intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch bền vững tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

49
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bố cục của luận văn gồm phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1 - Cơ sở lý luận của việc đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển các loại hình du lịch; Chương 2 - Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch tỉnh Thái Nguyên; Chương 3 - Đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch bền vững tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HOÀNG THANH TÙNG ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HOÀNG THANH TÙNG ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Mã số: 8850101 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Lưu Thu Thủy THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hoàng Lưu Thu Thủy, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Tác giả Hoàng Thanh Tùng i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của rất nhiều thầy cô giáo, cá nhân, các cơ quan và các tổ chức. Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới tất cả các thầy cô giáo, cá nhân, các cơ quan và tổ chức đã quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn TS. Hoàng Lưu Thu Thủy đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm Khoa Tài nguyên và Môi trường, các thầy cô giáo Bộ môn Quản lý Tài nguyên và Môi trường, đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi về nhiều mặt trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, Trung tâm quan trắc và bảo vệ Môi trường tỉnh Thái Nguyên, Sở văn hóa thể thao và du lịch và Đài khí tượng Thủy văn tỉnh Thái Nguyên đã cung cấp số liệu, tư liệu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè và gia đình đã chia sẻ cùng tôi những khó khăn, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng 10 năm 2019 Tác giả Hoàng Thanh Tùng ii
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Lý do lựa chọn đề tài ...............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2 3. Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................3 4. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH .................................4 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................4 1.1.1. Trên thế giới ..................................................................................................4 1.1.2. Tại Việt Nam .................................................................................................6 1.2. Một số khái niệm cơ bản về tài nguyên du lịch và tài nguyên Khí hậu ...............8 1.2.1. Tài nguyên du lịch .........................................................................................8 1.2.2. Tài nguyên khí hậu phục vụ phát triển du lịch ............................................11 1.2.3. Cơ sở lý luận của việc đánh giá tài nguyên khí hậu phục vụ phát triển du lịch .13 1.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .................................................18 1.3.1. Quan điểm nghiên cứu ................................................................................18 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................19 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH THÁI NGUYÊN ..................................................................................22 2.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................22 2.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................22 2.1.2. Đặc điểm địa hình .......................................................................................23 2.1.3. Đặc điểm thủy văn ......................................................................................24 2.1.4. Tài nguyên rừng ..........................................................................................26 2.1.5. Đặc điểm khí hậu ........................................................................................26 2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................................36 2.2.1. Đặc điểm dân cư ..........................................................................................36 2.2.2. Đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội .............................................................37 2.3. Tài nguyên du lịch ..............................................................................................42 2.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ........................................................................42 2.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn .......................................................................44 2.4. Hiện trạng hoạt động du lịch tỉnh Thái Nguyên.................................................47 iii
  6. 2.4.1. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch .............................................................47 2.4.2. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch ...............................48 2.4.3. Những khó khăn trong quá trình phát triển du lịch .....................................48 Chương 3: ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH THÁI NGUYÊN ............................................................................50 3.1. Thành lập bản đồ sinh khí hậu phục vụ du lịch tỉnh Thái Nguyên ....................50 3.1.1. Vai trò, ý nghĩa của việc nghiên cứu và thành lập bản đồ SKH phục vụ mục đích du lịch và nghỉ dưỡng ....................................................................................50 3.1.2. Nguyên tắc thành lập bản đồ SKH cho mục đích du lịch, nghỉ dưỡng .......50 3.1.3. Hệ chỉ tiêu bản đồ SKH phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng tỉnh Thái Nguyên ...51 3.2. Đặc điểm các đơn vị Sinh khí hậu tỉnh Thái Nguyên ........................................56 3.2.1. Loại sinh khí hậu thuộc đai khí hậu mát .....................................................56 3.2.2. Loại sinh khí hậu thuộc đai khí hậu ấm ......................................................56 3.2.3. Loại sinh khí hậu thuộc đai khí hậu nóng ...................................................57 3.3. Đánh giá điều kiện sinh khí hậu du lịch tỉnh Thái Nguyên ...............................57 3.3.1. Đánh giá mức độ thuận lợi của các loại sinh khí hậu đến sức khỏe của người tham gia hoạt động du lịch..........................................................................59 3.5. Xác định thời gian hoạt động thích hợp với hoạt động du lịch và mùa vụ du lịch tỉnh Thái Nguyên .......................................................................................................61 3.6. Đề xuất khai thác và sử dụng hợp lý điều kiện sinh khí hậu tại các vùng, điểm du lịch thuộc tỉnh Thái Nguyên .................................................................................65 3.7. Định hướng và các giải pháp sử dụng hợp lý điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch Thái Nguyên..................................................................................66 3.7.1. Lựa chọn loại hình du lịch phù hợp và khắc phục tính mùa vụ trong hoạt động du lịch tỉnh Thái Nguyên..............................................................................66 3.7.2. Một số kiến nghị giải pháp chính để khai thác tốt tài nguyên SKH tỉnh Thái Nguyên đối với du lịch ..........................................................................................66 KẾT LUẬN ...............................................................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................70 iv
  7. DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa 1 BĐKH Biến đổi khí hậu 2 ĐKTN Điều kiện tự nhiên 3 DLBV Du lịch bền vững 4 ĐLTN Địa lý tự nhiên 5 DSVH Di sản văn hóa 6 HST Hệ sinh thái 7 KCN Khu công nghiệp 8 KT-XH Kinh tế - Xã hội 9 LHDL Loại hình du lịch 10 PTBV Phát triển bền vững 11 PTDL Phát triển du lịch 12 PTSX Phát triển sản xuất 13 SKH Sinh khí hậu 14 TNDL Tài nguyên du lịch 15 TNTN Tài nguyên tự nhiên 16 TTV Thảm thực vật v
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ các lĩnh vực của khí hậu ứng dụng ...............................................12 Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên ......................................................23 Hình 2.2. Biến trình năm của nhiệt độ không khí trung bình ..................................29 Hình 2.3. Biến trình năm của tổng lượng mưa. .......................................................32 Hình 2.4: Toàn cảnh Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại ATK Định Hóa .45 Hình 2.5: Mỗi năm, hàng ngàn du khách thập phương về chảy hội đền Đuổm được tổ chức vào đầu năm mới (chính hội là ngày mùng 6 Tết) ......................46 Hình 3.1. Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Thái Nguyên ....................................................55 vi
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Danh sách các trạm khí tượng, thủy văn và đo mưa tỉnh Thái Nguyên ....20 Bảng 2.1. Tổng số giờ nắng trung bình tháng và năm (giờ) ..................................26 Bảng 2.2. Tốc độ gió trung bình tháng và năm (m/s) ............................................27 Bảng 2.3. Tốc độ gió mạnh nhất tháng và năm (m/s) ............................................28 Bảng 2.4. Nhiệt độ không khí trung bình năm (ºC) ...............................................28 Bảng 2.5. Nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối tháng và năm (ºC) .......................29 Bảng 2.6. Nhiệt độ không khí tối thấp tuyệt đối tháng và năm (ºC)......................30 Bảng 2.7. Biên độ nhiệt ngày trung bình tháng và năm (ºC) .................................30 Bảng 2.8. Tổng lượng mưa trung bình tháng và năm (mm) ..................................31 Bảng 2.9. Số ngày mưa trung bình tháng và năm (ngày) ......................................32 Bảng 2.10. Độ ẩm không khí trung bình tháng và năm (%) ....................................33 Bảng 2.11. Dân số các dân tộc tỉnh Thái Nguyên....................................................37 Bảng 3.1. Phân cấp nhiệt độ trung bình năm .........................................................52 Bảng 3.2. Phân cấp tổng lượng mưa trung bình năm ............................................53 Bảng 3.3. Phân cấp số tháng khô trung bình năm..................................................53 Bảng 3.4. Phân cấp số tháng lạnh trung bình năm .................................................53 Bảng 3.5. Chú giải bản đồ sinh khí hậu tỉnh Thái nguyên .....................................54 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết, khí hậu đến ngưỡng cảm giác của con người ...............................................................................................58 Bảng 3.7. Quy đổi mức độ thích nghi thành mức độ thuận lợi trong hoạt động du lịch .........................................................................................................59 Bảng 3.8. Đánh giá các loại sinh khí hậu cho mục đích du lịch sinh thái, tham quan và nghỉ dưỡng tại tỉnh Thái Nguyên .............................................61 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của dông và sương mù đến ngưỡng cảm giác của con người .... 62 Bảng 3.10. Thời gian tổ chức các hoạt động du lịch ngoài trời tại vùng núi cao tỉnh Thái Nguyên ..........................................................................................62 Bảng 3.11. Thời gian tổ chức các hoạt động du lịch ngoài trời tại vùng đồi, núi thấp tỉnh Thái Nguyên ...........................................................................63 Bảng 3.12. Thời gian tổ chức các hoạt động du lịch ngoài trời tại thấp tỉnh Thái Nguyên ..................................................................................................64 vii
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Con người từ khi xuất hiện đã không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu và khai thác các điều kiện tự nhiên để tồn tại và phát triển. Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, con người không chỉ cố gắng thích nghi với điều kiện tự nhiên mà còn biết sử dụng chúng dưới dạng tài nguyên, trong đó có tài nguyên du lịch. Du lịch là ngành kinh tế có tính định hướng tài nguyên rõ rệt, không có tài nguyên du lịch không thể phát triển du lịch. Vì vậy, tài nguyên du lịch có ý nghĩa quan trọng trong phát triển du lịch. Nghiên cứu và đánh giá tài nguyên du lịch là cơ sở cần thiết cho việc hoạch định chiến lược và đề ra các giải pháp tối ưu cho việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên đảm bảo phát triển một cách bền vững. Tuy nhiên việc phát triển du lịch một cách ồ ạt thiếu cơ sở lý luận, chạy theo lợi nhuận không tính đến những tác động tiêu cực đối với môi trường tự nhiên và văn hóa của các hoạt động du lịch đã gây ra nguy cơ phát triển thiếu bền vững cho ngành. Do vậy, một xu hướng phát triển du lịch mới có khả năng khắc phục những tồn tại của các loại hình du lịch đại chúng, đã và đang thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước. Tài nguyên khí hậu là một trong những nguồn tài nguyên có tầm quan trọng đặc biệt, là một trong những nguồn lực cơ bản đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của mỗi nước. Trong khi tiến hành các hoạt động kinh tế- xã hội của mình, con người luôn tìm cách khai thác những điều kiện thuận lợi của thời tiết, khí hậu nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, việc nắm chắc những quy luật khí hậu, dự báo những biến đổi khí hậu, từ đó có biện pháp nhằm hạn chế những điều kiện không thuận lợi và thiên tai do thời tiết và khí hậu gây ra. Sinh khí hậu (SKH) là một hướng nghiên cứu trong tổng thể khoa học khí hậu ứng dụng, đã xuất hiện từ khá lâu nhưng mới được phát triển mạnh ở nước ta trong khoảng hai chục năm trở lại đây. Nghiên cứu điều kiện SKH và đánh giá chúng phục vụ phát triển du lịch là một hướng nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Một mặt, nó bổ sung lí luận cho công tác đánh giá điều kiện tự nhiên - 1
  11. tài nguyên thiên cho các mục đích thực tiễn nhiên nói chung; mặt khác, kết quả của việc đánh giá tài nguyên sinh khí hậu còn giúp cho những người làm công tác nghiên cứu và quản lí nhận thức rõ đặc điểm sinh khí hậu của từng khu vực, mức độ thích nghi của khí hậu thời tiết với từng loại hình du lịch, từ đó hoạch định chiến lược sử dụng và khai thác lãnh thổ một cách hợp lí mang lại hiệu quả cao nhất. Thái Nguyên là một tỉnh thuộc trung du miền núi phía Bắc, với xuất phát điểm của một nền kinh tế trung bình, khả năng đầu tư và kêu gọi đầu tư vào các ngành kinh tế gặp không ít trở ngại. Trong khi đó, việc phát triển du lịch giúp chúng ta khai thác tối đa những lợi thế về mặt tự nhiên và KT - XH của mỗi vùng lãnh thổ nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao đời sống nhân dân góp phần phát triển KT - XH. Thái Nguyên có văn hoá dân tộc giàu bản sắc gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước thời kháng chiến chống Pháp với di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, di tích cách mạng kháng chiến. Ở tỉnh Thái Nguyên có nhiều di tích nổi tiếng như: Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa, khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc, không gian văn hóa trà xã Tân Cương, khu bảo tổn thiên nhiên Thần Sa, hang Phượng Hoàng huyện Võ Nhai, đền Đuổm, huyện Phú Lương... Đây chính là tài nguyên du lịch quý đã và đang được khai thác ở các quy mô khác nhau cho kinh tế du lịch của tỉnh nhà. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá điều kiện SKH phục vụ phát triển du lịch nói chung và tổ chức các loại hình du lịch, mùa vụ du lịch nói riêng ở khu vực lãnh thổ này không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa về thực tiễn, góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch và KT - XH của tỉnh Thái Nguyên. Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch bền vững tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn thạc sỹ khoa học địa lý, chuyên ngành Quản lý tài nguyên và Môi trường của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: - Nghiên cứu đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất định hướng và các giải pháp khai thác hợp lý điều kiện SKH phục vụ phát triển du lịch bền vững tỉnh Thái Nguyên. 2
  12. 3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận phân loại và đánh giá điều kiện SKH tỉnh Thái Nguyên phục vụ hoạt động du lịch. - Phân tích đặc điểm tài nguyên SKH tỉnh Thái Nguyên phục vụ hoạt động du lịch. - Đánh giá điều kiện sinh khí hậu địa phương phục vụ phát triển du lịch; - Lập bản đồ sinh khí hậu phục vụ hoạt động du lịch tỉnh Thái Nguyên, tỷ lệ 1/100.000; - Đề xuất định hướng và các giải pháp khai thác hợp lý điều kiện SKH phục vụ phát triển du lịch bền vững tỉnh Thái Nguyên. 4. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của việc đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển các loại hình du lịch. Chương 2: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch tỉnh Thái Nguyên. Chương 3: Đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên. 3
  13. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề Khí hậu ứng dụng nhằm nghiên cứu, đánh giá các yếu tố khí hậu phục vụ cho các mục đích khác nhau đã được thực hiện từ lâu trên thế giới và Việt Nam. Việc ứng dụng khí hậu đầu tiên là cho mục đích nông nghiệp, sau đó ứng dụng trong các ngành kinh tế khác như lâm nghiệp, y học, kỹ thuật, giao thông vận tải, hàng không, du lịch… Trong hoạt động du lịch việc nghiên cứu đánh giá điều kiện thời tiết khí hậu cho mục đích phát triển du lịch là một trong các hướng nghiên cứu đang được các nhà khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam quan tâm. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu đều đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên trong đó có điều kiện khí hậu - như là một hợp phần của tự nhiên. 1.1.1. Trên thế giới Việc nghiên cứu và đánh giá các điều kiện tự nhiên phục vụ cho mục đích du lịch, nghỉ ngơi, an dưỡng, chữa bệnh… được các nhà địa lý, nhà y học, tâm lý học và những người yêu thích thiên nhiên quan tâm. Nhiều nhà địa lý đã xác định đây là một hướng ứng dụng quan trọng của địa lý bên cạch phục vụ các ngành nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng và quy hoạch. Các nhà địa lí đã xác định đây là một hướng nghiên cứu ứng dụng của địa lí trong du lịch bên cạnh các hoạt động kinh tế khác. Một số tác giả nghiên cứu tiêu biểu như: I.A Vedenhin và N.N Misônhitsenko (1969) đã đánh giá toàn bộ các tiêu chí tự nhiên làm tiền đề cho việc tổ chức các vùng du lịch nghỉ dưỡng. Mukhina (1973), đã tiến hành đánh giá kỹ thuật các thể tổng hợp tự nhiên và công trình phục vụ du lịch. I.I Pirôjnhic (1985) đã tiến hành đánh giá tổng hợp thành phần của hệ thống lãnh thổ du lịch như TNDL, cấu trúc của các luồng khách và sơ sở vật chất phục vụ du lịch theo các vùng và các đới du lịch nghỉ dưỡng. Kadanxkaia (1972) đã đánh giá các thể tổng hợp tự nhiên phục vụ giải trí và đã tiến hành nghiên cứu sức 4
  14. chứa và sự ổn định của các địa điểm du lịch A.G Ixatsenko (1985) đã căn cứ vào sự đa dạng của môi trường, mức độ thích hợp của các điều kiện khí hậu, môi trường địa lý, điều kiện vệ sinh và các thuộc tính tự nhiên khác để xác định mức độ thích hợp cho mỗi LHDL, đồng thời đánh giá ảnh hưởng của ĐKTN và TNTN đến các công trình du lịch. Đánh giá điều kiện SKH cho mục đích phát triển du lịch. Trong nghiên cứu, đánh giá khí hậu du lịch, nhiều tác giả đã nỗ lực thực hiện để xác định các điều kiện khí hậu thuận lợi nhất cho du lịch nói chung và phân khúc từng hoạt động du lịch nói riêng. Theo Nguyễn Đăng Tiến [22] E.E Phêđerôp đề xuất phương pháp đánh giá khí hậu tổng hợp dưa trên cơ sở phân loại thời tiết trong khí hậu, qua đó xây dựng tổ hợp các kiểu thời tiết trong ngày với các mức độ tác động khác nhau đến sức khỏe con người và các hoạt động du lịch. Mieczkowski (1985) đã dựa trên các kết quả nghiên cứu trước về phân loại khí hậu cho du lịch, sự thoải mái của con người liên quan đến khí hậu và đặc điểm hoạt động du lịch để đưa ra chỉ số khí hậu tổng hợp TCT dựa trên 7 yếu tố khí hậu. Cũng theo Nguyễn Đăng Tiến: Hai tác giả A. Matzarakis, C. R. de Freitas đã đưa ra những khái niệm, phương pháp và xây dựng các chỉ số khí hậu tổng hợp như: chỉ số khí hậu thứ 2 CIT, nhiệt độ sinh lý tương đương ET. Trong một số công trình khác, các tác giả đã đánh giá cho một lãnh thổ cụ thể dựa trên sự phân tích các yếu tố thời tiết khí hậu để đánh giá điều kiện khí hậu cho hoạt động du lịch. Kết quả nghiên cứu của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) cũng đã đưa ra giản đồ tương quan thực nghiệm dựa vào 2 yếu tố nhiệt độ và độ ẩm tuyệt đối để xác định 3 mức độ phù hợp của điều kiện khí hậu với con người tại các điểm du lịch. Trong xu thế BĐKH hiện nay, UNWTO kết hợp với các tổ chức quốc tế khác đã nghiên cứu mối quan hệ giữa BĐKH và du lịch. Kết quả nghiên cứu đã xác định sự tác động do BĐKH đến các hoạt động du lịch, từ đó đưa ra các chính sách giảm thiểu và biện pháp thích ứng với BĐKH trong hoạt động du lịch [46]. Công trình toàn diện nhất là Sách hướng dẫn các chỉ tiêu phát triển bền vững cho các điểm du lịch [47]. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra 14 chỉ tiêu liên quan đến 5
  15. vấn đề quản lý tài nguyên, sự hài lòng của khách và cộng đồng, bảo tồn di sản văn hóa, vấn đề BĐKH… Đồng thời đã dẫn chứng thực tế phát triển du lịch bền vững ở một số điểm, khu vực trên thế giới. 1.1.2. Tại Việt Nam  Các công trình nghiên cứu về du lịch và tài nguyên du lịch. Ở Việt Nam, thời gian qua đã có nhiều chương trình, đề tài, dự án các cấp nghiên cứu về du lịch. Có thể nêu ra một số đề tài theo hướng nghiên cứu này như: Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam của Vũ Tuấn Cảnh [7]; Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam - Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi [19]; Đặc biệt, gần đây Tổng cục Du lịch Việt Nam đã công bố Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 [24] và Quy hoạch tổng thể Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [18]… Một số công trình nghiên cứu ở cấp địa phương như: Đánh giá và khai thác điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì phục vụ mục đích du lịch của Đặng Duy Lợi [15]; Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninhcủa Vũ Thị Hạnh [6]; Đánh giá điều kiện tự nhiên sinh thái ở tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc Việt Nam của Đỗ Trọng Dũng [20]; Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên TP. Đà Lạt và phụ cận phục vụ phát triển một số loại hình du lịch của Nguyễn Hữu Xuân [11]… Kết quả, các công trình đều có đưa ra các khái niệm về du lịch, tài nguyên du lịch, cơ sở lý luận và thực tiễn trong đánh giá tài nguyên du lịch (TNDL) và đã đánh giá tiềm năng phục vụ quy hoạch trên quy mô toàn quốc hoặc từng lãnh thổ với những giá trị lý luận và thực tiễn rất cao.  Các công trình nghiên cứu về khí hậu và phân vùng, phân loại sinh khí hậu Về khí hậu Việt Nam có nhiều tác giả đã nghiên cứu và công bố các chuyên khảo hoặc các giáo trình giáo trình giảng dạy trong các trường đại học. Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc đã công bố chuyên khảo “Khí hậu Việt Nam” vào năm 1993. Đây là một công trình tiêu biểu về khí hậu Việt Nam, trong đó đã nêu bật điều kiện hình thành, các quy luật khí hậu và khí hậu các vùng trên lãnh thổ Việt Nam [24]. Bên cạnh đó, còn có các công trình khác như: Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam của Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu [9]; Tài nguyên khí hậu của Mai 6
  16. Trọng Thông, Hoàng Xuân Cơ [21]; Đánh giá khai thác và bảo vệ tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước của Việt Nam - Nguyễn Viết Phổ, Vũ Văn Tuấn [10]. Hướng nghiên cứu về hệ thống phân loại, phân kiểu SKH ở Việt Nam đáng chú ý có các hệ thống phân loại SKH của tác giả Vũ Tự Lập [2] phục vụ nghiên cứu cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam, Thái Văn Trừng phục vụ phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam [23]. Phục vụ cho mục đích xây dựng cơ sở khoa học, đề xuất định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên những nghiên cứu SKH ngày càng tỏ rõ lợi ích của mình. Để nghiên cứu SKH ở một loạt vùng địa lý khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam các tác giả Viện Địa Lý thực hiện: Phân loại SKH 9 tỉnh miền núi phía Bắc (1995), phân loại SKH vùng Đông Nam Bộ (1996), Bắc Trung Bộ (1997)…ở những bản đồ tỷ lệ trung bình (1: 500.000; 1: 250.000…) Những đặc trưng SKH được sử dụng để phân loại là: Nhiệt độ trung bình năm (TN) Tổng lượng mưa năm (RN), Độ dài mùa lạnh (N), Độ dài màu khô (n) hoặc lượng mưa trung bình của thời kỳ khô (như đối với Tây Nguyên - 1987). Ngưỡng giá trị của các chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm khí hậu riêng biệt của từng vùng cũng như đặc điểm sinh thái của đối tượng sống mà việc nghiên cứu phân loại hướng tới [41]. Theo hướng nghiên cứu SKH người phục vụ dân sinh, nghỉ ngơi đã có rất nhiều công trình nghiên cứu: Thiên nhiên và sức khỏe của Đào Ngọc Phong [14]; Thời tiết với bệnh tật của Đào Ngọc Phong [13]; Khí hậu với sức khỏe của Phạm Ngọc Toàn [42]; Khí hậu với đời sống của Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc, Phạm Huy Tiến [43]. Trong các nghiên cứu này các tác giả đã chỉ rõ sự tác động của từng yếu tố thời tiết, khí hậu đến cơ thể con người, mối quan hệ giữa khí hậu và sức khỏe, bệnh tật. Ngoài các đề tài nghiên cứu nêu trên, còn có một số công trình nghiên cứu SKH ứng dụng trong xây dựng như: Phân vùng khí hậu xây dựng Việt Nam của Trần Việt Liễn [12]; Các giải pháp kiến trúc khí hậu Việt Nam của Phạm Đức Nguyên [44]; Kiến trúc sinh khí hậu - Thiết kế sinh khí hậu trong kiến trúc Việt Nam của Phạm Đức Nguyên [8]. Các nghiên cứu này đã đưa ra cơ sở khoa học SKH hậu trong xây dựng, các chỉ tiêu phân vùng khí hậu xây dựng và các chiến lược thiết kế theo SKH đối với kiến trúc Việt Nam. 7
  17. Hướng nghiên cứu SKH người phục vụ du lịch được nhiều tác giả nghiêu cứu, đặc biệt tác giả Nguyễn Khanh Vân đã có nhiều công trình nghiên cứu SKH trong du lịch, cụ thể: Cơ sở sinh khí hậu [32]; Nghiên cứu sinh khí hậu người phục vụ phục vụ du lịch nghỉ dưỡng và dân sinh ở Việt Nam [33]; Sử dụng hợp lý tài nguyên sinh khí hậu phục vụ cho mục tiêu phát triển sản xuất, dân sinh và du lịch ở vùng hồ Hòa Bình [28]; Điều kiện sinh khí hậu tại một số khu điều dưỡng thuộc vùng núi phía bắc Việt Nam [29]; Sử dụng phương pháp thang điểm có trọng số đánh giá tổng hợp tài nguyên khí hậu cho du lịch, nghỉ dưỡng tại một số trung tâm du lịch ở Việt Nam [30]. Các kết quả nghiên cứu đạt được trong các công trình này đã xác định được chỉ số cán cân nhiệt; chỉ tiêu SKH tổng hợp sử dụng tổ hợp các đặc trưng thời tiết chính có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe con người được xác định vào thời điểm 13h hàng ngày… Những kết quả này là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, đánh giá điều kiện khí hậu của các khu vực phục vụ hoạt động du lịch. 1.2. Một số khái niệm cơ bản về tài nguyên du lịch và tài nguyên Khí hậu 1.2.1. Tài nguyên du lịch + Khái niệm du lịch: Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO): “Du lịch bao gồm tất cả các hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục không qua một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư” [36]. Luật du lịch Việt Nam định nghĩa: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác [37]. Như vậy, du lịch là một khái niệm bao gồm nội dung kép. Một mặt, du lịch mang ý nghĩa là việc nghỉ ngơi, giải trí liên quan mật thiết với sự di chuyển chỗ ở của khách du lịch. Mặt khác du lịch được nhìn nhận như là hoạt động được gắn 8
  18. chặt với các hoạt động kinh tế - sản xuất, tiêu thụ những giá trị của lãnh thổ du lịch. Điều đó cho ta cách nhìn nhận tổng hợp toàn diện hơn về hoạt động du lịch. Du lịch không chỉ được xem xét trên khía cạnh lợi ích của khách du lịch mà quan trọng hơn là tác động của hoạt động du lịch đến lãnh thổ du lịch trên cả hai phương diện KT - XH. Trên phương diện kinh tế, hoạt động du lịch mang lại những thay đổi gì trong cơ cấu kinh tế của địa phương? Lợi nhuận của hoạt động du lịch thuộc về ai? Trên phương diện xã hội, hoạt động kinh doanh du lịch, sự có mặt của du khách có tác động như thế nào đối với đòi sống văn hóa, tinh thần của người dân bản địa… Giải quyết tốt những vấn đề trên, chúng ta sẽ đảm bảo được một nền du lịch bền vững và lợi ích tối đa cho cộng đồng. + Định nghĩa tài nguyên du lịch: Theo UNWTO: “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hóa - lịch sử và những thành phần của chúng giúp cho việc phục hồi, phát triển thể lực, tinh lực, khả năng lao động và sức khỏe của con người mà chúng được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo ra dịch vụ du lịch gắn liền với nhu cầu ở thời điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật cho phép” [36]. Theo Luật Du lịch Việt Nam: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa”. Như vậy, cách tiếp cận đối với TNDL giữa các nhà nghiên cứu có sự khác nhau, nhưng cơ bản có điểm chung là đều đề cập đến các yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa do con người tạo ra có sức hấp dẫn với du khách. TNDL vô cùng phong phú và đa dạng, song có thể phân chia làm hai nhóm: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. - Tài nguyên du lịch tự nhiên: bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, HST và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch [37]. - Tài nguyên du lịch văn hóa: bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách 9
  19. mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch [37]. ● Sản phẩm du lịch: là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Sản phẩm du lịch được chia thành 2 nhóm [34]: - Sản phẩm vật chất: là những sản phẩm hữu hình (hàng hóa) được các doanh nghiệp du lịch cung cấp cho khách du lịch. - Sản phẩm phi vật chất: là những sản phẩm dịch vụ tồn tại dưới dạng vô hình thể hiện ở sự trải nghiệm, một giá trị tinh thần hoặc một sự hài lòng hay không hài lòng. ● Khu du lịch: là khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Khu du lịch bao gồm khu du lịch cấp tỉnh và khu du lịch quốc gia. ● Điểm du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch. ● Loại hình du lịch: - Du lịch cộng đồng là LHDL dựa trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi. - Du lịch sinh thái là LHDL dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường. Theo tổ chức Du lịch Sinh thái Quốc tế (TIES): “Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm tới những vùng tự nhiên, có vai trò bảo tồn môi trường và cải thiện mức sống cho người dân địa phương”. Ở Việt Nam, du lịch sinh thái là một khái niệm còn khá mới mẻ. Các LHDL gắn với giá trị sinh thái bao gồm: du lịch dã ngoại, du lịch nghiên cứu sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái. Ở Thái Nguyên các LHDL này tập trung phát triển ở các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các hoạt động du lịch gắn 10
  20. với voi. Bên cạnh các LHDL sinh thái, nghỉ dưỡng mà vùng Tây Nguyên đang khai thác và đồng thời cũng là thế mạnh của vùng trong giai đoạn vừa qua thì địa hình và khí hậu Tây Nguyên còn tạo nên những điều kiện thuận lợi để phát triển các LHDL mà hiện nay đang có xu hướng phát triển mạnh trên thế giới như LHDL mạo hiểm, du lịch leo núi, nhảy dù, du lịch kết hợp chữa bệnh [34]. - Du lịch văn hóa là LHDL được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại. 1.2.2. Tài nguyên khí hậu phục vụ phát triển du lịch Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định. Điều này trái ngược với khái niệm thời tiết về mặt thời gian, do thời tiết chỉ đề cập đến các diễn biến hiện tại hoặc tương lai gần. Khí hậu của một khu vực ảnh hưởng bởi tọa độ địa lý, địa hình, độ cao, độ ổn định của băng tuyết bao phủ cũng như các dòng nước lưu ở các đại dương lân cận. Khí hậu phân ra các kiểu khác nhau dựa trên các thông số chính xác về nhiệt độ và lượng mưa. bao phủ cũng như các dòng nước lưu ở các đại dương lân cận. Khí hậu phân ra các kiểu khác nhau dựa trên các thông số chính xác về nhiệt độ và lượng mưa. Các yếu tố khí hậu có vai trò to lớn trong đời sống và sự phát triển của sinh vật và con người. Tác động của khí hậu đến con người trước hết thông qua nhịp điệu của chu trình sống: nhịp điệu ngày đêm, nhịp điệu mùa trong năm, nhịp điệu tháng và tuần trăng. Tài nguyên khí hậu bao gồm các yếu tố về thời tiết khí hậu (khí áp, nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ mặt trời, lượng mưa...), trong đó cường độ và đặc điểm của bức xạ mặt trời có vai trò rất quan trọng sự phát triển của sinh vật và tăng trưởng sinh khối. Việc khai thác các đặc tính của các yếu tố khí hậu phục vụ cho các mục đích phát triển kinh tế gọi là khí hậu ứng dụng. Khí hậu ứng dụng: Khí hậu ứng dụng là một ngành khoa học nghiên cứu khí hậu trong mối quan hệ với từng đối tượng cụ thể, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn. Nó tạo bước tiến lớn cho sự phát triển của ngành khí tượng và khí hậu học. Đồng thời các kết quả của khí hậu ứng dụng cũng thúc đẩy sự phát triển 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2