Luận văn "ĐỒNG YÊN NHẬT BẢN HIỆN NAY VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ CHÂU Á"
lượt xem 34
download
Sau giai đoạn tăng trưởng thần kỳ (trung bình mỗi năm tăng trên 10%), nền kinh tế Nhật Bản vươn lên hàng thứ hai trên thế giới. Với GDP trên 4000 tỷ USD, Nhật Bản là nước dẫn đầu Đông Á trong mô hình phát triển kinh tế “Đàn sếu bay”. Cùng với sự lớn mạnh của nền kinh tế, đồng Yên có vai trò ngày càng quan trọng trên thị trường tiền tệ thế giới, đặc biệt tại thị trường tiền tệ Châu Á- nơi mà đồng Yên đã từng có triển vọng là đồng tiền chung của khu vực....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn "ĐỒNG YÊN NHẬT BẢN HIỆN NAY VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ CHÂU Á"
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐỒNG YÊN NHẬT BẢN HIỆN NAY VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ CHÂU Á Sinh viên thực hiện : Lê Tiến Dũng Lớp : Nhật 1-K38F G iáo viên hướng dẫn : P GS. TS. Nguyễn Trung Vãn HÀ NỘI - 2003 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ................................ ................................ ................................ .......................1
- MỤC LỤC CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ CỦA ĐỒNG YÊN HIỆN NAY QUA BỨC TRANH TỔNG THỂ VỀ KINH TẾ-THƯƠNG MẠI-TÀI CHÍNH NHẬT BẢN .........................................3 1. Tổng sả n phẩm quố c nội (GDP) của nền kinh tế N hật Bản trong thời gian gần đây ................................................................................... 4 1.1. GDP- một trong những yếu tố quyết định sức mạnh đồng tiền của m ột nền kinh tế ................................................................................. 4 1.2. GDP của Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới .................. 5 2. Sản xuất công nghiệp của Nhật Bản .................................................... 10 2.1. Đặc trưng của sản xuất công nghiệp Nhật Bản .............................. 10 2.2. Tình hình và xu hướng sản xuất công nghiệp Nhật Bản ................. 12 3. Quan hệ thương mại quốc tế ................................................................ 14 3.1. Tỷ trọng thương mại quốc tế của Nhật Bản ................................ .... 14 3.2. Cán cân thương mại của Nhật Bản ................................................. 15 3.3. Chính sách thương mại quốc tế của Nhật Bản ................................ 17 4.Tình hình hệ thống ngân hàng và dự trữ vàng, ngoại tệ của Nhật Bản ....................................................................................................... 21 4.1. Tình hình hệ thống ngân hàng của Nhật Bản .................................. 21 4.2. Dự trữ vàng và ngoại tệ................................ .................................. 22 5. Cán cân thanh toán quốc tế của Nhật Bản .......................................... 24 5.1. Cán cân thanh toán quốc tế và ảnh hưởng của nó đến đồng tiền quốc gia ................................................................................................... 24 5.2. Hiện trạng cán cân thanh toán quố c tế của nền kinh tế Nhật Bản ... 25 6. Tỷ g iá hối đoái và khả năng chuyển đổi của đồng Yên Nhật Bản...... 29 6.1. Vấn đề đồng Yên mạnh với nền kinh tế Nhật Bản.......................... 29 6.2. Tỷ giá hối đoái đồng Yên hiện nay và xu hướng biến động............ 30 6.3. Lý thuyết chung về khả năng chuyển đổ i của đồng tiền ................. 33 6.4. Khả năng chuyển đổi của đồ ng Yên Nhật Bản ............................... 33 CHƯƠNG 2 VAI TRÒ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỒNG YÊN ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ CHÂU Á ................................ ................................ ................. 34
- MỤC LỤC 1. Chính sánh tiền tệ của Nhật Bả n từ năm 1998 đến nay .................... 34 1.1. Sự lựa chọ n chính sách tiền tệ của Nhật Bản .................................. 35 1.2. Những thay đổ i trong điều hành chính sách tiền tệ nới lỏ ng của N hật Bản từ năm 1998 đến nay ....................................................... 37 1.3. Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ nới lỏng đối với nền kinh tế và triển vọ ng................................................................ ........................ 41 2. Vai trò của đồng Yên đối với thị trường tiền tệ Châu Á ...................... 42 2.1. Vai trò thanh toán quốc tế của đồng Yên........................................ 44 2.2. Đồng Yên trong lĩnh vực đầu tư quố c tế của Nhật Bản tại Châu Á. 48 3. Ả nh hưởng của đồ ng Yên đối với thị trường tiền tệ Châu Á ............. 58 3.1 Đồng Yên mạnh ảnh hưởng tới Châu Á .......................................... 58 3.2. Vấn đề dùng đồng Yên làm đồ ng tiền trung tâm khu vực Châu Á .. 60 CHƯƠNG 3 : VẬN DỤNG KẾT QUẢ TỪ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀO THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM ....................................64 1. V ận dụng kết quả nghiên cứu vào hoạ t động ngoại thương Việt Nam- Nhật Bản .................................................................................... 65 1.1. Đánh giá tình hình quan hệ thương mại Việt Nam- N hật Bản ........ 65 1.2. Phương hướng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam-Nhật Bản ................................................................................................. 69 1.3. Vận dụng kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại Việt Nam - Nhật Bản .................................................... 71 2. V ận dụng kết quả nghiên cứu trong việc thu hút vốn đầu tư của N hật Bản .............................................................................................. 74 2.1. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản vào V iệt Nam ................................................................ ........................ 74 2.2. Phương hướng phát triển quan hệ đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam .................................................................................. 77 2.3. Vận dụng kết quả nghiên cứu để tăng nhanh vố n FDI của Nhật Bản ................................................................................................. 78
- MỤC LỤC 3. V ận dụng kết quả nghiên cứu trong việc thu hút vốn ODA của N hật Bản .............................................................................................. 79 3.1. Đánh giá tình hình vốn viện trợ ODA của Nhật Bản vào Việt Nam 79 3.2. Phương hướng phát triển nguồn vố n vay ODA của Nhật Bản cho V iệt Nam ................................................................ ........................ 82 3.3. Vận dụng kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả thu hút vốn ODA của Nhật Bản ......................................................................... 83 4. V ận dụng kết quả nghiên cứu nhằm đẩy mạnh các quan hệ đối ngoại khác với Nhật Bản ..................................................................... 85 KẾT LUẬN ................................ ................................ ................................ .......................... 88
- MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tổng sản phẩm quốc nội GDP của Nhật Bản ............................. 5 Bảng 2: Tốc độ tăng GDP thực tế của Nhật Bản(%) ............................... 6 Bảng 3: Lợi thế so sánh hàng công nghiệp chế tạo của một số nước Châu Á ........................................................................................... 12 Bảng 4 : Tỷ trọng thương mại quốc tế của Nhật Bản ............................ 15 Bảng 5 : Cán cân thương mại của Nhật Bản.......................................... 15 Bảng 6 : Sự thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu của Nhật Bản theo mặt hàng ................................ ................................................................ 18 Bảng 8 : Đồ thị d ự trữ ngo ại hối một số nước Châu Á (đến 06/2003) ... 23 Bảng 9 : Cán cân thanh toán vãng lai của Nhật Bản ............................. 26 Bảng 10 : Cán cân di chuyển vốn của Nhật Bản................................... 27 Đồ thị 11 : Đồ thị các yếu tố trong cán cân thanh toán .......................... 28 Bảng 12 : Tỷ giá hối đoái đồ ng Yên (1 Yên đổ i)................................... 31 Bảng 13: Chỉ số b án buôn trong nước tính chung cho 971 loại m ặt hàng trong giai đoạn 1995-2000...................................................... 36 Bảng14: Cơ số tiền trong lưu thông của Nhật Bản giai đoạn 1996 – 2002................................ ................................................................ 38 Bảng 15: Quy mô kinh tế và đồng tiền Âu-Mỹ-Nhật............................. 45 Biểu đồ 16: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản những năm gần đây ............ 48 Biểu đồ 17: Cơ cấu FDI của Nhật Bản ra nước ngoài theo lãnh thổ ..... 49 Biểu đồ 18 : Cơ cấu ODA của Nhật Bản ................................ .............. 52 Bảng 19: Số vụ đầu tư và tổ ng giá trị đầu tư của nước ngoài vào Nhật Bản (theo năm tài chính 1991 - 2001) ............................................. 53 Đồ thị 20 : Xu hướng phát triển của FDI vào Nhật Bản từ đầu thập kỷ 90 đến nay ................................ ...................................................... 53 Bảng 21 : Cơ cấu ngành FDI vào Nhật Bản 1996 - 2001 (tỷ Yên) ....... 55
- MỤC LỤC Bảng 22 : Mua bán chứng khoán của người nước ngoài ở các thị trường chứng khoán Nhật Bản (1991 - 2001) .................................. 57 Bảng 23 : Vị trí của Nhật Bản trong nền kinh tế Châu Á ...................... 64 Bảng 24 : Kim ngạch thương mại Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 1995-2001....................................................................................... 66 Bảng 25 : Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản vào Việt Nam ............... 67 giai đoạn 1995-2001 ............................................................................. 67 Bảng 26 : Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản .............. 68 giai đoạn 1995-2001 ............................................................................. 68 Bảng 27: FDI của Nhật Bản vào Việt Nam và ASEAN từ 1996 đến nay ................................................................ .................................. 75
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Sau giai đoạn tăng trưởng thần kỳ (trung bình mỗ i năm tăng trên 10%), nền kinh tế N hật Bản vươn lên hàng thứ hai trên thế giới. V ới GDP trên 4000 tỷ U SD, Nhật Bản là nước dẫn đầu Đông Á trong mô hình phát triển kinh tế “Đàn sếu bay”. Cùng với sự lớn m ạnh của nền kinh tế, đ ồng Yên có vai trò ngày càng quan trọng trên thị trường tiền tệ thế giới, đặc biệt tại thị trường tiền tệ Châu Á - nơi mà đồ ng Yên đã từng có triển vọng là đồng tiền chung của khu vực. Thế nhưng, sự sa sút kinh tế của Nhật Bản diễn ra suốt thập kỷ 1990 và hiện nay đã gây ra cú sốc dữ dội không kém như sự tăng trưởng ngoạn m ục của nó trước đây. Người ta gọi đó là “một thập kỷ mất mát” hoặc đã đến lúc phải “suy ngẫm lại sự thần kỳ Nhật Bản”…Phản ánh bộ mặt của nền kinh tế đó, đồng Yên cũng ở trong tình trạng chao đảo, gắn với m ột thị trường tài chính b ất ổn. Tuy nhiên, dù có sự sa sút, đồng Yên hiện nay vẫn là đồng tiền mạnh nhất khu vực. Sự biến động của nó có ảnh hưởng đến cả Châu Á và rộng hơn trên khắp thế giới. Nghiên cứu đồng Yên vừa có giá trị học thuật vừa có giá trị thực tiễn sâu sắc. Đặc biệt trong bố i cảnh kinh tế thế giới và Nhật Bản hiện nay, việc làm sáng tỏ vị trí, vai trò và ảnh hưởng của đồng Yên có ý nghĩa cấp bách và được nhiều nhà nghiên cứu và chuyên gia tài chính, tiền tệ quan tâm. Hơn nữa, N hật Bản là đ ối tác đầu tư và thương mại hàng đầu của Việt Nam, nghiên cứu đồ ng Yên càng thiết thực cho các doanh nghiệp Việt Nam đang làm ăn với các đối tác Nhật Bản, hạn chế được các rủi ro về tỷ giá… Vì lẽ đó, người viết chọn đề tài nghiên cứu này cho bản luận văn tốt nghiệp của mình. Tên đề tài: “ Đồ ng Yên Nhật Bản hiện nay và ảnh hưởng của nó đ ến thị trường tiền tệ Châu Á” Trang 1
- MỤC LỤC Kết cấu theo 3 chương như sau: Chương 1 : Vị trí của đồng Yên hiện nay qua bức tranh tổng thể về Kinh tế-Thương mại-Tài chính Nhật Bản Chương 2 : Vai trò và ảnh hưởng của đồng Yên đến thị trường tiền tệ Châu Á Chương 3 : Vận d ụng kết quả từ đ ề tài nghiên cứu vào thực tiễn hoạt độ ng kinh tế đố i ngoạ i của Việt Nam Thực tế tại Việt Nam chưa có mấy ai nghiên cứu vấn đề đồng Yên một cách có hệ thống và đây là một đề tài khó. Tuy nhiên, với nỗ lực tố i đa, người viết cố gắng làm sáng tỏ vị trí, vai trò của đồng Yên hiện nay và ảnh hưởng của nó đ ến thị trường tiền tệ Châu Á, từ đó đ ề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Dẫu rằng tham vọng lớn lao, song do những hạn chế về thời gian, về tài liệu và khả năng của người viết, nội dung đ ề tài khó tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô giáo cùng sự góp ý của đông đảo độc giả và xin chân thành cảm ơn. Khóa luận tốt nghiệp sẽ không thể được hoàn thành nếu thiếu sự hướng d ẫn, chỉ bảo tận tình của Phó giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Trung Vãn. Em xin chân thành cảm ơn Thầy. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại họ c Ngoại thương đã giảng d ạy và trang bị cho em những kiến thức quý báu, cảm ơn gia đình, bạn bè và tất cả những người đã động viên, giúp đỡ em trong quá trình thu thập, xử lý tài liệu và hoàn thành khóa luận. X in chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2003 Sinh viên Lê Tiến Dũng Trang 2
- CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ CỦA ĐỒNG YÊN HIỆN NAY QUA BỨC TRANH TỔNG THỂ… CHƯƠNG 1 VỊ TRÍ CỦA ĐỒNG YÊN HIỆN NAY QUA BỨC TRANH TỔNG THỂ VỀ KINH TẾ-THƯƠNG MẠI- TÀI CHÍNH NHẬT BẢN Như chúng ta đều biết, tiền tệ phản ánh giá trị của hàng hoá. Trên thế giới mỗ i nước có một đ ồng tiền, theo logic thì chúng phản ánh giá trị của hàng hoá sản xuất ra tại mỗi nước. Nhưng khi có sự trao đổi thương mại vượt qua biên giới quốc gia thì tất yếu sẽ d ẫn đến sự quy đổi giá trị các đồng tiền với nhau. N hân tố quan trọng nhất xác đ ịnh tỷ giá trao đổi này là trong các nền kinh tế mở cửa, giá cả của những sản vật được mua bán phải theo nguyên tắc chung ở khắp mọi nơi, sau khi đã hiệu chính thuế quan và phí vận chuyển. Cơ sở này được gọ i là lý thuyết ngang giá sức mua. Do vậy, quyết định trực tiếp đến giá trị mộ t đồng tiền trước hết phải là thực lực sản xuất, thu nhập quố c dân, năng suất lao động, thương mại quốc tế, dự trữ vàng và ngoại tệ…của một quốc gia. Chính vì vậy, để nghiên cứu về mộ t đồng tiền, nhất thiết chúng ta phải nghiên cứu về nội dung mà nó phản ánh. Cụ thể hơn, nó được sản sinh ra từ nền kinh tế nào?, năng suất lao đ ộng của nền kinh tế đó ra sao?, cán cân thương mại quốc tế thâm hụt hay thặng dư?, dự trữ vàng và ngoại tệ mạnh hay yếu?. Thực tế hơn, những tài khoản có của Nhật Bản do xuất khẩu tạo ra nhu cầu về đồ ng Yên. Những tài khoản có của những người ngoại quố c đầu tư vào các nhà máy Nhật Bản; trả nợ vay trước đây; gửi sang Nhật Bản những khoản lợi tức và lãi trả cho các khoản đầu tư nước ngoài của Nhật Bản; gửi Trang 3
- CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ CỦA ĐỒNG YÊN HIỆN NAY QUA BỨC TRANH TỔNG THỂ… tiền vào các tài khoản tiết kiệm và các chứng khoán của chính phủ ở Nhật với hy vọng các lãi suất cao hay sự ổn đ ịnh… đều tạo ra nhu cầu về đồng Yên. Đó chính là những lý do để nghiên cứu đồng Yên, chúng ta phải nghiên cứu về GDP, về sản xuất công nghiệp, thương mại, đầu tư, dự trữ ngoại tệ, tỷ giá hối đoái…của Nhật Bản. V ới mục đích và những lý do trên, cả những lý do sau nữa, dưới đây người viết sẽ làm rõ bức tranh tổng thể về kinh tế- thương m ại-tài chính của Nhật Bản. 1. TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘ I (GDP) CỦ A N ỀN KINH TẾ NHẬT BẢN TRONG THỜ I GIAN G ẦN ĐÂY Để đánh giá địa vị và triển vọng của một nền kinh tế, trước hết người ta nhìn vào giá trị của tất cả hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra và đưa vào lưu thông trong một khoảng thời gian nhất đ ịnh và xu hướng biến động của nó trong thời gian tới. Đ ại lượng đo lường giá trị toàn bộ sản phẩm đầu ra của mộ t nước là tổng sản phẩm quốc nội – Gross Domestic Product (GDP). 1.1. GDP - một trong những yếu tố quyết định sức mạnh đồng tiền của một nền kinh tế Tổ ng sản phẩm quốc nội (GDP) được định nghĩa là tổng sản phẩm biểu hiện bằng tiền của hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ một quố c gia trong một thời kỳ nhất định. Nó liên quan mật thiết tới tất cả hàng hoá và dịch vụ mà các gia đình mua để thoả mãn nhu cầu sinh ho ạt hàng ngày; hàng hoá và dịch vụ các hãng sản xuất mua để nhằm thoả mãn nhu cầu đầu tư, hàng hoá và dịch vụ do chính phủ mua và những khoản xuất khẩu vượt nhập khẩu. Trên thực tế, GDP phản ánh sự khá giả, sự giàu có của nền kinh tế thông qua biểu hiện bằng giá trị, tức là thông qua tiền tệ. Một quố c gia có GDP mạnh đồ ng nghĩa với việc có nhiều hàng hoá sản xuất ra, giá trị và sự b ảo đảm giá trị cho đồ ng tiền quốc gia đó sẽ lớn, uy tín và khả năng chuyển đổi của nó ra các đồng tiền khác cũng sẽ cao hơn. Trang 4
- CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ CỦA ĐỒNG YÊN HIỆN NAY QUA BỨC TRANH TỔNG THỂ… Dĩ nhiên, không phải cứ một quốc gia có GDP cao hơn thì đồng tiền đó mạnh hơn, bởi vì vị trí của mộ t đồng tiền sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như thương mại quốc tế, đầu tư, thị trường ngo ại hố i…mà chúng ta sẽ nghiên cứu ở các mục tiếp theo. Nhưng có thể khẳng định trên cả lý thuyết và thực tế rằng GDP chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sức mạnh một đồng tiền quốc gia. Dưới đây, chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể GDP tạo ra đồng Yên Nhật Bản. 1.2. GDP của Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ hai trên thế g iới 1.2.1. Quy mô GDP của Nhật Bản Sau giai đoạn tăng trưởng thần kỳ (tố c độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 10,26%), nền kinh tế N hật Bản vươn lên hàng thứ hai trên thế giới. Tổng sản phẩm quốc nội của Nhật Bản hiện nay đạt trên 4000 tỷ USD/năm, chiếm gần 1/7 của thế giới và bằng x ấp xỉ 0,4 lần GDP của Mỹ-nền kinh tế số 1 toàn cầu. Cụ thể, vào năm 2001, tổng giá trị sản phẩm quốc nội của Nhật Bản đạt 4.023 tỷ USD trong khi của thế giới đạt trên 30000 tỷ U SD và của Mỹ là trên 10000 tỷ USD. Bảng 1: Tổng sản phẩm quốc nội GDP của Nhậ t Bả n GDP đầu người GDP Năm tài chính (triệu USD) (USD/người/năm) 3.880.532 31.173 1992 4.525.706 36.246 1993 4.951.378 39.543 1994 5.248.589 41.823 1995 4.593.034 36.516 1996 4.249.147 33.696 1997 4.049.585 32.030 1998 4.608.628 36.386 1999 4.672.514 36.826 2000 4.023.610 31.636 2001 Trang 5
- CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ CỦA ĐỒNG YÊN HIỆN NAY QUA BỨC TRANH TỔNG THỂ… Nguồn: Ministry of Finance, Japan, (http://www.mof.go.jp/singikai/kinyu_sihon/siryou/) Thu nhập quốc dân bình quân đầu người của Nhật Bản cũng vào loại cao nhất trên thế giới, đạt mức trên 30.000USD/người/năm từ năm 1992. Mức GDP bình quân đầu người của Nhật Bản năm 1999 là 36.386 USD, trong khi đó của Mỹ chỉ là 34.047 USD, thấp hơn 4,5% so với Nhật. Mức GDP bình quân đầu người cao nhất của Nhật Bản đạt được vào năm 1995 với 41.832 USD/người/năm. Tuy nhiên, con số cao này không phải hoàn toàn do kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh mà do vào năm 1995, đồng Yên lên giá kỷ lục so với đồng Đôla (Bảng 1). 1.2.2. Triển vọ ng tăng trưởng GDP trong thời gian tới Say sưa với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều thập kỷ(thập kỷ 1960, 1970), người Nhật thực sự bị hẫng hụt khi con số tăng trưởng hàng năm của cả thập kỷ 90 suy giảm đáng báo động. Có thể nhận thấy điều đó qua bảng sau: Bả ng 2: Tốc độ tăng GDP thực tế của Nhật Bản(%) Trang 6
- CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ CỦA ĐỒNG YÊN HIỆN NAY QUA BỨC TRANH TỔNG THỂ… Tỷ lệ Năm tăng trưởng 2.3 1983 3.9 1984 4.4 1985 2.9 1986 4.2 1987 6.2 1988 4.8 1989 5.1 1990 3.8 1991 1.0 1992 0.3 1993 0.6 1994 1.5 1995 5.0 1996 1.6 1997 - 2 .5 1998 0.2 1999 Nguồn: Ministry of Finance, Japan (http://www.mof.go.jp/singikai/kinyu_sihon/siryou/) Nếu như ở thời kỳ tăng trưởng cao (thập niên 1960), tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 10,26%, thì ở hai thập niên tiếp theo đã suy giảm khá độ t ngột còn 4,5% (thập niên 1970) và 4% (thập niên 1980), song vẫn chưa bi đát b ằng con số của thập niên 90 với mức tăng trưởng trung bình 0,79%. Thậm chí, mức giảm sút của hai năm 1998 và 2001 quá thảm hại với -2,5% và -1,2%. Thực ra, không phải chỉ đến thập kỷ 90 suy thoái kinh tế mới xuất hiện mà mầm mống của cuộc khủng hoảng này đ ã có từ trước đó. Nguy cơ sụt giảm của nền kinh tế đã luôn rình rập và giọ t nước đã tràn ly khi đầu cơ đất đai, bất động sản bị đổ vỡ. Chỉ tính từ tháng 3-1985 đến tháng 7-1987 trong tổng cán cân cho vay của hệ thố ng ngân hàng toàn Nhật Bản, tỷ lệ tăng vốn cho vay chỉ dừng lại 11,8% đến 11,5% trong khi đó cho vay liên quan đến bất độ ng sản tăng từ 14,9% đến 32,7% với số vố n là 34 ngàn tỷ Yên. Do vậy, giá Trang 7
- CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ CỦA ĐỒNG YÊN HIỆN NAY QUA BỨC TRANH TỔNG THỂ… đất đai ở mộ t số thành phố lớn của Nhật Bản tăng lên một cách chóng mặt, nhất là ở các trung tâm như Tokyo, Osaka, Nagoya… Những điểm nóng và sự bất ổn của hệ thống tài chính bắt đầu xuất hiện. Cơ cấu kinh tế vố n tạo ra sự tăng trưởng cao độ trước đây đã bộc lộ sự hạn chế và chậm chạp của nó, trong khi tình hình kinh tế trong nước và thế giới diễn ra khá phức tạp với vô vàn điều bất lợi cho cạnh tranh và phát triển kinh tế N hật Bản. Thực tế, suy sụp kinh tế N hật Bản trong thập kỷ 90 được đặc trưng bởi vòng xoáy suy thoái kéo dài một cách dai dẳng với ba vòng suy thoái đi xuống của chu kỳ kinh doanh ngắn hạn(1990-1993, 1994-1996, 1997-2001). K hoảng cách giữa các chu kỳ rút ngắn lại và “mờ dần” ranh giới giữa các giai đo ạn của một chu kỳ. Ở giai đoạn 1997-2001, sự suy sụp này trầm trọng hơn bởi nó còn chịu tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ châu Á . Dù rằng, chính phủ N hật Bản đã hết sức cố gắng và như nhiều nhà kinh tế nhận xét là nước này đã vận dụng gần như hết mọi phương cách để phục hồi nền kinh tế đất nước, song kết quả chưa có gì sáng sủa và dấu hiệu phục hồi vẫn hết sức mong manh. Sự suy giảm đáng báo động về tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản có thể nhận thấy qua những biểu hiện cụ thể sau: Nhu cầu giảm sút nghiêm trọng: Sản xuất muốn phát triển phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó nhu cầu là mộ t trong những độ ng lực chính cho sự tăng trưởng. Thế nhưng, ở Nhật Bản hơn m ột thập kỷ qua, tổng cầu nội địa suy giảm một cách đáng lo ngại. N ếu như thời kỳ 1980-1989 mức thay đổi tổng cầu hàng năm là 3,6% thì từ năm 1990-1999 giảm xuống còn 1,2%1. Đ iều này phản ánh mức tiêu dùng của các hộ gia đình và của sản xuất giảm nhanh chóng. Theo báo cáo điều tra của Cục tổng vụ, không những chênh lệch về thu nhập giữa tầng lớp có thu nhập cao (từ 9,56 triệu Yên/năm trở lên) 1 IMF, World Economic Outlock, October 1998, Internationa Financial Statistics, yearbook, WB, December 1998 Trang 8
- CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ CỦA ĐỒNG YÊN HIỆN NAY QUA BỨC TRANH TỔNG THỂ… và tầng lớp có thu nhập thấp (cao nhất là 4,66 triệu Yên/năm) có khuynh hướng tăng lên mà sau khi tăng thuế, thu nhập của cả hai loại này đều giảm. Nguyên nhân của sự giảm sút tiêu dùng trước hết là do thu nhập thực tế của người dân không ổ n định, thậm trí giảm…Trong khi đó mức đóng thuế tăng lên, nhất là từ ngày 01/07/1997 mức thuế tiêu thụ tăng từ 3% lên 5%, nguồn thu nhập từ tiền tiết kiệm không đáng kể do lãi suất giảm. Hai là, người tiêu dùng không yên tâm khi dân số đang già đi, họ lo lắng nhiều về gánh nặng trong tương lai. Lý do cho sự không hứng khởi bỏ vốn cho sản xuất là do các ngành đầu tư không nhìn thấy dấu hiệu khả q uan của thị trường. Vì thế, thay bằng việc bỏ vốn vào sản xuât họ lại bỏ tiền thừa vào thị trường chứng khoán. Do đó m ặt cung của sản xuất cũng sa sút không kém. Điều này một mặt do tác động tiêu cực của cầu, mặt khác bản thân sản xuất cũng ở trong tình trạng bấp bênh, không ổn định. Các ngành sản xuất chủ yếu thời gian qua sa sút nghiêm trọng: Các ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm sút liên tục qua các năm từ 10.961,3 tỷ Y ên năm 1990 xuống còn 7.624,6 tỷ Y ên năm 1999. Các nhà đầu tư Nhật Bản tỏ ra không còn khí thế đ ể kinh doanh khi mà nhu cầu tăng chậm, lợi nhuận giảm sút, trong khi nợ nần tăng nhanh. Thực trạng này chứng tỏ N hật Bản đang rơi vào tình cảnh khủng hoảng thừa. Vì thế, việc tăng đầu tư sẽ lại là giải pháp đi vào ngõ cụt. Việc giảm sản lượng của các ngành sản xuất mặt nào đó cho thấy sự thay đổi cơ cấu kinh tế của Nhật Bản. Nhưng điểm đáng nói ở đ ây là các ngành này không chỉ giảm tỷ lệ mà cả giá trị tuyệt đối. Hơn nữa, sự suy giảm này không đi đôi với việc tăng các ngành ở khu vực dịch vụ. Đ ặc biệt, các ngành kinh tế mũi nhọn (nhất là kỹ thuật thông tin) hầu như tăng không đáng kể (năm 1990 sản lượng đạt 29.090,4 tỷ Yên thì năm 1999 chỉ là 34.423,1 tỷ Yên). Như vậy, nền kinh tế N hật Bản rơi vào vòng luẩn quẩn khi mà đầu tư giảm sút, tiêu dùng không tăng, giá cả giảm, sản xuất trì trệ… Tình trạng này kéo dài làm cho suy thoái trở nên trầm trọng hơn. Trang 9
- CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ CỦA ĐỒNG YÊN HIỆN NAY QUA BỨC TRANH TỔNG THỂ… Nếu nói đến nguyên nhân của sự suy thoái kinh tế N hật Bản, có thể khẳng định là do hàng loạt các yếu tố cả q uá khứ và hiện tại, cả bên trong và bên ngoài, không chỉ đơn thuần trong lĩnh vực kinh tế mà còn chịu sự chi phối của cả chính trị và tự nhiên…Theo ý kiến của nhiều nhà phân tích có ba nguyên nhân chính dẫn đến sự suy thoái kinh tế N hật Bản. Một là, Nhật Bản chậm chuyển đổi cơ cấu kinh tế đ ất nước. Hai là, các chính sách và sự đ iều hành kém của chính phủ. Ba là, mô hình kinh tế Nhật Bản không còn phù hợp. Nhận thức những nguyên nhân này, để đưa đ ất nước thoát khỏi khó khăn, Chính phủ Nhật Bản nhiều năm qua đã nỗ lực áp dụng rất nhiều giải pháp. G ần đây có thể kể đến ngoài các biện pháp khẩn cấp để ổ n định kinh tế như: giảm chi của nhà nước, tăng chi phí kích thích kinh tế, giảm thuế, điều chỉnh luật pháp…Chính phủ tập trung nỗ lực vào việc cải tổ toàn diện cơ cấu kinh tế như cải cách hệ thống tài chính tiền tệ, đ ầu tư ngo ại hối, cải tổ doanh nghiệp…nhằm hướng tới thế kỷ 2 1. Hướng cải cách hệ thống tài chính tiền tệ: tự do hoá, đa dạng hoá hoạt động tài chính, mở rộng thể chế tài chính, tạo sự cạnh tranh và nâng cao hiệu quả, đảm bảo an toàn ho ạt động tài chính…Để thực hiện các mục tiêu trong lĩnh vực này chính phủ đã tập trung vào nhiệm vụ: giải quyết nợ khó đòi, giảm chi tiêu công cộng, cải cách thuế… Kế hoạch chống suy thoái và phục hồ i kinh tế của Nhật Bản dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng đã đạt được kết quả khả q uan. Cuối năm 2003, thực tế đã có những khởi sắc với dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 2%. Hy vọ ng với khả năng dồi dào và b ản lĩnh mạnh mẽ, kinh tế Nhật Bản được phục hồ i và phát triển nhanh chóng, để đồng Yên sôi động trở lại. 2. SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CỦA NHẬT BẢN 2.1. Đặc trưng của sản xuất công nghiệp Nhật Bản Công nghiệp là sức mạnh của một nền kinh tế. Công nghiệp phát triển là điều kiện cho sự p hát triển kinh tế xã hội. Sản xuất công nghiệp cùng với năng suất lao độ ng là một trong những yếu tố quyết định đến tỷ giá trao đổi Trang 10
- CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ CỦA ĐỒNG YÊN HIỆN NAY QUA BỨC TRANH TỔNG THỂ… theo thuyết ngang giá sức mua. Do vậy, công nghiệp trực tiếp ảnh hưởng đ ến vị trí đồ ng tiền của một quốc gia. Có thể nói, đồng Yên lên ngôi đi cùng với sự phát triển của công nghiệp Nhật Bản. Nghiên cứu về đặc trưng, tình hình và xu hướng công nghiệp Nhật Bản cho chúng ta có thể đánh giá rõ hơn sức mạnh và xu hướng biến độ ng của đồng Yên. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khắc phục hạn chế về tài nguyên thiên nhiên, Nhật Bản phát triển công nghiệp trước tiên theo mô hình gia công xuất khẩu. Với phương cách nhập khẩu nguyên liệu thấp từ những nước đang phát triển, đón tắt khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới áp dụng thẳng vào sản xuất, sau đó xuất khẩu thành phẩm với giá cao. Nhờ đó, nền công nghiệp N hật Bản phát triển nhanh chóng. Nếu như năm 1950, giá trị tổng sản lượng công nghiệp Nhật Bản chỉ đạt 4,1 tỷ U SD thì năm 1960 đã tăng lên 56,4 tỷ U SD. Đúng 100 năm sau cải cách Minh Trị(1868-1968), Nhật Bản đã d ẫn đầu các nước tư b ản về số lượng tàu biển, xe máy, máy khâu, máy ảnh, vô tuyến truyền hình, nhập và chế biến dầu thô; thứ hai về sản lượng thép, ôtô, xi măng, sản phẩm hoá chất, hàng dệt… Tuy nhiên, kể từ những năm 1960, vị trí quan trọng của những ngành công nghiệp này đã suy giảm, nhường chỗ cho các ngành công nghiệp điện tử b án dẫn, viễn thông, sản xuất vật liệu m ới… Đặc biệt, trong suố t thời kỳ tăng trưởng nhanh và nhất là hai thập niên gần đây, Nhật Bản rất chú trọng tới sự phát triển của các ngành công nghệ cao như: công nghệ sản xuất bán dẫn, vi tính, viễn thông, sinh học, người máy, dược phẩm…Chính nhờ sự phát triển của các ngành này đã làm cho nước Nhật có một diện mạo hoàn toàn mới-một quốc gia công nghiệp có trình độ phát triển cao vào hàng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Hoa K ỳ. Một đặc trưng nữa của sản xuất công nghiệp Nhật Bản hiện nay là xu hướng di chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài do đồng Yên lên giá để tận dụng giá đất, tiền lương, nguyên vật liệu, chi phí thâm nhập xuất khẩu rẻ… Trang 11
- CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ CỦA ĐỒNG YÊN HIỆN NAY QUA BỨC TRANH TỔNG THỂ… 2.2. Tình hình và xu hướng sản xuất công nghiệp Nhậ t Bản 2.2.1. Tình hình sản xuất công nghiệp Nhật Bản Sản xuất công nghiệp của Nhật Bản hiện nay mang tính hiện đ ại cao với lợi thế so sánh vào loại đ ứng đầu châu Á về công nghệ và lao động có kỹ thuật. Điều này dẫn đến ưu thế của đồng Yên trong việc trao đổi theo thuyết ngang giá sức mua. Ta có thể thấy rõ điều này qua bảng sau: Bảng 3: Lợi thế so sánh hàng công nghiệp chế tạo của một số nước Châu Á N ước Tập trung lao động kỹ năng Tập trung công nghệ 1970 1986 1970 1986 N hật Bản 1,75 1 ,73 1,21 1,55 Hàn Quốc 0,21 1 ,07 0,29 0,79 Đ ài Loan 0,33 0 ,54 0,65 0,90 Hồng Kông 0,22 0 ,25 0,59 0,97 Xingapo 0,30 0 ,26 0,39 1,32 Indonesia 0,01 0 ,00 0,01 0,03 Malaisia 0,11 0 ,10 0,05 0,63 Philipin 0,05 0 ,07 0,00 0,31 Thái Lan 0,02 0 ,11 0,00 0,33 Nguồn: The Malaysia Economic: Pacific Connections: Mohamed Ariff: Oxford Universitu Press:1991 Ghi chú: Chỉ số càng cao, lợi th ế so sánh càng lớn Khả năng tập trung công nghệ và lao độ ng có kỹ năng của Nhật Bản bỏ xa các nước Châu Á khác rất nhiều, ngay cả với các nền kinh tế mới phát triển N ICs. Năm 1986, tập trung lao động kỹ năng và tập trung công nghệ của N hật Bản là 1,73 và 1,55 trong khi của Hàn Quốc là 1,07 và 0,79, Đài Loan là 0,54 và 0,90, Hồng Kông là 0,25 và 0,97 và Xingapo là 0,26 và 1,32. Nhờ đó, năng suất lao động của Nhật Bản thuộc vào diện cao nhất trên thế giới. Ngoài ra, có thể kể đến: Trang 12
- CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ CỦA ĐỒNG YÊN HIỆN NAY QUA BỨC TRANH TỔNG THỂ… Kỹ thuật chế tạo đứng đầu thế giới: Trình độ trang b ị kỹ thuật và năng lực sản xuất của các ngành công nghiệp chủ yếu của Nhật Bản đã đuổi kịp, thậm chí vượt Mỹ. Trong những ngành công nghiệp mới và lĩnh vực công nghệ cao như : vi điện tử, chất bán dẫn, vi tính, người máy công nghiệp, ứng dụng siêu dẫn, thông tin cáp quang, trong những lĩnh vực nguyên liệu mới như sợi than, gốm sứ kỹ thuật, và kỹ thuật nami đ ã có được ưu thế tương đối. Trong một số ngành truyền thống, Nhật Bản cũng có được ưu thế tuyệt đối ở mộ t số phương diện, như ngành đóng tàu vận chuyển khí thiên nhiên hoá lỏng, N hật Bản gần như chiếm lĩnh 100% thị trường thế giới. Tỷ trọng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển đứng số một thế giới: Vào những năm 1990. sự đối nghịch trong phát triển kinh tế giữa hai nước Nhật- Mỹ chủ yếu do năng lực nghiên cứu, phát triển và năng lực đổi mới ngành nghề của Nhật Bản không bằng Mỹ. Nhưng năm 1996, chỉ tiêu về chi phí cho nghiên cứu và phát triển của Nhật Bản chiếm 2,8%GDP, cao hơn tỷ lệ của Mỹ(2,64%), của Đức(2,4%), ngay lúc suy thoái kinh tế rơi xuống cực điểm, ta lại phát hiện thấy hoài bão và tầm nhìn xa của người Nhật Bản trong vấn đề đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. Theo tờ “Tin tức độ c mại” của Nhật Bản, tổng số tiền chi cho nghiên cứu phát triển khoa học của Nhật Bản năm 2000 là 1628,93 tỷ Yên (khoảng 135,7 tỷ U SD), tăng 1,7% so với năm 1999, chiếm 3,18%GDP. 2.2.2. Xu hướng sả n xuất công nghiệp Nhậ t Bản Nền công nghiệp của Nhật Bản đang đứng trước thời kỳ có những thay đổi lớn về cơ cấu. Sau khi đạt được sự tăng trưởng tốt đẹp chưa từng có vào nửa cuối những năm 80 nhờ sự tăng vọt giá đất và giá cổ phiếu, bước vào những năm 90, nền kinh tế Nhật Bản đột nhiên chuyển hướng, giá đất và giá cổ phiếu b ị sụt giảm nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng có năm rơi vào tình trạng số âm. Mặt khác, tỷ giá hố i đoái giữa đồng Yên và đồng Đôla giảm mạnh. Do đó, sức cạnh tranh quốc tế của hàng Nhật sản xuất trong nước bị thấp đi và Trang 13
- CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ CỦA ĐỒNG YÊN HIỆN NAY QUA BỨC TRANH TỔNG THỂ… các ngành sản xuất trong nước b ắt đầu di chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài, đặc biệt là sang khu vực châu Á và Hoa Kỳ. Ngoài ra, một phương pháp đang được quan tâm tới như là một biện pháp ngăn ngừa sự giảm sút sức cạnh tranh quốc tế của các ngành sản xuất do đồng Y ên lên giá là: kinh doanh-gia công-đổi mới công nghệ. Cụ thể trong lĩnh vực phát triển sản phẩm, phương pháp này được đưa vào sử dụng thông qua mạng lưới thông tin liên lạc nối các máy tính cá nhân của những kỹ thuật viên tham gia sản xuất với các máy của các nhà quản lý trong xí nghiệp. Các thông tin về triển vọng bán sản phẩm m ới, giá bán, kiểu mẫu sản phẩm…đồng thời được thể hiện trên máy của những người này. Những sáng kiến của người đề xuất cùng được đưa ra thảo luận chung. Từ đó, các kỹ thuật viên có thể tiếp tục công việc ngay trên bàn làm việc của mình. Nhờ vậy có thể rút ngắn thời gian và chi phí phát triển sản phẩm trong nước. Việc cải tổ cơ cấu chế tạo trong nước từ trước tới nay sẽ hạ được giá thành sản phẩm và phục hồi sức cạnh tranh, trên thực tế đã thành công tại Nhật Bản. 3. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Nền kinh tế Nhật Bản có thể vươn lên hàng đ ầu thế giới mộ t phần lớn là nhờ vào hoạt động thương mại. Công nghiệp Nhật Bản như nghiên cứu ở trên rất phát triển. Hàng hoá Nhật Bản có khả năng cạnh tranh rất cao. Vài năm lại đây, xuất siêu của Nhật Bản có giảm đôi chút, song vẫn là nước có số dư m ậu dịch lớn nhất thế giới. 3.1. Tỷ trọng thương mại quố c tế của Nhật Bản Trong thập kỷ 90, thương mại quốc tế được phát triển mạnh. Giá trị thương mại quố c tế về hàng hoá và dịch vụ tăng đáng kể, từ 4.300 tỷ U SD năm 1990 lên 7.497 tỷ USD năm 2000, tức khoảng 70%. Trong đó thương mại quố c tế của Nhật Bản chiếm 10,7%, đạt con số 805, 853 tỷ U SD (năm 2000). Điều này chứng tỏ Nhật Bản có vị trí quan trọng trong hệ thống thương mại quốc tế. Đ ây là điều kiện thuận lợi để đồng Yên tham gia vào nhiều giao d ịch thương mại, tăng cường vai trò và ảnh hưởng trên thị trường tiền tệ thế giới. Trang 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty TNHH Thương mại tổng hợp Bảo Yên”
43 p | 972 | 374
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn thành phố Hưng Yên
251 p | 192 | 46
-
Luận văn: NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG XÌNH CA CAO LAN
122 p | 141 | 20
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Yên
116 p | 143 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá tình hình biến động đất đai và công tác cập nhật chỉnh lý biến động, quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015-2018
105 p | 65 | 15
-
LUẬN VĂN: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần thương mại dịch vụ Tân Yên – tỉnh Bắc Giang
44 p | 64 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông ngiệp: Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại thị xã Phổ yên, tỉnh Thái Nguyên
97 p | 23 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan của người dân dựa vào cộng đồng” (Nghiên cứu xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái)
144 p | 26 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của một số dự án trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
93 p | 46 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Ứng dụng công nghệ địa không gian trong đánh giá biến động và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng ngập mặn tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
115 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Ứng dụng mô hình nhận thức hành vi trong hỗ trợ phụ nữ bị mua bán qua biên giới đang ở tại Ngôi nhà bình yên của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
71 p | 31 | 5
-
Nghiên cứu đầu tư của Nhật Bản ra nước ngoài và hiệu quả kinhh tế của nó - 5
10 p | 46 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh (1986-2016)
99 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc
24 p | 50 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại Nguyễn Văn Tam, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên
72 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Làng nghề giấy dó Đống Cao (xã Phong Khê, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh)
106 p | 20 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ, công chức, viên chức tại UBND huyện Diên Khánh, tỉnh Hòa Bình
108 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn