LUẬN VĂN: Ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với đồng bào dân tộc Bana tỉnh Kon Tum
lượt xem 32
download
Tôn giáo là một vấn đề xã hội khách quan, luôn gắn liền với đời sống chính trị, văn hóa, là nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Từ khi tôn giáo ra đời cho đến nay, nó đã tác động, chi phối đời sống con người trên nhiều lĩnh vực. Có lúc, có nơi tôn giáo đã đóng vai trò chính trong một nước, một khu vực nhất định. Ngày nay, vai trò và ảnh hưởng của tôn giáo thu hẹp dần trong đời sống là xu hướng tất yếu của sự phát triển xã hội. Nhưng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với đồng bào dân tộc Bana tỉnh Kon Tum
- LUẬN VĂN: Ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với đồng bào dân tộc Bana tỉnh Kon Tum
- Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Tôn giáo là một vấn đề xã hội khách quan, luôn gắn liền với đời sống chính trị, văn hóa, là nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Từ khi tôn giáo ra đời cho đến nay, nó đã tác động, chi phối đời sống con người trên nhiều lĩnh vực. Có lúc, có nơi tôn giáo đã đóng vai trò chính trong một nước, một khu vực nhất định. Ngày nay, vai trò và ảnh hưởng của tôn giáo thu hẹp dần trong đời sống là xu hướng tất yếu của sự phát triển xã hội. Nhưng cũng có tình hình ngược lại ở một số nơi trên thế giới tôn giáo có xu hướng phục hồi và phát triển mạnh hơn, trong đó có Việt Nam. Các cuộc xung đột sắc tộc, âm mưu lật đổ, các nhóm khủng bố quốc tế... trong đời sống hiện tại ít nhiều đều có liên quan đến tôn giáo. Vấn đề dân tộc và tôn giáo ngày nay ở nhiều nơi là ngòi nổ của các mâu thuẫn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đã gây nên những xáo trộn lớn cho các quốc gia dân tộc, nhất là các quốc gia ở thế giới thế ba. Kon Tum là một tỉnh miền núi, biên giới thuộc Tây Nguyên, là địa bàn chiến lược của cả nước. Trên địa bàn tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống và nhiều tôn giáo đang tồn tại. Trong những năm trở lại gây, hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn tỉnh trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Sự phát triển không bình thường của đạo Tin Lành ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số, sự phục hồi của đạo Công giáo với sự trở lại của các tín đồ trước đây đã khô đạo đang thu hút thêm nhiều tín đồ mới. Ngay cả những vùng trước đây là căn cứ cách mạng, đồng bào một lòng một dạ theo Đảng, theo kháng chiến đến ngày thắng lợi cuối cùng, thì nay tôn giáo cũng đã xâm nhập, cắm rễ vào. Riêng đạo Công giáo đã có mặt ở Kon Tum trên 150 năm nay. Chừng ấy thời gian tồn tại, chung sống với các dân tộc ở đây, đạo Công giáo hẳn nhiên đã in dấu ấn vào đời sống của họ không ít. ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với các dân tộc được nhìn nhận như một tác động kép vừa tích cực vừa tiêu cực. Khai thác, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của tôn giáo là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta,
- như tinh thần Chỉ thị 37 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nêu: "phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức lành mạnh, hướng thiện của tôn giáo phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc và đời sống xã hội, thực hiện tôn giáo gắn bó với dân tộc, đoàn kết hòa hợp các tôn giáo cùng toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Dân tộc Bana có dân số đông và số lượng tín đồ theo đạo Công giáo tính theo tỷ lệ là nhiều nhất ở Kon Tum. Khi đạo Công giáo xâm nhập vào Kon Tum cũng là vào dân tộc này trước tiên. Với các lý do trên, tác giả chọn vấn đề "ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với đồng bào dân tộc Bana tỉnh Kon Tum" làm đề tài luận văn, hy vọng góp phần nhỏ bé vào việc hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Công giáo đối với đồng bào Bana tỉnh Kon Tum hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Nói về ảnh hưởng của tôn giáo đối với đời sống xã hội đã có nhiều công trình khoa học, nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhưng chưa có công trình nào đề cập một cách hệ thống và cụ thể về ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với một dân tộc như là dân tộc Bana ở Tây Nguyên. Công trình "ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay" do PGS. Nguyễn Tài Thư chủ biên, có một phần nói về: Cơ sở tồn tại và ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo ở Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu về Tây Nguyên nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng được giới khoa học quan tâm từ lâu. Những tư liệu trong các sách sử biên niên của những thế kỷ XVI, XVII, XVIII được Lê Quý Đôn tổng kết lại trong cuốn sách nổi tiếng "Phủ Biên Tạp Lục". Các tác giả phương Tây nói đến Tây Nguyên và Kon Tum bắt đầu từ thế kỷ XVII của các Thừa sai và các quan lại cai trị. Những tác phẩm đó nhằm tìm hiểu khái quát tình hình các dân tộc bản địa, đặc biệt chú ý đến các mặt phong tục tập quán, tôn giáo và phản ánh đời sống cư dân đương thời. Từ năm 1975, các tác phẩm đề cập đến Tây Nguyên và Kon Tum mới có hệ thống, khối lượng các tác phẩm tăng nhanh được đăng tải trên các tạp chí và in ấn, trong
- đó có hai tác phẩm có tính khái quát và đi sâu vào từng dân tộc là "Các dân tộc tỉnh Gia Lai - Kon Tum" của Đặng Nghiêm Vạn chủ biên và cuốn "Các dân tộc ít người ở Việt Nam - các tỉnh phía Nam" của Viện Dân tộc học. Ngoài ra, còn một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, các luận văn cử nhân, thạc sĩ viết về tôn giáo cũng chỉ mới nêu lên tình hình tôn giáo nói chung và tập trung ở chính sách tôn giáo, quản lý tôn giáo của chính quyền. Đề tài này là một trong những hướng đi vào nghiên cứu một tôn giáo cụ thể với một dân tộc cụ thể, ở một địa bàn có nhiều vấn đề phức tạp và nhạy cảm hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích Đề tài đi sâu nghiên cứu những ảnh hưởng của đạo Công giáo trên một số lĩnh vực của đời sống xã hội đối với đồng bào dân tộc Bana tỉnh Kon Tum nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực, góp phần ổn định đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đối với đồng bào dân tộc Bana trên địa bàn tỉnh. 3.2. Nhiệm vụ của đề tài - Một là, nghiên cứu, khảo sát làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn những ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với đồng bào Bana ở Kon Tum hiện nay. - Hai là, đề xuất những giải pháp nhằm phát huy và khắc phục ảnh h ưởng của đạo Công giáo với đồng bào Bana ở Kon Tum hiện nay. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với đồng bào dân tộc Bana ở tỉnh Kon Tum hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng những nguyên lý lý luận của của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về tôn giáo và mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo.
- Kết hợp với phương pháp khảo sát thực tiễn, phỏng vấn nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu. Đề tài kết hợp phương pháp lôgic và lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích - tổng hợp trong quá trình nghiên cứu. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn Từ mục đích, nhiệm vụ trên, luận văn góp phần làm rõ thêm vấn đề tôn giáo đi vào đời sống đồng bào các dân tộc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa Tây Nguyên có đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội còn thấp kém đã bị ảnh hưởng như thế nào, khắc phục những ảnh hưởng đó, vấn đề gì cần quan tâm. Đồng thời nêu ra một số phương hướng giải pháp để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của đạo Công giáo đối với đồng bào Bana tỉnh Kon Tum. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn Đánh giá đúng thực chất quá trình xâm nhập và hoạt động của đạo Công giáo cùng với những ảnh hưởng của nó đối với đồng bào Bana ở Tây Nguyên. Thông qua việc khắc phục những ảnh hưởng đó nhằm xây dựng mối quan hệ đoàn kết, hòa hợp các tôn giáo, các dân tộc vì mục tiêu chung của đất nước. Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho công tác dân tộc, tôn giáo ở địa phương; các nghiên cứu và giảng dạy ở trường của Đảng và Nhà nước. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương, 9 tiết.
- Chương 1 đạo Công giáo và dân tộc bana ở Kon Tum 1.1. Khái quát về dân tộc Bana 1.1.1. Những đặc điểm chủ yếu về dân tộc Bana Kon Tum là tỉnh nằm ở cực Bắc Tây Nguyên. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp với Lào và Đông Bắc Campuchia. Tỉnh Kon Tum có diện tích 9.661 km2, chia thành 7 đơn vị hành chính cấp huyện thị, trong đó Thị xã Kon Tum có 424,9 km2; Đăkglei có 1.532,5 km2; ĐăkTô có 1.377,4 km2; Đăk Hà 843,6 km2; Konplong 2.248,2 km2; Ngọc Hồi có 823,9 km2; Sa Thầy có 2.441,9 km2 [6, tr. 18]. Với vị trí ngã ba đường của Đông Dương, nên từ lâu đã có nhiều dân tộc đến định cư sinh sống và quá trình này vẫn còn đang tiếp diễn. Hiện trong tỉnh có các thành phần dân tộc chính gồm Xê Đăng, Bana, Gia Rai, Giẻ Triêng, Brâu và Rơ Mâm cùng nhóm các thành phần dân tộc phía Bắc di cư vào từ trước và sau năm 1975. Các dân tộc Xê Đăng, Bana, Giẻ Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Mâm là các dân tộc bản địa chiếm tỷ lệ trên 50% dân số toàn tỉnh (dân số toàn tỉnh là 285.782 người) [6, tr. 35]. Dân tộc Số người (người) Tỷ lệ % so với dân số toàn tỉnh Xê Đăng 70.518 24,32 Bana 32.356 11,16 Giẻ Triêng 23.507 8,11 Gia Rai 14.779 5,10 Brâu 253 0,08 Rơ Mâm 299 0,10 Sự phân chia khu vực cư trú của mỗi dân tộc mang tính chất tương đối theo địa giới hành chính. Thực tế các dân tộc sống đan xen là khá phổ biến. Tuy rằng, mỗi dân tộc
- sống độc lập trên một lãnh thổ nhất định nhưng nhìn trên tổng thể xu hướng đan xen ngày càng chiếm ưu thế và cũng hợp với nhu cầu phát triển đất nước hiện nay. Về dân tộc Bana, là một dân tộc lớn nhất nói tiếng Môn-Khơ me ở Miền Nam Trung Bộ. Cho đến nay chưa có một tư liệu chính xác về những chuyển cư ban đầu của dân tộc Bana, có giả thuyết cho rằng xưa kia có thể họ định cư ở đồng bằng vùng ven biển Bình Định, Phú Yên nhưng sau đó họ bị đẩy dần về phía Tây. Còn trên thực tế, có thể xem người Bana là một trong những cư dân sinh sống lâu đời nhất ở Cao Nguyên [44, tr. 106]. Người Bana có các nhóm địa phương mang tên gọi khác nhau như: GiơLar, Tô lô, Giơ lăng (y lăng), Rơ ngao, Krem, Roh, Konkclê, Alacông, Kpăng công, Bơnâm, và phân bố trên một diện rộng bao gồm các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum. Riêng ở Kon Tum, dân tộc Bana chiếm số lượng dân cư đông thứ hai sau dân tộc Xê Đăng, cư trú tập trung phần lớn ở Đông Nam thị xã Kon Tum và một phần ít hơn ở Tây Huyện Konplong và Nam huyện Đắk Hà [6, tr. 35]. Sau đây là những đặc điểm chủ yếu của dân tộc Bana ở Kon Tum. - Những hoạt động kinh tế + Trồng trọt là thành tố cơ bản của sản xuất nông nghiệp, là nơi cung cấp sản phẩm chủ yếu và thường xuyên nuôi sống con người. Trồng trọt gắn với các hình thức sản xuất khác nhau như canh tác nương rẫy, làm ruộng nước, ruộng khô, làm vườn... nhưng canh tác nương rẫy chiếm vị trí hàng đầu, là nguồn sinh sống chủ yếu của đồng bào. Canh tác nương rẫy phổ biến của người Bana là phát-đốt-chọc-tỉa. Cho mãi đến nay cách thức này họ vẫn còn duy trì ở nhiều nơi. Công cụ canh tác chủ yếu là dao, rựa, rìu để chặt phát rẫy, cuốc, niếc để dọn nạo cỏ, gậy vót nhọn hoặc bịt nhọn bằng sắt để tra hạt. Rẫy chọn canh tác là những khu đất rừng già vì ở đây đất xốp và tốt. Rẫy được canh tác một thời gian lại bỏ hoang, rồi sau đó quay lại canh tác theo lối luân canh. Đồng bào thực hiện canh tác nương rẫy theo một chu kỳ khép kín, quy trình sản xuất được bắt đầu bằng việc đốt cây, phát cỏ, khai hoang mặt bằng đốt và dọn sạch. Khi mưa đầu mùa xuất hiện là bắt đầu thời vụ gieo trồng. Sau khi gieo hạt, điều quan trọng bậc nhất trong quá trình chăm sóc là làm cỏ, vì mùa mưa cỏ dại sinh trưởng nhanh, bỏ
- qua khâu làm cỏ là đồng nghĩa với sự mất mùa. Cây trồng trên nương rẫy có nhiều loại, nhưng chính yếu nhất vẫn là cây lúa. Do kỹ thuật canh tác nương rẫy còn đơn giản thô sơ, phần lớn lệ thuộc vào thiên nhiên nên năng suất thấp [6, tr. 48]. Canh tác ruộng nước: Cách đây hơn một thế kỷ, kỹ thuật canh tác ruộng nước hầu như xa lạ với tập quán sản xuất của đồng bào Bana. Thực sự, đồng bào biết đến kỹ thuật canh tác lúa nước là khi người Kinh lên khai phá vùng thung lũng rộng lớn ở hai bên bờ sông Đălbla của Kon Tum. Khi đó, đồng bào dân tộc ở đây mới biết đến cày bừa bằng trâu, bò, bón phân chăm sóc. Ngày nay, ở vùng dân tộc Bana đã biết làm lúa nước 2 vụ, tuy kỹ thuật canh tác chưa thật nhuần nhuyễn nhưng so với canh tác lúa rẫy thì năng suất cao hơn, nguy cơ bị mất mùa ít hơn. + Chăn nuôi trong đời sống đồng bào dân tộc Tây Nguyên nói chung và dân t ộc Bana nói riêng, trước đây chưa phải là nhu cầu giải quyết về thịt mà tr ước hết chăn nuôi nhằm mục đích phục vụ cho việc cúng tế và sau đó mới làm vật trao đổi ngang giá. Vật nuôi, đối với trâu, bò thường thả rông trong rừng tự kiếm sống và sinh sản, khi nào cần chủ vào rừng tìm bắt. Đối với các loại như lợn, gà, dê, vịt... theo lối nửa chăn dắt, nửa thả rông. Hiện nay, ở một số làng do sống định canh, định cư lâu dài, đồng bào đã cải tiến cách thức chăn nuôi theo lối hiện đại dần với người Kinh, sản phẩm làm ra được đem trao đổi, mua bán trên thị trường. Tiếp thu các giống con mới nên năng suất vật nuôi tăng lên nhiều. + Các nghề thủ công gia đình: để có công cụ cho việc sản xuất, săn bắn trong các nghề phụ gia đình, nghề rèn đã phát triển đáng kể. Do tính chất quan trọng của sản phẩm làm ra, người thợ rèn Bana có rất nhiều kiêng cữ trong các công đoạn sản xuất. Nghề dệt hầu như phổ biến trong các gia đình có phụ nữ. Mỗi gia đình tự trồng lấy bông để dệt, công cụ dệt còn thô sơ, mang nhiều nét gần gũi với nghề đan lát, đồng bào chưa biết sử dụng cửi và con thoi để dệt vải. Do kỹ thuật còn thô sơ nên vải dệt thường chậm, sản phẩm làm ra chỉ để dùng trong gia đình, ai khéo dệt có dư mới đem trao đổi lấy các loại hàng hóa khác.
- Đan lát là công việc của đàn ông, đàn ông phải biết đan lát cũng giống như phụ nữ phải biết dệt vải vậy. Rừng là nguồn cung cấp nguyên liệu vô tận cho họ. Với bàn tay khéo léo, họ đã tạo nên những vật dụng vừa phục vụ cho cuộc sống, vừa thể hiện tính thẩm mỹ qua mỗi sản phẩm với dạng thức hoa văn rất phong phú, đa dạng. Ngoài ra, người đàn ông Bana còn biết đan chiếu bằng lá Pmắt, Mơnal, là giống lá dừa nhưng dài đến 2-3m trong rừng. Lá xẻ thành năm sáu dây đem lên phơi khô năm đến sáu ngày rồi phơi sương hay ngâm nước cho mềm để đan những chiếc chiếu (SKooc) khổ 1,20-1,60 mét [44, tr. 119]. + Kinh tế khai thác tự nhiên, chiếm đoạt từ tự nhiên không còn là bộ phận kinh tế chủ yếu, nhưng vẫn còn có vai trò khá quan trọng trong đời sống người dân gần rừng. ở vùng dân tộc Bana, chuyện mất mùa xảy ra thường xuyên, ngay cả những năm được mùa ý thức cất trữ phòng cơ không được chú ý đúng mức cũng có lý do của nó vì rừng có thể nuôi sống họ. Lúc được mùa rừng cũng đem lại cho họ nhiều thứ: rau, nấm, măng. Thịt săn ở rừng đôi khi là nguồn protein chủ yếu trong các bữa ăn. Rừng còn cung cấp cây gỗ cho việc làm nhà và các nghề thủ công. Ngày nay, rừng đang bị đe dọa, động thực vật nghèo đi rất nhiều, nhưng kinh tế sản xuất vẫn chưa thay thế và đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu của cuộc sống. - Tổ chức và quan hệ xã hội Đơn vị xã hội duy nhất ở vùng đồng bào dân tộc Bana là làng (Plây). Người Bana gọi làng là "Kon" và tiếp sau là tên của một địa danh như Kon Tum, Kon Kơ Xâm, Kon Rbang... Trước hết làng là một khối cộng đồng thống nhất, bền chặt, những người sống trong làng phần lớn là người đồng chủng, cùng cư trú trên một lãnh thổ nhất định, được quy định một ranh giới không cụ thể, thường lấy các con sông, quả núi, khu rừng hoang làm ranh giới phân định giữa hai làng. Trong một làng quan hệ giữa các thành viên là bình đẳng, tôn trọng quyền sở hữu, sở thích của mỗi người, đặc biệt quan tâm hỗ trợ nhau trong cuộc sống, không phân biệt giữa người cùng họ hay khác họ. Mối quan hệ này được củng cố bởi các luật tục, lễ nghi tôn giáo và vai trò của người chủ làng. Người chủ làng có vai trò đặc biệt trong đời sống cộng đồng. Ông cùng với hội đồng già làng điều hành và quyết định tất cả những việc lớn nhỏ trong làng và chịu trách
- nhiệm trước cộng đồng. Do vậy, chủ làng được chọn thường là những người cao tuổi, giàu có, có uy tín, có kinh nghiệm và am hiểu phong tục. Người Bana tin rằng, chủ làng là do thần thánh thừa nhận, hướng dẫn dân làng sẽ có nhiều điều tốt đẹp. Một khi công việc đã được bàn bạc đi đến quyết định thì cả làng tự giác hoàn thành dưới sự điều khiển của già làng. Ngoài ra, nhiều nơi có thêm một thủ lĩnh quân sự trông nom việc chiến đấu và phòng thủ; Bơ đâu (thầy cúng), lo việc xử kiện và thực hành các nghi thức tôn giáo có liên quan đến xóm làng. Trước thế kỷ XX, trong cộng đồng người Bana chưa có sự phân chia giai cấp. Trong làng có người giàu (mđrông), người nghèo (đmú, đmé). Những người giàu thường là những chủ gia đình đông người, có nhiều lao động, khai phá được nhiều ruộng nương. Họ giàu có còn do có tiền lấy được nhiều vợ, nhiều con cái nên có nhiều lao động hay thuê người làm mướn (đăm), có nhiều người đem thân gán nợ cho họ (đích). Người giàu thường được đo bằng số chiêng, ché quý trong nhà, đàn trâu ngoài chuồng, số đích, đăm đến ở. Những người nghèo trong xã hội Bana cũng không nhiều, thường thuộc những gia đình ít lao động, con nhỏ, mồ côi, tàn tật, già nua không có nơi nương tựa [44, tr. 135]. - Tôn giáo, tín ngưỡng Trước kia, giống như nhiều dân tộc, người Bana cho rằng cuộc sống hàng ngày của họ bị chi phối bởi những lực lượng siêu nhiên. Từ việc ốm đau, bệnh tật đến việc sản xuất đều không phải tự thân mà do thần linh, ma quỷ quyết định. ở người Bana, khái niệm thần đã rõ rệt, gọi thần linh bằng danh từ tập hợp là Giàng, nhưng thường ngày người ta gọi một cách cung kính là ông (bốc) và bà (dạ). Bốc kơi đơi và Dạ cung ké được xem như hai vị thần tối cao sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài. Thế giới thần linh của người Bana vô cùng đa dạng và phong phú, thần linh có mặt ở nhiều nơi và chi phối mọi mặt đời sống con người. Mỗi vị thần đảm nhiệm một chức năng nhưng có ảnh hưởng nhiều nhất là các vị thần: Giàng Xri (thần lúa), ẩn mình trong con nhện hay con cóc ở nương rẫy, đồng ruộng, nhà kho chuyên ban phát thóc lúa cho con người; Giàng Đắc (thần nước); thần sấm sét (BốcGlái); thần giữ cho mưa thuận gió hòa.
- Thật ra, trừ một số thần có có tên tuổi hẳn hoi, người Bana chỉ quan niệm có những vị thần chung chung cư trú ở khắp nơi thường hóa thân vào các con vật, cây cối. Do hình dạng kỳ dị hay vì sức mạnh thần bí dễ sợ, do tình cờ tiếp xúc nhiều lần mà các thần thường mang họa hay ban ơn cho họ. Cho nên, họ buộc phải vị nể, cầu xin, cúng lễ [44, tr. 150]. Ngoài thế giới thần, người Bana còn tin có tinh linh trong mỗi con người đang sống (giống như "hồn, vía" ở người Kinh). Khi chết đi, hồn biến hóa thành ma, ma người chết bình thường không làm hại người. Ma chỉ đòi hỏi, vòi vĩnh người thân khi không được chăm sóc tử tế. Nguy hiểm cho người ta là những vong hồn chết không bình thường, lang thang đây đó hay làm hại người. Người ta có thể ngăn cản chúng bằng cách chôn xa làng hoặc nhờ pháp thuật của bọn Bơ đâu. Người Bana cũng quan niệm có một thế giới riêng của những người chết, sau lễ bỏ mả, ma đi đến ở cùng với tổ tiên. Vì thế ma không làm hại người, chịu yên bề với đời sống của mình. Mỗi người lại có vía, coi vía với hồn nh ư hơi thở với thể xác. Vía có người mạnh, người yếu và ở mỗi người vía có lúc yếu lúc mạnh khác nhau tùy vào sức khỏe, tuổi tác. Thường người gặp vận may là người vía mạnh. Cũng có vía lành và vía dữ, người nào vía lành thì đoàn tụ được nhiều người, người vía dữ bị mọi người lánh xa vì hay mang tai họa cho người khác. Quan hệ giữa con người với các thần linh, ma quỷ chi phối đời sống của từng người: Thần làm tốt cho con người, người phải trả ơn, phải dâng lễ vật để lễ thần. Nếu không, con người mắc nợ với thần linh, nợ không trả, thần làm cho người đó luôn luôn không gặp vận may, bị mất mùa, ốm đau, chết chóc... Vậy quan hệ giữa con người với thần linh, ma quỷ là quan hệ của một kẻ yếu cần được che chở, giúp đỡ. 1.1.2. Dân tộc Bana và đạo Công giáo ở Kon Tum Vào nửa đầu thế kỷ XIX, trước nguy cơ xâm lược của thực dân Pháp và sự dính líu của các nhà truyền giáo đạo Công giáo trong âm mưu đó, triều Nguyễn đã ban hành hàng loạt các chỉ dụ cấm đạo (từ tháng 11-1832 dưới thời Minh Mạng đến tháng 11-1861 dưới thời Tự Đức, có tất cả 11 chỉ dụ cấm đạo), tùy theo thời điểm mà mức độ các chỉ dụ
- ngày càng nghiêm ngặt và khốc liệt hơn. Việc làm của các ông vua triều Nguyễn vào lúc này, suy cho cùng xuất phát từ ý thức phòng vệ trước sự mất còn của triều đại và dân tộc. Chúng ta đã khẳng định được rằng, sự truyền bá đạo Công giáo vào Việt Nam đặc biệt kể từ cuối thế kỷ XVIII sang nửa đầu thế kỷ XX, không thuần túy chỉ là việc truyền bá đức tin mà chứa đựng đầy rẫy những việc làm liên hệ với âm mưu xâm lược của thực dân Pháp. Đây chính là nguyên nhân ban đầu, sâu xa dẫn tới những nguyên nhân cụ thể trực tiếp khác đẩy triều Nguyễn đi đến chủ trương cấm và giết đạo. Chủ trương này là một phản ứng từ nhẹ nhàng, tới kiên quyết và trở thành luật của nhà nước [30, tr. 45]. Năm 1840, giáo sĩ Cuénot kế vị giám mục Fabord, làm giám mục chính tòa địa phận đàng trong (1840-1861). Cũng trong năm này, giám mục Cuénot nhóm họp cộng đồng miền Nam tại Gò Thị, (Tuy Phước, Bình Định), tại cuộc họp này đã chia đàng trong ra nhiều giáo phận và bàn việc tiến hành truyền giáo lên Tây Nguyên. Vùng Tây Nguyên lúc này còn tương đối độc lập và dưới quyền tự trị của các thủ lĩnh người dân tộc. Đây là cơ hội thuận lợi để các nhà truyền giáo mở rộng nước Chúa về phía Tây mà không có sự cấm đoán của Triều Nguyễn. Năm 1842, giám mục Cuénot chỉ thị cho 2 linh mục thừa sai Miche và Daclos cùng với một số thầy giảng người việt đột nhập từ Phú Yên lên vùng cheo leo của GiaLai và Bản Đôn (ĐăkLăk), nhưng đã bị bắt đưa về triều đình Huế. Những năm kế tiếp, họ lại mở vài ba vụ mưu toan vượt biên khác, qua lối Quảng Ngãi để vào Kon Tum song đều thất bại. Nhiều lần tìm đường vô Tây Nguyên không thành công, các thừa sai người Âu không thể mạo hiểm đi vào rừng núi mà không có người hướng đạo. Cuối cùng họ đã tìm ra được một con đường mới, lần này họ xâm nhập từ phía Bình Định, từ điểm An Sơn (nay là Tây Sơn), nơi giáp ranh giữa người Thượng với người Kinh. Vào năm 1848, sau nhiều lần đột nhập thất bại, lần này thận trọng hơn, họ cử một người Việt gốc địa phương giả làm lái buôn trà trộn vào đám người Kinh lên buôn bán ở vùng dân tộc Tây Nguyên. Với mục đích nắm tình hình và tìm một con đường đi về hướng tây, nơi mà người Kinh chưa tới được. Cách làm này, bước đầu có kết quả: "Với
- bao nhiêu là vất vả, khó nhọc và kiên tâm, trì chí, thầy phó tế Do đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trước tiên, thầy đã biết được một ít thổ ngữ thượng, đó là điều căn bản; kế đến và nhất là thầy đã khám phá ra con đường độc đáo, hiểm trở, ngoài các con đường thông thường của các thương buôn người Kinh sử dụng, mà qua đó, các vị thừa sai có thể kín đáo tới được các vùng rừng núi phía tây" [11, tr. 8-10]. Khi đã tìm được đường vào Tây Nguyên, tránh sự truy lùng của quan quân triều Nguyễn, các thừa sai lần lượt xâm nhập sâu vào phía tây rừng núi, càng xa càng tránh được tầm kiểm soát của triều đình. Công cuộc truyền giáo, con đường dẫn đến thành công của các vị thừa sai, ban đầu đầy thử thách cam go: bệnh tật nơi rừng thiêng nước độc đã lấy đi nhiều sinh mạng khi các vị mới đặt chân đến; sự thờ ơ, lạnh nhạt và cả sự cấm cửa của dân làng người dân tộc. Nhưng với đức tính kiên trì, mẫn cảm trong công việc, lòng tin được thăng hoa. Mặc dù trải qua thăng trầm khó khăn nhưng cuối cùng họ đã gieo được những hạt giống đầu tiên ở Tây Nguyên, 5 năm sau 1853 (kể từ năm 1848) bước đầu họ đã xây dựng được cơ sở truyền giáo ở bốn làng dân tộc trong tỉnh Kon Tum: Konkơxâm (Bana), Kontrang (Xê Đăng), Rơhai (Bana), Pleichữ (Gia Rai) và cùng trong năm này, có ba người dân địa phương đầu tiên nhận phép rửa tội (một ở Konkơxâm, hai người ở Kontrang). Từ bốn trung tâm đầu tiên này, đạo Công giáo dần dần phát triển ra các vùng khác. Tuy rằng chậm, từng bước một nhưng thật chắc chắn. Vậy thì bằng cách nào mà đạo Công giáo xâm nhập được vào dân tộc Bana và thu phục được nhiều người tin đạo như vậy. Trong khi đó, buổi đầu truyền giáo, dân tộc bản địa ở đây tỏ ra chống đối và không chấp nhận đạo Công giáo và các vị thừa sai. - Trước hết, tính kiên trì, lòng nhẫn nại, chịu khó, chịu khổ đã giúp họ thành công, chỉ riêng con đường đi, vượt qua bao niêu chướng ngại, thú dữ và kẻ thù luôn đeo bám, nếu không có những đức tính cần thiết sẽ khó vượt qua: khi đến làng dân tộc nào không tiếp hoặc xua đuổi, họ làm trại trong rừng để ở; khi đối mặt với nguy hiểm, họ điềm tĩnh một cách liều lĩnh; bệnh tật đã giết chết nhiều người và làm suy yếu nhiều người khác, họ vẫn không nản; bao nhiêu năm trời sống giữa cộng đồng xa lạ, luôn có sự mặc cảm, chống đối, nhưng họ vẫn kiên trì bám trụ. Chính điều này đã đem lại kết quả cho họ.
- - ở xứ Thượng, chủ làng, già làng là những người có uy tín và quyền uy trong cộng đồng. Sự khôn khéo của các nhà truyền giáo là tìm cách chiếm cảm tình của họ, bằng nhiều cách như kết nghĩa cha con, anh em hoặc biếu tặng một vài vật dụng cần thiết, dần dà họ tạo ra được mối quan hệ thân thiết với những người có uy tín trong làng. Nhờ có sự quen biết này họ dễ dàng đi lại và tiếp xúc với nhiều người. Đối tượng các nhà truyền giáo quan tâm nữa là thanh thiếu niên và giới phụ nữ. Thanh thiếu niên bị lôi cuốn vào những điều mới lạ, còn phụ nữ là những người nhẹ dạ cả tin. Điều này được minh chứng bởi số lượng tín đồ tân tòng ở hai giới này bao giờ cũng chiếm tỷ lệ cao so với lớp người già và đàn ông. Sau này, họ cũng là những người sốt sắng việc đạo hơn cả. - Một ưu điểm của các vị thừa sai là khi đến một dân tộc nào, việc quan trọng đầu tiên là bắt tay vào nghiên cứu và học ngôn ngữ của dân tộc ấy. Chính nhờ nói được ngôn ngữ của dân tộc bản địa, nên họ nhanh chóng am hiểu được phong tục tập quán, dễ dàng tiếp xúc, gần gũi với người bản xứ. Đồng thời họ không gặp khó khăn gì trong việc chuyển tải nội dung của giáo lý đạo Công giáo cho dân làng. Một xúc cảm tự nhiên khi nghe người khác chủng nói bằng tiếng mẹ đẻ của mình, nó có sức thuyết phục rất nhiều lần qua người khác phiên dịch. Nên khi chúng ta thấy các tín đồ người dân tộc tuân phục các vị linh mục, không có gì là ngạc nhiên. - Điều quan trọng hơn cả là các vị thừa sai dám đả phá thế giới thần linh và mê tín hủ tục tồn tại qua bao đời nay ở người Bana. Ban đầu, tất nhiên bị phản đối quyết liệt từ phía dân làng, nhưng rồi, người ta thấy được cái lợi rõ ràng là đỡ tốn thời gian và của cải để phụng sự thần linh, tâm lý được giải phóng ra khỏi nỗi sợ hãi làm hại của các thế lực siêu nhiên, họ thực sự trút bỏ được gánh nặng truyền kiếp. Xét về mặt nào đấy, đây là công đầu của các nhà truyền giáo, nhưng về sau việc làm được đẩy đến cực thái quá, có xu hướng phủ nhận cả các giá trị văn hóa cổ truyền thì không thể chấp nhận được. Tư duy của đồng bào dân tộc Bana là trực quan và cụ thể. Việc làm trên có lợi đối với họ mà không thấy sự nổi giận hay trừng phạt nào của thần linh thì lòng tin vào thần thánh ở họ suy giảm một cách nghiêm trọng. Tất nhiên các vị linh mục thừa sai
- không bỏ lỡ dịp thay thế Chúa của mình vào chỗ thần linh đã mất kia. Mặt khác, nếu để nguyên các từ ngữ và hình ảnh trừu tượng trong kinh thánh mà rao giảng trong đồng bào dân tộc sẽ không thu được kết quả. Nên buộc lòng họ phải xuyên tạc các huyền thoại trong kinh thánh cho gần gũi với các truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian hay cụ thể hóa nó thành một thứ ngôn ngữ gần với đời thường mà mọi người có thể lĩnh hội được. - Trước đây, mỗi làng là một đơn vị khép kín và được canh phòng rất cẩn mật, quan hệ giữa các làng với nhau không phải lúc nào cũng hữu hảo, đôi lúc vì một xúc phạm nhỏ về danh dự thôi cũng rất dễ dàng nổ ra xung đột đổ máu giữa hai làng. Chiến tranh giữa các làng đồng chủng hay khác chủng cũng đều gây ra cảnh chết chóc và phá hoại, càng đẩy con người vào chỗ bần cùng, nghèo khó hơn. Trên bước đường truyền giáo, các cha cố thấy rằng, các cuộc xung đột liên miên nổ ra là một chướng ngại cho "sứ mệnh" truyền giảng "tin mừng" của mình. Bằng mối quan hệ đã được xác lập, bằng kinh nghiệm tích lũy với bao nhiêu năm sống nơi đồng bào Thượng, các Thừa sai có vai trò dàn xếp, đứng làm trung gian hòa giải xung đột và mang lại mối quan hệ hòa hiếu, tránh được cuộc chiến cho cả hai bên. Đây cũng là cái lợi mà đồng bào thấy được từ đạo Công giáo mang lại. Sản xuất manh mún, bấp bênh lại bị cản trở bởi hàng rào tín ngưỡng, tập tục. Hậu quả đã đem lại cho đồng bào cuộc sống khốn khó, nạn đói về bệnh dịch là những căn bệnh kinh niên không thuốc chữa. Khi đến vùng Bana, các vị thừa sai ngoài chức năng truyền giáo, họ còn nghĩ ra cách làm rẫy, làm ruộng để nuôi sống bản thân. Cách làm của họ hoàn toàn mới, không bị ràng buộc bởi lề thói cũ, thời vụ, kỹ thuật quản lý đến cây giống như là cuộc canh tân trọng sản xuất ở nơi đây. Những mô hình "trình diễn" này có tác động sâu xa đến tâm lý của đồng bào, họ nhìn nhận, so sánh với cách làm cũ thì rõ ràng cách thức canh tác mới mang lại lợi ích nhiều hơn. Tuy thay đổi rụt rè nhưng cái lợi ích thiết thân đã thúc đẩy họ đến với cách làm ăn mới. Sau cái đói ăn là bệnh tật đã lấy đi nhiều mạng sống của dân làng, tình trạng hữu sinh vô dưỡng là phổ biến. Khi bị bệnh, người ta phó thác sinh mệnh cho các thầy cúng (Bơ đâu) kim lang vườn, việc lành bệnh hay không đều do thần linh quyết định. Trong
- khi truyền đạo, các linh mục đúng vai trò người thầy thuốc bất đắc dĩ nhưng tỏ ra có hiệu nghiệm hơn các thầy cúng nhiều. Sau này, nhà thờ phát triển đội ngũ giáo phu ở vùng dân tộc, đảm nhiệm nhiều việc, trong đó có chức năng thầy thuốc chữa bệnh theo phương pháp khoa học. Do vậy, người bệnh thấy yên tâm khi đau ốm và đỡ phải tốn kém cho các Bơ đâu (những điều trình bày trong phần 1.1.2, tác giả sẽ phân tích kỹ hơn ở chương 2 trong luận văn này). Tóm lại, con đường truyền giáo vào Tây Nguyên nói chung và vào dân tộc Bana nói riêng, buổi ban đầu gặp rất nhiều trở ngại, ngoài việc cấm đạo gắt gao của triều Nguyễn, quan trọng hơn là sự xa lạ của người dân ở đây, những khoảng cách mà trong buổi đầu các nhà truyền giáo chưa vượt qua được như về chủng tộc, ngôn ngữ, lối sống, sinh hoạt tôn giáo... Nhưng với tính mẫn cảm kiên trì của các nhà truyền giáo, họ xâm nhập từng bước, chuyển hóa dần dần, bằng những việc làm rất cụ thể, thiết thực mang lại những cái lợi trông thấy đối với đời sống đồng bào. Nhờ cách làm này mà họ chiếm được lòng tin và tình cảm của đồng bào, để rồi sau đó họ rao giảng đức tin và kết quả là được nhiều người chấp nhận, tin theo. 1.2. Đạo Công giáo ở Kon Tum 1.2.1. Khái quát đặc điểm chủ yếu của đạo Công giáo ở Kon Tum - Từ xưa đến nay, giáo phận Kon Tum được đánh giá là vùng truyền giáo phát triển Điểm qua một số mốc lịch sử quan trong của quá trình truyền giáo để minh họa cho đặc điểm này. Với hàng ước Nhâm Tuất (6/6/1862), triều đình nhà Nguyễn bãi bỏ chính sách cấm đạo, đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đạo lên Tây Nguyên. Riêng ở Kon Tum, đến năm 1870 số tín đồ đạo Công giáo có hơn 700 người, mở ra được mười chín làng trong ba dân tộc Bana, Xê Đăng và Gia Rai (năm 1901 có 8.000 giáo dân Bana) [49, tr. 25], đặc biệt đến năm 1881, Pháp chiếm xong Tây Nguyên, đặt tòa đại lý hành chính (1892) tại Kon Tum do người Pháp trực tiếp cai quản. Ngày 3/10/1893, Pháp và Thái ký hiệp ước tách Tây Nguyên ra khỏi Việt Nam thành một khu tự trị do Pháp bảo hộ. Thực
- dân Pháp đặc biệt chú ý đến vùng chiến lược này, chúng tích cực bảo trợ và biến nó thành chỗ dựa cho hoạt động truyền giáo. Giao cho các linh mục nhiệm vụ quản lý hành chính để họ trở thành những người đầy quyền lực và giàu có. Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình truyền giáo đến Kon Tum, không những đã ổn định được các cơ sở truyền bá đức tin mà còn có cơ hội để các vị thừa sai đúc rút ra những kinh nghiệm, phương pháp truyền giáo. Đến năm 1929, vùng truyền giáo Kon Tum đã hình thành được các giáo đoàn mới ở vùng đông dân, dọc các trục lộ giao thông. Lúc này, số tín đồ ở ba tỉnh Kon Tum, Gia Lai, ĐăkLăk lên tới con số 17.700 người, có 23 cơ sở, 146 họ đạo thượng, 23 linh mục và 1 trường nội trú đào tạo giáo lý viên cho người dân tộc. Trong báo cáo của đạo Công giáo gửi về hội thừa sai Paris viết: "Tinh thần dân chúng thuận lợi, và một cuộc tiến lên với tài lực và nhân lực đầy đủ, đã đem lại kết quả mỹ mãn. Hãy cầu xin chủ nhân mùa thu hoạch gởi công nhân đến vườn nho cao nguyên của người" [34, tr. 15]. Trước sự phát triển nhanh chóng của cộng đồng Công giáo, và sự thành công trong sự truyền giáo, năm 1932, tòa thánh Vatican đã có sắc chỉ thành lập giáo phận Kon Tum tách khỏi giáo phận Quy Nhơn gồm ba tỉnh: Kon Tum, Pleiku, Đăklăk và một phần lãnh thổ của Lào (Atôpư). Cùng với việc thành lập giáo phận, thời kỳ này có nhiều trường, tổ chức tôn giáo được thành lập, như: trường tiểu chủng viện, trường dòng, bệnh viện, các dòng tu lần lượt ra đời. Qua thời kỳ Mỹ - Diệm, đạo Công giáo có điều kiện phát triển hơn. Để nắm chắc vùng đất chiến lược Tây Nguyên, chính quyền Ngô Đình Diệm đã thực hiện việc di dân, lập ấp (dinh điền) bằng cách đưa số dân di cư từ miền Bắc vào và đồng bằng ven biển miền Trung lên hình thành những điểm dân cư ở những vị trí chiến lược. Năm 1960, địa phận Kon Tum được tòa thánh Vatican nâng lên thành địa phận chánh tòa, và trở thành giáo phận mẹ. Vào năm 1967, tín đồ đạo Công giáo ở Tây Nguyên chiếm tỉ lệ cao nhất ở miền Nam, hơn cả vùng Sài Gòn. Riêng địa phận Kon Tum, tín đồ chiếm tới 16% dân số, năm 1963 tăng lên 101.000 người so với 45.000 người (vào năm 1957), trong đó hơn một nửa là tín đồ người dân tộc [31].
- Cho đến trước năm 1975, giáo phận Kon Tum vẫn được đánh giá là vùng truyền giáo đang phát triển, có nhiều hoạt động sầm uất. Tại thời điểm này toàn tỉnh Kon Tum có: 68.443 tín đồ (trong đó 46.257 tín đồ là người dân tộc thiểu số), 26 cơ sở, 195 làng đạo, 01 giám mục, 17 linh mục (trong đó có 9 linh mục là người Pháp), 300 giáo phu, 10 trường học và 32 lớp học ở làng, 1 trường tiểu chủng viện với 255 chủng sinh, 1 trường đào tạo giáo với gần 200 học viên, 4 trường phổ thông do giáo hội quản lý, 7 cơ sở nuôi dạy trẻ, 01 trường dạy nghề, 6 dòng nữ tu [34, tr. 31]. Sau năm 1975, hoạt động của giáo hội Công giáo Kon Tum có bước chững lại. Giáo hội mất cả chỗ dựa vật chất cũng như tinh thần. Tình hình giáo dân bị xáo trộn lớn không những phân tán và giảm về số lượng mà còn suy sụp về niềm tin. Số lượng lớn giáo dân là đồng bào dân tộc bỏ đạo và có hiện tượng khô đạo. Trước tình hình đó giáo hội Kon Tum dần đi vào xu hướng chấp nhận và thích nghi với tình hình mới. Đến sau năm 1986, khi có chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong bối cảnh chung của đất nước đang đứng trước sự khủng hoảng về kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của quần chúng còn nhiều khó khăn, lúc này, giáo hội Công giáo Kon Tum có chủ trương "cùng nhau nhìn nhận khuôn mặt của giáo hội Kon Tum trong xã hội hôm nay để tìm ra hướng đi". Họ tìm cách củng cố đức tin, củng cố giáo hội để khôi phục lại những vùng bỏ đạo và khô nhạt đạo, mở rộng địa bàn phát triển đạo vùng sâu, vùng xa vùng căn cứ cách mạng. Như vậy, hơn 150 năm tồn tại qua các thời kỳ khác nhau, giáo hội Kon Tum luôn tận dụng mọi cơ hội để phát triển đạo Công giáo, coi việc phát triển đạo là vấn đề sống còn của giáo hội. - Giáo hội Công giáo ở Kon Tum luôn gắn liền với vấn đề dân tộc thiểu số Điều này được thể hiện trên các mặt sau: + Tính xác định ngay từ đầu của hội truyền giáo: từ lâu miền thượng du Tây Nguyên đã nằm trong tầm ngắm của các nhà truyền giáo ph ương Tây. Năm 1661 hội thừa sai Paris chính thức thành lập, được Rôma cho truyền đạo vùng viễn Đông, không phụ thuộc vào Bồ Đào Nha. Năm 1790, quốc hội Pháp thừa nhận Hội thừa sai Paris là tổ chức tôn giáo, vừa có nhiệm vụ truyền đạo, vừa giúp cho Pháp bành trướng thế lực của mình ở Viễn
- Đông. Tại đây, người ta đào tạo sẵn những linh mục cho việc truyền giáo ở miền thượng: "Hai Cha Combes và Fontaire là hai vị thừa sai đầu tiên được phái đi truyền giáo cho dân tộc Bana. Cha Combes thuộc giáo phận Alby, thì phong linh mục tại chủng viện của hội thừa sai Balê và được phái sang địa phận đàng trong vào năm 1849 với ý định dành riêng cho cơ sở truyền giáo mà người ta đang cố gắng thiết lập nơi miền thượng du trung bộ... Tại tân gia ba, Cha Combes đã gặp Cha Fontaire, cũng sắp dấn thân lên miền truyền giáo thượng, theo lời đề nghị của Đức cha Cuénot" [11, tr. 11-12]. Ngay từ đầu, việc tổ chức cho công cuộc truyền giáo ở miền thượng rất được chú ý, tại cuộc nhóm họp Cộng đồng giáo hội miền Nam tại Gò Thị (1840), nội dung truyền giáo lên Tây Nguyên được đưa vào nghị sự. Sau đó xúc tiến ngay việc đào tạo hàng giáo sĩ người Việt Nam để cùng với thừa sai Pháp xâm nhập vào vùng dân tộc. Mặc dù đang có sự cấm đạo ráo riết nhưng bằng mọi cách họ đã mở được con đường truyền giáo thành công và với tham vọng là thiết lập một giáo hội vững bền ở Tây Nguyên, có thể được vươn xa ra cả Lào: "Từ lâu Đức cha Cuénot đã nghe nói về một con sông trong vùng Bana, mà dòng nước đổ vào con sông lớn bên Lào. Do đó kế hoạch truyền giáo của Đức cha, thoạt tiên bao gồm một miền lớn, trong đó có cả xứ Lào. Cha Combes đảm trách truyền giáo cho dân Bana, cha Desgoure xây dựng một tiểu chủng viện, Cha Fontaire và tôi (Bousisboure) khi nào gặp con sông Đăkbla này, thì kiếm thuyền mà xuôi dòng đến Lào... một lá thư của ngài (Cuénot) sau đó đã phân định cho chúng tôi mỗi người một phần hành: Cha Fontaire phải đi đóng đô ở nơi dân Gia Rai; Cha Combes, lãnh chức bề trên miền truyền giáo, làm đại diện đức giám mục, và tiếp tục chăm lo dân Bana, và tôi, tôi phải đến với các chú thợ rèn Xê Đăng. Còn tại Rơ ngao (làng Rơhai Kon Tum) thì có thầy phó tế Do và Cha Desgouts với số đông anh em trong đoàn, ý Đức cha là lần lần tạo lập tại xứ Rơ ngao tốt đẹp này một trang trại kiểu mẫu" [11, tr. 67]. + Thứ hai, đối tượng người dân tộc thiểu số từ xưa đến nay được giáo hội đặc biệt quan tâm: Trong quan niệm của các nhà truyền giáo, Tây Nguyên là vùng đất mới, trước khi Công giáo đến, thì chưa từng tồn tại một tôn giáo ngoại sinh nào. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho đạo Công giáo phát triển mà không gặp sự cản trở từ các tôn giáo khác. Điều quan trọng hơn là đa số dân cư bản địa Tây Nguyên và dân tộc Bana ở Kon Tum là những người nghèo khổ, có đời sống vật chất khó khăn, luôn bị đe dọa bởi hiểm
- họa của thiên nhiên, bệnh tật, chiến tranh... nên họ mong muốn có một vị thần tối cao nào đó để được che chở và nương tựa, điều mà các vị thần của họ tỏ ra không còn đảm đương được nữa. Khi có chỗ đứng trên địa bàn Kon Tum, giáo hội đã nghĩ ngay đến việc mở trường đào tạo đội ngũ thầy giảng người dân tộc địa phương, để sau khi ra trường về làng trở thành những người truyền bá đức tin, giảng dạy giáo lý, phát triển đạo tại chỗ và cắm rễ sâu vào dân tộc mình. Vừa thực hiện chức năng truyền đạo, vừa nắm tình hình từ cơ sở giúp giáo hội vươn tay ra nắm các vùng dân tộc ở xa. Trong 90 năm (1908) trường giáo phu Cuénot đã đào tạo được 1228 giáo phu người dân tộc (tài liệu tại phòng trưng bày tòa giám mục Kon Tum). Ngoài trường giáo phu dành cho nam tín đồ người dân tộc, giáo hội lập ra một dòng tu dành riêng cho nữ dân tộc (dòng Chị em ảnh phép lạ được thành lập năm 1947), với mục đích là truyền đạo vào vùng dân tộc thiểu số, như lời giám mục tiên khởi của giáo phận Kon Tum nói: "Nếu có được những nữ tu sắc tộc thì công việc truyền giáo tiến triển hơn ngày hôm nay" [3, tr. 147]. Các nữ tu tích cực tham gia vào công việc dạy dỗ giới trẻ, thăm viếng bệnh nhân, giúp các công việc của vùng truyền giáo. Ngoài ra giáo hội cũng mở các trường học, bệnh xá ở những vùng truyền giáo để lôi cuốn tín đồ. Ngày nay, đối tượng đồng bào dân tộc vẫn là nơi phát triển đạo chủ yếu của giáo hội Kon Tum. Với chủ trương bám sát cơ sở, các linh mục mở rộng địa bàn hoạt động quá giới hạn cho phép, xâm nhập vào vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, mục đích cuối cùng là phát triển đạo. Đặc điểm này còn được thể hiện ở chỗ: Trong kiến trúc, lễ nghi của đạo Công giáo ở Kon Tum mang đậm dấu ấn văn hóa của các dân tộc bản địa như trong kiến trúc nhà thờ, nhà nguyện có dáng dấp của chiếc nhà rông với mô típ kiến trúc phương Tây; giảng đạo và đọc kinh bằng tiếng dân tộc; các dịp lễ tết cồng chiêng được sử dụng làm nền âm nhạc và hát thánh ca cũng bằng tiếng dân tộc; lồng ghép nội dung giáo lý, lễ nghi của đạo Công giáo vào các lễ hội truyền thống của người dân tộc. - Sự liên hệ với chính trị của Giáo hội Công giáo ở Kon Tum rất rõ nét
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo đối với đời sống tinh thần người Chăm Ninh Thuận hiện nay
130 p | 503 | 128
-
luận văn: ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG TỚI NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THPT VỀ SỨC KHOẺ SINH SẢN ( KHẢO SÁT TẠI TRƯỜNG THPT THAN UYÊN II - LAI CHÂU)
127 p | 274 | 83
-
Luận văn: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CÀ PHÊ TỈNH ĐĂK NÔNG
82 p | 244 | 77
-
LUẬN VĂN: Ảnh hưởng của lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế trong công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam. Một số giải pháp kiểm soát lạm phát để đảm bảo tăng trưởng trong thời gian sắp tới
34 p | 247 | 63
-
Luận văn: Ảnh hưởng của hố đào sâu nền đất yếu tới cọc chống
86 p | 206 | 54
-
Luận văn: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN
146 p | 214 | 47
-
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA TRƯỜNG TƯƠNG TÁC LÊN ĐỘ NHẠY CỦA CẢM BIẾN HALL PHẲNG
46 p | 182 | 42
-
Luận văn: Ảnh hưởng của triết học phật giáo đối với đời sống tinh thần của một bộ phận cư dân ở tỉnh Bạc Liêu
68 p | 175 | 37
-
Luận văn thạc sỹ: ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI ĐẾN CÂY HỌ SAO - DẦU (Dipterocarpaceae) TRONG KIỂU RỪNG KÍN THƯỜNG XANH VÀ NỬA RỤNG LÁ ẨM NHIỆT ĐỚI Ở ĐỒNG NAI
0 p | 175 | 30
-
Luận văn: Ảnh hưởng của cổ phần hóa doanh nghiệp và thay đổi kế tóan các doanh nghiệp xuất khẩu
60 p | 99 | 15
-
Luận văn: ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI ĐẾN CÂY HỌ SAO - DẦU (Dipterocarpaceae) TRONG KIỂU RỪNG KÍN THƯỜNG XANH VÀ NỬA RỤNG LÁ ẨM NHIỆT ĐỚI Ở ĐỒNG NAI (part 4)
15 p | 130 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của nợ xấu đến khả năng sinh lời của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam
112 p | 22 | 12
-
LUẬN VĂN: Ảnh hưởng của vận động hành lang tới vụ kiện cá tra, cá basa của Việt Nam
30 p | 86 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Ảnh hưởng của Phật giáo trong truyện cổ tích Việt Nam
142 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Ảnh hưởng của Nho giáo đến giáo dục đạo đức thời Nguyên
130 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn kết của cán bộ công nhân viên Công ty điện lực Bà Rịa Vũng Tàu
136 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đối với ngôn ngữ viết tiếng Việt (Qua khảo sát bài làm văn của học sinh trung học cơ sở tại TP Hồ Chí Minh)
227 p | 11 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
101 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn