BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM<br />
<br />
HOÀNG THẮNG<br />
<br />
ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH<br />
TRONG TRANH CỦA HỌA SĨ NGUYỄN SÁNG<br />
<br />
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ MỸ THUẬT<br />
<br />
HÀ NỘI – 2017<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM<br />
<br />
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ MỸ THUẬT<br />
<br />
ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH<br />
TRONG TRANH CỦA HỌA SĨ NGUYỄN SÁNG<br />
<br />
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS. TS. LÊ BÁ DŨNG<br />
HỌC VIÊN: HOÀNG THẮNG<br />
CHUYÊN NGÀNH: HỘI HỌA<br />
MÃ SỐ: 60210102<br />
KHÓA: K18<br />
<br />
HÀ NỘI - 2017<br />
<br />
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT<br />
<br />
GS<br />
<br />
Giáo sư<br />
<br />
NXB<br />
<br />
Phó giáo sư<br />
<br />
PGS<br />
<br />
Tiến sĩ<br />
<br />
Tk<br />
<br />
Nhà xuất bản<br />
<br />
Tr<br />
<br />
Trang<br />
<br />
TS<br />
<br />
Thế kỉ<br />
<br />
2<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT......................................................................... 1<br />
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3<br />
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI . 11<br />
1.1. Khái quát về đề tài chiến tranh trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam 11<br />
1.1.1 Khái niệm về nghệ thuật tạo hình ................................................ 11<br />
1.1.2. Đề tài chiến tranh trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam .............. 13<br />
1.2. Khái quát hội họa Việt Nam hiện đại giai đoạn từ 1945 đến 1986 .. 17<br />
1.3. Khái quát tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Nguyễn Sáng........ 18<br />
Tiểu kết ............................................................................................................ 22<br />
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG CÁC<br />
SÁNG TÁC CỦA HỌA SĨ NGUYỄN SÁNG ............................................. 23<br />
2.1. Đề tài chiến tranh trong tranh sơn mài của Nguyễn Sáng ............... 23<br />
2.2. Đề tài chiến tranh trong tranh sơn dầu của Nguyễn Sáng .................... 33<br />
2.3. Đề tài chiến tranh trong một số chất liệu khác của Nguyễn Sáng ........ 37<br />
Tiểu kết ............................................................................................................ 40<br />
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐIỀU RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI...... 42<br />
3.1 Thành công của Nguyễn Sáng trong các tác phẩm đề tài chiến tranh ... 42<br />
3.2 Bài học về giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm đề tài chiến tranh của<br />
Nguyễn Sáng ............................................................................................ 46<br />
Tiểu kết ............................................................................................................ 51<br />
KẾT LUẬN .................................................................................................... 52<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 53<br />
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 57<br />
<br />
3<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Nguyễn Sáng là một họa sĩ tiêu biểu trong nền hội họa Việt Nam. Cùng<br />
Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, ông là người có đóng<br />
góp rất lớn trong việc xây dựng, định hình nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam.<br />
Nghệ thuật của ông là sự kết hợp hài hòa giữa tính hiện đại và tinh hoa của<br />
dân tộc. Nguyễn Sáng thành công với những tác phẩm chất liệu sơn dầu và<br />
đặc biệt là sơn mài. Các tác phẩm của Nguyễn Sáng có tầm cỡ về kỹ năng,<br />
mang rõ những thông điệp lớn về thân phận con người và tiềm ẩn một tài<br />
năng lớn của sáng tạo hiện đại cho nền mỹ thuật Việt Nam. Tranh của ông<br />
gồm nhiều thể loại, ở thể loại nào ông cũng đều thành công, đặc biệt ở chủ đề<br />
chiến tranh.<br />
Các tác phẩm chủ đề chiến tranh như Giặc đốt làng tôi, Kết nạp đảng<br />
ở Điện Biên Phủ, Hành quân đêm mưa, Bộ đội nghỉ trưa trên đồi, Thành<br />
đồng Tổ quốc. . đã trở thành những tác phẩm bất hủ trường tồn với thời gian.<br />
Các tác phẩm ở chủ đề này của ông đều có được sức ảnh hưởng mạnh mẽ<br />
đến dân tộc. Nó không hướng công chúng tới cái đau đớn, khổ ải mà ngược<br />
lại hình tượng trong các tác phẩm này lại không né tránh bi kịch và số phận<br />
con người, thúc đẩy mạnh mẽ hơn, tin tưởng vào những hy sinh mất mát sẽ<br />
đổi lại được tự do hạnh phúc. Hình tượng trong các tác phẩm ở đề tài chiến<br />
tranh được ông chắt lọc của các nhân vật rồi khái quát lại và nâng nên những<br />
biểu tượng điển hình khúc triết mang đậm tinh thần và ý chí yêu nước của<br />
người Việt.<br />
Đề tài chiến tranh trong tranh của Nguyễn Sáng là đỉnh cao của chủ<br />
nghĩa hiện thực trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam gắn với tinh thần nhân văn<br />
trong cái nhìn về chiến tranh ở nước ta.<br />
<br />