Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của nợ xấu đến khả năng sinh lời của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam
lượt xem 12
download
Luận văn "Ảnh hưởng của nợ xấu đến khả năng sinh lời của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá tác động của nợ xấu đến khả năng sinh lời các NHTM Việt Nam. Qua đó, đề tài đưa ra các hàm ý quản trị cho các NHTM nhằm nâng cao khả năng sinh lời trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của nợ xấu đến khả năng sinh lời của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT PHẠM HUỲNH NHƢ ẢNH HƯỞNG CỦA NỢ XẤU ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SỸ BÌNH DƢƠNG – 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT PHẠM HUỲNH NHƢ ẢNH HƯỞNG CỦA NỢ XẤU ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ NGÀNH: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SỸ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. VÕ XUÂN VINH BÌNH DƢƠNG – 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn này “Ảnh hƣởng của nợ xấu đến khả năng sinh lời của các Ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoài trừ những tài liệu tham khảo đƣợc trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chƣa từng đƣợc công bố hoặc đƣợc sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của ngƣời khác đƣợc sử dụng trong luận văn này mà không đƣợc trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chƣa bao giờ đƣợc nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trƣờng đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. i
- LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn! Ban Giám hiệu trƣờng Đại học Thủ Dầu Một, các Giảng viên tham gia giảng dạy đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến giảng viên hƣớng dẫn đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Sau cùng xin cảm ơn các Anh/Chị học viên và gia đình đã động viên, giúp đỡ, chia sẻ ý tƣởng và cung cấp cho tôi những thông tin, tài liệu có liên quan trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Trân trọng cảm ơn! ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................ii MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG ..........................................................................................................vii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................... viii TÓM TẮT ................................................................................................................................................. ix Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................................... 1 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................................................. 3 1.2.1.Các nghiên cứu trên thế giới ....................................................................................... 3 1.2.2.Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc .............................................................. 4 1.3.Mục tiêu đề tài ................................................................................................................................... 8 1.3.1.Mục tiêu chung ........................................................................................................... 8 1.3.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................... 8 1.4.Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................ 8 1.5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 8 1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................................... 8 1.7. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................................................ 9 1.8. Kết cấu của luận văn ....................................................................................................................... 9 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................................................... 11 2.1. Các cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu ................................................ 11 2.1.1. Khái niệm ngân hàng thƣơng mại ............................................................................ 11 2.1.2. Nợ xấu của Ngân hàng thƣơng mại .......................................................................... 15 2.1.3. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu ................................................................................... 18 2.1.4. Tác động của nợ xấu đối với các tổ chức, cá nhân ................................................... 22 2.1.5.Khả năng sinh lời của Ngân hàng thƣơng mại .......................................................... 24 iii
- 2.1.5.1.Khái niệm về khả năng sinh lời .............................................................................. 24 2.1.5.2.Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ................................................................... 25 2.1.5.3.Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ......................................................................... 26 2.2. Các lý thuyết liên quan đến nợ xấu ............................................................................ 26 2.3. Các nghiên cứu trƣớc đây về tác động của nợ xấu đến khả năng sinh lời của các Ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam .......................................................................................... 27 Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................................. 29 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 30 3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................................. 30 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng ......................................................................... 30 3.3. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu........................................................... 33 3.3.1 Giả thuyết nghiên cứu................................................................................................ 33 3.3.2 Mô hình nghiên cứu tác động của nợ xấu đến khả năng sinh lời .............................. 36 Kết luận chƣơng 3 ............................................................................................................. 40 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................... 41 4.1. Khái quát về các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần tại Việt Nam ................................ 41 4.2. Thống kê mẫu nghiên cứu .......................................................................................... 45 4.3. Kết quả nghiên cứu định lƣợng .................................................................................. 48 4.3.1 Thống kê mô tả .......................................................................................................... 48 4.3.2 Kết quả kiểm định và hồi quy.................................................................................... 49 4.3.2.1 Đối với biến phụ thuộc là ROA .............................................................................. 49 4.3.2.2 Đối với biến phụ thuộc là ROE .............................................................................. 53 4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................................... 55 Kết luận chƣơng 4 .................................................................................................................................. 58 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ.................................................................. 59 5.1. Kết luận....................................................................................................................... 59 5.2. Hàm ý quản trị ............................................................................................................ 60 5.2.1 Kiểm soát nợ xấu ....................................................................................................... 60 iv
- 5.2.2 Các ngân hàng TMCP cần sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý ................................... 68 5.3. Một số kiến nghị với Ngân hàng nhà nƣớc ................................................................ 69 5.4. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tƣơng lai .................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................... 73 PHỤ LỤC 1. KẾT QUẢ ĐỊNH LƢỢNG ......................................................................................... 1 PHỤ LỤC 2. DỮ LIỆU .......................................................................................................................... 9 v
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BIDV Bank for Investment and Development of Vietnam FEM Fixed effects model FGLS Feasible Generalized Least Square GDP Gross Domestic Product GMM Generalized method of moments NHNN Ngân hàng nhà nƣớc NHTM Ngân hàng thƣơng mại OLS Ordinary least squares REM Random effects model ROE Return on Equity ROA Return on Assets TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thƣơng mại cổ phần vi
- DANH MỤC BẢNG Bảng 3. 1. Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ........................................................ 38 Bảng 4. 1. Tốc độ tăng trƣởng so với thời điểm cuối năm trƣớc liền kề về tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản và vốn điều lệ đến 30/09/2021 ............................................................ 41 Bảng 4. 2. Tốc độ tăng trƣởng so với thời điểm cuối năm trƣớc liền kề đến 30/09/2021 . 43 Bảng 4. 3. Khả năng sinh lời quý II - 2021 ........................................................................ 44 Bảng 4. 4. Thống kê số quan sát theo ngân hàng ............................................................... 45 Bảng 4. 5. Thống kê số quan sát theo năm ......................................................................... 46 Bảng 4. 6. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu ................................................................ 47 Bảng 4. 7. Bảng ma trận tƣơng quan giữa các biến đối với ROA ...................................... 48 Bảng 4. 8. Bảng ma trận tƣơng quan giữa các biến đối với ROE ...................................... 48 Bảng 4. 9. Hệ số phóng đại phƣơng sai VIF ...................................................................... 49 Bảng 4. 10. Kiểm định Breusch-Pagan / Cook-Weisberg .................................................. 50 Bảng 4. 11. Kiểm định Wooldridge.................................................................................... 50 Bảng 4. 12. Kiểm định Hausman để chọn giữa mô hình ảnh hƣởng cố định FEM và mô hình tác động ngẫu nhiên REM .......................................................................................... 51 Bảng 4. 13. Kết quả hồi quy theo ƣớc lƣợng tác động ngẫu nhiên REM .......................... 52 Bảng 4. 14. Kiểm định Breusch-Pagan / Cook-Weisberg .................................................. 53 Bảng 4. 15. Kiểm định Wooldridge.................................................................................... 53 Bảng 4. 16. Kiểm định Hausman để chọn giữa mô hình ảnh hƣởng cố định FEM và mô hình tác động ngẫu nhiên REM .......................................................................................... 54 Bảng 4. 17. Kết quả hồi quy theo ƣớc lƣợng tác động ngẫu nhiên REM .......................... 55 vii
- DANH MỤC HÌNH Hình 1. Tỷ lệ nợ xấu/ tổng cho vay (%) và ROA, ROE (%) của 35 NHTM tại Việt Nam.. 2 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 30 Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu............................................................................................. 36 viii
- TÓM TẮT Với ý nghĩa thực tiễn, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Ảnh hƣởng của nợ xấu đến khả năng sinh lời của các Ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam” để làm luận văn nghiên cứu. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của nợ xấu đến khả năng sinh lời các NHTM Việt Nam. Qua đó, đề tài đƣa ra các hàm ý quản trị cho các NHTM nhằm nâng cao khả năng sinh lời trong thời gian tới. Phƣơng pháp nghiên cứu: nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng dựa trên mô hình hồi quy dữ liệu dạng bảng (Panel Data), phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng các mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS), mô hình ảnh hƣởng cố định (Fixed Effect Model-FEM), mô hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên (Random Effect Model-REM), mô hình sai số chuẩn mạnh (Robust Standard Errors). Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố đòn bẩy tài chính và tỷ lệ nợ xấu có thể giải thích đƣợc 27.65% sự biến thiên của giá trị trung bình biến ROA, tuy nhiên còn lại là do các yếu tố khác quyết định. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận các biến khác gồm GDP, INF và FS cũng không có tác động đến khả năng sinh lời (ROA) của các NHTM tại Việt Nam. Song song đó, nợ xấu cũng ảnh hƣởng ngƣợc chiều đến ROE của các NHTM tại Việt Nam. ix
- Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Theo báo cáo của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam (2021), qua báo cáo tài chính của 27 ngân hàng niêm yết có thể thấy tỷ lệ nợ xấu nội bảng tính đến 30/6/2021 ở đa số các nhà băng đều giảm so với cuối năm 2020. Nhiều ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu rất thấp Techcombank, MB, Vietcombank hay VIB. Đây đều là những ngân hàng đƣợc thị trƣờng đánh giá cao về chất lƣợng tài sản trong vài năm trở lại đây. Việc Techcombank và MB có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn cả Vietcombank là một tín hiệu mới, cho thấy nhóm ngân hàng thƣơng mại tƣ nhân đã đặt chú trọng nhiều hơn vào quản trị rủi ro. Một số ngân hàng thƣơng mại tƣ nhân khác nhƣ TPBank, HDB, Lienvietpostbank cũng có tỷ lệ nợ xấu tính đến 30/6/2021 khá thấp, chỉ từ 1.1-1.3%. Đáng chú ý, một số ngân hàng từng có tỷ lệ nợ xấu ở diện cảnh báo, vƣợt quy định của NHNN nhƣ Kienlongbank, NCB đều đã giảm tỷ lệ nợ xấu xuống khá thấp lần lƣợt là 1.08% và 1.4%. Điều này đến từ việc đẩy mạnh quá trình xử lý tài sản đảm bảo, xử lý nợ xấu của các nhà băng. Các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nửa đầu năm 2021 là ABBank (2.3%), PGBank (2.7%), Bản Việt (2.8%) hay VPBank (3.4%) dù mức tăng trƣởng tín dụng của nhóm này đều khá cao nhƣ Bản Việt là 11.6%, VPBank là 6.8%, ABBank là 5.6%, PGBank là 2.4%. Một số ngân hàng lớn tăng mạnh nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) nhƣ Vietinbank tăng tới 103% và chiếm tới trên 80% tổng nợ xấu của ngân hàng; Vietcombank cũng tăng tới 19%, chiếm 75% tổng nợ xấu; MB tăng 145%, chiếm 50% tổng nợ xấu. Nhƣ vậy, số NHTM có tỷ lệ nợ xấu tăng vẫn nhiều hơn các NHTM có tỷ lệ nợ xấu giảm. Thực tế này cho thấy, sự cần thiết phải nâng cao chất lƣợng hoạt động của các NHTM Việt Nam, nhất là khi tài sản đảm bảo tiền vay hầu hết là bất động sản. Các Ngân hàng thƣơng mại là những yếu tố tích cực trong việc liên kết các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế, khác với những loại hình tổ chức kinh tế khác, tỷ trọng 1
- các khoản nợ phải trả của các ngân hàng luôn cao hơn rất nhiều so với vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Nguồn vốn đáp ứng cho hoạt động của ngân hàng chủ yếu là từ nguồn tiền gửi huy động, do đó làm thế nào để đảm bảo đƣợc việc kinh doanh hiệu quả, các khoản tín dụng cho vay phải đƣợc đảm bảo thanh toán đủ đúng hạn để tránh đƣợc những rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động… trƣớc một thị trƣờng ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu của các ngân hàng thƣơng mại. Một trong những yếu tố để xác định vị thế tài chính đó là khả năng sinh lời của ngân hàng. Do đó, việc phân tích và đánh giá chất lƣợng các khoản vay của ngân hàng ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến lợi nhuận, rủi ro của ngân hàng hay khả năng sinh lời của ngân hàng trở thành một vấn đề quan trọng. 16 14,62 14 13,21 12,6 13,41 12 11,65 10 9,25 9,14 8 7,81 7,84 7,36 6 4 2,92 3,8 2,66 2,31 3,13 2,62 1,97 1,92 1,9 2 0,99 1,7 0,98 0,75 0,6 0,58 0,54 0,57 1,02 1,07 0,69 0 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tỷ lệ nợ xấu/tổng cho vay (%) ROA (%) ROE (%) Nguồn: Huỳnh Thị Phương Thảo (2017) Hình 1. Tỷ lệ nợ xấu/ tổng cho vay (%) và ROA, ROE (%) của 35 NHTM tại Việt Nam Theo nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thị Phƣơng Thảo (2017) đối với 35 NHTM tại Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu các NHTM có xu hƣớng giảm và có biến động ngƣợc chiều với 2
- ROA và ROE ở một giai đoạn nhất định (2009-2012), nhƣng cũng có giai đoạn có đồng biến với ROE (2012-2013). Vì vậy việc nghiên cứu ảnh hƣởng của tỷ lệ nợ xấu đến ROA và ROE là cần thiết. Với mong muốn tìm hiểu về thực trạng chất lƣợng các khoản nợ vay và ảnh hƣởng của nó đến khả năng sinh lời của các Ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam nhƣ thế nào, học viên đã chọn đề tài “Ảnh hƣởng của nợ xấu đến khả năng sinh lời của các Ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam” để làm luận văn nghiên cứu. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.2.1.Các nghiên cứu trên thế giới Macit (2012) nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng tại Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 2005-2010, với biến phụ thuộc đại diện cho lợi nhuận của ngân hàng là ROA, ROE, các biến nghiên cứu bao gồm: GDP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất thực, tỷ lệ vốn trên tổng tài sản, quy mô ngân hàng, tỷ giá, tỷ lệ nợ xấu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động tích cực đến ROA nhƣng lại có tác động tiêu cực đến ROE, nợ xấu có tác động tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng, quy mô ngân hàng lớn, lãi suất thực càng cao thì lợi nhuận càng cao và ngƣợc lại, các yếu tố còn lại chƣa có ý nghĩa thống kê. Aremu et al. (2013) nghiên cứu khả năng sinh lời của các ngân hàng ở Nigeria giai đoạn 1980-2010, sử dụng phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất (OLS) với các biến độc lập là dự phòng rủi ro tài chính, tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, quy mô ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, hiệu quả trong lao động của nhân viên ngân hàng và tăng trƣởng GDP, biến phụ thuộc đại diện cho khả năng sinh lời là ROE, ROA, NIM. Bài nghiên cứu cho kết quả biến dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có mối quan hệ nghịch biến với khả năng sinh lời của ngân hàng, quy mô ngân hàng có tác động tích cực đến khả 3
- năng sinh lời của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu, tăng trƣởng GDP có tác động tích cực và lạm phát có tác động tiêu cực nhƣng chƣa có ý nghĩa thống kê. Messai and Jouini (2013) đã nghiên cứu các nhân tố tác động đến nợ xấu của 85 NHTM tại 3 nƣớc Italia, Hy Lạp và Tây Ban Nha giai đoạn từ năm 2004-2008 với các biến nghiên cứu là tỷ lệ GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất cho vay, mức độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, sử dụng phƣơng pháp định lƣợng dựa trên mô hình ƣớc lƣợng bình phƣơng bé nhất (OLS) dạng bảng kết hợp mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM). Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trƣởng GDP, ROA tác động ngƣợc chiều với nợ xấu, tỷ lệ thất nghiệp, dự phòng rủi ro tín dụng và lãi suất tác động tích cực với nợ xấu. Abid et al. (2014) sử dụng phƣơng pháp hồi quy đa biến với dữ liệu bảng nghiên cứu về tác động của các yếu tố vĩ mô và nội tại ngân hàng đến nợ xấu của khách hàng cá nhân hộ gia đình tại 16 ngân hàng Tunisia giai đoạn từ 2003-2012; biến nghiên cứu lần lƣợt là: GDP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất thực, ROE, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, quy mô ngân hàng và biến chi phí hoạt động trên tổng thu nhập. Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trƣởng GDP có tác động ngƣợc chiều với tỷ lệ nợ xấu, chi phí hoạt động và ROE có tác động ngƣợc chiều với tỷ lệ nợ xấu, các yếu tố còn lại chƣa có ý nghĩa thống kê. Chege and Bichanga (2017) nghiên cứu tác động của nợ xấu đến hiệu quả hoạt động của 44 NHTM ở Kenya, sử dụng phƣơng pháp phân tích mô tả và hồi quy SPSS, trong đó biến phụ thuộc là ROA, biến độc lập là tỷ lệ nợ xấu và các yếu tố khác nhƣ: quy mô ngân hàng, chi phí hoạt động vốn, thanh khoản, CAR. Bài nghiên cứu cho thấy nợ xấu có tác động mạnh và tiêu cực đến ROA. 1.2.2.Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc Phạm Hữu Hồng Thái (2013), Tác động của nợ xấu đến khả năng sinh lợi của 34 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2005-2012, tác giả nghiên cứu bằng phƣơng pháp bình 4
- phƣơng bé nhất (OLS) dạng bảng kết hợp mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM), biến nghiên cứu là quy mô ngân hàng, đòn bẩy tài chính, tỷ lệ nợ xấu, chi phí dự phòng rủi ro tài chính, hiệu quả quản lý tài sản và hiệu quả chi phí hoạt động, biến phụ thuộc đại diện cho khả năng sinh lời là ROE. Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ xấu, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng có tác động ngƣợc chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng, đồng thời quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời, các biến nghiên cứu khác chƣa có ý nghĩa thống kê. Trong đó, đòn bẩy tài chính càng cao thì khả năng sinh lời sẽ càng thấp vì các NHTM chỉ nên sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức phù hợp, không nên ở mức quá cao sẽ ảnh hƣởng khả năng chi trả và mất khả năng thanh toán, từ đó ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời. Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015), Yếu tố tác động đến nợ xấu các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2007-2014, tác giả sử dụng ba mô hình ƣớc lƣợng dữ liệu bảng là hiệu ứng cố định FEM, phƣơng pháp momen tổng quát GMM dạng sai phân và GMM dạng hệ thống, với biến nghiên cứu là nợ xấu năm trƣớc, khả năng sinh lời (ROE), quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, dƣ nợ cho vay/vốn huy động, dƣ nợ ngắn hạn, tốc độ tăng trƣởng tín dụng, tốc độ tăng trƣởng GDP và tỷ lệ lạm phát. Kết quả nghiên cứu cho thấy ROE và tăng trƣởng GDP có tác động ngƣợc chiều đến tỷ lệ nợ xấu, trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu trong quá khứ, quy mô ngân hàng, tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ xấu. Nguyễn Quốc Anh (2016) đo lƣờng các yếu tố tác động đên rủi ro tín dụng và tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của 26 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2005-2015. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp ƣớc lƣợng GMM, Pooled OLS, Fixed Effect, Random Effect và FGLS trên dữ liệu bảng để thực hiện mục tiêu nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh. Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ nợ xấu năm trƣớc cao sẽ làm tăng tỷ lệ nợ xấu cho năm tiếp theo. Tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ nghịch biến với ROE, dự phòng rủi ro tín dụng, quản lý chi phí hoạt động kém hiệu quả nghịch biến với hiệu quả kinh doanh có mức ý nghĩa thống kê 1%, việc quản lý chi phí 5
- hoạt động tốt hơn sẽ mang lại thu nhập cao hơn cho ngân hàng. Tỷ lệ đòn bẩy và hiệu quả kinh doanh có mối quan hệ nghịch biến với nhau có mức ý nghĩa 1%, mối quan hệ nghịch biến giữa thu nhập ngoài lãi và hiệu quả kinh doanh nhƣng không thấy ý nghĩa thống kê. Giữa quy mô ngân hàng và ROE đồng biến với mức ý nghĩa thống kê. Các biến vĩ mô: lãi suất danh nghĩa, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp có tác động không đáng kể lên ROE. Tỷ giá hối đoái, tăng trƣởng GDP có tác động đến với ROE của ngân hàng. Khi thay biến ROE bằng biến ROA thì mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu và hiệu quả kinh doanh vẫn ngƣợc chiều, có ý nghĩa thống kê. Tác giả sử dụng nhiều mô hình khác nhau, sử dụng biến trễ và với các biến giống nhau để nghiên cứu dẫn đến hiện tƣợng tự tƣơng quan làm cho tính chính xác không đƣợc cao. Đặng Thị Minh Nguyệt (2017) đánh giá các yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố tác động đến hiệu quả sinh lời của ngân hàng thƣơng mại cổ phần công thƣơng Việt Nam trong giai đoạn 2005-2011. Tác giả sử dụng mô hình bao dữ liệu DEA để ƣớc lƣợng hiệu quả kỹ thuật, mô hình hồi quy Tobit để đánh giá các yếu tố tác động đên hiệu quả kỹ thuật và sử dụng mô hình hồi quy biến phụ thuộc ROA để đánh giá các yếu tố tác động đên hiệu quả sinh lời. Qua phân tích hồi quy, kết quả cho thấy hệ số vốn tự có trên tổng tài sản, tỷ lệ thu lãi trên thu hoạt động có tác động ngƣợc chiều với với ROA. Các biến tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng dƣ nợ, tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản, quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều với với ROA. Tác giả chƣa đánh giá đƣợc chất lƣợng của tài sản mang lại thu lãi của ngân hàng. Phạm Dƣơng Phƣơng Thảo và Nguyễn Linh Đan (2018) đã kiểm định tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và đặc điểm ngân hàng đến tỷ lệ nợ xấu của 27 NHTMCP Việt Nam từ năm 2005- 2016. Sử dụng phƣơng pháp hồi quy GMM. Kết quả cho thấy tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng ở năm trƣớc càng cao thì sẽ làm cho tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hiện tại càng gia tăng, các ngân hàng càng có chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng càng cao, chi phí hoạt động càng cao, lợi nhuận của ngân hàng càng cao thì sẽ giúp các ngân hàng giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Kết quả của nghiên cứu này cũng cho thấy 6
- các biến số kinh tế vĩ mô nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng, các yếu tố kinh tế vĩ mô khác trong bài nghiên cứu này lại không đạt ý nghĩa thống kê. Nguyễn Thành Đạt (2018) đã kiểm định tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ nợ xấu của 23 ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam từ năm 2009 – 2017. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp hồi quy tác động cố định (FE) và tác động ngẫu nhiên (RE). Kết quả cho thấy chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng thể hiện tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng với mức ý nghĩa 5% trong mẫu nghiên cứu. Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE ngƣợc chiều với tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng với mức ý nghĩa 1% trong mẫu nghiên cứu. Nhân viên chi nhánh có mối quan hệ ngƣợc chiều với tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng với mức ý nghĩa 10% trong mẫu nghiên cứu. Ứng dụng công nghệ thông tin vào ngân hàng có mối quan hệ ngƣợc chiều với nợ xấu với mức ý nghĩa 10%. Khả năng ứng dụng công nghệ càng cao thì việc quản lý thu thập thông tin khách hàng càng đƣợc đảm bảo góp phần hạn chế đƣợc nợ xấu. Tốc độ tang trƣởng kinh tế ảnh hƣởng ngƣợc chiều đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng với mức ý nghĩa thống kê là 1%. Lãi suất có tác động cùng chiều với nợ xấu với mức ý nghĩa thống kê 5%, cho thấy khi lãi suất tăng lên sẽ dẫn đến việc trả nợ của ngƣời đi vay sẽ khó hơn. Các yếu tố vĩ mô khác nhƣ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp trong nghiên không có ý nghĩa thống kê. Đóng góp của đề tài: Nhìn chung, các nghiên cứu trƣớc đây trong và ngoài nƣớc đã nghiên cứu về ảnh hƣởng rủi ro tín dụng, nợ xấu đến hiệu quả hoạt động NHTM. Vì vậy, luận văn sẽ kế thừa khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu của các nghiên cứu này. Tuy nhiên, học viên nhận thấy chƣa có nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của nợ xấu đến khả năng sinh lời của NHTM tại Việt Nam. Vì vậy, luận văn có đóng góp về thực tiễn khi đề xuất các hàm ý quản trị nâng cao khả năng sinh lời của NHTM tại Việt Nam thông qua việc hạn chế nợ xấu. 7
- 1.3.Mục tiêu đề tài 1.3.1.Mục tiêu chung Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của nợ xấu đến khả năng sinh lời các NHTM Việt Nam. Qua đó, đề tài đƣa ra các hàm ý quản trị cho các NHTM nhằm nâng cao khả năng sinh lời trong thời gian tới. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt đƣợc mục tiêu tổng quát, nghiên cứu cần thực hiện những mục tiêu cụ thể nhƣ sau: - Đánh giá ảnh hƣởng của nợ xấu đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. - Từ đó, đƣa ra một số đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao khả năng sinh lời của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. 1.4.Câu hỏi nghiên cứu - Nợ xấu đã tác động nhƣ thế nào đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam? - Các hàm ý quản trị nào cần đƣa ra để nâng cao khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam? 1.5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: nợ xấu, khả năng sinh lời (ROA và ROE). Phạm vi nghiên cứu: 19 NHTM Việt Nam giai đoạn 2005-2020 1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu: nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng dựa trên mô hình hồi quy dữ liệu dạng bảng (Panel Data), phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng các mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS), mô hình ảnh hƣởng cố định 8
- (Fixed Effect Model-FEM), mô hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên (Random Effect Model- REM), mô hình sai số chuẩn mạnh. Thu thập dữ liệu: Lấy từ báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán của 19 NHTM Việt Nam giai đoạn 2005-2020. 1.7. Ý nghĩa của đề tài -Nghiên cứu này giúp lƣợc khảo, tổng hợp đƣợc các quan điểm khác nhau của các công trình nghiên cứu trƣớc. - Nghiên cứu sự ảnh hƣởng của nợ xấu đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam sẽ để lại một công trình nghiên cứu mới cho các nhà nghiên cứu tiếp theo tham khảo. Đây là một nghiên cứu mang lại cho các ngân hàng thƣơng mại hiểu đƣợc tầm quan trọng của nợ xấu đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thƣơng mại. - Nghiên cứu đóng góp các yếu tố mang tính đại diện trong các mô hình nghiên cứu về sự ảnh hƣởng của nợ xấu đến khả năng sinh lời. Mô hình nợ xấu tác động lên hai chỉ tiêu quan trọng nhất là lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản và lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu nhằm đánh giá sự ảnh hƣởng của nợ xấu đến khả năng sinh lời mang tính chính xác hơn. 1.8. Kết cấu của luận văn CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Trong chƣơng này, học viên nghiên cứu về lý do chọn đề tài, các vấn đề về mục tiêu nghiên cứu (mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể), câu hỏi nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài và kết cấu của luận văn. CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chƣơng này trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu gồm nợ xấu, khả năng sinh lời và các nghiên cứu liên quan, từ đó học viên đề xuất mô hình nghiên cứu. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Tóm tắt): Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị
26 p | 439 | 118
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 420 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàng Phát
26 p | 371 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế
13 p | 270 | 71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
13 p | 276 | 66
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p | 269 | 64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 298 | 63
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn AVSS
25 p | 308 | 60
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam
26 p | 259 | 58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty cổ phần Danameco
13 p | 275 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
26 p | 239 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát
26 p | 187 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao su Chư-Sê
26 p | 235 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p | 168 | 31
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty dược TW III
14 p | 208 | 30
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Quản trị hệ thống mạng phân phối sản phẩm viễn thông Panasonic tại thị trường miền trung của công ty đầu tư và phát triển thương mại
24 p | 142 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
81 p | 161 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 156 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn