intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: ĐÌNH LÀNG DƯƠNG NỖ- THỪA THIÊN HUẾ

Chia sẻ: Mac Thi Thanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

394
lượt xem
51
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thừa Thiên Huế nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam và là trung tâm quan trọng về nhiều mặt của miền Trung như văn hoá, chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, du lịch, khoa học kỹ thuật, đào tạo… Thành phố có 2 di sản văn hoá thế giới, có dòng sông Hương chảy qua tạo ra sự hấp dẫn mạnh mẽ về quang cảnh thiên nhiên. Suốt mấy thế kỷ, bao nhiêu tinh hoa của cả nước được chắt lọc hội tụ về đây hun đúc cho một nền văn hóa đậm đà bản sắc để hoàn chỉnh cho một...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: ĐÌNH LÀNG DƯƠNG NỖ- THỪA THIÊN HUẾ

  1. Mạc Thị Thanh Đình làng Dương Nỗ Luận văn ĐÌNH LÀNG DƯƠNG NỖ- THỪA THIÊN HUẾ 1
  2. Mạc Thị Thanh Đình làng Dương Nỗ MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài............................................................................................................ 3 2. Mục đích chọn đề tài ................................ ................................ ................................ ..... 4 3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 4 PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................ 5 CHƯƠNG I. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ............................... 5 CHƯƠNG II. LÀNG DƯƠNG NỖ .................................................................................. 9 2.1. Lịch sử làng Dương Nỗ ........................................................................................... 9 2.2. Đình làng Dương Nỗ ............................................................................................. 10 2.2.1. Vị trí ............................................................................................................... 10 2.2.2. Kiến trúc ................................................................ ................................ ........ 10 2.3. Hiện trạng ............................................................................................................. 12 KẾT LUẬN ................................ ................................ ................................ ..................... 13 PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 14 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................ ................................ ........ 16 2
  3. Mạc Thị Thanh Đình làng Dương Nỗ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thừa Thiên Huế nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam và là trung tâm quan trọng về nhiều mặt của miền Trung như văn hoá, chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, du lịch, khoa học kỹ thuật, đào tạo… Thành phố có 2 di sản văn hoá thế giới, có dòng sông Hương chảy qua tạo ra sự hấp dẫn mạnh mẽ về quang cảnh thiên nhiên. Suốt mấy thế kỷ, bao nhiêu tinh hoa của cả nước được chắt lọc hội tụ về đây hun đúc cho một nền văn hóa đậm đà bản sắc để hoàn chỉnh cho một bức cảnh thiên nhiên tuyệt vời sẵn bày sông núi hữu tình thơ mộng. Bởi vậy, nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến những thành quách, cung điện vàng son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, những thắng tích thiên nhiên thợ trời khéo tạc…tất cả đã trở thành biểu tượng của Huế. Đất Huế thần kinh đã nuôi nấng biết bao nhân tài quốc gia với trường Nữ sinh Đồng Khánh, trường Quốc Học…với nhiều cái tên đã lầm nên dấu ấn trong lịch sử Việt Nam như Nguyễn Đ ình Chiểu, Ngô Đình Diệm, Trần Phú, Hà Huy Tập, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp…và tiêu biểu trên hết là vị lãnh tụ kính mến của dân tộc Việt Nam- Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Lúc sinh thời Bác Hồ đã đi và sống ở rất nhiều nơi như: Bình Thuận, Hà Nội, Long Châu, Nghệ An, thành phố Hồ Chí Minh... nhưng có lẽ, Huế là nơi “giữ chân” thời niên thiếu của Bác lâu nhất. Vào Huế sống, học tập Người đã ghi dấu biết bao kỉ niệm tại đây: trường Quốc Học, ngôi nhà tại 112 Mai Thúc Loan, làng Dương Nỗ…từng con đường, lớp học, ngôi nhà vẫn còn hình bóng Người. Gắn bó với tuổi thơ và sự học hành của Người không thể bỏ qua làng Dương Nỗ- nơi đ ã hình thành và là gốc rễ của một tâm hồn, một nhân cách, một tư tưởng Hồ Chí Minh, có cả cố đô Huế với thời niên thiếu và tuổi thanh niên của Người. Huế cùng với tình thương và nỗi gian truân của gia đình, với tình nghĩa đồng bào, bà con, lối xóm, với những tác động ngược chiều khác 3
  4. Mạc Thị Thanh Đình làng Dương Nỗ nhau của x ã hội và nhà trường đối với một con người mà ngay từ nhỏ đ ã bộc lộ như một năng lực thiên bẩm, đã góp phần tích cực vào sự nghiệp của một anh hùng dân tộc - một danh nhân văn hoá - Hồ Chí Minh Và tôi quyết định chọn : “Đình làng D ương N ỗ” làm đề tài nghiên cứu của mình với hi vọng tìm hiểu thêm về một địa danh mang tính lịch sử sâu sắc mà vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Vì thời gian và kiến thức còn hạn chế nên đề tài chưa được ho àn chỉnh, kính mong nhân được sự góp ý của quý thầy cô. 2. Mục đích chọn đề tài Tìm hiểu về những địa danh lịch sử văn hóa để hiểu thêm về lịch sử văn hóa Việt Nam đặc biệt ở đây là đ ịa danh lịch sử văn hóa gắn với cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đất Huế. 3. Đối tượng nghiên cứu Lịch sử vùng đất Thừa Thiên Huế nói chung và đình làng Dương Nỗ nói riêng. 4. Phương pháp nghiên cứu Dựa vào phương pháp lí luận thong qua việc tìm hiểu thông tin tư liệu trên internet, sách báo, tạp chí… Dựa trên phương pháp thực tiễn thông qua việc tìm hiểu thông tin thực tế tại làng Dương Nỗ. Từ đó rút ra những nhận định chung về địa danh làng cổ Dương Nỗ. 4
  5. Mạc Thị Thanh Đình làng Dương Nỗ PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nằm giữa miền Trung Việt Nam, với tọa độ 16° đ ến 16,45° độ vĩ Bắc, 107,03° đ ến 108,08° kinh đông, Thừa Thiên Huế có diện tích 5.009,2 km2, Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, Nam giáp thành phố Ð à N ẵng, Ðông giáp biển Ðông, Tây có dải Trường Sơn hùng vĩ và giáp nước bạn Lào. Biên giới Việt Lào đo ạn đi qua tỉnh Thừa Thiên Huế d ài khỏang 88 km. Bờ biển có chiều dài 128 km với Cảng Thuận An và Cảng nước sâu Chân Mây. Trên dải đất nhỏ hẹp này, địa hình tự nhiên được cấu tạo hết sức đa dạng, gồm núi cao, rừng sâu, vùng gò đồi trung du, vùng đồng bằng, vùng đầm phá nước lợ, vùng duyên hải ven biển...Khí hậu thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chuyển tiếp từ á xích đạo đến nội chí tuyến gió mùa, không có mùa đông và mùa khô rõ rệt. Hàng năm có những tháng liên tục chịu gió đông bắc, bão biển từng cơn và mưa rét kéo dài. Thừa Thiên Huế hiện có 8 huyện và thành phố Huế, cố đô của Việt Nam, đô thị lọai 2, một trung tâm văn hóa, giáo dục, y tế và du lịch q uan trọng của cả nước. Trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam, Thừa Thiên Huế, Thuận Hóa - Phú Xuân - H uế là vùng đất có lịch sử lâu đời. Những phát hiện khảo cổ học gần đây cho thấy rõ dấu vết của người xưa trên mãnh đất này. N hững di vật như rìu đá, đồ gốm đ ược tìm thấy ở Phụ Ổ, Bàu Ðưng ( Hương Chữ, Hương Trà) cho phép khẳng định đây là các di tích có niên đại cách đây trên dưới 4.000 năm. Những chiếc rìu đá được phát hiện trên nhiều địa b àn khác nhau, đặc biệt tại các xã Hồng Bắc, Hồng Vân, Hồng Hạ, Hồng Thủy, Bắc Sơn (A Lưới); Phong Thu (Phong Ðiền) đã chứng minh sự có mặt của con người ở vùng đất này trên dưới 5.000 năm. Di tích khảo cổ quan trọng gắn liền với nền văn hóa Sa Huỳnh được tìm thấy lần đầu tiên tại TT Huế năm 1987 là di tích Cồn Ràng ( La Chữ, Hương Chữ, Hương Trà) nói lên rằng chủ nhân của nền văn hóa này đ ã đạt đến trình độ cao trong đời sống vật 5
  6. Mạc Thị Thanh Đình làng Dương Nỗ chất lẫn tinh thần cách đây trên dưới 2.500 năm. Dấu ấn này còn được tìm thấy ở Cửa Thiềng năm 1988 (Phú Ốc, Tứ Hạ, Hương Trà). Cùng với văn hóa Sa Hùynh, Thừa Thiên Huế còn sự hiện diện của văn hóa Ðông Sơn. Năm 1994, trống đồng lọai 1 đã được phát hiện ở Phong Mỹ, Phong Ð iền. Ðây là một trong những di vật độc đáo của nền văn hóa Việt cổ. Các cứ liệu xưa cho biết, từ xa xưa Thừa Thiên Huế từng là địa bàn giao tiếp của những cộng đồng cư dân mang nhiều sắc thái văn hóa khác nhau, cùng cư trú và cùng phát triển.. Trong thời kỳ phát triển của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, tương truyền Thừa Thiên Huế vốn là một vùng đất của bộ Việt Thường. Ð ầu thời kỳ Bắc thuộc, lại thuộc về Tượng Quận. Năm 116 trước Công nguyên, quận Nhật Nam ra đời thay thế cho Tượng Quận. Sau đó trong suốt thời gian dài gần 12 thế kỷ, vùng đ ất này là đ ịa đầu phía Bắc của Vương quốc Champa độc lập. Sau chiến thắng Bạch Ðằng lịch sử của Ngô Quyền (năm 938); Ð ại Việt trở thành quốc gia độc lập và qua nhiều thế kỷ phát triển, biên giới Ð ại Việt đã mở rộng dần về phía Nam. Năm 1306, công chúa Huyền Trân em gái vua Trần Anh Tông, " nước non ngàn dặm ra đi" làm dâu vương quốc Champa; Vua Chế Mân dâng tiếp hai châu Ô, Rí ( Lý) để làm sính lễ. Năm sau, vua Trần đổi hai châu này thành châu Thuận, châu Hóa và đặt chức quan cai trị. Thừa Thiên Huế trở thành địa b àn giao thoa giữa hai nền văn hóa lớn của phương Ðông với nền văn hóa của các cư dân bản địa. Với lời sấm truyền " Ho ành sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (một dải Hoành sơn, có thể yên thân muôn đời); năm 1558, Nguyễn Hoàng xin vào trấn giữ xứ Thuận Hoá mở đầu cho cơ nghiệp của các chúa Nguyễn. Sự nghiệp mở mang của 9 đời chúa Nguyễn ở Ðàng Trong đã gắn liền với quá trình phát triển của vùng đất Thuận Hoá - Phú Xuân. Hơn ba thế kỷ từ khi trở về với Ð ại Việt, Thuận Hóa là vùng đất của trận mạc, ít có thời gian hòa bình nên chưa có điều kiện hình thành được những trung tâm sinh hoạt sầm uất theo kiểu đô thị. Sự ra đời của thành Hóa Châu (khoảng cuối TK XV, đầu TK XVI) có lẽ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn với tư cách là một tòa thành phòng thủ chứ chưa phải 6
  7. Mạc Thị Thanh Đình làng Dương Nỗ là nơi sinh hoạt đô thị của xứ Thuận Hóa thời ấy. Mãi cho đến năm 1636 chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ đến Kim Long là bước khởi đầu cho quá trình đô thị hóa trong lịch sử hình thành và phát triển của Thành phố Huế sau này. Hơn nửa thế kỷ sau, năm 1687 chúa Nguyễn Phúc Thái lại dời phủ chính đến làng Thụy Lôi, đổi là Phú Xuân, ở vị trí Tây Nam trong kinh thành Huế hiện nay, tiếp tục xây dựng và phát triển Phú Xuân thành một trung tâm đô thị phát đạt của xứ Ðàng Trong. Chỉ trừ một thời gian ngắn (1712 - 1738) phủ chúa dời ra Bác Vọng, song khi Võ Vương lên ngôi lại cho dời phủ chính vào Phú Xuân nhưng dựng ở "bên tả phủ cũ", tức góc Ðông Nam Kinh thành Huế hiện nay. Sự nguy nga bề thế của Ðô thành Phú Xuân dưới thời Nguyễn Phúc Khoát đã được Lê Quý Ðôn mô tả trong Phủ biên tạp lục năm 1776 và trong Ðại Nam Nhất Thống Chí, với tư cách là một đô thị phát triển thịnh vượng trải dài hai bờ châu thổ Sông Hương, từ Kim Long - Dương Xuân đến Bao Vinh - Thanh Hà. Phú Xuân là thủ phủ của xứ Ðàng Trong ( 1687-1774); rồi trở thành Kinh đô của nước Ð ại Việt thống nhất dưới triều đại Quang Trung (1788 - 1801) và cuối cùng là Kinh đô của nước Việt Nam gần 1,5 thế kỷ dưới triều đại nhà Nguyễn (1802 - 1945). Phú Xuân-Huế, Thừa Thiên Huế đã trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa nghệ thuật quan trọng của đất nước từ những thời kỳ lịch sử ấy. Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha n ổ súng tấn công Ðà Nẵng, mở đầu cho quá trình xâm lược của tư bản phương Tây vào Việt Nam.Từ những năm thuộc Pháp cho đến 1975, Thừa Thiên Huế liên tục diễn ra những cuộc đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt. Mãnh đ ất này là nơi tụ hội của các nhà cách mạng trên đường cứu nước. Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cùng nhiều nhân sĩ yêu nước khác đã từng có mặt. Năm 1916, Việt Nam Quang Phục Hội tổ chức khởi nghĩa trên qui mô nhiều tỉnh, vua Duy Tân xuất giá tham gia. N gày 23 tháng 8 năm 1945, nhân dân Thừa thiên Huế vinh dự tự hào, vùng dậy với khí thế " Cách mạng Mùa thu" trực tiếp lật đổ triều đại nhà Nguyễn cuối cùng. Ngày 30 -8 -1945, nhân 7
  8. Mạc Thị Thanh Đình làng Dương Nỗ dân Thừa Thiên Huế thay mặt cả nước chứng kiến lễ thoái vị của vua Bảo Ð ại, ngôi vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Trong kháng chiến chống Pháp, những địa danh Dương Hòa, Hòa Mỹ...vang dội khắp cả nước, từng ghi dấu bao chiến công oanh liệt vì độc lập tư do của Tổ quốc. Vượt qua những khó khăn sau chiến tranh, Thừa Thiên Huế đã không ngừng nỗ lực chuyển mình đ ể bắt kịp nhịp độ phát triển của cả nước. Những bài học thành công và hạn chế đều kết tinh thành nghị lực cho Thừa Thiên Huế đi vào kỷ nguyên đổi mới với tất cả niềm tin tưởng, quyết tâm xây dựng quê hương, xứng đáng với công lao của tiền nhân đã bỏ bao công sức vun đắp nên mảnh đất anh hùng, vùng văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và một quần thể di tích được công nhận là di sản văn hóa của nhân loại. 8
  9. Mạc Thị Thanh Đình làng Dương Nỗ CHƯƠNG II. LÀNG DƯƠNG NỖ 2.1. Lịch sử làng Dương Nỗ Dương N ỗ xưa là tổng thuộc huyện Phú Vang gồm 12 xã 6 phường được thành lập thời các chúa Nguyễn. Đây là địa bàn cư dân đông, đất đai rộng về phía Đông kinh thành Phú Xuân. Thời Nguyễn, tổng Dương Nỗ có 12 xã, từ năm Minh Mạng 16 (1835) thuộc huyện Phú Vang. Sau năm 1975, có thời gian làng thuộc địa b àn thành phố Huế. Từ năm 1981 đến nay, làng Dương Nỗ thuộc xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - H uế. Dương Nỗ là một làng người Việt khai phá xây dựng từ khá sớm. Cách đây vài thế kỷ, D ương Nỗ là làng quê sầm uất, giàu có và là mảnh đất có truyền thống văn võ. Ngôi đình làng được xây cất từ lâu đời. Ðình Dương Nỗ khá nổi tiếng bởi kiến trúc quy mô đẹp và thâm nghiêm. Đây là một di tích tiêu biểu cho mô hình làng cổ V iệt Nam. Làng Dương Nỗ là làng nổi tiếng về khoa bảng, vì thế mà trong lễ hội của Festival Huế 2006, sau khi tổ chức lễ xướng danh tại cửa Ngọ Môn, các tân khoa được vinh quy bái tổ về đình làng Dương Nổ. Đây là sự kiện mà người Dương Nổ lấy làm tự hào bởi truyền thống hiếu học và khoa bảng của mình. Làng Dương Nổ còn một di tích lịch sử quan trọng, đó là ngôi nhà lưu niệm Bác Hồ. Ngôi nhà 3 gian, 2 chái đơn sơ với chè tàu, hàng cau, hoa đại được giữ lại gần như nguyên vẹn, kể cả những đồ dùng, trang trí trong nhà. Năm 1898, ông Nguyễn Sinh Sắc sau lần thứ hai thi hội không đỗ đã trở về đây ở và mở lớp dạy học. Thời ấy, cụ Sắc sống với hai con trai là Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung (tên khai sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh). Cậu bé Nguyễn Sinh Cung lần đầu tiên trong đ ời được thân phụ dạy chữ Hán ở đây. Làng Dương Nỗ còn được biết đến nhiều với di tích đình làng. Đình làng Dương Nổ được coi là tiêu biểu về phong cách kiến trúc của đình làng Huế. 9
  10. Mạc Thị Thanh Đình làng Dương Nỗ 2.2. Đ ình làng Dương Nỗ 2.2.1. V ị trí Dân gian có câu: “cây đa – bến nước – sân đình” đó chính là cội nguồn lịch sử, là truyền thống văn hoá nuôi dưỡng tâm hồn người cao đẹp qua bao thế hệ con người Việt Nam. Làng Dương N ỗ, với ngôi đình bề thế uy nghi được xây dựng từ thời vua Lê Thánh Tôn (1471), tọa lạc bên dòng sông Phổ Lợi đã gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của làng quê qua bao sự thăng trầm và biến đổi. Các vị thuỷ tổ của làng Dương N ỗ đã chọn vùng đất thoáng đ ãng ở bờ nam thuộc hạ lưu sông Kim Trà để lập hàng sinh sống, dựng ngôi đình đ ể thờ tự các vị tiền nhân. 2.2.2. Kiến trúc Lúc đ ầu đình có cấu trúc đ ơn giản bằng tranh, tre, nứa, lá. Trãi qua các đời chúa Nguyễn cho đến Tây Sơn, quy mô kiến trúc của đ ình chỉ gồm một gian hai chái,mãi cho đến năm Gia Long thứ 7 (1808), nhờ sự hỗ trợ đắc lực của Tri tượng chánh chưởng Tượng quân kiêm cai vào vụ giám quân Nguyễn Đức Xuyên (một vị tướng d ưới thời Gia Long – quê làng Dương Nỗ) đã giúp cho dân làng xây dựng lai ngôi đ ình từ tranh, tre thành ngôi đ ình có quy mô rộng lớn bằng gỗ lim bền vững. Đình làng Dương Nỗ được xay dựng theo kiến trúc truyền thống gồm 5 gian 2 chái,mái lợp ngói âm dương.Toàn bộ ngôi đình được bố trí bao gồm: Toà đ ại đình, sân đình, cổng định, hàng trụ biểu và bến đình được liên kết với nhau theo một một trục dọc hướng bắc nam. Trong khuôn viên của khu vực đình còn có từ đường Thất tộc (nhà thờ 7 họ trong làng). Nhà thuyền hay còn gọi là nhà Đường và các miếu thờ được bao bọc bởi ba mặc tường thành (tả, hữu và m ặt trước), mặt sau (hậu đình) xưa có đắp một dải đất cao và trồng tre dày (được gọi là Huyền Vũ ). 10
  11. Mạc Thị Thanh Đình làng Dương Nỗ Mặt trước của hệ thống bờ thành phía Nam từ tây sang Đông có trổ 4 cổng chính theo thứ tự: Đầu tiên là cổng vào miếu thờ ngài Phi V ận tướng quân (người có công lớn trong cuộc Nam chinh của vua Lê Thánh Tông). Tiếp đến là cổng Đại Đình, cổng Tam quan và miếu thờ cao các đại vương và cuối cùng là cổng vào nhà thờ Khoái Châu quận công Nguyễn Đức Xuyên (người có công tái thiết đình Dương Nỗ). Toàn bộ ngôi đình được tập trung ngay gian chính diện – nơi bố thờ tự uy nghiêm và được ngăn cách bởi hậu tẩm ngăn kín bằng đố ván. Mặt trước của hậu tẩm là sáu cánh cửa thượng song hạ bản trong một khung đỡ, phía trên là kiểu trang trí “mây trắng” làm viền che cho các ô hộc chạm nỗi hình lưỡng long triều nhật. Hình khối gỗ đai nổi gồ lên trên nền đáy bằng sơn đỏ. Mảng tiếp xuống ở giữa là hình chạm nổi m ặt hổ phù sơn son thiếp vàng, Các gian tả hữu và chái đ ình đều để trống. Khi tế lễ hay hội họp là nơi ngồi của quan viên, bô lão và dân làng. Hành làng của đình được ốp bằng các phiến đá thanh lớn của bốn cột hiên đúc tròn, mỗi cột đắp nổi hình một con rồng uốn lượn, điểm xuyết bằng hoa văn “long ẩn vân rồng trong mây”, ở ngoại thất, bộ mái đình được chia thành 4 mái; hai mái trước và sau rộng và sâu tạo cảm giác mênh mông, hành tráng…Nóc mái có hình thuyền, giữa là khối lưỡng long triều nhật, toả ra những tia sáng bốc cao dựa trên hình một bức hoành kiểu cuốn như đắp nổi hình tượng ba ông Phước – Lộc – Thọ. Dải nóc thuyền có các ô kiểu chạm lộng khắc hình hoa, xen kẻ trong những ô đắp nổi cảnh vật ngựa sắp qua cầu theo tích xưa. Ô chính giữa là hình kỷ hồi văn đắp sành sứ, trên kỷ là vật dùng thờ như lư hương. Nổi bật hơn cả là phần nội tẩm có sàn đúc cao hơn sân đ ình trên đó đó có thiết trí một án thờ lớn ở ngay chính giữa gồm 3 tầng: Tầng 1 đặt hai con hạc gỗ chầu hai bên, giữa là án tam sơn đ ể đặt đèn nước, cau trầu, tầng hai là bát 11
  12. Mạc Thị Thanh Đình làng Dương Nỗ nhang, tầng 3 là hòm đựng sắc phong. Bên cạnh đó còn có hai án phối tự đặt theo hai hướng Đông Tây đối xứng. 2.3. Hiện trạng Trải qua thời gian và những biến động lịch sử, di tích đình làng Dương Nỗ có phần bị hư hỏng nhưng nhìn chung về mặc tổng thể và các cấu trúc cũng như vật dụng bên trong vẫn giữ nguyên kiểu dáng như lúc Bác Hồ về sống ở làng, mà thường ngày người vẫn đến chơi và viếng cảnh. 12
  13. Mạc Thị Thanh Đình làng Dương Nỗ K ẾT LUẬN N gày nay Đình làng Dương Nỗ là một di tích tiêu biểu trong hệ thống di tích lưu niệm thời niên thiếu của Bác Hồ tại Thừa Thiên Huế. Đặc biệt mang dấu ấn khá sâu đậm trong thời gian hai năm Bác Hồ theo cha và anh về sinh sống, học tập tại làng Dương Nỗ (1898 -1900). Bác đến sống tại nơi đây hai lần, lần thứ nhất từ năm 1895 - 1901, và lần thứ hai từ năm 1906 - 1909, cả hai giai đoạn là gần 10 năm. Lúc ấy, Bác vẫn còn là một cậu học sinh nhà Nho nghèo yêu nước, với cái tên quen thuộc - Nguyễn Sinh Cung. Không ai ngờ rằng, cậu học trò nghèo nhưng thông minh, sáng d ạ, mang trong mình một lòng yêu nước nồng nàn, lại trở thành một con người vĩ đại, một nhà cách mạng, một nhà văn hóa lớn... Ngoài những giá trị khoa học lịch sử, là di tích lưu niệm thời niên thiếu Bác Hồ thì Đ ình làng Dương Nỗ còn có những giá trị về kiến trúc nghệ thuật văn hoá tiểu biểu của một thiết chế văn hoá làng xã Việt Nam trên đất Huế, với những nét đặc trưng và phong cách đ ộc đáo. Cùng với ngôi nhà lưu niệm Bác Hồ ở D ương Nỗ, Đ ình làng Dương N ỗ, Bến Đá, Am Bà đã khắc ghi trong trí nhớ của người về kỷ niệm tuổi thơ trong sáng, và nổi nhớ đau đáu về một miền quê xứ Huế, nơi đã tác động không nhỏ đến đời sống tình cảm và nhận thức của người. V ì vậy, di tích Đ ình làng D ương N ỗ công nhận là di tích văn hoá nghệ thuật cấp Quốc gia vào ngày 26 tháng 3 năm 1990. Nhân dân làng Dương Nỗ tự hào là nơi đã góp phần nuôi dưỡng tuổi thơ của Bác Hồ, là làng quê văn hiến và cách mạng. Cho nên việc giữ gìn và phát huy nét đẹp trong truyền thống văn hoá đó đã được nhân dân trong làng hết sức chú trọng. Hội đồng Thất tộc và lão làng Dương Nỗ cùng với chính quyền địa phương đã đăng ký xây dựng làng văn hoá, nhằm xứng đáng với một làng quê đã từng ôm ấp quãng đ ời thơ ấu của Bác Hồ kính yêu. 13
  14. Mạc Thị Thanh Đình làng Dương Nỗ PHỤ LỤC Đình làng Dương Nỗ b ên dòng sông Phổ Lợi Đình làng Dương Nỗ từ ngoài nhìn vào 14
  15. Mạc Thị Thanh Đình làng Dương Nỗ Nhà lưu niệm Bác Hồ tại làng Dương Nỗ 15
  16. Mạc Thị Thanh Đình làng Dương Nỗ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thanh Hải, Địa danh làng xã Thừa Thiên Huế từ góc độ ngôn ngữ học, 2006.( Luận văn thạc sĩ ). 2. Nguyễn Hữu Châu Phan, N ghiên cứu Huế, Trung tâm nghiên cứu Huế, 1999- 2008. 3. Trần Thanh Tâm, Huỳnh Đình Kết, Địa danh thành phố Huế, nhà xuất bản Văn Hoá Dân Tộc, 2001. 4. http://thuathienhue.gov.vn/ 5. http://huefestival.com/ 16
  17. Mạc Thị Thanh Đình làng Dương Nỗ 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2