intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Thương mại Thanh Bình

Chia sẻ: ốc Sên Chạy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

409
lượt xem
135
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn: các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thương mại thanh bình', luận văn - báo cáo, tài chính - kế toán - ngân hàng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Thương mại Thanh Bình

  1. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Đề tài: Các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Thương mại Thanh Bình
  2. B¸o c¸o tèt nghiÖp Khoa Kinh TÕ - §¹i Häc Vinh Mục lục LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 * Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1 * Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................ 1 * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2 * Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 2 PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THANH BÌNH. ..................................................................................................................... 3 1.1 Quá trình hình thành và phát triển ................................................................... 3 1. Tên dự án: Chợ đầu mối hải sản Quảng Tiến ....................................................... 4 3. Tổng vốn dầu tư: 49.993.400.000 đồng................................................................ 4 1.2 Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. ................................... 5 1.2.1 Đặc điểm hoạt động ........................................................................................ 5 1.2.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý ....................................................................... 5 Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty ............................................. 6 1.2.3 Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thương mại Thanh Bình ................. 8 1.2.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh...................................................................... 8 1.3 – Khái quát chung về Vốn lưu động ................................................................. 10 1.3.1- Khái niệm của vốn lưu động: ...................................................................... 10 1.3.2- Đặc điểm của vốn lưu động ......................................................................... 12 1.3.3 - Phân loại vốn lưu động: .............................................................................. 12 1.1.3.1- Phân loại Vốn lưu động theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh ............................................................................................... 12 1.1.3.2- Phân loại vốn lưu động theo hình thái biểu hiện........................................ 13 1.1.3.3- Phân loại Vốn lưu động theo quan hệ sở hữu về vốn ................................. 13 1.1.3.4- Phân loại Vốn lưu động theo nguồn hình thành ........................................ 14 PHẦN 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THANH BÌNH.............................................................. 15 2.1. Thực trang quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần thương mại Thanh Bình ... 15 2.1.1 . Cơ cấu vốn lưu động của Công ty: .............................................................. 15 2.1.2 - Cơ cấu nguồn vốn lưu động ........................................................................ 16 2.2 Phương pháp xác định nhu cầu Vốn lưu động tại Công ty cổ phần thương mại Thanh bình ..................................................................................................... 18 2.3 Nội dung quản trị Vốn lưu động tại Công ty .................................................. 19 2.3.1 - Quản trị vốn bằng tiền : .............................................................................. 19 2.3.2 - Quản trị hàng tồn kho dự trữ :..................................................................... 20 2.3.3 - Quản trị khoản phải thu ,phải trả:................................................................ 20 2.3.4 - Quản trị vốn lưu động khác : ...................................................................... 21 2.4 Hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần thương mại Thanh Bình. .................................................................................................... 21 Sinh viªn: TrÞnh Tø Ngµ Ng­êi h­íng dÉn: NguyÔn Quang Huy 1
  3. 2.4.1. Khả năng thanh toán của Công ty................................................................. 21 2.4.2. Hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ tại Công ty cổ phần thương mại Thanh Bình thông qua các chỉ tiêu tài chính. ......................................................... 23 2.5 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản trị Vốn lưu động tại Công ty cổ phần thương mại Thanh Bình. ............................................................. 27 2.5.1 Phương hướng của Công ty trong thời gian tới ........................................ 27 2.5.1.1 Phương hướng của Công ty trong sản xuất KD........................................ 27 2.5.1.2 Phương hướng về quản trị Vốn lưu động.................................................. 28 2.5.2 Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động tại công ty cổ phần thương mại Thanh Bình ............................................................... 28 2.5.3 Một số kiến nghị mang tính hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần thương mại Thanh Bình ................................................. 37 2.5.3.1. Một số kiến nghị đối với công ty : ............................................................ 37 2.5.3.2 . Một số kiến nghị về chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. ................. 38 Kết luận ........................................................................................................................ 40 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 41
  4. Danh mục viết tắt CPTM : Cổ phần thương mại VLĐ : Vốn lưu động TSLĐ : Tài sản lưu động ĐTNH : Đầu tư ngắn hạn SXKD : Sản xuất kinh doanh Danh mục bảng biểu Bảng 1: THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC QUA CÁC NĂM ................................... 9 Bảng 2: báo cáo kết quả kinh doanh ...................................................................... 10 Bảng 3: Cơ cấu VLĐ của công ty CPTM Thanh Bình đơn vị: đồng ........... 16 Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn lưu động Đơn vị: Đồng......................................... 17 Bảng 5: Cơ cấu Vốn bằng tiền ............................................................................. 19 Bảng 6: Tổng kết khả năng thanh toán của Công ty ............................................... 23 Bảng 7: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty CPTM Thanh Bình. ..................................................................................................................... 26 Bảng 8: Mục tiêu đặt ra của công ty trong thời gian tới ......................................... 27
  5. B¸o c¸o tèt nghiÖp Khoa Kinh TÕ - §¹i Häc Vinh LỜI MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải có một lượng vốn lưu động nhất định như là tiền đề bắt buộc. Vốn lưu động có vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hiện nay hoạt động trong điều kiện nền kinh tế mở với xu thế quốc tế hoá ngày càng cao và sự kinh doanh trên thị trường ngày càng mạnh mẽ. Do vậy, nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh, nhất là nhu cầu vốn dài hạn của các doanh nghiệp cho sự đầu tư phát triển ngày càng lớn. Trong khi nhu cầu về vốn lớn như vậy thì khả năng tạo lập và huy động vốn của doanh nghiệp lại bị hạn chế. Vì thế, nhiệm vụ đặt ra đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng vốn lưu động sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tài chính, tín dụng và chấp hành pháp luật. Sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Thương mại Thanh Bình, em đã chọn đề tài: “Các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Thương mại Thanh Bình”. * Mục tiêu nghiên cứu: Đối với các Doanh nghiệp trong nền kinh tế mới phải chủ động hơn trong việc huy động và sử dụng vốn .Ngoài vốn ngân sách nhà nuớc cấp còn phải huy động từ nhiều nguồn khác. Vì vậy việc quản lý và sử dụng Vốn lưu động một cách hiệu quả là hết sức quan trọng .Vì nó thể hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Vì vậy mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty, khẳng định những mặt tích cực đã đạt được đồng thời tìm ra một số hạn chế cần khắc phục và có biện pháp hoàn thiện. Nhận thức được tầm quan trọng của vốn lưu động, Công ty đã không ngừng đổi mới và hoàn thiện công tác tổ chức quản lý vốn lưu động để sao cho việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất. Xuất phát từ vấn đề bức thiết đặt ra cho các doanh nghiệp hiện nay là phải xác định và đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết, tối thiểu, phải biết được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp mình ra sao, Các giải pháp cần thực hiện để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp mình. Sinh viªn: TrÞnh Tø Ngµ Ng­êi h­íng dÉn: NguyÔn Quang Huy 1
  6. B¸o c¸o tèt nghiÖp Khoa Kinh TÕ - §¹i Häc Vinh * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Thức trạng về VLĐ, các giải pháp cần thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty CPTM Thanh Bình. - Phạm vi nghiên cứu: Tại công ty CPTM Thanh Bình. * Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích các tài liệu liên quan đến Công ty CPTM Thanh Bình, sau đó tổng hợp, phân tích và đánh giá thông tin từ đó đối chiếu với thực tế. Do thời gian thực tập có hạn, trình độ và khả năng tiếp cận thực tế còn hạn chế nên báo cáo thực tập sẽ không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo cũng như ý kiến của các anh, chị trong trong Công ty để hoàn thành tốt báo cáo. Bố cục đề tài: Phần 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Thương mại Thanh Bình. Phần 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty CP Thương mại Thanh Bình. Thanh Hóa, ngày 19 tháng 2 năm 2012 Sinh viên: Trịnh Tứ Ngà – 49 B2 TCNH Sinh viªn: TrÞnh Tø Ngµ Ng­êi h­íng dÉn: NguyÔn Quang Huy 2
  7. B¸o c¸o tèt nghiÖp Khoa Kinh TÕ - §¹i Häc Vinh PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THANH BÌNH. 1.1 Quá trình hình thành và phát triển - Tên công ty: Công ty Cổ phần Thương mại Thanh Bình. - Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Thương mại Thanh Bình. - Giám đốc: Đỗ Minh Hùng - Trụ sở chính: Cảng Hới - Phường Quảng Tiến - Thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. - Điện thoại : 0373 790786 : 0913293695 - Tài khoản ngân hàng: 3590211029A tại ngân hàng NN & phát triển NT Sầm Sơn. - Mã số thuế: 2801038979 - Công ty Cổ phần Thương mại Thanh Bình hoạt động theo luật doanh nghiệp, được Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp giấy phép kinh doanh số : 2603000506. Công ty Cổ phần Thương Mại Thạnh Bình Tiền thân là tổ hợp tác Thanh Bình trước đây. Do nhu cầu mở rộng và phát triển sản xuất cũng như khả năng phát triển, ngày 10 tháng 1 năm 2007 tổ hợp tác Thanh Bình đã thành lập Công ty Cổ phần Thương mại Thanh Bình với quy mô lớn hơn và đa ngành nghề hơn. Với đội ngũ cán bộ quản lý kỹ sư, cử nhân kinh tế các ngành và công nhân viên có trình độ chuyên môn cao với nhiều năm kinh nghiệm. - Về lĩnh vực kinh doanh chế biến thủy hải sản và nhập khẩu thủy hải sản đông lạnh. Công ty đã ký được nhiều hợp đồng nhập khẩu thủy hải sản với các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc nhập khẩu hàng ngàn tấn các các loại như cá Cam, cá Ngân, cá Kìm, Gà đông lạnh nguyên con, đảm bảo chất lượng. Ký hợp đồng ủy thác xuất khẩu hàng ngàn tấn cá các loại như cá Lưỡng, cá Hố, cá Nục, cá Thu, cá Nụ, cho thị trường Trung Quốc. Ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho hàng trăm tàu đánh bắt xa bờ, tàu thu mua và các phương tiện đánh bắt khác cặp bến Cảng Hới. Ngoài ra Công ty còn cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá cho các phương tiện này như Cung ứng dầu diezen, dầu nhớt, và ngư lưới cụ khác, cung cấp mỗi năm hàng chục ngàn tấn cá các loại cho thị trường nội địa. - Về lĩnh vực xây dựng và san lấp mặt bằng. Trong những năm qua Công ty đã ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Hoa Sơn - Phường Hà Tu - Thành Phố Hạ Long vận chuyển đất đá tại Công ty Than núi Béo Quảng Ninh thuộc Tập Đoàn Than khoáng sản Việt nam và Công ty Cổ phần than Tây nam Đá Mài – Vinacomin. Hợp đồng được ký kết từ tháng 3/2007 đến hết 31/12/2013 với khối lượng vận chuyển mỗi năm hàng triệu m3 đất đá. Sinh viªn: TrÞnh Tø Ngµ Ng­êi h­íng dÉn: NguyÔn Quang Huy 3
  8. B¸o c¸o tèt nghiÖp Khoa Kinh TÕ - §¹i Häc Vinh Do có sự phân bổ hợp lý về phân công lao động ở mỗi bộ phận sản xuất. Từ khâu thu mua đến khâu chế biến bảo quản và lưu thông hàng hóa của mảng kinh doanh chế biến thủy hải sản, cũng như sự phân công từ khâu kỹ thuật, khâu giám sát thi công Công trình đến các đội thi công, đội xe, được phân công, công việc cho từng bộ phận quản lý và chịu trách nhiệm về mảng quản lý của mình trước Ban Giám đốc Công ty. Giám đốc Công ty là người chịu trách nhiệm toàn diện trước chủ đầu tư và Nhà nước về quá trình tổ chức thi công công trình, thường xuyên kiểm tra và chỉ đạo tất cả các lĩnh vực để thực hiện đúng các cam kết trước chủ đầu tư về chất lượng tiến độ và đảm bảo an toàn tuyệt đối, vì thế doanh thu của Công ty mỗi năm một tăng lên: + Doanh thu năm 2009 : 21.527.916.876 đồng + Doanh thu năm 2010 : 36.394.369.900 đồng + Doanh thu năm 2011 : 43.318.372.041 đồng - Cuối năm 2011 Công ty đã được chấp thuận thực hiện dự án đầu tư Chợ đầu mối Hải sản Quảng Tiến theo công văn số 4749UBND - NN ngày 26/7/2011của UBND Tỉnh Thanh Hóa. Công ty Cổ phần Thương mại Thanh Bình trình UBND Tỉnh Thanh hoá, Sở Kế hoạch đầu tư Tỉnh Thanh hoá chấp thuận chủ trương và địa điểm lập và thực hiện dự án Chợ đầu mối Hải sản Quảng Tiến theo các nội dung: 1. Tên dự án: Chợ đầu mối hải sản Quảng Tiến 2. Địa điểm xây dựng: Phường Quảng Tiến, Thị Xã Sầm Sơn, Tỉnh Thanh Hóa. Ranh giới vị trí khu đất cụ thể như sau: - Phía Bắc: Giáp sông Mã (Huyện Hoằng Hoá) - Phía Nam: Giáp Khu dân cư khu phố Vạn Lợi, P.Quảng tiến - Phía Đông: Giáp Khu quy hoạch kho bãi chứa vật liệu - Phía Tây: Giáp cảng cá Lạch Hới 3. Tổng vốn dầu tư: 49.993.400.000 đồng Trong đó: + Vốn tự có Của Công ty : 29.993.400.000 đồng + Vốn vay ngân hàng : 15.000.000.000 đồng + Vốn huy động khác : 5.000.000.000 đồng 4. Quy mô dự án: Chợ Hạng 1 5. Tiến độ thực hiện dự án : 36 tháng 6. Nhu cầu sử dụng đất: 12.000 m2 7. Phương thức giao hoặc thuê đất: Công ty Cổ phần Thương mại Thanh Bình đề nghị được thuê đất với thời hạn là 50 năm (Năm mươi năm). Sinh viªn: TrÞnh Tø Ngµ Ng­êi h­íng dÉn: NguyÔn Quang Huy 4
  9. B¸o c¸o tèt nghiÖp Khoa Kinh TÕ - §¹i Häc Vinh 1.2 Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 1.2.1 Đặc điểm hoạt động Là một công ty thương mại,kinh doanh trên nhiều lĩnh vực và nghành nghề khác nhau,lấy nghành chế biến thủy hải sản là chủ yếu. Tính đa dạng đươc thể hiện qua các nghành nghề sau: - Xây dựng công trình đường sắt, đường bộ. - Lắp đặt hệ thống điện. - Bán buôn máy móc thiết bị phụ tùng máy khác, cụ thể là kinh doanh máy móc, thiết bị ngành điện (máy biến áp máy nổ). - Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép, kinh doanh chăn, ga, gối đệm. - Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp: lắp đặt máy móc thiết bị ngành điện (máy biên áp, máy nổ). - Kho bãi và lưu giữ hàng hóa: dịch vụ kho bãi. - Vận tải hàng hóa đường bộ. - Vận tải hành khách đường bộ. - Sản xuất, truyền tải và phân phối điện: Kinh doanh điện năng. - Xây dựng nhà các loại. - Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương: vận tải hàng hóa ven biển. - Chế biến bảo quản thủy hải sản và các sản phẩm từ thủy hải sản: chế biến kinh doanh xuất nhập khẩu thủy hải sản đông lạnh. - Bốc xếp hàng hóa. - Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác: Dịch vụ hậu cần nghề cá (cung cấp xăng dầu, ngư lưới cụ, đá lạnh, máy móc thiết bị phục vụ cho tàu thuyền đánh bắt thủy hải sản). - Kinh doanh xuất nhập khẩu gia xúc gia cầm. 1.2.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý Công ty có 130 cán bộ công nhân viên bao gồm: - Kỹ sư các ngành: 07 người - Cử nhân tài chính ngân hàng: 01 người - Cử nhân quản trị kinh doanh: 01 người - Cử nhân cao đẳng các ngành: 05 người - Công nhân kỹ thuật: 08 người - Công nhân lái máy, lái xe: 22 người - Công nhân phụ xe: 16 người - Công nhân chế biến thủy sản: 45 người - Công nhân điện nước: 04 người - Công nhân kỹ thuật các nghề sắt, mộc, nề: 21 người Sinh viªn: TrÞnh Tø Ngµ Ng­êi h­íng dÉn: NguyÔn Quang Huy 5
  10. B¸o c¸o tèt nghiÖp Khoa Kinh TÕ - §¹i Häc Vinh Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC BỘ PHÒNG PHÒNG PHẬN TỔNG KẾ PHÒNG BỘ PHẬN ĐỘI KHẢO THU HỢP HOẠCH KẾ XE, MUA HÀNH KỸ TOÁN SÁT THỊ MÁY TRƯỜNG VÀ CHÍNH THUẬT BÁN HÀNG * Ban giám đốc : Giám đốc và phó Giám đốc. - Giám đốc: Là người giám sát và quản lý hoạt động của Nhà in, chịu trách nhiệm tất cả về sản xuất kinh doanh và làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định hiện hành. Là người chịu trách nhiệm trước cấp trên về mọi mặt và là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của nhà máy trước pháp luật. - Phó Giám đốc: Là người giúp Giám đốc phụ trách về tài chính, về công tác Đảng, tổ chức hành chính. Là người đại diện cho công ty khi Giám đốc đi vắng đã uỷ quyền lại. - Phòng Tổng hợp - Hành chính: Có nhiệm vụ xây dựng các định mức trả lương cho từng loại sản phẩm đối với công nhân sản xuất và hệ số bậc lương đối với nhân viên quản lý công ty, xây dựng quỹ lương, thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ cho người lao động, theo dõi công tác thi đua khen thưởng và làm công tác hành chính hàng ngày theo lệnh của giám đốc. - Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật: Nắm bắt nhanh thông tin về kế hoạch khai thác nguồn hàng, thị trường giá cả vật tư trong nước cũng như ngoài nước để có kế hoạch thu mua cung ứng nguyên vật liệu theo hợp đồng. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho công ty. Bộ phận kỹ thuật lập kế hoạch sửa chữa, bảo Sinh viªn: TrÞnh Tø Ngµ Ng­êi h­íng dÉn: NguyÔn Quang Huy 6
  11. B¸o c¸o tèt nghiÖp Khoa Kinh TÕ - §¹i Häc Vinh dưỡng định kỳ máy móc thiết bị và tổ chức lưu kho hàng hoá, lưu kho vật liệu một cách tốt nhất. - Phòng Kế toán: Đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty, tổ chức công tác kế toán như theo dõi ghi chép, giám sát các hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên và đầy đủ các thông tin về tiền tệ, hàng hoá, chi phí... Để phục vụ cho lãnh đạo chỉ đạo công việc kinh doanh sản xuất của Công ty. Kiểm tra và giám sát các hoạt động kinh doanh thông qua đồng tiền và thực hiện các chế độ quản lý tài chính kế toán ở nhà máy, quản lý tiền mặt, quản lý giám sát thực hiện các nghiệp vụ thanh toán theo quy định của Nhà nước. Lập kế hoạch hàng tháng, hàng quý, hàng năm của nhà máy, đồng thời giúp Giám đốc đề ra các biện pháp quản lý vốn, sử dụng vốn có hiệu quả. Ngoài ra phòng tài vụ còn có trách nhiệm kiểm tra giám sát các phương án sản xuất kinh doanh, tổ chức các công tác thống kê và thông tin kinh tế về tiền tệ trong nội bộ công ty, tổ chức phân tích các hoạt động kinh tế theo pháp luật quy định. - Phòng Khảo sát thị trường: + Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng. + Lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu. + Khảo sát hành vi ứng sử của khách hàng tiềm năng. + Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu. + Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trường mong muốn. + Quản trị sản phẩm (chu kỳ sống sản phẩm): Ra đời, phát triển, bão hòa, suy thoái, và đôi khi là hồi sinh. + Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược marketing như: sản phẩm, giá cả, phân phối, tiếp thị. - Đội xe, máy: xe tải dùng để lưu thông hàng hóa, vận chuyển vật liệu xây dựng và vận chuyển đất đá; máy xúc, máy ủi phục vụ san lấp mặt bằng; xe con phục vụ cho công tác đi lại của Ban quản lý và Ban giám sát thi công công trình. - Bộ phận thu mua và bán hàng: chịu trách nhiệm về hoạt động mua vào và bán ra hàng hóa của công ty. Sinh viªn: TrÞnh Tø Ngµ Ng­êi h­íng dÉn: NguyÔn Quang Huy 7
  12. B¸o c¸o tèt nghiÖp Khoa Kinh TÕ - §¹i Häc Vinh 1.2.3 Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thương mại Thanh Bình 1.2.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh Trong những năm gần đây với sự phát triển về mặt khoa học công nghệ của đất nước đã làm cho nguồn cung ứng đầu vào tăng lên và chất lượng sản phẩm đầu ra tốt, nguồn hàng cung cấp cho khách hàng trong và ngoài nước cưng tăng qua các năm. Không chỉ nghành chế biến mà nghành chuyên chở của Công ty cũng đang trên đà phát triển tốt. Doanh thu của công ty không ngừng tăng lên thể hiện hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng hiệu quả. Có thể nói Công ty đang tạo được ưu thế tốt trong lĩnh vực kinh doanh trong tương lai cũng như hiện tại. Nhận thấy những điều trên qua bảng thành tích của Công ty trong thời gian gần đây: Sinh viªn: TrÞnh Tø Ngµ Ng­êi h­íng dÉn: NguyÔn Quang Huy 8
  13. B¸o c¸o tèt nghiÖp Khoa Kinh TÕ - §¹i Häc Vinh Bảng 1: THÀNH TÍCH Đà ĐẠT ĐƯỢC QUA CÁC NĂM Đơn vị: đồng TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 I Khối lượng 1 Sản phẩm Thủy 450 Tấn 770 Tấn 1.147 Tấn sản nhập khẩu 2 Sản phẩm 960 Tấn 1.250 Tấn 2.890 Tấn Thủy sản nội địa 3 Khối lượng vận 647.445m3 924.922m3 1.321.318 m3 chuyển đất đá II Doanh thu 21.527.916.876 36.394.369.920 43.318.372.041 1 Doanh thu KD 5.025.581.200 12.521.360.150 15.020.304.178 thủy sản 2 Doanh thu vận 16.502.335.676 23.873.009.770 28.298.067.863 chuyển III Thuế nhà nước 1.094.306.888 1.939.106.084 3.961.060.400 IV Nguồn vốn 6.913.496.599 18.120.029.574 21.626.065.926 1 Tổng VCĐ 5.413.496.599 8.454.029.574 11.726.065.926 2 Tổng Vốn lưu 1.500.000.000 9.666.000.000 9.900.000.000 động V Thu nhập của người lao động 1 Lao động kỹ thuật 1.800.000 2.500.000 3.200.000 BQ/Tháng 2 Lao động lành 1.500.000 2.000.000 2.800.000 nghề BQ/Tháng Qua Bảng 1.1 ta có thể thấy doanh thu của Công ty tăng nhanh đáng kể, DT năm 2010 tăng 14.866.453.044 đồng so với năm 2009 tương ứng tăng 69,05 %. Mức tăng DT của năm 2011 so với năm 2010 không cao bằng nhưng đã tăng 6.924.002.121 đồng so với 2010 tương ứng tăng 19,02 %. Những con số trên cho biết tình hình kinh doanh của Công ty khá tốt, thu nhập của người lao động đã tăng lên đáng kể. Sinh viªn: TrÞnh Tø Ngµ Ng­êi h­íng dÉn: NguyÔn Quang Huy 9
  14. B¸o c¸o tèt nghiÖp Khoa Kinh TÕ - §¹i Häc Vinh Bảng 2: báo cáo kết quả kinh doanh Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 1.Doanh thu bán hàng 36.394.369.920 43.318.372.041 2.Doanh thu thuần bán 36.394.369.920 43.318.372.041 hàng 3.Giá vốn hàng bán 30.230.556.100 36.400.783.000 4.Lợi nhuận gộp 6.163.813.820 7.917.589.041 5.Doanh thu hoạt động 0 0 tài chính 6.Chi phí tài chính 860.545.000 220.884.000 7.Chi phí bán hàng 500.650.880 752.000.000 8.Chi phí quản lý doanh 1.065.473.852 1.269.377.092 nghiệp 9.Lợi nhuận thuần từ 3.737.144.088 4.675.327.950 hoạt động kinh doanh 10.Thu nhập khác 1.160.000.000 845.000.000 11.Chi phí khác 900.562.000 762.141.000 12.Tổng lợi nhuận trước 3.996.582.088 4.758.186.950 thuế 13.Thuế thu nhập doanh 999.145.522 1.189.546.738 nghiệp 14.Lợi nhuận sau thuế 2.997.436.566 3.568.640.212 1.3 – Khái quát chung về Vốn lưu động 1.3.1- Khái niệm của vốn lưu động: Vốn lưu động là giá trị những tài sản lưu động mà doanh nghiệp đã đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh, đó là số vốn bằng tiền ứng ra để mua sắm các tài sản lưu động sản xuất và các tài sản lưu động lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài các tư liệu lao động các doanh nghiệp còn có các đối tượng lao động. Khác với các tư liệu lao động, các đối tượng lao động (như nguyên, nhiên, vật liệu, bán thành phẩm…) chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Sinh viªn: TrÞnh Tø Ngµ Ng­êi h­íng dÉn: NguyÔn Quang Huy 10
  15. B¸o c¸o tèt nghiÖp Khoa Kinh TÕ - §¹i Häc Vinh Những đối tượng lao động nói trên nếu xét về hình thái hiện vật được gọi là các tài sản lưu động, còn về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động của vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động. Trong các doanh nghiệp người ta thường chia tài sản lưu động thành hai loại: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông. Tài sản lưu động sản xuất bao gồm các loại nguyên, nhiên, vật liệu; phụ tùng thay thế, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang... đang trong quá trình dự trữ sản xuất, chế biến. Còn tài sản lưu động lưu thông bao gồm các sản phẩm thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước... Trong quá trình sản xuất kinh doanh các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn vận động, thay thế và chuyển hoá lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục và thuận lợi. Vốn lưu động được chuyển hoá qua nhiều hình thái khác nhau, bắt đầu là tiền tệ sang hình thái vật tư, hàng hoá dự trữ. Khi vật tư dự trữ được đưa vào sản xuất, chúng ta chế tạo thành các bán thành phẩm. Sau khi sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ, vốn lưu động quay về hình thái tiền tệ ban đầu của nó. Quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, không ngừng, cho nên vốn lưu động cũng tuần hoàn không ngừng có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn lưu động. Do có sự chu chuyển không ngừng nên vốn lưu động thường xuyên có các bộ phận tồn tại cùng một lúc dưới các hình thái khác nhau trong sản xuất và lưu thông. Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất, là một bộ phận trực tiếp hình thành nên thực thể của sản phẩm. Trong cùng một lúc, vốn lưu động của doanh nghiệp được phổ biến khắp các giai đoạn luân chuyển và tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau. Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ lượng vốn lưu động đầu tư vào các hình thái khác nhau đó, khiến cho các hình thái có được mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau. Như vậy, sẽ khiến cho chuyển hoá hình thái của vốn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi. Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình vận động của vật tư, cũng tức là phản ánh và kiểm tra quá trình mua sắm, dự trữ sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp. Nhưng mặt khác, vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không, thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưu thông sản phẩm có hợp lý không? Bởi vậy, thông qua quá trình luân chuyển vốn lưu động còn có thể đánh giá một cách kịp thời đối với các mặt như mua sắm, dự trữ sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp. Sinh viªn: TrÞnh Tø Ngµ Ng­êi h­íng dÉn: NguyÔn Quang Huy 11
  16. B¸o c¸o tèt nghiÖp Khoa Kinh TÕ - §¹i Häc Vinh 1.3.2- Đặc điểm của vốn lưu động Phù hợp với các đặc điểm trên của tài sản lưu động, vốn lưu động của các doanh nghiệp cũng không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông. Quá trình này được diễn ra liên tục và thường xuyên lặp lại theo chu kỳ và được gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động. Vốn lưu động có hai đặc điểm: Thứ nhất, vốn lưu động tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và bị hao mòn hoàn toàn trong quá trình sản xuất đó. Giá trị của nó chuyển hết một lần vào giá trị sản phẩm để cấu thành nên giá trị sản phẩm. Thứ hai, qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh vốn lưu động thường xuyên thay đổi hình thái biểu hiện, từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyyển sang vốn vật tư hàng hoá dự trữ và vốn sản xuất, rồi cuối cùng lại trở về hình thái vốn tiền tệ. Sau mỗi chu kỳ tái sản xuất, vốn lưu động hoàn thành một vòng chu chuyển. 1.3.3 - Phân loại vốn lưu động: Trong doanh nghiệp vấn đề tổ chức và quản lý vốn lưu động có một vai trò quan trọng. Có thể nói, quản lý vốn lưu động là bộ phận trọng yếu của công tác quản lý hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Quản lý vốn lưu động nhằm đảm bảo sử dụng vốn lưu động hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động càng có hiệu quả thì càng có thể sản xuất được nhiều loại sản phẩm, nghĩa là càng tổ chức được tốt quá trình mua sắm, quá trình sản xuất và tiêu thụ. Do vốn lưu động có rất nhiều loại mà lại tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và thường xuyên thay đổi hình thái vật chất. Do đó, muốn quản lý tốt vốn lưu động, người ta phải tiến hành phân loại vốn lưu động theo các tiêu thức sau: 1.1.3.1- Phân loại Vốn lưu động theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh Theo cách phân loại này vốn lưu động của doanh nghiệp có thể chia thành ba loại: - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm giá trị các khoản nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ. - Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển. - Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Bao gồm các khoản giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý...); các khoản vốn đầu tư ngắn hạn (dầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn...) các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn; các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, các khoản tạm ứng...) Sinh viªn: TrÞnh Tø Ngµ Ng­êi h­íng dÉn: NguyÔn Quang Huy 12
  17. B¸o c¸o tèt nghiÖp Khoa Kinh TÕ - §¹i Häc Vinh Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động hợp lý sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất. 1.1.3.2- Phân loại vốn lưu động theo hình thái biểu hiện Theo cách phân loại này vốn lưu động có thể chia thành bốn loại: - Vốn vật tư, hàng hoá: Là các khoản vốn có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm... - Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn... - Các khoản phải thu, phải trả: + Các khoản phải thu: bao gồm các khoản mà doanh nghiệp phải thu của khách hàng và các khoản phải thu khác. + Các khoản phải trả: là các khoản vốn mà doanh nghiệp phải thanh toán cho khách hàng theo các hợp đồng cung cấp, các khoản phải nộp cho Ngân sách Nhà nước hoặc thanh toán tiền công cho người lao động. - Vốn lưu động khác: bao gồm các khoản dự tạm ứng, chi phí trả trước, cầm cố, ký quỹ, ký cược... Cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. 1.1.3.3- Phân loại Vốn lưu động theo quan hệ sở hữu về vốn Tài sản lưu động sẽ được tài trợ bởi hai nguồn vốn đó là vốn chủ sở hữu và các khoản nợ. Trong đó, các khoản nợ tài trợ cơ bản cho nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp. Còn nguồn vốn chủ sở hữu chỉ tài trợ một phần cho nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp mà thôi. Bởi vì nguồn vốn chủ sở hữu tài trợ cơ bản cho tài sản cố định. - Vốn chủ sở hữu: Là số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể riêng như: Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước; vốn do chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra; vốn góp cổ phần trong công ty cổ phần; vốn góp từ các thành viên trong doanh nghiệp liên doanh; vốn tự bổ sung từ lợi nhuận doanh nghiệp... - Các khoản nợ: Là các khoản được hình thành từ vốn vay các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác; vốn vay thông qua phát hành trái phiếu; các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán. Doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng các khoản nợ này trong một thời hạn nhất định. Sinh viªn: TrÞnh Tø Ngµ Ng­êi h­íng dÉn: NguyÔn Quang Huy 13
  18. B¸o c¸o tèt nghiÖp Khoa Kinh TÕ - §¹i Häc Vinh Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó có các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn, đảm bảo an ninh tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp. 1.1.3.4- Phân loại Vốn lưu động theo nguồn hình thành Nếu xét theo nguồn hình thành thì tài sản lưu động sẽ được tài trợ bởi các nguồn vốn sau: - Nguồn vốn điều lệ: Là số vốn được hình thành từ nguồn vốn điều lệ ban đầu khi thành lập hoặc nguồn vốn điều lệ bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này cũng có sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. - Nguồn vốn tự bổ sung: Là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh như từ lợi nhuận của doanh nghiệp được tái đầu tư. - Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Là số vốn được hình thành từ vốn góp liên doanh của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh. Vốn góp liên doanh có thể bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật là vật tư, hàng hoá theo thoả thuận của các bên liên doanh. - Nguồn vốn đi vay: Vốn vay của các ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng, vốn vay của người lao động trong doanh nghiệp, vay các doanh nghiệp khác. - Nguồn vốn huy động từ thị trường vốn bằng việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Việc phân chia vốn lưu động theo nguồn hình thành giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong kinh doanh của mình. Từ góc độ quản lý tài chính mọi nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó. Do đó doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm thấp chi phí sử dụng vốn của mình. Sinh viªn: TrÞnh Tø Ngµ Ng­êi h­íng dÉn: NguyÔn Quang Huy 14
  19. B¸o c¸o tèt nghiÖp Khoa Kinh TÕ - §¹i Häc Vinh PHẦN 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THANH BÌNH 2.1. Thực trang quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần thương mại Thanh Bình 2.1.1 . Cơ cấu vốn lưu động của Công ty: Kết cấu vốn lưu động là tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng mức vốn lưu động của doanh nghiệp trong một thời kỳ hay tại một thời điểm nào đó. Việc nghiên cứu kết cấu vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp bởi để tiến hành sản xuất kinh doanh bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có vốn song trên thực tế mỗi doanh nghiệp khác nhau, kinh doanh trên các lĩnh vực khác nhau lại có cơ cấu vốn riêng, khác nhau. Việc phân bổ vốn ấy như thế nào cho hợp lý có tính chất quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn nói chung, vốn lưu động nói riêng. Nhiều nhà quản trị doanh nghiệp hiện nay cho rằng việc huy động vốn là rất khó và quan trọng nhưng để quản lý và sử dụng đồng vốn huy động được sao cho có hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao nhất còn khó hơn. Để quản lý và sử dụng Vốn lưu động đạt hiệu quả tốt nhất , các doanh nghiệp cần xây dựng cơ cấu vốn lưu động sao cho thật phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của mình .Cơ cấu vốn lưu động giúp ta thấy được mối quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp . Hiểu được điều đó Công ty cổ phần thương mại Thanh Bình đã cố gắng tổ chức nguồn vốn lưu động của mình thật khoa học ,đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh một cách tốt nhất - Về vốn kinh doanh: Qua số liệu bảng 3 cho thấy cơ cấu vốn có sự chênh lệch khá lớn ở năm 2009 và 2011, VLĐ năm 2009 là 9.144.098.536 (VNĐ) và năm 2010 là 15.671.400.508 (VNĐ) tăng 71,19% so với năm trước. Năm 2011 tổng VLĐ là 17.801.635.570 (VNĐ) tăng 13,59% so với năm 2010. Có thể nói tỷ lệ VLĐ trong vốn kinh doanh của Công ty được tăng đều đặn qua các năm. Công ty tỏ ra quá kém trong việc đòi các khoản nợ của khách hàng, lượng tiền phải thu của khách hàng qua các năm chiếm tỷ lệ lơn trong tổng VLĐ, cùng với việc lượng hàng tồn kho còn rất lớn qua các năm 2010 và 2011 làm cho Công ty gặp nhiều bất lợi trong kinh doanh. Nhìn vào lượng tiền của Công ty các năm có thể thấy tồn tại sự yếu kém khi bị chiếm dụng lương tiền khá lơn trong tổng số vốn lưu động. Trong thời gian tới Công ty cần nổ lực hơn trong việc quản lý vốn lưu động. Sinh viªn: TrÞnh Tø Ngµ Ng­êi h­íng dÉn: NguyÔn Quang Huy 15
  20. B¸o c¸o tèt nghiÖp Khoa Kinh TÕ - §¹i Häc Vinh Bảng 3: Cơ cấu VLĐ của công ty CPTM Thanh Bình đơn vị: đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tỷ Chỉ tiêu Tỷ lệ Tỷ lệ Số tiền Số tiền lệ Số tiền (%) (%) (%) I. Tiền 4.827.230.336 52,80 74.062.939 0,47 4.228.000.000 23,75 1.Tiền mặt 1.827.230.336 19,98 74.062.939 0,47 2.228.000.000 12,51 2.Tiền gửi 3.000.000.000 32,82 0 0 2.000.000.000 11,23 ngân hàng II.Các khoản 3.829.517.710 41,87 7.749.853.183 49,5 6.720.335.470 37,75 pthu 1.Phải thu 3.529.038.197 38,59 7.749.853.183 49,5 6.220.814.986 34,94 KH 2.ứng trước người bán 0 0 0 0 0 0 3.Thuế GTGT 300.479.513 3,28 0 0 359.520.484 2 được khấu trừ 4.Phải thu 0 0 0 0 140.000.000 0,81 khác III.Hàng tồn kho 487.350.490 5,33 7.637.484.386 48,7 6.553.300.100 36,81 IV.TSLĐ 0 0 210.000.000 1,33 300.000.000 1,68 khác Tổng cộng 9.144.098.536 100 15.671.400.508 100 17.801.635.570 100 ( trích trong bảng cân đối kế toán) 2.1.2 - Cơ cấu nguồn vốn lưu động Là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại cần một số lượng lớn vốn lưu động để đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh của công ty. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp trong kỳ chia làm 2 loại: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết và nhu cầu vốn lưu động tạm thời. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp được chủ yếu tài trợ bằng các nguồn vốn ngắn hạn và một phần vốn dài hạn. Qua tìm hiểu phân tích ta thấy nguồn vốn Sinh viªn: TrÞnh Tø Ngµ Ng­êi h­íng dÉn: NguyÔn Quang Huy 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2