Luận văn " HỆ THỐNG ƯU ĐÃI THUẾ QUAN PHỔ CẬP CỦA NHẬT BẢN VÀ HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM "
lượt xem 28
download
Năm 2003 đánh dấu 30 năm quan hệ ngoại giao Việt - Nhật, nhưng thực sự quan hệ này mới phát triển nở rộ trong vài năm gần đây. Hiện nay Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Mặt hàng chủ yếu xuất sang Nhật Bản là: Dầu thô, hải sản, dệt may, than đá. Bốn mặt hàng này thường xuyên chiếm khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản trong những năm gần đây. Tuy kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm nhưng cho tới nay Việt Nam vẫn là một bạn hàng nhỏ của...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn " HỆ THỐNG ƯU ĐÃI THUẾ QUAN PHỔ CẬP CỦA NHẬT BẢN VÀ HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM "
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG --------- --------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HỆ THỐNG ƯU ĐÃI THUẾ QUAN PHỔ CẬP CỦA NHẬT BẢN VÀ HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn : TS. Phạm Duy Liên Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Huyền Lớp : Nhật 1 - K38F HÀ NỘI – 2003
- MỤC LỤC Lời mở đầu ....................................................................................................... 4 Chương I: H ệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập của Nhật Bản........................... 7 I. Khái niệm về Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập ........................................ 7 1. Khái quát chung về Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập ..................... 7 2. Các m ục tiêu chính của GSP .............................................................. 8 3. Các quy định chung trong các chế độ GSP ....................................... 9 II. Điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập của Nhật Bản .............. 9 1. Các nước được hưởng ưu đãi GSP ...................................................... 10 2. Hàng hoá được hưởng ưu đãi.............................................................. 14 3. Các bước tiến hành để được hưởng ưu đãi GSP .................................. 15 III. Mức độ ưu đãi ............................................................................................ 20 IV. Quy tắc xuất xứ của Nhật Bản ................................................................ .... 21 1. Tiêu chuẩn về vận tải ......................................................................... 21 2. Tiêu chuẩn xuất xứ ............................................................................. 22 V . Cơ chế bảo vệ .............................................................................................. 26 1. Giới hạn tối đa .................................................................................... 26 2. Thực hiện giới hạn tối đa ................................................................ .... 27 3. Áp dụng linh hoạt khối lượng quốc gia tối đa và giới hạn tối đa. ........ 27 4. Áp dụng giới hạn tối đa và khối lượng quốc gia tối đa ....................... 27 CHƯƠNG II: CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI THUẾ QUAN PHỔ CẬP CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM ....................... 30 I. Đánh giá thực trạng phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian qua..................................................................................................... 30 1. Những tiến triển trong động thái tốc độ tăng trưởng thương m ại về quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu Việt - Nhật ................................................. 30
- 2. Thực trạng tiến triển động thái cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu Việt - Nhật ............................................................................................... 36 II. Chế độ ưu đ ãi thuế quan phổ cập của Nhật Bản giành cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam ........................................................................................... 39 III. Những tồn tại trong việc d ành ưu đãi thuế quan phổ cập của Nhật Bản đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua................................... 44 IV. Xu hướng phát triển quan hệ buôn bán giữa hai nước trong thời gian tới ... 49 1. Thuận lợi ............................................................................................ 50 2 . Khó khăn ........................................................................................... 53 3. Triển vọng .......................................................................................... 57 Chương III: Các giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Nhật Bản ................................................................ .............. 59 I. Các giải pháp ở tầm vĩ mô............................................................................. 60 1. Đ ịnh hướng phát triển cơ cấu sản phẩm xuất khẩu hợp lý và có hiệu quả cao. .......................................................................................... 61 2. Những công việc cụ thể mà Chính phủ cần và phải làm sớm ............................................................................................ 65 3. Những giải pháp nhằm khai thác tốt thị trường Nhật Bản cho sự phát triển tương lai nền kinh tế Việt Nam ............................................... 66 II. Các giải pháp ở tầm vi mô ........................................................................... 67 Kết luận ........................................................................................................... 72 Tài liệu tham khảo............................................................................................ 81
- D ANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. GSP (Generalized System of Preferences): Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập 2. UNCTAD (United Nation Conference on Trade and Development): Tổ chức thương mại và phát triển của Liên hợp quốc Chế độ ưu đãi tối huệ quốc 3. MFN: 4. KNXNK: Kim ngạch xuất nhập khẩu 5. KNXK: Kim ngạch xuất khẩu 6. KNNK: Kim ngạch nhập khẩu 7. XNK: Xuất nhập khẩu 8. CNH-HĐH: Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá 9. LDCs (Less Development Countries): Các nước kém phát triển 10. HS (Hamonised System Code): Mã phân loại sản phẩm hài hoà 11. Ceiling: Giới hạn trần 12. JETRO: Tổ chức xúc tiến thương m ại Nhật Bản 13. C/O (Certificate of origin): giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá
- LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài: N ăm 2003 đánh dấu 30 năm quan hệ ngoại giao Việt - Nhật, nhưng thực sự quan hệ này m ới phát triển nở rộ trong vài năm gần đây. Hiện nay N hật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Mặt hàng chủ yếu xuất sang Nhật Bản là: Dầu thô, hải sản, dệt may, than đá. Bốn mặt hàng này thường xuyên chiếm khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản trong những năm gần đây. Tuy kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm nhưng cho tới nay Việt N am vẫn là một bạn hàng nhỏ của Nhật Bản, tỷ trọng của Việt Nam trong kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản năm 2001 mới khoảng 0,47% trong khi tỷ trọng của Trung Quốc là 12,4%; của Thái Lan là 2,5%; Malayxia 2,8% và Philippin cũng tới 1%. Với những thuận lợi về vị trí địa lý , về truyền thống và về tính bổ sung lẫn nhau của cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu giữa hai nước thì tỷ trọng nói trên là khá nhỏ bé so với tiềm năng. Ngo ài nguyên nhân là các doanh nghiệp Việt Nam rất thiếu thông tin về thị trường Nhật Bản, dẫn tới việc các doanh nghiệp Việt Nam không nắm bắt được nhu cầu hàng hoá, thói quen tiêu dùng cũng như những quy định về quản lý nhập khẩu của Nhật Bản; thì một nguyên nhân mà Khoá luận này muốn đề cập đến đó là: Mặc dù Nhật Bản đã dành cho hàng hoá của V iệt Nam chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) nhưng diện mặt hàng có lợi ích thiết thực đối với Việt Nam không nhiều. Những mặt hàng của Việt Nam (chủ yếu là nông sản, giày dép ) khi nhập khẩu vào Nhật Bản vẫn phải chịu mức thuế cao hơn m ức thuế m à Nhật Bản dành cho Trung Quốc và các nước ASEAN. Việc này đã hạn chế đáng kể khả năng tăng trưởng xuất khẩu của V iệt Nam vào Nhật Bản. 2.Mục đích và phạm vi nghiên cứu
- K hông ngoài mong muốn tìm hiểu về những ưu đãi mà Nhật Bản giành cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đặc biệt là chế độ ưu đãi GSP. Từ đó thấy được những lợi thế cũng như những tồn tại trong việc giành ưu đãi G SP, góp phần thúc đẩy hàng hoá xuất khẩu. Điều này phù hợp với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là khuyến khích xuất khẩu tăng thu ngoại tệ với mục tiêu lâu dài là CNH - HĐH đất nước. Mối quan hệ giữa Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập của Nhật Bản với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Nhật Bản chính là phạm vi nghiên cứu của Khoá luận. Hàng hoá xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản phụ thuộc rất nhiều vào những chính sách nhập khẩu của Nhật Bản trong đó có chính sách ưu đãi về thuế. Thuế quan có ưu đãi hàng hoá mới xuất khẩu đ ược nhiều vì khi đó hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao. 3. Bố cục của đề tài và phương pháp nghiên cứu V ới cơ cấu 3 chương, chương I bằng việc nghiên cứu hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập Nhật Bản cho chúng ta một cái nhìn tổng thể nhất về những ưu đãi mà Nhật Bản giành cho các nước trong dó có Việt Nam; đến chương II chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn về những ưu đãi mà Nhật Bản giành cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, và được so sánh với những ưu đãi của các nước khác dành cho Việt Nam, đánh giá thực trạng và thấy được xu hướng phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian tới cũng được đề cập trong chương này; mặc dù nhận sự ưu đãi nhưng cũng phải nói thêm răng ưu đãi mà Nhật Bản dành cho chúng ta còn nhiều tồn tại, chúng ta không chỉ chờ đợi những chuyển biến tích cực từ phía Nhật Bản mà chúng ta cần chủ động có những biện pháp nhằm khai thác có hiệu quả chế độ ưu đãi ở cả tầm vi mô và vĩ mô, đó cũng chính là mục tiêu mà chương III nhằm đạt được. 4. Dự kiến kết quả đạt được
- Khai thác có hiệu quả chế độ ưu đãi GSP không nhiều mà Nhật Bản dành cho Việt Nam góp phần giúp hàng hoá Việt Nam cạnh tranh được với hàng hoá của các nước khác trên thị trường Nhật Bản. Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn có thể tăng thu nhờ đàm phán tăng giá đối với các mặt hàng có uy tín trên thị trường. Với Khoá luận này không dám đưa ra biện pháp sử dụng GSP thâm nhập thị trường Nhật Bản mà chỉ ra thực trạng và những biện pháp mà Đảng, Nhà nước cũng như bản thân các doanh nghiệp đang cùng cố gắng sử dụng song song với việc khai thác tốt Hệ thống ưu đãi này nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá vào Nhật Bản. Thị trường Nhật Bản đầy tiềm năng đối với hàng hoá Việt Nam, nhưng để thâm nhập vào thị trường Nhật Bản không phải là dễ. Tuy nhiên quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang trong giai đoạn thuận lợi, chúng ta phải tận dụng để phát triển quan hệ thương mại với Nhật Bản từ đó phát triển kinh tế đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH đất nước. Đây cũng chính là mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của Đảng và Nhà nước ta. Mong muốn của đề tài rất lớn, tuy nhiên do năng lực có hạn cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong sự đóng góp của thầy cô và các bạn. Nhân đây em cũng xin gửi lời cảm ơn tới TS. Phạm Duy Liên đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khoá luận này và cũng cho em gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô trong Khoa Kinh tế đối ngoại Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội đã trao cho em
- nhưng kiến thức trong suốt thời gian học tập tại nhà trường và cũng là hành trang cho em sau này. Hà Nội, tháng 12 năm 2003 Sinh viên lớp Nhật I K38F Đỗ Thị Huyền
- CHƯƠNG I HỆ THỐNG ƯU ĐÃI THUẾ QUAN PHỔ CẬP CỦA NHẬT BẢN I. Khái niệm về Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập H ệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập là kết quả của các cuộc đàm phán liên Chính phủ, đ ược tổ chức dưới sự bảo trợ của Hội nghị Thương m ại và Phát triển của Liên hợp quốc - UNCTAD (United Nation Conference on Trade and Development) kể từ 1964 và chính thức được đưa ra áp dụng từ tháng 6 năm 1972. Các nước đi tiên phong trong việc này là Liên Xô (áp dụng từ năm 1965) và Úc (áp dụng từ năm 1966), Nhật Bản, EU, Nauy áp dụng GSP từ năm 1971, Bungari, Hungari, Tiệp, áo, Phần Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Tân Tây Lan áp dụng từ năm 1972 và Mỹ, Balan áp dụng từ năm 1976. 1. Khái quát chung về Hệ thống ưu đ ãi thuế quan phổ cập Theo Hệ thống ưu đãi phổ cập, các ưu đãi thuế quan được áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu từ các nước đang phát triển, trên cơ sở không cần có đi có lại và không phân biệt đối xử. Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập, tên tiếng Anh là Generalized System of Preferences (viết tắt GSP), là một hệ thống mà theo đó các nước phát triển, được gọi là các nước cho h ưởng, cho các nước đang phát triển, được gọi là các nước được hưởng, h ưởng chế độ ưu đãi bằng cách giảm hoặc miễn thuế. Chế độ ưu đãi được xây dựng trên cơ sở không có sự phân biệt và không đòi hỏi bất kỳ nghĩa vụ nào từ phía các nước đang phát triển. GSP làm giảm thuế suất theo chế độ tối huệ quốc hoặc miễn thuế hoàn toàn đối với những sản phẩm nhất định được sản xuất tại các nước được hưởng ưu đãi khi xuất khẩu sang các nước dành ưu đãi. Trên cơ sở của Hệ thống GSP, mỗi quốc gia xây dựng một chế độ GSP cho riêng mình với những nội dung, quy định, mức ưu đãi
- khác nhau tuy nhiên mục tiêu của hệ thống GSP vẫn được đảm bảo. 2. Các mục tiêu chính của GSP là: - Tạo điều kiện để các nước đang phát triển thấy được khả năng tiềm tàng về mở rộng buôn bán phát sinh từ chế độ GSP và tăng cường khả năng sử dụng chế độ này. - Tăng kim ngạch xuất khẩu của các nước được hưởng, thúc đẩy công nghiệp hoá của các nước này. - Đ ẩy mạnh mức tăng trưởng kinh tế của những nước này. - Phổ biến thông tin về các quy định và thủ tục điều chỉnh buôn bán theo chế độ này. - G iúp đỡ các nước được hưởng thiết lập những điểm trọng tâm trong nước để tăng cường sử dụng GSP - Cung cấp thông tin về các quy đinh liên quan đến thương mại như thuế chống phá giá và chống bù giá, các quy định hải quan, thủ tục giấy phép nhập khẩu, và pháp luật thương m ại khác quy định các điều kiện thâm nhập thị trường các nước cho hưởng. Hệ thống GSP này tạo ra một lợi thế cho các nước đang phát triển và kém phát triển trong việc nâng cao sức cạnh tranh của các hàng hoá do các nước này xuất khẩu vào các nước d ành ưu đãi. Người nhập khẩu nhờ đó mà có thể chuyển mua hàng từ các nước không được ưu đ ãi sang mua hàng từ các nước được hưởng ưu đãi này. Biểu thuế quan ưu đ ãi này giúp người xuất khẩu thâm nhập được tốt hơn vào thị trường nước dành ưu đãi hoặc giúp mở rộng thị trường đó. Hơn nữa, nếu sản phẩm là một trong số các hàng đã có tiếng trên thị trường đó, người xuất khẩu có thể đàm phán với bạn hàng đ ể tăng giá. Như vậy, lợi ích về tài chính của việc giảm hay miễn thuế quan sẽ được các bạn hàng cùng hưởng chứ không phải chỉ có một mình người nhập khẩu hưởng.
- Hiện nay Hệ thống GSP bao gồm 15 chế độ của 29 nước dành ưu đãi: Mỹ, Nhật, Úc, New Zealand, EU (15 nước: Bỉ, Pháp, H à Lan, Đan Mạch, H y Lạp, Đức, Ailen, Italy, Lucxembua, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Phần Lan, Áo, Thụy Điển), Thụy Sĩ, Na Uy, Canada, Nga, Balan, Hungari, Cộng hoà Bungari, Séc, Slovackia, Cộng hoà Belarus. Chế độ ưu đãi Phổ cập GSP được các cơ quan lập pháp của các nước dành ưu đãi ban hành thành các văn bản pháp luật có hiệu lực cho từng thời kỳ nhất định có thể là 1 năm, 10 năm hoặc vài ba chục năm. Chính phủ Nhật thiết lập GSP từ ngày 01/08/1971 kể từ đó, Hệ thống đã qua nhiều lần cải cách và chương trình GSP hiện hành được thực hiện đến 31/03/2011. Nhật Bản dành ưu đãi thuế quan thông qua GSP cho 149 quốc gia và 15 vùng lãnh thổ trong đó có Việt Nam (xem bảng 1: Danh sách các nước được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập của Nhật Bản ) 3. Các quy định chung trong các chế độ GSP Thông thường trong các chế độ GSP của các nước dành ưu đãi thường quy định về các vấn đề cơ bản như sau: - Những quy tắc chung về hệ thống GSP mà các nước đó dành cho các nước được hưởng ưu đ ãi; - Công bố những loại hàng hoá được hưởng ưu đãi, những laọi hàng hoá không được hưởng ưu đãi, những loại hàng hoá thuộc diện ưu đãi có điều kiện hạn chế; - N hững nước nào được hưởng ưu đ ãi; - Mức độ ưu đãi so với thuế suất MFN; - Các tiêu chuẩn về xuất xứ phải tuân thủ để được hưởng GSP của nước dành ưu đãi.
- II. Điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập V ới những mục tiêu mà Hệ thống ưu đãi nhằm tới là giúp đỡ các nước đang phát triển tăng thu nhập về xuất khẩu; khuyến khích phát triển công nghiệp và đầu tư đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế, mà bản thân các nước đang và kém phát triển phải luôn tìm hiểu những ưu đãi dành cho mình đ ể khai thác một cách có hiệu quả những ưu đ ãi mà mình được hưởng. Để được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP của các nước cho hưởng ưu đãi phải thoả mãn những bước sau: - Phải nằm trong danh mục các nước được hưởng ưu đãi mà nước cho hưởng công bố. - Phải thiết lập mã hải quan phù hợp với hệ thống phân loại hài hoà H S cho những sản phẩm chuẩn bị xuất sang Nhật bản. - Sản phẩm xuất sang phải nằm trong danh mục các sản phẩm được hưởng. Trong danh mục thể hiện đồng thời mức thuế suất ưu đãi, nên xác định lợi nhuận ưu đãi đ ể định ra giá cả đưa cho người mua hàng cũng như nước nhập khẩu. -Kim ngạch hoặc số lượng nằm trong hạn ngạch nhập khẩu -Và phải thoả mãn Quy tắc xuất xứ trong Hệ thống GSP: Tiêu chuẩn xuất xứ, điều kiện gửi hàng, điều kiện về chứng từ. 1) Các nước được hưởng ưu đãi GSP Trong hệ thống GSP của tất cả các nước dành ưu đãi có hai loại đối tượng nước được hưởng là : Các nước đang phát triển và các nước kém phát triển theo tiêu chuẩn của Liên hợp quốc. Theo tiêu chuẩn này các nước Đông Nam Á: Campuchia, Lào, Miến Điện là các nước kém phát triển, V iệt Nam là nước đang phát triển. Các nước kém phát triển được hưởng ưu đãi cao hơn các nước đang phát triển cả về mức thuế ưu đãi và không bị hạn chế số lượng trần (Ceiling) và một số các tiêu chuẩn khác. Có một số nước cho hưởng ưu đãi dành cho
- toàn bộ các nước kém phát triển chế độ miễn thuế cho toàn bộ các loại sản phẩm của nước đó hoặc là có quy chế đặc biệt cho các nước kém phát triển. Hầu hết các nước đang phát triển thuộc nhóm 77 nước (cho tới nay có khoảng 128 nước thành viên) đều đ ược hưởng GSP. Có một số nước cho hưởng ưu đ ãi mở rộng phạm vi ưu đãi ra ngoài khuôn khổ các nước thuộc nhóm 77. Các nước kém phát triển được hưởng ưu đãi cao hơn các nước đang phát triển về mức thuế ưu đãi và không bị hạn chế về số lượng trần (ceiling) và một số tiêu chuẩn khác thậm chí là cho các nước kém phát triển chế độ miễn thuế toàn b ộ các loại sản phẩm hoặc là có quy chế đặc biệt. Trong năm tài chính 2003 (tháng 4/2003) Hệ thống GSP của Nhật có một số dự thảo sửa đổi như mở rộng phạm vi điều chỉnh đặc biệt là hiệp định miễn thuế và hạn ngạch cho các sản phẩm của các nước kém phát triển nhất. (1) Mở rộng phạm vi của hiệp định miễn giảm thuế quan và hạn ngạch cho các sản phẩm của các nước kém phát triển. 1 98 sản phẩm nông nghiệp và hải sản sẽ được bổ sung vào 298 mặt hàng hiện có, đáp ứng đủ tiêu chuẩn của hiệp định. Biện pháp này sẽ làm cho giá trị của những mặt hàng được miễn giảm thuế quan và hạn ngạch chiếm tới hơn 90% tổng giá trị nhập khẩu từ các nước kém phát triển vào N hật bản. (2) Mở rộng phạm vi của hệ thống ưu đãi chung GSP 118 sản phẩm nông nghiệp vừa mới đ ược bổ sung vào 221 mặt hàng hiện có đủ tiêu chuẩn của GSP. Một sản phẩm công nghiệp cũng sẽ được bổ sung thêm. Hơn nữa thuế suất của 28 mặt hàng công nghiệp trong GSP cũng sẽ giảm và 3 mức giá trần của các nhóm sản phẩm công nghiệp sẽ được dỡ bỏ. Đ ể được hưởng chế độ ưu đãi GSP của Nhật, các nước/lãnh thổ phải yêu cầu hoặc đề nghị Chính phủ Nhật, với điều kiện phải đáp ứng các điều kiện sau:
- -Kinh tế nước hoặc lãnh thổ đó phải đang ở giai đoạn phát triển. -Quốc gia đó phải là thành viên của UNCTAD. -Lãnh thổ đó phải có hệ thống thương mại cà thuế quan riêng. -Quốc gia hoặc lãnh thổ đó yêu cầu được nhận ưu đãi đặc biệt về thuế quan. -Quốc gia hoặc lãnh thổ đó phải được Chính phủ quyết định là quốc gia hay lãnh thổ mà những ưu đ ãi này được mở rộng một cách hợp lý. Các quốc gia khác được xếp vào các nước kém phát triển (LDCs) sẽ được hưởng các Chế độ đặc biệt dành cho LDCs.
- Bảng 1: Các nước hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập của Nhật Bản Cộng hoà Đôminic áp-gha-ni-xtan Malavi Srilanca Xanh Crixtopho và Êcuađo anbani Malayxia Nevin Xanh Hêlêna và Aicập Manđivơ Angiêri Dependencies Samoa Mỹ la tinh Ensanvađo Mali Xanh Lucia Ănggôla Ginê Xích đạo Manta Xanh Vinxen Quần đảo Antigoa và Suđăng Eritrea Babuđa Macsa áchentina Etxtônia Moritani Surinam Môrixơ Adécbaidan Etiôpi Xoadiland Falkland islands and Bahama Mêxico Siri Dependencies Baranh Fiji Micronnesia Tãdikitxtan Pôlynêsia thuộc Bănglađét Mônđôva Tanzanhia Pháp Bácbađốt Môngcổ Gabông Thái lan Bêlaruts Gambia Môngserát Tôgô Bêlidê Grudia Maroc Tokelau islands Môdămbích Bênanh Gana Tonga Bécmuđa Gibranta Myanma Trinidát và Tôbago Grênađa Butan Mammibia tuynidi Thổ nhĩ kì Bôlivia Guatêmala Nepan Bốtxoana Tuốc mê nixtan Ghinê Nicaragua Braxin Ghinê Bitxao Nigiê Turks and Caicos islands Quần đảo Vơgin Guyana Nigêria Tuvanlu thuộc Anh Uganđa Brunây Haiti Niue
- Honđurát Bungari Oman Ucraina Buốckina Phaxo Hungari Pakixtan Urugo ay
- Burunđi ấn độ p alau uzebekistan Cămphuchia Inđônexia P anama Vanuatu Camơrun Iran P apua Niu Ghinê Veneduela Quần đảo Iraq Việt Nam P aragoay Canari Bờ biển ngà Cápve P êru West Bank and Gaza Strip Quần đảo Giamaica Philippin Yêmen Cayman Cộng ho à Gióc dan Cộng hoà Balan liên bang Nam tư Trung phi and Cadăcstan Dăm bia Ceuta Romani Melilla Ruanđa Sát Kênya Dimbabuê Chilê Kyrgiz Xao Tômê và P rinxipê ảrập Xếut Côlômbia Lào Cộng ho à dân Latvia Sênêgan chủ Cônggô Cộng ho à Libăng Xâysen Cônggô Quần đảo Cúc Lesothô Siêralêôn Cốtxtarica Liberia Slôvakia Cuba Libi Slôvennia Quần đảo Crôatia Lithuania Salômông Cộng hoà Sômali Séc Mácxêđônia Đôminica Mađagatxva Nam Phi
- (Nguồn:Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập của Nhật Bản năm 2003 của Bộ Thương mại Nhật Bản xuất bản tháng 4 năm 2003)
- 2) Hàng hoá được hưởng ưu đãi Phạm vi sản phẩm được hưởng ưu đãi tuỳ thuộc vào chính sách của mỗi nước dành ưu đ ãi. Không phải tất cả các sản phẩm đều được hưởng ưu đãi GSP. Thông thường các nước đó công bố danh mục hàng hoá có gắn mã phân loại sản phẩm hài hoà - HS (Hamonised System Code) được hưởng và không được hưởng GSP (gọi là danh mục thuận và danh mục từ chối) và danh mục hàng hoá có giới hạn trần (ceiling). Các danh mục hàng hoá này được xem xét lại theo định kỳ thường là hàng năm và được công bố công khai cho các doanh nghiệp qua báo chí và tổ chức xúc tiến thương mại của các nước, đồng thời có gửi cho các đầu mối về GSP ở các nước dành ưu đãi cũng như các nước hưởng ưu đãi. Các mặt hàng được hưởng ưu đãi thường là các sản phẩm nếu nhập khẩu vào thị trường các nước cho hưởng ưu đ ãi sẽ không làm ảnh hưởng đến sản xuất trong nước hoặc là hàng nông sản chưa chế biến, nguyên liệu cho công nghiệp, hàng chế biến ở mức độ thấp và hàng thủ công. Các mặt hàng không được hưởng GSP thường là các mặt hàng tạo nguồn thu thuế lớn cho ngân sách hoặc là những sản phẩm bảo hộ cao để sản xuất trong nước không bị tổn hại do nhập khẩu gây ra. Cụ thể với Nhật, các sản phẩm được hưởng bao gồm: + Các sản phẩm nông nghiệp (thuộc chương 1 đến chương 24 của danh mục biểu thuế quan Nhật theo hệ thống hài hoà - H S - của tổ chức Hải quan thế giới) + Các sản phẩm chế tạo, sản xuất (thuộc chương 25 đến chương 97 của danh mục biểu thuế quan Nhật Bản)
- Bằng phương pháp loại trừ, Nhật bản quy định 111 sản phẩm mã 9 số thuộc danh mục biểu thuế quan không được áp dụng GSP để tạo điều kiện cho sản xuất trong nước. Đó là các sản phẩm chế tạo công nghiệp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Hệ thống phun xăng điện tử
103 p | 2841 | 1012
-
Luận văn tốt nghiệp "Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt Nam"
100 p | 1066 | 275
-
Luận văn CÔNG NGHỆ ĐIỀU KHIỂN BĂNG TẢI TRONG NHÀ MÁY LẮP GIÁP ÔTÔ
77 p | 362 | 132
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Quãng Ngãi
26 p | 223 | 64
-
Đề tài: Phân tích thiết kế hệ thống quản lý thiết bị của khoa công nghệ thông tin
16 p | 281 | 45
-
Luận văn:Nghiên cứu bù tối ưu trên lưới phân phối 22kV Đà Nẵng
13 p | 150 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thiên Hòa An
111 p | 114 | 26
-
Luận văn QUẢN LÝ PHÂN PHỐI THẺ TÍN DỤNG ĐA NĂNG TMC
63 p | 99 | 21
-
Luận văn: HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC VÀ THI BẰNG LÁI TRÊN WEB
0 p | 93 | 17
-
Luận văn:Điều khiển thích nghi hằng số thời gian rotor của động cơ không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc
14 p | 82 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH Thiên Hòa An
111 p | 78 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Truyền thông chính sách giáo dục trên hệ thống báo chí của ngành giai đoạn 2016-2017
95 p | 65 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện Quy chế trả lương tại Tổng công ty Sông Đà
143 p | 66 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty Phân bón Việt Nhật
107 p | 28 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, qua thực tiễn tại tỉnh Kon Tum
19 p | 50 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Đồng Nai
94 p | 24 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần Tập Đoàn Vi Na
121 p | 23 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn