LUẬN VĂN: Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập WTO
lượt xem 19
download
Qúa trình hình thành và phát triển của ngành thương mại Việt Nam gắn liền với những biến đổi to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước . Trong xu thế hội nhập toàn cầu chúng ta đang gồng mình vươn lên để bắt kịp với sự phát triển nói chung của thế giới ,đưa đất nước ngày càng phát triển về kinh tế, ổn định về chính trị .Một trong những dấu mốc quan trọng trong công cuộc thay đổi, phát triển của đất nước đó là ngày 7/11/2006 Việt Nam chính thức là...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập WTO
- LUẬN VĂN: Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập WTO
- LỜI NÓI ĐẦU Qúa trình hình thành và phát triển của ngành thương mại Việt Nam gắn liền với những biến đổi to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước . Trong xu thế hội nhập toàn cầu chúng ta đang gồng mình vươn lên để bắt kịp với sự phát triển nói chung của thế giới ,đưa đất nước ngày càng phát triển về kinh tế, ổn định về chính trị .Một trong những dấu mốc quan trọng trong công cuộc thay đổi, phát triển của đất nước đó là ngày 7/11/2006 Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới –WTO .Là thành viên chính thức của WTO đồng nghĩa với việc chúng ta có rất nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, có được tiếng nói bình đẳng hơn trong kinh doanh buôn bán …mặt khác cũng có rất nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp, ngành hàng, lĩnh vực…đòi hỏi chúng ta phải thay đổi, phải học hỏi và tìm ra cho mình những hướng đi đúng đắn và phù hợp nhất đặc biệt là đối với thương mại hàng hóa nói chung và thương mại hàng dệt may nói riêng. Em xin chọn đề tài: “Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập WTO ”
- CHƯƠNG I THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY I. Thương mại hàng hóa VIỆT NAM những năm đổi mới Trong quá trình đổi mới Việt Nam vẫn giữ vững được thể chế chính trị. Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế -xã hội nước ta mở đầu từ đại hội VI đến nay đã trải qua hơn 20 năm . Từ đó đến nay ,nước ta đã có những đổi thay to lớn và sâu sắc . Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã hình thành và ngày càng phát triển . Nhà nước đã ban hành nhiều quyết định quan trọng theo hướng khuyến khích mở rông lưu thông hàng hóa ,mở rộng quyền của mọi tổ chức và công dân Việt Nam được đăng kí kinh doanh thương mại , dịch vụ . Công cuộc đổi mới đã đưa nền kinh tế hoàn toàn thoát khỏi khủng hoảng .Tổng mức lưu chuyển hàng hóa hàng hóa bán lẻ tăng với tốc độ cao. Khối lượng và danh mục hàng hóa đa dạng ,phong phú, chất lượng hàng hóa được nâng cao. Chuyển từ nền kinh tế hiện vật sang nền kinh tế hàng hóa , chúng ta chuyển từ nền kinh tế ưu tiên phát triển tư liệu sản xuất sang phát triển đồng thời ba chương trình kinh tế : lương thực , xuất khẩu , hàng tiêu dùng , dần dần bước sang công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế .Từ nền kinh tế có hai hình thức sở hữu quốc doanh và tập thể sang nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu ,xu hướng khu vực ngoài dân doanh chiếm tỷ trọng chủ yếu .Chuyển từ cơ chế quản lý tập trung sang cơ chế thị trường , các vấn đề kinh doanh hoàn toàn được giải quyết thông qua mối quan hệ qua lại giữa nhà sản xuất và người tiêu thụ sản phẩm trên thị trường .Để khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu , Nghị định 57/CP ngày 31/7/1998 , đã mở rộng quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo đúng các quy định của pháp luật được xuất, nhập khẩu hành hóa theo ngành nghề đã ghi trong giấy đăng kí kinh doanh . Năm 1931 đến 1981 nước chúng ta phải nhập khẩu gạo nhưng đến năm 2006 chúng ta đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo( trên 5 triêu tấn). Năm 2006 có tới 8 mặt hàng xuuất khẩu trên 1 tỷ USD ( thủy sản >2,2 tỷ USD, dày >2 tỷ USD…). Năm 1986 tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ là 789 triệu USD nhưng
- đến năm 2005 là 32,4 tỷ USD và năm 2006 con số đó là 39,4 tỷ USD, tăng 22,1% so với năm 2005 ( trong đó kim ngạch xuất khẩu vào MỸ đạt 9 tỷ USD). Dự kiến năm 2007 xuất khẩu sẽ đạt 47,54 tỷ USD. Ngày 17/7/1995 nước ta và Liên minh châu Âu đã kí hiệp định chung về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật, ngày 28/7/1995 nước ta là thành viên chính thức của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Năm 1998 nước ta đã tham gia diễn đàn kinh tế các nước châu Á –Thái Bình Dương (APEC). Tháng 7/2001 . nước ta đã kí hiệp định thương mại với 61 nước trong đó có MỸ, góp phần đưa tổng số nước quan hệ ngoại thương với Việt Nam, từ 50 nứớc năm 1990 lên trên 170 nứớc và vùng lãnh thổ vào năm 2000. Nhờ có mở rộng quan hệ thương mại với các nước nền kinh tế Việt Nam được thúc đẩy tăng trương nhanh chóng. Hàng hóa Việt Nam có mặt ở 220 nước trên tổng số 250 nước trên thế giới và nhập khẩu từ 130 nước. Đặc biệt trong năm 2006 đánh dấu là một năm mà Việt Nam trở thành tâm điểm của sự chú ý đối với thế giới. Chúng ta đã tổ chức thành công hội nghi cấp cao APEC tại HÀ NỘI –một cơ hội lớn để thu hút sự quan tâm của các đối tác, các nguồn đầu tư nước ngoài. Ngày 7/11/2006 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đây là một cơ hội to lớn và cũng đầy thách thức đối với nền kinh tế VIỆT NAM và ngành thương mại nói riêng. Năm 2006 được đánh giá là năm thành công của ngành thương mại .Ngành thương mại có sự tăng trưởng cả trên 2 lĩng vực XNK và thương mạ nội địa . Kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng trưởn mạnh ,góp phàn vào tăng trưởng kinh tế và giảm thâm hụt cán cân thương mại của cả nước . Hầu hết các nhóm hàng chủ lực đều có sự tăng trưởng mạnh , vượt mục tiêu đề ra . Cùng với sự thành công trong XNK , hoạt động thương mại nội địa đã đóng góp một hàn quan trọng vào tăng trưởng kinh tế xã hội .Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội năm 2006 ước đạt 580,7 ngàn tỷ đồng , tăng 13 % so với năm 2005( loại trừ yếu tố giá ) đây là mức tăng trưởng tuơng đối cao, là nhân tố góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP 8,17 % năm 2006, mặc dù giá cả trên thế giới tăng mạnh nhưng các mặt hàng quan trọng thiết yếu được đảm bảo nguồn cung cấp, giá cả trong tầm kiểm soát. Thương mại trong địa bàn miền núi , vùng sâu, vùng sa, hải đảo, tăng trưởng khá nhanh , khoảng cách giữa các vùng khó khăn, vùng núi với đô thị trung tâm vế tốc độ tăng trưởng mức lưưu chuyển hàng
- hóa ngày càng được thu hẹp. Kết cấu hạ tầng thương mại trên các địa bàn phát triển nhanh. Chuỗi các cửa hàng tiện ích phát triển mạnh không chỉ ở các thành phố lớn như thành phố HCM,Hà Nội, Hải Phòng mà đã lan ra các thành phố khác trong cả nước .Số lượn siêu thị trên toàn quốc tăng 25%, trung tâm thương mại tăng trên 60% so với năm 2005. Chỉ số hàng tiêu dùng (CPI ) năm 2006 tăng 6,6% ( thấp hơn tốc độ tăn trưởng ) mức tăng CPI thấp nhất trong 3 năm qua (năm 2005 là 8,4%, năm 2004 là 9,5%). Đây là kết quả, nổ lực của ngành thương mại trong việc kiểm soát và kiềm chế giá cả . Trong tháng 1/2007, xuất khẩu của cả nước đạt 3.3 tỷ USD, tăng khoảng 7.7 % so với cùng kỳ năm 2006. Trong đó các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu đạt tăng trưởng khá, tăng 23% so với cùng kỳ .XK của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) dật trên 1,8 tỷ USD ,giảm 3,1% do giá dầu thô giảm (nếu không tính dầu thô thì XK ku vực này đạt 1,057 tỷ USD tăng 8,8 % ). Đáng chú ý trong tháng 1, nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước như cà phê tăng tới 136%, chè các loại tăng 69,8%, hạt tiêu tăng 22,2%. Hai mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong XK là mặt hàng dệt may và giày dép cũng tăng khá, tuy mức tăng trưởng chưa cao. Tuy nhiên trong tháng 1 này, 3 mặt hàng là dầu thô và than đá, gạo đều gia tăng số lượng đáng kể về khối lượng so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu cũng tăng mạnh do nhu cầu về nguyên liệu và nhiên liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân trong dịp đầu năm khá cao.Tháng 1 cả nước nhập khẩu 3,4 tỷ USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ. Đáng chú ý nhập khẩu máy móc thiết bị lên tới 550 triệu USD, lớn thứ hai sau xăng dầu tăng 47.5% so với cùng kỳ, điều này chứng tỏ triển vọng triển khai các dự án đầu tư và đổi mới công nghệ của nền kinh tế cả nước. Bên cạnh những thành tựu vẫn còn tồn tại những thiếu sót , khuyết điểm. Những tồn tại đó là : nạn buôn lậu, làm hàng giả, gian lận thương mại và tệ tham nhũng không giảm, tác đông xấu đến tình hình kinh tế xã hội; lĩnh vực xuất khẩu có những hạn chế về tạo nguồn, chất lượng và sức cạnh tranh; xuất khẩu hàng nông sản thô, nguyên liệu thô còn chiếm tỷ trọng lớn; nhiều mặt hàng còn phải xuất khẩu qua trung gian, chưa hiểu hết luật quốc tế vì vậy còn dẫn đến tình trạng bán phá giá, vi
- phạm bản quyền …Mức tăng trưởng các ngành dịch vụ chỉ đạt trên 50% kế hoạch, trong khi lĩnh vực này chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, nên hạn chế mức tăng trưởng chung của nền kinh tế . Quá trình đổi mới nền kinh tế ở Việt Nam chính là quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường. Quá trình thương mại hóa nền kinh tế, thương mại hóa các doanh nghiệp ( thương mại theo nghĩa rộng là kinh doanh có hiệu quả, có lợi nhuận ). II. Thương mại dệt may trên địa thị trường thế giới Theo thống kê của Tổ chức WTO, kim ngạch hàng dệt trao đổi trên thế giới trong năm 2002 là 152 tỷ đô la Mỹ, tức 2,4 % mậu dịch hàng hoá và 3,2 % mậu dịch hàng công nghiệp. Cho hàng may mặc, các con số tương đương là 201 tỷ đô-la, 3,2 % mậu dịch hàng hoá và 4,3 % mậu dịch hàng công nghiệp. Những tỷ số này khiêm tốn vì hàng dệt may, tuy cơ bản và cần thiết cho mọi mặt của đời sống như đã nói ở trên, nhưng vì đã trở thành phổ biến, thậm chí tầm thường, do đó ít giá trị, trừ một số sản phẩm cao cấp dành cho các ứng dụng chuyên môn. Một lý do khác cũng rất quan trọng là sự cạnh tranh từ các nước nghèo, các nước đang phát triển , có nhân công rẻ đã kéo giá thành xuống, làm mức tăng trưởng đo bằng trị giá của thương mại dệt may thấp hơn mức tăng trưởng về lượng. Hàng dệt may là bộ phận cấu thành quan trọng của thương mại thế giới, cũng là sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của các nước đang phát triển .các nước phát triển từ lợi ích bản than đã sử dụng biện pháp hạn chế về số lượng nhập khẩu hang dệt và may đến các nước đang phát triển. ”hiệp định nhiều sợi (MFA)”có hiệu lực từ năm 1974 mở rộng hơn phạm vi hạn chế đối với hang dệt, gồm bônglông cừu nhân tạo và chế phẩm của nó . Trong năm 2002, các trao đổi vải sợi giữa các nước châu Á đạt 38 tỷ đô-la, và giữa nội bộ các nước Tây Âu là 36,4 tỷ đô-la, hai con số cao hơn gấp bội các trao đổi liên vùng như xuất khẩu của Tây Âu về khối Đông Âu-Liên Xô cũ (8,9 tỷ), Á Châu về Tây Âu (7,9 tỷ), Á Châu về Bắc Mỹ (8,3 tỷ) và Bắc Mỹ về châu Mỹ la tinh (5,7 tỷ). Về phía hàng may mặc cũng tương tự: nội bộ Tây Âu (45,6 tỷ đô-la), nội bộ Á Châu
- (22,8 tỷ), Á Châu về Bắc Mỹ (34,5 tỷ), Á Châu về Tây Âu (20,9 tỷ), châu Mỹ la tinh về Bắc Mỹ (19,7 tỷ), và khối Đông Âu-Liên Xô cũ về Tây Âu (9,6 tỷ). May mặc, ở Tây Âu và Á Châu cũng thống trị thị trường như thế. Tây Âu chiếm 30 % xuất khẩu và 41% nhập khẩu, Á Châu 45% xuất khẩu nhưng chỉ 13% nhập khẩu, và Bắc Mỹ ngược lại, nhập (31%) gấp 6 lần xuất (5%). Thị phần của các vùng kia lại càng ít ỏi hơn, châu Mỹ La tinh khá nhất cũng chỉ chiếm 10% xuất và 4% nhập. Ngành hàng dệt, trong năm 2002, Tây Âu chiếm 38% kim ngạch xuất khẩu thế giới và 35% nhập khẩu, Á Châu chiếm 44% xuất khẩu và 29% nhập khẩu, trước xa Bắc Mỹ (9% xuất khẩu và 12% nhập khẩu). Các vùng khác như khối Đông Âu -Liên Xô cũ, châu Mỹ la tinh, châu Phi và Trung Đông đều có những tỷ số chỉ một vài phần trăm cho cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Qua các con số này, có thể nói trong mậu dịch quốc tế về hàng dệt may, Tây Âu, Á Châu và Bắc Mỹ đóng vai trò chính. Tuy thế, đề tài này là quan tâm chung của tất cả các nước trong các cuộc thương thuyết của hệ thống thương mại đa phương, cụ thể là trong khuôn khổ của tổ chức GATT và sau này WTO. Riêng đối với ngành dệt may thì mối quan tâm lớn nhất hiện nay của nhiều nước chắc chắn là Trung Quốc .Từ năm 2002, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO và được thoát khỏi một số hạn ngạch, sự phát triển của xuất khẩu dệt may Trung Quốc dường như không có gì cản nổi. Tại Nhật, một nước phi hạn ngạch, Trung Quốc chiếm 78,1% thị trường quần áo và 47,5% thị trường vải sợi năm 2002, với mức tăng trưởng là 66% trong 10 năm, cho thấy khả năng chiếm lĩnh thị trường của Trung Quốc khi không có hạn ngạch. Tại Mỹ và trong Liên hiệp châu Âu, năm 2002, tức là ngay sau khi một số hạn ngạch được bãi bỏ, nhập khẩu các mặt hàng này từ Trung Quốc vào Mỹ tăng bình quân 125%, nhập khẩu vào Liên hiệp châu Âu tăng 53% về trị giá và 164% về số lượng, và giá đơn vị trung bình thì giảm 42%. Có thể nêu lên vài con số khá kinh khủng: chỉ trong một năm, nhập khẩu vào Mỹ từ Trung Quốc tăng 242% cho găng tay, 306% cho quần áo trẻ em, 250% cho nịt ngực và 557 % cho áo choàng, áo ngủ. Trung Quốc là nước duy nhất đã gia tăng xuất khẩu trong tất cả các loại hàng. Hàng dệt may Trung Quốc đang ngày càng chiến lĩnh thị trường thế giới không ngừng, không chỉ đa dạng về chủng loại và mẫu mã cũng vô cùng phong phú .
- Qua các cuộc hội thảo chuyên đề các chuyên gia đàu ngành của thế giới đã thống nhất ý kiến trên một số vấn đề cơ bản, đó là: - Hàng may mặc theo phong cách phương Tây sẽ tăng lên - Kiểu trang phục công sở sẽ được phổ biến - Thẩm mỹ ở lứa tuổi trung niên và cao niên sẽ được cải thiện . - Hàng may mặc trẻ em làm thay đổi khái niệm về tiêu dùng và thiết kế - Vải, sợi, phụ liệu, thiết kế, kiểu dáng và kỹ thuật sẽ có bước đột phá - Đồ thể thao vẫn được ưa chuộng . III. Thương mại dệt may VIỆT NAM 1. Một vài đặc điểm của ngành dệt may Việt Nam. Ngành dệt may Việt Nam dã có lịch sử phát triển rất lâu đời .Từ hàng nghìn năm nay, người Việt đã biết trồng dâu nuôi tằm, trồng bông, lanh, gai, đay và các cây có sơ để kéo sợi, dệt vải cho ngành may mặc phục vụ cho đời sống hàng ngày và trong tang lễ, hội hè, đình đám. Bằng chứng cho sự phát triển này là đến nay vẫn còn tồn tại nhiều làng nghề truyền thống trên nhiều vùng đất nước như : Lụa Vạn Phúc, Khăn Phùng Xá , (Hà Tây) :dệt làng Mẹo (Thái Bình )…Tuy vậy, phải đến cuối thế kỉ XIX, ngành dệt may mới manh nha hình thành và phát triển trong hình hài của một ngành công nghiệp Hàng dệt may là lĩnh vực các nước đang phát triển có lợi thế và là tiềm năng phát triển cao. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành là sử dụng nhiều lao động, công nghệ tương đối dễ tiếp cận, quy mô thị trường lớn nên là đối tượng bảo hộ cao trong chính sách của các nước phát triển và các nước đang phát triển. Do vậy luôn có sự cạnh tranh giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Với chủ trương đưa ngành dệt may trở thành ngành kinh tế mủi nhọn hướng ra xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng thiết yếu của nhân dân ,vì thế Nhà nước vừa khai thác, phát huy tiềm lực có sẵn, vừa khônh ngừng mở rộng phát triển cả chiều rộng lẫn bề sâu. Đặc biệt với ngành may vừa mở rộng, vừa đầu tư chiều sâu với trang thiết bị hiện
- đại để bắt kịp với trang thiết bị hiện đại của thế giới nhằm phát huy thế mạnh của ngành May Việt Nam với nguồn lao động dồi dào, giá công lao động chưa cao và không đòi hỏi nhiều vốn đầu tư cho một công trình may, phù hợp với một đất nước nghèo vừa đi lên từ chiến tranh . Trong những năm 1990, hàng dệt may chiếm khoảng một nửa xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam, nhưng chỉ khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1999. Tuy thế, tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu dệt may cao hơn tỷ lệ của tổng xuất khẩu cả nước, với con số trung bình hàng năm là 38% từ 1990 đến 2000. So với hàng dệt, hàng may mặc tăng nhanh hơn và chiếm đa số xuất khẩu của toàn ngành. Phần của hàng dệt trong tổng số xuất khẩu dệt may của Việt Nam là 12%, rất thấp so với tỷ lệ tương đương của xuất khẩu thế giới (44%). Một lý do là đa số hàng dệt được tiêu thụ trong nước, hoặc là để sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, hoặc để đáp ứng nhu cầu may mặc nội địa. Năm 1996, tỷ lệ xuất khẩu trên sản xuất chỉ là 11,3% cho hàng dệt , nhưng lên đến 84% cho hàng may mặc. Một điểm đáng để ý là các công ty dệt quốc doanh cũng tham gia tích cực xuất khẩu hàng may mặc: họ dệt vải, xuất khẩu một ít, còn lại bao nhiêu dùng để sản xuất quần áo rồi xuất khẩu. Ngược lại, đa số các công ty may mặc nước ngoài không dùng vải nội địa mà nhập thẳng nguyên liệu từ Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan. Hiện nay, 70% sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam thực hiện theo phương thức gia công, 30% còn lại là bán gia công. Vì phụ thuộc tới 80% vào nguyên, phụ liệu nước ngoài, hàng dệt may Việt Nam bị đội giá tới 20-30%. Trong xu hướng giảm giá của dệt may thế giới, thế cạnh tranh của Việt Nam sẽ càng yếu thêm vì vẫn tiếp tục bị áp đặt hạn ngạch và phải cộng chi phí này vào giá thành sản phẩm. Mặt khác, lương nhân công của Việt Nam, ít ra là trong các xí nghiệp quốc doanh, không thấp hơn lương nhân công ở Trung Quốc bao nhiêu: lương trung bình của 5 xí nghiệp quốc doanh lớn tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2000 là 98,8 đô-la một tháng, so với 105 đô-la vào tháng 6/ 2002 trong 3 công ty Hồng Kông tại Thượng Hải. Ngoài ra các chi phí giao dịch (transaction costs) ở Việt Nam cũng rất cao. Mặc dù còn tồn tại nhiều khó khăn nhưng ngành dệt may Việt Nam đã tạo cho mình những tiền đề cơ bản, chuẩn bị tốt các điều kiện đón những cơ hội thuận lợi
- trong giai đoạn tiếp theo, mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển của mình, tiếp tục khẳng định là ngành kinh tế mủi nhọn và có những đóng góp to lớn vào tiến trình phát triển kinh tế đất nước . 2. Thương mại hàng dệt may ở Việt Nam những năm gần đây. Hơn mười năm qua, xuất khẩu hàng dệt - may Việt Nam luôn đứng vị trí cao trong các ngành xuất khẩu ( luôn đứng ở vị trí thứ hai trong các mặt hàng xuất khẩu sau dầu khí ). Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,6 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2002.Tính đến năm 2003, năng lực sản xuất ngành dệt - may phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Số lượng doanh nghiệp (DN) tăng gấp năm, sáu lần so với mười năm trước. Cả nước hiện có khoảng 1.050 DN, trong đó 231 DN nhà nước chiếm 28%, 449 DN ngoài quốc doanh, chiếm 32%, 354 DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 30%... với tổng số lao động hơn hai triệu người, đồng thời tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động sản xuất các ngành phụ trợ như trồng bông, trồng dâu nuôi tằm, thêu đan, sản xuất bao bì, phụ liệu... và hàng chục nghìn lao động dịch vụ khác. Trình độ công nghệ được cải thiện đáng kể, nhiều công đoạn sản xuất đạt trình độ công nghệ tiên tiến trên thế giới. Thị trường xuất khẩu hàng dệt - may Việt Nam luôn được mở rộng, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành trong mười năm (1990 - 2000) là 23,8%. Hàng dệt - may Việt Nam hiện có mặt tại hơn 100 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có các thị trường lớn "khó tính" như Mỹ, EU, Nhật Bản...Những kết quả đạt được này là do sự hổ trợ của nhà nước trong viêc xúc tiến thương mại. Đồng thời chúng ta đã tham gia vào tổ chức dệt may thế giới, Hiệp hội dệt may ASEAN, ASIA , tham gia vào các chương trình của hiệp hội bông thế giới tổ chức tai Anh và Mỹ đã gây tiếng vang cho ngành Dệt May Việt Nam trong quảng bá sản phẩm, cũng như năng lực sản xuất kinh doanh của ngành .Đây coi như là thành quả bước đầu của ngành dệt may Việt Nam, thể hiện sự cố gắng của toàn ngành trong thời gian qua. Với chiến lược đầu tư đúng hướng , chất lượng sản phẩm hàng Dệt May Việt Nam không ngừng được nâng cao. Thêm nữa, việc áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000 (môi trường ), SA 8000 (về lao động ) …đã góp phần quảng bá thương hiệu và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nhiều
- thương hiệu nổi tiếng trong nước như Việt Tiến, Nhà Bè, May 10 …được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Tỷ lệ giá trị nội địa hóa trong hàng dệt - may xuất khẩu ngày càng tăng. Xuất khẩu sản phẩm làm bằng vải, phụ liệu sản xuất trong nước chiếm khoảng 23% kim ngạch xuất khẩu, trong khi con số này chỉ khoảng 2 - 3% trong giai đoạn đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Ngành dệt - may đã thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước về sản xuất hàng trong nước thay thế hàng nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các tầng lớp trong xã hội, góp phần hạn chế hàng nhập khẩu. Năm 2006 ngành dệt may phải đối mặt với nhiều khó khăn, chi phí đầu vào tăng chóng mặt, giá đầu ra xuất khẩu giảm do cạnh tranh toàn cầu, trong khi đó hàng nhập lậu từ Trung Quốc về tràn ngập và chi phối thị trường nội địa. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may vẫn đạt khoảng 5,8 tỷ USD (tăng trên 20%) so với năm trước, trong đó xuất khẩu vào Hoa Kỳ đạt 3,1 tỷ (tăng 21%); châu Âu đạt xấp xỉ 1,2 tỷ USD (tăng 36%); Nhật Bản gần 640 triệu USD, tăng 5,3%. Và theo như ông Lê Quốc Ân chủ tịch hiệp hội dệt may Việt Nam (vitas) kiêm chủ tịch HDQT tập đoàn dệt may Việt Nam (vinatex) đó là một điểm son năm 2006. Cũng trong năm 2006 , đã đánh dấu một bước phát triển với ngành dệt may với những dự án đầu tư lớn của các nhà đầu tư nước ngoài . Đó laf dự án dệt kim của công ty Global Dyeing (Hàn Quốc) hoạt động với công suất 18.000 tấn /năm. Dự án formosa (Đài Bắc ) sản xuất sợi tổng hợp …Những dự án này góp phần tạo tiền đề cho dệt may trong thời gian tới. Quyết định 55 của Chính phủ trong đó có đề ra một số cơ chế chính sách để tăng tốc ngành dệt may. Trong năm năm, từ 2001-2005, Quĩ hỗ trợ phát triển đã cho ngành dệt vay khoảng 1.950 tỉ đồng, tương đương 118 triệu USD, chiếm khoảng 10% số vốn mà các DN đã đầu tư và chiếm khoảng 5% trên tổng vốn đầu tư theo kế hoạch cần phải huy động của ngành. Thực tế những biến động về tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vài năm gần đây cho thấy, khi hàng dệt may Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ, lấn chiếm thị trường lớn, thì dệt may Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn . Điển hình như những tháng đầu năm 2005, khi Trung Quốc đang trong thời kỳ vừa được xoá bỏ hạn ngạch, tăng trưởng cao đã đẩy các DN Việt Nam đến bờ vực tăng trưởng âm. Chỉ sau khi hàng dệt may Trung Quốc bị áp hạn ngạch trở lại đối với một số mặt hàng tăng
- trưởng quá nóng, hàng dệt may cùng loại của Việt Nam mới có cơ hội phục hồi. Còn nếu cạnh tranh trực diện với hàng Trung Quốc trong những mặt hàng thông thường và giá bán rẻ thì chắc chắn các DN Việt Nam sẽ không tránh khỏi thất bại. 3. Tác động của việc bãi bỏ chế độ hạn ngạch đến ngành dệt may. Sự kiện bãi bỏ hạn ngạch ngày 1/1/2005 đánh dấu một bước tiến quan trọng của xu thế tự do hoá thương mại quốc tế. Sự kiện này có tác động khác nhau đối với các quốc gia. Nó sẽ mở rộng giao dịch về hàng dệt may giữa các nước là thành viên WTO . Do Việt Nam đã dược EU,Canada dỡ bỏ việc áp dụng hạn ngạch hàng dệt may nên chỉ còn Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ còn áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam vào các nước đó. Điền này đã ảnh hưởng tới ngành dệt may Việt Nam: - Thứ nhất, khi bãi bỏ hạn ngạch, các nhà sản xuất Việt nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn với những nước thành viên khổng lồ của WTO mà tiêu biểu là Trung Quốc. Khi đó giá các sản phẩm của Trung quốc sẽ giảm mạnh và yếu tố thời trang sẽ được khách hàng quan tâm nhiều hơn. Vì vậy nhà sản xuất nào kết hợp được hai yếu tố: Giao hàng nhanh với chi phí thấp sẽ có lợi thế. Các nhà nhập khẩu sẽ chọn nơi sản xuất nào họ có thể đặt hàng trọn gói, từ vải, thiết kế mẫu, dây kéo đến nhãn mác... Do đó nước nào phát triển được ngành công nghiệp dệt may với cơ cấu cân đối cả Dệt - May - Các ngành phụ trợ thì sẽ có nhiều lợi thế vì có thể đáp ứng các đơn hàng chủ động hơn, nhanh hơn. - Thứ hai, cùng với xu thế tự do hoá thương mại, sản xuất không còn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, địa phương nữa, việc lựa chọn địa điểm sản xuất ở đâu cần phải được xem xét cẩn thận hơn rất nhiều. Các nhà sản xuất sẽ phải đối mặt với các quyết định về nguồn cung ứng đó là nên tự sản xuất hay mua ngoài nguyên liệu, phụ liệu cho sản xuất. Xu hướng chung của các quốc gia là sẽ sản xuất những mặt hàng nào có hiệu quả (lợi thế) hơn và nhập khẩu những mặt hàng nào mà việc sản xuất ở trong nước kém hiệu quả. Từ đó đặt ra vấn đề trong công tác tổ chức sản xuất là các doanh nghiệp nên hợp nhất theo chiều dọc việc sản xuất nguyên phụ liệu hay nên mua chúng từ những nhà cung ứng độc lập và cơ cấu sản xuất của ngành sẽ cần phải hoàn thiện theo chiến lược sản xuất ấy.
- - Thứ ba, khi chế độ hạn ngạch bị bãi bỏ, các khách hàng sẽ không chia lẻ đơn hàng cho các nhà sản xuất nhỏ như trước nữa mà tìm đến với những doanh nghiệp lớn có qui mô từ 1000 lao động trở lên và có uy tín để đặt những đơn hàng lớn. Trong xu thế ấy, chỉ những doanh nghiệp nào có quan hệ bạn hàng tốt, hệ thống phân phối tốt, biết liên kết để nâng cao sức cạnh tranh và uy tín trong quan hệ bạn hàng thì sẽ thắng còn những doanh nghiệp nhỏ lẻ, đơn độc sẽ khó tồn tại được. - Thứ tư, khi xoá bỏ hạn ngạch, sức ép về cạnh tranh sẽ ngày càng gia tăng, yêu cầu của khách hàng cũng khắt khe hơn. Do đó muốn đứng vững trong cạnh tranh thì tổ chức sản xuất phải trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của các tiêu chuẩn quốc tế, phải hoà nhập vào hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, quản lý môi trường ISO 14000 và hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000. CHƯƠNG II CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT MAY NƯỚC TA TRONG HỘI NHẬP WTO. I. Những nét cơ bản về tổ chức thương mại thế giới WTO. Lúc 17 giờ ngày 7.11.2006, tại Geneva Thụy Sĩ, chủ tịch đại hội đồng thế giới (WTO) Erik Glenne đã gõ búa chíng thức thông qua bộ hố sơ gia nhập WTO của Việt Nam. Hai tiếng đồng hồ sau đó, Bộ trưởng thương mại Trương Đình Tuyển và tổng giám đốc WTO Pascal Lamy đã ký vào Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam . Chiều ngày 8/11/2006 với 444 phiếu tán thành, đạt tỷ lệ 90,24% tổng số đại biểu, Quốc Hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).Việt Nam được kết nạp trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới sau 11 năm đàm phán gian khổ và nhiều cam go, Việt Nam tiếp tục tiến bước trên con đường hội nhập và phát triển . Tổ chức Thương mại thế giới có trụ sở chính tại Giơnevơ Thụy Sĩ. Ngân sách của tổ chức là 169 triệu frans thụy Sĩ và có 600 nhân viên. Giám đốc là ông Pascal Lamy.
- Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO ) được thành lập sau vòng Đàm phán Uruguay (1986-1994), và tất cả những gì tổ chức này làm được đều thông qua con đường đàm phán . Nói một cách đơn giản, WTO là nơi đề ra những quy tắc thương mại giữa các quốc gia trên quy mô thế giới hoặc gần như toàn thế giới. Có nhiều cách nhìn nhận về tổ chức thương mại thế giới. Nó là tổ chức để tự do hóa thương mại , là diễn đàn để các chính phủ đàm phán các hiệp định thương mại , là nơi để họ giải quyết các tranh chấp thương mại. Nó điều hành hệ thống các quy tắc thương mại . Trước tiên, WTO là một khuôn khổ để đàm phán …WTO là diễn đàn, nơi các quốc gia thành viên thương lượng giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương mại giữa họ. Các hoạt động mà WTO đang xúc tiến hiện nay chủ yếu xuất phát từ những cuộc đàm phán diễn ra từ năm 1986 đến 1994, mang tên vòng đàm phán Uruguay, và từ những cuộc đàm phán trước đó trong khuôn khổ Hiệp định chung về thuế quan và Thương Mại (GATT) . Đối với những nước mà phải đối mặt với những rào cản trong thương mại và muốn hạ thấp những rào cản này, thì đàm phán giúp thúc đẩy tự do hóa thương mại. WTO không chỉ tập trung vào mục tiêu tự do hóa thương mại, trong một số trường hợp, WTO còn đề ra những quy định ủng hộ duy trì rào cản thương mại, ví dụ như trong trường hợp chống sự lây lan của dịch bệnh hay bảo vệ người tiêu dùng. Nòng cốt của tổ chức là các hiệp định WTO được phần lớn các quốc gia thương mại tham gia đàm phán và kí kết. Những văn bản này trở thành quy tắc quy tắc pháp lý nền tảng của thương mại quốc tế và các quy tắc này, quy định này phải “minh bạch ”. Những quy tắc của hệ thông thương mại phải đảm bảo : - Không phân biệt đối xử : không một nước nào được phân biệt đối xử giữa các đối tác thương mại của mình ( nghĩa là phải dành cho họ một cách công bằng quy chế “ đối xử tối huệ quốc ” hay còn gọi là quy chế MFN ), cũng như không được phân biệt đối xử giữa hàng hóa và dịch vụ ngoài nước ngoài.
- - Dành ưu đãi cho các nước kém phát triển. Cho họ một thời gian dài và linh động hơn , cùng một số đặc quyền thương mại . - Tự do hóa hơn trong thương mại, xóa bỏ rào cản thông qua con đường đàm phán . - Cạnh tranh hơn : hạn chế những biện pháp thương mại không lành mạnh như trợ cấp xuất khẩu , bán phá giá . - Dự đoán trứơc được phải đảm bảo cho các công ty, các nhà đầu tư và chính phủ nước ngoài rằng sẽ không áp dụng một cách tùy tiện các rào cản thương mại , mức thuế quan và các cam kết mở cửa thị trường được “ràng buộc” tại WTO. II. Cam kết về hàng dệt may của VIỆT NAM với WTO. Xét về chính sách kinh tế vĩ mô, theo Bộ trưởng Trương Đình Tuyển: đa số các cam kết đa phương trong đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là phù hợp với luật pháp và đường lối đổi mới của Việt Nam nên sẽ không gây ra biến động lớn. Bộ văn kiện gia nhập WTO của Việt Nam, được Ban công tác phê chuẩn vào ngày 26/10/2006 (trước khi Đại hội đồng chính thức bỏ phiếu thông qua việc kết nạp chính thức Việt Nam vào 7/11). Theo bô trưởng Trương Đình Tuyển : “Gia nhập WTO là gửi ra bên ngoài một tín hiệu mạnh về quyết tâm đổi mới của ta. Đầu tư trong nước và nước ngoài nhiều khả năng sẽ tăng lên và tăng nhanh, qua đó tạo ra năng lực sản xuất và năng lực xuất khẩu mới. Đây là cơ hội rõ nhất mà việc gia nhập WTO tạo ra và được nhiều tổ chức quốc tế cũng như giới doanh nghiệp thừa nhận ”. Việt Nam đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp định và các quy định mang tính ràng buộc của WTO từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên, do là nước đang phát triển ở trình độ thấp, lại đang trong quá trình chuyển đổi nên Việt Nam đã yêu cầu và WTO đã chấp nhận hưởng một thời gian chuyển đổi để thực hiện một số cam kết có liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), trợ cấp cho phi nông nghiệp, quyền kinh doanh, v.v. Cam kết của VIỆT NAM với WTO đối với Dệt may: các thành viên WTO sẽ không được áp dụng hạn ngạch dệt may đối với Việt Nam khi vào WTO. Riêng trường
- hợp vi phạm quy định WTO về trợ cấp bị cấm đối với hàng dệt may thì một số nước có thể có biện pháp trả đũa nhất định. Ngoài ra thành viên WTO cũng sẽ không được áp dụng tự vệ đặc biệt đối với hàng dệt may của Việt Nam.Cam kết cắt giảm thúê nhập khẩu trong đàm phán WTO cúa hàng dệt may: thuế suất MFN là 37,3% ; thuế xuất khi gia nhập 13,7%; thuế suất cuối cùng 13,7%; thời gian thực hiện là ngay sau khi gia nhập (thực tế đã thực hiện theo hiệp định dệt may với Mỹ và EU) . Trong quá khứ, các nước tiến hành các biện pháp nhập khẩu tràn lan. Từ năm 1974 cho đến trước vòng Uruguay, thương mại hàng dệt may được điều chỉnh bởi hiệp định Đa sợi (MFA). Theo hiệp định này, các nước (chủ yếu là các nước phát triển) có quyền thiết lập hạn ngạch hạn chế số lượng hàng nhập khẩu. Việc áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may là trái với các nguyên tắc cơ bản của WTO. Chính vì vậy, tại vòng đàm phán Uruguay, các nước đang phát triển đã đấu tranh giành thắng lợi trong việc thiết lập Hiệp định Dệt may(ATC) dẫn tới loại bỏ hạn ngạch cũng như tất cả các biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với hàng dệt may. Hiệp định ATC quy định rõ lịch trình loại bỏ hạn ngạch và hạn chế số l ượng theo 4 giai đoạn cụ thể, bắt đầu vào năm 1995 và hoàn thành vào 31/12/2004. Để đảm bảo ATC được các nước thực hiện một cách nghiêm túc, WTO thiết lập hẳn một cơ quan giám sát hàng dệt. III . Cơ hội đối với thương mại hàng dệt may nước ta trong hội nhập WTO. Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam, ông Lê Quốc Ân, khẳng định sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, ngành dệt may sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Cái được đầu tiên khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO là ngành dệt may sẽ không bị áp dụng chế độ hạn ngạch đối với thị trường Mỹ. Ngành cũng sẽ được đối xử bình đẳng ở nhiều thị trường. Hạ tầng cơ sở và cả nguồn nhân lực cũng sẽ được cải thiện bởi dòng đầu tư sẽ đổ vào Việt Nam mạnh hơn, trong đó có dệt may.
- Ngay năm 2007, khi đã là thành viên của WTO ngành dệt may có cơ hội tiếp cận một cách bình đẳng tại các thị trường thế giới. Hơn nữa xu hướng đầu tư chuyển dịch từ các nước công nghiệp mới như Nhật Bản , Hàn Quốc …sang những quốc gia phát triển, như Việt Nam sẽ mạnh mẽ lên khi Việt Nam là thành viên của WTO, khiến ngành dệt may có điều kiện phát triển hơn. Đầu tư nước ngoài vào dệt may tăng lên đáng kể, đặc biệt là đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng của ngành . Gia nhập WTO sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu khi không bị áp hạn ngạch. Giá cả, chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng của các doanh nghiệp sẽ được bình đẳng với các nước và ngành Dệt may Việt Nam có điều kiện huy động tối đa năng lực thiết bị và tay nghề hiện có. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có uy tín trên thị trường quốc tế, được khách hàng trong và ngoài nước biết đến như Việt Tiến, Nhà Bè, Phương Đông, May Sài Gòn 3, May Sài Gòn 2, Dệt Phong Phú, Dệt Thành Công, Dệt may Hà Nội, May Scavi, May An Phước, May 10, May 28… sẽ có cơ hội tiếp nhận các đơn hàng lớn. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm ăn, góp phần tạo nên sự tăng trưởng mạnh về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may. Ngành Dệt May có đủ sức cạnh tranh và phát triển nếu trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, không cần ưu đãi. Với những điều kiện đó thì chắc chắn ngành Dệt May sẽ có 3 cái lợi là xuất khẩu không bị khống chế quota; một số thị trường đang đối xử phân biệt về thuế, sẽ đưa thuế nhập khẩu xuống bình thường; được hưởng những lợi ích từ môi trường đầu tư. Nhưng xét cho cùng thì nguy cơ cạnh tranh trong một sân chơi không bình đẳng của doanh nghiệp dệt may thời hội nhập là có thật. Bởi hàng rào bảo vệ thị trường nội địa bằng thuế thu nhập sẽ giảm xuống tới mức tối đa (thuế nhập khẩu hiện hành 40% với vải và 50% với hàng may mặc, hàng rào này sẽ được giảm còn bình quân khoảng 15%). Bên cạnh đó, các rào cản của nước ngoài sẽ được dựng lên, như các vấn đề về môi trường, chống bán phá giá… Ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Thêu-Đan TP.HCM cũng nhận định: “Những doanh nghiệp xuất khẩu sẽ có những cơ hội rất lớn. Tức là họ có thể xuất hàng ra tất cả các thị trường trên thế giới. Ngược lại, tiến đến thương mại
- tự do theo đúng nghĩa, thì rõ ràng bây giờ họ cũng có những thách thức. Các nước nhập khẩu chỉ chấp nhận những doanh nghiệp nào, quốc gia nào xuất hàng sang họ với một giá bán hợp lý, kiểu dáng, mẫu mã phong phú. Đó là thách thức lớn nhất đối với chúng ta”. Kết thúc tháng 4/2007, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 600 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sau bốn tháng đầu năm đầu tiên khi chúng ta gia nhập WTO lên 2,19 tỷ USD. Như vậy, dệt may vẫn là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao và ổn định nhất từ đầu năm đến nay, trung bình đạt trên 550 triệu USD/ tháng. IV. Thách thức đối vơi thương mại hàng dệt may nước ta trong hội nhập WTO. Thứ nhất, khó khăn đối với ngành dệt may Việt Nam đang phải gặp phải đó chính là sự thiếu năng động và xông xáo trong việc tìm kiếm khách hàng và thị trường. Theo các chuyên gia CBI (tổ chức xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển của chính phủ Hà Lan ), hạn chế lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam là chưa tiếp xúc trực tiếp với với khách hàng mà phải qua trung gian.Điều này là do đa số doanh nghiệp Việt Nam vẫn giữ kiểu làm ăn “truyền thống ”, tức chỉ làm gia công hteo đơn đặt hàng từ nước thứ 3, chứ không tự mình tìm tới khách hàng để giành đơn hàng .Điều này sẽ gây bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam vì sẽ bị thua cuộc trước những đối thủ cạnh tranh đầy năng động và xông xáo .Vì khi gia nhập WTO chúng ta buộc phải cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài . Thứ hai, thách thức tiếp theo với các doanh nghiệp Việt Nam là yếu kém trong việc xây dựng thương hiệu, quảng bá thương hiệu, thậm chí các doanh nghiệp không cần cả thương hiệu, chỉ cốt bán được hàng .Hậu quả là tuy chung ta xuất khẩu đạt kim ngạch cao nhưng có ít người biết đến thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam. Thứ ba, hàng rào bảo hộ tại thị trường nội địa sẽ không còn. Toàn bộ thuế nhập khẩu hiện nay (đối với sản phẩm may mặc là 50%, sản phẩm sợi là 20% và sản phẩm vải là 40%) sẽ phải giảm xuống mức thấp, khoảng từ 10-15%, là mức chung của các thành viên WTO. Như vậy, sản phẩm dệt may Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với hàng dệt may nhập khẩu ngay tại thị trường nội địa
- Thứ tư, khó khăn lớn đối với ngành dệt may hiện nay là để mất thị trường Mỹ. Để Quốc hội Mỹ chấp thuận thông qua việc áp dụng Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn đối với Việt Nam (PNTR), Chính phủ Mỹ đã cam kết sẽ áp dụng chế độ theo dõi đặc biệt đối với ngành dệt may Việt Nam và áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Có năm mặt hàng là “sơ mi, quần dài, đồ bơi, đồ ngủ, áo len ” đã năm trong “tầm ngắm ”. Phía Hoa Kỳ sẽ định kỳ thống kê 6 tháng một lần để làm cơ sổ điều tra, đó là một thực tế khó khăn cho ngành dệt may Việt Nam.Nếu có những tình huống khẩn cấp xảy ra thì có thể cho phép áp dụng mức thuế sơ bộ có tính hồi tố và một khi việc bán phá giá xảy ra thì Bộ thương mại Mỹ sẽ tự tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với các sản phẩm liên quan . Mặc dù chúng ta cho rằng, đây là việc làm không phù hợp với quy định của WTO song đó là thực tế mà chúng ta khó tránh khỏi. - Có thể liệt kê ra rất nhiều công ty đang sản xuất hàng may mặc tại Việt Nam (trong đó có cả các công ty trong nước và đầu tư nước ngoài) bị đóng cửa hoặc sản xuất cầm chừng vì các nhà nhập khẩu lo ngại cơ chế chống bán phá giá sẽ gây rủi ro cho việc kinh doanh của họ. Cụ thể hiện nay, Công ty Việt - Mỹ và Công ty Đại Hoàng Gia tại các khu công nghiệp thuộc tỉnh Quảng Ngãi, một tỉnh nghèo tại miền trung Việt Nam - đang phải đóng cửa vì không còn đơn hàng. Điều đáng lo ngại là vì cơ chế này nên hiện nay các đơn hàng cho quý III và quý IV phía Mỹ đang rất dè dặt và chưa đặt hàng. Bên cạnh đó các nhà nhập khẩu như Nike, Adidas.. còn giảm các đơn hàng đã có kế hoạch đặt trước. - Việc giám sát này đang gây nên những thiệt hại to lớn chẳng những cho các nhà sản xuất Việt Nam, hàng triệu lao động Việt Nam mà còn gây thiệt thòi cho các nhà nhập khẩu và ngành công nghiệp bán lẻ của Mỹ với trên 15 triệu lao động. Hầu hết các nhà nhập khẩu Mỹ đã ngừng hoặc giảm đáng kể đơn đặt hàng cho 6 tháng cuối năm vì e ngại tính rủi ro của cơ chế giám sát. - Trước thực trạng trên, theo giới chuyên gia kinh tế cho rằng , nếu Mỹ áp dụng biện pháp chống bán phá giá với hàng dệt may Việt Nam thì tình hình còn tồi tệ hơn chính sách hạn ngạch . Bởi trước khi áp dụng chính sách hạn ngạch , bên cạnh mặt tiêu cực làm hạn chế xuất khẩu đối với hàng dệt may Việt Nam còn có mặt tích cực là làm
- giảm thiểu tối đa khả năng bị áp dụng các rào cản thương mại – trong đó có chống bán phá giá vì sản xuất nội địa của nước nhập khẩu bị giới hạn bởi một lượng quota nhất định. Nay khi cơ chế này mất đi, sẽ có ảnh hưởng tất yếu theo chiều hướng ngược lại .Cứ theo quy chế này thì bất cứ lúc nào phía Mỹ cũng có thể áp mức thuế cao để ngăn chặn hàng dệt may Việt Nam .Như vậy các doanh nghiệp luôn ở trạng thái bất an.Thực tế một số nhà nhập khẩu Mỹ đang muốn chuyển đơn hàng sang nước khác. Điều này là đáng lo ngại do 70% hàng dệt may VN là xuất khẩu sang Mỹ . - Tất cả các nhà nhập khẩu Mỹ cho rằng việc áp dụng biện pháp này sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của họ, bởi họ không thể lường trước được khi nào sẽ bị tăng thuế. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều nhà nhập khẩu Mỹ sẽ quay lưng lại với hàng dệt may Việt Nam và Theo ông Ân, nhiều nhà nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam ở Mỹ đang chuyển hướng đầu tư và đơn hàng sang các nước khác. "Theo dự báo trước đây, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may sẽ tăng 15-20%/năm, nhưng nếu Mỹ áp dụng chế độ theo dõi đặc biệt đối với ngành dệt may Việt Nam và áp dụng biện pháp chống bán phá giá, thì mức tăng chỉ còn khoảng 5-7%/năm" - Hiện ngành dệt may có khoảng 2 triệu lao động đang làm việc và việc Mỹ áp dụng chế độ theo dõi đặc biệt đối với ngành dệt may sẽ gây khó khăn cho người lao động. Theo ông Lê Quốc Ân, có thể số lao động ngành dệt may chưa bị giảm đi trong năm 2007 vì Mỹ mới bắt đầu áp dụng chế độ theo dõi này, nhưng từ năm 2008 trở đi, mức độ ảnh hưởng sẽ tăng cao. Thứ năm, thuế nhập khẩu hàng dệt may đã cắt giảm ngay ở mức tương đối lớn, điều này sẽ dẫn tới một số thay đổi trong thị trường nội địa. Các DN nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Nhưng trong thời gian tới, nếu ngành dệt may VN không tích cực đầu tư làm chủ khâu nguyên liệu và thiết kế mẫu mã thì lợi thế cạnh tranh sẽ kém dần đi. Tháng 1-2007, thuế nhập khẩu hàng dệt may đã cắt giảm ở mức tương đối lớn. Cụ thể, thuế suất thuế nhập khẩu nhóm hàng xơ, sợi giảm từ 20% xuống còn 5%; nhóm hàng vải giảm từ 40% xuống còn 12% và đặc biệt, nhóm hàng may sẵn giảm từ 50% xuống còn 20%.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn “Thị trường Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam – cơ hội và thách thức"
43 p | 1061 | 301
-
Báo cáo thực tập: Những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO
31 p | 391 | 136
-
LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân Việt Nam hiện nay
130 p | 319 | 97
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Ngân hàng câu hỏi đề thi học phần Lý luận văn học 1 và 2
61 p | 656 | 86
-
LUẬN VĂN:Cơ sở lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự của
93 p | 329 | 75
-
Khóa luận tốt nghiệp: Môi trường kinh doanh quốc tế: Những vấn đề cơ bản , cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam
118 p | 342 | 61
-
Tận dụng các tiềm năng vận tải đường thủy tự nhiên: cơ hội và thách thức cho các Cty vân tải
50 p | 175 | 30
-
Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
10 p | 191 | 28
-
Khóa luận tốt nghiệp: Dịch vụ cho thuê tài chính. Cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập WTO
91 p | 150 | 24
-
Tổ chức WTO đem đến những cơ hội và khó khăn son hành cho các quốc gian khi gia nhập
18 p | 75 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Cơ hội và thách thức trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech tại Việt Nam: Trường hợp của Timo với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
97 p | 58 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU - Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam
102 p | 123 | 16
-
LUẬN VĂN: Hội nhập AFTA –cơ hội và thách thức với các doanh nghiệp công nghiệp việt nam
36 p | 116 | 16
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Thực trạng đời sống của lao động nữ ở khu công nghiệp Đình Trám, Bắc Giang hiện nay
15 p | 82 | 12
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Sự hội nhập cộng đồng của người dân di cư tự do ở Tây Nguyên hiện nay
30 p | 91 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Truyền thông xã hội đối với ý định lựa chọn khách sạn xanh - Ứng dụng mô hình MOA (Động cơ, Cơ hội và Năng lực)
130 p | 19 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Truyền thông xã hội đối với ý định lựa chọn khách sạn xanh - Ứng dụng mô hình MOA (Động cơ, Cơ hội và Năng lực)
26 p | 26 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn