Luận văn " Quan hệ mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và các nớc giáp ranh "
lượt xem 64
download
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế là một yêu cầu tất yếu khách quan đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Nó đòi hỏi các quốc gia muốn phát triển, lớn mạnh hơn phải không ngừng tăng cường hợp tác và giao lưu kinh tế với nước ngoài. Những năm gần đây, Đảng ta đã chủ trương “làm bạn với tất cả các nước”. Đặc biệt với những nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam (Trung Quốc, Lào, Campuchia), Đảng khẳng định quyết tâm thực hiện nhất quán...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn " Quan hệ mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và các nớc giáp ranh "
- Khoá luận tốt nghiệp KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Quan hệ mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và các nớc giáp ranh Sinh viên thực hiện: Hoàng Thanh Vân – A13K38D Giáo viên hớng dẫn: PGS. NGƯT. Vũ Hữu Tửu Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 1
- Khoá luận tốt nghiệp MỤC LỤC T rang Lời mở đầu ......................................................................................................... 1 Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN MẬU DỊCH BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC GIÁP RANH ............................................... 4 1.1. Những vấn đề chung ................................................................................ 4 1.1.1. Khái niệm mậu dịch biên giới ............................................................... 4 1.1.2. Tính tất yếu của việc phát triển mậu dịch qua biên giới ........................ 4 1.1.3. Đặc điểm của mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và các nước .............. 7 1.1.3.1. Cơ cấu, phẩm chất hàng hoá trao đổi tại khu vực biên giới đa dạng, phức tạp và có tính linh hoạt cao ......................................... 7 1.1.3.2. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới được tiến hành thông qua nhiều phương thức khác nhau. ............................. 7 1.1.3.3. Chủ thể tham gia hoạt động mậu dịch biên giới đa dạng, thuộc nhiều thành phần kinh tế trong cả nước. ....................................... 9 1.1.3.4. Phương thức thanh toán trong mậu dịch biên giới khá linh hoạt ... 9 1.2. Kinh nghiệm của một số nước về phát triển mậu dịch biên giới .........11 1.2.1. Kinh nghiệm của Thái Lan ................................................................ ...11 1.2.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc ..............................................................13 1.2.3. Kinh nghiệm của một số nước ở khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ ................14 1.2.4. Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ......................................15 Chương 2: THỰC TRẠNG MẬU DỊCH BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC GIÁP RANH ..........................................................................16 2.1. Chính sách phát triển mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và các nước giáp ranh ..................................................................................................16 2.1.1. Chính sách phát triển mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc ....................................................................................................16 2.1.2. Chính sách phát triển mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và Lào ..........17 2.1.3. Chính sách phát triển mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và Campuchia. .........................................................................................18 2.2. Tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới g iữa Việt Nam và các nước giáp ranh ..................................................................................18 2.2.1. Giữa Việt Nam và Trung Quốc ............................................................18 Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 2
- Khoá luận tốt nghiệp 2.2.1.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu ..........................................................19 2.2.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu .................................................21 2.2.1.3. Các cửa khẩu chính biên giới Viêt – Trung .................................25 2.2.2. Giữa Việt Nam và Campuchia .............................................................32 2.2.2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu ..........................................................32 2.2.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu .................................................35 2.2.2.3. Các cửa khẩu chính .....................................................................38 2.2.3. Giữa Việt Nam và Lào .........................................................................41 2.2.3.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu ..........................................................41 2.2.3.2. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu .................................................43 2.2.3.3. Các cửa khẩu chính .....................................................................48 2.2.4. So sánh hiệu quả, quy mô hoạt động mậu dịch biên giới của ba thị trường Trung Quốc, Lào, Campuchia với Việt Nam . ............................50 2.3. Đánh giá hiệu quả của mậu dịch biên giới ............................................52 2.3.1. Nh ững tác động tích cực của mậu dịch biên giới .................................52 2.3.1.1. Buôn bán qua biên giới có tác động tương hỗ, thúc đẩy các hoạt động kinh tế trong nước phát triển. ................................ .............52 2.3.1.2. Mậu dịch biên giới làm thay đổi bộ mặt kinh tế – xã hội – văn hoá vùng biên ..............................................................................53 2.3.1.3. Góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, tạo điều kiện giữ gìn an ninh biên giới. ................................ .............58 2.3.2. Nh ững mặt hạn chế cần khắc phục ......................................................59 2.3.2.1. Hạn chế về cơ chế chính sách ......................................................59 2.3.2.2. Hạn chế về vấn đề thanh toán ......................................................60 2.3.2.3. Hạn chế về vấn đề quản lý của Nhà nước đối với hoạt động thương mại qua biên giới. ...........................................................61 2.3.2.4. Những tiêu cực và tệ nạn xã hôi. .................................................63 2.3.2.5. Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái ...........................................64 2.3.2.6. Buôn lậu và gian lận thương mại. ................................................66 2.3.2.7. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều yếu kém .................................67 2.3.2.8. Hạn chế về chủ thể kinh doanh. ...................................................68 Chương 3 : TRIỂN VỌNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN MẬU DỊCH BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC GIÁP RANH .......69 3.1. Triển vọng phát triển mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và các nước giáp ranh ..................................................................................................69 Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 3
- Khoá luận tốt nghiệp 3.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến triển vọng phát triển của mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và các nước giáp ranh ...........................................69 3.1.1.1. Các nhân tố quốc tế, khu vực ......................................................69 3.1.1.2. Các nhân tố trong nước. ..............................................................70 3.1.1.3. Các nhân tố từ các nước láng giềng ................................ .............71 3.1.2. Triển vọng xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới giữa Việt Nam và các nước giáp ranh ................................................................................74 3.1.2.1. Triển vọng đối với thị trường Trung Quốc ................................ ...74 3.1.2.2. Triển vọng đối với thị trường Lào ................................................75 3.1.2.2. Triển vọng đối với thị trường Campuchia ....................................76 3.2. Các quan điểm cơ bản chỉ đạo việc phát triển quan hệ mậu dịch biên giới ............................................................................................................78 3.3. Một số giải pháp nhằm m ở rộng hoạt động mậu dịch biên giới ..........79 3.3.1. Các giải pháp vĩ mô ................................................................ .............79 3.3.1.1. Tăng cường hợp tác khu vực ................................ .......................79 3.3.1.2. Hoàn thiện và phát triển đồng bộ cơ chế chính sách đối với hoạt động mậu dịch biên giới. .............................................................81 3.3.1.3. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương m ại qua biên giới. ..............................................................................82 3.3.1.4. Tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại ...................................................................................83 3.3.1.5. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu...........................84 3.3.1.6. Tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực và xúc tiến thương mại. ......................................86 Các giải pháp đối với doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác ..87 3.3.2. 3.3.2.1. N âng cao năng lực sản xuất kinh doanh ......................................87 3.3.2.2. X ây dựng chiến lược chiến lược xuất khẩu và chiến lược mặt hàng ............................................................................................88 3.3.2.3. Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại ..............................................................................................89 3.3.2.4. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý doanh nghiệp .....................90 3.3.2.5. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý doanh nghiệp .....................91 Kết luận ................................................................................................ .............92 Danh mục tài liệu tham khảo Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 4
- Khoá luận tốt nghiệp Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 5
- Khoá luận tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ T ÀI Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế là một yêu cầu tất yếu khách quan đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Nó đòi hỏi các quốc gia muốn phát triển, lớn mạnh hơn phải không ngừng tăng cường hợp tác và giao lưu kinh tế với nước ngoài. Những năm gần đây, Đảng ta đã chủ trương “làm bạn với tất cả các nước”. Đặc biệt với những nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam (Trung Quốc, Lào, Campuchia), Đảng khẳng định quyết tâm thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, thực hiện tự do hoá thương mại… coi trọng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng. Thực hiện chủ trương trên, những năm qua, quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc, Lào, Campuchia không ngừng phát triển, trong đó có sự đóng góp vô cùng quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới. Hình thức giao lưu kinh tế này không chỉ có tác động thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước phát triển kinh tế – văn hoá - xã hội của các khu vực biên giới mà còn góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa Việt Nam và các nước này. Tuy nhiên, kết quả đạt đ ược chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của mỗi nước, nhiều bất cập nảy sinh làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu và gây khó khăn cho công tác quản lý. Do đó, việc đánh giá một cách nghiêm túc, đầy đủ về thực trạng của hoạt động mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và các nước láng giềng, rút ra những thành công và hạn chế. Trên cơ sở đó đề xuất những chính sách, giải pháp nhằm phát triển hoạt động thương mại hàng hoá qua biên giới trong thời gian tới là m ột vấn đề cấp thiết. Từ nhận thức này, em chọn đề tài “Quan hệ mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và các nước” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 6
- Khoá luận tốt nghiệp - Phân tích và hệ thống hoá những cơ sở lý luận về mậu dịch biên giới. - Đánh giá thực trạng của hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, Lào, Campuchia, từ đó rút ra những tác động (tích cực và tiêu cực) của hoạt động giao lưu kinh tế này đối với sự phát triển kinh tế của cả nước, của khu vực và các tỉnh biên giới. - Nêu lên triển vọng phát triển của hoạt động thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và các nước láng giềng. - Đề xuất các giải pháp (cả tầm vĩ mô lẫn vi mô) để phát triển hơn nữa quan hệ mậu dịch biên giới trước những đòi hỏi mới của tình hình trong nước và quốc tế. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của khoá luận này là sự phát triển của quan hệ mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, Lào, Campuchia. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi nghiên cứu của khoá luận chỉ tập trung vào lĩnh vực thương mại hàng hoá (xuất, nhập khẩu hàng hoá). Các lĩnh vực khác như thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ đầu tư chỉ được đề cập tới dưới góc độ có liên quan và hỗ trợ cho hoạt động mậu dịch biên giới. N goài ra, khoá luận chỉ đề cập đến quan hệ thương mại hàng hoá giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới trên b ộ là Trung Quốc, Lào, Campuchia chứ không nói đến quan hệ mậu dịch với các nước có đường biên giới trên biển như Thái Lan, Indonesia, Malaisia. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoá luận là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp cụ thể là phương pháp chuyên gia, tiếp cận hệ thống, điều tra điển hình, phân tích, lượng hoá, so sánh cũng như biện luận một cách logic các vấn đề nghiên cứu đề xuất. V. BỐ CỤC CỦA KHOÁ LUẬN Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 7
- Khoá luận tốt nghiệp Nội dung cơ bản của khoá luận gồm ba chương - Chương 1: Cơ sở lý luận của việc phát triển mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và các nước giáp ranh. - Chương 2: Thực trạng mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và các nước giáp ranh. - Chương 3: Triển vọng và một số giải pháp nhằm phát triển mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và các nước giáp ranh. Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 8
- Khoá luận tốt nghiệp CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN MẬU DỊCH BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC GIÁP RANH 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1.1. Khái niệm mậu dịch biên giới Mậu dịch biên giới hay còn gọi là thương mại hàng hoá qua biên giới trên bộ là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá được diễn ra tại khu vực biên giới đường bộ của các nước láng giềng ( đ ược xác định về mặt địa lý ) m à đối tượng trao đổi là các sản phẩm, hàng hóa ( hữu hình ). “ Đây là phương thức mậu dịch do tập quán truyền thống của lịch sử hình thành, không xếp vào mậu dịch đối ngoại quốc gia. Nói chung các nước đều dành cho phương thức mậu dịch này sự đãi ngộ về thuế quan.Theo sự phát triển của mậu dịch quốc gia, thương mại hàng hóa với nghĩa hẹp như ở trên được phát triển thành phương thức mậu dịch theo nghĩa rộng, tức là giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa được tiến hành tại vùng biên giới hai nước. Nó được liệt vào phạm vi mậu dịch đối ngoại của quốc gia, thuộc một trong những phương thức mậu dịch xuất nhập khẩu”.( Đại từ điển kinh tế thị trường – trang139 ). N hư vậy, thương mại hàng hóa qua biên giới trên bộ giữa hai nước không chỉ đơn thuần là ho ạt động buôn bán hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới mà nó còn có phạm vi rộng hơn, bao trùm các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa được diễn ra trên toàn bộ khu vực biên giới đường bộ giữa hai nước. Hơn nữa, việc trao đổi các sản phẩm vô hình ( dịch vụ hoặc các loại hàng hóa có liên quan đ ến sở hữu trí tuệ) không thuộc phạm vi của hoạt động này. 1.1.3.Tính tất yếu của việc phát triển mậu dịch qua biên giới Lịch sử kinh tế thế giới đã chứng minh một cách rõ ràng rằng: Không có bất kỳ một quốc gia nào có thể phát triển, lớn mạnh mà không tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu với nước ngoài. Nhất là hiện nay, trong xu thế toàn cầu hoá, kinh tế đối ngoại có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 9
- Khoá luận tốt nghiệp đất nước. Trong đó, mậu dịch biên giới là một hình thức kinh tế đối ngoại mang tính chất đặc thù, nó được hình thành sớm nhất từ nhu cầu tự nhiên về trao đổi hàng hoá của dân cư các khu vực dọc biên giới tới các chợ biên giới, mậu dịch biên giới dần dần phát triển thêm các hình thức trao đổi khác trên cơ sở phát triển của kinh tế hàng hoá. So với mậu dịch quốc tế, mậu dịch biên giới có những đặc trưng riêng về phạm vi, quy mô và phương thức hoạt động trao đổi hàng hoá. Tuy nhiên cũng như mậu dịch quốc tế nói chung, mậu dịch biên giới biểu hiện phân công lao động giữa hai nước. N hững năm gần đây, nhiều nước trên thế giới đã xây dựng những chính sách khuyến khích mậu dịch biên giới. Sự hình thành các khu vực mậu dịch tự do như NAFTA, EU với chính sách mở cửa biên giới, hình thành các khu vực mậu dịch tự do dọc theo biên giới với các chính sách ưu đãi đã tạo điều kiện hình thành các đặc khu kinh tế phát triển phồn thịnh ở các địa phương trên khu vực biên giới. Xu hướng hình thành các khu kinh tế mở cũng phát triển nhanh chóng ở các nước đang phát triển, phạm vi khu vực biên giới ngày càng mở rộng , hình thức mậu dịch được đa dạng hoá, quy mô cũng ngày càng tăng nhanh. V iệt Nam và các nước láng giềng cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Với mối quan hệ có truyền thống lâu đời, vị trí địa lý của khu vực biên giới thuận lợi và những nét tương đồng trong phong tục tập quán, các hoạt động giao lưu kinh tế, thương mại, văn hoá được hình thành từ lâu giữa Việt Nam và các nước này như một tất yếu không thể thiếu trong lịch sử phát triển của các bên. Đặc biệt là hiện nay, Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của Diễn đàn hợp tác Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Việt Nam, Lào, Campuchia đều là thành viên của ASEAN, và mới đây, Hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc sẽ dẫn đến việc thành lập khu vực thương mại tự do giữa các thành viên ASEAN và Trung Quốc (ACFTA) vào năm 2010 và chậm hơn đối với các thành viên ra nhập sau (Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma). Như vậy, việc tự do lưu chuyển hàng hoá giữa Việt Nam và các nước láng giềng qua biên giới là một tất yếu không thể thiếu nhằm thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư trong kho ảng thời gian tới. Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 10
- Khoá luận tốt nghiệp Bên cạnh đó, thực tiễn cũng đã cho thấy, trong suốt gần 20 năm qua kể từ khi Việt Nam mở cửa giao lưu biên giới với các nước, chúng ta đã thu đ ược những thành công lớn cả về kinh tế lẫn xã hội, mậu dịch biên giới đ ã thể hiện được những vai trò quan trọng như : - H ợp tác trao đổi hàng hoá với các quốc gia trên thế giới là một yêu cầu tất yếu khách quan trên con đường phát triển nền kinh tế đất nước thì hợp tác kinh tế và trao đổi hàng hoá với các quốc gia có chung đường b iên giới là bước đầu tiên, bước tập duyệt trong lộ trình hội nhập với các quốc gia khác trong khu vực và toàn thế giới. - Thông qua phát triển thương mại tại các cửa khẩu biên giới, chúng ta phát huy được các lợi thế so sánh, sử dụng triệt để nguồn lực quốc gia, không những tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước, kinh tế địa phương mà còn nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, từ đó kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng xã hội, góp phần tạo ra những biến chuyển tốt đẹp để giải quyết những vấn đề còn bức xúc của xã hội. - Thông qua việc mua bán tại các cửa khẩu biên giới, có thể gián tiếp hoặc trực tiếp mở rộng buôn bán với các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia có chung đường biên giới hoặc có quan hệ thương mại tốt với nước bạn, từ đó có thể mở rộng buôn bán với các quốc gia trong khu vực và thế giới. - Thực hiện mậu dịch biên giới khiến doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao hơn, nhạy bén hơn, buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới để thích nghi với điều kiện thị trường ngày càng yêu cầu cao hơn và đòi hỏi khắt khe hơn. - Thông qua hoạt động thương mại hàng hoá qua biên giới, chúng ta có điều kiện để tăng cường hơn nữa tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam và các quốc gia có chung đường biên giới, góp phần thực hiện đường lối đối ngoại của Nhà nước, góp phần bảo vệ an ninh và toàn vẹn lãnh thổ. Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 11
- Khoá luận tốt nghiệp Tóm lại, phát triển mậu dịch biên giới không chỉ phù hợp với xu thế phân công lao động quốc tế m à còn là đòi hỏi bên trong của sự phát triển kinh tế ở khu vực biên giới mỗi nước. 1.1.3. Đặc điểm của mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và các nước Hoạt động thương mại hàng hoá qua biên giới trên bộ là một bộ phận của hoạt động thương mại quốc tế, cho nên nó mang đầy đủ các đặc điểm chung của hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù nên mậu dịch biên giới còn có những đặc điểm riêng, bao gồm những đặc điểm cơ b ản như: 1.1.3.1. Cơ cấu, phẩm chất hàng hoá trao đổi tại khu vực biên giới đa dạng, phức tạp và có tính linh hoạt cao. Cơ cấu hàng hoá trao đổi qua biên giới Việt Nam thời gian qua rất phong phú, bao gồm nhiều chủng loại khác nhau, từ hàng nông lâm thuỷ sản đến, hải sản tươi sống đến các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp, từ hàng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất đến các sản phẩm cao cấp như máy móc thiết bị điện tử. Điều này xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng rất đa dạng của tầng lớp dân cư dọc biên giới và các tỉnh sâu trong nội địa của từng nước. Các loại hàng hoá này không phải chỉ được huy động từ dân cư sống dọc biên giới mà được huy động và đầu tư sản xuất từ khắp các tỉnh, các vùng, miền của mỗi nước. V ì vậy chất lượng của các loại hàng hoá cũng rất khác nhau, có loại đạt tiêu chuẩn quốc gia và địa phương, nhưng cũng có loại chưa được đánh giá về phẩm cấp, nhất là hàng hoá xuất nhập khẩu theo đường tiểu ngạch và trao đổi ở chợ biên giới. Đặc biệt, hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới có thể mua bán những mặt hàng có thời gian bảo quản ngắn, dễ hư hỏng hoặc suy giảm chất lượng như hàng rau quả và thực phẩm tươi sống. 1.1.3.2. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới được tiến hành thông qua nhiều phương thức khác nhau. Thương mại biên giới giữa Việt Nam và các nước thời gian qua chủ yếu thông qua mấy hình thức sau đây: - Mậu dịch chính ngạch Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 12
- Khoá luận tốt nghiệp - Mậu dịch tiểu ngạch - Buôn bán của cư dân biên giới - Các loại dịch vụ xuất nhập khẩu khác như chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất... Mậu dịch chính ngạch là hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới theo giấy phép của Bộ Thương mại. Những hàng hoá này phải lưu thông qua các cửa khẩu quốc tế và quốc gia, đồng thời phải chấp hành đầy đủ các thủ tục xuất nhập khẩu theo thông lệ và tập quán quốc tế. Mậu dịch tiểu ngạch là những hàng hoá xuất nhập khẩu theo giấy phép của Uỷ ban nhân dân các tỉnh biên giới cấp. Những hàng hoá thuộc loại này được phép đi qua các cửa khẩu quốc tế, quốc gia và các cửa khẩu địa phương biên giới hay còn gọi là đường qua lại giữa các cặp chợ biên giới, nhưng trị giá hàng hoá theo quy định hiện hành là không vượt quá 500.000 đồng Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế sự phân biệt hàng hoá chính ngạch và tiểu ngạch chỉ mang tính chất tương đ ối. Nhiều khi hàng chính ngạch lại đ ược chuyển qua các cửa khẩu dành cho buôn bán tiểu ngạch, điều đó tuỳ thuộc vào biểu thuế, mức thuế của các loại hàng hoá trong những thời điểm khác nhau. Ngoài ra, quan niệm của Việt Nam và các nước láng giềng đối với hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới cũng rất khác nhau nên có những lô hàng qua biên giới mà Việt Nam cho là chính ngạch thì phía nước bạn lại cho là tiểu ngạch. Trao đổi hàng hoá của cư dân qua biên giới do nhân dân tại các khu vực biên giới thực hiện. Họ chủ yếu mua hàng tiêu dùng, trao đổi những sản phẩm của địa phương. Hình thức này nhanh chóng đáp ứng và điều tiết cung cầu của các bên biên giới, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân, kích thích sản xuất và d ịch vụ ở vùng biên phát triển. Tuy nhiên lượng trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới không lớn vì đa số người dân ở đây còn nghèo, ít vốn và không quen buôn bán lớn. H ình thức này còn mang tính chất tự phát, khó kiểm soát và quản lý, dẫn đến buôn lậu và trốn thuế. Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 13
- Khoá luận tốt nghiệp N goài các hình thức nêu trên, ở khu vực biên giới Việt – Trung còn có các hoạt động dịch vụ xuất nhập khẩu như: Tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh,kho ngoại quan… trong đó phương thức tạm nhập tái xuất phát triển khá nhanh. 1.1.3.3. Chủ thể tham gia hoạt động mậu dịch biên giới đa dạng, thuộc nhiều thành phần kinh tế trong cả nước. Chủ thể tham gia vào hoạt động buôn bán qua biên giới tương đối đa dạng, bao gồm nhiều thành phần khác nhau như: Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần…thuộc nhiều ngành, nhiều địa phương trong cả nước. Ngoài ra, tham gia trao đổi hàng hoá qua biên giới còn có các hộ buôn bán nhỏ, tư thương trong và ngoài nước, các cư dân d ọc biên giới hai nước mua bán phục vụ tiêu dùng thực tế duới hình thức dân gian. Đ ặc điểm nổi bật trong các đối tượng tham gia là kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Nhà nước chỉ chiếm từ 25 – 40 % tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới, còn lại là của các doanh nghiệp tư nhân và tư thương. Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia nhưng thiếu sự tổ chức và phối hợp nên dễ bị rủi ro, làm giảm hiệu quả của mậu dịch biên giới đồng thời gây khó khăn cho công tác quản lý. 1.1.3.4. Phương thức thanh toán trong mậu dịch biên giới khá linh hoạt. Trong mua bán quốc tế, để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra, các doanh nghiệp thường tiến hành thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng với các phương thúc thanh toán như: Phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ. Tuỳ vào quy mô và tính chất của thương vụ mà người ta chọn phương thức thanh toán cho phù hợp để đảm bảo an toàn cho quá trình thanh toán với chi phí thấp và thường chọn ngoại tệ mạnh để làm đồng tiền thanh toán nhằm hạn chế rủi ro khi tỷ giá hối đoái thay đổi theo thời gian. Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 14
- Khoá luận tốt nghiệp Hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới ngoài những đặc điểm chung như trên, còn có đặc điểm riêng như: thanh toán không qua hệ thống ngân hàng mà theo phương thức trực tiếp giữa người bán và người mua, hàng đ ổi hàng…,sử dụng đồng tiền của nước người bán hoặc người mua. Đặc điểm nổi bật về vấn đề thanh toán ở đây là giá trị hàng hoá thanh toán qua ngân hàng chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch buôn bán của khu vực biên giới. Thống kê đối với biên giới Việt – Trung thì thanh toán qua ngân hàng chỉ chiếm 4.8% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Các đơn vị kinh tế và tư nhân buôn bán qua biên giới đều thực hiện thanh toán thông qua các chợ đổi tiền, các dịch vụ kinh doanh tiền của của tư nhân tại các thị xã, thị trấn biên giới. Điều này đảm bảo tính linh hoạt cho hoạt động mua bán, nghiệp vụ tiến hành đơn giản nhưng dễ gây rủi ro trong quá trình mua bán và gây khó khăn cho công tác quản lý. N goài những đặc điểm quan trọng đã được nêu trên thì hoạt động buôn bán qua biên giới còn có thêm một số đặc điểm khác như: - Thương mại biên giới mang tính địa phương khu vực. - Hoạt động mậu dịch biên giới diễn ra với không gian rộng nên khó quản lý và kiểm soát. - Hoạt động thương mại hàng ho á qua biên giới ngo ài ý nghĩa kinh tế còn mang ý nghĩa chính trị sâu sắc. Nhìn chung , những đặc điểm chủ yếu nêu trên cho thấy, hoạt động buôn bán qua biên giới là một trong những hình thức thương m ại quốc tế tương đối đặc biệt. Tính chất đặc thù này được quy định bởi những nhân tố sau: - Trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương biên giới của Việt Nam và các nước còn thấp so với các vùng khác - Chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế đặc biệt này rất đa dạng và đông đảo. Điều kiện để tham gia buôn bán chỉ là vốn, có nguồn hàng và Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 15
- Khoá luận tốt nghiệp nơi tiêu thụ hàng, nhiều khi không cần phải có trình độ ngoại thương đúng tiêu chuẩn như các thị trường tiêu thụ khác. - Hàng hoá đem ra trao đổi, mua bán rất phong phú về số lượng, chủng loại và chất lượng. Thậm chí, nếu nhìn vào đó có thể thấy nó mang tính chất “chợ” nhiều hơn là tính “ngoại thương”. - Phương thức tiến hành thương mại bao gồm cả giao hàng, thanh toán, vận chuyển…cũng rất linh hoạt và mang tính chất đặc thù, chưa tuân theo chuẩn mực của thương mại quốc tế nên đ ã dẫn đến hiện tượng lừa gạt nhau, bắt giữ hàng hoá của nhau. 1.2. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN MẬU DỊCH BIÊN GIỚI Trong sự phát triển các hình thức buôn bán qua biên giới, thực tiễn đ ã ghi nhận nhiều tác động tích cực của nó tới sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, nhưng cũng đồng thời nhắc đến các tệ nạn xã hội, cướp bóc, xung đột biên giới, các dịch bệnh…Đó chính là bài học quý giá cho thế hệ sau phải biết khai thác mặt tích cực, có cơ chế chính sách phù hợp nhằm phát huy hiệu quả của mậu dịch biên giới đồng thời hạn chế những mầm mống tiêu cực có thể xuất hiện, gây tác hại về mặt kinh tế xã hội đối với đất nước. 1.2.1. Kinh nghiệm của Thái Lan Thái Lan được xem là một trong những quốc gia khai thác được nhiều lợi thế trong trao đổi kinh tế – thương mại cửa khẩu biên giới. Có thể thấy rằng, thông qua việc khai thác lợi thế thương m ại cửa khẩu biên giới, hàng hoá của Thái Lan đã xâm nhập rất mạnh sang các nước láng giềng. Thương m ại hàng hoá qua biên giới của Thái Lan được hiểu là hoạt động mua bán, giao dịch hàng hoá tại các cửa khẩu biên giới của nước này cùng các nước láng giềng với sự tham gia của các doanh nghiệp hoặc cư dân đ ịa phương dọc biên giới. Mậu dịch biên giới của Thái Lan tồn tại d ưới hai hình thức chủ yếu: Mậu dịch chính ngạch và mậu dịch tiểu ngạch trong đó rất ưu tiên phát Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 16
- Khoá luận tốt nghiệp triển xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Hàng mậu dịch phi chính thức của Thái Lan nhiều hơn từ 1/3 đến 1 lần so với thương mại chính thức Thái – Lào, gấp 2 lần thương mại chính thức Thái – Mianma, Thái – Malaixia. Thương mại hàng hoá qua biên giới được chính phủ Thái Lan rất coi trọng. HIện nay, Thái Lan đã có nhiều cơ quan có chức năng quản lý và hoàn thiện chính sách mậu dịch biên giới như: U ỷ ban phát triển mậu dịch biên giới, Phân ban về giải quyết các vấn đề biên mậu, Trung tâm thông tin thương mại biên giới… Trong quá trình phát triển giao lưu kinh tế biên m ậu của Thái Lan khá đa dạng và phong phú, nhà nước tạo nhiều điều kiện thông thoáng cho hàng ra, nhiều thủ tục hải quan được đ ơn giản hoá, các cửa hàng miễn thuế tại khu vực cửa khẩu có quy mô lớn, với nhiều ưu đãi khác đã thu hút rất đông khách du lịch, họ được mua hàng hoá với giá rẻ và thuận tiện trong các thủ tục, hàng hoá không nhằm mục đính thương mại thì không phải khai báo…Quá trình sử dụng các hình thức thương mại cửa khẩu biên giới đem lại nhiều lợi ích trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế thương m ại giữa các quốc gia có đường biên giới chung. Do đó, các nước Thái Lan, Lào, Mianma, Trung Quốc đang hoàn tất dự thảo kế hoạch tự do hoá việc trao đổi sản phẩm và đi lại của cư dân sống trong vùng có sông Mêkông chảy qua của 4 nước này. N goài ra, còn nhiều thoả thuận ở cấp quốc gia trong việc phát triển quan hệ thương mại biên giới, theo hướng khai thác tốt hơn những đặc điểm kinh tế – xã hội của khu kinh tế cửa khẩu, tìm kiếm các mô hình kinh tế linh hoạt với các cơ chế chính sách cởi mở để thông qua đó trọng tâm là đẩy mạnh trao đổi hàng hoá biên giới, kéo theo việc phát triển các loại hình d ịch vụ, du lịch, các hình thức hội chợ, hội thảo giữa các quốc gia…Trên cơ sở đó, hình thành một số vùng kinh tế gắn với các cửa khẩu, có điều kiện phát triển nhanh hơn để lôi kéo các khu vực khác cùng phát triển. 1.2.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 17
- Khoá luận tốt nghiệp Là một đất nước có đường biên giới trên bộ tiếp giáp với 15 nước, với chiều dài 2,2 vạn kilômét đường biên giới, Trung Quốc rất chú trọng việc phát triển kinh tế biên mậu, coi mở cửa miền biên giới sau khi mở của miền duyên hải là một bước quan trọng của việc mở rộng cửa đối với nước ngoài. Trên cơ sở đó, các cửa khẩu biên giới trên bộ của Trung Quốc được khuyến khích phát triển quan hệ kinh tế thương mại , lấy đa dạng hoá thương mại làm khởi điểm để tích luỹ phát triển hạ tầng đô thị biên giới. Xây dựng và mở rộng phạm vi hoạt động của một số xí nghiệp công nghiệp địa phương một cách năng động linh hoạt hướng mạnh về lắp ráp , sơ chế, bảo quản …tạo ra nhiều chủng loại hàng hoá phù hợp với nhu cầu trao đổi hàng hoá chính ngạch và tiểu ngạch qua biên giới, qua đó nhằm thực hiện “tam khứ nhất bổ”, tức là xuất khẩu ba thứ: hàng hoá, lao động và thiết bị kỹ thuật để lấy về một thứ bổ là mặt hàng thiếu và khan hiếm. Với chính sách này, Trung Quốc đã thực hiện tương đối thành công việc phát triển thành công kinh tế biên mậu.Sau đây là một số kinh nghiệm điển hình: * Kinh nghiệm về chính sách biên mậu - Mọi hoạt động mậu dịch biên giới được quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương - K hu vực biên giới có giới hạn không gian rõ ràng - K huyến khích xuất nhập khẩu tiểu ngạch bằng các chính sách ưu đãi - Ưu tiên phát triển khu thương mại, du lịch, dịch vụ tại các vùng cửa khẩu biên giới. - Địa phương được hưởng một số khoản thu qua các hoạt động mậu dịch biên giới để đầu tư phát triển. - Mở rộng quyền tự chỉ cho các địa phương biên giới tự quyết định các hạng mục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phát triển kinh tế khu vực, chính sách về quản lý biên mậu. * Kinh nghiệm về quản lý xuất nhập khẩu Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 18
- Khoá luận tốt nghiệp - Trừ một số mặt hàng như thuốc lá, rượu, mỹ phẩm, đồ trang sức…, hàng hoá nhập khẩu tiểu ngạch được giảm 50% thuế so với chính ngạch. Đặc biệt tại các điểm cặp chợ biên giới, mỗi người được mang vào mỗi ngày vật phẩm hàng hoá có giá trị nhất định được miễn thuế nhập khẩu, vượt trên giá trị đó phải làm thủ tục xuất nhập khẩu. Tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật của hàn g hoá tiểu ngạch cũng được nới lỏng so với quy định của trung ương. - Việc kiểm hoá hàng hóa xuất khẩu được thực hiện tại bãi kiểm hoá liên hợp, cách biên giới một khoảng nằm trên tuyến đường chính đến cửa khẩu. Tại đây tập trung toàn bộ các cơ quan quản lý. Mọi thủ tục hàng hoá đều được tiến hành một cách nhanh chóng và do Cục biên mậu phụ trách công tác quản lý. * Kinh nghiệm về phân cấp cho chính quyền địa phương. - Cục biên m ậu đại diện cho chính quyền địa phương quản lý hoạt động biên mậu, có trách nhiệm tổ chức điều hành các cơ quan liên quan như: tài chính, thuế vụ, công thương của địa phương, hải quan , kiểm dịch... - Bộ kinh mậu phê chuẩn một số một số công ty có quyền kinh doanh mậu dịch tiểu ngạch. Các công ty này vừa là đầu mối xuất nhập khẩu vừa được thực hiện xuất nhập khẩu trực tiếp, vừa làm dịch vụ uỷ thác cho tư nhân theo lệ phí thống nhất, vì vậy hạn chế được rủi ro do bị ép cấp, ép giá và có khả năng liên kết dễ dàng đ ể tạo sức mạnh cạnh tranh trong buôn bán quốc tế và nhanh chóng thực hiện ý đồ chỉ đạo của Cục biên mậu và chính quyền địa phương. - Phân cấp cho địa phương được quyết định dự án đầu tư dưới 1 triệu NDT, quyết định dự án hợp tác dưới 500.000 NDT. - Trung ương để lại cho địa phương 100% số thuế về xuất nhập khẩu tiểu ngạch để xây dựng cơ sở vật chất , ngoài ra Nhà nước còn đầu tư riêng cho địa phương một khoản nhất định và cho phép thu phí quản lý hàng hoá qua biên giới. 1.2.3. Kinh nghiệm của một số nước ở khu vực Tây Âu và B ắc Mỹ Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 19
- Khoá luận tốt nghiệp Ở khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ, hình thức mậu dịch biên giới đã được một số nước sử dụng thành công. Tại Bắc Mỹ, lợi dụng những điểm khác biệt về chế độ thuế giữa Mỹ và Canada, Mỹ đ ã chủ động mở nhiều điểm bán hàng giữa biên giới hai nước, khai thác những điểm hạn chế về thuế quan để thu lợi cho mình. Hơn nữa, Mỹ và Canada đ ã phối hợp xây dựng hàng loạt các xí nghiệp gia công, chế tác theo hình thức liên doanh trên tuy ến biên giới. Một số nước khác cũng sử dụng hình thức này như quan hệ Mêhicô và Mỹ, với nhiều thị trường tự do được xây dựng, trong đó có những ưu đãi về cơ chế chính sách, thuế và m ậu dịch, tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ kinh tế – thương mại qua cửa khẩu biên giới. Đối với các nước Tây Âu, có đặc điểm về lãnh thổ là các nước tiếp giáp nhau có khoảng cách qua lại gần. Trên cơ sở những chính sách chung của khối EEC, nhiều quốc gia đã xây dựng những chính sách nhằm phối hợp chặt chẽ hơn về kinh tế và thương mại. Năm 1992, theo thống kê của Cộng đồng chung châu Âu, kim ngạch buôn bán biên giới tăng 550 tỉ Mác Đức so với năm 1980. Nước Pháp, một nền kinh tế phát triển mạnh ở châu Âu cũng chủ trương khai thác những thế mạnh trên các tuyến biên giới trong trao đổi kinh tế – thương m ại. Pháp đã xây dựng nhiều khu kinh tế mở ở biên giới phía Đông, biến khu vực này thành trung tâm kinh tế phát triển. 1.2.4. Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam K inh nghiệm thành công của một số quốc gia, vùng, lãnh thổ về phát triển các khu kinh tế cửa khẩu cho thấy: - Sự thành công trước hết bắt nguồn từ sự nhạy cảm, đón trước xu hướng phát triển kinh tế, xu hướng hội nhập với khu vực và quốc tế, từ đó đ ưa ra được mô hình kinh tế cụ thể, năng động, không dập khuôn, máy móc. - Quy mô của các mô hình kinh tế cụ thể tuỳ thuộc vào khả năng, các điều kiện đảm bảo và các môi trường khác. H ơn nữa, trong quá trình hình thàn h và phát triển các loại hình kinh tế này, cần phải đặt lợi ích về lâu dài, tổng thể lên trên lợi ích trước mắt, lợi ích cục bộ để tránh tình trạng manh mún, chắp vá, lợi Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp về “Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương Đống Đa”
63 p | 2185 | 1136
-
Luận văn Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương Đống Đa
52 p | 600 | 259
-
Tiểu luận " Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vận dụng vào quá trình đổi mới ở nước ta"
43 p | 559 | 163
-
Kinh tế phục hồi sau khủng hoảng tại mỹ với các khoản nợ và quan hệ thương mại với Việt Nam
94 p | 70 | 23
-
Cộng đồng chung Châu Âu và kế hoạch mở rộng quan hệ kinh tế với ASEAN
54 p | 84 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị văn phòng: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của Công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
77 p | 125 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động vui chơi phát triển tình cảm xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương
161 p | 61 | 18
-
LUẬN VĂN: Quan hệ sản xuất và Lực lượng sản xuất và những mâu thuẫn giữa chúng
13 p | 108 | 16
-
LUẬN VĂN: Quan hệ sản xuất - Lực lượng sản xuất và mâu thuẫn giữa chúng
14 p | 166 | 12
-
Vai trò chương trình quan hệ công chúng đối với việc hình thành ấn tượng trong khách hàng - 1
33 p | 94 | 12
-
Thay đổi bộ máy cầm quyền các nước lớn và ảnh hưởng trong quan hệ thương mại
105 p | 47 | 12
-
Quan hệ hữu nghị việt anm và tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm chè sang nước có khí hậu lạnh
53 p | 62 | 12
-
Các nước châu Phi phát triển và quan hệ xuất khẩu với các mặt hàng lương thực thực phẩm Việt Nam - 2
44 p | 72 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lí giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
227 p | 14 | 6
-
Luận văn: Các hoạt động kinh tế đối ngoại và việc sử dụng các công cụ của kinh tế trong thúc đẩy phát triển (part 2)
34 p | 61 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng
27 p | 22 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam
134 p | 12 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn