intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

39
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu sẽ xác định cú sốc cầu tiền bằng các hồi qui hàm cầu tiền bằng phương pháp OLS và ECM dựa trên cơ sở ARDL, sau đó sử dụng cú sốc cầu tiền đó để hồi qui với khối lượng tín dụng bằng phương pháp hồi qui dữ liệu bảng nhằm xem xét rằng liệu có tồn tại kênh tín dụng ngân hàng trong truyền dẫn của chính sách tiền tệ hay không, và cuối cùng sử dụng khối lượng tín dụng ước tính hồi qui với sản lượng bằng phương pháp hồi qui dữ liệu bảng để xác định ảnh hưởng của tín dụng đến tăng trưởng kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ….o0o…. NGUYỄN THỊ MỸ HƯƠNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa Tp. Hồ Chí Minh, năm 2013
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2014 Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hương
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ Tóm tắt bài nghiên cứu ............................................................................... 1 1 Giới thiệu ............................................................................................... 2 2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây .................................................... 4 2.1 Nghiên cứu lý thuyết về kênh truyền dẫn tín dụng. ........................ 4 2.2 Nghiên cứu thực nghiệm về kênh truyền dẫn tín dụng. .................. 7 2.2.1 Kênh truyền dẫn tín dụng. ......................................................... 8 2.2.2 Tác động của tín dụng ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế ..... 10 3 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 13 3.1 Mô hình của Rondorf .................................................................... 13 3.2 Mô hình nghiên cứu ...................................................................... 19 3.3 Mô tả biến ..................................................................................... 19 3.4 Phương pháp kinh tế lượng ........................................................... 21 3.4.1 Xác định cú sốc cầu tiền .......................................................... 21
  4. 3.4.2 Ước lượng ảnh hưởng của tín dụng đến sản lượng – hồi qui 2 bước ................................................................................................. 22 3.4.3 Kiểm tra tính vững của mô hình (robustness check)............... 26 4 Kết quả nghiên cứu .............................................................................. 26 4.1 Sự phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng của các nước Đông Nam Á . ....................................................................................................... 26 4.2 Kiểm tra tính dừng và lựa chọn độ trễ tối ưu ................................ 31 4.3 Kiểm định đồng liên kết ................................................................ 32 4.4 Ước tính hàm cầu tiền ................................................................... 34 4.5 Hồi qui hai bước ............................................................................ 37 4.5.1 Lựa chọn phương pháp kinh tế lượng ..................................... 37 4.5.2 Hồi qui bước 1 ......................................................................... 37 4.5.3 Hồi qui bước 2 ......................................................................... 41 4.6 Kiểm tra tính vững của mô hình ................................................... 44 4.6.1 Thực hiện với cú sốc tiền ngắn hạn ......................................... 44 4.6.2 Tăng chiều dài độ trễ của các biến trong mô hình .................. 49 5 Kết luận................................................................................................ 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ARDL: autoregressive distributed lag - mô hình phân bố trễ tự hồi qui ECB: European Central Bank - Ngân hàng trung ương Châu Âu ECM: Error Correction Model - mô hình hiệu chỉnh sai số EMU: Economic and Monetary Union – Liên minh tiền tệ châu Âu FRB: Federal Reserve Banks - Ngân hàng Dự Trữ Liên Bang GDP: Gross Domestic product – Tổng sản phẩm quốc nội OECD: Organisation for Economic Co-operation and Development - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OLS: Ordinary least squares - Phương pháp bình phương bé nhất VAR: Vector autoregression – véc tơ tự hồi qui
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Tóm tắt tác động kỳ vọng của các biến trong mô hình ...................... 18 Bảng 3.2: Tóm tắt mô tả biến .............................................................................. 20 Bảng 4.1: Vai trò của ngân hàng trong trung gian tài chính ............................... 27 Bảng 4.2: Tóm tắt kết quả kiểm định nghiệm đơn vị và độ trễ tối ưu ................ 32 Bảng 4.3: Tóm tắt kết quả kiểm định đồng liên kết ............................................ 33 Bảng 4.4: Hàm cầu tiền trong khu vực ............................................................... 36 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Hausman .............................................................. 37 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị và độ trễ tối ưu của sốc cầu tiền .. 38 Bảng 4.7: Kết quả hồi qui bước 1 ....................................................................... 39 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị và độ trễ tối ưu của khối lượng tín dụng ước tính ....................................................................................................... 42 Bảng 4.9: Kết quả hồi qui bước 2 ....................................................................... 43 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị và độ trễ tối ưu của sốc cầu tiền ngắn hạn .............................................................................................................. 45 Bảng 4.11: Kết quả hồi qui bước 1 lần 2 ............................................................ 46 Bảng 4.12: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị và độ trễ tối ưu của khối lượng tín dụng ước tính từ hàm cầu tiền ngắn hạn ............................................................. 48 Bảng 4.13: Kết quả hồi qui bước 2 lần 2 ............................................................ 48 Bảng 4.14: Kết quả hồi qui bước 1 khi tăng độ trễ của các biến thêm 1 quí ...... 49 Bảng 4.15: Kết quả hồi qui bước 2 lần 3 ............................................................ 51
  7. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 4.1: Dư nợ cho vay nội địa (%GDP) .......................................................... 28 Hình 4.2: Giá trị vốn hóa thị trường (%GDP) .................................................... 29 Hình 4.3: Tỷ lệ nợ xấu......................................................................................... 31 Hình 4.4: Cú sốc cầu tiền dài hạn ....................................................................... 35 Hình 4.5: Tương quan giữa cú sốc cầu tiền dài hạn và khối lượng tín dụng ...... 40 Hình 4.6: Sốc cầu tiền ngắn hạn.......................................................................... 44
  8. 1 Tóm tắt bài nghiên cứu Đề tài nghiên cứu này nghiên cứu về ảnh hưởng của sự thay đổi khối lượng tín dụng đến tăng trưởng kinh tế của 5 nước trong khu vực Đông Nam Á gồm Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia và Việt Nam trong giai đoạn từ quí 1 năm 2000 đến quí 4 năm 2012. Bài nghiên cứu đã phân tích sự phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng của hệ thống tài chính của các nước và cho thấy rằng các nước nghiên cứu có sự phụ thuộc tài chính vào ngân hàng cao. Đây chính là điều kiện để tồn tại kênh tín dụng ngân hàng trong các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ. Nghiên cứu đã ước tính cú sốc cầu tiền ngắn hạn và dài hạn bằng cách hồi qui hàm cầu tiền bằng phương pháp ECM, sau đó sử dụng sốc cầu tiền làm biến công cụ để hồi qui với khối lượng tín dụng (theo Rondorf, 2012) nhằm nghiên cứu xem liệu có tồn tại kênh tín dụng trong khu vực các nước Đông Nam Á hay không, nghĩa là sau một cú sốc cầu tiền thì khối lượng tín dụng trên thị trường có thay đổi hay không. Sau đó, nghiên cứu ước tính ảnh hưởng của tín dụng đến tăng trưởng kinh tế bằng cách thực hiện hồi qui với biến phụ thuộc là sản lượng, biến độc lập gồm khối lượng tín dụng, lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm và tỷ giá thực của các nước để xem tín dụng có tác động đến sản lượng hay không. Kết quả cho thấy trong phạm vi các nước nghiên cứu thì có tồn tại kênh tín dụng và tín dụng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ nghiên cứu.
  9. 2 1 Giới thiệu Chính sách tiền tệ là công cụ vĩ mô quan trọng trong điều hành kinh tế của bất kỳ quốc gia nào với những mục tiêu như duy trì giá cả ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định thị trường tài chính… Bên cạnh việc xác định mục tiêu ưu tiên và sử dụng những công cụ phù hợp trong từng thời kỳ thì quá trình truyền dẫn chính sách tiền tệ tới nền kinh tế đóng vai trò quyết định nhằm đạt được những mục tiêu trên. Các lý thuyết chỉ ra rằng việc tăng cung tiền sẽ làm tăng giá cả và do đó có khả năng làm tăng sản lượng thực tế. Điều này có thể xảy ra thông qua một số các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ bao gồm kênh lãi suất, kênh tín dụng, kênh tỷ giá hối đoái, và kênh giá tài sản (Mishkin, 2010). Do chịu ảnh hưởng bởi các đặc điểm của từng nền kinh tế, thị trường tài chính và các trung gian tài chính luôn vận động không ngừng nên mức độ hiệu quả của các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ thay đổi theo không gian và thời gian. Điều kiện để tồn tại kênh tín dụng ngân hàng trong truyền dẫn chính sách tiền tệ là các ngân hàng phải phụ thuộc vào chính sách tiền tệ và các cá nhân và doanh nghiệp vay vốn ngân hàng phải phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng. Ở các nước có sự phụ thuộc tài chính vào hệ thống ngân hàng cao, thị trường chứng khoán không phát triển thì kênh tín dụng sẽ hoạt động mạnh hơn. Nói chung, những thay đổi trong hành vi cho vay của các ngân hàng có thể là do các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cho vay và sẵn sàng để cung cấp các khoản vay. Khả năng cho vay phụ thuộc vào bảng cân đối của các ngân hàng - thường bị giới hạn bởi khả năng huy động vốn - cũng như các quy định đối với ngân hàng. Sự sẵn sàng cho vay chủ yếu bị ảnh hưởng bởi tính khả thi của dự án và bảng cân đối của người vay, giá trị tài sản đảm bảo cũng như các rủi ro mặc định của khách hàng vay. Tuy nhiên ngay cả khi hệ thống ngân hàng đóng vai trò rất
  10. 3 quan trọng trong nền kinh tế, thì kênh cho vay ngân hàng có thể bị giảm nhẹ do đặc thù của mạng lưới ngân hàng (Egert và MacDonald, 2009). Hơn nữa, mức độ phụ thuộc vào ngân hàng có thể tăng lên do mối quan hệ chặt chẽ giữa khách hàng và ngân hàng – ví dụ như đối với khách hàng thường xuyên sử dụng nợ vay thì ngân hàng sẽ cố gắng tiếp tục cấp tín dụng cho dù chính sách tiền tệ đang thắt chặt (Ehrmann et al, 2001). Do đó, điều quan trọng khi xem xét về kênh tín dụng trong nền kinh tế là phải xem xét toàn hệ thống ngân hàng chứ không phải là từng ngân hàng riêng lẻ. Các đặc thù của hệ thống ngân hàng đã làm thay đổi tác động của chính sách tiền tệ đã có các nghiên cứu của Ashcraft (2006) tại Hoa Kỳ và Gambacorta (2005) tại Ý. Mục tiêu của bài nghiên cứu này là nhằm đưa ra câu trả lời cho câu hỏi (i) liệu có tồn tại kênh tín dụng ngân hàng trong khu vực các nước Đông Nam Á hay không? và (ii) tín dụng ngân hàng tác động đến tăng trưởng kinh tế như thế nào? Cụ thể, đầu tiên, bài nghiên cứu sẽ xác định cú sốc cầu tiền bằng các hồi qui hàm cầu tiền bằng phương pháp OLS và ECM dựa trên cơ sở ARDL, sau đó sử dụng cú sốc cầu tiền đó để hồi qui với khối lượng tín dụng bằng phương pháp hồi qui dữ liệu bảng nhằm xem xét rằng liệu có tồn tại kênh tín dụng ngân hàng trong truyền dẫn của chính sách tiền tệ hay không, và cuối cùng sử dụng khối lượng tín dụng ước tính hồi qui với sản lượng bằng phương pháp hồi qui dữ liệu bảng để xác định ảnh hưởng của tín dụng đến tăng trưởng kinh tế. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng của 5 nước trong khu vực Đông Nam Á, gồm Indonesia, Malaysia, Thailand, Singapore và Việt Nam từ quí 1 năm 2000 đến quí 4 năm 2012 để nghiên cứu. Đây là khu vực có thị trường chứng khoán chưa phát triển mạnh, nguồn vốn của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng nên có khả năng tác động của chính sách tiền tệ thông qua kênh tín dụng ngân hàng tới sản lượng của nền kinh tế là quan trọng (Mohanty và Turner,
  11. 4 2010). Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khi khối lượng tín dụng thay đổi sẽ dẫn đến thay đổi sản lượng trong khu vực Đông Nam Á, điều này là phù hợp với Rondorf (2012). Do đó, trái phiếu và tín dụng ngân hàng không có sự thay thế hoàn hảo giống như trong mô hình chuẩn của tăng trưởng hoặc chu kỳ kinh tế. Phần còn lại của bài nghiên cứu bao gồm các phần sau: phần 2 trình bày kết quả của các bài nghiên cứu trước đây, phần 3 giới thiệu phương pháp nghiên cứu và cách thức thu thập số liệu được sử dụng trong bài, phần 4 trình bày nội dung và phân tích kết quả nghiên cứu, phần 5 là kết luận. 2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kênh lãi suất thường là kênh truyền dẫn quan trọng nhất tại các quốc gia đã phát triển với thị trường tài chính hiện đại; ngược lại, kênh tín dụng và kênh tỷ giá là các kênh chủ đạo tại các quốc gia đang phát triển (Jamilov, 2012). Nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm vào những năm đầu của thập niên 1990 đã chỉ ra mối quan hệ mờ nhạt giữa lãi suất và đầu tư vào tài sản dài hạn dẫn đến nhiều quan điểm nghiên cứu mới về các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ. 2.1 Nghiên cứu lý thuyết về kênh truyền dẫn tín dụng. Theo Bernanke và Blinder (1988), các kênh lãi suất truyền thống như lãi suất chính sách dài hạn hoạt động kém hiệu quả do nhu cầu toàn cầu thay đổi và do đó không giải thích các hiệu ứng khuếch đại của lãi suất ngắn hạn đến sản lượng. Vì vậy, các tác giả mở rộng cơ chế truyền dẫn bằng cách giới thiệu kênh tín dụng là một kênh mở rộng kênh lãi suất. Kênh tín dụng có thể được chia ra thành hai kênh riêng biệt là kênh tín dụng ngân hàng và kênh bảng cân đối tài sản. Bernanke và Gertler (1995) cũng sử dụng kênh bảng cân đối tài sản và kênh
  12. 5 tín dụng ngân hàng thông qua khả năng cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng để giải thích ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến mức chênh lệch lãi suất phải trả khi vay vốn từ bên ngoài. Các kênh tín dụng ngân hàng được thiết lập bằng cách đưa tín dụng vào thị trường sản phẩm trong mô hình IS-LM truyền thống (Bernanke và Blinder, 1988), trong đó các đường cong IS được thay thế bằng đường cong tín dụng hàng hóa (CC), tạo ra mô hình CC-LM. Trọng tâm của kênh tín dụng ngân hàng là sự thay thế không hoàn hảo giữa các khoản tín dụng và tài sản tài chính khác trong bảng cân đối của ngân hàng, và giữa tín dụng ngân hàng và các hình thức vay nợ khác của trên bảng cân đối của các công ty. Điều này làm chính sách tiền tệ tác động đến hoạt động kinh tế trong hai giai đoạn. Ở giai đoạn đầu, sự thay thế không hoàn hảo trong tài sản của ngân hàng đảm bảo rằng việc thắt chặt (nới lỏng) của chính sách tiền tệ sẽ làm cung tín dụng bị thu hẹp (mở rộng) trong các ngân hàng. Khi thanh khoản sụt giảm, các ngân hàng sẽ giảm cung tín dụng thay vì bán trái phiếu bởi vì họ cần phải đảm bảo đủ thanh khoản để đáp ứng nhu cầu thanh khoản đột xuất. Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể phát hành trái phiếu hoặc huy động tiền gửi của dân cư hoặc doanh nghiệp để không làm giảm cung tín dụng. Tuy nhiên, khả năng của vay mượn từ thị trường tài chính của một số ngân hàng có thể bị giới hạn bởi sự không hoàn hảo của thị trường tài chính, chẳng hạn như lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức (sự thay thế không hoàn hảo giữa tín dụng / trái phiếu ở phía bên tài sản có và trái phiếu / tiền gửi ở bên tài sản nợ). Giai đoạn thứ hai, để chính sách tiền tệ được truyền đến nền kinh tế thực, điều cần thiết là phải có một số lượng đủ lớn các công ty không có khả năng thay thế tín dụng ngân hàng với các hình thức tài trợ bên ngoài trên thị trường
  13. 6 vốn (khả năng thay thế hoàn hảo ở phía tài sản nợ của doanh nghiệp). Trong trường hợp này, một khi nguồn cung tín dụng giảm thì chi đầu tư sẽ được cắt giảm do thiếu nguồn lực tài chính từ bên ngoài. Như vậy, sự tồn tại của kênh tín dụng cần có một số điều kiện nhất định: (i) các ngân hàng phải bị ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ, có nghĩa là chính sách tiền tệ sẽ làm thay đổi dự trữ và tiền gửi của họ, nếu các ngân hàng có thể dễ dàng điều chỉnh được bảng cân đối kế toán của họ ví dụ họ dễ dàng tìm được nguồn huy động thay thế nếu lượng tiền gửi của họ giảm thì kênh tín dụng ngân hàng sẽ không xảy ra; (ii) các cá nhân và doanh nghiệp vay vốn ngân hàng phải phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng, không dễ dàng kiếm được nguồn tài chính khác thay thế (ví dụ như Oliner và Rudebusch, 1996). Nếu kênh tín dụng và kênh lãi suất cùng hoạt động sẽ làm cho tín dụng ngân hàng càng giảm nhiều hơn khi có chính sách thắt chặt tiền tệ, do đó nghiên cứu sẽ cố gắng tách tác động của kênh tín dụng ra xem xét riêng lẻ. Kênh tín dụng ngân hàng dựa vào vai trò trung tâm của ngân hàng trong việc cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế và cân bằng tình trạng thông tin bất cân xứng trong thị trường tín dụng. Kênh tín dụng ngân hàng góp phần giải thích mức độ tác động của chính sách tiền tệ được khuếch đại hơn so với mức độ ảnh hưởng trực tiếp thông qua kênh lãi suất. Phần lớn các ngân hàng dựa vào nguồn huy động để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế, khi ngân hàng trung ương quyết định thắt chặt tiền tệ, nguồn huy động của các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến thắt chặt tín dụng và làm giảm tổng cầu trong toàn nền kinh tế. Như vậy có thể nói rằng hệ thống tài chính nếu dựa nhiều vào ngân hàng sẽ giảm tính linh hoạt khi đối phó với những cú sốc. Tuy nhiên cũng có nhiều nghiên cứu thực
  14. 7 nghiệm không tìm thấy mối quan hệ giữa cấu trúc của hệ thống tài chính và hiệu quả của nó (Gambacorta, 2002). 2.2 Nghiên cứu thực nghiệm về kênh truyền dẫn tín dụng. Mặc dù, về mặt lý thuyết, khi lượng vốn huy động của ngân hàng giảm thì ngân hàng có thể bù đắp bằng việc phát hành chứng khoán, nhưng việc phát hành thường tốn kém chi phí và phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường tài chính. Các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ, vốn nhạy cảm với sự thay đổi của chính sách tiền tệ thắt chặt, đặc biệt là vấn đề thanh khoản xảy ra khi người gửi tiền rút tiền, có xu hướng duy trì tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao nhằm bảo đảm sự an toàn cho chính ngân hàng mình (Kashyap và Stein, 1993) nên lập luận về việc tăng tỷ trọng chứng khoán để bù đắp cho sự thiếu hụt nguồn vốn huy động là thiếu thuyết phục. Cho đến nay, các công trình nghiên cứu thực nghiệm cho kết quả không nhất quán. Các công trình nghiên cứu của Bellando và Pollin (1996), Barran et al. (1995) và Driscoll (2004) không tìm ra bằng chứng cho kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, các nghiên cứu của Hülsewig et al. (2004), Ehrmann et al. (2003), Brissimis và Delis (2008), Altunbas et al. (2007), Kashyap và Stein (1993), Kashyap và Stein (2000), lại phát hiện các bằng chứng vững chắc cho kênh tín dụng ngân hàng. Các nghiên cứu trước đây về kênh tín dụng ngân hàng thường trả lời hai câu hỏi (i) có tồn tại kênh tín dụng ngân hàng hay không? và (ii) tín dụng ngân hàng có tác động đến tăng trưởng kinh tế hay không? Các kết quả cũng có xu hướng trái ngược nhau.
  15. 8 2.2.1 Kênh truyền dẫn tín dụng. a) Tồn tại kênh tín dụng ngân hàng Hülsewig et al. (2004) nghiên cứu về sự tồn tại kênh tín dụng ngân hàng hoạt động ở Đức. Các tác giả đã sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số vector (VECM) để ước tính riêng rẽ cung và cầu tín dụng. Để xác định mối quan hệ giữa cung và cầu tín dụng dài hạn, các tác giả đã sử dụng kiểm định hạn chế với các vector đồng liên kết. Đây là nghiên cứu đầu tiên về kênh tín dụng ở Đức sử dụng dữ liệu tổng hợp. Kết quả các tác giả đã tìm thấy tồn tại truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua kênh tín dụng ở nước Đức. Ehrmann et al. (2003) cố gắng để xác định phản ứng của nguồn cung tín dụng với những thay đổi chính sách tiền tệ trong toàn bộ khu vực đồng Euro và ở từng nước khác nhau. Bài nghiên cứu này thực hiện so sánh cấu trúc của các ngân hàng và thị trường tài chính trong khu vực đồng Euro. Các tác giả đã kiểm định các giả thuyết và thấy rằng chính sách tiền tệ làm thay đổi cung tín dụng ngân hàng, với những ảnh hưởng phụ thuộc nhiều vào tính thanh khoản của từng ngân hàng. Họ nhận ra rằng ảnh hưởng của thắt chặt tiền tệ là tiêu cực và có ý nghĩa cho toàn bộ khu vực cũng như cho bốn nước Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha. Phản ứng tổng thể của các khoản vay do việc tăng lãi suất 1 điểm phần trăm là khoảng 1%. Ở Tây Ban Nha và Pháp phản ứng mạnh hơn. Qui mô không ảnh hưởng đến mức độ phản ứng cho vay của một ngân hàng. Brissimis và Delis (2008) nghiên cứu sự tồn tại của kênh tín dụng ngân hàng trong 16 quốc gia OECD. Sử dụng các dự đoán lý thuyết của mô hình Bernanke - Blinder (1988), các tác giả kiểm tra sự tồn tại của kênh cho vay ngân hàng bằng cách xác định hàm cung tín dụng và đánh giá tác động của các đặc điểm khác nhau giữa các ngân hàng đến khả năng cung cấp tín dụng của chúng.
  16. 9 Các tác giả ước lượng cung tín dụng và và kiểm định khả năng có sự thay thế giữa cho vay và trái phiếu trong danh mục đầu tư của các ngân hàng. Sử dụng sử liệu bảng của 16 quốc gia OECD, và kết luận rằng chỉ có Hy Lạp và Nhật Bản tồn tại kênh tín dụng ngân hàng. Ở Pháp, sự tồn tại của kênh này có thể không hoàn toàn bị bác bỏ. Hơn nữa, các tác giả cũng thấy các đặc điểm của ngân hàng không phải là yếu tố quyết định trong việc xác định hàm cung tín dụng. Kết quả nghiên cứu của Altunbas et al. (2007) trong khu vực đồng tiền chung châu Âu cho thấy lãi suất chính sách tiền tệ tăng 1 điểm phần trăm sẽ dẫn đến một sự suy giảm trong cho vay là 0,7%, thấp hơn ước tính của Ehrmann et al. (2003). Lý giải nguyên nhân này, các tác giả cho rằng việc thành lập EMU làm gia tăng hoạt động chứng khoán hóa trong khu vực đồng Euro, và do đó tầm quan trọng của các kênh tín dụng ngân hàng đã giảm. Về mặt lý thuyết, chứng khoán hóa tài sản cho phép các ngân hàng cung cấp thêm các khoản vay liên quan đến vốn của họ và làm giảm sự phụ thuộc vào nguồn tiền gửi. Altunbas et al. (2007) thấy rằng một ngân hàng hoạt động tích cực trên thị trường chứng khoán hóa phản ứng ít hơn với thay đổi lãi suất. Do đó sự phụ thuộc của các ngân hàng vào tiền gửi của họ giảm dần theo sự sẵn có của việc chứng khoán hóa. Chu Khánh Lân (2013) nghiên cứu thực nghiệm về truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mô hình véc tơ tự hồi qui (VAR) để đánh giá vai trò của kênh tín dụng trong truyền tải chính sách tiền tệ tới nền kinh tế thông qua đo lường mối quan hệ giữa sản lượng, lạm phát, lãi suất, cung tiền và tín dụng. Tác giả phát hiện ra có tồn tại kênh tín dụng ngân hàng tại Việt Nam và mức độ khuếch đại của kênh tín dụng trong truyền tải chính sách tiền tệ là khá nhanh và mạnh. Khi có kênh tín dụng,
  17. 10 chính sách tiền tệ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế mạnh hơn khi không có kênh tín dụng do tác dụng khuếch đại của nó. b) Không tìm thấy bằng chứng của việc tồn tại kênh truyền dẫn tín dụng Nghiên cứu của Bellando và Pollin (1996) ở Pháp xem xét xem liệu có tồn tại kênh tín dụng ở Pháp thời kỳ sau khi bãi bỏ các qui định về tài chính. Các tác giả phân tích ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất thị trường và xem xét ảnh hưởng của chúng đến việc dự báo GDP. Họ thấy rằng chênh lệch lãi suất thường ổn định và ít bị kéo dãn biên độ nhiều, chênh lệch này còn chứa những thông tin về hoạt động trong tương lai. Kết quả cuối cùng của nghiên cứu là không có bằng chứng chính thức về ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đối với hoạt động của các kênh tín dụng. Barran et al., (1995) nghiên cứu về truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng. Họ đã sử dụng mô hình VAR để mô phỏng tác động của các cú sốc chính sách tiền tệ đến nền kinh tế Mỹ, Nhật Bản và Đức. Kết quả là ở cấp độ vĩ mô, sau cú sốc lãi suất, phản ứng của tín dụng không có ý nghĩa thống kê. Ngược lại, phản ứng của tổng tiền và tỷ giá thì có ý nghĩa thống kê, điều này khẳng định giả thuyết rằng chính sách tiền tệ được truyền dẫn thông qua ba biến này. 2.2.2 Tác động của tín dụng ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế a) Tín dụng có tác động đến tăng trưởng kinh tế Ngược lại với Driscoll (2004), Abrams et al. (2003) sử dụng mô hình Mundell - Flemming, nghiên cứu trên 50 tiểu bang ở Mỹ để kiểm tra ảnh hưởng
  18. 11 của tín dụng ngân hàng đến tăng trưởng. Họ đi đến kết luận rằng những thay đổi trong cung tín dụng có tác động có ý nghĩa đến tăng trưởng kinh tế. Mô hình Mundell-Flemming có thể giải quyết vấn đề nội sinh của các khoản vay mà Abrams et al. (2003) gặp phải bằng cách tính độ trễ của tất cả các biến ngoại sinh trong một kỳ. Vì họ chỉ sử dụng dữ liệu đến năm 1994 nên không thể so sánh kết quả của họ với Driscoll và kết luận bất cứ điều gì có giá trị cho thời kỳ nghiên cứu. Thời kỳ lấy mẫu rất quan trọng, như Perez (1998) cho thấy rằng trong quá khứ tín dụng đã ảnh hưởng đến thu nhập thực tế nhưng mà kênh này biến mất trong những năm 90. Peek et al. (2003) xác định có tác động cùng chiều và có ý nghĩa của cung tín dụng đến GDP trong nền kinh tế Mỹ trong giai đoạn 1978-1998. Họ xem xét sự thay đổi của nhu cầu vay vốn bằng cách sử dụng dự báo GDP. Dự báo được sử dụng để mô tả cho những thay đổi trong tổng cầu và trong đó cũng có nhu cầu vay vốn. Anari et al. (2002) tiến hành phân tích chuỗi thời gian để nghiên cứu về vai trò của tín dụng đối với nền kinh tế Phần Lan trong giai đoạn 1980 - 1996. Các tác giả đã xác định tác động của một cú sốc tín dụng ngân hàng đến GDP bằng cách sử dụng mô hình VAR với các biến là GDP, giá tiêu dùng, tín dụng ngân hàng, xuất khẩu và cung tiền. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn tín dụng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển của nền kinh tế Phần Lan trong đầu những năm 1980 cũng như những năm sau này. Tác động của tín dụng đến nền kinh tế của Phần Lan là nhỏ hơn so với cung tiền nhưng lớn hơn lạm phát. Bài viết kết luận rằng sự sẵn có tín dụng có ảnh hưởng đến nền kinh tế Phần Lan và sự can thiệp của Chính phủ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hạn chế tác động xấu của tín dụng đến nền kinh tế.
  19. 12 Bài nghiên cứu của Rondorf (2012) nghiên cứu xem việc thay đổi khối lượng cung tín dụng thì có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong khu vực đồng tiền chung châu Âu không. Tác giả sử dụng mô hình của Driscoll (2004) cho các nước nhỏ, mở, tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tiền tệ trung tâm. Đầu tiên tác giả xác định cú sốc cầu tiền của các nước trong khu vực và xác định cú sốc cầu tiền đó có phải là biến công cụ của tín dụng hay không. Sau khi xác định là có tồn tại kênh tín dụng ngân hàng ở khu vực đang nghiên cứu bằng phương pháp hồi qui dữ liệu bảng cú sốc cầu tiền với tín dụng. Tiếp theo tác giả sử dụng khối lượng tín dụng ước tính để phân tích tác động của thay đổi cung tín dụng đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả là có bằng chứng cho thấy sự thay đổi trong tín dụng sẽ làm tăng trưởng kinh tế của các nước ở khu vực châu Âu. b) Tín dụng không tác động đến tăng trưởng kinh tế Driscoll (2004) nghiên cứu về mối liên quan của tín dụng ngân hàng và sản lượng ở liên bang Mỹ. Ông sử dụng kỹ thuật phân tích dữ liệu bảng và kết quả là không thể tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy rằng cung tín dụng cao hơn sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng sản lượng. Để giải quyết các vấn đề nội sinh của các khoản vay, Driscoll đã sử dụng những cú sốc cầu tiền như một biến công cụ. Ông sử mô hình của nền kinh tế mở, chế độ tỷ giá hối đoái cố định và với một chính sách tiền tệ trung tâm. Do đó, một cú sốc cầu tiền của 1 bang cụ thể sẽ dẫn đến một sự thay đổi các khoản cho vay của bang đó và có thể làm tăng trưởng kinh tế có thể cao hơn trong bang đó. Lãi suất cân bằng được xem như ngoại sinh vì đó là quyết định của Ngân hàng Dự trữ Liên bang FRB cho tất cả các bang. Do đó dư nợ thực tế sẽ tăng lên trong một bang sau một cú sốc tích cực. Nếu tồn tại kênh tín dụng ngân hàng sẽ làm khối lượng cho vay tăng lên. Nếu có nhiều công ty phụ thuộc tài chính vào các ngân hàng, việc tăng cung các khoản vay sẽ làm tăng sản lượng.
  20. 13 Hầu hết các bài nghiên cứu trên đây chưa có bài nào nghiên cứu về sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ thông qua kênh tín dụng ngân hàng với dữ liệu tổng thể ở khu vực Đông Nam Á. Nghiên cứu trong nước thì chỉ mới có bài nghiên cứu của Chu Khánh Lân (2013) nghiên cứu thực nghiệm về truyền dẫn tín dụng ở Việt Nam và tác giả cũng sử dụng dữ liệu ở cấp độ của ngân hàng. Do đó, bài nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng cấp độ vĩ mô của một số nước trong khu vực Đông Nam Á nhằm mục đích xác định xem liệu có tồn tại kênh tín dụng ngân hàng không và nếu có thì tác động của tín dụng đến tăng trưởng sản lượng của khu vực các nước nghiên cứu như thế nào. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định tính bằng cách khái quát sự phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng ở khu vực nghiên cứu và phân tích định lượng để xác định cú sốc cầu tiền và ảnh hưởng của tín dụng đến tăng trưởng của nên kinh tế bằng cách sử dụng mô hình của Rondorf (2012). Mô hình của Rondorf (2012) là phù hợp để giải quyết mục tiêu nghiên cứu của đề tài, đồng thời các nước trong khu vực Đông Nam Á là các nước nhỏ, mở, có hệ thống ngân hàng phụ thuộc vào chính sách tiền tệ, phù hợp với giả định của mô hình. Mặc dù chính sách tỷ giá hối đoái của các nước là khác nhau nhưng tác giả sẽ giải quyết vấn đề này bằng cách giữ lại biến tỷ giá hối đoái trong mô hình là biến kiểm soát. 3 Phương pháp nghiên cứu 3.1 Mô hình của Rondorf Bài nghiên cứu sử dụng mô hình của Rondorf (2012) được dựa vào mô hình nghiên cứu của Driscoll (2004) và Driscoll (2004) đã mở rộng mô hình của Bernanke và Blinder (1988) thành mô hình với dữ liệu bảng. Mô hình này áp dụng cho nền kinh tế mở, tỷ giá hối đoái cố định và có một ngân hàng trung
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2