intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn " HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VINAPHONE CHI NHÁNH BƯU ĐIỆN BẾN TRE "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

244
lượt xem
88
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TRƯỜNG ĐAI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Giáo viên hướng dẫn: TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THÀNH TRÍ MSSV: 4031095 Lớp: Kế toán khóa 29 Cần Thơ – 2006 -1- .LỜI CẢM TẠ Qua bốn năm học ở Trường Đại Học Cần Thơ, em luôn được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của Quý Thầy Cô, đặc biệt là Quý Thầy Cô Khoa KTQTKD đã truyền đạt cho em về lý thuyết cũng như về thực tế trong suốt thời gian học tập ở trường. Cùng với sự nỗ lực...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn " HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VINAPHONE CHI NHÁNH BƯU ĐIỆN BẾN TRE "

  1. TRƯỜNG ĐAI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VINAPHONE CHI NHÁNH BƯU ĐIỆN BẾN TRE Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI NGUYỄN THÀNH TRÍ MSSV: 4031095 Lớp: Kế toán khóa 29 Cần Thơ – 2006 -1-
  2. LỜI CẢM TẠ Qua bốn năm học ở Trường Đại Học Cần Thơ, em luôn được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của Quý Thầy Cô, đặc biệt là Quý Thầy Cô Khoa KT- QTKD đã truyền đạt cho em về lý thuyết cũng như về thực tế trong suốt thời gian học tập ở trường. Cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành chương trình học của mình. Sau thời gian thực tập tại Công ty Điện báo – Điện thoại tỉnh Bến Tre, được học hỏi thực tế và sự hướng dẫn giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo và các Cô Chú, Anh Chị trong công ty cùng với sự chỉ dạy của Quý Thầy Cô Khoa KT- QTKD đã giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Em kính gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô Khoa KT- QTKD đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích trong thời gian qua, đặc biệt là Thầy Lưu Thanh Đức Hải đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Em kính gửi lời cảm ơn đến Ban Lãh Đạo, Cô Chú, Anh Chị trong Công ty Điện báo – Điện thoại tỉnh Bến Tre đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian thực tập. Do kiến thức có hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa sâu, chắc chắn bài luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của Quý Thầy Cô và Ban Lãnh Đạo công ty Điện báo – Điện thoại tỉnh Bến Tre giúp em khắc phục được những thiếu sót và khuyết điểm. Em kính chúc Quý Thầy Cô, Ban Giám Đốc và toàn thể Quý Cô Chú, Anh Chị trong công ty lời chúc sức khỏe và thành đạt. Cần Thơ, ngày.....tháng.....năm 2007 Sinh viên thực hiện -2-
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng: đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày.....tháng.....năm 2007 Sinh viên thực hiện -3-
  4. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Ngày.....tháng.....năm 2007 Thủ trưởng đơn vị (Ký tên và đóng dấu) -4-
  5. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Ngày.....tháng.....năm 2007 Giáo viên hướng dẫn (Ký và ghi họ tên) -5-
  6. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Ngày.....tháng.....năm 2007 Giáo viên phản biện (Ký và ghi họ tên) -6-
  7. MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài:........................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: .................................................................................. 2 1.2.1. Mục tiêu chung:...................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể:...................................................................................... 2 1.3. Các câu hỏi nghiên cứu: .............................................................................. 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu:.................................................................................... 2 1.5. lược khảo tài liệu:........................................................................................ 3 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp luận:....................................................................................... 4 2.1.1. Hoạch định chiến lược kinh doanh:........................................................ 4 2.1.2. Lý do để hoạch định chiến lược:............................................................ 5 2.1.3. Quá trình hoạch định chiến lược:........................................................... 6 2.2. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................ 9 2.2.1. Phương pháp chọn vùng số liệu: ............................................................ 9 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu:................................................................ 9 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu:.............................................................. 9 Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MẠNG DI ĐỘNG VINAPHONE TẠI TỈNH BẾN TRE 3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:............................................... 13 3.2. Cơ cấu tổ chức, quản lý:.............................................................................. 13 3.3.Đánh giá chung kết quả hoạt động kinh doanh:............................................ 15 3.3.1. Kết quả kinh doanh trong thời gian qua:................................................. 15 3.3.2. Đánh giá thuận lợi và khó khăn:.............................................................. 16 3.4. Mục tiêu và định hướng phát triển chung của công ty:................................ 17 3.3.3. Mục tiêu hoạt động:................................................................................ 17 03.3.4. Định hướng phát triển:............................................................................ 17 -7-
  8. Chương 4: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO MẠNG DI ĐỘNG VINAFONE TẠI TỈNH BẾN TRE 4.1. Xây dựng các mục tiêu:............................................................................... 18 4.2. Phân tích các hoạt động trong nội bộ công ty:............................................. 18 4.2.1. Đánh giá uy tín - thương hiệu:................................................................. 19 4.2.2. Yếu tố tài chính:...................................................................................... 20 4.2.3. Đánh giá nguồn nhân lực:....................................................................... 22 4.2.4. Phân tích yếu tố Marketing:.................................................................... 26 4.2.5. Đánh giá hệ thống công nghệ thông tin:.................................................. 29 4.3. Phân tích môi trường kinh doanh:................................................................ 29 4.3.1. Sơ lược về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bến Tre:............................. 33 4.3.2. Phân tích yếu tố ngành:........................................................................... 39 4.4. Các chiến lược thay thế và lựa chọn chiến lược:.......................................... 39 4.4.1. Kỹ thuật phân tích SWOT:...................................................................... 44 4.4.2. Lựa chọn phương án chiến lược: Chương 5: CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ĐÃ LỰA CHỌN 5.1. Xác định mục tiêu trong ngắn hạn và trong dài hạn:.................................... 47 5.1.1. Trong ngắn hạn:...................................................................................... 47 5.1.2. Trong dài hạn: ........................................................................................ 47 5.2. Triển khai các chiến lược đã lựa chọn:........................................................ 48 5.2.1. Phát triển thuê bao:.................................................................................. 48 5.2.2. Phát triển mạng:...................................................................................... 48 5.2.3. Phát triển công nghệ:............................................................................... 49 5.2.4. Các dịch vụ giá trị gia tăng:..................................................................... 49 5.3. Nguồn nhân lực:........................................................................................... 50 5.4. Chiến lược kết hợp:...................................................................................... 51 5.4.1. Chiến lược giá:........................................................................................ 52 5.4.2. Chiến lược sản phẩm:.............................................................................. 53 5.4.3. Chiến lược kênh phân phối: ................................................................... 54 5.4.4. Quảng cáo - Khuyến mãi: ....................................................................... 54 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận:...................................................................................................... 56 6.2. Kiến nghị:.................................................................................................... 56 -8-
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1: SỐ LƯỢNG THUÊ BAO VÀ KẾT QUẢ DOANH THU TỪ 2003 – 2006 Bảng 2 : BẢNG CƯỚC THÔNG TIN DI ĐỘNG MẠNG VINAPHONE Bảng 3 : TÌNH HÌNH NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY ĐIỆN BÁO -ĐIỆN THOẠI Bảng 4: CƠ CẤU TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN Bảng 5 : GIÁ CƯỚC DỊCH VỤ VINATEXT Bảng 6: SẢN LƯỢNG THUÊ BAO TỪNG LOẠI VÀ DOANH THU Bảng 7: SỐ LƯỢNG THUÊ BAO THEO TỪNG HUYỆN Bảng 8: CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA NGÀNH BƯU CHÍNH-VIỄN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN Bảng 9: BẢNG LỢI THẾ CHIẾN LƯỢC CỦA VINAFONE Bảng 10: MỨC TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ THU NHẬP BÌNH QUÂN/NGƯỜI CỦA TỈNH BẾN TRE Bảng 11: NGUY CƠ VÀ CƠ HỘI TỪ MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ Bảng 12: SỐ TRẠM CỦA CÁC MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2004 – 2006 Bảng 13: NGUY CƠ- CƠ HỘI TỪ MÔI TRƯỜNG NGÀNH Bảng 14: ĐÁNH GIÁ TÍNH HẤP DẪN CỦA CÁC CHIẾN LƯỢC ĐÃ LỰA CHỌN Bảng 15: PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG CỦA KHÁCH HÀNG DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: MÔ HÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC Sơ đồ 2: MA TRẬN CHIẾN LƯỢC CHÍNH Sơ đồ 3: MÔ HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TY Sơ đồ 4: THỊ PHẦN THUÊ BAO DI ĐỘNG CỦA CÁC MẠNG VIỄN THÔNG 2006 -9-
  10. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ARPU: Average Revenue Per Unit - doanh thu bình quân tính trên đầu người sử dụng BSC: Base Station Controller BTS: Base Transceiver Station GPRS: General Packet Radio Service GMS: Global System for Mobile communication - Hệ thống thông tin di động toàn cầu IN: Inteligent Network SMS: Short Message SN: Service Node VNPT: Vietnam Posts and Telecommunications Group -10-
  11. TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI Đề tài nghiên cứu: “Hoạch định chiến lược kinh doanh của Vinaphone chi nhánh Bưu Điện tỉnh Bến Tre” gồm 6 chương: Chương 1: trình bày lý do, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài; Chương 2: đưa ra cơ sở phương pháp luận và các phương pháp giúp cho việc phân tích, xử lý số liệu; Chương 3 gồm các nội dung: giới thiệu về lịch sử hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức của công ty Điện báo – Điện thoại: là Đại lý cho mạng Vinaphone tại Bến Tre, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của mạng Vinaphone giai đọan 2004-2006, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình kinh doanh hiện tại và trong tương lai; Kế đến, chương 4 sẽ xây dựng các mục tiêu và tiến hành đánh giá tổng quan tình hình nội lực, phân tích môi trường kinh doanh để tìm ra các mặt mạnh-mặt yếu, cũng như các cơ hội hay nguy cơ từ môi trường kinh doanh. Từ đó, đề xuất các chiến lược thay thế và lựa chọn chiến lược tối ưu trên cơ sở tóm tắt những yếu tố then chốt (điểm mạnh, cơ hội) quyết định tính khả thi của chiến lược; Việc thực hiện các chiến lược như thế nào để có hiệu quả tốt nhất? Chương 5 sẽ đề xuất các giải pháp và sử dụng phối thức marketing bên cạnh việc triển khai các chiến lược đã lựa chọn; Cuối cùng, chương 6 là phần kết luận và kiến nghị: môi trường kinh doanh luôn thay đổi, luôn tạo ra những cơ hội-thách thức phải biết tận dụng thế mạnh để nắm bắt các cơ hội hay né tránh nguy cơ từ môi trường kinh doanh. Ngoài thế mạnh tài chính thì trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay nguồn nhân lực trở thành yếu tố quan trọng góp phần cho sự phát triển chung của công ty. Bên cạnh đó, còn phải chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển công nghệ mới phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện đại. -11-
  12. Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Năm 2006 có thể coi là một năm tăng trưởng vượt trội của ngành viễn thông, đặc biệt đối với lĩnh vực viễn thông di động. Đây cũng năm bản lề với những dấu ấn chuyển dịch rõ nét mà tiêu biểu là cuộc cách mạng về giá. Nếu như cách đây 10 năm, VNPT "một mình một chợ", người tiêu dùng Việt Nam phải chịu một mức cước cao ngất ngưởng... thì bây giờ, tình hình đã hoàn toàn khác. Sự tham gia của 6 nhà cung cấp như: VinaPhone, MobiFone, Viettel, S-Fone, EVN Telecom và Hanoi Telecom cùng lúc đã khiến thị trường có những biến động lớn. Mức cước liên tục được giảm xuống. Chất lượng được nâng lên. Giữa năm 2006, cước đã giảm xuống kỷ lục theo cách tính block 6giây +1. Trước bối cảnh như vậy, nếu không có chiến lược kinh doanh để phát triển thì sự tụt hậu, thua thiệt là tất yếu. Trước hết, việc hoạch định chiến lược kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận rõ mục đích hướng đi của mình, từ đó đề ra các mục tiêu về thị phần, doanh thu cho phù hợp với nguồn lực hiện tại của công ty. Kế đến là trong điều kiện thay đổi và phát triển nhanh chóng của môi trường kinh doanh, chiến lược kinh doanh sẽ tạo điều kiện giúp doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh doanh, đồng thời chủ động tìm giải pháp khắc phục và vượt qua những nguy cơ và hiểm họa trên thương trường cạnh tranh. Ngoài ra, chiến lược kinh doanh còn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực và tăng cường vị thế cạnh tranh đảm bảo cho sự phát triển liên tục và bền vững của doanh nghiệp. Cuối cùng, việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh còn tạo ra căn cứ vững chắc cho việc đề ra các chính sách và quyết định phù hợp với những biến động của thị trường. Thực tế trong 3 năm qua 2003 - 2006, tình hình kinh doanh của mạng Vinaphone tại tỉnh Bến Tre đã có những thay đổi lớn; thị phần và doanh thu có xu hướng giảm đáng kể. Bên cạnh đó, cuối năm 2006 HT-Mobile cũng đã đầu tư xây dựng các trạm BTS để khai thác thị trường thông tin di động tại tỉnh. Như vậy, thị trường thông tin di động tại tỉnh Bến Tre ( đầu năm 2007) đã có đủ mặt 6 nhà khai thác. Đó là lý do chọn đề tài “Hoạch định chiến lược kinh doanh của -12-
  13. Vinafone chi nhánh Bưu Điện tỉnh Bến Tre” để nghiên cứu. Trong đó, dựa vào các phương pháp xác định, phân tích môi trường cạnh tranh và năng lực cạnh tranh như: ma trận lợi thế chiến lược kinh doanh, ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài, ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trân SWOT,…để đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 1.2.1. Mục tiêu chung: Trong bối cảnh hiện nay, mọi công ty đều cần hoạch định cho mình một chiến lược kinh doanh nhằm giúp nhận biết những điểm mạnh và nắm bắt các cơ hội từ môi trường kinh doanh; để vạch ra các chiến lược kinh doanh tối ưu nhất. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: - Phân tích thực trạng để đánh giá các năng lực cốt lõi, năng lực tài chính để phát huy những điểm mạnh hay hạn chế những mặt còn yếu kém. - Xác định các mối đe dọa cũng như các cơ hội từ môi trường bên ngoài để tránh né hay tận dụng cho sự phát triển của công ty. - Đề ra và lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp năng lực của công ty để đảm nhận chiến lược mới. - Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện chiến lược đã lựa chọn. 1.3. CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: - Thời gian qua, chi nhánh hoạt động có hiệu quả chưa? - Đâu là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh? - Trong tương lai để phát triển họat động kinh doanh chi nhánh cần có chiến lược gì? Triển khai các chương trình mục tiêu nào sẽ mang lại hiệu quả? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Không gian: Bưu điện tỉnh Bến Tre và các chi nhánh Bưu điện trong tỉnh: Mỏ Cày, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú. - Thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2004 - 2006 - Đối tượng nghiên cứu: thuê bao trả trước và thuê bao trả sau của mạng thông tin di động Vinaphone chi nhánh Bưu điện tỉnh Bến Tre -13-
  14. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU: Trong quá trình nghiên cứu đề tài có sự tham khảo các tài liệu nghiên cứu của các sinh viên thực hiện khác:  “Hoạch định chiến lược Marketing gạo công ty ANGIMEX giai đoạn 2004- 2010” do Phạm Thị Nguyên Phương, lớp Tài chính trường Đại học An Giang thực hiện. Tác giả đã: - Dùng các phương pháp: so sánh, tổng hợp, thống kê biểu bảng, phương pháp chuyên gia để xử lý số liệu. - Sử dụng các ma trận bên trong, ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận các yếu tố bên ngoài và kết hợp với ma trận SWOT để phân tích môi trường kinh doanh, tìm ra các mặt mạnh, mặt yếu; các nguy cơ cũng như các cơ hội bên ngoài; từ đó đề ra chiến lược kinh doanh. - Sử dụng các ma trận: ma trận chiến lược chính, ma trận ANSOFF để xem xét các chiến lược có khả năng lựa chọn mà chưa nêu rõ căn cứ hay cơ sở để lựa chọn chiến lược. Tuy nhiên, do đề tài chỉ là hoạch định chiến lược marketing nên tác giả chỉ xoáy sâu vào việc sử dụng phối thức marketing 4P (giá, sản phẩm, kênh phân phối và chiêu thị) để triển khai chiến lược mà chưa có triển khai hành động cụ thể cho từng chiến lược đã lựa chọn.  “Nâng cao hiệu quả chiến lược kinh doanh công ty Bảo hiểm Cần Thơ” ( năm 2004), do sinh viên Tưởng Ngọc Quỳnh Giao, lớp Quản Trị kinh doanh trường Đại học An Giang thực hiện. Tác giả đã dùng các phương pháp: so sánh, tổng hợp, quy nạp, ma trận SWOT,... để phân tích môi trường kinh doanh, tìm ra các mặt mạnh, mặt yếu; các nguy cơ cũng như các cơ hội bên ngoài. Bên cạnh đó, tác giả kết hợp thêm ma trận QSPM; để từ đó đánh giá các chiến lược của công ty đang thực hiện có phù hợp chưa và cần bổ sung hay thay đổi sang chiến lược khác. Tuy nhiên, tác giả tác giả vẫn chưa nói rõ (hay tóm tắt) căn cứ, những cơ sở cho việc lựa chọn chiến lược mà chỉ dừng lại ở mức cho thang điểm. Như vậy, những điểm then chốt quyết định tính khả thi của chiến lược có thể bị bỏ qua. Do đó, trong quá trình nghiên cứu đề tài này sẽ khắc phục những hạn chế trên và hoạch định cho loại hình dịch vụ - thông tin di động; tuy không phải là ngành mới nhưng đang trong quá trình cạnh tranh gay gắt và hứa hẹn cho sự phát triển nhanh chóng, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế nước nhà. -14-
  15. Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Hoạch định chiến lược kinh doanh 2.1.1.1. Khái niệm về hoạch định: Những thuật ngữ lập kế hoạch dài hạn, lập kế hoạch chiến lược quản lý chiến lược có nhiều cách giải thích. Tuy nhiên đối với tất cả các mục đích thực tiễn thì chúng chỉ là một. Nhiều tác giả đã viết những định nghĩa vắn tắt cho những thuật ngữ trên và một số trong những định nghĩa đó như sau: Theo Ackoff: “Hoạch định là thiết kế một tương lai theo ý muốn và những đường đi hiệu quả mà nó mang lại.” Irving định nghĩa: “Hoạch định thống nhất là quá trình chính gồm cả các chiến lươc thay thế để thực hiện những mục tiêu, nó phải phù hợp với những kiến thức đã được đánh giá một cách có hệ thống qua những điểm mạnh, yếu, nội tại và môi trường kinh doanh.” Denning xác định: “Hoạch định thống nhất là một quá trình mang tính chính thức, tính hệ thống và tính quản lý. Nó do trách nhiệm, thời gian và thông tin tạo nên nhằm đảm bảo việc lập kế hoạch vận hành, lập kế hoạch dự án và lập kế hoạch chiến lược thực hiệ được và cho phép quản lý cấp cao có thể điều khiển trực tiếp tương lai của doanh nghiệp.” Từ một số định nghĩa trên thì hoạch định là một quá trình và phải được thực hiện đến cùng những mục tiêu đã đề ra. Hoạch đinh có quan hệ tới tương lai, nhưng hoạch đinh không giống như dự báo. Nói chung hoạch định có thể được phát biểu như sau: là quá trình quyết định phân bổ tổng các nguồn lực của công ty để thực hiện những mục tiêu đã đề ra trong tương lai 2.1.1.2. Khái niệm chiến lược: Có một số thuật ngữ khác có liên quan tới hoạch định và cũng cần phải xem xét. Một trong những thuật ngữ như thế là : Chiến lược -15-
  16. Theo Hofer và Schendel “ các đặc trưng cơ bản của cuộc chơi mà một doanh nghiệp thực hiện trong môi trường kinh doanh của nó được gọi là chiến lược.” Glueck xem chiến lược như là một kế hoạch thống nhất (nó liên kết tất cả các phần của doanh nghiệp với nhau); toàn diện (nó bao phủ toàn bộ các lĩnh vực của doanh nghiệp) và được liên kết lại (tất cả các phần của kế hoạch tương thích với từng phần, ăn khớp với nhau) và nó được thiết kế để đảm bảo các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp thực hiện được. Hơn nữa Glueck xác định “ Hoạch định chiến lược là lập các quyết định và hành đọng dẫn đến phát triển một chiến lược có hiệu quả.” Denning định nghĩa: “Hoạch định chiến lược là xác định tình thế kinh doanh trong tương lai có liên quan đặc biệt tới trình trạng sản phẩm-thị trường, khả năng sinh lợi, quy mô, tóc độ đổi mới, mối quan hệ với lãnh đạo, người lao động và công việc kinh doanh.” Các định nghĩa trên đưa ra không phải là để so sánh tất cả các nghĩa cho các thuật ngữ nhưng để biểu đạt nó, hầu hết các tác giả đã thống nhất được nghĩa của nhiều thuật ngữ, tuy còn những chỗ mơ hồ về ngữ nghĩa. Về mặt câu chữ hoạch định chiến lược có thể được diễn tả như sau: “ Hoạch định chiến lược kinh doanh là việc xác định các mục tiêu của doanh nghiệp và các phương pháp sử dụng để thực hiện mục tiêu đó”. 2.1.2. Lý do để hoạch định chiến lược: - Điều kiện của hầu hết công việc kinh doanh thay đổi quá nhanh mà hoạch định chiến lược chỉ là một cách để đối lại những khó khăn và cơ hội trong tương lai. - Hoạch định chiến lược cung cấp cho mọi thành viên của doanh nghiệp những mục tiêu và phương hướng cụ thể của công ty trong tương lai. - Các tổ chức và cá nhân có hoạch định chiến lược sẽ thành công và đạt hiệu quả hơn là không hoạch định. - Hoạch định chiến lược như là một cơ sở để điều khiển và đánh giá công tác quản lý. -16-
  17. Các mục tiêu của công ty Đánh giá nội lực để xác định lợi thế so sánh và các điểm mạnh, điểm yếu của công ty Phân tích môi trường kinh doanh để xác định vị trí hiện tại, những thách thức và cơ hội trong môi trường Cân nhắc các chiến lược thay thế để đảm bảo chọn chiến lược tốt nhất Chọn chiến lược tốt nhất Xây dựng mô hình quản lý công ty, điều chỉnh tổng các nguồn lực để thực hiện chiến lược đã chọn Đánh giá chiến lược để đảm bảo thực hiện được mục tiêu Sơ đồ 1: MÔ HÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 2.1.3. Quá trình hoạch định chiến lược: Về cơ bản quá trình hoạch định chiến lược gồm 5 bước: - Thiết lập mục tiêu - Đánh giá vị trí hiện tại - Xây dựng một chiến lược - Chuẩn bị và thực hiện một kế hoạch chiến lược - Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch 2.1.3.1. Xây dựng mục tiêu của công ty Một phần quan trọng của quá trình hoạch định là thiết lập các mục tiêu mang tính chất thực tế cho công ty. Các mục tiêu hoặc các mục đích trong tương -17-
  18. lai hoặc là vị trí mà công ty mong muốn đạt được. Các mục tiêu được lượng hóa thể hiện chính xác những gì công ty muốn thu được. Sở dĩ cần lượng hóa các mục tiêu là để cố thể đo lường được các mục tiêu và làm tiêu chuẩn so sánh những kết quả đạt được.Mục tiêu được lượng hóa là bước đầu của hoạch định. Các mục tiêu không được lượng hóa thì không thể dùng được cho các điểm xuất phát của một kế hoạch chiến lược và từ đó không bao giờ biết được liệu kế hoạch được xây dựng có thích hợp hoặc liệu các kết quả thực đã thỏa đáng chưa. Trong quá trình hoạch định chiến lược, các mục tiêu cần đạt được là doanh thu, lợi nhuận, thị phần, tái đầu tư và một số mục tiêu khác. Và những yếu tố cần cân nhắc khi thiết lập mục tiêu: nguyện vọng của cổ đông, khả năng tài chính, cơ hội. 2.1.3.2. Đánh giá vị trí hiện tại Có hai lĩnh vực cần đánh giá: đánh giá môi trường, đánh giá nội lực - Trước hết phải xem xét nội lực: gồm đánh giá khách quan xem hiện tại công ty đứng ở đâu; hay nói khác hơn đó là quá trình phân tích một cách đầy đủ những điểm mạnh và điểm yếu của công ty. Dựa vào các yếu tố như: tài chính, marketing, quản lý, hoạt dộng sản xuất,…Từ đó xác định được năng lực đặc biệt hoặc lợi thế chiến lược. - Đánh giá môi trường kinh doanh: nhằm xác định xem yếu tố nào trong môi trường hiện tại đang là nguy cơ cho mục tiêu và chiến lược của công ty; đồng thời xác định xem yếu tố nào trong môi trường hiện tại đang là cơ hội để đạt mục tiêu lớn hơn bằng cách điều chỉnh chiến lược của công ty. Điều này cần phải nghiên cứu, đánh giá tất cả các lĩnh vực của môi trường có ảnh hưởng tới công ty. Đánh giá môi trường kinh doanh gồm một số yếu tố như: kinh tế, các sự kiện chính trị, công nghệ, áp lực thị trường, quan hệ và xã hội. 2.1.3.3. Xây dựng chiến lược: Đây thực sự là một quá trình mang tính sáng tạo và ước lượng trong cả quá trình và theo Glueck gồm 2 bước: -18-
  19. Bước 1: Phát sinh một số lý do có thể trong các phương án chiến lược giúp lấp kin các kẽ hở hoặc có những lợi thế của cơ hội. Nó là kết quả của việc ghép bảng thách thức và cơ hội với bảng lợi thế chiến lược. Bước 2: Chọn chiến lược tốt nhất có thể lấp kín các kẽ hở hoặc khai thác các cơ hội. Nên biết các mục tiêu và động lực kinh doanh hiện tại, xác định việc cần làm để các dự án đạt tới các mục tiêu. Tuy nhiên, trước khi xác định các dự án, các nhà hoạch định chiến lược cần quyết định công ty nên theo đuổi chiến lược nào quan trọng. Glueck đa phân loại chiến lược quan trọng theo 4 loại: + Chiến lược ổn định: khi công ty tiếp tục phục vụ đồng thời một bộ phận quảng đại hoặc một bộ phận giống nhau như đã xác định trong chính sách kinh doanhcủa công ty và theo đuổi tới cùng các mục tiêu hoặc các mục tiêu tương tự thì nên theo chiến lược ổn định. Khi theo chiến lược này các công ty thường tập trung các nguồn lực của mình vào nơi mà hiện tại công ty có hoặc có thể phát triển nhanh một lợi thế cạnh tranh, có ý nghĩa trong phạm vi sản phẩm- thị trường hẹp nhất có thể (quy mô sản phẩm-thị trường chỉ rõ những ngành kinh doanh đặc thù trong đó công ty hạn chế những hoạt động của mình- tập trung vào các lĩnh vực nghiên cứu, xác định ngành kinh doanh chung và số liêu kinh tế). + Chiến lược tăng trưởng: là một trong những chiến lược mà công ty theo đuổi khi nó làm tăng mức độ các mục tiêu theo hướng làm tăng mức tiền lãi cao hơn nhiều so với mức làm được trong quá khứ, ví dụ như: tăng thị phần. + Chiến lược cắt xén: khi nó quyết định cải tiến sản xuất kinh doanh bằng cách tập trung vào cải tiến chức năng, đặc biệt tập trung vào giảm các chi phí và bằng cách giảm số sản phẩm, thị trường của nó. + Chiến lược tổng hợp: khi quyết định tập trung vào việc sử dụng các chiến lược quan trọng (ổn định, tăng trưởng, cắt xén) ở cùng một thời gian trong các bộ phận khác nhau của công ty. 2.1.3.4. Chuẩn bị và thực hiện kế hoạch chiến lược Là định thời gian cho tất cả các dự án đã chọn để đạt được sự tăng trưởng lợi nhuận, cổ tức và dòng tiền cho phép. Chuẩn bị và thực hiện kế hoạch -19-
  20. chiến lược gồm hai quá trình khác nhau nhưng lại có liên quan tới nhau. Giai đoạn tổ chức và giai đoạn chính sách. Khi thực hiện cả hai giai đoạn, các nhà quản lý cao cấp đảm bảo là sự chọn lựa chiến lược đã thông qua báo cáo trong công ty. Quá trình thực hiện gồm việc tổ chức con người và các nguồn lực để cũng cố sự lựa chọn( giai đoạn tổ chức). Cuối cùng là việc phát triển các chính sách có tính chất chức năng để cũng cố chiến lược đã chọn(giai đoạn chính sách). 2.1.3.5. Đánh giá kiểm soát kế hoạch Ở giai đoạn này của quá trình hoạch định chiến lược, các nhà quản lý cao cấp xác định xem liệu lựa chọn chiến lược của họ trong mô hình thực hiện có phù hợp với các mục tiêu của công ty. Đây là quá trình kiểm soát dự toán và quản lý thông thường nhưng bổ sung thêm về quy mô. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2.2.1. Phương pháp chọn vùng số liệu: Do công ty Điện báo- Điện thoại Bến Tre chỉ làm Đại lý bán - thu tiền hộ và kết chuyển doanh thu cho Công ty Vinaphone trực thuộc Tp.HCM, và công ty Điện báo- Điện thoại chỉ hưởng phần trăm trên doanh thu đó; nên đề tài chỉ giới hạn trong việc phân tích doanh thu, số thuê bao và số lượng trạm BTS của Vinaphone qua các năm tại công ty Điện báo- Điện thoại Bến Tre 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu sơ cấp: bằng cách quan sát thực tế trong công ty, phỏng vấn cá nhân (thường là các Cán bộ- Công nhân viên trong công ty) Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập từ các báo cáo, tài liệu của cơ quan thực tập, các niên giám thống kê, thông tin trên báo chí, tryền hình, internet và các nghiên cứu trước đây. 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu: - Phương pháp so sánh, tổng hợp: So sánh một chỉ tiêu với cơ sở (chỉ tiêu gốc) đối với các số liệu kết quả kinh doanh, các thông số thị trường, các chỉ tiêu bình quân, các chỉ tiêu có thể so sánh khác. Điều kiện so sánh là các số liệu phải phù hợp về không gian, thời gian, nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, qui mô và điều kiện kinh doanh. -20-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2