Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
lượt xem 13
download
Xuất phát từ chức năng, vai trò của thuế TNCN cũng như tính cấp thiết của việc tăng cường công tác kiểm soát thuế TNCN trên địa bàn, tác giả đã chọn đề tài “Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu để viết luận văn tốt nghiệp cao học. Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý thuế TNCN từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNCN tại Cục Thuế TP Đà Nẵng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ HOÀNG PHƢƠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60.34.04.10 Đà Nẵng - 2018
- Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. NINH THỊ THU THỦY Phản biện 1: TS. LÊ BẢO Phản biện 2: TS. HOÀNG HỒNG HIỆP Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 03 tháng 02 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thuế TNCN là một sắc thuế mới, được áp dụng rộng rãi từ năm 2009 đến nay nên có rất nhiều vấn đề cần sự quan tâm của các nhà quản lý. Do vậy vấn đề đặt ra là phải bảo đảm quản lý thuế đầy đủ, kịp thời đối với thuế TNCN, nhằm giảm thất thu ngân sách nhà nước Xuất phát từ chức năng, vai trò của thuế TNCN cũng như tính cấp thiết của việc tăng cường công tác kiểm soát thuế TNCN trên địa bàn, tác giả đã chọn đề tài “Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu để viết luận văn tốt nghiệp cao học. Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý thuế TNCN từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNCN tại Cục Thuế TP Đà Nẵng. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng để đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN tại thành phố Đà Nẵng 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá và làm rõ các vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến quản lý thuế TNCN. - Phân tích thực trạng công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân ở thành phố Đà Nẵng. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. 3. Câu hỏi hay giả thuyết nghiên cứu Đề tài sẽ phải làm rõ và trả lời được các câu hỏi sau: - Nội hàm của công tác quản lý thuế TNCN là gì? - Thực trạng công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn TP Đà Nẵng trong thời gian qua như thế nào? - Cần có những giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản lý
- 2 thuế thu nhập cá nhân ở TP Đà Nẵng? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý thuế TNCN tại TP Đà Nẵng. Phạm vi nghiên cứu: - Về mặt nội dung: Đề tài nghiên cứu những vấn đề cơ bản về công tác quản lý thuế TNCN tại TP Đà Nẵng. - Về mặt không gian: Các nội dung trên được nghiên cứu trên địa bàn TP Đà Nẵng. - Về mặt thời gian: Thực trạng công tác quản lý thuế TNCN tại TP Đà Nẵng được nghiên cứu trong giai đoạn 2012 -2016. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích định tính được minh hoạ bằng số liệu tổng hợp từ thực tế, kết hợp phương pháp phân tích và đánh giá công tác quản lý thuế TNCN tại Cục thuế TP Đà Nẵng. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Tác giả đã có điều kiện đọc và tham khảo một số công trình nghiên cứu về thuế TNCN của các tác giả Việt Nam và các bài báo đăng trên các tạp chí. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng biểu và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thuế thu nhập cá nhân. Chương 2: Thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 1.1 . TỔNG QUAN VỀ THUẾ TNCN VÀ QUẢN LÝ THUẾ TNCN 1.1.1. Khái niệm về thuế thu nhập cá nhân a. Khái niệm thuế thu nhập cá nhân Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do luật pháp quy định đối với các pháp nhân và thể nhân thuộc đối tượng chịu thuế nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Trong các loại thuế, thuế thu nhập cá nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn thu đối với ngân sách nhà nước. Theo Giáo trình Nghiệp vụ thuế (2009) của Học viện Tài chính thì Thuế TNCN được khái niệm như sau: “Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu đánh vào thu nhập thực nhận của các cá nhân trong một năm, từng tháng hoặc từng lần,không phân biệt nguồn gốc phát sinh thu nhập” . b. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân Theo quy định của pháp luật Việ Nam, đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: - Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; - Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng các điều kiện cư trú trên.
- 4 1.1.2. Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân - Thuế thu nhập cá nhân là một hình thức động viên mang tính bắt buộc trên nguyên tắc theo luật định. Phân phối khoản thu nhập qua thuế thu nhập cá nhân gắn với quyền lực, sức mạnh của Nhà nước. - Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu. Do vậy, người nộp thuế cũng là người chịu thuế. - Thuế thu nhập cá nhân có diện thu thuế rất rộng. Việc đánh thuế thu nhập cá nhân thường áp dụng theo nguyên tắc thuế suất lũy tiến từng phần. - Thuế thu nhập cá nhân là khoản đóng góp không hoàn trả trực tiếp cho người nộp. - Thuế thu nhập cá nhân luôn gắn với chính sách xã hội của mỗi quốc gia. hầu hết các quốc gia đều gắn chính sách thuế thu nhập cá nhân với một số chính sách xã hội khác (như phúc lợi công cộng, chăm sóc sức khỏe…). - Thuế TNCN không bóp méo giá cả hàng hoá, dịch vụ. Thuế TNCN không cấu thành trong giá bán (giá thanh toán) hàng hoá, dịch vụ nên nó không tạo ra sự sai lệch giá cả hàng hoá dịch vụ. Chính vì vậy thuế TNCN tăng hay giảm không ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế. 1.1.3. Khái niệm quản lý thuế thu nhập cá nhân a. Khái niệm quản lý thuế Quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNCN nói riêng là lĩnh vực quản lý chuyên ngành. Vì vậy, để làm rõ khái niệm quản lý thuế và quản lý thuế TNCN, trước hết cần tìm hiểu khái niệm quản lý. Quản lý thuế là một lĩnh vực quản lý chuyên ngành thuộc quản lý hành chính Nhà nước. Quản lý thuế là quản lý hành chính nhà nước về thuế, bao gồm việc tổ chức, quản lý, điều hành quá trình thu nộp thuế, hay nói cách khác đó là hoạt động chấp hành của cơ quan
- 5 nhà nước có thẩm quyền mà cụ thể là hệ thống cơ quan quản lý thuế từ trung ương đến địa phương trong quản lý thu, nộp thuế cho nhà nước từ các tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp thuế đã được xác định trong các Luật thuế. b. Khái niệm về quản lý Thuế thu nhập cá nhân Quản lý thuế thu nhập cá nhân là sự tác động có chủ đích của các cơ quan chức năng trong bộ máy Nhà nước đối với quá trình tính và thu thuế thu nhập cá nhân để thay đổi quá trình này nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách và đạt được các mục tiêu Nhà nước đặt ra. Theo đó: - Chủ thể quản lý Thuế TNCN là: cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà cụ thể là hệ thống cơ quan thuế từ trung ương đến địa phương. - Đối tượng quản lý: các cá nhân là đối tượng nộp thuế đã được xác định trong Luật thuế thu nhập cá nhân. 1.1.4. Vai trò của quản lý thuế thu nhập cá nhân - Thông qua quản lý thu thuế TNCN để tăng cường tập trung, huy động đầy đủ và kịp thời số thu cho ngân sách nhà nước trên cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu. - Góp phần tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho các tổ chức kinh tế và dân cư. - Góp phần phát hiện thu nhập bất hợp pháp. - Góp phần quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, kiểm soát thu nhập của cá nhân, điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, ngăn chặn những hành vi bất hợp pháp như tham ô, nhận hối lộ... 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 1.2.1. Lập dự toán thu thuế thu nhập cá nhân Là khâu đầu tiên của chu trình ngân sách nhằm xây dựng khả năng huy động nguồn thu của địa phương trong một năm ngân sách
- 6 phục vụ nhu cầu chi tiêu cho phát triển kinh tế- xã hội. Từ đó giao nhiệm vụ thu phù hợp với khả năng cân đối ngân sách và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị quản lý thu. 1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý thuế TNCN Việc xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy và phân bổ nguồn nhân lực phù hợp là một trong những nhân tố quan trọng để thiết lập hệ thống quản lý thu NSNN. Với cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế hợp lý, tinh gọn sẽ tạo điều kiện cho hoạt động kiểm soát, quản lý nguồn thu linh hoạt, thực hiện hoạt động có kết quả, chất lượng và hoàn thành được nhiệm vụ thu NSNN, hạn chế được các khoản thất thu thuế TNCN và là nhân tố tích cực làm giảm tỷ suất thu NSNN mà vẫn đáp ứng nhu cầu chi tiêu của NSNN. 1.2.3. Tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế TNCN Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế đối với người nộp thuế giúp họ hiểu sâu, hiểu đúng về các chính sách thuế. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm và tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của người dân. Để nội dung chính sách thuế đến với mọi người dân trong xã hội, cơ quan thuế cần phải tiến hành công tác tuyên truyền, hỗ trợ pháp luật thuế. Công tác này cần phải được thực hiện trước hết là cán bộ thuế, sau đó tới mọi người dân. 1.2.4. Quản lý đối tƣợng nộp thuế TNCN Công tác quản lý đối tượng nộp thuế TNCN là một quá trình xuyên suốt bắt đầu từ khâu đăng ký thuế, cấp mã số thuế cho cá nhân, đến việc quản lý kê khai thuế TNCN, hỗ trợ người nộp thuế, …Điều này đòi hỏi cán bộ, công chức thuế phải thường xuyên bám sát, cập nhật các thông tin về người nộp thuế để công tác quản lý được chặt chẽ, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cán bộ thuế cũng được bố trí theo hướng chuyên môn hoá, chuyên sâu theo từng chức năng công việc, nhiệm vụ cụ
- 7 thể phù hợp với mô hình quản lý đối tượng nộp thuế 1.2.5. Tổ chức thu thuế TNCN - Nộp thuế và xử lý chứng từ nộp thuế - Quyết toán thuế: Hằng năm, người nộp thuế có thu nhập chịu thuế thực hiện quyết toán thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra quyết toán thuế, yêu cầu người nộp thuế điều chỉnh, thay thế quyết toán và xử lý nhập vào chương trình quản lý thuế; phân tích đánh giá những thông tin chỉ tiêu trên tờ khai quyết toán đối chiếu với những thông tin mà cơ quan thuế có được để đưa ra quyết định quản lý thuế cần thiết. - Giải quyết hồ sơ hoàn thuế: Cá nhân khi quyết toán thuế năm có số thuế TNCN đã tạm nộp trong năm lớn hơn số phải nộp là đối tượng được hoàn thuế TNCN. Để tạo thuận lợi cho công tác hoàn thuế, cần tăng cường phổ biến việc ủy quyền quyết toán thuế thay khi cá nhân có duy nhất thu nhập từ lương tại một nơi, qua đó sẽ giảm đáng kể số lượng hồ sơ hoàn thuế gửi đến cơ quan thuế. - Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế TNCN: Là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý thu thuế TNCN. Cán bộ thuế thực hiện thu thập thông tin về người nộp thuế còn nợ tiền thuế phân tích nghiên cứu và đề xuất biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế, tiền phạt; cung cấp thông tin về tình hình nợ thuế TNCN trên địa bàn. 1.2.6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về thuế TNCN a. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế: Kiểm tra, thanh tra thuế là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý thuế theo mô hình chức năng; là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế. Bên cạnh việc tôn trọng kết quả tự tính, tự khai tự nộp thuế của người nộp
- 8 thuế, cơ quan thuế thực hiện các biện pháp giám sát hiệu quả vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện, vừa đảm bảo phát hiện ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật thuế. b) Công tác xử lý vi phạm pháp luật về thuế: Cơ quan thuế phải xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật thuế, tránh trường hợp người bị xử lý, người không, gây bất công bằng trong hiện nghĩa vụ thuế. CQT phải đảm bảo rằng các hoạt động của mình luôn luôn duy trì sự công bằng trước luật pháp. Các vi phạm tương tự phải được xử lý tương tự. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THUẾ TNCN 1.3.1. Các yếu tố kinh tế - xã hội a. Về điều kiện kinh tế - xã hội Nền kinh tế phát triển tốt, xã hội ổn định sẽ là động lực và điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân với sự đa dạng hóa các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, kiếm sống nhằm thỏa mãn nhu cầu cao của nền kinh tế. Là nhân tố tích cực tác động làm tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, làm giảm các hiện tượng trốn thuế, gian lận thuế. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, xã hội bất ổn sẽ tác động xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập của các cá nhân, từ đó tác động làm giảm nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. b. Về cơ chế, chính sách thuế Luật thuế quy định càng đơn giản, rõ ràng, ổn định, ít có ngoại lệ thì pháp luật quản lý thuế sẽ giảm tính phức tạp, quy trình, thủ tục triển khai thực hiện được dễ dàng, thuận tiện hơn. 1.3.2. Các yếu tố từ phía ngƣời nộp thuế a. Thu nhập, mức sống của người dân Hiệu quả công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân phụ thuộc
- 9 không nhỏ vào mức độ phát triển kinh tế và đời sống của dân cư. Khi người dân có thu nhập, mức sống càng cao thì số thu ngân sách càng nhiều hơn, góp phần giúp cho cơ sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý nói chung và quản lý thuế nói riêng chất lượng và hiệu quả hơn. b. Ý thức chấp hành luật thuế của người nộp thuế Khi người dân có ý thức chấp hành luật thuế tốt, họ sẽ tự giác trong kê khai, nộp thuế. Hành vi trốn thuế sẽ ít xảy ra. Chính vì vậy, công tác quản lý thu thuế sẽ gặp nhiều thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TP ĐÀ NẴNG ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TNCN 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh; là đầu mối giao thông quan trọng về dường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Các trung tâm kinh doanh - thương mại của các nước vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương đều nằm trong phạm vi bán kính 2000km từ thành phố Đà Nẵng. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, tài chính, chính trị, văn hóa, du lịch, xã hội, giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục ở mức cao và khá ổn định. Điều này đã tạo ra những thuận lợi cơ bản cho sự phát triển kinh tế thành phố, tăng khả năng tạo ra nguồn thu cho ngân sách; đồng thời cũng gây ra không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TNCN
- 10 TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN QUA 2.2.1. Công tác lập dự toán thu thuế TNCN tại Cục Thuế TP Đà Nẵng Công tác lập dự toán thu thuế TNCN được thực hiện cùng với lập dự toán thu ngân sách nhà nước hàng năm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế. Kết quả lập dự toán thu thuế TNCN hàng năm, sau khi được cơ quan thẩm quyền duyệt, Cục Thuế đã phân bổ cho các đơn vị trong ngành tổ chức quản lý thu. Bảng 2.1. Kết quả lập và phân bổ dự toán thu thuế thu nhập cá nhân 2012 - 2016 Đơn vị: Tên đơn vị 2012 2013 2014 2015 2016 1 Văn Phòng Cục 285.000 256.000 197.000 244.000 305.000 2 CCT Hải Châu 137.000 115.000 95.000 98.000 127.000 3 CCT Thanh Khê 116.000 97.000 85.000 87.000 106.000 4 CCT Sơn Trà 75.000 70.000 50.000 65.000 75.000 5 CCT Ngũ Hành Sơn 55.000 50.000 40.000 50.000 60.000 6 CCT Liên Chiểu 42.000 40.000 30.000 38.000 40.000 7 CCT Hòa Vang 23.000 20.000 18.000 19.000 23.000 8 CCT Cẩm Lệ 37.000 35.000 25.000 33.000 34.000 Tổng cộng 770.000 683.000 540.000 634.000 770.000 Tổng dự toán thu của TP 9.950.000 8.150.000 8.480.000 9.161.000 11.900.000 Tỷ lệ so với tổng dự toán thu 7,73% 8,38% 6,37% 6,92% 6,47% Nguồn: Cục Thuế TP Đà Nẵng Dự toán thu thuế thu nhập cá nhân tại TP Đà Nẵng được giao không ổn định. Việc lập và giao dự toán thuế thu nhập cá nhân còn mang tính chưa khoa học và chính xác, chỉ tập trung nghiên cứu các diễn biến kinh tế, tình hình thu thuế nội địa, phân tích các nhân tố làm tăng, giảm nguồn thu nhưng chưa có thông tin về hộ kinh doanh, các doanh nghiệp để xác định cơ sở thực tế và tiềm năng của nguồn thu. 2.2.2. Tổ chức bộ máy thu thuế TNCN của TP Đà Nẵng a. Về tổ chức bộ máy Cục thuế Thành phố Đà Nẵng bao gồm: Văn phòng Cục Thuế
- 11 và 7 Chi cục Thuế quận, huyện trực thuộc có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN thuộc phạm vi, nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo quy định của pháp luật. b. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận Cục thuế Thành phố Đà Nẵng gồm 13 phòng thuộc Cục Thuế thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo Quyết định của Bộ Trưởng Bộ tài chính và Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế nhằm bảo đảm quá trình quản lý thuế thực hiện thông suốt, có hiệu quả. c. Nguồn nhân lực làm công tác quản lý thu thuế TNCN Năm 2017, số lượng cán bộ công chức phòng Quản lý thuế TNCN – Cục Thuế TP Đà Nẵng là 05 người, chiếm 3,27% tổng cán bộ công chức toàn Văn phòng Cục. Tại các Chi cục Thuế thì không có Đội quản lý thuế TNCN mà chỉ kiêm nhiệm. Tính trên toàn ngành thuế Đà Nẵng, số lượng cán bộ công chức làm công tác quản lý Thuế TNCN (kể cả kiêm nhiệm) là 17/554 người, chiếm 3,07%. Trong điều kiện số lượng công chức công tác có hạn, trong khi đối tượng khai nộp thuế TNCN quá lớn dẫn đến công việc quá tải tại một số thời điểm nhất định. 2.2.3. Thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế TNCN Hiện nay, công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT ngày càng được nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng. Năm 2016, Cục thuế đã phối hợp với Đài Phát thanh-truyền hình Đà Nẵng xây dựng 51 chuyên mục “Thuế và Cuộc sống”; phối hợp với báo Đà Nẵng, báo Công An Đà Nẵng thực hiện chuyên mục “Tìm hiểu chính sách thuế” với 22 kỳ/mỗi báo; phối hợp với báo Công An Đà Nẵng tổ chức 02 buổi giao lưu trực tuyến với Người nộp thuế, qua đó tiếp nhận và giải đáp gần 200 vướng mắc của NNT; thực hiện tư vấn, hỗ trợ trực tiếp, qua điện thoại và trả lời bằng văn bản cho người nộp thuế; tổ chức hơn
- 12 20 buổi tập huấn về chính sách thuế mới, phổ biến các chính sách sửa đổi, bổ sung Luật thuế TNCN... 2.2.4. Thực trạng quản lý đối tƣợng nộp thuế TNCN a. Công tác đăng ký và cấp mã số thuế TNCN Có hai hình thức để người nộp thuế thực hiện việc đăng ký thuế đó là đăng ký thông qua tổ chức chi trả thu nhập và đăng ký trực tiếp tại cơ quan Thuế. Mỗi cá nhân nộp thuế gắn với một mã số thuế duy nhất. Mọi thông tin cần thiết về cá nhân được cập nhật trong hệ thống ứng dụng tin học quản lý chung của ngành thuế. Từ đó sẽ giúp cho cơ quan thuế giám sát thu nhập của tất cả các đối tượng lao động, kinh doanh. Bảng 2.5. Thống kê lũy kế số lượng mã số thuế TNCN được cấp giai đoạn 2012 - 2016 Đơn vị: Mã số thuế Năm STT Đối 2012 2013 2014 2015 2016 tƣợng cấp Cá nhân làm 1 203.914 284.928 361.837 528.172 697.913 công ăn lương Hộ gia đình, 2 10.462 18.245 32.876 43.629 58.792 cá nhân KD Người phụ 3 1.759 3.327 5.274 7.824 9.311 thuộc Tổng cộng 216.135 306.500 399.987 579.625 766.016 Nguồn: Phòng Thuế TNCN, Cục Thuế TP Đà Nẵng b. Công tác kê khai thuế TNCN 2.2.5. Thực trạng công tác tổ chức thu thuế TNCN a. Nộp thuế và xử lý chứng từ nộp thuế Phòng Kê khai & Kế toán thuế thu nhận được các chứng từ nộp thuế vào NSNN của người nộp thuế từ Kho bạc chuyển đến, tiến hành phân loại chứng từ nộp tiền theo tài khoản nộp thuế, theo đối tượng lập chứng từ, theo loại chứng từ; thực hiện kiểm tra các chứng từ nộp tiền đảm bảo đúng mẫu và đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định.
- 13 Chứng từ đã đúng quy định thì nhập các thông tin trên chứng từ vào hệ thống máy tính; hạch toán số thuế đã nộp vào Sổ theo dõi thu nộp thuế. Chứng từ nộp thuế không đúng quy định thì phòng KK&KTT phải liên lạc với NNT hoặc Kho bạc yêu cầu chỉnh sửa. b. Quyết toán thuế Các tổ chức, cá nhân chủ động nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định. Việc xử lý tờ khai quyết toán thuế được thực hiện tự động trên chương trình quản lý thuế tập trung. Vì vậy, 100% các tờ khai quyết toán của NNT được hạch toán đúng theo ngày nộp tờ khai. c. Giải quyết hồ sơ hoàn thuế Những năm qua, việc giải quyết hồ sơ đề nghị hoàn thuế tại TP Đà Nẵng được xử lý kịp thời, không có trường hợp giải quyết trễ hạn, cơ quan thuế tuân thủ đúng quy định về hoàn thuế theo hình thức hoàn trước, kiểm tra sau. Chỉ riêng năm 2016, Cục Thuế TP Đà Nẵng đã giải quyết được 2.754 hồ sơ đề nghị hoàn thuế TNCN với số thuế hoàn là 37.606,84 triệu đồng. Cụ thể: Bảng 2.7. Thống kê số lượng và số tiền hoàn thuế TNCN giai đoạn 2012 - 2016 Đơn vị: triệu đồng Hoàn thông qua tổ chức chi Hoàn trực tiếp cho cá nhân trả Năm Số lƣợng hồ Số lƣợng hồ sơ Số tiền hoàn Số tiền hoàn sơ hoàn hoàn thuế thuế thuế thuế 2012 143 10.548,87 1.524 5.548,25 2013 172 17.256,03 1.653 7.336,45 2014 193 19.584,54 1.742 8.327,18 2015 228 21.743,96 2.001 9.336,23 2016 189 25.136,77 2.565 12.470,07 Nguồn: PhòngThuế TNCN, Cục Thuế TP Đà Nẵng d. Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế TNCN Giai đoạn trước đây, Cục thuế TP Đà Nẵng không thực hiện
- 14 đôn đốc nợ đối với cá nhân mà phân vào nhóm nợ chờ điều chỉnh, bỏ ngỏ một lượng lớn đối tượng thu thuế. Nhưng bắt đầu từ năm 2015, việc quản lý nợ thuế TNCN đã được triển khai, thực hiện theo đúng quy trình và bước đầu mang lại những kết quả tích cực. Việc đưa nợ thuế TNCN về nhóm nợ khả năng thu khiến nợ thuế TNCN tăng vọt lên vào năm 2015. Từ 1.200 triệu đồng năm 2014 lên 19.843 triệu đồng năm 2015. Tỷ trọng nợ thuế TNCN trên tổng nợ thuế nội địa cũng ngày càng tăng lên. Từ 0,634% năm 2012 lên 2,26% năm 2016. e. Kết quả thu thuế TNCN Những năm qua công tác thu ngân sách trên địa bàn thành phố gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân sau: ảnh hưởng xấu từ nền kinh tế làm cho các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, sức mua yếu, cơ cấu nguồn thu thành phố trước đây chủ yếu tập trung vào nguồn thu từ quỹ đất...Tuy nhiên nguồn thu từ thuế TNCN có nhiều chuyển biến khả quan trong những năm gần đây, cụ thể như sau: Bảng 2.11. Dự toán và kết quả thu thuế thu nhập cá nhân từ 2012 - 2016 Đơn vị: triệu đồng Năm STT 2012 2013 2014 2015 2016 Thuế TNCN từ 1 Tiền lương tiền công 396.549 392.937 330.880 371.466 455.957 2 Sản xuất kinh doanh 35.840 35.609 36.445 73.963 90.406 3 Đầu tư vốn 6.460 14.150 24.448 29.388 33.035 4 Chuyển nhượng vốn 8.100 12 8.128 5.764 8.307 5 Chuyển nhượng BĐS 70.809 95.552 149.453 271.980 414.286 6 Trúng thưởng 16.510 20.936 20.698 16.727 15.223 Nhận thừa kế và quà 7 159 240 478 430 126 tặng 8 Cho thuê nhà, mặt bằng 985 1.232 1.274 1.717 9.579 9 Thuế TNCN khác 49 12 26 7 3 Tổng cộng 535.461 560.679 571.830 771.442 1.026.922 Tổng dự toán thu của TP 770.000 683.000 540.000 634.000 770.000 Hoàn thành so với dự toán 69,54% 82,09% 105,89% 121,68% 133,33% Nguồn: Phòng Tổng hợp- dự toán, Cục Thuế TP Đà Nẵng Theo bảng trên, dễ dàng nhận thấy số thuế TNCN thu được
- 15 vào NSNN liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2012 số thu thuế TNCN là 435.461 triệu đồng nhưng đến năm 2016 số thu đạt 1.026.922 triệu đồng, tăng gần gấp đôi. Trong đó, số thuế TNCN từ tiền lương, tiền công luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 50%). 2.2.6. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm về thuế TNCN a. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế: Ngành thuế TP Đà Nẵng đã chủ động triển khai quy trình thanh tra, kiểm tra thuế, lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin về NNT. Tuy nhiên, đặc thù đối với các cá nhân có thu nhập từ nhiều cơ quan chi trả khác nhau thì việc tiến hành thanh tra, kiểm tra sẽ vô cùng phức tạp. Trong thực tế Ngành thuế chủ yếu thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT là chính và chỉ gói gọn trong mỗi đơn vị chi trả riêng lẻ mà thôi. b. Công tác xử lý vi phạm pháp luật về thuế: Cục Thuế TP Đã Nẵng đã nghiêm túc xử lý và kiến nghị xử lý những trường hợp người nộp thuế thu nhập cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thuế phát hiện được thông qua kiểm tra; ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi chậm nộp tờ khai thuế TNCN theo quy định 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc - Huy động được ngày càng nhiều thuế TNCN vào NSNN: Số thu từ thuế thu nhập cá nhân luôn hoàn thành vượt mức dự toán được giao, năm sau cao hơn năm trước và ngày càng chiếm tỷ trọng khá trong tổng thu ngân sách, đến năm 2016 chiếm trên 13% tổng thu toàn thành phố. - Các thủ tục về thuế được đơn giản hóa, công khai, quy trình giải quyết cho NNT được cụ thể, giảm thời gian chờ đợi; quyền hạn
- 16 của NNT đối với công tác quản lý thuế được quy định cụ thể. - Đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng kỹ thuật hiện đại nhằm tạo thuận lợi cho NNT dễ dàng tiếp cận những dịch vụ hỗ trợ, thực hiện các thủ tục hành chính thuế như đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế. - Đã từng bước xây dựng hệ thống quản lý thông tin, dữ liệu về NNT. - Công tác quản lý nợ thuế thu nhập cá nhân được chú trọng và cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ. Số nợ cũ giảm dần. - Công tác kiểm tra, thanh tra thuế có nhiều đổi mới: Cục thuế thành phố đã tập trung kiểm tra, thanh tra theo phương pháp đánh giá rủi ro. - Dần hoàn thiện hệ thống đăng ký, kê khai thuế qua mạng, quản lý thuế điện tử. Hệ thống CNTT cũng đã được đưa vào áp dụng trong quá trình kê khai, quyết toán thuế. 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế - Công tác tuyên truyền hỗ trợ cũng có một số hạn chế như hiện nay chính sách thuế chưa ổn định, thường xuyên thay đổi, bổ sung nhưng các trang Web của ngành cũng như của Cục thuế tốc độ truy cập còn chậm. - Công tác kê khai thuế qua mạng: Việc hạch toán hồ sơ khai thuế còn nhiều sai sót. Nguyên nhân do chương trình quản lý thuế tập trung của ngành thuế chưa hoàn thiện và chủ yếu chính là do kê khai thuế qua mạng vẫn còn khá mới mẻ. - Công tác thanh tra thuế: Chưa tổ chức bộ phận chuyên trách thực hiện thanh tra thuế TNCN. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNCN chưa được đặt đúng vị trí, chất lượng còn hạn chế, phương pháp kỹ thuật thanh tra, kiểm tra còn lạc hậu dẫn đến hiệu quả thấp. Việc áp dụng CNTT, hiện đại hóa công tác thanh tra còn hạn chế, nhất là trong công tác phân tích đánh giá rủi ro về thuế. Đến nay, công tác lựa chọn cá nhân và tổ chức thanh tra vẫn theo kinh nghiệm
- 17 và theo phương pháp thủ công. Trình độ công chức làm công tác thanh tra chưa đồng đều. - Tính phối kết hợp giữa các phòng chức năng trong nội bộ cơ quan thuế, các cơ quan hữu quan, tuy thời gian qua đã có nhưng chưa được nhiều nhất là việc trao đổi thông tin về việc chống thất thu thuế từ NNT; - Chưa có nhiều lớp bồi dưỡng, đào tạo cho công chức thuế làm công tác thanh tra theo chuyên ngành, lĩnh vực cụ thể; - Ngoài ra, một số nguyên nhân xuất phát từ người nộp thuế, tình trạng trốn thuế, khai man thuế vẫn còn phổ biến. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế - Mặc dù chính sách thuế liên tục được sửa đổi, bổ sung ra đời phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội với thông lệ quốc tế. Nhưng nhìn chung hệ thống pháp luật và các văn bản hướng dẫn còn chưa hoàn thiện, có những nội dung còn chưa sát với thực tế quản lý thu thuế như chính sách còn phức tạp, chưa rõ ràng. Đồng thời, chính sách thuế hay bị thay đổi gây nhiều khó khăncho quản lý thu thuế. - Các phần mềm ứng dụng quản lý thuế đã được xây dựng và triển khai nhưng chưa được hoàn thiện, vẫn xảy ra lỗi và thường phải nâng cấp. - Hệ thống thông tin, cơ cở dữ liệu về NNT phân tán, không đầy đủ, khó khai thác và chất lượng thông tin còn nhiều bất cập. - Người nộp thuế ít quan tâm tìm hiểu các quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. Trình độ hiểu biết về thuế TNCN, hiểu về quyền lợi và nghĩa vụ của NNT của đại bộ phận nhân dân còn hạn chế. - Số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức còn chưa đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hoá. Vẫn còn tồn tại một bộ phận cán bộ quản lý, giải quyết công việc theo kinh nghiệm, mang tính chất công quyền, chưa thực sự công tâm, khách quan giữa quyền lợi của NN với quyền lợi của người dân.
- 18 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1.1. Các dự báo - Sửa đổi biểu thuế lũy tiến từng phần theo hướng giảm bậc thuế chỉ còn 5 bậc và giãn khoảng cách giữa các bậc. - Giảm mức thuế suất cao nhất (35%) trong biểu thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công. Xu hướng chung của các nước là để mức thuế suất cao nhất trong biểu thuế TNCN gần sát với mức thuế TNDN phổ thông. 3.1.2. Chiến lƣợc cải cách hệ thống thuế đến năm 2020 Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011. Trong đó mục tiêu tổng quát là xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; mức động viên hợp lý; xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế và phí, lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện. 3.1.3. Quan điểm, mục tiêu quản lý thuế TNCN trong thời gian đến - Tăng cường đến mức cao nhất sự tuân thủ tự nguyện của NNT trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế. - Đạt mục tiêu thu NSNN cao nhất trong điều kiện giảm tới mức thấp nhất các chi phí quản lý thu thuế, nhất là chi phí kiểm tra, thanh tra, cưỡng chế thuế. - Đảm bảo thu đúng, thu đủ nguồn thuế TNCN . 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TNCN TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG 3.2.1. Hoàn thiện công tác lập dự toán thu thuế thu nhập cá nhân
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 313 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 334 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 353 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội và Nhân văn ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 110 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 104 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 204 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn