intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của sự phân tán trong sở hữu đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Ảnh hưởng của sự phân tán trong sở hữu đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam" tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của sự phân tán trong sở hữu đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam. Các ngân hàng niêm yết được chọn làm đối tượng nghiên cứu vì có nhiều dữ liệu hơn và chất lượng dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu về cổ đông, cũng đáng tin cậy hơn so với các ngân hàng chưa niêm yết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của sự phân tán trong sở hữu đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÕ NGUYỄN PHÚ XUÂN ẢNH HƢỞNG CỦA SỰ PHÂN TÁN TRONG SỞ HỮU ĐẾN TỶ LỆ AN TOÀN VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 834 01 01 Đà Nẵng - Năm 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN HOÀNG LONG Phản biện 1: TS. PHẠ TH N HƯ NG Phản biện 2: TS. PHẠ TUẤN NH Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 12 tháng 3 năm 2022 Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng  Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Năm 2021 đánh dấu kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam. Với vai trò huyết mạch quan trọng, ngành Ngân hàng đã góp phần quyết định vào việc kiểm soát lạm phát, ổn định lãi suất và tỷ giá, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm qua. Cũng chính vì vậy mà sự an toàn và ổn định của hệ thống ngân hàng có ý nghĩa sống còn đối với nền kinh tế. Mặc dù vậy, trong thời gian qua đã có tình trạng cổ đông lớn, nắm giữ lượng cổ phần có quyền chi phối, đã lạm dụng quyền chi phối của mình để thao túng các hoạt động ở một số ngân hàng. Các cổ đông này đã sử dụng nguồn tiền của ngân hàng để đầu tư hay cho vay những dự án sân sau có rủi ro cao nhằm phục vụ những lợi ích riêng của mình hoặc trong một số trường hợp, nhằm cố ý rút ruột ngân hàng. Hậu quả của việc này là một số ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Ví dụ, nợ xấu của GPBank là 2.800 tỉ đồng (chiếm 59,32% dư nợ) còn của OceanBank là 14.234 tỉ đồng (chiếm 72,25% dư nợ)1. Với lượng nợ xấu cao như vậy, nhiều ngân hàng đã mất, thậm chí âm vốn chủ sở hữu, không còn khả năng hoạt động dẫn đến việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam phải tái cơ cấu hoặc bắt buộc các ngân hàng này bị mua lại bởi các ngân hàng thương mại (NHTM) khác với giá 0 đồng nhằm bảo sự an toàn, ổn định của toàn hệ thống ngân hàng2. Các vụ việc trên cũng cho thấy tầm quan trọng của tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM. Mức độ an toàn vốn, thường được đo lường bằng tỷ lệ an 1 https://thanhnien.vn/dau-an-buon-cua-nhung-ngan-hang-0-dong-post1010257.html 2 https://vov.vn/kinh-te/tai-chinh/nhin-lai-cac-vu-sap-nhap-ngan-hang-257806.vov
  4. 2 toàn vốn (Capital Adequacy Ratio – CAR) là một trong những tiêu chuẩn quan trọng thể hiện mức độ an toàn trong hoạt động của một NHTM. Hiệp ước Basel xác định 3 trụ cột trong việc hạn chế rủi ro kinh doanh của các NHTM3. Đó là: Trụ cột 1: Mức độ an toàn vốn Trụ cột 2: Quy trình kiểm tra giám sát Trụ cột 3: Hoạt động theo nguyên tắc thị trường Hình 1. Các trụ cột của Tiêu chuẩn Basel II Nguồn: diendandoanhnghiep.vn Trong đó, CAR là tiêu chuẩn trung tâm của trụ cột đầu tiên (mức độ an toàn vốn) và cũng là trụ cột quan trọng nhất. Một ngân hàng có tỷ lệ C R cao hơn sẽ có khả năng chịu đựng tốt hơn các khoản lỗ phát sinh từ các rủi ro trong các lĩnh vực kinh doanh của mình, bảo đảm khả năng tiếp tục hoạt động của ngân hàng và sự an toàn của hệ thống tài chính nói chung (Demirgüç-Kunt& cộng sự, 2006). Hiệp ước Basel II khuyến nghị 3 https://www.bis.org/publ/bcbsca.htm
  5. 3 8% là mức CAR tối thiểu các NHTM cần duy trì. Tại Việt Nam, các yêu cầu về bảo đảm an toàn vốn đang ngày càng được các cơ quan nhà nước hoàn thiện và nâng cao. Cụ thể, NHNN Việt Nam đã ban hành Thông tư số 41/2016/TT-NHNN và Thông tư số 13/2018/TT-NHNN để định hướng các NHTM trong nước trong việc quản trị tỷ lệ an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel II. Do tầm quan trọng của sự an toàn vốn ngân hàng đến sự ổn định của hệ thống tài chính, đã có nhiều nghiên cứu trước đây xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến CAR của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam như quy mô của ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi, đòn bẩy tài chính... (Đào Thị Thanh Bình & Nguyễn Kiều Anh, 2020; Phạm Thị Xuân Thoa & cộng sự, 2020; Vũ Hùng Phương & Đặng Ngọc Đức, 2020). Mặc dù vậy, chưa có nghiên cứu nào xem xét mối liên hệ giữa CAR với sự phân tán trong sở hữu của các NHTM Việt Nam. Một số các nghiên cứu quốc tế trước đây đã chỉ ra rằng sự phân tán trong sở hữu có ảnh hưởng quan trọng đến độ an toàn vốn của các ngân hàng (Shehzad & cộng sự, 2010; Chalermchatvichien & cộng sự, 2014; Dong & cộng sự, 2014; Klein & cộng sự, 2021). Tuy nhiên, ảnh hưởng này có thể không đồng nhất giữa các quốc gia và có sự phụ thuộc vào các đặc điểm của môi trường kinh doanh và thể chế ở từng quốc gia (Shehzad & cộng sự, 2010; Dong & cộng sự, 2014; Klein & cộng sự, 2021). Do vậy, mối quan hệ giữa CAR và sự phân tán trong sở hữu ngân hàng trong bối cảnh Việt Nam có thể có sự khác biệt so với các kết quả nghiên cứu quốc tế trước đây. Vì những lý do nói trên, bằng chứng thực nghiệm cho trường hợp Việt Nam là cần thiết cho chủ đề mối quan hệ giữa CAR và sự phân tán trong sở hữu ngân hàng. Đó là lý do tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Ảnh hưởng của sự phân tán trong sở hữu đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân
  6. 4 hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam” để thực hiện luận văn thạc sĩ. Hiểu rõ ảnh hưởng đến sự phân tán trong sở hữu đến tỷ lệ an toàn vốn sẽ giúp cho tác giả đề xuất các chính sách phù hợp cho các bên liên quan trong việc có các giải pháp nâng cao tỷ lệ an toàn vốn cho các ngân hàng thương mại. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Luận văn này tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của sự phân tán trong sở hữu đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam. Các ngân hàng niêm yết được chọn làm đối tượng nghiên cứu vì có nhiều dữ liệu hơn và chất lượng dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu về cổ đông, cũng đáng tin cậy hơn so với các ngân hàng chưa niêm yết. Lý do là các ngân hàng niêm yết phải đáp ứng yêu cầu cao hơn về báo cáo thông tin của Ủy ban chứng khoán Nhà nước cũng như của các sàn giao dịch chứng khoán. Hầu hết các ngân hàng trong dữ liệu nghiên cứu đều được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán có uy tín thuộc nhóm Big4. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể  Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về phân tán trong sở hữu và tỷ lệ an toàn vốn các ngân hàng thương mại.  Thu thập và phân tích dữ liệu để xác định ảnh hưởng của sự phân tán trong sở hữu đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam.  Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị, bao gồm các kiến nghị chung có các bên liên quan cũng như các kiến nghị cụ thể cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), đơn vị công tác của tác giả luận văn này, nhằm nâng cao tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM niêm yết tại Việt Nam
  7. 5 nói chung và Agribank nói riêng. 1.3. Phƣơng pháp, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng cho nghiên cứu này, bao gồm các bước như sau: Bước 1: Hệ thống hóa cơ sở lý luận. Bước 2: Dựa trên cơ sở lý luận, đề xuất giả thuyết nghiên cứu. Bước 3: Xác định mô hình hồi quy cũng như phương pháp đo lường các biến nghiên cứu. Bước 4: Thu thập dữ liệu thứ cấp của các NHTM niêm yết tại Việt Nam. Bước 5: Tổng hợp và xử lý dữ liệu. Bước 6: Mô tả dữ liệu và tiến hành các phân tích ban đầu. Bước 7: Tiến hành chạy hồi quy. Bước 8: Tiến hành một số các kiểm định để xác minh tính bền vững của kết quả nghiên cứu. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng. 1.3.2. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là ảnh hưởng của sự phân tán trong sở hữu đến tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM Cổ phần. 1.3.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là các NHTM Cổ phần niêm yết tại Việt Nam. Thời gian nghiên cứu là từ năm 2010 đến năm 2019. 1.4. Bố cục luận văn Ngoài phần Chương 1 Mở đầu và Chương 6 Kết luận, nội dung chínhluận
  8. 6 văn bao gồm các chương: Chương 2: Cơ sở lý luận Chương 3: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Thảo luận, đề xuất và kiến nghị 1.5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Bao gồm các nghiên cứu quốc tế và các nghiên cứu cho bối cảnh Việt Nam.
  9. 7 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Tỷ lệ an toàn vốn và sự phân tán chủ sở hữu 2.1.1. Định nghĩa tỷ lệ an toàn vốn Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng là một ủy ban quan trọng của Ngân hàng thanh toán quốc tế (Bank of International Settlement – BIS). Vào cuối năm 1974, Ngân hàng Trung ương thuộc Chính phủ của 10 nước thuộc nhóm G-10 đã họp và thành lập Ủy ban Basel như một Ủy ban về thông lệ để nâng cao việc giám sát an toàn hoạt động ngân hàng của các nước thành viên. Vào năm 1988, Ủy ban Basel đã ban hàng Hiệp ước Basel như một hệ thống đo lường về sự an toàn vốn và các rủi ro của các ngân hàng thương mại. Lý do là áp dụng đúng các chuẩn mực về quản trị vốn là một hoạt động quan trọng giúp các NHTM hoạt động an toàn, ổn định hơn, giảm thiểu việc phá sản (Wall, 1985). Basel I bắt đầu được đưa vào áp dụng vào năm 1992. Sau đó các phiên bản Basel II và III lần lượt được ban hành vào năm 2004 và 2010 và bắt đầu được áp dụng vào năm 2006 và 2013. 2.1.2. Định nghĩa sự phân tán chủ sở hữu Theo Luật doanh nghiệp năm 2014, đối với các công ty cổ phần, vốn chủ sở hữu được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần4. Các cổ đông là những cá nhân hoặc tổ chức sở hữu tối thiểu một cổ phần và cơ cấu cổ đông tạo nên các đặc điểm của cấu trúc sở hữu của công ty. Một trong những đặc điểm quan trọng được quan tâm của cấu trúc sở hữu là sự phân tán (hay ngược lại là sự tập trung) trong sở hữu. Sự phân tán sở hữu (ownership dispersion) xảy ra khi quyền sở hữu của công ty nằm trong tay nhiều cổ đông khác nhau và sự tập trung sở hữu (ownership 4 http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode= detail&document_id=178115
  10. 8 concentration) xảy ra khi quyền sở hữu công ty nằm trong tay một số ít cổ đông (Shehzad & cộng sự, 2010). Sự phân tán hay tập trung sở hữu có ý nghĩa quan trọng trong việc việc xác lập quyền kiểm soát, dẫn đến khả năng chi phối hoạt động của công ty. Sở hữu tập trung cao trong công ty thường xuất hiện ở các nước đang phát triển, nơi môi trường thể chế chưa phát triển nên quyền lợi của nhà đầu tư nhỏ lẻ chưa được quan tâm bảo vệ (La Porta & cộng sự, 1999; Shleifer & Vishny, 1997; Shleifer & Vishny, 1986). 2.2. Ảnh hƣởng của sự phân tán chủ sở hữu và các nhân tố khác đến tỷ lệ an toàn vốn 2.2.1. Ảnh hƣởng của sự phân tán chủ sở hữu đến hoạt động ngân hàng và tỷ lệ an toàn vốn Các nghiên cứu quốc tế trước đây cho thấy sự phân tán sở hữu có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của các NHTM, trong đó có tỷ lệ an toàn vốn. Azofra & Santamaría (2011) phân tích hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Tây Ban Nha trong giai đoạn 1996–2004 và cho thấy sự phân tán chủ sở hữu có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Barry & cộng sự (2011) sử dụng dữ liệu chi tiết về quyền sở hữu cho một mẫu gồm 688 NHT châu Âu trong giai đoạn 1999-2005 để phân tích mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro ở cả ngân hàng thuộc sở hữu tư nhân và ngân hàng công. Kết quả cho thấy sự phân tán sở hữu có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích sự khác biệt về rủi ro giữa các NHT nhưng chủ yếu đối với các ngân hàng tư nhân. Sự phân tán sở hữu có liên quan đến việc rủi ro tài sản và rủi ro vỡ nợ tăng lên. Đối với các ngân hàng đại chúng, những khác biệt trong phân tán sở hữu không ảnh hưởng đến việc chấp nhận rủi ro.
  11. 9 2.2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ an toàn vốn Do tầm quan trọng của C R đối với sự an toàn của ngân hàng, đã có nhiều nghiên cứu quốc tế trước đây đã phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến CAR của các NHTM. Bateni & cộng sự (2014) nghiên cứu các NTHM ở Iran trong thời gian từ 2006 đến 2012. Kết quả hồi quy của dữ liệu dạng bảng cho thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa CAR và quy mô ngân hàng và mối quan hệ thuận chiều giữa CAR với hệ số tài sản cho vay, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity – ROE), tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return on Asset – ROA), và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Trong khi đó, tỷ lệ tài sản trên tiền gửi và tỷ lệ tài sản rủi ro không có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê với CAR. TÓM TẮT CHƢƠNG 2 Chương 1 đã tổng kết cơ sở lý luận về phân tán chủ sở hữu và tỷ lệ an toàn vốn C R. Trong đó, định nghĩa và các yếu tố ảnh hưởng đến CAR được xác định trong các nghiên cứu trước đây đã được tổng hợp. Định nghĩa sự phân tán chủ sở hữu và cảnh hưởng của sự phân tán chủ sở hữu đến hoạt động của NHTM, đặc biệt là đến tỷ lệ an toàn vốn, được xem xét trong các nghiên cứu trước đây cũng đã được tổng kết.
  12. 10 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 3.1. Giả thuyết nghiên cứu Tác động của phân tán sở hữu đến hoạt động của công ty là một chủ đề quan trọng được đề cập nhiều trong các nghiên cứu về quản trị công ty. Dựa trên lý thuyết về quản trị công ty, các nghiên cứu trước đây đã đề xuất hai ảnh hưởng trái ngược nhau của phân tán trong sở hữu đến tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng. Một mặt, phân tán trong sở hữu làm giảm quyền lực cũng như hiệu quả của các cổ đông lớn trong việc kiểm soát hoạt động của công ty (Berle & Means, 1933). Ngoài ra, khi sở hữu là phân tán, các cổ đông lớn có ít động lực để giám sát vì chi phí của việc giám sát có thể là cao trong khi họ chỉ nhận được một phần lợi ích (vì chỉ sở hữu một phần của công ty). Ngược lại, khi sở hữu là tập trung, cổ đông chi phối (cổ đông sở hữu cổ phần nhiều nhất) sẽ có động cơ mạnh mẽ hơn để giám sát hoạt động của công ty (Shleifer & Vishny, 1986; Admati & cộng sự, 1994). Theo dòng lý thuyết này, các ngân hàng có sở hữu phân tán giữa nhiều cổ đông hơn sẽ chấp nhận nhiều rủi ro hơn trong hoạt động. Thật vậy, Iannotta & cộng sự (2007), García-Marco & Robles-Fernandez (2008), và Huang (2020) cho thấy các ngân hàng có sở hữu phân tán thường có rủi ro thanh khoản và tín dụng cao hơn cũng như lợi nhuận thấp hơn. Những điều này sẽ có tác động tiêu cực đến mức độ an toàn vốn. 3.2. Mô hình nghiên cứu Mô hình hồi quy dạng bảng với các hiệu ứng cố định (fixed effects model – FEM) dùng để nghiên cứu là như sau: CARi,t = β0 + β1PTSHi,t + β2SHNNi,t + β3ĐTNNi,t + β4TAISANi,t+ β5TLVGi,t + β6TTCVi,t + β7TTTGi,t + β8HĐQTi,t + β9TVNui,t + NĂM + NGÂN_HÀNG + εi,t Trong đó i và t biểu thị ngân hàng i và năm t. Biến phụ thuộc CAR
  13. 11 là tỷ lệ an toàn vốn. PTSH là mức độ phân tán trong sở hữu của ngân hàng. Tác giả làm theo phương pháp của Dong & cộng sự (2014) và tính toán giá trị của PTSH bằng cách lấy 1 trừ đi chỉ số Herfindahl–Hirschman của sở hữu của các cổ đông lớn. Cụ thể là: (∑ = ) = (∑ = ) Trong đó n là số lượng cổ đông có ảnh hưởng (sở hữu từ 5% trở lên cổ phần của ngân hàng) và TLSHj là tỷ lệ sở hữu của cổ đông ảnh hưởng j. Các cổ đông có liên quan (thành viên gia đình hoặc các nhà đầu tư tổ chức có liên quan với nhau) được gộp lại thành một cổ đông ảnh hưởng. Dựa trên các nghiên cứu trước đây liên quan đến ảnh hưởng của sự phân tán sở hữu đến CAR (Dong & cộng sự, 2014; Chalermchatvichien & cộng sự, 2014; Klein & cộng sự, 2021; Shehzad & cộng sự, 2010; Vũ Hùng Phương & Đặng Ngọc Đức, 2020; Phạm Phát Tiến & Nguyễn Thị Kiều Ny, 2019), các biến kiểm soát sau đây được đưa vào trong mô hình hồi quy:  SHNN chỉ sự hiện diện của sự sở hữu nhà nước. SHNN là một biến định tính nhận giá trị bằng 1 nếu nhà nước (trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một đơn vị của nhà nước) là một trong những cổ đông có ảnh hưởng trong ngân hàng và 0 nếu ngược lại.  ĐTNN chỉ sự hiện diện của sở hữu nhà đầu tư nước ngoài. ĐTNN là một biến định tính nhận giá trị 1 nếu có ít nhất một cổ đông có ảnh hưởng là nhà đầu tư nước ngoài và 0 nếu không có cổ đông ảnh hưởng nào là nhà đầu tư nước ngoài.  TAISAN là quy mô của ngân hàng, được tính bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản (tính bằng tỷ đồng).
  14. 12  TLVG là tỷ lệ của tổng số cho vay trên tổng số tiền gửi.  TTCV là mức độ tăng trưởng cho vay hằng năm.  TTTG là mức độ tăng trưởng tiền gửi hằng năm.  HĐQT là số lượng thành viên hội đồng quản trị của ngân hàng.  TVNu là số lượng thành viên nữ trong hội đồng quản trị. Ngoài ra, các hiệu ứng cố định theo từng năm (year fixed effects, các biến NĂM) và theo từng ngân hàng (bank fixed effects, các biến NGÂN_HÀNG) cũng được bao gồm để tính đến các yếu tố biến thiên theo thời gian (ví dụ như các yếu tố môi trường vĩ mô) cũng như các yếu tố đặc thù của từng ngân hàng mà có thể ảnh hưởng đến CAR nhưng chưa được bao gồm trong mô hình (Dong & cộng sự, 2014; Chalermchatvichien & cộng sự, 2014). 3.3. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu được sử dụng là được thu thập từ 13 NHTM cổ phần niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2010 đến 2019. Các ngân hàng niêm yết được chọn làm đối tượng nghiên cứu vì có nhiều dữ liệu hơn và chất lượng dữ liệu cũng đáng tin cậy hơn so với các ngân hàng chưa niêm yết, đặc biệt là dữ liệu về các cổ đông lớn, do phải đáp ứng yêu cầu cao hơn về báo cáo thông tin của Ủy ban chứng khoán nhà nước cũng như của các sàn giao dịch. Hầu hết các ngân hàng trong mẫu đều được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán có uy tín thuộc nhóm 4 công ty kiểm toán có uy tín quốc tế (Big4). Dữ liệu về CAR và các chỉ số tài chính của ngân hàng được thu thập từ cơ sở dữ liệu của FiinPro, một đơn vị cung cấp dữ liệu nghiên cứu tài chính chuyên nghiệp tại Việt Nam. Dữ liệu về sự sở hữu của các cổ đông của ngân hàng được trích xuất từ Reuter Refinitiv, một đơn vị cung cấp
  15. 13 dữ liệu nghiên cứu quốc tế. Dữ liệu này sau đó được kiểm tra lại với thông tin từ báo cáo tài chính của các ngân hàng. Các thông tin này được tác giả thu thập từ các trang web của các ngân hàng cũng như các công ty chứng khoán có phân tích các ngân hàng này như SSI, VPBS, VNDirect.... Tổng hợp lại, mẫu nghiên cứu cuối cùng là dữ liệu bảng không cân bằng bao gồm 93 quan sát. Phần mềm Stata 15 được sử dụng để phân tích dữ liệu. TÓM TẮT CHƢƠNG 3 Trong chương này, giả thuyết nghiên cứu đã được xây dựng dựa trên phân tích cơ sở lý thuyết. Mô hình hồi quy dùng cho nghiên cứu cũng được phát triển theo giả thuyết nghiên cứu cũng như dựa trên các nghiên cứu trước đây. Các biến nghiên cứu, bao gồm các biến độc lập (tỷ lệ an toàn vốn), biến phụ thuộc chính (mức độ phân tán sở hữu) và các biến kiểm soát đã được xác định.
  16. 14 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Mô tả dữ liệu nghiên cứu Bảng 2 trình bày thống kê mô tả của dữ liệu. Giá trị trung bình của CAR trong mẫu nghiên cứu là 11,8%, cho thấy tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng niêm yết tại Việt Nam là khá cao. Phương sai chuẩn của CAR là 2,3%. Giá trị trung bình của PTSH là 0,326 với phương sai chuẩn là 0,310. Điều này cho thấy nhìn chung các NHTM Việt Nam có sự phân tán sở hữu không cao. Bảng 2. Thống kê mô tả dữ liệu Biến Số quan Trung Phƣơng sai Nhỏ Lớn sát bình chuẩn nhất nhất CAR 93 0,118 0,023 0,080 0,191 PTSH 93 0,326 0,310 0 1 SHNN 93 0,387 0,490 0 1 ĐTNN 93 0,430 0,498 0 1 TAISAN 93 12,429 0,957 9,904 14,214 TLVG 93 0,884 0,160 0,594 1,380 TTCV 93 0,197 0,156 -0,027 0,934 TTTG 93 0,192 0,209 -0,327 1,199 HĐQT 93 9,400 2,630 5 17 TVNu 93 1,763 1,228 0 5 Nguồn: Thống kê của tác giả. Đối với các biến kiểm soát, giá trị trung bình của SHNN là 0,387 với phương sai chuẩn là 0,490. Giá trị trung bình của ĐTNN là 0,430 với phương sai chuẩn là 0,498. Giá trị trung bình của TAISAN là 12,429 với phương sai chuẩn là 0,957. Giá trị trung bình của TLVG là 0,884 với phương sai chuẩn là 0,160.
  17. 15 4.2. Kết quả hồi quyvới các hiệu ứng cố định Bảng 4 trình bày kết quả hồi quyvới các hiệu ứng cố định (fixed effects model – FEM). Cột 1 trình bày kết quả của hồi quy đơn biến, chỉ bao gồm PTSH là biến độc lập. Cột 2 trình bày kết quả hồi quy của mô hình với đầy đủ các biến độc lập. Kết quả cho thấy hệ số của PTSH là dương và có ý nghĩa thống kê cao, ở mức 1% ở cả hai cột. Hệ số của PTSH là 0,037 trong cột 2 của Bảng 4. Như vậy, nếu các yếu tố khác không thay đổi thì khi sự phân tán trong sở hữu của ngân hàng tăng lên 0,310 (tương đương với một phương sai chuẩn, xem Bảng 2) thì CAR sẽ tăng lên 1,15% (0,037×0,310), nghĩa là gần 10% của CAR trung bình của mẫu dữ liệu (11,8%, xem Bảng 2). Đây là mức tăng có ý nghĩa. Kết quả này cho thấy sự phân tán trong chủ sở hữu có ảnh hưởng tích cực lên mức độ an toàn của vốn chủ sở hữu của ngân hàng. 4.3. Kiểm định tính bền vững của kết quả Mô hình hồi quy của nghiên cứu này có thể bị ảnh hưởng bởi vấn đề nội sinh (endogeneity) khi có thể có mối quan hệ nhân quả từ C R đến sự phân tán trong sở hữu (ngân hàng có mức độ an toàn vốn cao hơn thể thu hút các nhà đầu tư lớn, dẫn đến sự phân tán sở hữu cao hơn). Mặc dù việc bao gồm hiệu ứng cố định của ngân hàng trong mô hình đã phần nào giảm bớt lo ngại về vấn đề này, các kiểm định là cần thiết để khẳng định thêm về tính chắc chắn của kết quả nghiên cứu. Ngoài ra các vấn đề về phương sai thay đổi (heteroscedasticity) và tương quan nối tiếp (serial correlation) cũng có thể tồn tại trong dữ liệu. Do vậy, để bảo đảm tính bền vững của kết quả nghiên cứu. 4.3.1. Sử dụng hồi quy Feasible Generalised Least Square Trong kiểm định này, hồi quy Feasible Generalised Least Square–
  18. 16 FGLS được sử dụng thay cho FEM vì FGLS cũng là một phương pháp có thể giúp hạn chế các vấn đề về phương sai thay đổi và tương quan nối tiếp cũng như vấn đề nội sinh (Woolridge, 2012; Phạm Thị Xuân Thoa & cộng sự, 2020). Bảng 5 trình bày kết quả hồi quy FGLS. Hệ số của PTSH ở cả 2 cột vẫn là dương và có ý nghĩa thống kê cao ở mức 1%. Điều này xác nhận thêm tính chắc chắn của kết quả nghiên cứu. 4.3.2. Thêm giá trị năm trƣớc của CAR trong mô hình hồi quy Ở kiểm định này, giá trị năm trước của CAR được thêm vào trong mô hình hồi quy. Lý do là CAR năm sau có thể liên hệ lớn đến CAR năm trước. Mô hình hồi quy trở thành như sau: CARi,t = β0 + β1PTSHi,t + β2CARi,t-1 + β3SHNNi,t + β4ĐTNNi,t + β5TAISANi,t + β6TLVGi,t + β7TTCVi,t + β8TTTGi,t + β9HĐQTi,t + β10TVNui,t + NĂM + NGÂN_HÀNG + εi,t 4.3.3. Hồi quy với các biến độc lập là giá trị của 1 năm trƣớc Trong kiểm định tiếp theo, hồi quy được tiến hành với các biến độc lập là giá trị của 1 năm trước so với biến phụ thuộc để kiểm định mới quan hệ trước - sau như một cách để hạn chế vấn đề nội sinh (Woolridge, 2012). Mô hình hồi quy trở thành như sau: CARi,t =β0 + β1PTSHi,t-1 + β2SHNNi,t-1 + β3ĐTNNi,t-1 + β4TAISANi,t-1 + β5TLVGi,t-1 + β6TTCVi,t-1 + β7TTTGi,t-1 + β8HĐQTi,t-1 + β9TVNui,t-1 + NĂM + NGÂN_HÀNG + εi,t 4.3.4. Sử dụng giá trị thay đổi trong năm của các biến liên tục Trong kiểm định tiếp theo, hồi quy sử dụng giá trị thay đổi trong năm của các biến liên tục thay vì giá trị tuyệt đối để xem xét sự thay đổi của các biến độc lập có ảnh hưởng đến sự thay đổi của biến phụ thuộc hay không (Woolridge, 2012). Mô hình hồi quy trở thành như sau:
  19. 17 ΔCARi,t = β0 + β1ΔPTSHi,t + β2SHNNi,t + β3ĐTNNi,t + β4ΔTAISANi,t + β5ΔTLVGi,t + β6ΔTTCVi,t + β7ΔTTTGi,t + β8ΔHĐQTi,t + β9ΔTVNui,t + NĂM + NGÂN_HÀNG + εi,t Trong đó ΔCARi,t =CARi,t CARi,t-1và tương tự như vậy cho các biến khác. TÓM TẮT CHƢƠNG 4 Trong chương này, các mô tả dữ liệu, ma trận tương quan biến và chỉ số VIF đã được trình bày. Kết quả hồi quy FEM đã được trình bày và cho thấy sự phân tán trong sở hữu NHTM có ảnh hưởng tích cực, có ý nghĩa thống kê, đến tỷ lệ an toàn vốn. Các kiểm định về tính bền vững, bao gồm sử dụng hồi quy FGLS, thêm giá trị năm trước của CAR trong mô hình hồi quy, tiến hành hồi quy với các biến độc lập là giá trị của 1 năm trước và sử dụng giá trị thay đổi trong năm của các biến liên tục thay vì giá trị tuyệt đối, đã được thực hiện. Kết quả của các kiểm định này đã củng cố thêm mức độ tin cậy của kết quả hồi quy FEM.
  20. 18 CHƢƠNG 5: THẢO LUẬN, ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu Kết quả hồi quy trong Chương 3 cho thấy sự phân tán trong chủ sở hữu có ảnh hưởng tích cực lên mức độ an toàn của vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Phân tích của tác giả cho thấy nếu các yếu tố khác không thay đổi thì khi sự phân tán trong sở hữu của ngân hàng tăng lên một phương sai chuẩn thì CAR sẽ tăng lên 1,15%, tương đương gần 10% của CAR trung bình của mẫu dữ liệu. Đây là mức tăng có ý nghĩa. Như vậy, kết quả của hồi quy nói trên tương tự như kết quả của Dong & cộng sự (2010) nhưng trái ngược với các kết quả của Shehzad & cộng sự (2010) và Chalermchatvichien & cộng sự (2014). Điều này có thể giải thích là Việt Nam, cũng giống như Trung Quốc trong nghiên cứu của Dong & cộng sự (2010), là nước còn đang dần hoàn thiện thể chế về hoạt động ngân hàng. Do vậy hệ thống pháp lý vẫn còn nhiều bất cập, kỷ luật thị trường vẫn còn lỏng lẻo. Việc theo dõi và giám sát cổ đông chi phối bởi các bên liên quan bên ngoài (chính phủ, kiểm toán...) cũng như của cổ đông thiểu số cũng còn hạn chế. Điều này dẫn đến sự phổ biến của việc cổ đông quyền lực thao túng hoạt động ngân hàng, gây sức ép lên ban quản trị ngân hàng phải tham gia các dự án rủi ro cao nhằm tìm kiếm các lợi ích ngắn hạn hoặc để rút ruột ngân hàng. Tình trạng cho vay theo chỉ định, cho vay các dự án sân sau vẫn còn phổ biến (Võ Xuân Vinh & Mai Xuân Đức, 2020). NHNN đã nhận định trong báo cáo định hướng và giải pháp cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 rằng: “Nhóm lợi ích và sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng rất lớn làm rủi ro hệ thống rất cao nếu một ngân hàng gặp khó khăn hoặc đổ vỡ” và “bằng nhiều kỹ thuật khác nhau không ít đối tượng không tuân thủ các quy định
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2