờ... Các cách nghĩ và cách cư xử thông thường được hình thành và duy t ì bởi r các áp lực và xu thế cựa xã hội. Đ ấ y chính là cái m à Hofstede g ọ i là chương trình tư duỵ tập thể. Văn hoa có rất nhiều khía cạnh liên quan chặt chẽ đến nhau. Sự thay đổi trong một mặt sẽ ảnh hưởng đến các mặt còn lại. Trong luận án này, chúng ta thống nhất sử dụng định nghĩa cựa Czinkota, theo đó ta có thể coi "Văn hoa là một hệ thống những cách cư xử đặc trưng cho các thành viên của bất kỳ một xã hội nào. Hệ thống này bao gồm mọi vấn đề, từ cách nghĩ, nối, làm, thói quen, ngôn ngữ, sản phẩm vật chất và những tình cảm - quan điểm chung của cấc thành viên đó".[ì 1,203] Bản thân văn hoa là một vấn đề rất phức tạp, vừa có tính bảo thự l ạ i vừa liên tục thay đổi. Thống nhất quan điểm về khái niệm văn hoa sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với vấn đề này. 2. Chức năng của văn hoa: N h ư chúng ta đã thấy qua các định nghĩa nêu trên, văn hoa bao gồm hai lĩnh vực: lĩnh vực thứ nhất là những yếu tố p h i vật chất như tôn giáo, ngôn ngữ, hệ thống những quan điểm, giá trị... và lĩnh vực thứ hai bao g ồ m các sản phẩm vật chất do con người tạo ra như các công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật và cả hàng hoa để tiêu dùng và trao đổi... Nhưng việc phân chia như t h ế chỉ là tương đối, bởi vì các yế tố phi vật chất nhiều k h i phải thể hiện bằng vật u chất.(như ý tưởng tôn giáo phải thể hiện qua các công trình k i ến trúc, nghệ thuật) và các sản phẩm vật chất cũng liên quan chặt chẽ đế các yế t ố phi vật n u chất cựa văn hoa. Là sáng tạo cựa con người, nhìn từ phương diện k i ến trúc, văn hoa là hoạt động tinh thần hướng tới cái chân, thiện, mỹ. Vói một con người sống trong xã li
  13. hội, văn hoa đã trở thành môi trường thứ hai, bên cạnh môi trường thiên nhiên để nuôi dưỡng con người. Chính vì thế, văn hoa mang nhiều chức năng xã hội khác nhau. Nhưng các nhà nghiên cứu chưa hoàn toàn thống nhất trong việc xác định chức năng của văn hoa. Trong bài "Về khái niệm văn hoa" in trong tập "Khái niệm và quan niệm về văn hoa", ông Tạ Văn Thành đã nêu các chức năng bao gồm: Chức năng chính của văn hoa là chức năng giáo dục; để thực hiện chức năng này văn hoa có các chức năng khác như chức năng nhận thức; chức năng định hưảng, đánh giá, xác định chuẩn mực điều hành cách ứng x ử của con ngưòi;chức năng giao tiếp; chức năng bảo đảm tính k ế tục lịch sử. Ngoài ra, m ộ t số thành tố khác của văn hoa còn có cả các chức năng riêng của nó. Chẳng hạn nghệ thuật, thể thao... có chức năng giải trí và cả chức năng thẩm mỹ. Giáo trình "Văn hoa xã hội chủ nghĩa" của Học viện Quốc gia H ồ Chí Minh, lại trình bày văn hoa có 5 chức năng là chức năng giáo dục, chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ, chức năng dự báo, chức năng giải trí. Sở dĩ có sự khác nhau trong cách trình bày các chức năng là do góc tiếp cận của từng tác giả khác nhau, hoặc đó là cách nói khác nhau về cùng một chức năng của văn hoa. Nhưng tựu trung lại ta có thể thấy chức năng bao trùm nhất của văn hoa là chức năng giáo dục. N h ư chúng ta đã thấy qua phần định nghĩa, văn hoa bao gồm một hệ thống những quan điểm và giá trị, được hình thành và tích tụ từ đời này qua đời khác và được cố định dưải dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tôn giáo... Văn hoa luôn biến đổi nên nó có thể giáo dục con người bằng cả các giá trị đã hình thành và các giá trị đang hình thành, tạo nên m ộ t hệ thống chuẩn mực m à con người muốn hưảng tải. Cũng cần thấy rõ rằng, chức năng giáo dục của văn hoa phải được thực hiện thông qua các chức năng khác: - Trưảc hết là chức năng nhận thức: chức năng này tồn tại trong m ọ i hoạt động văn hoa. Nói cách khác, đây là chức năng đầu tiên, nếu thiếu nó không thể nói đến chức năng nào khác. Trưảc khi hưảng con người tải chân, thiện, mỹ, văn hoa phải giúp con người nhận thức được chân, thiện, mỹ. Trong thương mại, muốn làm cho người tiêu dùng chấp nhận hàng hoa của mình, chúng ta phải làm họ nhận thức được lợi ích của việc dùng hàng hoa này. Ví dụ, trưảc kia ở V i ệ t Nam, phụ nữ chưa có thói quen dùng mỹ phẩm, h ọ sợ rằng các chất hoa học trong mỹ phẩm sẽ làm hại da. Nhưng các nhà k i n h doanh đã thuyết phục h ọ 12
  14. rằng mỹ phẩm không những làm đẹp cho con người m à còn có tác dụng chăm sóc da. Kết quả là doanh số kinh doanh mỹ phẩm ở thị trường V i ệ t Nam tăng lên nhanh chóng. - Tiếp đến là chức năng thẩm mỹ. Đây cũng là một chức năng rất quan trọng cểa văn hoa. Cùng với nhu cầu hiểu biết, con người còn có nhu cầu hưởng thụ, hướng tói cái đẹp. Xét cho cùng, văn hoa là sự sáng tạo cểa con người để đạt tới cái đẹp. Điều này cũng rất đúng trong thương mại. Các nhà k i n h doanh bán được hàng hóa cho người tiêu dùng không chỉ nhờ tuyên truyền về công dụng cểa hàng hoa m à còn phải cải tiến mẫu m ã hàng hoa sao cho phù hợp với quan điểm cểa người mua về cái đẹp. - M ộ t chức năng không thể không nói tới cểa văn hoa là chức năng giải trí. Chức năng này cũng không tách ròi k h ỏ i chức năng giáo dục và không nằm ngoài mục tiêu hoàn thiện con người. Nhu cầu giải t í là nhu cầu không thể r thiếu được cểa con người. Văn hoa là sự đúc rút những kết tinh trong đời sống tinh thần, tất nhiên cũng phải có tác dụng chỉ cho con người thấy những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống, cảm thấy được thư giãn sau những g i ờ lao động vất vả. Chính nhằm mục đích này m à các nhà kinh doanh đã đưa ra rất nhiều sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu giải trí cểa con người. 3.Các yếu tố cấu thành văn hoa: Có nhiều cách để phân loại các yếu tố cấu thành nên văn hoa. Theo quan điểm cểa triết học Mác-Lê nin, văn hoa được chia thành hai lĩnh vực cơ bản là văn hoa vật chất và văn hoa tinh thần. Văn hoa vật chất là toàn bộ những giá trị sáng tạo cểa con người được thể hiện trong các cểa cải vật chất do con người tạo ra, kể từ các tư liệu sản xuất đến tư liệu tiêu dùng. Còn văn hoa tinh thần là toàn bộ những hoạt động tinh thần cểa xã h ộ i , bao gồm các phong tục tập quán, những phương thức giao tiếp, những hoạt động văn học nghệ thuật và cả ngôn ngữ. Triết học Mác-Lê nin không coi tôn giáo là một bộ phận cểa văn hoa, m à lại coi tôn giáo là một hình thái cểa ý thức xã hội. Nhưng ngày nay,đại đa số các nhà nghiên cứu đều công nhận định nghĩa về văn hoa cểa UNESCO, theo đó tín ngưỡng được coi là một phần cểa văn hoa. Tuy vậy, vẫn có nhểu quan điểm 13
  15. khác nhau trong sự phân chia các yếu tố cấu thành của văn hoa. M ộ t số các nhà xã hội học cho rằng văn hoa có ba thành tố chủ yếu,đó là: • Văn hoa thích ứng với môi trường tự nhiên: bao gồm sự thích nghi và ứng x ử với môi trường tự nhiên một cách có ý thức (vì thú vật thì không có ý thức),tức là hành v i cải tạo thiên nhiên nhằm nâng cao điều kiện sống của con người,tầ đó hình thành các ngành nông nghiệp,công nghiệp,thương mại... • Văn hoa tổ chức cộng đồng:là quá trình thích nghi ứng xử giữa người v ớ i người,giữa các cộng đồng dân tộc với nhau.Trong tiến trình này, con người đã thiết lập nên các hệ thống luật pháp và công pháp quốc tế. • Văn hoa sinh hoạt tinh thần: bao gồm sinh hoạt tâm linh va sinh hoạt nghệ thuật.Các sinh hoạt tâm linh là các loại hình như:phong tục,lễ hội,tôn giáo...Các sinh hoạt nghệ thuật bao gồm văn học,âm nhạc,hội hoạ,điêu khắc... Còn theo giáo sư Trần Quốc Vượng trong"Cơ sở văn hoa V i ệ t nam", văn hoa l ạ i bao gồm ngôn ngữ,tín ngưỡng,phong tục-lễ hội,nghệ thuật trình diễn,nghệ thuật tạo hình,nhà cửa,kiến trúc,lối sống,tập quán... Những cách chia này đều thiên về khía cạnh lý thuyết của văn hoá,ít tính cụ thể.Vì vậy,sau k h i tham khảo một số tài liệu của các chuyên gia kinh tế Phương Tây,chúng ta có thể nêu ra các yếu tố chính cấu thành nên văn hoa như sau: - Ngôn ngữ, bao gồm ngôn ngữ có l ờ i và ngôn ngữ không l ờ i . - Tôn giáo - Các giá trị và quan điểm - Phong tục tập quán và thói quen - Đ ờ i sống vật chất - Nghệ thuật - Giáo dục - Cấu trúc xã hội Qua xem xét các yếu tố của văn hoa, ta nhận thấy các yếu t ố này mang cả tính vật chất (như hàng hoa, công cụ lao động) và các yếu t ố phi vật chất (như tôn giáo, các giá trị...), ở những mức độ khác nhau, các yếu tố này đều có ảnh hưởng rất lớn đến m ọ i lĩnh vực trong đời sống xã h ộ i và đời sống k i n h tế của con người. 14
  16. 3-1. Ngôn ngữ: Ngôn ngữ là một yếu tố hết sức quan trọng của văn hoa. Ngôn ngữ được coi là tấm gương để phản ánh văn hoa. Chính nhờ ngôn ngữ m à con người mới có thể xây dựng và duy trì văn hoa của mình. Sở đĩ như vậy là vì văn hoa được duy trì là nhờ truyền thống,mà cơ chế truyền thống hoạt động được là nhờ có ngôn ngữ làm công cị lưu trữ và truyền đạt thông tin.Theo L.White,tế bào là cơ sở của m ọ i quá trình sống, còn ngôn ngữ là cội nguồn của toàn bộ hành v i và văn minh của loài người. Bản chất của ngôn ngữ còn giúp chúng ta tạo dựng một nhận thức về thế giới. Ngôn ngữ của một quốc gia có thể hướng tới sự chú ý của các thành viên vào một số đặc trưng nhất định của thế giới. M ộ t minh hoa rõ ràng cho hiện tượng này là hầu hết các ngôn ngữ châu  u chỉ có một từ về tuyết, nhưng ngôn ngữ của người Eskimo lại không có một thuật ngữ chung về tuyết. Thay vào đó, họ có tới 24 từ m ô tả các trạng thái khác nhau của tuyết (chẳng hạn như tuyết bột, tuyết rơi, tuyết ướt...), bởi vì việc phân biệt các dạng tuyết rất quan trọng với đời sống của người Eskimo. Vì ngôn ngữ hình thành nên cách con người nhận thức về thế giới nên nó cũng có tác dịng định hình đạc điểm văn hoa. Ở những nước có nhiều ngôn ngữ người ta cũng thấy có nhiều nền văn hoa. Ví dị, ở Canada có hai nền văn hoa: nền văn hoa tiếng Anh và nền văn hoa tiếng Pháp. Sự căng thẳng giữa hai nền văn hoa đang ngày càng tăng và phần lớn dân nói tiếng Pháp đang đòi tách ra khỏi Canada - quốc gia do người nói tiếng A n h thống trị. N g ư ờ i ta có thể thấy hiện tượng tương tự ở nhiều nước khác nhau trên thế giới như ở Bỉ,ở Tây ban nha...Tuy nhiên, không phải lúc nào sự khác biệt về ngôn ngữ cũng dẫn đến sự khác biệt về văn hoa (Ví dị có đến bốn ngôn ngữ được sử dịng ở Thịy Sỹ), nhưng nói chung thì điều này có xu hướng xảy ra. 15
  17. Bảng 1: Sự phân b ố ngôn ngữ trên thế giới Tiếng Tỷ lệ dân số thế giới coi thứ ngôn ngữ này là tiếng mẹ đẻ Trung Quốc 20% Anh 6% ấn Đ ộ 4,5% Nga 3,5% Tây Ban Nha 3% Bồ Đào Nha 2% Nhật Bản 2% Arab 2% Pháp 1,5% Đức 1,5% Các thứ tiếng khác 54% Tiếng Trung Quốc là tiếng mẹ đẻ của một số lượng người đông nhất thế giới, tiếp theo là tiếng Anh và tiếng An Đ ộ (tiếng Hindu - ngôn ngữ được dùng ạ An Độ). Tuy vậy, ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất thế giới lại là tiếng Anh, tiếp sau là tiếng Pháp, Tây Ban Nha và Trung Quốc (nhiều người sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai của họ). Nhưng khi bàn về ngôn ngữ, chúng ta không thể chỉ lưu ý đến ngôn ngữ chính thức là ngôn ngữ có lời. Bản thân ngôn ngữ đã rất đa dạng. Trong giao tiếp, sự thật không chỉ thể hiện bằng lời nói m à còn cả trong ngôn ngữ không lời. Thông điệp được chuyển giao bằng nội dung của từ ngữ, bằng cách diễn tả các tin đó (ví dụ như âm điệu giọng nói) và bằng cả các phương tiện không lời như cử chỉ, tư thế, á mắt... Tất cả chúng ta đều giao tiếp với nhau bằng nhiều nh biểu hiện của ngôn ngữ không lời. Ví dụ: một cái ngước mắt là dấu hiệu nhận biết, nụ cười là dấu hiệu vui vẻ ạ nhiều nền văn hoa. Tuy nhiên, một số dấu hiệu của ngôn ngữ cử chỉ lại bị giới hạn về mặt văn hoa.. Ví dụ: dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái tạo thành một vòng tròn là biểu hiện thân thiện ạ Mỹ nhưng lại là một lời mời mọc khiếm nhã ạ Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Tương tự như vậy, trong 16
  18. khi phấn lớn người M ỹ và Châu  u k h i giơ ngón cái lên hàm ý "mọi t h ứ đều ổn", thì ở Hy Lạp, dấu hiệu đó là mang ý khiêu dâm. M ộ t khía cạnh nữa của ngôn ngữ là khoảng cách - khoảng cách thích hợp f giữa bạn và người m à bạn đang nói chuyện, ơ Mỹ, thông thường khoảng cách giữa m ọ i người trong các cuộc bàn bạc làm ăn là từ 5 - 8 feet. ở Châu M ỹ L a tinh là từ Ì - 3 feet. Hựu quả của việc này là người Bắc M ỹ sẽ vô tình cảm thấy là người M ỹ L a tinh đang xâm phạm không gian của h ọ và có thể sẽ quay lựng lại với họ. Ngược lại, người M ỹ L a tinh có thể cho rằng sự lùi ra xa đó là thái độ cách biệt. Điều đó có thể dẫn đến kết quả đáng tiếc là không thiết lựp được m ố i quan hệ giữa hai nhà kinh doanh ở hai nền văn hoa khác nhau. 3-2. Tôn giáo: Tôn giáo có thể được định nghĩa như một hệ thống các tín ngưỡng và nghi thức liên quan đến lĩnh vực thần thánh. M ố i liên hệ giữa tôn giáo đến đời sống xã hội rất tinh tế và sâu sắc. Trên thế giới hiện nay tồn tại hàng nghìn tôn giáo khác nhau, nhưng có năm tôn giáo lớn nhất, đó là Đ ạ o Thiên Chúa, Đ ạ o H ồ i , Đạo Hindu, Đ ạ o Phựt và Đạo Khổng. Tôn giáo có ảnh hưởng rất l ớ n đến m ọ i lĩnh vực trong đời sống con người,trong đó có k i n h doanh. Các l ễ nghi đạo giáo có thể cấm sử dụng một hàng hoa hay dịch vụ nào đó (như thịt lợn ở các nước Hồi giáo). Tin ở định mệnh nên dân Châu Á luôn lựa chọn ngày tốt k h i đi mua ô tô hay làm đám cưới. Những người bán ô tô ở Nhựt thường giao ô tô cho khách vào ngày tốt, các nhà thầu khoán chọn ngày đẹp trước k h i động thổ, các nhà k i n h doanh bảo hiểm cũng rất cẩn thựn k h i chọn ngày ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Tôn giáo cũng ảnh hưởng lớn đến vai trò của nam giới và n ữ giới, cũng như các tựp quán và đạo đức xã hội, chăng hạn như các nghi l ễ đ á m cưới, đám ma... Hầu hết các tôn giáo đều hạn chế vai trò của n ữ giới trong xã hội, đặc biệt là đạo Hồi. Tại các nước theo đạo Hồi, vai trò của người phụ n ữ bị giới hạn trong gia đình, m à ngay cả trong các quan hệ gia đình cũng vẫn có sự phân biệt ẹótMláỵỊới b ố n vợ, nhưng phụ n ữ đối xử. Ngoài ra, đàn ông là tín đồ đạo H ồ i chỉ được lấy một chồng. ĩ V. í r- I í V . ' . .I: ề Bé muÒKG OA' ÊHN " T H Ư VI ố •í ti Ó ."li 's Lư) N G Ữ * ! THUONQ 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2