Luận văn cao học: Các yếu tố tác động đến thu nhập hộ gia đình nông thôn trung du Bắc Bộ - trường hợp huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
lượt xem 4
download
Kết cấu của luận văn gồm có 4 chương: Chương 1 - Cơ sở lý luận và thực tiễn; Chương 2 - Mô hình nghiên cứu; Chương 3 - Thu nhập hộ gia đình nông thôn huyện Phù Ninh - Thực trạng và các yếu tố tác động; Chương 4 - Một số giải pháp nâng cao thu nhập hộ gia đình nông thôn Huyện Phù Ninh Tỉnh Phú Thọ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn cao học: Các yếu tố tác động đến thu nhập hộ gia đình nông thôn trung du Bắc Bộ - trường hợp huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN Luận văn cao học CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN TRUNG DU BẮC BỘ - TRƯỜNG HỢP HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ Người hướng dẫn: TS. Hay Sinh Học viên: Hoàng Thị Thu Huyền Cao học Kinh tế phát triển Khóa 16 Tp. Hồ Chí Minh – 2009
- LỜI CAM ĐOAN Luận văn là kết qủa nghiên cứu độc lập của cá nhân tác giả. Mọi thông tin và số liệu trong luận văn đều có nguồn hợp pháp. Nếu phát hiện có sự gian dối, sao chép hay đạo văn, tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin trân trọng cảm ơn: - Quý Thầy cô - Các cơ quan ban ngành của Tỉnh Phú Thọ, Huyện Phù Ninh và các Xã (Thị trấn): Phong Châu, Phú Nham, Bình Bộ, Gia Thanh, Phú Lộc, Phù Ninh - Các hộ gia đình và cá nhân đã cung cấp thông tin cho cuộc điều tra khảo sát - Và gia đình Đã tạo điều kiện giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn này.
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU: 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5 1.1. Cơ sở lý luận 5 1.1.1 Các Lý thuyết và quan điểm 5 1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến thu nhập hộ gia đình nông thôn 9 1.2. Cơ sở thực tiễn:Kinh nghiệm nâng cao thu nhập hộ gia đình nông thôn ở Việt Nam 10 CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 16 2.1. Lựa chọn các yếu tố và mô hình nghiên cứu 16 2.2. Mô tả về cuộc khảo sát tại Huyện Phù Ninh 19 CHƯƠNG 3: THU NHẬP HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HUYỆN PHÙ NINH-THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG 22 3.1. Tình hình kinh tế xã hội, nông nghiệp, nông thôn Tỉnh Phú Thọ và Huyện Phù Ninh 22 3.1.1 Tỉnh Phú Thọ 22 3.1.2 Huyện Phù Ninh 24 3.2. Thực trạng và các yếu tố tác động đến thu nhập hộ gia đình nông thôn Huyện Phù Ninh 27 3.2.1 Thực trạng thu nhập hộ gia đình và các yếu tố ảnh hưởng thông qua mộ số chỉ tiêu thống kê 27 3.2.1.1 Thực trạng thu nhập hộ gia đình 27 3.2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ 30 3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình qua kết quả mô hình hồi qui 37 3.3.1 Các bước tiến hành hồi qui bằng phần mềm SPSS 37 3.3.2 Các kết quả hồi qui 38 CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HUYỆN PHÙ NINH TỈNH PHÚ THỌ 43 4.1 Nhóm giải pháp về quy mô đất nông nghiệp 46 4.2 Nhóm giải pháp đa dạng cơ cấu kinh tế hộ 49 4.3. Nhóm các giải pháp phụ trợ 51 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56
- Địa bàn nghiên cứu : Huyện Phù Ninh - Tỉnh Phú Thọ
- Mở đầu Ở nước ta, nông nghiệp và nông thôn vẫn luôn giữ một vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội, điều đó được thể hiện trong đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và cả trong thực tế đời sống. Những nghiên cứu về nông nghiệp và nông thôn cũng vì thế mà khá nhiều và đa dạng. Thu nhập hộ gia đình nông thôn là một chủ đề được đề cập trong nhiều nghiên cứu về nông nghiệp và nông thôn, trong đó có những nghiên cứu về thu nhập hộ gia đình nông thôn ở vùng đồng bằng, miền núi, tây nguyên...Tuy nhiên, ở mỗi vùng miền cơ cấu thu nhập hộ gia đình nông thôn cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ không hoàn toàn giống nhau, do đó sẽ là hợp lý nếu có một nghiên cứu riêng về thu nhập hộ gia đình nông thôn trung du Bắc bộ. Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi Bắc bộ, trong đó có huyện Phù Ninh, một địa bàn khá đặc trưng của kiểu địa hình trung du với chủ yếu là đồi núi thấp và dân cư nông thôn chiếm đa số. Mặc dù những năm gần đây bộ mặt nông thôn của cả nước cũng như của tỉnh Phú Thọ có nhiều thay đổi, nhưng theo báo cáo kinh tế xã hội năm 2008 của Ủy ban nhân dân huyện Phù Ninh thì đời sống của người dân ở địa phương còn khó khăn: thu nhập bình quân đầu người chỉ 7,6 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 14% và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 20,5%. Riêng khu vực nông thôn thì thu nhập bình quân thấp hơn và tỷ lệ hộ nghèo cao hơn mức trung bình toàn huyện. Xuất phát từ những lý do nêu trên, nghiên cứu thu nhập của hộ gia đình nói chung và hộ gia đình nông thôn nói riêng ở địa phương là hết sức cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ phản ánh rõ hơn hiện trạng thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của hộ gia đình nông thôn tại địa phương để từ đó có căn cứ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình nông thôn trên địa bàn Huyện Phù Ninh. Hơn thế nữa nó còn cho thấy phần nào bức tranh thu nhập của hộ gia đình nông thôn trung du Bắc bộ nói chung. 1
- Câu hỏi nghiên là: Hiện trạng thu nhập hộ gia đình nông thôn huyện Phù Ninh Tỉnh Phú Thọ như thế nào, những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và những giải pháp cần có nhằm nâng cao thu nhập hộ gia đình nông thôn trên địa bàn huyện? Dựa vào cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu đi trước và thực tế tại địa phương, giả thuyết nghiên cứu đặt ra là: 1. Thu nhập hộ gia đình tại địa phương còn thấp và không đồng đều. 2.Thu nhập của hộ gia đình nông thôn chịu ảnh hưởng của các yếu tố: quy mô đất nông nghiệp, quy mô lao động, vốn vay từ các định chế chính thức, kiến thức của chủ hộ, và sự đa dạng hóa cơ cấu kinh tế hộ gia đình. 3. Các yếu tố này đều ảnh hưởng thuận chiều đến thu nhập hộ gia đình. Với câu hỏi và giả thuyết nêu trên, nghiên cứu nhắm đến các mục tiêu : 1. Làm rõ thực trạng thu nhập hộ gia đình nông thôn bằng số liệu thống kê từ kết qủa khảo sát tại địa bàn Huyện Phù Ninh Tỉnh Phú Thọ 2. Đo lường được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thu nhập hộ. 3. Đưa ra các gợi ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập hộ phù hợp và khả thi. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu là các hộ gia đình có sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Huyện Phù Ninh- Tỉnh Phú Thọ, bao gồm các hộ gia đình thuộc các xã đất giữa và xã ven sông, xã nông nghiệp và thị trấn. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm có : Phương pháp định lượng : Xây dựng mô hình kinh tế lượng xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình nông thôn. Phương pháp điều tra xã hội học : Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi hộ gia đình nông thôn trên địa bàn Huyện Phù Ninh - Tỉnh Phú Thọ làm cơ sở dữ liệu cho mô hình kinh tế lượng. Phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phân tích so sánh các số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp có được từ cuộc điều tra khảo sát. Ý nghĩa của đề tài Nghiên cứu về thu nhập hộ gia đình nông thôn trước đây chủ yếu đi vào khía cạnh cụ thể như thu nhập hộ gia đình từ một loại sản phẩm nông nghiệp hoặc là thu nhập của hộ gia đình ở hình thức kinh tế trang trại. Trong nghiên cứu này, thu nhập hộ gia đình nông thôn được nghiên cứu ở hình thức nông hộ và được khảo sát một 2
- cách toàn diện trên tất cả các nguồn thu nhập, nó phù hợp với xu hướng và thực tế hiện nay tại nhiều vùng nông thôn, người nông dân đã không còn trông chờ vào nguồn thu nhập duy nhất từ nông nghiệp. Hơn thế nữa, đây là nghiên cứu về thu nhập của hộ gia đình nông thôn thuộc vùng trung du Bắc bộ, các các kết quả nghiên cứu có thể mang lại một ý nghĩa nào đó cho các cấp chính quyền khi xây dựng phương hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn cho vùng. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm cơ sở cho lãnh đạo và các ban ngành huyện Phù Ninh có những giải pháp cụ thể, rõ ràng và khả thi để nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình nông thôn, phấn đấu đạt thu nhập bình quân đầu người năm 2009 là 9 triệu đồng và tỷ lệ hộ nghèo còn 10% như phương hướng mà Ủy ban nhân dân Huyện đã đề ra. Ngoài ra, với các phương pháp nghiên cứu của đề tài này, không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp mà các lĩnh vực khác cũng có thể áp dụng để đưa ra được những căn cứ mang tính khoa học nhằm tham mưu về chính sách giúp cho các cấp chính quyền đưa ra được những quyết định đúng, phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, vì điều kiện thời gian và kinh phí không cho phép, nghiên cứu cũng còn một số hạn chế về tính đại diện của mẫu nghiên cứu, mức độ bao quát của các yếu tố được lựa chọn nghiên cứu và còn một số khía cạnh sâu xa của vấn đề chỉ có thể được giải quyết nếu có một nghiên cứu sâu và quy mô hơn. Kết cấu của luận văn : Mở đầu Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương này sẽ trình bày các cơ sở lý luận của nghiên cứu đó là các lý thuyết liên quan đến kính tế phát triển, nông nghiệp và thu nhập, điểm lại và so sánh các nghiên cứu đi trước về các vấn đề liên quan đến chủ đề của nghiên cứu. Thực tế và kinh nghiệm việc nâng cao thu nhập nông thôn ở các tỉnh thành trong nước cũng được đề cập. Dựa trên các cơ sở đó, một số yếu tố nghiên cứu chính sẽ được lựa chọn để nghiên cứu và đưa vào mô hình kinh tế lượng. 3
- Chương 2 Mô hình ngiên cứu Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của chương 1, cùng với những đặc điểm của địa bàn nghiên cứu, các yếu tố nghiên cứu được lựa chọn và giải thích cụ thể cùng một mô hình nghiên cứu với đầy đủ định nghĩa và kỳ vọng của các biến. Cơ sở dữ liệu để chạy mô hình hồi quy có được từ cuộc khảo sát điều tra hộ gia đình nông thôn tại địa bàn huyện Phù Ninh cũng được mô tả chi tiết về cách thức thực hiện cũng như những hạn chế của nó. Chương 3 Thu nhập hộ gia đình nông thôn huyện Phù Ninh-Thực trạng và các yếu tố tác động Để có một cái nhìn toàn diện, trước tiên chương này sẽ mô tả khái quát thực trạng nông nghiệp, nông thôn và tình hình phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Phú Thọ nói chung và Huyện Phù Ninh nói riêng qua một số chỉ tiêu thống kê từ nguồn dữ liệu thứ cấp. Tiếp theo là những phân tích thống kê từ số liệu của cuộc khảo sát điều tra thu nhập hộ gia đình nông thôn huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ. Qua phân tích số liệu thống kê làm rõ phần nào hiện trạng thu nhập hộ gia đình nông thôn. Và quan trọng hơn là thông qua việc phân tích bằng mô hình hồi quy tuyến tính sẽ đưa đến những kết luận về các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến việc nâng cao thu nhập hộ gia đình. Chương này không chỉ phân tích mà còn lý giải các kết qủa nghiên cứu để đưa ra các kết luận khoa học và phù hợp. Chương 4 Một số giải pháp nâng cao thu nhập hộ gia đình nông thôn Huyện Phù Ninh Tỉnh Phú Thọ Với những kết luận của các phần nghiên cứu trước, cùng với việc phân tích bối cảnh hiện tại liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, cũng như tình tình thực tế của địa phương, đề tài sẽ gợi ý một số giải pháp liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng chính đến thu nhập hộ và các giải pháp phụ trợ cho các cấp chính quyền địa phương nhằm mục đích nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn Huyện Phù Ninh - Tỉnh Phú Thọ, góp phần xây dựng nông thôn ngày thêm giàu đẹp. Kết luận và kiến nghị 4
- Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận Kinh tế hộ gia đình ở nông thôn là loại hình tổ chức sản xuất trong nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hoặc kết hợp làm nhiều ngành nghề, sản xuất chủ yếu nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của hộ, chưa gắn với thị trường, mang nặng tính tự cấp, tự túc. Để đo lường thu nhập hộ có thể dùng các thước đo sau : Thu nhập gộp (giá trị tổng sản phẩm hay tổng doanh thu) là tích giữa giá bán sản phẩm và sản lượng đầu ra tính trong năm. Thu nhập ròng (lợi nhuận) là hiệu số giữa tổng doanh thu và tổng chi phí, phản ánh hiệu quả của sản xuất Thu nhập lao động gia đình là tổng lợi nhuận và chi phí cơ hội của lao động gia đình tham gia vào quá trình sản xuất (Chi phí cơ hội là những lợi ích mất đi khi chọn phương án này mà không chọn phương án khác) Như vậy có thể nói những yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí, sản lượng, năng suất, lợi nhuận... cũng chính là những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất nông nghiệp. Vậy đó là những yếu tố nào ? 1.1.1. Các lý thuyết và quan điểm Lý thuyết tăng trưởng nông nghiệp theo các giai đoạn TODARO – SS.PARK Theo Todaro (1990), phát triển nông nghiệp trải qua ba giai đoạn tuần tự từ thấp đến cao, đó là: Nền nông nghiệp tự cấp tự túc → Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá → Nông nghiệp hiện đại. Ở giai đoạn tự cấp tự túc, phần lớn các sản phẩm sản xuất ra được tiêu dùng nội bộ trong khu vực nông nghiệp; sản phẩm chưa đa dạng, chủ yếu là các loại cây lương thực và một số con vật nuôi truyền thống; Công cụ sản xuất thô sơ, phương pháp sản xuất truyền thống giản đơn, chủ yếu là độc canh; Đất, lao động là những yếu tố sản xuất chủ yếu, đầu tư vốn còn thấp do đó xu hướng lợi nhuận giảm dần được thể hiện rõ khi sản xuất mở rộng trên diện tích đất không màu mỡ. 5
- Giai đoạn chuyển dịch cơ cấu theo hướng đa dạng hoá, từ sản xuất tự cấp tự túc sang chuyên môn hoá. Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là cơ cấu cây trồng, vật nuôi phát triển theo hướng hỗn hợp và đa dạng, thay thế cho hình thức canh tác độc canh trước kia; sử dụng giống mới kết hợp với phân bón hoá học và tưới tiêu làm tăng năng suất nông nghiệp; Sản lượng lương thực tăng đồng thời tiết kiệm được diện tích đất sản xuất và sản xuất hướng tới thị trường, thoát khỏi tự cung, tự cấp. Giai đoạn phát triển cao nhất của nông nghiệp đó là một nền nông nghiệp hiện đại. Đặc trưng cơ bản trong giai đoạn này là trong các trang trại được chuyên môn hoá, sản xuất được cung ứng hoàn toàn cho thị trường và lợi nhuận thương mại là mục tiêu của người sản xuất; Yếu tố vốn và công nghệ trở thành các yếu tố quyết định đối với việc tăng sản lượng nông nghiệp; Dựa vào lợi thế về quy mô, áp dụng tối đa công nghệ mới, hướng vào sản xuất một vài loại sản phẩm chuyên biệt. Park.S.S(1992) chia quá trình phát triển nông nghiệp thành 3 giai đoạn : sơ khai, đang phát triển và phát triển. Giai đoạn sơ khai: sản xuất nông nghiệp chưa sử dụng các yếu tố đầu vào được sản xuất từ khu vực công nghiệp. Giai đoạn này, sản lượng nông nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên như đất đai, thời tiết, khí hậu và lao động. Giai đoạn đang phát triển: sản lượng nông nghiệp còn phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào được sản xuất từ khu vực công nghiệp (phân bón, thuốc hoá học). Giai đoạn phát triển: Nền kinh tế đạt mức toàn dụng, không còn tình trạng bán thất nghiệp trong nông nghiệp. Sản lượng nông nghiệp phụ thuộc vào công nghệ thâm dụng vốn sử dụng trong nông nghiệp. Như vậy theo Todaro và Park.S.S khi nào nền sản xuất nông nghiệp nào vẫn còn chưa thoát khỏi giai đoạn sơ khai thì vẫn phụ thuộc vào đất đai và lao động của con người. Đến giai đọan đang phát triển ngoài phụ thuộc vào đất đai, sức lao động còn phụ thuộc vào yếu tố phân bón, thuốc hóa học và không còn độc canh, đa dạng hóa vật nuôi cây trồng, thoát khỏi tự cấp tự túc. Harrod-Domar(1940) thì cho rằng nguồn gốc của tăng trưởng là lượng vốn đầu tư được tăng thêm. Như vậy trong nông nghiệp, sản lượng nông nghiệp cũng phụ thuộc vào vốn đầu tư tăng thêm (không kể là vốn tiết kiệm hay đi vay) 6
- Những nhận định trên còn được củng cố thêm bởi lý thuyết lợi thế theo quy mô (Robert S.Pindyck và Daniel L.Rubinfeld 1989): Việc đo lường sản lượng gia tăng tương ứng với sự gia tăng của tất cả các yếu tố đầu vào là vấn đề cốt lõi để tìm ra bản chất của quá trình sản xuất trong dài hạn. Hiệu suất tăng dần theo quy mô khi sản lượng tăng hơn hai lần trong khi các yếu tố đầu vào tăng gấp đôi. Khi quy mô sản xuất lớn hơn, là điều kiện để công nhân và nhà quản lý chuyên môn hoá các nhiệm vụ của họ và khai thác hiệu quả hơn các nguồn lực sử dụng trong quá trình sản xuất như đất đai, máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận chuyển,.... Điều này thể hiện rất rõ trong thực tế, với quy mô diện tích đất đai lớn hơn, hộ nông dân dễ dàng áp dụng cơ giới hoá, thủy lợi hoá cũng như việc tổ chức sản xuất hàng hoá có lợi thế hơn rất nhiều với các hộ nông dân có diện tích đất đai nhỏ lẻ, manh mún. Quy mô lớn mang hiệu qủa kinh tế cao hơn. Trong nông nghiệp, các yếu tố đại diện cho quy mô sản xuất như: vốn đầu tư, lao động, quy mô diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất của nông nghiệp. Cụ thể hơn, hàm sản xuất thường được để ở dạng hàm Cobb-Douglas như sau: Y = ALαKβ, trong đó: • Y : sản lượng • L : quy mô lao động • K : quy mô vốn • A : năng suất các yếu tố tổng hợp (công nghệ, thể chế kinh tế và các yếu tố khác ngoài sự đề cập của mô hình) • α và β : độ co giãn của sản lượng theo lao động và theo vốn David Beg (2005) cũng đưa ra hàm sản xuất “ biểu diễn mối quan hệ kỹ thuật hiệu qủa của việc kết hợp các yếu tố đầu vào để sản xuất ra sản phẩm đầu ra”1, dạng tổng quát là: Y = f(X1, X2, X3,…., Xn) Trong đó: Y là sản lượng đầu ra 1 David Beg (2005), Kinh tế học, Nhà xuất bản Thống kê 2007 (bản dịch), trang 105 7
- Xi là các yếu tố đầu vào Các yếu tố đầu vào được chia làm 4 nhóm: 1. Vốn sản xuất; 2. Lao động; 3. Đất đai và tài nguyên thiên nhiên; 4. Công nghệ; ...... Thu nhập chịu ảnh hưởng của sản lượng đầu ra (nếu cùng một chi phí thì khi doanh thu cao hơn thu nhập sẽ cao hơn). Do đó cũng có thể nói thu nhập ảnh hưởng bởi các yếu tố đầu vào và nếu là thu nhập từ nông nghiệp thì các yếu tố đầu vào sẽ là lao động nông nghiệp, vốn đầu tư cho sản xuất, và đất canh tác nông nghiệp, khoa học kỹ thuật và nhiều yếu tố khác. Riêng đối với vốn đầu tư, nếu là vốn vay, ở nông thôn thường có hai khu vực cho vay là khu vực chính thức và không chính thức. Nhiều nhà kinh tế cũng tranh luận về vấn đề này. Bottomly T (1971) cho rằng người vay tiền ở khu vực không chính thức thực hiện chức năng hữu ích với nông dân, vấn đề không phải là loại bỏ họ. Kế thừa Bottomly, Adams D, Pischke V và Graham (1984) cũng cho rằng xã hội định kiến sai lệch về những người cho vay ở khu vực không chính thức và khu vục này cho vay rất thành công. Nhưng đến đầu thập kỷ 90, hệ tư tưởng mới cho rằng khu vực chính thức hoạt động có hiệu qủa trong cho vay ở nông thôn vì họ có phương pháp tiếp cận và sàng lọc thông tin (Hoff K, Braverman A và Stiglitz J.E, 1993), còn Desai và Mellor (1993), dựa vào lịch sử phát triển của hệ thống định chế chính thức tranh luận rằng hệ thống định chế chính thức ngày càng đóng vai trò chủ yếu hơn trong quá trình phát triển kinh tế. Ngoài những yếu tố vừa được đề cập, chưa có một khái niệm thống nhất nhưng một số nhà kinh tế còn tranh luận về ảnh hưởng của yếu tố kiến thức nông nghiệp đối với thu nhập của nông dân. Ngay từ năm 1890, Alfred Marshall đã khẳng định: kiến thức là động lực mạnh mẽ nhất của sản xuất C.R. Wharton (1963) thì tranh luận rằng: với tất cả các nguồn lực đầu vào giống nhau thì hai nông dân có trình độ kỹ thuật nông nghiệp khác nhau có kết quả sản xuất khác nhau U.N. Brati lại cho rằng: kiến thức nông nghiệp cũng là một yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp. 8
- Và kiến thức nông nghiệp của nông dân phụ thuộc vào mức độ mà họ tiếp cận với các hoạt động cộng đồng ở vùng nông thôn (S.C.Hsieh, 1963) Như vậy, các lý thuyết, quan điểm đã chỉ ra: năng suất, hiệu qủa, lợi nhuận trong sản xuất (bao hàm cả sản xuất nông nghiệp) phụ thuộc vào các yếu tố: đất đai, lao động, vốn, và kiến thức nông nghiệp 1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến thu nhập hộ gia đình nông thôn Nghiên cứu của PGS.TS Đinh Phi Hổ (2003) tại An Giang (được trình bày trong cuốn sách: “Kinh tế học nông nghiệp bền vững, xuất bản năm 2008), với mục tiêu nghiên cứu sự ảnh hưởng của kiến thức nông nghiệp đến thu nhập hộ gia đình nông thôn đồng bằng sông Cửu Long, tác giả sử dụng mô hình dựa trên hàm sản xuất Cobb-Douglas và đưa về dạng tuyến tính như sau : LnY= Lna + b1LnX1 + b2LnX2 + b3lnX3 + b4LnX4 Trong đó : Y là Thu nhập lao động gia đình X1 là diện tích đất canh tác lúa X2 là lao động sử dụng trên đất canh tác lúa cả năm X3 là vốn lưu động sử dụng trong cả năm trên đất canh tác lúa X4 là Kiến thức nông nghiệp của nông dân kết quả chạy mô hình cho thấy ngoài kiến thức nông nghiệp thì cả diện tích đất và vốn đều ảnh hương có ý nghĩa thống kê đến thu nhập hộ gia đình. Trong đó, kiến thức nông nghiệp được đánh giá cho điểm bằng các câu hỏi liên quan đến các nội dung kiến thức chung về nông nghiệp (mức độ tiếp cận và tham gia các hoạt động cộng đồng ở nông thôn) và trình độ kiến thức kỹ thuật nông nghiệp (hiểu biết về giống, chăm bón, thu hái…) Một nghiên cứu khác của Nguyễn Võ Hoàng (2007) trong đề tài: “Kinh tế trang trại tỉnh Bình Phước - Thực trạng và giải pháp phát triển”, điều tra khoảng 200 trang trại ở Bình Phước để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của trang trại cũng cho kết quả là lợi nhuận của trang trại phụ thuộc vào một số yếu tố trong đó có diện tích và vốn vay. Cũng là nghiên cứu về trang trại nhưng trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Võ Thị Thanh Hương (2007) trong đề tài: “Kinh tế trang trại tỉnh Bình Dương - Hiệu qủa 9
- kinh tế và giải pháp phát triển” cho kết luận: lợi nhuận (hay thu nhập của trang trại) phụ thuộc vào diện tích, vốn đầu tư và vốn vay. Sử dụng thước đo thu nhập lao động gia đình để nghiên cứu, nhưng giới hạn hơn ở thu nhập từ trồng hồ tiêu của các hộ sản xuất hồ tiêu vùng Đông Nam Bộ, nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Châu (2008) có tên “Tác động của môt số yếu tố chính đến thu nhập của Hộ sản xuất hồ tiêu Việt Nam - Trường hợp điển hình ở vùng Đông Nam Bộ” cho thấy thu nhập ròng và thu nhập lao động gia đình (hộ trồng tiêu) phụ thuộc vào kiến thức nông nghiệp. Như vậy các nghiên cứu trước đều cho thấy thu nhập của các hộ gia đình nông thôn phụ thuộc vào các yếu tố là diện tích đất nông nghiệp, lao động nông nghiệp, vốn đầu tư (hoặc vốn vay) và kiến thức nông nghiệp. Tuy nhiên các nghiên cứu trên đều đi vào các vấn đề cụ thể như : thu nhập của hộ dưới hình thức trang trại,thu nhập của hộ riêng cho một loại sản phẩm hay chỉ với mục đích chứng minh một nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ, chưa có nghiên cứu nào tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến toàn bộ thu nhập hộ gia đình nông thôn. 1.2. Cơ sở thực tiễn : Kinh nghiệm nâng cao thu nhập hộ gia đình nông thôn ở Việt Nam Việc nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo cho người dân nông thôn luôn được Đảng và nhà nước quan tâm. Chính phủ đã có nhiều chương trình, giải pháp nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho nông dân như: Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và việc làm, Chương trình 135, Chương trình 5 triệu ha rừng,Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và Đào tạo,….Thông qua các chương trình đó, hàng loạt dự án cụ thể được triển khai và đã phát huy những tác dụng tích cực như: Dự án Tín dụng cho hộ nghèo vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh; Dự án Hướng dẫn cho người nghèo cách làm ăn, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; Dự án Xây dựng mô hình xóa đói giảm nghèo ở các vùng đặc biệt; Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo; Dự án Hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề ở các xã nghèo; Dự án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo và cán bộ các xã nghèo; Dự án Tổ chức cho vay vốn theo các dự án nhỏ giải quyết việc 10
- làm thông qua Qũy Quốc gia hỗ trợ việc làm; Dự án Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng có nhiều khó khăn; Dự án Tăng cường cơ sở vật chất các trường học,… Kết quả là tỷ lệ hộ nghèo nói chung và ở nông thôn nói riêng đã giảm đáng kể, theo đó tỷ lệ hộ nghèo giám từ 58% năm 1993 xuống còn 13,1% cuối năm 20082. Việt Nam đã được Liên hiệp quốc biểu dương là quốc gia thực hiện tốt mục tiêu thiên niên kỷ, trong đó có mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Rõ ràng, nếu được hỗ trợ về vốn, về đào tạo nghề, nâng cao kiến thức hiểu biết khoa học kỹ thuật và giải quyết việc làm … từ chính phủ thì người dân nông thôn sẽ có cơ hội cải thiện thu nhập. Kinh nghiệm từ các địa phương cụ thể Ở nhiều địa phương, kinh nghiệm cũng cho thấy nâng cao thu nhập cho người nông dân các địa phương đã có giải pháp dựa trên các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình nông thôn. Tại đại hội lần thứ V Hội nông dân Việt Nam3, chủ tịch Hội Nông dân Quảng Bình, Hoàng Trọng Thoan cho biết: " Hội triển khai xây dựng Trung tâm Dạy nghề và giới thiệu việc làm. Nhiệm kỳ qua, Hội đã giới thiệu cho 1.750 người có việc làm; cung ứng 512 lao động cho 8 công ty trong nước và 435 lao động cho 13 doanh nghiệp được phép xuất khẩu lao động. Các cấp Hội đã tổ chức 188 lớp dạy nghề ngắn hạn cho 7.412 lao động, theo các lĩnh vực: May công nghiệp, hàn công nghiệp, thuyền trưởng tàu đánh cá, máy trưởng tàu cá, vận hành và sửa chữa máy nông nghiệp, kỹ thuật viên chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt… Được giúp đỡ, nhiều nông dân đã tổ chức sản xuất có hiệu quả, trở thành những hạt nhân trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đồng thời là những kỹ thuật viên trực tiếp hỗ trợ kỹ thuật cho các thành viên khác trong cộng đồng. Nhiều người đã mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất và tạo việc làm cho nhiều lao động 2 Báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội-Website www.molisa.gov.vn 3 Theo www.Vnmedia.vn, ngày 23/12/2008, Đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo bền vững cho nông dân 11
- Công tác triển khai các dự án vay vốn quốc gia hỗ trợ việc làm, thành lập các tổ vay vốn được tiến hành ngay tại cơ sở. Các cấp hội chú trọng hỗ trợ, phát triển các ngành nghề truyền thống, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hội viên. Hoạt động này góp phần bảo tồn, phát triển các nghề truyền thống và tạo ra nhiều việc làm. Nhiều địa phương ở Quảng Bình đã khôi phục, phát triển thành các làng nghề chổi đót Hà Kiên, mộc rèn Ba đồn, rượu Tuy Lộc, đan lát Thọ Đơn, chiếu cói An Xá, mây tre ở Vĩnh Ninh…góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động nông thôn”. Chủ tịch Hội Nông dân Long An, Lê Thanh Liêm cho biết: “Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm chỉ còn 7,5%. Từ năm 2003 đến 2008, toàn tỉnh đã có 32.637 hộ thoát nghèo, trong đó có 26.558 hộ nông dân, 13.976 hội viên nông dân. Hội đã đứng ra chủ trì một số việc như: thành lập các tổ tín chấp, đáp ứng đủ vốn cho nông dân; phối hợp với ngành khuyến nông tổ chức các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật tại các thôn bản; hỗ trợ vật tư, giúp nông dân tiếp thị, tìm đầu ra cho sản phẩm.” Kinh nghiệm từ Bắc Ninh4 : “Hỗ trợ 100% kinh phí cho tập huấn, đào tạo, chuyển giao khoa học kỹ thuật. hỗ trợ vay vốn thông qua Quỹ quốc gia 120, ngân hàng chính sách xã hội, vốn của các tổ chức quốc tế, của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, của gia đình, dòng họ và của cộng đồng; tập huấn kiến thức sản xuất kinh doanh, tư vấn pháp lý miễn phí cho hộ nghèo.Toàn tỉnh không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14,1% năm 1997 xuống còn 9,3% năm 2007 (theo tiêu chí mới). Thu nhập bình quân của người dân Bắc Ninh tăng dần, cuộc sống ngày càng được cải thiện. Năm 2002 thu nhập bình quân đầu người của Bắc Ninh mới bằng 91,6% so với bình quân của cả nước, thì đến năm 2004 đã là 100,7% và năm 2008 ước đạt 1.184 USD, cao hơn bình quân chung cả nước”. Ở Vĩnh Phúc thì có hẳn Ban Quản lý Đề án bồi dưỡng và nâng cao kiến thức cho nông dân.5 “Theo chỉ đạo của tỉnh, từ năm 2007-2009, Ban quản lý đề án sẽ bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho khoảng 200.000 chủ hộ nông thôn; đến năm 2010 cập nhật kiến thức mới cho toàn bộ các chủ hộ nông dân. Kết quả sau khi được học, tiếp 4 Theo www.bacninh.gov.vn, Thứ Sáu, 14/11/2008, Chính sách và giải pháp xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn tỉnh Bắc Ninh) 5 Theo www.vinhphuc.gov.vn, 09/12/2008, Nâng cao kiến thức - điều nông dân cần 12
- thu kiến thức, bước đầu hộ nông dân đã thay đổi được tư duy về cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh, trở thành người nông dân mới, năng động hơn; tích cực lắng nghe các thông tin về thị trường, về lao động việc làm, về khoa học kỹ thuật ... từ đó xuất hiện nhu cầu làm ăn lớn, mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất, tạo thành nơi hoặc vùng sản xuất hàng hóa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tê thị trường, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. Tại Đại học Nông lâm Huế 6: “Xác định mục tiêu, phương pháp giúp nông dân nghèo với phương châm: ‘Cho người nghèo cần câu hơn cho con cá’, Trung tâm phát triển nông thôn miền Trung - Đại học Nông Lâm Huế đã triển khai dự án phát triển nông thôn qui mô nhỏ trên địa bàn 10 xã tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình với nhiều hoạt động khác nhau, trong đó chúng tôi tập trung vào hoạt động xây dựng các mô hình (MH) sản xuất trình diễn. Chúng tôi đã nâng cao năng lực và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người dân thông qua hoạt động xây dựng MH. Từ mục tiêu đến phương pháp tổ chức triển khai xây dựng mô hình đều dựa trên cơ sở ‘có sự tham gia của người dân’ với tinh thần ‘hỗ trợ những gì dân không có và dân không làm được’. Dự án chủ yếu hỗ trợ về kỹ thuật và một phần nhỏ về tài chính, phần lớn hộ tham gia làm MH điểm tự nguyện đóng góp các nguồn lực để hoàn thiện MH. Điều quan trọng thúc đẩy sự tự nguyện và tích cực của các hộ là các MH sản xuất phù hợp với điều kiện, trình độ tiếp thu và tâm lý sản xuất của người nghèo trong cộng đồng và mang lại hiệu quả kinh tế cho họ (Người dân thích và tin vào những cái thực tế, hiện diện, không trừu tượng…). Từ các MH trình diễn đã hình thành các nhóm sở thích trong sản xuất như chăn nuôi bò, chăn nuôi lợn bao gồm các thành viên là các nông dân cùng sở thích, nguyện vọng. Đồng thời dự án đã xây dựng họ thành đội ngũ nông dân nòng cốt, đào tạo họ thành các THV của cộng đồng và sử dụng chính các MH trình diễn để tập huấn, hội thảo, tham quan, phổ biến kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất cho người dân, đảm bảo tính bền vững về lâu dài tại cộng đồng khi dự án kết thúc và rút ra khỏi cộng đồng. 6 Theo Website Đại học Nông lâm Huế www.huaf.edu.vn, Bài viết của Nguyễn Minh Đức- Trung tâm phát triển nông nghiệp Miền trung 13
- Chính vì vậy, sau gần 3 giai đoạn triển khai dự án tại Quảng Trạch (1998 – 2007), hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người dân theo phương pháp xây dựng MH sản xuất trình diễn đã đạt kết quả và hiệu quả cao. Nông dân của 10 xã có dự án đã chuyển đổi được nhận thức, tiếp thu các TBKT và đã mạnh dạn áp dụng vào thực tế chăn nuôi, nơi mà người dân chỉ có thu nhập cho gia đình từ nguồn chăn nuôi trâu, bò, lợn là chính. Đặc biệt MH chăn nuôi bò, người dân thực sự nhận thấy hiệu quả của nó đã nhân rộng MH tạo nên một phong trào rộng lớn trồng cỏ voi nuôi bò lai, học tập cách xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật, đầu tư cho chăn nuôi tăng lên về quy mô cũng như chất lượng. Các hộ gia đình đã chuyển đổi diện tích đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng cỏ nuôi bò, thậm chí có hộ gia đình đã chuyển đổi phần lớn diện tích đất sang trồng cỏ để đầu tư cho chăn nuôi bò. Quảng Thạch là một trong 10 xã điển hình của dự án đã có 75 % số hộ dân tự đầu tư trồng cỏ nuôi bò và chuyển từ phương thức nuôi bò chăn thả sang nuôi bán thâm canh. Số lượng bò nuôi trong hộ gia đình tăng bình quân từ 1- 2 con lên 3 – 4 con so với trước, thu nhập của các hộ từ chăn nuôi bò tăng lên từ 3 đến 5 triệu đồng/ năm. Nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mà các hộ chăn nuôi lợn đã nâng quy mô đàn lợn bình quân từ 2 – 3 con lên 6 -7 con/lứa và nuôi được 2 – 3 lứa/ năm, nhiều hộ đã nuôi đến 10 – 15 con/ lứa, năng suất và số lượng đàn lợn cũng tăng cao, nuôi khoảng 4 tháng lợn đạt trọng lượng xuất chuồng 80 kg. Thu nhập của hộ nuôi lợn được tăng lên từ 3 – 6 triệu đồng/năm.” Những giải pháp mà các địa phương trên đã áp dụng và đạt hiệu qủa là những giải pháp tác động vào thu nhập hộ gia đình thông qua các yếu tố liên quan đến nguồn vốn sản xuất, hiểu biết khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề, công ăn việc làm phi nông nghiệp.... Điều đó cũng nói lên phần nào tính phù hợp giữa thực tế, kết qủa nghiên cứu và lý thuyết đã nêu. Kết luận chương 1: Kinh tế hộ gia đình nông thôn là loại hình tổ chức sản xuất trong nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hoặc kết hợp làm nhiều ngành nghề. Thu nhập của hộ gia đình thường được đo lường bằng ba thước đo là: Thu nhập gộp, Thu nhập ròng và Thu nhập lao động gia đình. 14
- Lý thuyết và quan điểm của các nhà kinh tế học cho thấy: Nền sản xuất nông nghiệp đang phát triển ngoài phụ thuộc vào đất đai, sức lao động còn phụ thuộc vào phân bón, thuốc hoá học và không còn độc canh mà đa dạng hóa vật nuôi cây trồng thoát khỏi tự cấp tự túc. Quy mô sản xuất lớn mang lại hiệu qủa kinh tế cao hơn. Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất và với quy mô đất lớn hơn thì rõ ràng sẽ có lợi thế để áp dụng khoa học kỹ thuật mang lại hiệu qủa kinh tế cao hơn. Sản lượng đầu ra là một hàm phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào như: vốn sản xuất, lao động, Đất đai và tài nguyên thiên nhiên, Công nghệ. Vốn sản xuất bao gồm cả vốn vay. Ở nông thôn vốn vay đến từ hai khu vực chính thức và không chính thức, trong đó các định chế cho vay chính thức ngày càng đóng vai trò chủ yếu hơn trong phát triển kinh tế. Kiến thức nông nghiệp cũng được coi là một yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp, nó phụ thuộc vào mức độ tiếp cận với các hoạt động công đồng ở vùng nông thôn. Một số nghiên cứu trong nước về nông nghiệp, thu nhập hộ gia đình trồng lúa, trồng tiêu, thu nhập của trang trại.... sử dụng mô hình kinh tế lượng chứng minh rằng các yếu tố như diện tích đất sản xuất nông nghiệp, lao động, vốn đầu tư (hoặc vốn vay), kiến thức nông nghiệp.... đã ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình làm nông nghiệp. Kinh nghiệm của các địa phương trong việc nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho vùng nông thôn là tập trung vào các giải pháp hỗ trợ vốn sản xuất, khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề và tạo công ăn việc làm. Như vậy thu nhập hộ gia đình nông thôn phụ thuộc vào các yếu tố: diện tích đất nông nghiệp, lao động, vốn và kiến thức nông nghiệp. Đây là cơ sở cho việc lựa chọn các yếu tố nghiên cứu và một mô hình hồi quy phù hợp với địa bàn nghiên cứu Huyện Phù Ninh - Tỉnh Phú Thọ. 15
- Chương 2: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Lựa chọn các yếu tố và mô hình nghiên cứu Vấn đề quan tâm nghiên cứu là thu nhập hộ gia đình nông thôn. Đo lường thu nhập hộ gia đình nói chung có thể dùng cả ba thước đo: Thu nhập gộp, thu nhập ròng và thu nhập lao động gia đình. Tuy nhiên, một đặc điểm (thường được chấp nhận một cách tự nhiên) của sản xuất nông nghiệp ở nhiều vùng nông thôn và ở chính địa phương là “lấy công làm lãi”, nên việc dùng thước đo Thu nhập lao động gia đình sẽ là phù hợp vì nó đã bao gồm cả lợi nhuận và chi phí cơ hội lao động gia đình. Trong khi, Thu nhập gộp chỉ là tổng doanh thu, không phản ánh được thu nhập thực tế của hộ vì chưa tính đến chi phí sản xuất; Thu nhập ròng (lợi nhuận) là tổng doanh thu trừ đi chi phí (tính cả chi phí lao động dù đó là lao động gia đình không phải thuê mướn) nên thu nhập ròng có thể sẽ xảy ra trường hợp âm hoặc bằng không. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã trình bày ở chương một, thu nhập hộ gia đình nông thôn bị ảnh hưởng bởi các yêu tố: diện tích đất nông nghiệp; lao động; vốn; và kiến thức nông nghiệp. Huyện Phù Ninh (địa bàn tương đối đặc trưng cho vùng trung du Bắc bộ), với diện tích đất 15.651 ha, trong đó có 63,32% là đất đồi núi; diện tích đất nông nghiệp là 8.981 ha, chiếm 57,38%. Dân số của huyện là 99.636 người, trong đó dân số nông thôn là chủ yếu7. Điều này cho thấy sẽ có nhiều lao động dư thừa nếu chỉ sản xuất nông nghiệp. Hơn thế nữa qua những quan sát và nhận định ban đầu, nhất là qua khảo sát thử một số hộ gia đình cho thấy thời gian nông nhàn là rất lớn và dường như các hộ chỉ sản xuất nông nghiệp thu thập thấp hơn các hộ có làm các ngành nghề khác ngoài nông nghiệp. Do đó ngoài các yếu tố có thể ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình như đã đề cập thì thu nhập từ các ngành nghề ngoài nông nghiệp tại Huyện Phù Ninh là yếu tố đáng quan tâm và cần được bổ sung vào nghiên cứu này với tên gọi là yếu tố đa dạng cơ cấu kinh tế hộ. 7 Theo www.VDict.com, tháng 1/2009 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
LUẬN VĂN: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN
72 p | 3064 | 583
-
LÀM THẾ NÀO ĐỂ THỰC HIỆN TỐT MỘT LUẬN VĂN KHOA HỌC
12 p | 651 | 408
-
Luận văn thạc sỹ - MỘT SỐ GỢI Ý ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LUẬN VĂN CỬ NHÂN VÀ THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
12 p | 738 | 306
-
Làm thế nào để viết tốt một luận văn khoa học
5 p | 620 | 289
-
Qui định cách viết và trình bày luận văn cao học và luận án tiến sĩ - ĐH Cần thơ
40 p | 420 | 79
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự
72 p | 275 | 66
-
Luận văn Cao học Quản trị doanh nghiệp - Chương 6
59 p | 171 | 57
-
Gợi ý các nội dung cần viết trong luận văn cao học
7 p | 268 | 55
-
LUẬN VĂN: Kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hoá tại công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán – AASC
100 p | 266 | 53
-
Luận văn Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ
84 p | 184 | 38
-
Luận văn:Vốn và các yếu tố cấu thành nên thế mạnh về vốn cho hoạt động dài hạn các doanh nghiệp
74 p | 157 | 29
-
Các yếu tố chủ quan và khách quan liên quan đến chi phí và hạ giá thành sản phẩm
67 p | 122 | 21
-
Luận văn đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương
112 p | 105 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tạo động lực cho giảng viên tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
56 p | 20 | 10
-
Các yếu tố giới hạn tài chính của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp
67 p | 64 | 10
-
Các yêu cầu trong giải quyết các khiếu nại trong lĩnh vực bảo hiểm nhân mạng
118 p | 73 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tạo động lực cho giảng viên tại Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM
56 p | 27 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn