Luận văn:ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH CHỐNG MỸ TRONG TRUYỆN NGẮN BẢO NINH
lượt xem 36
download
Cuộc chiến tranh chống Mỹ là một trong những đề tài quan trọng nhất của văn học cách mạng Việt Nam. Mỗi thể loại, mỗi nhà văn nhận thức và thể hiện đề tài này theo những cách riêng. Chọn đề tài này chúng tôi muốn nghiên cứu việc nhận thức và thể hiện đề tài ấy ở truyện ngắn của một nhà văn cụ thể. 1.2 Bảo Ninh là một nhà văn trưởng thành khi chiến tranh chống Mỹ đã kết thúc. Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu một nhà văn hậu chiến đã nhìn nhận và...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn:ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH CHỐNG MỸ TRONG TRUYỆN NGẮN BẢO NINH
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LƯU THỊ THANH TRÀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH CHỐNG MỸ TRONG TRUYỆN NGẮN BẢO NINH CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC MÃ SỐ: 60.22.32 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM TUẤN VŨ Vinh, 2006
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 1 3. Mục đích yêu cầu của việc giải quyết đề tài 5 4. Giới hạn của việc giải quyết đề tài 5 5. Phương pháp nghiên cứu 6 6. Dự kiến đóng góp của luận văn 6 7. Cấu trúc của luận văn 6 Chương Chiến tranh và nhân cách con người 7 1. 1.1. Nhìn qua truyện ngắn về đề tài chiến tranh sau 1975 7 1.2. Vấn đề chiến tranh và nhân cách con người trong truyện 11 ngắn Bảo Ninh 1.3 Sự tác động của chiến tranh đến nhân cách con người 29 trong truyện ngắn Bảo Ninh Chương Chiến tranh và tình yêu 40 2. 2.1. Những đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Bảo Ninh khi 41 thể hiện tình yêu thời chiến tranh 2.2. So sánh đề tài chiến tranh và đề tài tình yêu trong truyện 55 ngắn và tiểu thuyết Thân phận của tình yêu của cùng tác giả Chương Hai điểm nhìn chiến tranh 67 3. 3.1. Chiến tranh được hồi tưởng lại 67 3.2. Chiến tranh được miêu tả như đang diễn ra 75 3.3. Đối sánh điểm nhìn chiến tranh trong truyện ngắn với 81 tiểu thuyết Thân phận của tình yêu của cùng tác giả KẾT LUẬN 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
- 1
- 2 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1 Cuộc chiến tranh chống Mỹ là một trong những đề tài quan trọng nhất của văn học cách mạng Việt Nam. Mỗi thể loại, mỗi nhà văn nhận thức và thể hiện đề tài này theo những cách riêng. Chọn đề tài này chúng tôi muốn nghiên cứu việc nhận thức và thể hiện đề tài ấy ở truyện ngắn của một nhà văn cụ thể. 1.2 Bảo Ninh là một nhà văn trưởng thành khi chiến tranh chống Mỹ đã kết thúc. Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu một nhà văn hậu chiến đã nhìn nhận và thể hiện cuộc chiến tranh đó như thế nào. 1.3 Bảo Ninh còn là tác giả của cuốn tiểu thuyết xuất sắc viết về chiến tranh (Thân phận của tình yêu). Nghiên cứu đề tài này trong sự đối sánh với đề tài chiến tranh ở cuốn tiểu thuyết trên góp phần nhận thức thi pháp của truyện ngắn và tiểu thuyết. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Bảo Ninh là một trong số những nhà văn viết về đề tài chiến tranh có đóng góp trong cách nhìn về đề tài chiến tranh trong văn học hậu chiến. Đề tài chiến tranh được Bảo Ninh thể hiện trên hai thể loại: truyện ngắn và tiểu thuyết. Nghiên cứu về các sáng tác của Bảo Ninh đang thu hút sự quan tâm của người cầm bút bởi những đặc trưng về thể loại và nội dung phản ánh. Trong Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Bùi Việt Thắng khẳng định Bảo Ninh là một trong những nhà văn có duyên với truyện ngắn [13,337]. Bích Thu trong Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975 cũng xem Bảo Ninh là một cây bút ấn tượng với người đọc [51,32]. Đi vào tìm hiểu nghiên cứu thi pháp truyện ngắn Bảo Ninh, tác giả cuốn sách Bình luận truyện ngắn chỉ ra truyện ngắn Khắc dấu mạn thuyền là kiểu tình huống tượng trưng [50,49]. Hay WayneKarlin trong lời giới thiệu cho tuyển tập truyện ngắn Tình yêu sau
- 3 chiến tranh nhận thấy truyện ngắn Bí ẩn của làn nước của Bảo Ninh: "in dấu niềm khao khát tình yêu" [59,12], "đối diện trực tiếp với hậu quả chiến tranh, những bậc cha mẹ bị mất con" [59,14]. Đó là những gợi ý tuy ít ỏi của các tác giả đi trước song rất có ý nghĩa cho chúng tôi khi nghiên cứu từng truyện ngắn Bảo Ninh để làm rõ những đặc sắc của truyện ngắn Bảo Ninh trong việc thể hiện đề tài chiến tranh chống Mỹ. Bảo Ninh là tác giả của cuốn tiểu thuyết rất thành công về đề tài chiến tranh chống Mỹ: Thân phận của tình yêu, tác phẩm đạt giải nhất của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991. Nghiên cứu về đề tài chiến tranh trong tác phẩm này đã trở thành mối quan tâm của các nhà văn, nhà nghiên cứu và người đọc.Tác giả Đỗ Đức Hiểu trong Thi pháp hiện đại đã khẳng định: "Trong văn học mấy chục năm nay, có thể Thân phận của tình yêu là quyển tiểu thuyết hay về tình yêu, quyển tiểu thuyết về tình yêu xót thương nhất", tác giả nhấn mạnh: "nỗi buồn chiến tranh thể hiện một điểm nhìn mới về cuộc chiến tranh kéo dài 35 năm", "những cảnh tả chiến tranh, những định nghĩa về chiến tranh la liệt trong tác phẩm" [18,265]. Bên cạnh nỗi buồn chiến tranh được phản ánh trong tác phẩm là nỗi buồn về tình yêu, Đỗ Đức Hiểu nhận định: "Nỗi buồn chiến tranh và nỗi buồn tình yêu (tr,98) thấm vào nhau. Kiên vẫn phải sống, sống một thời hậu chiến u buồn (nỗi buồn hậu chiến) vì một "thiên mệnh mù mịt xa vời, tối tăm và đau xót, được diễn đạt bằng đêm ("bóng đêm", "đêm hè", "đêm trường"..., [18,266], "Tình yêu, chiến tranh, viết tiểu thuyết, ba nhịp đó xen kẽ, đan chéo, gây chóng mặt, bàng hoàng, nhức nhối. Mưa và đêm, chiến tranh và sáng tác; khủng khiếp và hồn hoang. Len lỏi, bao trùm và dẫn dắt tất cả các biến động của tiểu thuyết (mưa và đêm) là một mối tình đau xót, kéo dài, vang vọng, âm ỉ và nổ bùng, hủy hoại tất cả" [18,266]. Những nghiên cứu này của tác giả đã giúp chúng tôi trong việc khảo sát so sánh tiểu thuyết Thân phận của tình yêu và truyện ngắn Bảo Ninh. Nghiên cứu về Thân phận của tình yêu ở góc độ thi pháp, tác giả Trần Quốc Huấn trong tạp chí Văn học số 3 (1991) đã quan tâm đến thiên truyện từ
- 4 điểm nhìn chiến tranh. Tác giả viết: "Toàn bộ tác phẩm là cái nhìn ngoái lại, thờ thẫn, đăm đắm của một người lính khi đã tàn cuộc. Cái nhìn dằng dặc, đầy phân tán nhưng không hề lơ đãng. Điểm nhìn có góc độ rộng, song khá tập trung" [23,85]. Điều này đã gợi ý cho chúng tôi khi nghiên cứu về hai điểm nhìn chiến tranh quá khứ và hiện tại trong tiểu thuyết Thân phận của tình yêu. Bên cạnh đó Trần Quốc Huấn còn đưa ra nhận xét về nhà văn Bảo Ninh. Ông viết: "Bảo Ninh đã độc lập tác chiến trong quá trình rong ruổi ngược. Anh can đảm chấp nhận một lộ trình dốc đứng. Có lẽ anh trong số những người lính sống sót đã mất đi khả năng quên. Đây chính là sự hành xác vừa đau đớn vừa đáng sợ. Buồn đau đến thành mãn tính, ám ảnh, luôn mấp mé với bệnh hoạn" [23,86]. Nguyễn Thái Hòa trong công trình Những vấn đề thi pháp của truyện lại nhấn mạnh đến cách xử lý thời gian linh hoạt của Bảo Ninh. Theo nhà nghiên cứu, Bảo Ninh đã sử dụng thủ pháp đồng hiện trong cuốn tiểu thuyết này. Nguyễn Thái Hòa viết: "Phong phú và đầy đặn hơn là cách kể, cách xử lí thời gian của Bảo Ninh trong Thân phận của tình yêu. Cả quãng đời thơ ấu, đi học, trước chiến tranh, sau chiến tranh của nhân vật Kiên không phải liên tục, đều đặn mà lần giở theo hồi ức" [21,143], "sự xê dịch trong Thân phận của tình yêu mới thật là một thách thức đối với người đọc. Nó không có dấu hiệu báo trước và cũng chẳng biết kết thúc lúc nào" [21,131]. Trên tạp chí Văn học số 6 (1991), với bài viết Văn xuôi gần đây và quan niệm về con người Bùi Việt Thắng đã đưa ra nhận định hết sức xác đáng về quan niệm nhân cách con người trong tiểu thuyết Thân phận của tình yêu. Ông viết: "Cái phần được của Thân phận của tình yêu chính là ở chỗ Kiên mới dám nhìn thẳng, nhìn sâu vào quá khứ, mới dám đối diện với hiện tại, rất công bằng mà phán xét lịch sử. Cao hơn nữa là đối diện với chính mình, rồi xám hối, tranh đấu và vượt lên" [49,17]. Đó là những định hướng quý báu cho chúng tôi khi nghiên cứu so sánh tiểu thuyết Thân phận của tình yêu và truyện ngắn Bảo Ninh cùng viết về đề tài chiến tranh chống Mỹ.
- 5 Ngoài tập truyện ngắn và tiểu thuyết Thân phận của tình yêu, gần đây Bảo Ninh còn viết một số bài trên báo Văn nghệ trẻ bàn về sự đổi mới của văn học. Trong phần hai của bài viết Văn học đổi mới đến từ cuộc kháng chiến, Bảo Ninh đã chỉ trích một số quan niệm ấu trĩ khi xử lí Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư và lý giải về việc thưởng thức văn học của độc giả. Đồng thời đã khen ngợi sự đổi mới đề tài chiến tranh của Thái Bá Lợi (truyện ngắn) và Lê Lựu (tiểu thuyết). Tác giả viết: "Tôi nghĩ rằng họ, chẳng hạn nhà văn Thái Bá Lợi của Hai người trở lại trung đoàn, nhà văn Lê Lựu của Thời xa vắng, có ý chí đổi mới sáng suốt và mãnh liệt đồng thời quả cảm và gan lỳ chẳng kém gì người nông dân gan dạ dám chọn con đường đúng đắn nhưng đầy cay đắng và cô đơn của bí thư Kim Ngọc. Tôi tự hỏi rằng nếu không có những người nông dân cựu chiến binh kháng chiến chống Mỹ ấy thì liệu nền kinh tế của đất nước và đời sống của mọi người ngày hôm nay sẽ như thế nào?" [40,3]. Bảo Ninh là một trong những nhà văn góp phần đổi mới văn học viết về đề tài chiến tranh, nên ở đây thể hiện một quan niệm về sự đổi mới cách nhìn nhận chiến tranh. Ông viết: "Nếu không có ý chí và tác phẩm sáng ngời tinh thần đổi mới ngay từ đầu những năm 1980 của các nhà văn mà hầu hết là cựu chiến binh thì ngày nay các nhà văn và cả độc giả nữa sẽ có kiểu tư duy văn học kiểu gì?" [40,3]. Cũng trên báo Văn nghệ trẻ ở bài viết Nói hay làm dở, Bảo Ninh đưa đến một quan niệm mới về việc viết văn của lớp nhà văn sau chiến tranh. Ông dẫn ra một loạt cuộc hội thảo bàn về nhu cầu đổi mới văn học: "Mỗi thầy mỗi khác, nhưng tựu trung đều kêu gọi và thôi thúc chúng tôi hãy khác đi, hãy mau mau đổi mới, hãy mạnh dạn cách tân, hãy từ bỏ lối mòn trong suy nghĩ và trong sáng tác" [41,2]. Gần đây cũng trên báo Văn nghệ trẻ, số 39 (2006) trong bài viết Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại phong phú về lượng, khi bàn về tiểu thuyết Việt Nam đương đại, tác giả Nguyễn Trường Lịch cho rằng tiểu thuyết Việt Nam không nằm ngoài dòng chảy của tiểu thuyết thế giới, ông đưa ra một số tác phẩm tiêu biểu trong đó là tiểu thuyết Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh.
- 6 Tác giả viết: "Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh với độ dài của thời gian, điểm nhìn mới mẻ về chiến tranh trong quá khứ giúp nhà văn mạnh dạn nhận rõ cuộc chiến tranh không chỉ mang âm điệu hào hùng thắng lợi mà con đượm nét đau thương bi tráng trong những ngôi nhà, nơi ngõ phố vắng vẻ hoặc làng quê núi đồi quạnh hiu qua từng nỗi bất hạnh cô đơn của bao người con gái nhỏ hậu phương đêm đêm không ánh đèn mỏi mắt chờ đợi" [31,3]. Nguyễn Trường Lịch còn phát hiện những mới mẻ ở cuốn tiểu thuyết này: "Và có lẽ điểm mới nhất trong kết cấu Thân phận của tình yêu là chỗ tác giả lấy trục thời gian chi phối mọi hành động xuyên suốt các tính cách nhân vật trải rộng trên các vùng không gian mênh mông của chiến trường từ Bắc chí Nam" [31,3]. Như vậy, chưa có một công trình nào thể hiện cái nhìn tổng quát toàn diện, có hệ thống, chuyên sâu trong việc nghiên cứu đề tài chiến tranh chống Mỹ trong tiểu thuyết Bảo Ninh. Vì thế, có một cái nhìn hệ thống về đề tài chiến tranh chống Mỹ trong truyện ngắn Bảo Ninh là một vấn đề cần thiết. 3. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT ĐỀ TÀI 3.1 Chỉ ra được phương thức tiếp cận và thể hiện đề tài chiến tranh trong truyện ngắn Bảo Ninh. 3.2 So sánh việc thể hiện đề tài chiến tranh trong tập truyện ngắn này với việc thể hiện đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết Thân phận của tình yêu. 3.3 Từ việc giải quyết những vấn đề trên, góp phần hiểu thêm một số đặc điểm của truyện ngắn. 4. GIỚI HẠN CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT ĐỀ TÀI 1. Luận văn nghiên cứu đề tài chiến tranh trong những truyện ngắn Bảo Ninh được tập hợp trong Truyện ngắn Bảo Ninh do Nxb Công an ấn hành năm 2002. Đó là những truyện ngắn: Trại bảy chú lùn, Thời tiết của ký ức, Hà Nội lúc không giờ, Rửa tay gác kiếm, Mây trắng còn bay, Hữu khuynh, Khắc dấu mạn thuyền, Ngôi sao vô danh, Bí ẩn của làn nước, Bên lề cuộc tấn công, Lá thư từ Quý Sửu, Ba lẻ một, La-mác xây-e.
- 7 2. Đối sánh với tiểu thuyết Thân phận của tình yêu của cùng tác giả ở những vấn đề liên quan. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vận dụng những phương pháp nghiên cứu văn học phổ biến: phương pháp khảo sát - thống kê, phương pháp miêu tả - phân tích và chú trọng phương pháp so sánh: so sánh trong nội bộ tập truyện ngắn, so sánh những vấn đề liên quan ở tiểu thuyết Thân phận của tình yêu. 6. DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Luận văn đi sâu tìm hiểu nghiên cứu về đề tài chiến tranh chống Mỹ trong truyện ngắn Bảo Ninh một cách có hệ thống trong sự đối sánh với tiểu thuyết Thân phận của tình yêu của cùng tác giả. 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn được triển khai qua 3 chương: Chương 1. Chiến tranh và nhân cách con người Chương 2. Chiến tranh và tình yêu Chương 3. Hai điểm nhìn chiến tranh
- 8 Chương 1 CHIẾN TRANH VÀ NHÂN CÁCH CON NGƯỜI 1.1. NHÌN QUA TRUYỆN NGẮN VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH SAU 1975 Từ lâu đề tài chiến tranh đã đi vào trong văn học. Tuy nhiên ở mỗi thời đại, mỗi dân tộc trong những bối cảnh cụ thể, vấn đề này được đề cập trong văn học với những mức độ khác nhau. Cuộc chiến tranh chống Mỹ kéo dài hơn 20 năm. Dân tộc Việt Nam đã phải đương đầu với một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới, do đó, chiến thắng đế quốc Mỹ là một sự nghiệp vĩ đại đòi hỏi những hy sinh to lớn. Con người không thể vì hạnh phúc cá nhân mà yên lặng trước sự giày xéo của quân thù. Cuộc chiến đấu với giặc ngoại xâm giống như một cuộc trường chinh không ngưng nghỉ, chiến tranh là một chuỗi dài khó khăn gian khổ. Các nhà văn thời kỳ này có nhiệm vụ phải nhận lấy sự ký thác của lịch sử là ca ngợi chủ nghĩa anh hùng. Trách nhiệm lớn lao của các nhà văn là: "phải có những tác phẩm xứng đáng chẳng những để biểu dương sự nghiệp kháng chiến kiến quốc bấy giờ mà còn để lưu truyền cái lịch sử oanh liệt kháng chiến kiến quốc cho hậu thế" [61,27]. Trong văn học 1945-1975 (9 năm văn học kháng Pháp và hơn 20 năm văn học chống Mỹ) với tư duy sử thi, các cây bút phản ánh cuộc tử sinh của dân tộc với những quan tâm là "viết cái gì?" hơn là "viết như thế nào?". Bởi vậy, ở giai đoạn này, trong các bài, thư, báo bàn về văn nghệ, Đảng và Hồ Chí Minh đều nhấn mạnh các yếu tố về nội dung được yêu cầu như: "biểu dương", "ghi lại cho được", "phản ánh chân thật". Văn học Việt Nam ở thời kỳ này cái nhìn về cuộc chiến còn phiến diện, chỉ ca ngợi mà chưa khơi sâu, mô tả những đau khổ của chiến tranh, những con người dù cận kề cái chết vẫn được lý tưởng hóa. Đó là hình ảnh của những người anh hùng như anh Núp, Tnú..., đó là hình ảnh của chị Sứ, chị út Tịch... Những điều đó đã đem lại cho văn
- 9 xuôi trong thời kỳ này ít nhiều hạn chế khi viết về đề tài chiến tranh. Trải qua bảy thế kỷ truyện ngắn dân tộc từ Lý Tế Xuyên (thế kỷ XIV) đến nay, có thể thấy rằng truyện ngắn Việt Nam đã đạt đến trình độ của truyện ngắn hiện đại, với "một kiểu tư duy mới, một cách nhìn cuộc đời, một cách nắm bắt cuộc sống rất riêng, mang tính chất thể loại" [17,37]. Thế nhưng ở giai đoạn 1945- 1975 ở thể loại truyện ngắn còn có những hạn chế ở cái nhìn về cuộc chiến. Ngôn ngữ và nghệ thuật trần thuật trong các tác phẩm còn phẳng lặng, một chiều, cái gai góc, đau đáu khi viết về chiến tranh thật sự mờ nhạt hoặc là không có. Sau năm 1975, đất nước bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng hòa bình trong xu thế đổi mới hội nhập. Đề tài chiến tranh vẫn là nguồn cảm hứng lớn cho nhiều nhà văn. Không chỉ với những nhà văn mặc áo lính, hay những nhà văn trưởng thành từ hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc mà cả với những cây bút trẻ sinh ra và lớn lên trong cuộc sống hòa bình. Suy nghĩ về đề tài chiến tranh, nhà văn Chu Lai cho rằng: "Chiến tranh là một siêu đề tài và người lính cũng là siêu nhân vật. Càng khám phá, càng thấy những độ rung không mòn nhẵn. Ở đó mọi thứ đều được nén chặt đến ngột ngạt và nếu biết cách khai mở thì đấy là đối tượng văn học vĩnh cửu nhất" [28,41]. Còn Nguyễn Minh Châu, dù viết rất nhiều về chiến tranh nhưng khi nhìn nhận về nó ông cũng thành thật nhận thấy: "So với tầm vóc sâu rộng của hiện thực đời sống bộ đội và nhân dân ta trong hơn một phần tư thế kỷ qua thì công việc của mình chỉ như vừa mới đặt bàn chân lên cái bậc cửa của tòa thâm cung đồ sộ, đầy biến động và thần bí, vừa mang tính chất thời cuộc vừa mang tính chất lịch sử đó", "rất nhiều cuộc đời của những con người bình thường nhưng chứa đựng số phận của cả đất nước, chứa đựng cả một bài học lớn về đường đời, đang cần ngòi bút của nhà văn soi rọi trên trang giấy" [5,8]. Các nhà văn sau 1975 tập trung khai thác đề tài chiến tranh theo tư duy mới, điều này thực sự đem lại thành quả to lớn đối với nền văn học nước nhà. Một trong những thể loại tiên phong đổi mới của văn xuôi về đề tài chiến
- 10 tranh là thể loại truyện ngắn, đây cũng là thể loại đạt được những thành tựu đổi mới sâu sắc nhất, nổi bật nhất và toàn diện nhất. Và một trong những nhà văn góp phần thay đổi truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh sau 1975, tạo nên những rung cảm nghệ thuật mới mẻ, đặc sắc đó là Bảo Ninh. Bảo Ninh tên khai sinh là Hoàng Ấu Phương, sinh ngày 18/10/1952 tại Diễn Châu, Nghệ An. Quê quán xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh. Anh từng nhập ngũ và tham gia chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên. Trong ba lô người lính, Bảo Ninh đã cất giữ cho riêng anh những hoài niệm từ chiến trường gian khổ. Trong hành trang tinh thần của anh, chiến tranh là nỗi nhớ, là nỗi buồn nguyên khối. Viết về chiến tranh sau cuộc chiến tranh với Bảo Ninh cũng như các nhà văn quân đội là niềm hạnh phúc hay chính là món nợ văn chương cần phải trả đối với cuộc đời. Trong Truyện ngắn Bảo Ninh do Nxb Công an Nhân dân ấn hành năm 2002 có tất thảy là 16 truyện ngắn thì có đến 13 truyện viết về đề tài chiến tranh chống Mỹ: Trại "Bảy chú lùn", Ba lẻ một, Bên lề cuộc tấn công, Lá thư từ Quý Sửu, Bí ẩn của làn nước, Ngôi sao vô danh, Rửa tay gác kiếm, Mây trắng còn bay, Khắc dấu mạn thuyền, Thời tiết của ký ức, Hữu khuynh, Hà Nội lúc không giờ, La- mác-xâye. Trong 13 truyện ngắn viết về chiến tranh, chỉ có một truyện đứng ở thời điểm quá khứ (Bên lề cuộc tấn công) và hai truyện đứng ở thời điểm hiện tại (Mây trắng còn bay, La-mác-xây e) còn lại là truyện đan xen giữa hiện tại và quá khứ. Trong 13 truyện ngắn ấy có 9 nhân vật chính là người lính. Đó là các truyện: Trại "bảy chú lùn", Ba lẻ một, Là thư từ Quí Sửu, Ngôi sao vô danh, Rửa tay gác kiếm, Khắc dấu mạn thuyền, Bên lề cuộc tấn công, Hữu khuynh, Hà Nội lúc không giờ (trong đó có 8 nhân vật chính là người lính trở về). Thống kê như thế để thấy rằng Bảo Ninh nhìn nhận cuộc chiến hầu hết là từ hơn hai mươi năm sau. Tác giả đã cố gắng thoát ra khỏi khuôn khổ sáo mòn của đề tài chiến tranh. Có thể nói mạch chảy xuyên suốt trong nền văn học Việt Nam tính từ sau cách mạng tháng tám là đề tài chiến tranh. Văn học của 30 năm chiến tranh "tiêu biểu cho nền nghệ thuật còn tươi ròng sự sống, một nền nghệ thuật
- 11 thấm đẫm mồ hôi, khói và thuốc súng, một nền nghệ thuật chân chất, đẹp và khỏe như những chàng trai đang độ lớn". Do yêu cầu của thời chiến tranh mỗi tác phẩm văn học phải phục vụ cho mục đích chính trị nên những tác phẩm văn học của thời kỳ này đã miêu tả hiện thực cần có, nên có chứ chưa phải là miêu tả hiện thực đang tồn tại. Bởi vậy những hiện thực chiến tranh khốc liệt còn bị khuất lấp, bao khó khăn, gian khổ trong đời sống người lính chưa được phơi bày. Số phận cá nhân, những con người phản bội Tổ quốc, những mâu thuẫn trong nội bộ chưa được phanh phui. Hiện thực chiến tranh cụ thể với những trận đánh lớn, dữ dội đã bị đẩy lùi về sau. Truyện ngắn Bảo Ninh xây dựng chiến tranh với cái nhìn của một người nghĩ về chiến tranh và viết sau chiến tranh, nhưng cuộc chiến ấy vẫn đầy máu và nước mắt. Thế giới con người luôn là niềm khao khát được khám phá của văn học, trong mảng đề tài chiến tranh của văn học giai đoạn 1945 -1975 việc miêu tả con người thực sự đang còn những non yếu. Bước sang giai đoạn mới, con người trong chiến tranh được miêu tả toàn vẹn hơn, mỗi nhân vật là một con người lưỡng diện, con người với tất cả những mặt tốt xấu của đời... đó là Lực trong Cỏ lau, Hòa trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (Nguyễn Minh Châu). Truyện ngắn sau 1975 còn quan tâm đến kiểu con người mới: con người tự nhận thức như nhân vật người họa sĩ trong truyện ngắn Bức tranh..., con người tự nhiên như các cô gái trong Người sót lại của rừng cười của Võ Thị Hảo..., con người tâm linh như người lính trong Bến trần gian của Lưu Minh Sơn... Chỉ riêng về việc thể hiện người lính, truyện ngắn sau 1975 đã xây dựng hàng loạt kiểu nhân vật mới, đó là kiểu nhân vật lạc thời, lạc môi trường, nhân vật tha hóa, nhân vật chấn thương... Trong truyện ngắn Bảo Ninh có những con người lớn dậy trong chiến tranh hoặc tha hóa, biến chất trong hoàn cảnh đó. Con người mới ở đây là kiểu con người chuyển từ cái ta cộng đồng sang cái tôi riêng biệt, là con người với những trạng thái tâm hồn: khi khổ đau, khi vui sướng, khi hạnh phúc, và cả bất hạnh nữa... Bảo Ninh đã dựng lên những đời người không
- 12 bằng phẳng. Những gai góc, gồ ghề của cuộc sống bám chặt vào đời lính, họ đi ra từ chiến tranh nhưng nặng trĩu nỗi buồn (Lá thư từ Quý Sửu), họ đi ra từ chiến tranh nhưng không quên nổi những oán thù cá nhân để rồi mang tư tưởng không đẹp (Hữu khuynh), ở đó còn có những người giữ mãi lời thề mà bắt mình cứ mãi cô đơn (Trại "bảy chú lùn")... Chiến tranh đã "phạt ngang cuộc đời của họ". Độ lùi của thời gian là một lợi thế của Bảo Ninh để nhìn lại những gì đã diễn ra trong chiến tranh. Thời gian tạo cho nhà văn có cơ hội nhìn chiến tranh như một hiện tượng xã hội tổng thể và nhất là cho phép nhà văn kiểm chứng những hậu quả xã hội của nó. Văn học hậu chiến của bất kỳ dân tộc nào cũng có trách nhiệm lớn lao là bằng tư duy nghệ thuật nhận thức lại, đo lại những "chấn động" về mọi mặt xã hội do chiến tranh để lại cho dân tộc mình. Và cũng dễ hiểu vì sao những tác phẩm viết về chiến tranh thời hậu chiến có cái nhìn bình tĩnh hơn, khách quan hơn và vì thế mà đọc nó, ta thấy thấm thía hơn những gì được viết trong khói lửa. Đề tài chiến tranh trong truyện ngắn Bảo Ninh còn thể hiện sự đa chiều, đa diện trong việc dùng thủ pháp đồng hiện biến đổi không gian, thời gian, miêu tả dòng độc thoại, nội tâm con người... Bên cạnh 13 truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh chống Mỹ, Bảo Ninh có cuốn tiểu thuyết Thân phận của tình yêu, đây là tiểu thuyết đạt giải thưởng của Hội Nhà văn năm 1991. Trong tác phẩm này, Bảo Ninh đã cho người đọc thấy toàn bộ nỗi buồn chiến tranh, nỗi buồn tình yêu, những thân phận con người, thân phận tình yêu... Đó là sự sáng tạo của nhà văn Bảo Ninh trước sự đổi mới cách tiếp cận đề tài chiến tranh, anh đã kịp thời bắt nhịp với hướng đi mới, đã cho độc giả những trang văn viết về đề tài chiến tranh ở hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết rất sống động, trung thực và đầy tính nhân văn. Điều này dường như đã làm nên một phong cách rất riêng của nhà văn xứ Quảng Bình cát trắng này.
- 13 1.2. VẤN ĐỀ CHIẾN TRANH VÀ NHÂN CÁCH CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN BẢO NINH Chiến tranh là một nhân tố có tác động cực kỳ to lớn đối với nhân cách con người. Nhân cách là "tư cách và phẩm chất con người" [42,687], mỗi con người ai cũng có tư cách và phẩm chất. Tư cách, phẩm chất đó như thế nào phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, điều kiện sống của mỗi cá nhân. Bùi Việt Thắng cho rằng: "quan niệm về nhân cách là biểu hiện một trình độ cao của sự khái quát nghệ thuật đời sống " [49,17]. Tác giả còn khẳng định: "nhân cách là một khái niệm rộng và cao hơn khái niệm nhân vật tích cực" [49,17]. Nói đến nhân cách con người là nói đến những điểm tốt đẹp của người trước cuộc sống (Bùi Việt Thắng). Nhưng cuộc sống hôm nay "vốn đa sự" liệu con người có còn giữ được nhân cách của mình không? Chiến tranh đối với người lính hậu chiến như thế nào? Chiến tranh chống Mỹ chiếm trọn hai mươi năm của thế kỷ. Con người Việt Nam phải chịu sự tác động ghê gớm của cuộc chiến tranh trường kỳ ấy. Tới nay hòa bình đã trở lại nhưng những dư âm của chiến tranh vẫn là nỗi ám ảnh khôn nguôi đối với con người thời hậu chiến. Sức tác động của chiến tranh đến nhân cách con người cả trong chiến tranh và trong hòa bình vẫn là một chủ đề của văn học hôm nay. Bên cạnh các tác giả văn học khác, Bảo Ninh thể hiện sự tác động của chiến tranh đến nhân cách con người rất độc đáo. Ở đây chúng tôi đi vào tìm hiểu nhân cách con người trong truyện ngắn Bảo Ninh, từ đó nhận thấy cùng với các nhà văn hiện đại, Bảo Ninh đã góp phần tạo điều kiện cho sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người văn học thời hậu chiến. Truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu ra đời năm 1976 được coi là tác phẩm mở đầu cho sự đổi mới lĩnh vực viết về chiến tranh. Trong tác phẩm này Nguyễn Minh Châu đã đem đến cho văn học một cách nhìn mới về con người, hình tượng người lính không còn mang vẻ đẹp của người anh hùng
- 14 nhất phiến toàn diện nữa mà ở đó người lính trở về cuộc sống thường nhật với bao khó khăn vất vả. Cũng viết về người lính và chiến tranh, truyện ngắn Hai người trở lại trung đoàn của Thái Bá Lợi khám phá theo lối tư duy mới, những người lính ở đây không thể hiện phẩm chất anh hùng trong chiến đấu mà chủ yếu được khám phá trong các quan hệ đời thường, đời tư. Đó là những con người không còn mang vẻ đẹp lý tưởng của văn học thời chiến mà là con người với lẫn lộn tốt xấu, trắng đen. Nhìn lại chặng đường đổi mới nhiều nhà nghiên cứu cho rằng từ 1975 đến 1980 đề tài chiến tranh vẫn viết theo quán tính cũ [32,23]. Phải đến đầu năm 1980, đặc biệt từ sau 1986, mảng văn học mới này mới có nhiều biến đổi sâu sắc đối với từng tác giả và cả đội ngũ sáng tác. Không còn những tác phẩm trực tiếp mô tả tái hiện lại hoàn cảnh chiến tranh như Chiều vô danh (Hoàng Dân), Thung lũng hoa vàng (Huỳnh Thạch Thảo) mà thường gặp những truyện ngắn phản ánh hiện thực chiến tranh từ số phận, từ những bi kịch cá nhân như Biển cứu rỗi (Võ Thị Hảo), Tiếng chuông trôi trên sông (Vũ Hồng)... Theo Bùi Việt Thắng: "Quan niệm con người vẫn được coi là thước đo sự tiến bộ nghệ thuật từ xưa tới nay" [49,17]. Tìm hiểu nhân vật cũng là tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người. Nhân vật văn học là con người được nhà văn sáng tạo trong tác phẩm: "là con người được miêu tả thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học" [17,12]. Nhân vật là biểu hiện trực tiếp của những quan niệm khác nhau về con người của từng tác giả, từng thể loại, từng giai đoạn văn học. Bất cứ một nền văn học nào ra đời cũng xuất hiện những con người mới, mỗi thời đại văn học có những kiểu con người khác nhau. Gắn với thời cổ xưa, văn học có con người thần thoại, con người sử thi..., gắn với văn học Trung Đại là con người tỏ chí, tỏ lòng... Kiểu con người khác nhau ấy thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của các nhà văn.
- 15 1.2.1 Người lính dưới góc nhìn con người cá nhân Văn học hôm nay đã tiếp cận cuộc sống con người cá thể hơn. Nhìn tổng thể, trong văn học sau 1975, quan niệm nghệ thuật về con người xuyên suốt, nổi bật là quan niệm về con người cá thể. Nhìn nhận con người trong cuộc sống với đầy biến động, Bảo Ninh đã đem đến cho người đọc con người cá thể với giọng nói riêng, tính cách riêng. Mỗi con người một số phận, mỗi con người với niềm đau hạnh phúc riêng trong một cảm nhận về thực tại...Tất cả họ hiện lên trang giấy như là nỗi ám ảnh về một quá khứ đầy đau thương nhưng rất đỗi anh hùng. Con người cá thể bắt đầu xuất hiện ở phương tây từ thời đại Phục hưng, trong những tác phẩm của Sexpia, của Kant..., giải phóng cá nhân con người đó là mục tiêu của chủ nghĩa nhân văn thế kỷ XVI chống lại lễ giáo phong kiến và nhà thờ. Ở nước ta với nghìn năm Bắc thuộc, một thời gian quá dài ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo. Bên cạnh đó Phật giáo với triết lý "vô ngã" đã phủ nhận sự tồn tại của cá nhân. Trong văn học trung đại đã có con người cá nhân xuất hiện ở mức độ đậm nhạt khác nhau nhưng chưa hình thành quan niệm về con người cá nhân. Đến đầu thế kỷ XX, do nhu cầu phát triển tự thân của văn học, văn học có sự biến chuyển theo con đường hiện đại hóa. Ý thức con người trỗi dậy lớn lao, nếu cá nhân trong văn học trung đại là cá nhân vũ trụ, tự nhiên thì ở đây được đổi mới về chất và hết sức đa dạng. Tự lực văn đoàn đã mở đầu cách miêu tả thế giới nội tâm con người còn Thơ mới đã thể hiện được số phận cá nhân, nói rõ những "điều kín nhiệm u uất", "phát hiện cái tôi thành thực, công khai xem cái tôi cá nhân như một cách thế nhìn đời hợp pháp". Mặc dù Tự Lực Văn Đoàn và Thơ mới đã có những quan niệm nghệ thuật về con người cá thể nhưng cuối cùng cũng đi đến cực đoan và bế tắc. Sau 1945, do yêu cầu của một giai đoạn văn học trong chiến tranh, con người cá nhân không được đề cập đúng mực. Cuộc sống cá nhân riêng tư của
- 16 mỗi người phải thu hẹp lại đến tối thiểu, nhường chỗ cho đời sống chung của tập thể, của cả dân tộc. Con người được nhìn nhận, đánh giá trước hết chủ yếu ở tư cách quan hệ với số phận của dân tộc, của nhân dân, của cách mạng. Một thời kỳ theo cách nói của Chế Lan Viên: "những năm đất nước có chung tâm hồn, có chung khuôn mặt nụ cười tiễn đưa con, nghìn bà mẹ như nhau". Từ sau 1975, nhất là những năm 80 đến nay, người lính dưới góc nhìn con người cá nhân được quan niệm đúng đắn và có chiều sâu hơn, đặc biệt là ở truyện ngắn. Bằng nhiều cách khám phá và thể hiện độc đáo, truyện ngắn đã khắc họa chân dung con người cá thể một cách sinh động, sâu sắc và đa chiều ''Cuộc đời vốn đa sự, con người vốn đa đoan'' (Nguyễn Minh Châu). Mỗi nhà văn một quan niệm riêng, biến thái, châu tuần chung quanh quan niệm chung nhất. Đó là con người tự ý thức của Nguyễn Minh Châu, con người trần tục của Nguyễn Huy Thiệp, con người bản năng của Dạ Ngân, Phạm Hoa,... đều là những dạng thức của con người cá thể. Nghiên cứu con người - người lính dưới góc nhìn cá thể trong truyện ngắn Bảo Ninh chúng tôi sẽ làm rõ nhân cách con người trong chiến tranh và sau chiến tranh. a. Người lính dưới biểu hiện con người tự nhận thức (hay con người với khát vọng, kiếm tìm) Trong mảng viết về chiến tranh chống Mỹ của truyện ngắn Bảo Ninh, có thể thấy người lính dưới góc nhìn con người cá nhân biểu hiện khá rõ nét ở dạng thức con người tự nhận thức. Quan niệm này bộc lộ chiều sâu trong quan niệm nghệ thuật về con người, gắn liền với sự thức tỉnh ngày càng cao của ý thức con người. Con người thao thức, tự nhận thức trong truyện ngắn Bảo Ninh thể hiện rõ nét nhân cách con người trong và sau chiến tranh. Ở phương Tây, người ta thấy con người tự nhận thức xuất hiện từ rất sớm, Hăm lét của Sêxpia là một điển hình về con người tự nhận thức. Trong văn học Việt Nam thời trung đại con người tự nhận thức xuất hiện nhiều trong văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX với kiệt tác Truyện Kiều (Nguyễn Du), với Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,
- 17 Đoàn Thị Điểm,... nhưng ở đó con người tự nhận thức còn nằm trong khuôn khổ hạn hẹp của lễ giáo phong kiến. Trong văn học cận hiện đại con người này từng xuất hiện trong các sáng tác của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng... và ở đó con người tự nhận thức với nhiều hạn chế. Con người tự nhận thức tiếp tục xuất hiện trong văn học sau năm 1975 ở sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp... Đến Bảo Ninh, con người tự nhận thức trong hoàn cảnh trước và sau chiến tranh trở thành một hình tượng sâu sắc. Con người tự nhận thức trong truyện ngắn Bảo Ninh thể hiện ở khát vọng kiếm tìm, ở sự chiêm nghiệm, ở sự không hoàn thiện. Một loạt truyện ngắn viết về chiến tranh của Bảo Ninh thể hiện người lính trong khát vọng kiếm tìm. Kiếm tìm tình yêu, kiếm tìm hạnh phúc đó là giá trị tinh thần mà con người luôn hướng đến "bởi cuộc đời thì hữu hạn mà tình yêu lại vô cùng". Trong chiến tranh, khát vọng này càng trở nên cháy bỏng. Nói đến chiến tranh là nói đến mất mát, đau thương, là những hy sinh không thể tránh khỏi. Trong không khí lửa đạn, tình yêu lứa đôi thể hiện nét đẹp trong tâm hồn người lính. Truyện ngắn Bảo Ninh xuất hiện nhiều con người đi tìm nửa kia của mình: Trại "bảy chú lùn", Rửa tay gác kiếm, Khắc dấu mạn thuyền, Hà Nội lúc không giờ... Trong truyện ngắn Trại "bảy chú lùn", nhân vật chính của câu chuyện là Mộc, từ chiến tranh trở về kể lại quãng đời đã qua của anh. Đó là chuỗi ngày gian khổ nhưng đẹp và đáng nhớ, dẫu tận cùng gan ruột là nỗi khắc khoải về thời gian anh không được sống cùng Nga - người con gái mà anh đã yêu thương. Và khi chiến tranh kết thúc, nỗi ước vọng về Nga vẫn khôn nguôi trong trái tim người lính vốn đã chịu nhiều đau khổ, mất mát. Hay trong truyện ngắn Rửa tay gác kiếm chẳng hạn, Quang vốn không phải là nhân vật chính trong truyện nhưng câu chuyện về anh là câu chuyện người lính đi tìm hạnh phúc, tình yêu. Dẫu đau đớn tột cùng khi bị người thân yêu phụ bạc nhưng anh vẫn quyết đi tìm vợ, bỏ qua lỗi lầm của vợ. Còn nhân vật "tôi" trong truyện ngắn Hà Nội lúc không giờ khao khát đi tìm bạn tình của mình
- 18 chiếm trọn cả quãng đời trai trẻ. Chiến tranh không cho phép tuổi thanh xuân của anh gặp gỡ quen biết để yêu thương một người phụ nữ, cho nên trong trái tim anh vẫn cháy bỏng một mối tình không có thực với một phụ nữ lớn tuổi hơn ở cùng khu xóm. Truyện ngắn Khắc dấu mạn thuyền lại đem đến một hình tượng khác, đó là hình ảnh một người lính tìm về kỷ niệm khắc sâu trong tâm khảm. Một tình cảm biết ơn trìu mến về người con gái dưới trời mưa bom bão đạn từ hơn hai mươi năm trước. Đó cũng là một sự kiếm tìm vô vọng. Thế giới nội tâm của con người luôn là miền đất bí ẩn và có sức thu hút với nhiều ngòi bút. Đôxtôiepxki đã từng khẳng định: "con người là một điều bí ẩn. Tôi tìm kiếm điều bí ẩn ấy vì tôi muốn trở thành con người". Con người tự nhận thức là con người có chiều sâu tâm trạng. Các nhân vật trong các truyện ngắn kể trên hầu hết được Bảo Ninh xây dựng theo môtíp lặng theo suy tưởng về một vùng ký ức xa xăm. Đó là ký ức về những ngày chiến tranh mà các nhân vật chính trong vai người kể chuyện ở ngôi thứ nhất bày tỏ: "như tôi còn thời nào nữa ngoài thời đã qua" (Hà Nội lúc không giờ); "Giờ đây nhớ lại những ngày tháng cuối cùng của đời bộ đội lòng tôi vô hạn một nỗi buồn nhớ sâu lặng" (Rửa tay gác kiếm); hoặc là nỗi thổn thức của ông Phúc - người phía bên kia giới tuyến trong truyện ngắn Thời tiết của ký ức: "Những nỗi niềm đã yên nghỉ từ lâu âu sầu thức dậy, lần lượt hiện hình, lần lượt trôi qua, dằng dặc và chậm rãi, theo nhịp đếm của chiếc đồng hồ để bàn"... Kiếm tìm về quá khứ - đó là phản ứng của tâm hồn nhạy cảm khi thời cuộc đã đổi thay. Tất cả các nhân vật của Bảo Ninh đều nhận thức quá khứ đã vời xa và trong quá khứ lưu giữ kỷ niệm của một thời trai trẻ. Có một điều đáng lưu ý là các nhân vật trong truyện ngắn viết về chiến tranh của Bảo Ninh đều là những người đàn ông đã bước qua ngưỡng của tuổi trẻ, nên khi bước vào độ tuổi trung niên họ có những suy tư chiêm nghiệm của con người từng trải trong chiến tranh. ''Dĩ nhiên với dòng đời vô cùng vô tận bốn mươi năm có là bao, chỉ là một khúc đò ngang ngắn ngủi, nhưng với đời người, đó là cả một thời gian mênh mang như biển mà từ bờ này sang bờ bên kia ngang với từ kiếp
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài “Nghệ thuật lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)”
32 p | 907 | 357
-
Tiểu luận: Những vấn đề pháp lý và thực tiễn về họat động chống khủng bố quốc tế trong giai đoạn hiện nay
11 p | 461 | 135
-
Luận văn: "Giao thông vận tải đường bộ miền Bắc Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975" làm đề tài Luận văn Thạc sĩ"
118 p | 303 | 88
-
Luận văn: Giao thông vận tải đường bộ miền Bắc Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975
118 p | 189 | 27
-
ĐỀ TÀI: CẠNH TRANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
20 p | 125 | 20
-
Khoá luận tốt nghiệp: Hình tượng nhân vật Andrei Bolkonsky và Pierre Bezukhov trong tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình của Lev Nikolayevich Tolstoy
120 p | 65 | 19
-
LUẬN VĂN:Đảng bộ Liên khu IV lónh đạo xây dựng kinh tế trong kháng chiến
95 p | 99 | 16
-
Luận văn đề tài: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty cao su Sao vàng - Thực trạng và giải pháp
64 p | 91 | 15
-
Luận án tiến sĩ Sử học: Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973
240 p | 84 | 13
-
Luận văn đề tài: Cơ chế thị trường trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam
20 p | 95 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Cái tôi tác giả trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm và Mãi mãi tuổi 20 của Nguyễn Văn Thạc
95 p | 48 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đề tài chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu
135 p | 38 | 8
-
Tóm tắt Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Mĩ thuật: Đề tài chiến tranh trong tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng
71 p | 85 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chiến tranh du kích trên chiến trường Quảng Trị, giai đoạn 1961-1968
128 p | 21 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sử học: Phụ nữ Thừa Thiên Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965-1968
96 p | 16 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Phong trào chống phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961-1965)
99 p | 17 | 3
-
Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Sử học: Đấu tranh chính trị ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ từ 1954 đến 1965
27 p | 56 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn