Luận văn Đánh giá điều kiện địa chất công trình nhà A thuộc khu văn phòng làm việc và nhà ở của Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
lượt xem 26
download
Cùng với sự phát triển, Hà Nội là nơi tập trung dân cư đông đúc ngày càng có nhiều người tập trung về thủ đô sinh sống nên nhu cầu nhà ở là cấp thiết và rộng lớn. Để đáp ứng nhu cầu nhà ở của nhân dân ngày càng tập trung về nội thành là một công việc khó khăn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Đánh giá điều kiện địa chất công trình nhà A thuộc khu văn phòng làm việc và nhà ở của Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Bộ môn ĐCCT Đồ án ĐCCT chuyên môn Luận văn Đánh giá điều kiện địa chất công trình nhà A thuộc khu văn phòng làm việc và nhà ở của Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Thiết kế khảo sát địa chất công trình phục vụ cho thiết kế kỹ thuật - thi công công trình trên. SV: Nguyễn Trọng Trường -1- Lớp: ĐCCT-ĐKTB - K54
- Bộ môn ĐCCT Đồ án ĐCCT chuyên môn Mở Đầu Cùng với sự phát triển, Hà Nội là nơi tập trung dân cư đông đúc ngày càng có nhiều người tập trung về thủ đô sinh sống nên nhu cầu nhà ở là cấp thiết và rộng lớn. Để đáp ứng nhu cầu nhà ở của nhân dân ngày càng tập trung về nội thành là một công việc khó khăn.Trong những năm gần đây, Hà Nội đang tập trung xây dựng các khu chung cư cao tầng cho phù hợp với xu hướng phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này thật tốt thì đòi hỏi phải có sự nghiên cứu địa chất công trình ( ĐCCT ) một cách tỉ mỉ chính xác để đảm bảo về mặt kinh tế và kỹ thuật cũng như độ bền của công trình, hạn chế đến mức tối đa những sai sót kỹ thuật có thể xảy ra khi xây dựng và sử dụng công trình. Sau khi học xong giáo trình: “địa chất công trình chuyên môn”, và các môn học khác. Nhằm giúp cho sinh viên củng cố kiến thức đã học đồng thời nắm vững những nội dung của các phương pháp nghiên cứu ĐCCT cũng như các bước và nội dung cần thiết khi tiến hành khảo sát ĐCCT đối với các công trình cụ thể, bộ môn Địa chất công trình đã giao cho tôi làm đồ án môn học “ địa chất công trình chuyên môn ’’. Với đề tài: “ Đánh giá điều kiện địa chất công trình nhà A thuộc khu văn phòng làm việc và nhà ở của Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Thiết kế khảo sát địa chất công trình phục vụ cho thiết kế kỹ thuật - thi công công trình trên. Qua thời gian nghiên cứu, làm việc của bản thân dưới sự hướng dẫn của thầy Dương Văn Bình và các thầy cô trong bộ môn, cùng với sự tham gia, giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp đồ án của tôi được hoàn thành với nội dung sau: Phần Mở đầu. Chương 1: Đánh giá điều kiện địa chất công trình khu vực xây dựng. Chương 2: Dự báo các vấn đề địa chất công trình khu vực xây dựng. Chương 3: Thiết kế phương án khảo sát địa chất công trình. Phần Kết luận. SV: Nguyễn Trọng Trường -2- Lớp: ĐCCT-ĐKTB - K54
- Bộ môn ĐCCT Đồ án ĐCCT chuyên môn Ngoài ra còn có các bảng biểu, bản vẽ kèm theo: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất nền. Mặt bằng bố trí các công trình thăm dò. Mặt cắt ĐCCT K1-K2, tuyến K1-K3 Tuy đồ án đã hoàn thành nhưng do trình độ chuyên môn còn hạn chế nên bản đồ án này không tránh khỏi sai sót,rất mong được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô và các bạn để đồ án này được hoàn thiên hơn.Qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn: KS.Dương Văn Bình, cùng các thầy cô trong bộ môn và các bạn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đồ án này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 15 tháng 11năm 2013. Sinh viên: Hán Văn Tam Lớp: ĐCCT- ĐKTB- K54 SV: Nguyễn Trọng Trường -3- Lớp: ĐCCT-ĐKTB - K54
- Bộ môn ĐCCT Đồ án ĐCCT chuyên môn Chương 1: Đánh giá điều kiện địa chất công trình khu vực xây dựng Khu nhà A với quy mô 5 tầng có tải trọng 190 tấn/trụ. Địa hình khu vực xây dựng tương đối bằng phẳng, độ chênh cao khụng đáng kể, dao động trong khoảng 0,2 đến 0,3. Đây là khu đất trống đang được sử dụng để buôn bán vật liệu xây dựng. Cao độ lỗ khoan giả định là 0,0 ( m ). Để có tài liệu địa chất phục vụ cho giai đoạn lập báo cáo khả thi cho khu nhà A thiết kế 5 tầng, có tải trọng 190 tấn/trụ. Người ta đó tiến hành khoan khảo sát địa chất công trình khu vực dự kiến xây dựng. Trong phạm vi nghiên cứu đã tiến hành khoan khảo sát sơ bộ khu vực xây dựng của công trình, cơ quan khảo sát đó tiến hành các công tác sau: + Đo vẽ bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1:1000 + Khoan 5 lỗ khoan với tổng chiều sâu là 125m + Lấy 12 mẫu thí nghiệm tính chất cơ lý của đất đá Điều kiện ĐCCT là tổng hợp các yếu tố địa chất tự nhiên ảnh hưởng đến công tác thiết kế, xây dựng và sử dụng công trình. Điều kiện ĐCCT bao gồm tổng hợp các yếu tố về địa chất khác nhau: + Yếu tố địa hình địa mạo + Yếu tố địa tầng và tính chất cơ lý của các loại đất đá + Yếu tố cấu tạo địa chất và đặc điểm kiến tạo + Yếu tố địa chất thuỷ văn + Yếu tố về các quá trình và hiện tượng địa chất động lực công trình + Yếu tố về vật liệu xây dựng khoáng tự nhiên SV: Nguyễn Trọng Trường -4- Lớp: ĐCCT-ĐKTB - K54
- Bộ môn ĐCCT Đồ án ĐCCT chuyên môn Dưới đây là một số điều kiện ĐCCT của khu vực xây dựng: 1.1. Đặc điểm địa hình- địa mạo Khu xây dựng nhà A thuộc khu văn phòng làm việc và nhà ở của Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, với diện tích xây dựng khoảng 4000 m2. Vị trí xây dựng công trình hiện tại chủ yếu là khu đất trống đang được sử dụng để buôn bán vật liệu. Nhìn chung địa hình khu xây dựng tương đối bằng phẳng, độ chênh cao không đáng kể, dao động trong khoảng 0,2-0,3m. Do địa hình đã được san lấp nên thuận lợi cho công tác tập kết máy móc, công tác khảo sát địa chất công trình, công tác xây dựng, cũng như công tác vận chuyển sau này. 1.2. Đặc điểm địa tầng và tính chất cơ lý của đất đá 1.2.1. Đặc điểm địa tầng Đất đá là điều kiện hàng đầu của điều kiện địa chất công trình, nó tham gia vào cấu trúc địa chất của vùng nghiên cứu. Kết quả khảo sát địa chất công trình sơ bộ cho biết địa tầng gồm 6 lớp, phân bố từ trên xuống dưới như sau: -Lớp 1: Đất lấp có thành phần hỗn tạp -Lớp 2: Sét pha màu vàng nâu, xám vàng, trạng thái dẻo cứng; -Lớp 3: Sét pha màu nâu hồng, trạng thái dẻo mềm; -Lớp 4: Bùn sét pha lẫn nhiều hữu cơ có màu xám đen; -Lớp 5: Cát pha lẫn hữu cơ màu xám đen, xám ghi, trạng thái dẻo chảy; -Lớp 6: Cát hạt trung màu xám đen, trạng thái chặt vừa, N30=24 1.2.2.Tính chất cơ lý của các lớp đất nền trong khu vực xây dựng SV: Nguyễn Trọng Trường -5- Lớp: ĐCCT-ĐKTB - K54
- Bộ môn ĐCCT Đồ án ĐCCT chuyên môn Những tính chất cơ học và vật lý của đất đá bao gồm những tính chất quyết định trạng thái vật lý,quan hệ với nước và những quy luật biến đổi về độ bền và tính chất biến dạng của đất đá. 1.2.2.1. Những tính chất vật lý. Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất vật lý của đất được phân ra làm 2 loại,đó là các chỉ tiêu được xác định trực tiếp bằng thí nghiệm và các chỉ tiêu được tính toán dựa vào các chỉ tiêu thí nghiệm. a. Các chỉ tiêu được xác định trực tiếp bằng thí nghiệm. Q + Khối lượng riêng của đất h (g/cm3). Khối lượng riêng của đất chỉ h V h phụ thuộc vào thành phần khoáng vật, thay đổi trong phạm vi hẹp từ 2.65 đến 2.80 g/cm3. Q + Khối lượng thể tích tự nhiên w (g/cm3). Khối lượng thể tích tự nhiên V của đất phụ thuộc vào thành phần hạt rắn có trong đất và trạng thái của đất,đặc trưng cho trạng thái của đất. Q + Độ ẩm tự nhiên W n (%).Phụ thuộc vào lượng nước chứa trong đất và Q h độ lỗ rỗng của đất,đặc trưng cho trạng thái của đất. + Giới hạn chảy WL(%) là độ ẩm mà nếu vược quá nó một lượng không đáng kể,đất có kết cấu bị phá hoại,chuyển từ trạng thái dẻo sang trạng thái chảy và chảy nhớt. + Giới hạn dẻo WP(%) là độ ẩm mà vượt qua nó một lượng không đáng kể,đất có kết cấu bị phá hoại,chuyển từ trạng thái nửa cứng sang trạng thái dẻo. b. Các chỉ tiêu xác định bằng tính toán. w + Khối lượng thể tích khô (g/cm3). Khối lượng thể tích khô k 1 0.01W càng lớn thì đất càng chặt. Khối lượng thể tích khô được dùng để đánh giá mức SV: Nguyễn Trọng Trường -6- Lớp: ĐCCT-ĐKTB - K54
- Bộ môn ĐCCT Đồ án ĐCCT chuyên môn độ chặt xốp của đất, đặc trưng cho trạng thái của đất. + Hệ số rỗng của đất e = h -1. k + Độ rỗng của đất n =1- k (%). h 0.01W . + Độ bão hoà G = h (%). e. n + Chỉ số dẻo IP =WL-WP (%).Phụ thuộc vào thành phần hạt,thành phần khoáng vật,đặc điểm môi trường mà nó tồn tại. IP được dùng để phân loại đất. W W + Độ sệt IS = P . Dựa vào IS để đánh giá trạng thái của đất,đối với sét IP pha và sét thì cho kết quả khá chính xác. 1.2.2.2. Tính chất cơ học của đất. Các tính chất cơ học của đất quyết định khả năng của chúng khi chịu tác dụng của ngoại lực.Nó được đặc trưng bằng tính biến dạng và độ bền. Trên cơ sở các số liệu về chỉ tiêu cơ lý ở từng lớp của đất nền, tôi tính hai chỉ tiêu cơ bản thể hiện khả năng chịu tải của các lớp đất là mô đun tổng biến dạng (E0, kG/cm2) và sức chịu tải quy ước (R0, kG/cm2). a. Với đất loại sét Mô đun tổng biến dạng E0 tính theo công thức: 1 e1 Eo β m ( kG/cm2 ) (1-1) a1 2 k Trong đó: : Hệ số xét đến điều kiện nở hông hạn chế, giá trị của nó được lấy tuỳ thuộc vào từng loại đất. Cụ thể là lấy theo bảng 1-1. Bảng 1-1: Bảng tra hệ số Tên đất Cát Cát pha Sét pha Sét SV: Nguyễn Trọng Trường -7- Lớp: ĐCCT-ĐKTB - K54
- Bộ môn ĐCCT Đồ án ĐCCT chuyên môn 0,8 0,74 0,62 0,4 e1: Hệ số rỗng của đất ứng với cấp áp lực P = 1(kG/cm2) ( Khi tính toán lấy giá trị e1 bằng e0 ) e0 : Hệ số rỗng ban đầu của đất a1-2: Hệ số nén lún của đất ứng với cấp áp lực 1-2 (kG/cm2) m k: Hệ số chuyển đổi từ kết quả tính E0 theo thí nghiệm nén một trục trong phòng ra kết quả tính E0 theo thí nghiệm nén tĩnh ngoài trời. Với đất có trạng thái từ dẻo chảy đến chảy (Is > 0,75) thì mk=1, đất có trạng thái từ dẻo mềm đến cứng thì m k được xác định theo bảng 1-2. Bảng 1-2: Bảng tra giá trị mk Giá trị của mk ứng với giá trị hệ số rỗng e Tên đất 0,45 0,55 0,65 0,75 0,85 0,95 1,05 Cát pha 4,0 4,0 3,5 3,0 2,0 - - Sét pha 5,0 5,0 4,5 4,0 3,0 2,5 2,0 Sét - - 6,0 6,0 5,5 5,5 4,5 Sức chịu tải quy ước R0 được tính theo công thức: R0= m[(A.b + B.h).w + c.D] ( kG/cm2 ) (1-2) Trong đó: m : Hệ số điều kiện làm việc của nền và công trình, lấy m = 1 A, B, D : Hệ số không thứ nguyên, phụ thuộc vào góc ma sát trong b : Chiều rộng móng quy ước, lấy bằng 100 cm h : Chiều sâu đặt móng quy ước, lấy bằng 100 cm c : Lực dính kết của đất dưới đáy móng (kG/cm2) w : Khối lượng thế tích tự nhiên của đất (g/cm3) b. Với đất rời SV: Nguyễn Trọng Trường -8- Lớp: ĐCCT-ĐKTB - K54
- Bộ môn ĐCCT Đồ án ĐCCT chuyên môn Mô đun tổng biến dạng E0 tính theo công thức: E0 = a + C ( N + 6 ) (kG/cm2) (1- 3) Trong đó: Hệ số a = 40 khi N >15 và a = 0 khi N
- Bộ môn ĐCCT Đồ án ĐCCT chuyên môn Bão hoà nước 1.5 1 M ôđun biến dạng • Góc ma sát trong được tính theo công thức: = 12.N + 15 (độ) (1- 4) Sau đây tôi xin mô tả cụ thể địa tầng và tính chất cơ lý của các lớp đất nền như sau: 1.2.1. Lớp 1: Đất lấp có thành phần hỗn tạp Đây là lớp đất nằm ngay trên bề mặt và phân bố khắp khu vực xây dựng, có bề dày thay đổi từ 1,4m hố khoan K1 ( hk K1) đến 1,9m ( hk K2), bề dày trung bình là 1,65m. Là lớp đất lấp có thành phần hỗn tạp, trạng thái không ổn định. Lớp này ít có ý nghĩa về mặt xây dựng nên không lấy mẫu thí nghiệm. Khi tiến hành xây dựng có thể bóc bỏ lớp này đi. 1.2.2. Lớp 2: Sét pha màu vàng nâu, xám vàng, trạng thái dẻo cứng Lớp này phân bố khắp khu vực xây dựng và nằm dưới lớp 1, mặt lớp gặp ở độ sâu từ 1,4m ( hk K1) đến 1,9m ( hk K2) và đáy lớp kết thúc ở độ sâu 3,7m ( hk K1) đến 4,7m (hk K4 ). Bề dày của lớp thay đổi từ 2,3m ( hk K1, K2, K3) đến 3,2m ( hk K4), bề dày trung bình lớp là 2,75m. Thành phần chủ yếu là sét pha màu nâu, xám vàng, trạng thái dẻo cứng. Các chỉ tiêu cơ lý của lớp này được thể hiện dưới bảng 1-5. Bảng 1-5: Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý của lớp 2 STT Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Giá trị TB 1 Độ ẩm tự nhiên W % 24,8 2 Khối lượng thể tích tự nhiên w g/cm3 1,89 3 Khối lượng riêng s g/cm3 2,71 SV: Nguyễn Trọng Trường -10- Lớp: ĐCCT-ĐKTB - K54
- Bộ môn ĐCCT Đồ án ĐCCT chuyên môn 4 Khối lượng thể tích khô c g/cm3 1,514 5 Hệ số lỗ rỗng e0 - 0,791 6 Độ lỗ rỗng n % 44,17 7 Độ bão hoà G % 85,1 8 Độ ẩm giới hạn chảy WL % 32,8 9 Độ ẩm giới hạn dẻo WP % 20,1 10 Chỉ số dẻo Ip % 12,7 11 Độ sệt Is - 0,37 12 Hệ số nén lún a1-2 cm2/kG 0,029 13 Lực dính kết c kG/cm2 0,141 14 Góc ma sát trong độ 13034’ 15 Sức chịu tải quy ước Ro kG/cm2 1,105 16 Môđun tổng biến dạng Eo kG/cm2 137,8 • Mô đun tổng biến dạng tính theo công thức (1-1). + với = 0,62; e0 = 0,791; mk = 3,6; a1-2 = 0,029 (kG/cm2), thì: = 137,8 (kG/cm2) • Áp lực tính toán quy ước R0 được tính theo công thức (1-2). + với: = 13 o34’ Ta có: A = 0,279 ; B = 2,117 ; D = 4,626 ; c = 0,141 (kG/cm2); w = 1,89 (g/cm3) thì: SV: Nguyễn Trọng Trường -11- Lớp: ĐCCT-ĐKTB - K54
- Bộ môn ĐCCT Đồ án ĐCCT chuyên môn R0=1.[(0,279.100 + 2,117.100).1,89.10-3+ 0,141.4,626] = 1,105 (kG/cm2). 1.2.3. Lớp 3: Sét pha màu nâu hồng, trạng thái dẻo mềm Lớp này xuất hiện sau lớp 2, ở độ sâu mặt lớp 3,7m ( hk K1) đến 4,7m ( hk K4) và đáy lớp kết thúc ở độ sâu 7,5m ( hk K3 ) đến 8,5m ( hk K4 ). Bề dày của lớp thay đổi từ 2,1m ( hk K1) đến 3,8m ( hk K4 ). Bề dày trung bình là 3,3m. Thành phần chủ yếu là sét màu nâu hồng, trạng thái dẻo mềm. Tổng số mẫu lấy thí nghiệm là 3 mẫu. Các chỉ tiêu cơ lý của lớp này được thể hiện dưới bảng 1- 6. Bảng 1- 6: Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý của lớp 3 STT Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Giá trị TB 1 Độ ẩm tự nhiên W % 27,1 2 Khối lượng thể tích tự nhiên w g/cm3 1,82 3 Khối lượng riêng s g/cm3 2,7 4 Khối lượng thể tích khô c g/cm3 1,432 5 Hệ số lỗ rỗng e0 - 0,888 6 Độ lỗ rỗng n % 47,03 7 Độ bão hoà G % 82,4 8 Độ ẩm giới hạn chảy Wl % 31,6 9 Độ ẩm giới hạn dẻo Wp % 19,1 10 Chỉ số dẻo Ip % 12,5 11 Độ sệt Is - 0,64 12 Hệ số nén lún a1-2 cm2/kG 0,047 13 Lực dính kết c kG/cm2 0,139 14 Góc ma sát trong độ 7038’ 15 Sức chịu tải quy ước Ro kG/cm2 0,842 16 Môđun tổng biến dạng Eo kG/cm2 70,9 SV: Nguyễn Trọng Trường -12- Lớp: ĐCCT-ĐKTB - K54
- Bộ môn ĐCCT Đồ án ĐCCT chuyên môn • Mô đun tổng biến dạng tính theo công thức (1-1). + với: = 0,62; e0 = 0,888; m k = 2,85; a1-2 = 0,047 (kG/cm2) thì: = 70,9 ( kG/cm2) • Áp lực tính toán quy ước R0 được tính theo công thức (1-2). + với: = 7o38’ Ta có: A = 0,13; B =1,522 ; D = 3,891; c = 0,139 (kG/cm2) w = 1,82 (g/cm3) thì: R0= 1.[(0,13.100 + 1,522.100).1,82.10-3+ 0,139.3,891] = 0,842 ( kG/cm2 ). 1.2.4. Lớp 4: Bùn sét pha lẫn nhiều hữu cơ có màu xám đen Lớp này phân bố khắp diện tích khu vực khảo sát, xuất hiện sau lớp 3. Mặt lớp gặp ở độ sâu từ 7,5m ( hk K3 ) đến 8,5m ( hk K4 ) và đáy lớp kết thúc ở độ sâu 19m ( hk K3 ) đến 22m ( hk K4 ). Bề dày của lớp thay đổi từ 11,5m ( hk K3) đến 13,5m ( hk K4 ), bề dày trung bình là 12,7m. Thành phần chủ yếu là bùn sét pha lẫn nhiều hữu cơ có màu xám đen. Tổng số lấy 2 mẫu thí nghiệm. Các chỉ tiêu cơ lý của lớp này được thể hiện dưới bảng 1-7. Bảng 1- 7: Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý của lớp 4 STT Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Giá trị TB 1 Độ ẩm tự nhiên W % 47,8 2 Khối lượng thể tích tự nhiên w g/cm3 1,52 SV: Nguyễn Trọng Trường -13- Lớp: ĐCCT-ĐKTB - K54
- Bộ môn ĐCCT Đồ án ĐCCT chuyên môn 3 Khối lượng riêng s g/cm3 2,66 4 Khối lượng thể tích khô c g/cm3 1,025 5 Hệ số lỗ rỗng e0 - 1,595 6 Độ lỗ rỗng n % 61,4 7 Độ bão hoà G % 79,7 8 Độ ẩm giới hạn chảy Wl % 48,1 9 Độ ẩm giới hạn dẻo Wp % 33,5 10 Chỉ số dẻo Ip % 14,6 11 Độ sệt Is - 0,983 12 Hệ số nén lún a0,5-1 cm2/kG 0,092 13 Lực dính kết c kG/cm2 0,065 14 Góc ma sát trong độ 4014’ 15 Sức chịu tải quy ước Ro kG/cm2 0,43 16 Môđun tổng biến dạng Eo kG/cm2 17,4 • Mô đun tổng biến dạng tính theo công thức (1-1), + với: = 0,62 e0 = 1,595; m k = 1; a0,5-1 = 0,092 (kG/cm2) thì: = 17,4 ( kG/cm2) • Áp lực tính toán quy ước R0 được tính theo công thức (1-2) + với: = 4o14’ Ta có: A = 0,065; B =1,262 ; D = 3,533; c = 0,065 (kG/cm2) SV: Nguyễn Trọng Trường -14- Lớp: ĐCCT-ĐKTB - K54
- Bộ môn ĐCCT Đồ án ĐCCT chuyên môn w = 1,52 (g/cm3) thì: R0= 1.[(0,065.100 + 1,262.100).1,52.10 -3+ 0,065.3,533] = 0,43 ( kG/cm2 ) 1.2.5. Lớp 5: Cát pha lẫn hữu cơ màu xám đen, xám ghi, trạng thái dẻo chảy Lớp này nằm dưới lớp 4, gặp tại các hố khoan K1, K5. Mặt lớp xuất hiện ở độ sâu 20m ( hk K1 ) đến 21m ( hk K5 ) và đáy lớp kết thúc ở độ sâu 23,4m ( hk K1 ) đến 23,7m ( hk K5 ).Bề dày của lớp thay đổi từ 2,7m ( hk K5 ) đến 3,4m ( hk K1 ), bề dày trung bình toàn lớp là 3,05m. Thành phần chủ yếu là cát pha lẫn hữu cơ màu xám đen, xám ghi, trạng thái dẻo chảy. Tổng số lấy 4 mẫu thí nghiệm. Các chỉ tiêu cơ lý của lớp này được thể hiện dưới bảng 1- 8. Bảng 1- 8: Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý của lớp 5 STT Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Giá trị TB 1 Độ ẩm tự nhiên W % 28 2 Khối lượng thể tích tự nhiên w g/cm3 1,77 3 Khối lượng riêng s g/cm3 2,65 4 Khối lượng thể tích khô c g/cm3 1,39 5 Hệ số lỗ rỗng e0 - 0,91 6 Độ lỗ rỗng n % 47,7 7 Độ bão hoà G % 81,3 8 Độ ẩm giới hạn chảy Wl % 27,4 9 Độ ẩm giới hạn dẻo Wp % 20,9 10 Chỉ số dẻo Ip % 6,5 11 Độ sệt Is - 1,096 12 Hệ số nén lún a0,5-1 cm2/kG 0,0505 13 Lực dính kết c kG/cm2 0,065 14 Góc ma sát trong độ 16031’ 15 Sức chịu tải quy ước Ro kG/cm2 0,83 SV: Nguyễn Trọng Trường -15- Lớp: ĐCCT-ĐKTB - K54
- Bộ môn ĐCCT Đồ án ĐCCT chuyên môn 16 Môđun tổng biến dạng Eo kG/cm2 27,9 • Mô đun tổng biến dạng tính theo công thức (1-1) + với = 0,74; e0 = 0,91; mk = 1; a0,5-1 = 0,0505 (kG/cm2) thì: = 27,9 ( kG/cm2) • Áp lực tính toán quy ước R0 được tính theo công thức (1-2) + với: = 16o31’ Ta cú: A = 0,376; B =2,502 ; D = 5,063; c = 0,065 (kG/cm2) w = 1,77 (g/cm3) thì: R0= 1.[(0,376.100 + 2,502.100).1,77.10 -3+ 0,065.5,063] = 0,83 ( kG/cm2 ) 1.2.6. Lớp 6: Cát hạt trung màu xám đen, trạng thái chặt vừa, N30=24 Lớp này có mặt khắp diện tích khu vực khảo sát. Mặt lớp gặp ở độ sâu19m ( hk K3 ) đến 23,7m ( hk K5 ) và đáy lớp kết thúc ở độ sâu 25m. Bề dày thay đổi từ 1,3m ( hk K5 ) đến 6,0m ( hk K3 ), bề dày trung bình toàn lớp là 3,65m. Thành phần chủ yếu là cát hạt trung màu xám đen, trạng thái chặt vừa, N30=24. Khối lượng riêng tra bảng III.1 Giáo trình đất đá xây dựng : s=2,65 (g/cm3 ) Khối lượng thể tích tra bảng III.2 Giáo trình đất đá xây dựng: w =1,8 (g/cm3 ) Khối lượng thể tích khô tra bảng III.2 Giáo trình đất đá xây dựng: c =1,65 (g/cm3 ) SV: Nguyễn Trọng Trường -16- Lớp: ĐCCT-ĐKTB - K54
- Bộ môn ĐCCT Đồ án ĐCCT chuyên môn Hệ số tự nhiên e theo độ chặt tra bảng III.3 Giáo trình đất đá xây dựng hay tra trong TCXD 45-78 Thiết kế nền, nhà và công trình: e = 0.65 Lực dính kết Ctc tra trong TCXD 45-78 Thiết kế nền, nhà và công trình: Ctc = 0,01 (kG/cm 2 ) Giá trị xuyên tiêu chuẩn của lớp này là N 30 = 24 Góc ma sát trong của lớp tra trong TCXD 45-78 Thiết kế nền, nhà và công trình: Với N30 =24, tra bảng φtc =35 0 Mô đun tổng biến dạng tra trong TCXD 45-78 Thiết kế nền, nhà và công trình: E0 = 300(kG/cm2 ) áp lực tính toán quy ước R0 được xác định theo bảng 1- 4 => R0 = 4 (kG/cm2) 1.3. Đặc điểm địa chất thuỷ văn Theo tài liệu khảo sát sơ bộ ban đầu, tại khu vực xây dựng công trình tại thời điểm khảo sát, mực nước dưới đất quan trắc được trong hố khoan biến đổi từ 0,5-0,8m. Nguồn cung cấp là nước mưa. Trong giai đoan khảo sát ĐCCT sơ bộ lấy 1 mẫu nước tại hố khoan K3 để phân tích thành phần hoá học của nước. Kết quả biểu diễn theo công thức Cuốc Lốp có dạng như sau: M 0.18 1.5. Kết luận và kiến nghị Qua khảo sát cho thấy cấu trúc nền tại vị trí xây dựng gồm 6 lớp đất : -Lớp số 1,4, 5: Là những lớp đất yếu, tính biến dạng lớn nên không có khả năng làm lớp đặt móng cho công trình. SV: Nguyễn Trọng Trường -17- Lớp: ĐCCT-ĐKTB - K54
- Bộ môn ĐCCT Đồ án ĐCCT chuyên môn -Lớp số 3: Là những lớp đất có sức chịu tải và tính biến dạng trung bình, nên có khả năng làm lớp đặt móng cho công trình. -Lớp số 2, 6: Là những lớp đất có sức chịu tải tốt và tính biến dạng nhỏ, khả năng làm lớp đặt móng cho công trình rất tốt. Do đó khi xây dựng công trình nên đặt móng vào các lớp này. - Địa hình, địa mạo khu vực xây dựng tương đối bằng phẳng, độ chênh cao không đáng kể, dao động trong khoảng 0,2-0,3m, do vậy khá thuận lợi cho công tác khảo sát và thi công xây dựng công trình. Khu vực xây dựng nằm gần trục đường giao thông chính nên tiện cho việc chuyên chở vật liệu xây dựng phục vụ cho công trình. - Tại khu vực khảo sát mực nước tĩnh nằm nông cách mặt nền hiện tại từ 0,5 0,8m tuỳ thuộc từng vị trí khảo sát. Sự tồn tại của tầng chứa nước này có thể gây khó khăn cho việc khai đào hố móng và khi thi công đặc biệt là vào mùa mưa. Do vậy khi thi công cần có biện pháp phòng tránh nước chảy vào hố móng công trình. Chương 2: Dự Báo Các Vấn Đề Địa Chất Công Trình Khu Xây Dựng Vấn đề địa chất công trình là vấn đề bất lợi về mặt ổn định, về mặt kinh tế cũng như khả năng xây dựng và sử dụng công trình, phát sinh do điều kiện địa chất công trình không đáp ứng được yêu cầu làm việc bình thường của công trình. Do đó vấn đề ĐCCT không những phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên mà còn phụ thuộc vào mục đích xây dựng công trình. Tuỳ thuộc vào đặc điểm địa chất, mỗi loại công trình khác nhau thì sẽ phát sinh những vấn đề ĐCCT khác nhau. Vì vậy việc nghiên cứu các vấn đề ĐCCT có ý nghĩa quan trọng cho phép ta dự báo những bất SV: Nguyễn Trọng Trường -18- Lớp: ĐCCT-ĐKTB - K54
- Bộ môn ĐCCT Đồ án ĐCCT chuyên môn lợi có thể xảy ra khi xây dựng và sử dụng công trình. Từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý đảm bảo công trình ổn định và kinh tế. Công trình nhà A thuộc khu văn phòng làm việc và nhà ở của Ủy ban nhân dân Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội dự kiến xây dựng quy mô 5 tầng với diện tích xây dựng khoảng 4000m2. Qua tài liệu đánh giá sơ bộ điều kiện ĐCCT trên lô đất xây dựng, nhìn chung khu xây dựng có địa tầng phức tạp, gồm nhiều lớp có các tính chất cơ lý khác nhau, bề dày biến đổi mạnh. Nhiều lớp đất yếu nằm xen kẹp có bề dày khá lớn. Lớp 1 là lớp đất lấp có thành phần hỗn tạp. Có bề dày trung bình là 1,65m, lớp này không có ý nghĩa trong xây dựng nền móng. Lớp 2 là lớp sét pha màu vàng nâu, xám vàng, trạng thái dẻo cứng. Có bề dày trung bình là 2,75m, sức chịu tải quy ước là 1.105 kG/cm2, mô đun tổng biến dạng là 137,8 kG/cm2. Đây là lớp đất có sức chịu tải tốt và tính biến dạng nhỏ, khả năng làm lớp đặt móng cho công trình rất tốt. Lớp 3 là lớp sét pha màu nâu hồng, trạng thái dẻo mềm. Có bề dày trung bình 3,3m, sức chịu tải quy ước là 0,842 kG/cm2, mô đun tổng biến dạng là 70,9 kG/cm2. Đây là lớp đất có sức chịu tải và tính biến dạng trung bình, nên có khả năng làm lớp đặt móng cho công trình. Lớp 4 là lớp bùn sét pha lẫn nhiều hữu cơ màu xám đen. Có bề dày trung bình là 12,7m, sức chịu tải quy ước là 0,43 kG/cm2, mô đun tổng biến dạng là 17,4 kG/cm2. Đây là lớp đất yếu, sức chịu tải và tính biến dạng lớn nên không có khả năng làm lớp đặt móng cho công trình. Lớp 5 là lớp cát pha lẫn nhiều hữu cơ màu xám đen, xám ghi, trạng thái chảy. Có bề dày trung bình là 3,05m, sức chịu tải quy ước là 0,83 kG/cm2, mô đun tổng biến dạng là 27, 9 kG/cm2.đây là lớp đất có sức chịu tải và tính biến dạng lớn, nên có khả năng làm lớp đặt móng cho công trình. SV: Nguyễn Trọng Trường -19- Lớp: ĐCCT-ĐKTB - K54
- Bộ môn ĐCCT Đồ án ĐCCT chuyên môn Lớp 6 là lớp cát hạt trung màu xám đen, trang thái chặt vừa.Có bề dày trung bình là 3,65m, sức chịu tải quy ước là 4 kG/cm2, mô đun tổng biến dạng là 300 kG/cm2. Đây là lớp đất có sức chịu tải tốt và tính biến dạng nhỏ, khả năng làm lớp đặt móng cho công trình rất tốt. Với cấu trúc đất nền như trên, khi khi xây dựng công trình có tải trọng trung bình ( tải trọng 190 Tấn/trụ ), có thể phát sinh các vấn đề ĐCCT sau : - Vấn đề ổn định về cường độ của đất nền - Vấn đề ổn định về biến dạng của công trình - Vấn đề nước chảy vào hố móng Sau đây ta xét chi tiết các vấn đề trên: 2.1. Vấn đề ổn định về cường độ của đất nền Với cấu trúc địa chất và tải trọng 190 Tấn/trụ của khu nhà 5 tầng ở đây ta sử dụng giải pháp móng nông trên nền thiên nhiên là không hợp lý cả về kinh tế và kỹ thuật. Vì vậy sử dụng giải pháp móng cọc ma sát sẽ tối ưu nhất với cọc là bê tông cốt thép đúc sẵn, thi công bằng phương pháp máy đóng Diezen. Với giải pháp móng cọc ma sát tôi nhận thấy cọc phải được cắm vào lớp số 6: Cát hạt trung màu xám đen, trạng thái chặt vừa, N30= 24. Có sức chịu tải quy ước là 4 kG/cm2, mô đun tổng biến dạng là 300 kG/cm2. Dựa vào mặt cắt ĐCCT ta thấy cấu trúc lỗ khoan K1 có đặc điểm địa tầng biến đổi mạnh, gần khu nhà A nhất cho nên khi tính toán ta chọn cấu trúc địa chất của lỗ khoan K1 làm cấu trúc địa chất điển hình. 2.1.1. Chọn loại vật liệu và kết cấu cọc Căn cứ vào điều kiện ĐCCT và kết cấu công trình 190 T/trụ ở đây ta dùng cọc ma sát, cấu tạo bằng bê tông cốt thép đúc sẵn, tiết diện 3535cm, chiều dài mỗi đoạn 6m, bêtông Mác 300# , cốt thép dọc chịu lực là 4 thanh thép 18, loại thép CT-5, cốt thép đai loại 6 thép trơn, với khoảng cách 5-10 cm ở hai đầu và 15-20 cm ở đoạn giữa. Các cọc nối với nhau bằng bản thép dày và được hàn bằng điện. 2.1.2. Chọn độ sâu đặt đài cọc chiều dài cọc SV: Nguyễn Trọng Trường -20- Lớp: ĐCCT-ĐKTB - K54
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Đánh giá điều kiện địa chất công trình hồ chứa số 06 (khu vực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh)
46 p | 892 | 311
-
LUẬN VĂN: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
52 p | 337 | 110
-
Luận văn: Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên - Huế
34 p | 309 | 75
-
Luận văn: " Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty giầy Thụỵ Khê trong điều kiện hội nhập AFTA "
89 p | 222 | 69
-
Luận văn Đánh giá điều kiện địa chất công trình khu nhà A, B - Khu liên hợp Vinaconex, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội ở giai đoạn lập dự án nghiên cứu khả thi. Thiết kế khảo sát địa chất công trình cho nhà A ở giai đoạn thiết kế kĩ thuật và lập bản vẽ thi công
65 p | 177 | 65
-
Luận văn Đánh giá điều kiện địa chất công trình nhà B thuộc tổ hợp nhà ở siêu thị cao tầng công ty Dệt Kim Đông Xuân, Hà Nội. Thiết kế khảo sát địa chất công trình phục vụ cho thiết kế kỹ thuật - thi công công trình trên
59 p | 190 | 48
-
Luận văn Đánh giá điều kiện ĐCCT dự án đầu tư xây dựng công trình tuyến N2, đoạn Km 94+210 đến Km 96+363 Tân Thạnh, Mỹ An, Đồng Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp ở giai đoạn TKKT. Thiết kế khảo sát ĐCCT cho giai đoạn thiết kế thi công đoạn tuyến trên với thời gian 3 tháng
116 p | 144 | 42
-
Luận văn Đánh giá điều kiện địa chất công trình nhà A1 và A2(A3,A4,B1,B2 và B3,B4) thuộc khu trung cư phường Kim Giang ,Thanh Xuân Hà Nội.Thiết kế khảo sát công trình nhà B4 phục vụ cho thiết kế và thi công công trình
54 p | 127 | 39
-
Luận văn Đánh giá điều kiện Địa chất công trình nhà A khu nhà Phùng Khoang, Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội. Thiết kế khảo sát công trình phục vụ cho thiết kế kỹ thuật thi công công trình
29 p | 172 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ cho du lịch nghỉ dưỡng và du lịch chữa bệnh ở Á Vùng Nam Bộ
142 p | 109 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch bền vững tỉnh Thái Nguyên
82 p | 48 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá điều kiện lao động tại Công ty TNHH một thành viên Takson Huế
103 p | 39 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển du lịch bền vững tỉnh Vĩnh Phúc
125 p | 51 | 11
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Đánh giá kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng biến chứng do tăng huyết áp của người bệnh điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh năm 2019
10 p | 38 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2015 - 2018
85 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa hữu cơ: Đánh giá sự biến động hàm lượng và thành phần hóa học tinh dầu hương nhu tía (Ocimum tenuiflorum L.) trong các điều kiện môi trường khác nhau
128 p | 12 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành của người chăm sóc với kết quả chăm sóc bệnh nhi tiêu chảy cấp
12 p | 36 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
94 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn