Luận văn: Biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí
lượt xem 19
download
Mở cửa hội nhập với bên ngoài, phát huy lợi thế của đất nước, tranh thủ vốn kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến của các quốc gia đi trước” đang là xu thế của thời đại, là chiến lược phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia đặc biệt là những nước đang phát triển như Việt Nam. Trong chiến lược đó, hoạt động xuất khẩu được coi là một tác nhân liên kết giữa nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới, là đòn bẩy kinh tế đất nước và...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí
- LUẬN VĂN: Biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí
- Lời nói đầu “Mở cửa hội nhập với bên ngoài, phát huy lợi thế của đất nước, tranh thủ vốn kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến của các quốc gia đi trước” đang là xu thế của thời đại, là chiến lược phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia đặc biệt là những nước đang phát triển như Việt Nam. Trong chiến lược đó, hoạt động xuất khẩu được coi là một tác nhân liên kết giữa nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới, là đòn bẩy kinh tế đất nước và là động lực của quá trình mở cửa và hội nhập. Tuy nhiên đối với những doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hoạt động trong cơ chế thị trường đầy sự cạnh tranh khốc liệt, chỉ có những doanh nghiệp nào có đủ sức mạnh mới có thể tồn tại và phát triển, bởi sự cạnh tranh vượt ra ngoài phạm vi không gian của một quốc gia, sẽ phải đối mặt với hàng loạt các Công ty trong và ngoài nước trong cùng lĩnh vực. Quy luật khắc nghiệt đó bắt buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng nâng cao và đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình. Công ty xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí- MECANIMEX là một doanh nghiệp Nhà nước có chức năng xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí, các hàng hoá cho ngành công nghiệp nặng và các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. Trong gần 20 năm hoạt động, trước những thử thách và sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường trong nước và ngoài nước, Công ty vẫn đứng vững và thu được nhiều kết quả khả quan. Tuy vậy, để tiếp tục phát triển trong thời gian tới, Công ty cần phải phấn đấu không ngừng để ngày một hoàn thiện đáp ứng được yêu cầu khách quan đối với đơn vị kinh doanh sản xuất và xuất nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong thời đại mới, cùng với sự nghiên cứu thực tế trong thời gian thực tập tại Công ty MECANIMEX, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Biện pháp đẩy mạnh hoạt
- động xuất khẩu hàng hoá của Công ty xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí – MECANIMEX”. Đề tài này nhằm mục đích trình bày vai trò hoạt động xuất khẩu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, trên cơ sở phân tích quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty MECANIMEX để tìm ra những ưu điểm cũng như một số mặt tồn tại cần khắc phục từ đó đề xuất một số biện pháp đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty. Phạm vi nghiên cứu là các hoạt động nghiệp vụ phát sinh trong quá trình kinh doanh xuất khẩu hàng hoá của Công ty. Các hoạt động này có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau nhưng mỗi hoạt động đều có tính độc lập tương đối. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình xây dựng đề tài là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh và phân tích kinh tế, kết hợp với các lý thuyết kinh tế và một số quan sát thu thập được trong thực tế để đi sâu phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty MECANIMEX. Kết cấu của đề tài gồm ba chương: Chương I: VAI TRò, NộI DUNG Và những NHÂN Tố ảNH Hưởng tới hoạt động xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp. Chương ii: Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu của ty MECANIMEX. Chương III: Biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty MECANIMEX.
- Chương I VAI TRò, NộI DUNG Và những NHÂN Tố ảNH Hưởng tới hoạt động xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp. I. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu hàng hoá. 1. Khái niệm. Năm 1826 một tác giả thuộc trường phái chủ nghĩa trọng thương Anh Thomat Man (1571- 1641) Đã phát biểu: “ Thương mại chính là hòn đá thử vàng với sự phồn vinh của một quốc gia, các nước phát triển buôn bán với nước ngoài”. Chủ nghĩa trọng thương cho rằng: “ Xuất khẳu chỉ có lợi cho một bên và gây thiệt hại cho bên kia, dân tộc này làm giàu bằng cách hi sinh lợi ích cho dân tộc kia”. Một số tác giả khác lại cho rằng: “Xuất nhập khẩu chính là mở rộng của hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ ra khỏi phạm vi biên giới”. Ngày nay, xuất khẩu được hiểu là việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ ở đây phải là ngoại tệ đối với một bên hoặc đối với cả hai bên. 2. Vai trò của xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế mở. 2.1. Xuất khẩu tạo ra doanh thu và lợi nhuận đảm bảo qúa trình tái sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển, một yêu cầu đặt ra đầu tiên đối với doanh nghiệp đó là kinh doanh phải có thu bù chi và đảm bảo có lãi. Đối với doanh nghiệp thương mại hoạt động xuất khẩu được coi là nền tảng cơ bản để doanh nghiệp thu hồi vốn và tìm kiếm lợi nhuận. Chỉ có xuất khẩu được hàng hoá doanh nghiệp mới có doanh thu, có lợi nhuận. Khoản thu nhập này lại được doanh nghiệp tiếp tục đầu tư cho một thương vụ kinh doanh mới hay nói cách khác, một chu kỳ kinh doanh lại được bắt đầu. Như vậy, xét trong một qúa trình kinh doanh của doanh nghiệp thương mại thì hoạt động xuất khẩu mà thực chất là hoạt động bán hàng của doanh nghiệp là
- khâu cuối cùng của quá trình kinh doanh, là khâu tạo ra doanh thu và lợi nhuận và cũng là khâu quyết định cho quá trình tái sản xuất kinh doanh tiếp theo. 2.2. Xuất khẩu phát huy tính năng động tự chủ trong kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Xuất phát từ thực tế khách quan của hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hoá đó là: - Môi trường kinh doanh luôn biến động và có nhiều lực lượng cạnh tranh ở nhiều quốc gia khác nhau. - Các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá rất phức tạp, có liên quan và ảnh hưởng rất lớn lẫn nhau. - Hoạt động xuất khẩu hàng hoá chịu ảnh hưởng rất lớn từ những biến động của thị trường tài chính thế giới. Vì vậy, một doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu, ngoài việc nghiên cứu kỹ thị trường hàng hoá kinh doanh còn phải nghiên cứu kỹ thị trường tài chính, phải có những kế hoạch dự phòng nhằm đối phó với những biến động tài chính bất thường xảy ra. Từ thực tế khách quan như vậy, hoạt động xuất khẩu hàng hoá là nhân tố kích thích doanh nghiệp thương mại khi tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu phải phát huy cao độ tính năng động và tự chủ trong kinh doanh. Nó đòi hỏi các doanh nghiệp thương mại phải luôn thích nghi với những biến động của môi trường kinh doanh, vận dụng một cách sáng tạo nhất các phương pháp kinh doanh, nghệ thuật kinh doanh. 2.3. Xuất khẩu hàng hoá tạo cơ hội liên doanh liên kết kinh tế với nước ngoài nhằm thu hút vốn, khoa học - công nghệ và trình độ quản lý. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá có vai trò mở rộng mối quan hệ làm ăn hợp tác kinh tế giữa doanh nghiệp với các tổ chức kinh tế ngoài nước, nâng cao uy tín của doanh nghiệp với các tổ chức kinh tế nước ngoài, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường quốc tế. Điều này là cơ sở thuận lợi cho phép doanh
- nghiệp tăng cường quan hệ liên doanh liên kết với đối tác nước ngoài nhằm thu hút được vốn, khoa học - công nghệ hiện đại và trình độ quản lý tiên tiến. 2.4. Xuất khẩu hàng hoá có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và trình độ quản lý ở doanh nghiệp thương mại. Hoạt động xuất khẩu là hoạt động hướng ra thị trường thế giới, một thị trường đầy rẫy những sự cạnh tranh quyết liệt. Để tồn tại và phát triển, một mặt các doanh nghiệp thương mại phải tìm kiếm những nguồn hàng có phẩm chất cao, có giá cả cạnh tranh, mặt khác bản thân doanh nghiệp phải có một hệ thống trang thiết bị hiện đại cũng như phải có một trình độ quản lý khoa học tiên tiến. Xuất phát từ yêu cầu khách quan đặt ra các doanh nghiệp thương mại luôn phải đầu tư đổi mới trang thiết bị phục vụ cho hoạt động xuất khẩu đặc biệt là thiết bị bảo quản và vận chuyển hàng hoá, thiết bị thu thập và xử lý thông tin, luôn phải đổi mới phương thức quản lý phù hợp với sự phát triển của thị trường quốc tế. 2.5. Đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động. Đối với doanh nghiệp thương mại dù là hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu hay chuyên doanh xuất khẩu thì hoạt động xuất khẩu hàng hoá là hoạt động chủ yếu đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động của doanh nghiệp. Không những thế, với việc triển khai mở rộng thị trường tiêu thu hàng hoá, mở rộng mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu đã thu hút hàng ngàn lao động, tạo thu nhập và nâng cao đời sống cho họ. Đây không chỉ là lợi ích của doanh nghiệp mà còn làm lợi cho xã hội nhất là trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay. II. Hình thức và nội dung của hoạt động xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp. 1. Các hình thức xuất khẩu hàng hoá. 1.1.Xuất khẩu trực tiếp:
- Xuất khẩu trực tiếp là hình thức các đơn vị kinh doanh quốc tế đặt mua sản phẩm của các đơn vị trong nước. Sau đó xuất khẩu những sản phẩm này ra nước ngoài với danh nghĩa của chính mình. Các bước tiến hành: - Ký hợp đồng nội, mua và trả tiền hàng cho Công ty. - Ký hợp đồng ngoại, giao hàng và thanh toán tiền hàng với bên nước ngoài. Ưu điểm của hình thức này là: Lợi nhuận mà công ty kinh doanh xuất khẩu nhận được thường cao hơn các hình thức khác. Công ty đứng ra với vai trò là người bán trực tiếp. Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi Công ty phải có lượng vốn khá lớn ứng trước để mua hàng, đặc biệt trong trường hợp hợp đồng có giá trị lớn. Ngoài ra loại hình xuất khẩu này thường có rủi ro lớn như: Hàng kém chất lượng, sai qui cách phẩm chất dẫn đến không xuất khẩu được hoặc là bị khiếu nại do thanh toán chậm, do đơn vị sản xuất gặp khó khăn, do thiên tai mất mùa... Nên khi ký hợp đồng xong không có hàng để xuất, hoặc do trượt giá đồng tiền, do lãi xuất ngân hàng thay đổi. 1.2. Xuất khẩu gia công: Theo hình thức này, Công ty đứng ra nhập hàng hóa hoặc bán thành phẩm cho xí nghiệp gia công, sau đó thu hồi thành phẩm bán lại cho bên nước ngoài. Công ty được hưởng phần trăm phí ủy thác gia công, phí này được thỏa thuận trước với xí nghiệp trong nước. Các bước tiến hành: - Ký hợp đồng ủy thác với các đơn vị trong nước. - Ký hợp đồng gia công với nước ngoài, nhập nguyên liệu. - Giao nguyên liệu gia công ( Định mức đã thỏa thuận gián tiếp giữa đơn vị sản xuất trong nước với bên nước ngoài) - Thanh toán phí gia công cho đơn vị sản xuất ( bên nước ngoài trả) và được hưởng phí gia công ủy thác. Ưu điểm của hình thức này là không phải bỏ vốn vào kinh doanh, rủi ro ít, thanh toán khá đảm bảo vì đầu ra chắc chắn. Tuy nhiên đòi hỏi phải làm nhiều thủ
- tục nhập và xuất, cán bộ kinh doanh phải có nhiều kinh nghiệm về nghiệp vụ này để giám sát quá trình gia công. 1.3. Xuất khẩu ủy thác: Công ty đứng ra với vai trò là người trung gian xuất khẩu làm thay cho đơn vị sản xuất ( bên có hàng) những thủ tục cần thiết để xuất hàng và hưởng phần trăm phí ủy thác tùy theo giá trị hàng xuất khẩu đã được thỏa thuận. Các bước tiến hành: - Ký hợp đồng xuất khẩu ngoại với khách hàng nước ngoài. - Ký hợp đồng xuất khẩu uỷ thác với đơn vị (trong nước) có hàng xuất khẩu. - Khách hàng nước ngoài mở L/C. - Thuê tàu biển (nếu xuất khẩu theo giá CFR hoặc CIF) và đăng ký tàu (nếu xuất khẩu theo giá FOB). - Làm thủ tục hải quan. - Xin chứng nhận xuất xứ (C/O). - Liên hệ với hãng tàu để làm vận đơn (B/L) theo L/C. - Lập chứng từ thanh toán ngoại gửi ngân hàng: - Khi nhận được tiền của Ngân hàng thì làm biên bản thanh lý hợp đồng xuất khẩu uỷ thác Ưu điểm của hình thức này là: Mức độ rủi ro thấp, trách nhiệm ít, người đứng ra xuất khẩu không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng. Đặc biệt không cần huy động vốn để mua hàng. Tuy hưởng phí ít nhưng nhận tiền nhanh, cần ít thủ tục và tương đối tin cậy. Với hình thức này một vấn đề đặt ra đối với Công ty nhận uỷ thác là khẳ năng thông hiểu các thủ tục cũng như các văn bản, chính sách liên quan đến hoạt động xuất khẩu uỷ thác. 1.4. Buôn bán đối lưu: Đây là phương thức giao dịch mà trong đó xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng hóa trao đổi có giá trị tương
- đương. Hình thức xuất khẩu này không phải nhằm mục đích thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một lượng hàng hóa có giá trị tương đương. 1.5. Tái xuất khẩu: Tái xuất khẩu là việc xuất khẩu sang một nước thứ ba những hàng hoá mà trước đây đã nhập khẩu nhưng chưa qua các hoạt động chế biến. Chủ thể tham gia hoạt động tái xuất khẩu ít nhất phải có từ ba quốc gia trở lên đó là: nước xuất khẩu, nước nhập khẩu và nước tái xuất khẩu. Hàng hoá có thể đi thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu (gọi là chuyển khẩu), hoặc từ nước xuất khẩu sang nước tái xuất khẩu sau đó mới tới nước nhập khẩu (gọi là tái xuất khẩu theo đúng nghĩa của nó). Nước tái xuất khẩu sẽ trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền từ nước nhập khẩu. Ưu điểm của hình thức này là doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao mà không phải tổ chức xuất khẩu. Trong trường hợp thực hiện thanh toán ngay với nước nhập khẩu và trả chậm nước xuất khẩu thì nước tái xuất khẩu còn thu được thêm một khoản lợi do việc chiếm dụng vốn. Nhược điểm của tái xuất khẩu là đòi hỏi trình độ nghiệp vụ của cán bộ xuất khẩu cao, phải có sự nhạy bén về tình hình thị trường, giá cả và có sự hiểu biết cặn kẽ về các hợp đồng mua bán ngoại thương. 1.6. Xuất khẩu tại chỗ: Đây là hình thức kinh doanh mới nhưng đang được phổ biến rộng rãi. Đặc điểm của loại hình này là hàng hoá không qua biên giới quốc gia mà đến tay khách hàng nước ngoài ngay tại nước xuất khẩu. Do vậy không nhất thiết phải có các hợp đồng phụ trợ như hợp đồng vận tải, hợp đồng bảo hiểm, các thủ tục hải quan. Hiện nay, số lượng khách hàng đi lu lịch nước ngoài ngày càng nhiều. Đây là một cơ hội cho các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động cung cấp hàng hoá và dịch vụ để thu ngoại tệ. Nếu tận dụng được phương thức xuất khẩu này doanh nghiệp có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí như chi phí đi lại, ăn ở để tìm hiểu thị trường, độ rủi ro thấp hơn nhiều vì môi trường kinh doanh hoàn toàn quen
- thuộc. Sản phẩm đến ngay với người sử dụng nên doanh nghiệp có thể biết ngay được kết quả của những hoạt động mà mình đã tiến hành. Xuất khẩu tại chỗ là hình thức đang được các quốc gia đặc biệt là các nước có tiềm năng về du lịch khai thác và đã thu được những kết quả đáng kể, hình thức này giảm bớt được nhiều khâu trung gian, doanh lợi lớn và nguồn vốn thu hồi nhanh. 2. Nội dung của hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa: Hoạt động xuất khẩu hàng hóa phải trải qua rất nhiều công đoạn, mỗi đoạn đều có mối liên hệ mật thiết hữu cơ với nhau. ở mỗi khâu đều đòi hỏi nhà xuất khẩu phải thực hiện một cách chính xác, thận trọng, và vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt các nghiệp vụ ứng với từng khâu, từng công đoạn đó. Tùy theo các hình thức xuất khẩu khác nhau mà số bước thực hiện cũng như cách thức tiến hành có những nét đặc trưng riêng. Song thông thường nội dung của hoạt đông kinh doanh xuất khẩu hàng hóa về cơ bản bao gồm: Nghiên cứu thị trường; lập phương án kinh doanh; triển khai thực hiện phương án kinh doanh và đánh giá hiệu quả của việc thực hiện phương án kinh doanh. 2.1. Nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu thị trường là việc làm cần thiết đầu tiên đối với bất cứ một doanh nghiệp nào khi bắt đầu tham gia vào hoạt động kinh doanh. Việc nghiên cứu thị trường tốt sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh và cũng là mấu chốt cho sự thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình nghiên cứu thị trường thực chất là quá trình thu thập những thông tin về thị trường. Tổng hợp so sánh, phân tích và đánh giá những số liệu đó để rút ra kết luận. Những kết kuận này là cơ sở để xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đích của hoạt động nghiên cứu thị trường là phải trả lời được một số câu hỏi sau:
- - Xuất khẩu mặt hàng nào vào thị trường nào có triển vọng nhất đối với sản phẩm đó ? - Khả năng bán ra (dung lượng thị trường đó) là bao nhiêu ? - Sự biến động của giá cả hàng hóa đó trên thị trường như thế nào ? - Đối tác giao dịch là ai? Khả năng tài chính, khả năng thanh toán của họ như thế nào? - Sử dụng phương pháp giao dịch nào là phù hợp nhất, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất ? Về mặt phương pháp luận để nghiên cứu thị trường người ta có 2 phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu tại bàn và phương pháp nghiên cứu tại hiện trường. + Nghiên cứu tại bàn: Chính là việc thu thập thông tin từ nguồn tư liệu xuất bản hay không xuất bản và tìm nguồn đó. Chìa khóa thành công của phương pháp này là phát hiện ra các nguồn thông tin và khai thác triệt để nguồn thông tin đó. Nghiên cứu tại bàn cho phép ta nhìn được khái quát thị trường mặt hàng cần nghiên cứu. Tuy nhiên phương pháp này có hạn chế là dựa vào tài liệu đã được xuất bản nên thời gian đã qua, có thể có độ trễ so với thực tế. + Nghiên cứu tại hiện trường: Chính là việc thu thâp thông tin chủ yếu thông qua tiếp xúc với mọi người trên hiện trường. Nghiên cứu tại hiện trường có thể thu thập được các thông tin sinh động, thực tế, hiện tại. Tuy nhiên cũng tốn kém chi phí và cần phải có cán bộ vững về chuyên môn và khả năng nắm bắt thực tế tốt. 2.2. Lập phương án kinh doanh: Trên cơ cở kết quả đạt được từ hoạt động nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp cần tiến hành xây dựng các phương án kinh doanh và lựa chọn một phương án được đánh giá là phù hợp nhất và đem lại hiệu quả cao nhất. Xét về mặt hình thức, phương án kinh doanh là một tập hồ sơ trình bày một cách chi tiết và có hệ thống, tính vững chắc, thực hiện phương án kinh doanh theo
- các khía cạnh thị trường, kỹ thuật tài chính và tổ chức quản lý. Những nội dung cơ bản của một phương án kinh doanh bao gồm: - Khối lượng và chủng loại hàng hóa sẽ đưa vào kinh doanh, các nguồn cung cấp loại hàng đó. - Thị trường xuất khẩu hàng hóa và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp về giá cả, chất lượng và sự phụ thuộc về cung ứng hàng hóa, khả năng tài chính, quản lý và kỹ thuật. - Các quy định của thị trường xuất khẩu về bao bì, phẩm chất và vệ sinh. - Cơ cấu quản lý gồm những bộ phận nào? Sử dụng phương pháp tính toán nào? - Đánh giá hiệu quả kinh tế mà doanh nghiệp sẽ thu được khi triển khai thực hiện phương án kinh doanh. 2.3. Triển khai thực hiện phương án kinh doanh.s Triển khai thực hiện phương án kinh doanh thực chất là việc thực hiện, thi hành các nghiệp vụ liên quan đến quá trình xuất khẩu. Các nghiệp vụ này có mối quan hệ mật thiết với nhau và hợp các nghiệp vụ sẽ tạo ra một thương vụ xuất khẩu. Các nghiệp vụ này bao gồm: 2.3.1. Tạo nguồn hàng xuất khẩu Nguồn hàng xuất khẩu là toàn bộ hàng hóa của một công ty, một địa phương, một vùng hoặc quốc gia có khả năng và đảm bảo điều kiện xuất khẩu được, nghĩa là nguồn hàng xuất khẩu phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Các hình thức đã và đang diễn ra hiện nay trong hoạt động thu mua và tạo nguồn hàng cho xuất khẩu ở các doanh nghiệp thương mại gồm: - Thu mua tạo nguồn theo đơn đặt hàng kết hợp với ký kết hợp đồng. - Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu theo hợp đồng. - Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu không theo hợp đồng. - Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu thông qua liên doanh, liên kết với các đơn vị sản xuất.
- - Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu thông qua các đại lý để làm công tác thu mua hàng. - Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu thông qua hàng đổi hàng. Nội dung của công tác thu mua và tạo nguồn hàng xuất khẩu bao gồm: - Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu - Tổ chức hệ thống thu mua hàng xuất khẩu. - Ký kết hợp đồng thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu. - Xúc tiến khai thác nguồn hàng xuất khẩu. - Tiếp nhận, bảo quản và xuất kho giao hàng xuất khẩu. 2.3.2. Giao dịch - đàm phán - ký kết hợp đồng. Giao dịch: Trên thị trường thế giới đang tồn tại nhiều phương thức giao dịch, mỗi phương thức giao dịch có đặc điểm và kỹ thuật tiến hành riêng. Căn cứ vào mặt hàng xuất khẩu, đối tượng và thời gian giao dịch, năng lực của người giao dịch mà doanh nghiệp chọn phương thức giao dịch phù hợp. Các hình thức giao dịch cơ bản gồm: giao dịch trực tiếp; giao dịch qua trung gian; buôn bán đối lưu; đấu giá quốc tế; giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa; giao dịch tại hội chợ triển lãm. Đàm phán: Đàm phán chính là việc các bên bàn bạc trao đổi với nhau về các điều kiện mua bán để đi đến thống nhất ký kết hợp đồng. Các hình thức đàm phán thường được sử dụng hiện nay là: Đàm phán bằng cách gặp mặt trực tiếp; đàm phán qua thư; điện thoại; fax; hay mạng Internet. Ký kết hợp đồng: Thực chất đó là kết quả cuối cùng của quá trình giao dịch, đàm phán giữa các bên ký kết hợp đồng, là hành vi tự nguyện của cả hai bên ràng buộc quyền và nghĩa vụ của họ với nhau, nói cách khác hành vi này sẽ làm phát sinh nghĩa vụ pháp lý ở mỗi bên. Tính hiệu lực của hợp đồng được tính từ thời điểm các bên ký vào văn bản hoặc từ khi các bên nhận được tài liệu giao dịch thể hiện sự thỏa thuận về tất cả những điều khoản chủ yếu của hợp đồng. Nội dung các điều khoản thường có ở một hợp đồng xuất khẩu hàng hóa gồm:
- - Ngày tháng năm ký hợp đồng, tên, địa chỉ, số tài khoản ngân hàng và ngân hàng giao dịch của các bên; họ tên người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh. - Tên hàng. - Điều kiện phẩm chất và quy cách xác định. - Điều kiện về số lượng và cách xác định. - Điều khoản giao hàng. - Điều khoản giá cả, đơn giá, tổng hàng. - Điều kiện cơ sở giao hàng. - Điều khoản thanh toán tiền trả. - Điều khoản bao bì ký mã hiệu. - Điều khoản về kiểm tra giám định hàng hóa xuất khẩu. - Điều khoản về bồi thường thiệt hại. - Điều kiện bất khả kháng. - Khiếu lại trọng tài. - Những quy định khác 2.3.3. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu: Thực hiện hợp dồng xuất khẩu bao gồm nhiều nghiệp vụ cấu thành, độc lập tương đối với nhau nhưng có ảnh hưởng đến nhau. Quá trình thực hiện hợp đồng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung, trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu bao gồm: - Xin giấy phép xuất khẩu - Kiểm tra L/C. - Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu. - Kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu. - Thuê tàu. - Làm thủ tục hải quan. - Giao hàng lên tàu. - Mua bảo hiểm. - Làm thủ tục thanh toán .
- - Khiếu nại trọng tài 2.4. Đánh giá hiệu quả của việc thực hiện phương án kinh doanh xuất khẩu: Đánh giá hiệu quả của việc thực hiện phản ánh kinh doanh xuất khẩu thực chất là đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Đây là công tác cuối cùng của một quá trình kinh doanh xuất khẩu, quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Một số chỉ tiêu cơ bản thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở doanh nghiệp thương mại bao gồm: - Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu: chỉ tiêu này được xác định trên cơ sở lấy số hiệu giữa thu nhập từ hoạt động xuất khẩu với chi phí phải bỏ ra để thực hiện hoạt động đó. - Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu: với công thức: Kết quả thu được từ hợp đồng kinh doanh xuất khẩu Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu = Chi phí bỏ ra để thực hiện hoạt đông xuất khẩu - Mức doanh lợi vốn cố định: chỉ tiêu này phản ánh số tiền lãi thu được trên một đồng vốn cố định hoặc số vốn cần thiết để tạo ra một đồng lợi nhuận. Công thức tính: Lợi nhuận hoặc lãi thực hiện Mức doanh lợi của vốn cố định = Vốn cố định bình quân - Mức doanh lợi vốn lưu động: phản ánh số tiền lãi thu được trên một đồng vốn lưu động. Công thức. Lợi nhuận hoặc lãi thực hiện Mức doanh lợi của vốn lưu động =
- Vốn lưu dộng bình quân - Hiệu quả sử dụng chi phí xuất khẩu: phản ánh doanh thu đạt được khi bỏ ra một phần chi phí. Công thức tính: Doanh thu từ xuất khẩu Hiệu quả sử dụng chi phí xuất khẩu = Chi phí cho xuất khẩu - Tỷ suất ngoại tệ đối với hàng xuất khẩu: là lượng bản tệ phải chi ra để có được một đơn vị ngoại tệ. Công thức tính: Fx Kxh = Tx Kxh: là tỷ suất ngoại tệ đối với hàng xuất khẩu Fx : là chi phí bằng nội tệ cho hàng xuất khẩu. Tx : là số ngoại tệ thu được khi bán hàng Ngoài ra còn một số chỉ tiêu khác cũng được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp như: - Phần trăm thiệt hại rủi ro trong kinh doanh được hạn chế và khắc phục - Thị phần của doanh nghiệp được mở rộng, uy tín của doanh nghiệp được nâng lên. - Chỉ tiêu phản ánh mức độ áp dụng nhu cầu thị trường của doanh nghiệp III. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa và khả năng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa 1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp: Mỗi một chủ thể hoạt động trong xã hội đều phải chịu sự tác động, chi phối bởi các nhân tố thuộc môi trường xung quanh nó. Các nhân tố này luôn vận động biến đổi và đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến chủ thể.
- Trong kinh doanh nói chung và kinh doanh xuất khẩu nói riêng, các doanh nghiệp đều bị tác động rất lớn bởi các nhân tố của môi trường bên ngoài. Sự ảnh hưởng này nằm ngoài tầm kiểm soát của pháp luật, buộc doanh nghiệp phải tự điều chỉnh sao cho thích nghi với những ảnh hưởng đó. Các nhân tố này bao gồm: 1.1. Nhân tố về chính trị và luật pháp: Mỗi quốc gia đều thiết lập một hệ thống chính trị và một hệ thống luật pháp mang những nét đặc thù riêng của giai cấp thống trị ở quốc gia đó. Hệ thống chính trị và hệ thống luật pháp được sử dụng để điều chỉnh mọi hành vi, mọi hoạt động của xã hội theo ý trí của giai cấp thống trị. Đối với doanh nghiệp, đây là yếu tố nằm ngoài sự điều chỉnh, sự kiểm soát của họ. Doanh nghiệp chỉ có thể điều chỉnh những hoạt động của mình sao cho phù hợp với sự vận động của yếu tố này. Sự tác động của yếu tố chính trị, luật pháp tới quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thông qua những quy định của luật pháp, các chế tài của các quy phạm pháp luật. Nói cách khác, sự tác động của nó được thể hiện thông qua việc thiết lập một hành lang pháp lý cho phép doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ hành lang đó. Đây là yếu tố rất quan trọng không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn cả đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 1.2. Nhân tố kinh tế: Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, yếu tố kinh tế bao gồm cả kinh tế trong nước và kinh tế thế giới. Yếu tố này bao hàm những nội dung sau: - Tình trạng tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. - Cơ cấu thu nhập và tiêu dùng của dân cư - Cung, cầu cạnh tranh trên thị trường. Các nhân tố kể trên luôn vận động và tác động đến quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những tác động này ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, đến quá trình thực hiện chiến lược và đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh 1.3.Nhân tố địa lý:
- Địa lý tức là những nghiên cứu về bề mặt trái đất, khí hậu, đất, nước, con người, tài nguyên thiên nhiên là những yếu tố môi trường không thể kiểm soát được đối với các doanh nghiệp. Khí hậu và địa hình là những yếu tố quan trọng nhất của địa lý. Ngoài ra, cộng thêm các tài nguyên thiên nhiên và dân cư cùng các tuyến thương mại quốc tế hợp thành những yếu tố của thị trường thế giới. Như là một yếu tố địa lý, thực thể địa hình, địa vật của một nước là những vấn đề môi trường kinh doanh quan trọng cần phải lưu tâm đến khi xem xét, đánh giá một thị trường. Các đặc điểm địa lý có ảnh hưởng tất yếu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ảnh hưởng này có thể biểu hiện như: độ cao so với mặt biển, độ ẩm, nhiệt độ, sẽ ảnh hưởng đến sự thích nghi hay sử dụng sản phẩm như thế nào. Sản phẩm nào đó sử dụng tốt, thích hợp ở thị trường này không có nghĩa là nó sẽ sử dụng tốt ở thị trường khác. Ngay cả khi thị trường của một nước, sản phẩm cũng cần phải có sự điều chỉnh cho thích nghi với các vùng khí hậu khác nhau. 1.4. Nhân tố văn hóa: Văn hóa là di sản được thừa kế từ cha ông qua các quá trình lịch sử, là tổng thể những hiểu biết về phong tục tập quán, về trí tuệ và vật chất. Văn hóa sẽ quyết định cách mua hàng như việc ưu tiên cho nhu cầu muốn được thỏa mãn và cách thỏa mãn của con người sống trong đó. Chính vì văn hóa là yếu tố chi phối đời sống của con người cho nên nó ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại. Theo như các nhà MARKETING, yếu tố văn hóa bao gồm: - Yếu tố văn hóa vật chất gồm: công nghệ và kinh tế - Yếu tố tổng thể xã hội: tổ chức xã hội, giáo dục, cơ cấu chính trị. - Yếu tố quan niệm của con người với vũ trụ: tín ngưỡng, tôn giáo. - Yếu tố thẩm mỹ: nghệ thuật, âm nhạc. - Yếu tố ngôn ngữ. Năm yếu tố kể trên được đánh giá là những yếu tố cơ bản tác động mạnh đến các quá trình của hoạt động kinh doanh xuất khẩu như: họat động giao dịch; hoạt động đàm phán; ký kết hợp đồng; định giá ; xúc tiến bán hàng; hoạt động đóng gói
- bao bì; kiểu dáng sản phẩm... Các yếu tố này buộc doanh nghiệp phải có phản ứng hoàn toàn tự giác để phù hợp với thị trường mà tại đó một nền văn hóa đang ngự trị. 2. Các nhân tố nội tại doanh nghiệp Đây là nhóm các yếu tố nằm trong sự kiểm soát của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể điều chỉnh chúng theo ý đồ chủ quan của mình sao cho phù hợp với môi trường bên ngoài và khả năng của mình. Nhóm nhân tố này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa, khả năng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. Các nhân tố cơ bản bao gồm: 2.1. Vốn kinh doanh Vốn kinh doanh là điều kiện đầu tiên đảm bảo cho quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Đối với một doanh nghiệp, vốn được chia làm vốn cố định và vốn lưu động. Vốn nầy được hình thành từ các chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các cổ đông và từ phần lợi tức của doanh nghiệp. Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, khả năng mở rộng thị trường; đến công tác thu mua tạo nguồn hàng, dự trữ hàng hóa ở doanh nghiệp thương mại. Việc kiểm soát vốn được doanh nghiệp thực hiện thông qua các kế hoạch được sử dụng và huy động vốn, bao gồm cả kế hoạch sử dụng vốn cố định và vốn lưu động, kế hoạch huy dộng vốn từ chủ sở hữu lẫn vốn chiếm dụng sao cho đảm bảo sự cân đối giữa nhu cầu về vốn với nguồn tài trợ, giữa nhu cầu về vốn với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2. Bộ máy quản lý và trình độ quản lý. Bộ máy quản lý của doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận khác nhau, có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý và phục vụ mục đích chung đã xác định của doanh nghiệp.
- Như vậy bộ máy quản lý được coi là trung tâm đầu não của doanh nghiệp, là nơi trực tiếp tạo ra những thông tin điều khiển mọi hoạt động của doanh nghiệp nhằm đưa doanh nghiệp tiến tới mục đích đề ra. ở doanh nghiệp thương mại bộ máy quản lý tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu cũng như ảnh hưởng đến khả năng đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, thực chất của sự ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh hay khả năng đẩy mạnh xuất khẩu của bộ máy quản lý lại phụ thuộc vào trình độ quản lý của những cán bộ trong bộ máy quản lý. Trình độ quản lý của các thành viên trong bộ máy quản lý được hình thành từ tri thức khoa học, kinh nghiệm kinh doanh và khả năng sáng tạo ở mỗi cá nhân. Trình độ quản lý sẽ quyết định hành vi ứng xử của cán bộ quản lý, tức là nó điều khiển mệnh lệnh quản lý. 2.3. Giá cả hàng hóa: Giá cả hàng hóa là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại và nằm trong phạm vi điều tiết của doanh nghiệp. Giá cả là biểu hiện bằng tiền về giá trị của hàng hóa có lượng giá trị sử dụng nhất định, thực hiện ở một khâu lưu thông, một quan hệ trao đổi nhất định. ở doanh nghiệp thương mại, một sản phẩm hàng hóa có thể có nhiều mức giá khác nhau được áp dụng cho những thị trường khác nhau. Việc xác định mức giá cho sản phẩm hàng hóa sẽ quyết định tổng thu nhập thực tế và tổng lợi nhuận thực tế doanh nghiệp đạt được. Vì vậy nó có ý nghĩa quyết định tới khả năng thu hồi các chi phí bỏ ra, cũng như khả năng tích lũy để mở rông quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, mức giá của sản phẩm hàng hóa nói chung đều do các doanh nghiệp tự định đoạt. Điều này phụ thuộc vào mục tiêu định giá mà doanh nghiệp theo đuổi, nếu doanh nghiệp mở rộng thị trường, giành thị phần thì mức giá được ấn định cho sản phẩm sẽ thấp hơn giá trung bình trên thị trường. Ngược lại, do có các điều kiện thị trường thuận lợi, doanh nghiệp muốn thu được
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: " Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty Dệt May Việt Nam "
91 p | 546 | 256
-
Luận văn: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CHO SINH VIÊN KHOA NGOẠI NGỮ - ĐHTN
114 p | 444 | 137
-
luận văn:BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG HỒ SƠ MÔN HỌC CỦA GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
97 p | 244 | 100
-
Luận văn Thạc Sĩ: Dạy học Kịch bản Văn học ở trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại - Trương Kim Thuyên
100 p | 335 | 73
-
Tiểu luận: “Các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH ÚC ĐẠI LỢI“
66 p | 197 | 59
-
Luận văn Thạc Sĩ: Dạy học Thơ trữ tình trung đại Việt Nam ở lớp 11 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh - Nguyễn Thị Phương Thảo
95 p | 327 | 52
-
Luận văn: “Biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty bánh kẹo Hải Châu”
80 p | 204 | 47
-
Luận văn: Thực trạng và một số biện pháp đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội
54 p | 164 | 34
-
LUẬN VĂN: Biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam
59 p | 144 | 29
-
Luận văn thạc sĩ: Dạy học thiết kế bao bì cho sinh viên ngành sư phạm mỹ thuật ở Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
147 p | 87 | 12
-
Luận văn thạc sĩ: Dạy học hát ca khúc về Điện Biên cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên
135 p | 66 | 11
-
Luận văn thạc sĩ: Dạy học hòa tấu ban nhạc đệm cho ca khúc nhạc nhẹ Việt Nam tại Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
154 p | 72 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số biện pháp đẩy mạnh công tác hoạt động tín dụng tại Công ty Tài chính Bưu điện - Nguyễn Trường Giang
78 p | 100 | 11
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc: Dạy học hát cho học sinh khối lớp 5 tại Trường Tiểu học Tân Mai, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội
26 p | 84 | 10
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ: Dạy học đồng dao tại trường Tiểu học Phú Lợi (Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương)
27 p | 51 | 6
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc: Dạy học hát cho học sinh lớp 6 ở trường Trung học cơ sở Tân Giang, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
26 p | 23 | 6
-
Luận văn thạc sĩ: Dạy học Bố cục cho học sinh ngành Mĩ thuật trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hưng Yên
118 p | 46 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc: Dạy học soạn đệm ca khúc của nhạc sĩ Đức Trịnh trên đàn phím điện tử tại trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân Đội
26 p | 38 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn