Luận văn đề tài: Văn hóa kinh doanh ở Công ty phát hành sách Hà Nội trong cơ chế thị trường
lượt xem 16
download
Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến quan trọng, từ nền kinh tế hành chính tập trung, quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Cơ chế kinh tế mới khẳng định vai trò to lớn của các hoạt động thương mại, dịch vụ, các doanh nghiệp và doanh nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Trong cơ chế thị trường, phát hành sách (PHS) cũng là một trong số các...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn đề tài: Văn hóa kinh doanh ở Công ty phát hành sách Hà Nội trong cơ chế thị trường
- LUẬN VĂN: Văn hóa kinh doanh ở Công ty phát hành sách Hà Nội trong cơ chế thị trường
- mở đầu 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến quan trọng, từ nền kinh tế hành chính tập trun g, quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Cơ chế kinh tế mới khẳng định vai trò to lớn của các hoạt động thương mại, dịch vụ, các doanh nghiệp và doanh nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Trong cơ chế thị trường, phát hành sách (PHS) cũng là một trong số các hoạt động thương mại, có chi phí mua, chi phí bán và sau quá trình đó là lợi nhuận (tiền lãi), vì vậy PHS cũng có nhiều điểm tương đồng với các ngành kinh doanh khác. Tuy nhiên, kinh doanh xuất bản phẩm (XBP) là hoạt động kinh tế đặc thù, vừa đảm bảo mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế vừa thực hiện mục tiêu tư tưởng - văn hóa, vì sự tiến bộ và phát triển của xã hội, sự phát triển con người. Kinh doanh XBP có ý nghĩa to lớn và giữ vị trí quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa và phát triển tri thức khoa học cho nhân dân. Việc nhận thức đúng đắn về hoạt động kinh doanh XBP trong cơ chế thị trường là cơ sở cần thiết để các doanh nghiệp tổ chức hoạt động theo định hướng mới và giúp Nhà nước có chính sách phù hợp với sự phát triển của ngành PHS. Nói đến kinh doanh là nói tới, một ngành khoa học, một nghề nghiệp, một hệ thống những thao tác trong giao tiếp xã hội có liên quan đến sản xuất, lưu thông, phân phối, lợi nhuận (lãi) đến tiêu dùng. Do đó việc nghiên cứu về văn hóa thương trường phản ánh sự phồn vinh kinh tế và một nền văn hóa giao tiếp trong kinh doanh là vấn đề ngày càng cần thiết. Mối quan hệ giữa văn hóa và kinh doanh ra sao, làm thế nào để đưa văn hóa vào kinh doanh và kinh doanh có văn hóa để đạt được cả hiệu quả kinh tế và văn hóa là những vấn đề cấp thiết đang được đặt ra với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại nói chung và kinh doanh XBP nói riêng.
- Cơ chế quản lý kinh tế thay đổi từ cơ chế quản lý hành chính quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường nhiều thành phần đã tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống. Kinh tế thị trường có những nguyên tắc vận hành, phát triển riêng đã có ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội. Hệ thống giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức, thói quen suy nghĩ của từng cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng... Sự thay đổi của cơ chế kinh tế mới cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh sách và văn hóa phẩm (VHP) đòi hỏi ngành PHS cần có chiến lược kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển mới của toàn xã hội. Hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung ngày càng được nhận thức không chỉ có mục tiêu lợi nhuận, kinh tế mà còn phải hướng tới mục tiêu văn hóa. Đặc biệt đối với ngành PHS là ngành kinh doanh các văn hóa phẩm có tính chất đại chúng. ở đây, văn hóa kinh doanh có ý nghĩa quyết định sự thành bại trong phương hướng phát triển của doanh nghiệp. Công ty PHS Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước vốn được bao cấp một thời gian rất dài với mục đích chủ yếu là phục vụ công tác chính trị, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, khi chuyển sang cơ chế thị trường đã phải đối mặt với nhiều thách thức mới, đòi hỏi phải có những phương thức kinh doanh phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội. Việc đổi mới phương thức kinh doanh của Công ty PHS Hà Nội nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh, đẩy mạnh phát triển sản xuất, đa dạng hóa các hình thức kinh doanh, thu hút sự quan tâm chú ý nhiều hơn của nhân dân Thủ đô là một yêu cầu cấp bách. Trong phương hướng đổi mới thì việc xây dựng văn hóa kinh doanh ở Công ty PHS Hà Nội trong cơ chế thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định sự vững mạnh của công ty trong thời kỳ mới. Từ những vấn đề đặt ra ở trên, chúng tôi lựa chọn đề tài "Văn hóa kinh doanh ở Công ty phát hành sách Hà Nội trong cơ chế thị trường", làm luận văn tốt nghiệp hệ đào tạo cao học, chuyên ngành lý luận văn hóa, nhằm góp phần nhận
- thức đúng đắn vai trò của văn hóa kinh doanh trong hoạt động PHS hiện nay; đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh xây dựng văn hóa kinh doanh ở Công ty PHS Hà Nội, đáp ứng được các yêu cầu mới của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề xây dựng văn hóa, đạo đức trong xã hội nói chung trong kinh tế nói riêng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Sự quan tâm này càng được chú ý hơn khi nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị tr ường định hướng XHCN. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về các phương diện văn hóa trong kinh tế ở những góc độ khác nhau, do đó khi thực hiện đề tài "Văn hóa kinh doanh ở Công ty Phát hành sách Hà Nội trong cơ chế thị trường" chúng tôi đã kế thừa được từ những nhà nghiên cứu đi trước nhiều ý kiến và kinh nghiệm quý báu. Thứ nhất là vấn đề văn hóa kinh doanh trong hoạt động kinh tế, thương mại. Trong các công trình Tinh thần doanh nghiệp giá trị định hướng của văn hóa kinh doanh Việt Nam (Trần Quốc Dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003), Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam (Đào Duy Quát, Tạp chí Tư tưởng - văn hóa số 6/2003); Văn hóa và kinh doanh (Phạm Văn Nghiêm, Vũ Hòa, Trần Trúc Thanh (chủ biên), Nxb Lao động, Hà Nội, 2001); Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay từ góc nhìn giá trị học (Đỗ Huy, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2001); Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh (Đỗ Minh Cương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001); Doanh nghiệp, doanh nhân trong kinh tế thị trường (Vũ Quốc Tuấn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001); Văn hóa và phát triển (Trường Lưu chủ biên, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1995); Văn hóa vì phát triển (Phạm Xuân Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998); Văn hóa và kinh doanh (Phạm Xuân Nam (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996); Văn hóa và nguyên lý quản trị (Nguyễn Văn Đáng, Vũ Xuân Hương, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1996), v.v... các tác giả đã đưa ra các quan niệm cơ bản về văn hóa, về kinh doanh, về văn hóa và kinh
- tế, văn hóa và kinh doanh, văn hóa kinh doanh... Đồng thời xác nhận vai trò đặc biệt quan trọng của nhân tố văn hóa trong kinh doanh. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng sự phát triển kinh tế không chỉ bị quy định bởi các nhân tố thuần kinh tế (đất đai, lao động, vốn, kỹ thuật...) mà còn chịu sự tác động của các nhân tố văn hóa, giáo dục, đạo đức. Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế không phải chỉ nhằm mục tiêu lợi nhuận kinh tế mà còn phải hướng tới mục tiêu văn hóa, do đó cần có một cách tiếp cận rộng rãi hơn của văn hóa học đối với hoạt động kinh tế, kinh doanh. Khái niệm văn hóa kinh tế, văn hóa kinh doanh nhờ vậy đã xuất hiện. Văn hóa kinh doanh "đảm bảo kết hợp được cả cái đúng, cái tốt, cái đẹp vốn là những giá trị cốt lõi của văn hóa - với cái lợi là mục đích trực tiếp của kinh doanh" [27, tr. 37]. Các tác giả cũng phân tích những mặt mạnh và yếu trong văn hóa kinh doanh của người Việt Nam trong lịch sử, đồng thời bước đầu chỉ ra phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm đưa các yếu tố văn hóa vào kinh tế, kinh doanh, xây dựng văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, tinh thần doanh nghiệp, triết lý doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. Thứ hai là vấn đề kinh doanh XBP trong cơ chế thị trường. Các công trình Nguyên lý hoạt động biên tập xuất bản sách (Ngô Sĩ Liên (chủ biên) - Trần Văn Hải - Trần Đăng Hanh - Lê Đỗ Khanh - Quách Văn Lịch - Lê Thị Phúc, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998); Lịch sử phát hành sách Việt Nam (Phạm Thị Thanh Tâm (chủ biên), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1994); Xuất bản và phát triển (Phi líp G.Altbach và Đamtew Teferar (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999); Đại cương phát hành xuất bản phẩm, Phạm Thị Thanh Tâm, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 2002, Đổi mới mô hình tổ chức ngành phát hành sách (Phạm Thị Thanh Tâm, Tạp chí Sách và đời sống, số đặc biệt chào mừng 50 năm ngày truyền thống ngành xuất bản - in - PHS Việt Nam, 9/2002)... đã nêu rõ các vấn đề cơ bản của phát hành XBP trong nền kinh tế thị trường, về thị trường XBP, những nghiệp vụ cơ bản của phát hành XBP và một số giải pháp đổi mới mô hình tổ chức ngành PHS hiện nay đáp ứng yêu cầu xây dựng thể chế kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu và hợp tác
- quốc tế. Các ý kiến trong các công trình nghiên cứu ở trên xới gợi những ý tượng quan trọng về hoạt động PHS trong cơ chế thị trường, về văn hóa kinh doanh XBP giúp chúng tôi nghiên cứu sâu hơn về văn hóa kinh doanh PHS trong cơ chế thị trường. Có thể nói các ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trước về cơ bản rất gần gũi và quan trọng đối với người thực hiện đề tài này. Chúng tôi tiếp thu được ở đó sự xác định các quan niệm cơ bản về văn hóa, về văn hóa kinh doanh và những đặc trưng cơ bản của PHS trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam... Đến lượt mình chúng tôi sẽ tiến sâu hơn một bước trong việc nghiên cứu văn hóa kinh doanh trong hoạt động PHS ở nước ta nói chung và ở Công ty PHS Hà Nội nói riêng. Có thể xem đây là một vấn đề còn mới mẻ đối với những người nghiên cứu và hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, kinh doanh XBP. 3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Nhiệm vụ của luận văn Để hoàn thành nội dung nghiên cứu, luận văn có các nhiệm vụ cụ thể là: - Xác định quan niệm về văn hóa, văn hóa kinh doanh, mối liên hệ giữa văn hóa và kinh doanh ở doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh XBP. - Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và văn hóa kinh doanh ở Công ty PHS Hà Nội trong 5 năm gần đây. - Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao văn hóa kinh doanh ở Công ty PHS Hà Nội trong thời gian tới. 3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Do điều kiện thời gian, khuôn khổ luận văn cao học và trình độ người viết còn hạn chế, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng văn hóa kinh doanh ở Công ty PHS Hà Nội từ năm 1996 cho đến năm 2002, làm cơ sở để đề xuất các giải pháp thúc đẩy việc xây dựng văn hóa kinh doanh ở công ty trong thời gian tới. 4. Phương pháp nghiên cứu Dưới ánh sáng của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn được tiến hành nghiên cứu từ góc độ văn hóa học và các khoa học khác như: triết học, kinh tế học, xã hội học, xuất bản... Luận văn được thực hiện với việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể là: Phương pháp lôgíc thống kê, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích hoạt động kinh tế... 5. Đóng góp mới của đề tài Vấn đề văn hóa kinh doanh ở Công ty PHS Hà Nội trong cơ chế thị trường còn chưa được quan tâm nghiên cứu, do đó giải quyết vấn đề này luận văn có một số đóng góp mới: Thứ nhất, xác định quan niệm về văn hóa kinh doanh trong hoạt động PHS (văn hóa kinh doanh sách). Thứ hai, đánh giá thực trạng văn hóa kinh doanh ở Công ty PHS Hà Nội từ năm 1996 đến 2002
- Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao văn hóa kinh doanh ở Công ty PHS Hà Nội trong thời gian tới. 6. ý nghĩa của đề tài Một trong những xu hướng nghiên cứu kinh tế, kinh doanh hiện nay là gắn với văn hóa, vì vậy đề tài có thể có những đóng góp nhất định về lý luận văn hóa, về văn hóa kinh doanh - một mắt khâu quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Luận văn cung cấp các tư liệu, số liệu xác thực về văn hóa kinh doanh của công ty PHS Hà Nội có thể giúp ích cho các ngành hữu quan trong công tác lãnh đạo và quản lý văn hóa trong điều kiện xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Thủ đô nói riêng, ở nước ta nói chung. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Văn hóa kinh doanh và vai trò của văn hóa kinh doanh với hoạt động kinh tế, thương mại và phát hành XBP trong cơ chế thị trường. - Chương 2: Thực trạng văn hóa kinh doanh ở Công ty PHS Hà Nội từ 1996 đến nay. - Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả văn hóa kinh doanh ở Công ty PHS Hà Nội trong thời gian tới.
- Luận văn được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong Khoa Sau đại học, Khoa Phát hành sách Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, các đồng chí lãnh đạo và đồng nghiệp ở Công ty PHS Hà Nội, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Duy Bắc, giảng viên Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo, các anh chị em đồng nghiệp và những người thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn này.
- Chương 1 Văn hóa kinh doanh và vai trò của văn hóa kinh doanh đối với hoạt động kinh tế thương mại và phát hành xuất bản phẩm trong cơ chế thị trường 1.1. quan niệm về văn hóa Văn hóa là một khái niệm rất rộng và được nhiều học giả nghiên cứu tiếp cận từ những góc độ khác nhau. Theo quan niệm ở phương Đông trong tiếng Hán cổ, từ văn hóa bao gồm văn là vẻ đẹp của nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí tuệ. Con người có thể đạt được bằng cách tự tu dưỡng của bản thân và là cách thức cai trị đúng đắn của người cầm quyền. Chữ "hóa" trong văn hóa là việc đem cái văn (cái đẹp, cái đúng, cái tốt) để cảm hóa giáo dục và hiện thực hóa trong thực tiễn đời sống. Văn hóa chính là nhân hóa hay nhân văn hóa. Theo nghĩa rộng, văn hóa là toàn bộ hoạt động vật chất và tinh thần mà loài người sáng tạo ra trong lịch sử. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống loài người mới sáng tạo ra và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn mặc ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" [26, tr. 431].
- Theo phạm vi hẹp, văn hóa được coi như một ngành - ngành văn hóa thông tin, văn hóa nghệ thuật để phân biệt với các ngành kinh tế - kỹ thuật khác của nền kinh tế quốc dân. Văn hóa còn được coi là một lĩnh vực hoạt động bên cạnh các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội (và chúng cần được coi trọng ngang nhau). Văn hóa được đề cập trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng, bao gồm toàn bộ đời sống tinh thần xã hội, tập trung vào những lĩnh vực then chốt nhất: Tư tưởng, đạo đức, lối sống, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, văn học nghệ thuật, thông tin đại chúng, giao lưu văn hóa với thế giới, các thể chế văn hóa... Trong các mặt đó thì tư tưởng, đạo đức và đời sống văn hóa được coi là lĩnh vực quan trọng nhất được đặc biệt quan tâm hiện nay. Đời sống xã hội có hai mặt: Vật chất và tinh thần. Nếu kinh tế là nền tảng vật chất thì văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, và với tính cách như vậy văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Quan điểm chiếm ưu thế hiện nay coi mục tiêu phát triển là phải nâng cao chất lượng cuộc sống con người với đảm bảo sao cho có sự kết hợp hài hòa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa mức sống cao với lối sống và quan hệ xã hội tốt đẹp, không chỉ cho một số ít người mà cho toàn thể xã hội. Để đạt được mục tiêu đó, nhất thiết phải có sự phát triển cao về kinh tế, về cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ. Song chỉ như thế chưa đủ và rất không đúng nếu hiểu xây dựng kinh tế chỉ là tăng trưởng đơn thuần, tăng trưởng với bất kỳ giá nào, thậm chí hy sinh văn hóa, hy sinh phẩm giá con người. Nếu hiểu như thế là hoàn toàn xa lạ với lý tưởng XHCN của chúng ta. Trong thời đại ngày nay, nguồn gốc của sự giàu có không chỉ là tài nguyên thiên nhiên, vốn, kỹ thuật mà yếu tố quan trọng và quyết định là nguồn lực con người, là tiềm năng sáng tạo của con người. Tiềm năng này nằm trong văn hóa, trong trí tuệ, đạo đức, nhân cách, tâm hồn, tài năng... của mỗi cá nhân và cả cộng đồng. Vì vậy, quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam là quá trình thực hiện chiến lược con người và phát huy nguồn lực con người - nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của phát triển.
- Kinh tế thị trường và mở cửa với bên ngoài làm sống động nền kinh tế và các hoạt đông xã hội, phát triển giao lưu hàng hóa, du lịch và các sản phẩm văn hóa, giúp nhân dân ta mở rộng chân trời hiểu biết và kiến thức tiếp nhận từ bốn phương. Điều dễ nhận thấy trong sự thay đổi này là tính năng động xã hội - kinh tế và tính tích cực của công dân được khơi dậy và phát huy thay thế cho tâm lý thụ động ỷ lại trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước. Không khí dân chủ cởi mở trong xã hội được nâng cao, năng lực cá nhân của con người được khuyến khích, tôn trọng. Văn hóa bắt nguồn từ yếu tố nguồn lực con người. Con người là chủ thể, là linh hồn của sự sáng tạo, là nhân tố hàng đầu của văn hóa. Hội nghị liên Chính phủ về chính sách văn hóa vì sự phát triển do UNESCO tổ chức tại Xtốckhôm (Thụy Điển) đã khẳng định: "Sự sáng tạo văn hóa là động lực tiến bộ của loài người; Sự đa dạng của văn hóa là kho tàng quý báu nhất của nhân loại và là một yếu tố cần thiết của sự phát triển" [Dẫn theo 42, tr. 51]. Quan điểm đó đã góp phần khắc phục được cách nhận thức của một số người chỉ nhấn mạnh vai trò của kinh tế, coi văn hóa thuộc loại phi sản xuất, là lĩnh vực thứ yếu, là hoạt động đứng ngoài kinh tế, văn hóa sống được là nhờ vào trợ cấp của Nhà nước và ăn theo kinh tế, chịu sự quy định một cách đơn giản của kinh tế ít chú ý đến các giá trị và vai trò của văn hóa. Thực tiễn ngày càng giúp chúng ta nhận thức đầy đủ hơn vị trí vai trò của văn hóa trong phát triển. Sự hiểu biết và trí tuệ do con người tích lũy được, cùng đạo lý tốt đẹp trong mối quan hệ của con người và cộng đồng, với tự nhiên được bồi đắp nên suốt chiều dài lịch sử, là các thành tố cấu thành văn hóa, làm nên nền tảng tinh thần xã hội, giữ vai trò cực kỳ quan trọng vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Như sự nhấn mạnh về văn hóa được đưa ra trong Hội nghị liên Chính phủ về chính sách văn hóa do UNESCO tổ chức tại Thụy Điển trong thời gian gần đây: "Sự phát triển của xã hội chính là sự phát triển của văn hóa;và sự thăng hoa của văn hóa là đỉnh cao nhất của sự phát triển" [Dẫn theo 42, tr. 51].
- Văn hóa là thuộc tính bản chất của con người, văn hóa dùng để chỉ đặc điểm và nhân tố nhân tính, nhân văn chung của loài người, văn hóa có trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào của con người:kinh tế, chính trị, nghiên cứu, giao tiếp, lao động, sáng tạo nghệ thuật, kinh doanh... (ta thường nói văn hóa chính trị, văn hóa giao tiếp, văn hóa lao động, văn hóa thương mại, văn hóa thẩm mỹ, văn hóa kinh doanh...). Có thể văn hóa không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, nhưng với chức năng quan trọng hàng đầu của văn hóa là chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ, sức mạnh và hiệu quả của văn hóa là ở chỗ nó có thể huy động được toàn bộ các năng lực tinh thần của con người và tác động tới chiều sâu trong đời sống tinh thần của con người. Do vậy, văn hóa đồng nghĩa với trí tuệ, đạo đức, lương tâm... Đó là hệ thống các giá trị Chân - Thiện - Mỹ thúc đẩy con người sáng tạo vật chất và tinh thần. Nếu quên đi yếu tố văn hóa sớm muộn ở đó sẽ lụi bại không chỉ về lương tâm, đạo đức mà còn lụi bại cả về kinh tế nữa. Qua các phân tích trên có thể thấy định nghĩa của UNESCO về văn hóa như một quan niệm phổ biến về văn hóa: "Văn hóa là tổng thể sống động mọi mặt của cuộc sống con người đã diễn ra trong quá khứ và cũng đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình" (Federico -Mayor -1988) [Dẫn theo 17. tr. 52]. 1.2. quan niệm về văn hóa kinh doanh 1.2.1. Quan niệm về kinh doanh Kinh doanh là một hoạt động cơ bản của con người xuất hiện cùng với kinh tế hàng hóa và thị trường, ngay từ thời cổ đại đã có tầng lớp những người làm nghề
- kinh doanh hay còn gọi doanh nhân. Kinh doanh bao gồm nhiều hình thức khác nhau: Buôn bán (thương mại), sản xuất, dịch vụ, thông tin, tư vấn,... Xét về lịch sử kinh doanh thương mại thì mua bán, trao đổi và lưu thông hàng hóa là loại kinh doanh xuất hiện đầu tiên và có liên quan đến sản xuất và trao đổi hàng hóa. Xét từ góc độ công nghệ - kỹ thuật thì kinh doanh là một quá trình bao gồm nhiều công đoạn khác nhau như đầu tư, sản xuất, marketing, dịch vụ bảo hành... Đó là một hệ thống hoạt động gồm nhiều chuyên ngành nghiệp vụ như: quản trị kinh doanh, công nghệ và kỹ thuật sản xuất, chất lượng, mua hàng, bán hàng, kế toán tài chính, tư vấn bảo hành... Các dạng hoạt động trên đều có chủ thể hoạt động với các nghề nghiệp chuyên môn. Mục đích của kinh doanh, với tư cách là một nghề, hay là một hoạt động đều nhằm đem lại lợi ích cho chủ thể là người kinh doanh. Vì vậy, Luật doanh nghiệp Việt Nam đưa ra định nghĩa kinh doanh từ đặc điểm bản chất của nó như sau: "Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi" [22, tr. 7-8]. Mục đích chính của kinh doanh là kiếm lời, là đem lại lợi nhuận cho người kinh doanh hay còn gọi là chủ thể kinh doanh. Chủ thể kinh doanh bao gồm các cá nhân, tổ chức, doanh nhân có hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa trên thị trường. Khách thể kinh doanh là những khách hàng của chủ thể bao gồm người tiêu dùng trực tiếp và gián tiếp và cả những nhà kinh doanh khác trong mối quan hệ bạn hàng hoặc cùng hợp tác kinh doanh. Trong mối quan hệ đó, người tiêu dùng (khách thể) giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Họ là trung tâm của thị trường, là người quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào sức mua của người tiêu dùng nên người kinh doanh phải căn cứ vào nhu cầu, thị hiếu, sở thích của khách hàng để cung cấp cho họ một lượng hàng hóa hay dịch vụ nào đó nhằm thu lại một lượng tiền với mức lợi nhuận nhất định. Vì vậy việc quyết định sự thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng có chấp nhận hàng hóa, sản phẩm đó hay không.
- Như vậy, kinh doanh không trái với phục vụ nhưng đây là sự phục vụ có mục đích vì lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất phát triển ngày càng cao hơn và các dịch vụ kèm theo sản phẩm cũng được chú trọng hơn. Trong nền kinh tế thị trường thì kinh doanh cần cho cuộc sống cũng như cuộc sống cần cho kinh doanh. Kinh doanh là một nghề chính đáng xuất phát từ nhu cầu phát triển của xã hội, do sự phân công lao động xã hội tạo ra. Vấn đề là kinh doanh như thế nào? Kinh doanh bằng cách nào? Đấy là nội dung của vấn đề văn hóa trong kinh doanh và kinh doanh có văn hóa. 1.2.2. Văn hóa trong kinh doanh và kinh doanh có văn hóa 1.2.2.1. Văn hóa trong kinh doanh Bản thân hoạt động kinh doanh thương mại là một hoạt động văn hóa, bởi nó đáp ứng nhu cầu hưởng thụ hay thưởng thức của con người. Và khi con người là đối tượng hưởng thụ văn hóa chân chính cũng là con người đích thực của xã hội biết phân biệt cái đúng, cái sai, phải, trái, trắng, đen trong những điều mình đang hưởng thụ thưởng thức về văn hóa. Chính yêu cầu cao về chất lượng và ngày càng nhiều về số lượng của người tiêu dùng đã kích thích sự sáng tạo vô biên, sự cố gắng không mệt mỏi của các doanh nhân, doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh. Yếu tố văn hóa trong kinh doanh chính là hoạt động đem cái đẹp, cái tiện lợi tới mọi nhà. Không thỏa mãn với những gì có hôm nay các nhà thiết kế mỹ thuật, nhà sản xuất kinh doanh đã không ngừng cải tiến mẫu mã, ứng dụng những thành tựu lớn nhất của khoa học và công nghệ vào quá trình chế tạo sản phẩm và đội ngũ các nhà thương nghiệp không quản ngại đường sá xa xôi đưa sản phẩm tới nơi tiêu thụ, từng bước hình thành mạng lưới kinh doanh xuyên quốc gia, xuyên lục
- địa và cũng từ hoạt động này thúc đẩy xã hội tiến lên theo hướng văn minh, hiện đại. Văn hóa trong kinh doanh còn biểu hiện mối quan hệ giữa người bán và người mua. Người mua có quyền lựa chọn sản phẩm mà mình có nhu cầu với những chỉ tiêu về chất lượng, số lượng hàng hóa, phong cách phục vụ. Người bán cố bày tỏ lòng hiếu khách, tôn trọng người mua, bởi họ hiểu rằng, chính khách hàng là ân nhân, là sự sống của doanh nghiệp trên thương trường. Còn nhà sản xuất coi sự thành đạt trong kinh doanh là nguyên nhân chính đưa đến sự phát triển sản xuất, nên họ cũng rất tôn trọng quan hệ mua bán trên thị trường. Chính việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh có thể làm lành mạnh hóa quan hệ xã hội, bởi nó thúc đẩy quá trình phát triển của xã hội. Lợi nhuận do kinh doanh đem lại tạo nên tiềm lực kinh tế, khoa học - kỹ thuật cho quốc gia và mỗi đơn vị, cá nhân tham gia kinh doanh, từ đó mọi người thông cảm và hiểu biết nhau hơn, có điều kiện để sống có văn hóa hơn trong sự điều tiết có tính khách quan của cơ chế thị trường năng động. Văn hóa trong kinh doanh là cơ sở để điều tiết mọi mối quan hệ trong kinh doanh. Tuy nhiên, phải nhìn nhận yếu tố văn hóa trong kinh doanh một cách dung dị và chấp nhận phản đề của sự kiện. Bởi lẽ, mục đích kiếm lời của mọi hoạt động kinh doanh là như nhau, nếu thua lỗ thì không thể tồn tại, do đó xuất hiện các nghệ thuật kinh doanh, thủ đoạn kinh doanh vừa có tính hướng thiện, vừa có tính cạnh tranh quyết liệt để tồn tại và phát triển. Do đó, yếu tố văn hóa và phản văn hóa tiềm ẩn trong mỗi nhà kinh doanh. Vấn đề ở chỗ, nhà kinh doanh nào thực tài thì có đối sách thích hợp để gặt hái thành công trên thương trường. Ai có trí có lực thì vượt qua những biến động ghê gớm khó lường trước được của thị trường và vươn lên. Lúc này yếu tố văn hóa trong kinh doanh chính là bản lĩnh của người kinh
- doanh. Nhiều tấm gương thành đạt của doanh nhân nổi tiếng đã chứng minh điều đó. Phạm trù văn hóa trong kinh doanh chính là nỗ lực chủ quan của người kinh doanh, họ thực sự đã đóng góp công sức cho sự tiến bộ xã hội. Song cũng chính họ nếu không đủ tài lực, nhân trí sẽ có hành vi phản văn hóa trong kinh doanh. Do đó, điều tiết mối quan hệ này chính là các hoạt động nhân văn với sự chi phối của gia đình, truyền thống dân tộc, thể chế nhà nước (quốc gia) và các chuẩn mực quốc tế hướng tới sự tiến bộ của xã hội. 1.2.2.2. Kinh doanh có văn hóa Hoạt động kinh doanh diễn ra trên khắp thế giới, cả trong thời chiến và thời bình với nhiều quy mô và hình thức khác nhau. Có thể nói một cách hình ảnh rằng cả thế giới như một cái chợ, chỗ này buôn bán lương thực, thực phẩm, chỗ kia buôn bán văn hóa phẩm, chỗ khác buôn bán vũ khí... Bởi lẽ tất cả các nơi đó đang diễn ra quá trình thỏa mãn nhu cầu của mối quan hệ cung - cầu, mua - bán, trao đổi. Cái khác nhau cơ bản của hoạt động kinh doanh nhìn dưới góc độ văn hóa chính là "đối tượng" và "phương thức" của quá trình kinh doanh trên thị trường. Trong phạm trù "kinh doanh có văn hóa" yếu tố cái thiện, cái ác là thước đo giữa văn hóa và phản văn hóa, giữa văn minh và man rợ mà biểu hiện của phạm trù này chính là vật được đem đi trao đổi giữa kẻ bán và người mua. Nói đến kinh doanh là nói đến việc đầu tư cho việc sản xuất buôn bán phân phối hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích kiếm tìm lợi nhuận tối đa, thu được lợi nhuận để từ đó tái đầu tư, đảm bảo lợi ích cho người kinh doanh và người lao động, nhờ đó doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển được.
- Người ta có thể kiếm lợi nhuận bằng nhiều cách khác nhau nhưng thực tế phát triển hàng trăm năm của nền kinh tế thị trường trên thế giới cũng như nền kinh tế thị trường còn rất mới mẻ ở Việt Nam cho thấy có hai cách thức kinh doanh c ơ bản sau: Cách kinh doanh thứ nhất xuất phát từ mục đích cho rằng kinh doanh là kinh doanh: lợi nhuận là mục tiêu tối thượng trong kinh doanh. Không cần đạo đức người ta cạnh tranh bằng mọi giá, tìm kiếm lợi nhuận bằng sự bóc lột quá sức người lao động, khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường, làm hàng giả, hàng kém chất lượng, buôn lậu, trốn thuế, lừa đảo, đầu cơ... Để đạt được lợi nhuận tối đa họ có thể dùng mọi biện pháp mánh khóe xấu xa, thậm chí đe dọa tính mạng người khác. Đây là cách kiếm tiền biểu hiện sự tồi tệ của giới kinh doanh chụp giật, vô đạo đức, thiếu văn hóa, phản tự nhiên. Họ coi đồng tiền là trên hết, giẫm đạp lên lương tâm, nghĩa vụ, danh dự, coi thường lợi ích của người khác và của xã hội. Đối với họ chuẩn mực đạo đức của văn hóa kinh doanh không gì khác ngoài tư lợi. Kiểu kinh doanh như trên chỉ làm cho nền kinh tế lâm vào tình trạng vô chính phủ, tạo ra hiểm họa đe dọa sự tồn tại, phát triển của thị trường, đe dọa sinh tồn của người tiêu dùng và ngay bản thân lợi nhuận của nhà kinh doanh. Cách kiếm lợi nhuận này không thể tồn tại lâu bền do sự thiển cận và sai lầm của bản thân và nhận được sự phán quyết của xã hội. Mặt khác, khi đạt được tới lợi nhuận tối đa, nhà kinh doanh chưa hẳn đã đạt được hạnh phúc. Thực tế cho thấy không ít nhà kinh doanh giàu có, sở hữu một tài sản kếch sù mà vẫn thấy bất hạnh bởi tình cảm giữa con người cạn kiệt, gia đình bất ổn, đạo đức suy đồi, sa ngã vào tệ nạn xã hội. Đây chính là yếu tố báo trước nguy cơ hủy hoại nền tảng của chính xã hội mà họ đang sống. Theo ông Kim Woo Choong, nguyên Chủ tịch tập đoàn Daewoo, một trong những tập đoàn kinh doanh lớn nhất Hàn Quốc thì: "Người nào ít tiền biết cách sử dụng của cải vì lợi ích của người khác mới là người giàu có và hạnh phúc thực sự" [2, tr. 5].
- Qua đó chúng ta thấy rằng, ý nghĩa của cuộc sống con người nói chung và của nhà kinh doanh nói riêng không chỉ ở sự giàu có mà quan trọng hơn là giá trị văn hóa đạo đức và nhân văn. Cách kinh doanh thứ hai trái với kiểu kiếm lợi nhuận trên, nhiều nhà kinh doanh lại quan niệm rằng nội dung chủ yếu của kinh doanh là phải vừa nâng cao hiệu quả kinh doanh, vừa nâng cao nhân tố trí tuệ; coi trọng nhân tố đạo đức của người sản xuất, tiếp thị và quản lý tài chính. Theo họ kinh doanh không những vì lợi ích của mình mà ngay từ đầu phải tính đến lợi ích và phát triển của xã hội. Từ quan niệm như vậy mà văn hóa kinh doanh cũng được xác định theo nguyên tắc mới, đó là: Một mặt phải đảm bảo cho nhà kinh doanh xác định được đầy đủ chủ quyền của mình trong việc bảo vệ và phát triển quyền lợi sở hữu tài sản, sử dụng các nguồn lực vào hoạt động kinh doanh đưa ra những quyết định kịp thời, chính xác nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh có lợi cho họ và xã hội. Mặt khác văn hóa kinh doanh cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động theo luật định. Ngay từ đầu họ phải chú ý đến lợi ích xã hội, đến đời sống và công việc của những người có liên hệ tới hoạt động kinh doanh của mình để doanh nghiệp của mình thu được lợi nhuận vững chắc. Đó chính là môi trường đảm bảo cho hoạt động của nhà kinh doanh có thể tồn tại và phát triển lâu dài. Cách kinh doanh này thể hiện mặt ưu việt của phương thức kinh doanh có đạo đức, có văn hóa. Phạm trù kinh doanh có văn hóa chính là phần thể hiện cái tâm và là bản chất văn hóa của người tham gia kinh doanh. Nó chính là thước đo văn hóa, giáo dục, tình cảm và trách nhiệm của người kinh doanh trước nhu cầu của khách hàng và xã hội. Một xã hội kinh doanh có văn hóa, tập hợp các nhà kinh doanh có văn hóa đó là xã hội văn minh, lành mạnh và phát triển. Nếu ngược lại, xã hội sẽ phải trả giá
- cho sự bất lực và yếu kém về trí tuệ và văn hóa trong kinh doanh. Những vụ tranh chấp đầy kịch tính, những phi vụ làm ăn phi pháp, buôn lậu, ma túy, tham nhũng... là biểu hiện của hoạt động kinh doanh phản văn hóa. Hiện tượng này chỉ có thể khắc phục trong xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 1.2.3. Quan niệm về văn hóa kinh doanh Kinh doanh là hoạt động gắn liền với lợi ích kinh tế, nhưng kinh doanh như thế nào? Đem lại lợi ích cho ai? Đây là vấn đề cần được xem xét một cách nghiêm túc. Trong quá trình thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường tất yếu sẽ xuất hiện mối quan hệ canh tranh giữa các nhà doanh nghiệp. Sự cạnh tranh thể hiện ở mọi lĩnh vực: sản xuất, mua, bán,... Cách giải quyết các mâu thuẫn đó không thể không liên quan đến vấn đề văn hóa và kinh doanh; cạnh tranh có văn hóa là cạnh tranh lành mạnh, chân chính. Vấn đề văn hóa kinh doanh được đặt ra và giải quyết trong mối quan hệ tương hỗ về lợi ích giữa ba chủ thể chính của nền kinh tế thị trường là người tiêu dùng - nhà doanh nghiệp - Nhà nước. Ba chủ thể đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình kinh tế. Nhà nước ban hành và thực hiện những mục tiêu chiến lược của mình. Đương nhiên những chủ trương, biện pháp của Nhà nước tác động đến các hoạt động của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có trách nhiệm tuân thủ theo đúng pháp luật, chính sách của Nhà nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. Người tiêu dùng được thụ hưởng (từ việc mua) các sản phẩm có giá trị vật chất và tinh thần từ các doanh nghiệp được Nhà nước quản lý và điều tiết với giá cả hợp lý... Nhà nước là chủ thể quan trọng trong nền kinh tế thị trường, sự điều tiết của Nhà nước thông qua chủ trương chính sách và luật lệ có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Do đó mỗi chính sách, chủ trương trước
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
luận văn đề tài:" Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực ở Viện luyện kim đen
52 p | 585 | 250
-
Luận văn: Đề tài quản trị quan hệ mạng lưới khách hàng
135 p | 317 | 72
-
Luận văn đề tài: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC TRANG TRẠI Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN
122 p | 227 | 69
-
Luận văn đề tài: Vấn đề thất nghiệp và việc làm của Việt Nam
36 p | 247 | 60
-
Luận văn đề tài: Văn hóa ứng xử của người Hà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay
102 p | 471 | 58
-
LUẬN VĂN đề tài:"Thực trạng thu nộp quỹ BHXH và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu nộp quỹ BHXH Việt Nam hiện nay"
100 p | 171 | 53
-
LUẬN VĂN đề tài: "Thực trạng thu - chi quỹ BHXH tại phòng BHXH huyện Giao Thuỷ (Nam Định)"
66 p | 125 | 39
-
Luận văn đề tài: Quá trình nhận thức lý luận về văn hóa ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945
96 p | 153 | 34
-
Luận văn đề tài: Văn hoá doanh nghiệp và vai trò Công đoàn trong việc xây dựng Văn hoá doanh nghiệp
110 p | 111 | 30
-
Luận văn đề tài: Vấn đề tổ chức thực tiễn của cán bộ cấp huyện ở Điện Biên hiện nay
79 p | 113 | 21
-
LUẬN VĂN ĐỀ TÀI: “Vấn đề bán phá giá da giày Việt Nam vào thị trường EU”
21 p | 80 | 14
-
Vận dụng tốt quy luật Quan hệ sản xuất vào xây dựng nền kinh tế - 1
7 p | 76 | 14
-
Vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội để chứng minh tính tất yếu của sự lựa chọn và kiên định con đường xã hội chủ nghĩa của Việt Nam
17 p | 111 | 11
-
Vận tải thủy Việt nam và các lợi thế con người cũng như thiên nhiên
50 p | 97 | 9
-
Vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội để chứng minh tính tất yếu sự lựa chọn con đường xã hội chủ :nghĩa của Việt Nam
22 p | 113 | 6
-
Vận dụng lý luận tăng lợi nhuận để phân tích thực tế về phát triển sản xuất ở công ty Da giầy Hồ Chí Minh
1 p | 88 | 5
-
Vận dụng lí luận giá trị sức lao động để chứng minh căn cứ khoa học việc đẩy mạnh Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của Đảng và trình bày những nội dung chính của đường lối này
10 p | 77 | 3
-
Vận dụng lý luận phương thức sản xuất phân tích nhà máy phích nước – bóng đèn rạng đông
11 p | 98 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn