Luận văn: Ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo đối với đời sống tinh thần người Chăm Ninh Thuận hiện nay
lượt xem 128
download
Mục đích Luận văn: "Ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo đối với đời sống tinh thần người Chăm Ninh Thuận hiện nay" nhằm: trình bày những nội dung cơ bản và những đặc điểm trong quá trình diễn biến của tín ngưỡng, tôn giáo người Chăm Ninh Thuận hiện nay, thực trạng sự ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần của đồng bào, đề ra một số giải pháp để phát huy những ảnh hưởng tích cực và khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc Chăm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo đối với đời sống tinh thần người Chăm Ninh Thuận hiện nay
- LUẬN VĂN: Ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo đối với đời sống tinh thần người Chăm Ninh Thuận hiện nay
- mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngư ời Chăm ở Ninh Thuận có 60345 người (chiếm 11,75% dân số của tỉnh), cư trú xen kẽ với các dân tộc anh em (Kinh, Hoa, Raglai, K'ho...) ở 22 thôn thuộc 12 xã của 4 huyện thị [13, tr.1]. Đồng bào Chăm Ninh Thuận theo 02 tôn giáo chính là đạo Bàlamôn và đạo Bàni, một số ít đi theo Công giáo, Tin lành và đ ạo Ixlam... Ngoài ra đồng bào còn thực hiện nhiều nghi lễ thuộc tín ngưỡng truyền thống của dân tộc. Trong tín ngư ỡng và tôn giáo của đồng bào Chăm có sự đan xen, khó phân biệt rạch ròi đâu là các nghi lễ thuộc tôn giáo hay tín ngưỡng... Chính tín ngưỡng, tôn giáo đã góp phần trong việc hình thành và phát triển văn hóa Chăm, làm cho văn hóa Chăm phong phú, đa dạng... Hiện nay, tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm vẫn còn chi phối khá mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống của đồng bào - đặc biệt là đời sống tinh thần. Vì vậy, trong vùng đồng bào Chăm hiện nay, giải quyết tốt vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, sẽ góp phần giải quyết tốt về vấn đề dân tộc. Tuy nhiên, hiện nay, tín ngưỡng, tôn giáo Chăm Ninh Thuận đang đứng trước thực trạng đáng lo ngại do giáo lý, giáo luật không rõ ràng và thiếu tính hệ thống. Trong nội bộ tôn giáo Chăm thường xảy ra tình trạng mất đoàn kết do tranh chấp chức sư cả, không thống nhất ngày tháng trong nội bộ một tôn giáo, nhiều nghi lễ còn r ờm rà, kéo dài thời gian, tốn kém, ảnh hư ởng đến vệ sinh môi trư ờng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và hoạt động sản xuất của người dân. Mặt khác, do sự tác động của cơ chế thị trư ờng cùng với việc truyền đạo và theo đạo trái pháp luật đang lôi kéo người Chăm bằng cách mua chuộc về kinh tế đã làm cho một số người từ bỏ tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống để đi theo Công giáo, Tin lành, Ixlam (Hồi giáo)... Thực trạng trên đã làm xáo trộn rất lớn đến các mối quan hệ trong cộng đồng, làm phát sinh mâu thuẫn trong nội bộ gia đình, dòng họ, nội bộ dân tộc, tôn giáo, làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào - nhất là đời sống tinh thần...
- Vì vậy, nghiên cứu tín ngưỡng, tôn giáo người Chăm Ninh Thuận cùng với thực trạng và sự ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần của đồng bào, đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục một s ố ảnh hưởng tiêu cực và phát huy những ảnh h - ưởng tích cực là vô cùng quan trọng và cần thiết. Qua đó sẽ giúp cho những ngư ời làm công tác tôn giáo, dân tộc Chăm nắm rõ hơn về thực trạng và sự ảnh h ưởng của nó để đưa ra những chủ trương, chính sách phù hợp, nhằm hướng tôn giáo, tín ngưỡng Chăm vào hoạt động tích cực, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào Chăm, củng cố tình đoàn kết trong nội bộ dân tộc, tôn giáo, góp phần vào việc ổn định và phát triển kinh tế - xã h ội tỉnh nhà và sự phát triển chung của cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vì văn hóa Chăm có vị trí tương đối quan trọng trong nền văn hóa Việt Nam, nên từ trước đến nay đã có nhiều công trình trong nước và ngoài n ước nghiên cứu về vấn đề này - kể cả các luận văn đại học, cao học và luận án tiến sĩ... Trong đó, những công trình nghiên cứu trong nước gần đây liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo Chăm có thể kể: * Về sách: - "Người Chăm ở Thuận Hải" , Viện Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Thuận Hải, Thuận Hải, 1989. - "Văn hóa Chăm", Viện Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh 1991, Phan Xuân Biên làm chủ biên. - "Lễ hội Rija Nưgar của người Chăm" của Ngô Văn Doanh, 1998. - "Lễ hội của người Chăm" của Sakaya, Nxb Văn hóa dân tộc, 2003. * Về luận án tiến sĩ: - Phan Văn Dốp, "Tôn giáo của người Chăm ở Việt Nam", Luận án tiến sĩ Lịch sử, Thành phố Hồ Chí Minh, 1993. - Phan Quốc Anh, "Nghi lễ vòng đời của người Chăm Bà la môn ở Ninh Thuận", Luận án tiến sĩ Lịch sử, Hà Nội, 2004. - Nguyễn Đức Toàn, "ảnh hưởng tôn giáo đối với tín ngưỡng của người Chăm ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ lịch sử, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002.
- - Vương Hoàng Trù-“Tín ngưỡng dân gian của người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận”, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Hà Nội, 2002. - Đề tài cấp tỉnh của Ban Dân vận tỉnh ủy Ninh Thuận, " Tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm ở Ninh Thuận - Thực trạng và giải pháp" , Phan Rang, 2000. Ngoài ra còn có nhiều bài viết về tín ngưỡng tôn giáo Chăm đăng rải rác ở các Tạp chí Dân tộc học, Nghiên cứu tôn giáo, Nghiên cứu Đông Nam á của Ngô Văn Doanh, Thành Phần, Bá Trung Phụ, Văn Món, Phan Văn Dốp, Phú Văn Hẳn.... Những nghiên cứu trên đây đã góp phần rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu văn hóa Chăm nói chung và tín ngưỡng tôn giáo người Chăm nói riêng và những công trình trên đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thực trạng và sự ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo ngời Chăm đối với đời sống vật chất và tinh thần của người Chăm ở Ninh Thuận - nhất là đời sống tinh thần của đồng bào hiện nay và đề ra các giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và khắc phục những ảnh h ưởng tiêu cực thì chưa có công trình nào đề cập. Vì thế, việc nghiên cứu Ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo đối với đời sống tinh thần người Chăm Ninh Thuận hiện nay - Thực trạng và giải pháp là cần thiết và cấp bách ở Ninh Thuận. Qua đó sẽ giúp cho những người làm công tác tôn giáo, dân tộc ở Ninh Thuận có cách nhìn đúng hơn về tín ngưỡng, tôn giáo người Chăm và đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tín ngưỡng, tôn giáo, cụ thể là tôn giáo Bàlamôn và tôn giáo Bàni của người Chăm ở Ninh Thuận hiện nay. Đề tài không đi sâu vào lý luận tín ngưỡng, tôn giáo mà chỉ trình bày tín ng- ưỡng, tôn giáo của người Chăm ở Ninh Thuận, thực trạng và sự ảnh h ư ởng của nó đối với đời sống tinh thần của người Chăm Ninh Thuận, qua đó đề ra một số giải pháp nhằm phát huy sự ảnh h ưởng tích cực và khắc phục những ảnh h ư ởng tiêu cực, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, củng cố tình đoàn kết trong nội bộ tôn giáo, dân tộc trong cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận.
- Do lĩnh vực đời sống tinh thần là một lĩnh vực rộng lớn, nên luận văn chỉ đề cập sự ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo Chăm đối với đời sống tâm linh, đạo đức lối sống, kiến trúc Đền, Tháp, nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật múa và cách suy nghĩ của đồng bào Chăm Ninh Thuận hiện nay. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Trình bày những nội dung cơ bản và những đặc điểm trong quá trình diễn biến của tín ngưỡng, tôn giáo người Chăm Ninh Thuận hiện nay, thực trạng sự ảnh h ưởng của nó đối với đời sống tinh thần của đồng bào, đề ra một số giải pháp để phát huy những ảnh hư ởng tích cực và khắc phục những ảnh h ưởng tiêu cực, nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc Chăm. Nhiệm vụ: Tìm hiểu một số nét về điều kiện kinh tế-xã hội vùng đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận có ảnh hưởng đến tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm Ninh Thuận. Tìm hiểu nội dung cơ bản, những diễn biến và những đặc điểm, tình hình tín ngưỡng, tôn giáo, qua đó tìm ra nét đặc trưng của tín ngưỡng, tôn giáo ngư ời Chăm Ninh Thuận hiện nay. Nêu lên thực trạng ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo người Chăm đối với đời sống tinh thần của đồng bào Chăm hiện nay và đề ra một số giải pháp để khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực và phát huy những yếu tố tích cực. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên c ứu Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nư ớc ta về vấn đề tôn giáo, dân tộc. Luận văn sử dụng thành quả các công trình nghiên cứu tôn giáo, tín ngưỡng người Chăm trong thời gian qua và các tư liệu báo cáo của các ngành trong tỉnh và những tư liệu thực tế trong quá trình công tác gần 15 năm ở địa phương. Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin để xem xét tín ngưỡng tôn giáo Chăm trong quá trình vận động và mối quan hệ của nó với đời sống xã hội của người Chăm.
- Luận văn sử dụng ph ương pháp điền dã, điều tra xã hội học để tiếp cận trực tiếp với sinh hoạt trong tín ngưỡng, tôn giáo, tâm lý, tình cảm của đồng bào Chăm và sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để nêu lên thực trạng và sự ảnh h ưởng của nó đến đời sống tinh thần của đồng bào Chăm Ninh Thuận hiện nay. 6. Những đóng góp của đề tài Kết quả nghiên cứu của luận văn nêu lên đư ợc tình hình và đặc điểm của tín ngư ỡng tôn giáo Chăm trong quá trình diễn biến của nó. Kết quả của luận văn cũng nêu lên vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống của người Chăm, thực trạng ảnh hưởng đến đời sống tinh thần người Chăm Ninh Thuận hiện nay và đưa ra những giải pháp phù hợp. Kết quả của luận văn còn là những tài liệu thực tế giúp cho những người làm công tác tôn giáo, dân tộc ở Ninh Thuận và cả nước có cách nhìn đúng đắn hơn về thực trạng của tín ngưỡng, tôn giáo Chăm, từ đó tránh sự lệch lạc, chủ quan trong quá trình giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo, dân tộc Chăm ở Ninh Thuận. Luận văn còn có ý nghĩa là tài liệu tham khảo cho những ng ười muốn tìm hiểu, nghiên cứu văn hoá Chăm-đặc biệt là tài liệu thực tế thuộc lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo Chăm. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương. Cụ thể như sau: Chương 1: Một vài nét về tín ngưỡng, tôn giáo người Chăm Ninh Thuận hiện nay Chương 2: Thực trạng ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống tinh thần người Chăm Ninh Thuận hiện nay. Chương 3: Một số giải pháp khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực và phát huy những ảnh hưởng tích cực của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống tinh thần người Chăm Ninh Thuận hiện nay.
- Chương 1 Một vài nét về tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm Ninh Thuận hiện nay 1.1 Một số điều kiện kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến tín ngưỡng, tôn giáo người Chăm Ninh Thuận hiện nay 1.1.1. Khái quát về người Chăm Ninh Thuận Người Chăm là một dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, có quá trình lịch sử lâu đời với nền văn hoá phong phú và đa dạng. Trải qua các thời kỳ lịch sử, hiện nay người Chăm cư trú xen kẽ với các dân tộc anh em ở một số tỉnh miền Trung và Nam Bộ nước ta như Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, TP.HCM, Bình Phước, An Giang với dân số trên 137 ngàn người, trong đó tập trung đông nhất ở tỉnh Ninh Thuận [8, tr.1]. Người Chăm ở Ninh Thuận có 60.345 người (chiếm 11,75% dân số của Tỉnh) [13, tr.1], sống tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, xen kẽ với các dân tộc anh em ở 22 thôn thuộc 12 xã của 04 huyện thị, trong đó, tập trung đông nhất ở huyện Ninh Phước và huyện Ninh Hải. Kinh tế của đồng bào Chăm chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trồng lúa nước là chính. Một số ít trồng thêm cây công nghiệp, cây ăn trái, hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm như trâu, bò, heo, cừu, dê, gà vịt và kinh doanh buôn bán. Có một thôn làm nghề gốm và một thôn làm nghề dệt thổ cẩm [7, tr.1]. Ngoài tín ngưỡng dân gian truyền thống, hiện nay người Chăm ở Ninh Thuận theo 02 tôn giáo chính: Đạo Bàlamôn (người Chăm ảnh hưởng ấn Độ giáo, còn gọi là Ahier) và đạo Bàni (người Chăm ảnh hưởng Ixlam, còn gọi là Aval). Ngoài ra còn có một số ít đi theo đạo Công giáo, Tin Lành và đạo Ixlam chính thống. Trải qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nhất là trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, dân tộc Chăm luôn đoàn kết với các dân tộc anh em trong tỉnh, đóng góp sức người sức của cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Nhiều cơ sở cách mạng đã hình thành và phát triển trong các làng Chăm như Hậu Sanh, Như Bình, Vĩnh Thuận, Phước Lập… Nhiều gương sáng trong 02 thời kỳ
- kháng chiến có anh hùng liệt sĩ Đổng Dậu, liệt sĩ Phú Như Lập, Tài Đại Thông, Từ Hậu, Lưu Đặng, Thiên Sanh Sửu…[7, tr.1]. Người Chăm ở Ninh Thuận cư trú theo từng làng và có tính cộng đồng rất cao. Bà con thường giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, nhất là lúc ốm đau, hoạn nạn và trong việc thực hiện các nghi lễ thuộc tín ngưỡng, tôn giáo. Hàng năm, trong vùng đồng bào Chăm, các nghi lễ diễn ra dày đặc. các nghi lễ này vẫn còn chi phối khá mạnh trong đời sống tinh thần của đồng bào. Hiện nay, trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đồng bào Chăm ở Ninh Thuận đang đoàn kết cùng với các dân tộc anh em trong tỉnh ra sức xây dựng quê h ương tỉnh nhà ngày càng phát triển, góp phần vào sự phát triển chung của cả nước. Kinh tế - xã hội vùng đồng bào Chăm từ sau ngày giải phóng năm 1975 đến nay đã có những phát triển rõ rệt ở trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, đời sống, văn hoá, xã hội, an ninh chính trị… 1.1.2. Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào Chăm Ngoài những chủ trương, chính sách chung cho cả nước và chính sách chung cho các dân tộc, Đảng và Nhà nước ta cũng có những chính sách riêng cho từng dân tộc cụ thể. Đối với đồng bào Chăm, Đảng và Nhà nước ta có Chỉ thị số 121-CT/TW ngày 26.10.1981 và Thông tri số 03-TT/TW ngày 17.10.1991 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chỉ thị số 06/2004/CT-TTg ngày 18.02.2004 của Thủ tướng Chính Phủ. Những chủ trương, chính sách trên đã tạo điều kiện cho vùng đồng bào Chăm phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Về Chỉ thị 121-CT/TW ngày 26.10.1981 có nêu lên nhiều vấn đề ở các lĩnh vực kinh tế, đời sống, văn hoá, xã hội, an ninh chính trị…trong đó có một số nội dung chính, Chỉ thị nêu rõ: “Trước mắt, các cấp ủy đảng cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với vùng dân tộc Chăm, làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, đảm bảo và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động. Kết hợp vừa tranh thủ, vừa phân hoá tầng lớp trí thức, chức sắc các tôn giáo, tạo nên sự nhất trí về chính trị và tinh thần phấn khởi trong vùng đồng bào Chăm, động viên và tổ chức quần chúng ra sức phấn đấu đạt sự
- chuyển biến rõ rệt về các mặt kinh tế, văn hoá, giáo dục, an ninh chính trị, từng bước cải thiện đời sống của nhân dân…”. Về văn hoá dân tộc, Chỉ thị 121 nêu rõ: “Coi trọng các di sản văn hoá dân tộc, sưu tầm, khai thác, chọn lọc và nâng cao vốn văn hoá dân tộc Chăm, đáp ứng yêu cầu, tình cảm của đồng bào Chăm và làm phong phú kho tàng văn hoá Việt Nam…”. Chỉ thị đã yêu cầu “Các cấp ủy đảng cần làm tốt một số nhiệm vụ như tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng cho mọi tầng lớp nhân dân về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, tạo mọi điều kiện để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống của đồng bào, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế và xã hội; củng cố v xây dựng cơ sở đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng”. Ngày từ khi Chỉ thị 121 ra đời, để thực hiện tinh thần của Chỉ thị, tỉnh Thuận Hải (Ninh Thuận và Bình Thuận) đã tổ chức Hội nghị triển khai cho tất cả các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể trong tỉnh. Sau gần 10 năm triển khai và thực hiện Chỉ thị, đến năm 1990, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Bí thư (khóa VI), Tỉnh ủy và ủy ban nhân dân tỉnh Thuận Hải đã tổ chức Hội nghị tổng kết việc triển khai và thực hiện Chỉ thị 121 tại tỉnh Thuận Hải. Đến tham dự Hội nghị, ngoài lãnh đạo Trung ương và Tỉnh còn có đông đảo cán bộ, đảng viên người Chăm, đại diện các chức sắc, nhân sĩ, trí thức Chăm tiêu biểu có uy tín…Hội nghị đã đánh giá những việc đã làm được, những mặt còn tồn tại, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho thời gian tiếp theo… Sau Hội nghị tổng kết 10 năm việc triển khai và thực hiện Chỉ thị 121, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá VI) đã ra Thông tri số 03-TT/TW về công tác đối với đồng bào Chăm, Thông tri đã đánh giá đúng thực trạng vùng đồng bào Chăm từ khi có Chỉ thị 121 và yêu cầu các cấp ủy đảng cần tập trung làm tốt các vấn đề về kinh tế, đời sống, văn hoá, xã hội, an ninh chính trị ở các vùng Chăm… Năm 1992, tỉnh Thuận Hải tách ra thành 02 tỉnh: tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Ngay sau khi chia tách tỉnh, lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận đã mở Hội nghị triển khai ngay Thông tri 03 cho các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể trong tỉnh. Bởi vì Ninh Thuận là tỉnh có đồng bào Chăm sinh sống đông nhất, chiếm gần 50% dân số
- đồng bào Chăm trong cả nước nên việc triển khai, thực hiện Thông tri 03 là vô cùng quan trọng và cấp bách. Sau gần 10 năm triển khai và thực hiện, năm 2000, Tỉnh ủy Ninh Thuận đã chỉ đạo mở Hội nghị tổng kết đánh giá việc triển khai và thực hiện Thông tri 03 về công tác đối với đồng bào Chăm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho những năm tiếp theo… Sau đó, đến năm 2004, ủy Ban Dân tộc Trung ương đã mở Hội nghị tổng kết việc triển khai và thực hiện Thông tri 03 trên phạm vi cả nước. Hội nghị được tổ chức tại tỉnh Bình Thuận. Đến dự có lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các tỉnh có đồng bào Chăm sinh sống và đại diện cán bộ, đảng viên người Chăm, các chức sắc, nhân sĩ, trí thức Chăm tiêu biểu…Hội nghị đã đánh giá những việc đã làm được, những tồn tại, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội đồng bào Chăm trong tình hình mới. 1.1.3. Những kết quả đạt được và những tồn tại về kinh tế-xã hội vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận hiện nay Năm 1975, khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng, đất nước được thống nhất hoàn toàn, đặc biệt là từ khi Đảng và Nhà nước ta có Chỉ thị 121, Thông tri 03, Chỉ thị 06 thì tình hình kinh tế, đời sống, văn hoá, xã hội ở các vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận phát triển rõ rệt; an ninh quốc phòng từng bước được giữ vững; tình đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng được củng cố; nền văn hoá của dân tộc được phục hồi, phát huy và phát triển; đội ngũ đảng viên, cán bộ, cốt cán người Chăm ngày càng nhiều, tỉ lệ học sinh các cấp ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Biểu hiện rõ nhất ở vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận hiện nay về mặt kinh tế là trong trồng trọt và chăn nuôi, một thế mạnh của tỉnh đã phát triển khá rõ nét. Đời sống của đồng bào được nâng lên thể hiện ở việc các nhà mới xây kiên cố mọc lên rất nhiều ở các làng Chăm. Nhiều hộ gia đình mua xe Honda, tivi và thường xuyên tổ chức đi chơi vào các ngày lễ, tết… ở 22 làng Chăm Ninh Thuận hiện nay, đường giao thông đi lại rất thuận tiện. Hầu hết ở các làng đều có lưới điện quốc gia và hơn 95% người dân đã kéo điện về đến nhà. 22/22 làng có trường tiểu học; 100% số xã có đồng bào Chăm sinh sống đều có trường trung học cơ sở, bưu điện văn hoá xã; 17/22 làng có hệ thống cấp nước sinh hoạt, phục vụ hơn 50% số hộ dùng nước sạch; 58% số xã có trạm truyền thanh; 83,6% số làng xây dựng làng văn hoá; 60% số thôn có phòng học mẫu giáo; 5/12 xã có
- chợ; 100% số xã được công nhận xoá mù chữ và phổ cấp giáo dục tiểu học [30, tr.2]. Trường trung học Pô Klong (cũ) được đổi tên thành Trường PTTH Dân tộc nội trú của tỉnh, được xây dựng thêm khang trang hơn. Trung tâm văn hoá Chăm được phục hồi và từng bước đi vào hoạt động; Ban biên soạn chữ Chăm được duy trì và nâng cao về chất lượng; số học sinh, sinh viên, giáo viên, bác sĩ và cán bộ, đảng viên ngày càng nhiều; các Tháp Pô Klong Girai, Tháp Pô Rômê, Tháp Hoà Lai được Nhà nước trùng tu; chữ viết của dân tộc được nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy rộng rãi cho học sinh cấp I ở các làng Chăm; tệ mê tín dị đoan được đẩy lùi. Bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc được phục hồi, phát huy và phát triển. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo được Nhà nước quan tâm tạo điều kiện để đáp ứng nguyện vọng chính đáng của đồng bào. Một số lễ nghi trong tín ngưỡng, tôn giáo không còn phù hợp với đời sống mới đã được xoá bỏ… Từ những thành quả đã đạt được ở các vùng Chăm, đã làm cho đồng bào phấn khởi, từ đó càng thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ở vùng Chăm Ninh Thuận hiện nay vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần được tiếp tục quan tâm giải quyết đó là nền kinh tế trong vùng đồng bào Chăm có chuyển đổi, có phát triển nhưng còn rất chậm; đời sống của đồng bào có được nâng lên so với trước nhưng nhìn chung vẫn còn thấp; trong tín ngưỡng, tôn giáo vẫn còn nhiều nghi lễ rườm rà, kéo dài thời gian, tốn kém tiền bạc, ảnh hưởng đến sức khoẻ và hoạt động sản xuất của người dân; trong nội bộ một tôn giáo thường xảy ra tình trạng tranh chấp chức sư cả, không thống nhất ngày tháng, nhiều tín đồ từ bỏ tôn giáo truyền thống đi theo các tôn giáo khác như: Công giáo, Tin Lành, Ixlam…làm xáo trộn rất lớn đến đời sống sinh hoạt của cộng đồng. Một số mâu thuẫn xuất phát từ đời sống sinh hoạt hàng ngày ở các vùng đồng bào các dân tộc sống xen kẽ thường có nguy cơ lan rộng, kéo nhiều người tham gia; vẫn còn tồn tại tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi. Lực lượng cốt cán trong vùng Chăm còn rất mỏng, chưa phát huy hết vai trò, nhiệm vụ trong tình hình mới. Trong quá trình giải quyết các vụ việc ở vùng Chăm, chúng ta chưa tranh thủ vai trò của các vị chức sắc, nhân sĩ, trí thức Chăm tiêu biểu, trong khi đó, ở vùng Chăm Ninh Thuận hiện nay, vai trò của các vị này có ảnh hưởng rất quan trọng [10, tr.8].
- Những tồn tại trên đây cần có sự quan tâm, chung sức, chung lòng của các thành viên trong cộng đồng và của các ngành, các cấp nhằm tiếp tục tạo điều kiện cho vùng đồng bào Chăm phát triển trên tất cả các lĩnh vực… 1.2. Tín ngưỡng của người Chăm Ninh Thuận hiện nay Địa bàn cư trú của người Chăm trước đây là khu vực đồng bằng ven biển Trung Bộ Việt Nam. Một bên là núi cao hùng vĩ, rừng nhiệt đới rậm rạp, một bên là biển cả bao la, chính giữa là đồng bằng nhỏ hẹp, có nhiều sông ngòi ngắn và dốc, khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung bình thấp… Hàng năm, bên cạnh những ưu đãi do thiên nhiên mang lại như sản phẩm rừng núi: gỗ, động vật qúi hiếm; sản phẩm của biển như cá, tôm, mực; sông ngòi thường bồi đắp phù sa cho đồng bằng… thì những tai hoạ do thiên nhiên mang lại không phải ít; có nhiều loài thú dữ đe doạ mạng sống của con người; những cơn sóng dữ dội của biển cả nhấn chìm cả tàu thuyền; mùa mưa thường gây ra lũ lụt, mùa khô thường gây ra hạn hán, dịch bệnh thường xuyên xảy ra... Ngoài ra, còn có các hiện tượng như động đất, sấm chớp, sóng Thần, lũ lụt… đã cướp đi nhiều sinh mạng con người… Đứng trước các hiện tượng thiên nhiên huyền bí, trong thời kỳ lịch sử mà con người chưa thể giải thích được các hiện tượng thiên nhiên đó do trình độ còn hạn chế thì người Chăm thường gắn cho những hiện tượng đó là siêu nhiên, là Thần. Vì vậy, các hiện tượng thiên nhiên đều có gắn tên Thần như: Thần núi, Thần biển, Thần gió, Thần mưa, Thần sấm sét, Thần chớp… Hàng năm, để được bình an, mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, tôm cá đầy ghe; để khỏi thú dữ đe dọa, tránh khỏi các dịch bệnh, tránh khỏi bị trừng phạt và được che chở trong cuộc sống, người Chăm thường đem các lễ vật đến cầu cúng cho các vị Thần linh ở các ngọn núi, bãi biển, dòng sông, đồng ruộng để cho các Thần linh này phù hộ… Đây chính là cơ sở, nguyên nhân xuất hiện tín ngưỡng thờ đa Thần của người Chăm. Tín ngưỡng này đã hình thành, tồn tại, phát triển và kéo dài đến ngày nay. Hiện nay, trong vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận vẫn còn tồn tại rất nhiều nghi lễ thuộc tín ngưỡng. Các nghi lễ này phong phú, đa dạng và chính nó đã góp phần hình thành văn hoá Chăm. Có tín ngưỡng liên quan đến Đền, Tháp, tín ngưỡng liên quan đến cộng đồng, tín ngưỡng liên quan đến tộc họ, gia đình và các cá nhân, tín ngưỡng liên
- quan đến nông nghiệp… Các tín ngưỡng này vẫn còn chi phối khá sâu sắc trong đời sống của đồng bào Chăm-nhất là vĩnh vực đời sống tinh thần. 1.2.1. Khái niệm về tín ngưỡng Đến nay, chưa có một định nghĩa nào tương đối hoàn chỉnh về khái niệm này. Để có khái niệm về tín ngưỡng, cần đặt trong mối quan hệ với niềm tin. Theo GSTS Phạm Ngọc Quang thì “Niềm tin là một mối quan hệ (giữa người và người, giữa người và lực lượng siêu nhiên, giữa người và vật). Nó ít nhất bao gồm: người tin, đối tượng được tin. Đối tượng được tin có thể rất đa dạng: là những con người cụ thể; những vật thể được coi như là cần có sức mạnh giúp đỡ hoặc làm hại con người; những con người được người đời gán cho sức mạnh siêu nhiên…” và “Niềm tin mà con người theo đuổi có nhiều loại khác nhau: có niềm tin khoa học, niềm tin tiền khoa học và niềm tin phi khoa học. Tín ngưỡng là một trong những số niềm tin tiền khoa học, phi khoa học đó…” [42, tr.9]. Như vậy “Niềm tin là điểm xuất phát của mọi tín ngưỡng. Lòng tin, sự ngưỡng vọng của con người vào một lực lượng siêu nhiên nào đó, một lực lượng siêu thực, hư ảo, vô hình là nội hàm cơ bản của tín ngưỡng, trong đó có tín ngưỡng dân gian.Đối với người có tín ngưỡng, lực lượng siêu nhiên đó là có thật, đang tác động vào cuộc sống của họ. Để thuận lợi trong cuộc sống, tránh mọi tai ương, họ tôn thờ, sùng bái lực lượng siêu nhiên ấy” và “Lòng tin ở một lực lượng siêu nhiên, sự sợ hãi sẽ bị trừng phạt hay hi vọng sẽ được che chở, niềm tin rằng mình sẽ được giải thoát khỏi mọi tai ương, trắc trở… là hạt nhân ban đầu của tín ngưỡng [48, tr.10]. Bàn về vấn đề tín ngưỡng hay niềm tin tôn giáo, GS Đặng Nghiêm Vạn viết: “ở nước ta, thuật ngữ tín ngưỡng có thể có 02 nghĩa, khi ta nói tự do tín ngưỡng, người ngoại quốc có thể hiểu đó là niềm tin nói chung hay niềm tin tôn giáo. Nếu hiểu tín ngưỡng là niềm tin thì có một phần ở ngoài tôn giáo; Nếu hiểu là niềm tin tôn giáo thì tín ngưỡng tôn giáo chỉ là một bộ phận chủ yếu nhất cấu thành của tôn giáo” [58, tr.76]. Tuy nhiên, chúng ta “cần phân biệt niềm tin tôn giáo (tín ngưỡng) với niềm tin trần tục. Trước hết trong tín ngưỡng phải có yếu tố thiêng liên quan đến một thế giới vô hình, đến những siêu linh, mà chính con người tưởng tượng và sáng tạo ra chúng, rồi để chúng chi phối và
- tác động ngược trở lại đến đời sống trần tục” [58, tr.82]. Và cũng theo GS.Đặng Nghiêm Vạn thì Niềm tin đó phải là niềm tin siêu lý, không dựa vào một lí tính và thực nghiệm, một niềm tin được cảm nhận hoặc theo truyền thống kinh nghiệm hoặc do sự tu luyện để dần khẳng định vững chắc. Đó là niềm tin không cần chứng minh, tin để rồi tin. Tin vào những điều vĩnh hằng, tuyệt đối, một cuộc sống như ý muốn, một cuộc sống bất diệt [58, tr.83]. Từ đó ông đi đến kết luận: “Khác hẳn với niềm tin đời thường, thông qua nhận thức dựa vào lí tính những sự vật hiển nhiên hay cảm nhận những điều rút ra từ sự học hỏi và kinh nghiệm sống, niềm tin tôn giáo là một dạng nhận thức đặc biệt, dựa trên trực giác, tạo cho con người một niềm tin có tính thiêng liêng, giúp ta có thể nhìn nhận được những sự vật mà người thường không thấy được, cho ta một sức mạnh “thăng hoa” để tác động đến cuộc sống trần tục. Niềm tin đó không hẳn từ sự bất lực, mà còn là một nhu cầu mong muốn chế ngự cái chết cho mình trở nên bất tử, hay trở về “sống” ở một thế giới vĩnh cửu đầy hạnh phúc” [58, tr.86]. Theo Nguyễn Đăng Duy thì: “Tín ngưỡng là một cách từ thực tế cuộc sống cộng đồng con người ý thức về một dạng thần linh nào đó, rồi cộng đồng con người đó tin theo tôn thờ lễ bái, cầu mong cho hiện thực cuộc sống, gây thành một nếp sống xã hội theo niền tin thiêng liêng ấy” [20, tr.22]. Như vậy tín ngưỡng của người Chăm nói chung, người Chăm ở Ninh Thuận nói riêng được hình thành trên cơ sở niềm tin về một lực lượng siêu nhiên, thần bí, trong thời kì mà con người cảm thấy bé nhỏ trước các hiện tượng thiên nhiên hùng vĩ, kì bí, con người chưa giải thích được các hiện tượng đó và gắn cho chúng một cái tên thần bí và cầu mong được che chở, tránh mọi tai ương, đó là niềm tin thiêng liêng, khác với niềm tin trần tục và tác động trở lại đời sống trần tục của con người. 1.2.2. Yếu tố phồn thực trong tín ngưỡng dân gian của người Chăm ở Ninh Thuận Tín ngưỡng phồn thực là tín ngưỡng khá phổ biến trong các vùng của cư dân nông nghiệp, trong đó có đồng bào Chăm. Trong tín ngưỡng này, các biểu tượng thể hiện cho yếu tố âm dương là khá phổ biến. Thể hiện rõ nhất của yếu tố phồn thực trong tín ngưỡng dân gian của người Chăm là qua việc thực hiện lễ hội Rija Nưgar (lễ hội múa tống ôn đầu
- năm). Lễ này được thực hiện trong tháng 1 hàng năm theo lịch Chăm, vào ngày thứ năm và thứ sáu thượng tuần trăng. ý nghĩa của lễ hội Rija Nưgar là tiễn đưa những điều xấu xa, xui xẻo của năm cũ, đón nhận những điều tốt đẹp trong năm mới, cầu cho mưa thuận, gió hoà, mùa màng tươi tốt, dân làng khỏe mạnh, ấm no và hạnh phúc… Lễ vật dâng cúng trong lễ hội múa Rija Nưgar ngoài gà, dê, còn có 5 mâm cơm, canh, bánh ngọt, trái cây, trầu, cau, rượu, trứng và lễ vật quan trọng là lửa và nước. Lễ vật được chia thành 02 phần tượng trưng cho âm và dương, cụ thể: ngày vào buổi chiều thứ năm-cúng con gà (thuộc âm), ngày ra buổi sáng thứ sáu-kết thúc buổi lễ cúng con dê (thuộc dương). Thầy cúng lễ gồm có thầy Kaing (thầy bóng), thầy Mưdwơn (thầy vỗ), 02 nghệ nhân đánh trống Ginăng; 01 nghệ nhân thổi kèn Saranai, cùng nhiều thầy cúng lễ và dân làng phụ lễ. Hệ thống Thần linh trong lễ Rija Nưgar gồm rất nhiều vị Thần như Pô Tang Hauk (Thần chèo thuyền), Pô Gialau (Thần rừng trầm, rừng quế), Pô Riyak (Thần sóng biển), Pô Nưgar (Thần mẹ xứ sở), Pô Klong Girai, Pô Rômê, Pô Patau Bin Thôr, Pô Bhum (Thần ruộng lúa), Thần nước, Thần mặt trời, Thần núi, Thần biển… Kết thúc lễ hội Rija Nưgar là nghi thức tiễn đưa hình nhân thế mạng, đây là vật thay thế cho dân làng mang đi những điều xấu xa của năm cũ, những bệnh tật, mất mùa của năm cũ, đem lại cho con người sức khoẻ, bình an, mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt trong năm mới… Sau đó hình nhân thế mạng này được tiễn đến tại ngã ba đường hay tiễn xuống dòng sông... Điểm đặc biệt trong lễ hội múa Rija Nưgar là múa phồn thực (ngoài các nghi thức bắt buộc thì ở một số địa phương còn có nghi thức này). Lễ múa phồn thực do một người đàn ông có tầm vóc to khoẻ được dân làng bầu chọn và bà bóng (Muk Pajơw) đảm nhiệm. Trước khi vào lễ, người đàn ông được bầu làm nghi thức mặc y phục và tay cầm 03 cây gỗ tre hình dương vật, dài khoảng 25cm, đầu nhuộm màu đen. Khi vào lễ, thầy Kadhar kéo đàn Rabap hát lễ về Pô Nưgar (Thần mẹ xứ sở), người đàn ông cầm cây tre múa nhún nhảy như động tác giao hợp. Sau một hồi múa, thì người đàn ông đó dừng lại. Ba cây tre đó được người đàn ông chuyển cho bà bóng tiếp tục múa và cuối cùng làm lễ tẩy uế cho 03 cây tre trên cái tra đặt “hình nhân thế mạng”. Sau đó 03 cây tre được dân làng tiễn đưa cùng với những hình nhân thế mạng ra đến ngã ba đường hay dòng sông…
- Một biểu hiện khác của tín ngưỡng phồn thực là việc thờ Nữ Thần Pô Yang Jri ở người Chăm. Tượng của Nữ Thần này là một khối đá dựng đứng có vẽ một vạch ngang bằng vôi thể hiện cái miệng của Thần. Thế nhưng để tượng trưng cho Nữ Thần này thì chỉ cần một vật gì giúp cho người ta liên tưởng đến bộ phận sinh dục của phái nữ như kẽ nứt của cây, đường nẻ của đá… Khi có việc cầu cần xin Nữ Thần giúp đỡ cho việc chữa bệnh, việc hiếm muộn con cái, người Chăm thường đến chỗ đó khấn “vái”, đổ rượu lên khúc cây hình trụ có dạng bộ phận sinh dục của nam rồi làm động tác như lúc nam và nữ giao hợp. Người ta tin rằng làm như thế là Thần sẽ giúp cho họ khỏi bệnh hoặc sẽ thoả sự mong muốn về việc con cái… 1.2.3. Các nghi lễ liên quan đến nông nghiệp Như trên đã trình bày, địa bàn cư trú của người Chăm trước đây là vùng duyên hải miền trung có khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mua trung bình hàng năm thấp, một bên là núi cao hiểm trở, một bên là biển rộng mênh mông, đồng bằng thì nhỏ hẹp, sông ngòi thì ngắn và dốc. Nghề nghiệp của người dân là trồng lúa nước, đi biển để đánh bắt tôm cá và giao lưu buôn bán với nước ngoài. Ngoài ra, người dân còn khai thác sản phẩm từ rừng núi như khai thác gỗ quí, dược liệu, trầm hương quí, săn bắn động vật quí hiếm… Bên cạnh những điều kiện thuận lợi do thiên nhiên ban tặng thì người Chăm cũng hứng chịu những đợt thiên tai xảy ra như sóng biển nhấn chìm các đoàn thuyền, thường xảy ra lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô, các dịch bệnh, thú dữ đe dọa mạng sống của con người. Trong thời kỳ mà trình độ của con người còn hạn chế, chưa giải thích được các hiện tượng xảy ra của thiên nhiên, con người cảm thấy nhỏ bé và bất lực. Người dân tin rằng đó là do sự màu nhiệm, là huyền bí, là Thần Thánh… Hàng năm, để được che chở, thoát khỏi mọi tai ương trong cuộc sống, người dân thường mang các lễ vật đến tận cửa biển, đầu sông, ngọn núi, để dâng cúng cho các vị Thần. Vì người ta tin rằng, làm như vậy sẽ được các Thần che chở, thoát khỏi mọi tai ương trong cuộc sống. Chính các nghi lễ này đã được thực hiện hàng năm, tồn tại mãi đến ngày nay. Các nghi lễ này đều có liên quan trực tiếp đến sản xuất và đời sống của đồng bào như: lễ cầu đảo (Plao Sah), lễ chặn nguồn nước (Kap lâu Krong), lễ cúng ruộng (iêu Pô Bhum), lễ chém trâu tế Thần tại núi đá trắng và tại Tháp, lễ hội múa tống ôn đầu năm (Rija Ngar)…
- Các nghi lễ trên đều rất phong phú, đa dạng và mang tính cộng đồng. Sau đây là một số nghi lễ là chính: - Lễ mở cửa Tháp (Pơh băng yang) Đây là nghi lễ mở đầu cho các nghi lễ cúng tế ở các Đền, Tháp của người Chăm. Thời gian vào thượng tuần trăng tháng 1 theo lịch Chăm (khoảng tháng 4 dương lịch). Nghi lễ diễn ra tại Tháp Pô Klong Girai, Tháp Pô Rômê và Đền Pô Nưgar. Mục đích của lễ này là dâng lễ vật lên các vị Thần ở Đền, Tháp, cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, dân làng khoẻ mạnh, ấm no hạnh phúc, người dân được phép khai mương, đắp đập, chuẩn bị cho việc gieo trồng và sản xuất… Điều hành lễ mở cửa Tháp là các chức sắc thuộc tôn giáo Bàlamôn nh ư sư cả (Pô Dhia), các Paseh và các vị chức sắc trong tín ngưỡng như Kadhar (thầy Kòke), bà bóng (muk Pajơw), ông từ (ong Chamưnei)… Các Thần linh được người dân khấn cầu cúng tế như Thần mưa, Thần núi, Thần biển, Thần sông, Thần lửa… và các vị Vua của dân tộc được Thần Thánh hóa như Pô Nưgar (Thần mẹ xứ sở), Pô Klong Girai, Pô Rômê, Pô Bin Thuôr, các hoàng hậu… Nghi lễ mở cửa Tháp bao gồm các nghi thức như mở cửa Tháp, tắm tượng Thần, mặc y phục cho Thần và đại lễ… Đây là nghi lễ diễn ra hàng năm, có cả chức sắc Chăm Bàlamôn, chức sắc trong tín ngưỡng và đồng bào Chăm Bàlamôn ở Ninh Thuận tham gia theo từng vùng Tháp. - Lễ múa tống ôn đầu năm (Rija Nưgar) Lễ múa tống ôn đầu năm là một nghi lễ rất quan trọng của người Chăm ở Ninh Thuận (cả Chăm Bàlamôn và Chăm Bàni). Nghi lễ diễn ra vào 02 ngày thứ năm và thứ sáu tuần đầu thượng tuần trăng tháng 01 hàng năm theo lịch Chăm (khoảng tháng 4 dương lịch) ở tất cả các làng của người Chăm. ý nghĩa trong lễ múa tống ôn đầu năm là người dân đưa các lễ vật cúng tế cho các Thần để cầu mong những Thần linh tống khứ điều xấu xa, xui xẻo, bệnh tật, mất mùa… trong năm cũ, ban cho những điều tốt lành trong năm mới như mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, dân làng khoẻ mạnh, ấm no và hạnh phúc… Các lễ vật dâng cúng, chức sắc hành lễ, các vị Thần được người dân kêu cầu cúng tế (đã nêu trong mục 1.2.2).
- - Lễ cầu đảo ở các Đền, Tháp (Yôr Yang hay Yuơr Yang) Lễ cầu đảo ở các Đền Tháp diễn ra vào thượng tuần trăng tháng 4 theo lịch Chăm (khoảng tháng 7 dương lịch) tại 03 Đền Tháp ở vùng Chăm Ninh Thuận: Tháp Pô Klong Girai, Tháp Pô Rômê và Đền Pô Nưgar. Thời gian diễn ra nghi lễ là vào mùa hè nắng nóng khô hạn, nên ý nghĩa của nghi lễ này là dâng làng cầu mong Thần linh phù hộ ban cho mưa xuống để cho dân làng cày cấy chuẩn bị gieo trồng. Các chức sắc cúng lễ gồm có các chức sắc thuộc tôn giáo Bàlamôn và các chức sắc thuộc tín ngưỡng. Nghi lễ diễn ra trong thời gian 02 ngày 01 đêm. Các vị Thần được kêu cầu cúng tế gồm các Thần núi, Thần sông, Thần biển, Thần mưa, Thần gió và các vị vua của dân tộc có công trong việc xây dựng các công trình thủy lợi và hướng dẫn người dân sản xuất được người dân tôn thờ như những vị Thần như Pô Klong Girai, Pô Rômê, Pô Nưgar… Trong nghi lễ cầu đảo ở Đền, Tháp gồm có các nghi thức theo thứ tự: Lễ tẩy uế Đền, Tháp; lễ đốt Thần lửa; lễ cúng Thần Đền, Tháp và lễ đắp đập. “Trong đó nghi lễ và chủ đề chính là lễ đốt Thần lửa. Đây là sự tái tạo, thu nhỏ của các nghi lễ cộng đồng Chăm liên quan đến tục thờ Thần lửa, Thần mặt trời, Thần nông, Thần thủy lợi… của một cư dân nông nghiệp làm lúa nước. Lễ này còn nhằm hướng tới sự cân bằng âm dương (nước-lửa) của vũ trụ với nhiều tên gọi dân gian khác nhau như lễ đốt Thần lửa, lễ cầu đảo,… Vì lễ này gắn liền với nông nghiệp như cầu mưa, đắp đập, ngăn sông… một sự kiện quan trọng đối với cư dân nông nghiệp nên ngày xưa, lễ này cũng là ngày hội của người nông dân chuẩn bị cho công việc đồng áng… Ngày nay do sự phát triển về khoa học kỹ thuật-đặc biệt là công tác thủy lợi nên nghi lễ này dừng lại ở phần lễ, còn phần hội không còn nữa. Đồng bào chỉ xem đây là công việc của các vị chức sắc [42, tr.130-131]. - Lễ hội Katê Đây là một trong những nghi lễ lớn nhất của cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận (cả Chăm Bàlamôn và Chăm Bàni). Trong đó, người Chăm Bàlamôn thường xem nghi lễ này như là một ngày tết của dân tộc. Lễ hội Katê diễn ra vào ngày 1 tháng 7 hàng năm theo lịch Chăm (khoảng tháng 10 dương lịch). Đầu tiên, lễ hội diễn ra tại các Đền Tháp như Tháp Pô Klong Girai, Tháp Pô Rômê, Đền Pô Nưgar, rồi lễ hội diễn ra ở làng, sau đó là từng hộ gia đình.
- Lễ hội Katê có ý nghĩa là tưởng nhớ tổ tiên, ông bà và các vị Vua có công với nước, mừng kết thúc một mùa thu hoạch và chuẩn bị bước vào vụ mới. Trong ngày lễ chính (ngày lên Tháp), bà con người Chăm (cả Chăm Bàlamôn và Chăm Bàni) và các dân tộc anh em lên Tháp rất đông để chứng kiến lễ hội. Sau nghi lễ trên Tháp và ở làng thì từng gia đình tổ chức lễ như ngày tết, có mời khách đến chung vui, anh em họ hàng thăm nhau, không khí thật vui nhộn và đoàn kết… Các chức sắc tham gia hành lễ của lễ hội Katê gồm có các chức sắc thuộc tôn giáo Bàlamôn như sư cả (Pô Dhia), phó sư cả (Pô Bach), Paseh, các chức sắc thuộc tín ngưỡng như ông thầy kò ke (ông Kadhar), bà bóng (muk Pajơw), ông từ (ông Chamưnei)… Lễ vật dâng cúng gồm: 01 con dê, 03 con gà, 05 mâm cơm, canh, 01 mâm cơm với muối vừng, 03 cỗ bánh gạo, hoa quả. Ngoài ra, còn có trứng, trầu cau, xôi chè… Lễ hội Katê gồm có các bước như rước y phục của vua từ nơi cất giữ lên Tháp. Bước này tổ chức rất trọng thể, sau đó là nghi thức mở cửa Tháp, kế tiếp là nghi thức tắm tượng vua (Thần), nghi thức mặc áo cho tượng vua (Thần) và cuối cùng là đại lễ. Sau phần đại lễ là phần hội-phần múa hát của các đội văn nghệ ở các thôn hoà cùng với tiếng trống ghi năng và kèn Saranai, không khí thật vui nhộn. Sau khi lễ hội kết thúc ở trên Tháp thì lễ hội diễn ra trong phạm vi làng, sau đó là từng gia đình… Ngày nay lễ hội Katê là một lễ hội lớn nhất, mang tính cộng đồng rộng rãi và vui nhộn nhất của người Chăm ở Ninh Thuận. Lễ hội này được đồng bào xem như là một ngày tết của dân tộc. Hàng năm, cứ đến ngày diễn ra lễ hội thì các ngành, các cấp của tỉnh quan tâm tổ chức rất chu đáo để đồng bào đón lễ hội vui vẻ, an toàn, tiết kiệm và đoàn kết. Ngoài ra, các ngành, các cấp thường tổ chức thành nhiều đoàn để đi thăm và tặng quà cho các Tháp, Đền, gia đình các chức sắc, nhân sĩ, trí thức Chăm tiêu biểu, các gia đình người Chăm có công với cách mạng… Từ đó làm cho đồng bào Chăm thêm tin tưởng vào Đảng và Nhà nước ta… - Lễ hội cúng Nữ Thần mẹ xứ sở (lễ hội Chabur) Lễ hội được tổ chức vào tháng 9 hàng năm theo lịch Chăm (khoảng tháng 12 dương lịch) tại các Đền, Tháp của người Chăm, trong đó tập trung nhất là diễn ra ở Đền Pô Nưgar.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiễu điện từ lên chất lượng tín hiệu trong bo mạch và các phương pháp khử nhiễu - Bùi tuấn lộc
26 p | 237 | 52
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Ảnh hưởng của tiểu thuyết ngôn tình trong đời sống sinh viên nữ trường Đại học Văn hóa Hà Nội
12 p | 246 | 52
-
LUẬN VĂN:NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆN TƯỢNG “THAM GIA MÀ KHÔNG ĐÓNG GÓP” LÊN HỆ THỐNG CHIA SẺ FILE NGANG HÀNG BITTORRENT
44 p | 140 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hoá dân gian Việt Nam
104 p | 59 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chủ nghĩa khoa học xã hội: Ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Mẫu đến đời sống văn hóa tinh thần người dân ở Hải Phòng hiện nay
110 p | 70 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Ảnh hưởng của tán sắc và biến điệu tần số đối với xung secant hyperbolic trong thông tin quang sợi
117 p | 78 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của axit silicic đến sự phân tán cấp hạt sét trong đất có thành phần giàu kaolinit và sắt
34 p | 62 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của sự phân tán trong sở hữu đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam
106 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế
66 p | 31 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhóm tham khảo đến hành vi lựa chọn trung tâm tiếng Anh của học viên tại Hà Nội
118 p | 24 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Ảnh hưởng của tán sắc và biến điệu tần số đối với xung secant hyperbolic trong thông tin quang sợi
25 p | 82 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của sự phân tán trong sở hữu đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam
26 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Ảnh hưởng của công bố thông tin lợi nhuận đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu của các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TPHCM
103 p | 20 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Ảnh hưởng của mức độ công bố thông tin đến chi phí vốn chủ sở hữu của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
120 p | 16 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ảnh hưởng của các nhân tố nội sinh đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của các ngân hàng thương mại Việt Nam
97 p | 12 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của neutron lên detector CDC trong thí nghiệm Belle II
81 p | 80 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Tài chính – Ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam
12 p | 30 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn