Luận văn hoạt động tín dụng ngân hàng công thương chi nhánh An Giang - Bửu Châu - 3
lượt xem 18
download
Trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh, vốn huy động thường chiếm tỷ trọng thấp hơn trong tổng nguồn vốn. Cụ thể như sau: - Năm 2001: đạt 175.369 triệu đồng chiếm 45,32% / tổng nguồn vốn - Năm 2002: đạt 223.801 triệu đồng chiếm 44,25% / tổng nguồn vốn - Năm 2002: đạt 265.053 triệu đồng chiếm 43,45% / tổng nguồn vốn Tuy nhiên, vốn huy động tại chi nhánh trong thời gian qua tăng trưởng khá ổn định, từ 175.369 triệu đồng trong năm 2001 tăng đến 265.053 triệu đồng vào năm 2003. Đạt được kết quả...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn hoạt động tín dụng ngân hàng công thương chi nhánh An Giang - Bửu Châu - 3
- GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG Trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh, vốn huy động thường chiếm tỷ trọng thấp hơn trong tổng nguồn vốn. Cụ thể như sau: - Năm 2001: đạt 175.369 triệu đồng chiếm 45,32% / tổng nguồn vốn - Năm 2002: đạt 223.801 triệu đồng chiếm 44,25% / tổng nguồn vốn - Năm 2002: đạt 265.053 triệu đồng chiếm 43,45% / tổng nguồn vốn Tuy nhiên, vốn huy động tại chi nhánh trong thời gian qua tăng trưởng khá ổn định, từ 175.369 triệu đồng trong năm 2001 tăng đến 265.053 triệu đồng vào năm 2003. Đạt được kết quả này là do trong thời gian qua chi nhánh luôn quan tâm và có những định hướng đúng đắn trong công tác huy động vốn, vừa duy trì được khách hàng cũ vừa mở rộng khách hàng mới để gia tăng lượng vốn huy động vì đây là nguồn vốn tạo ra sự chủ động cho ngân hàng trong việc đầu tư cho vay vốn. Bên cạnh nguồn vốn huy động tại chỗ, chi nhánh NHCT_AG còn được sự hỗ trợ vốn rất lớn từ NHCTVN. Trong 3 năm qua nguồn vốn điều hoà đều tăng và chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng nguồn vốn hoạt động của chi nhánh. Cụ thể như sau: - Năm 2001: 211.612 triệu đồng chiếm 54,68% / tổng nguồn vốn. - Năm 2002: 282.502 triệu đồng chiếm 55,75% / tổng nguồn vốn. - Năm 2003: 344.971 triệu đồng chiếm 56,55% / tổng nguồn vốn. Nguồn vốn điều hoà tăng hay giảm do nhu cầu vốn trên địa bàn và khả năng huy động vốn của chi nhánh. Mặc dù được sự hỗ trợ nguồn vốn rất lớn từ NHCTVN nhưng chi nhánh cần chú trọng quan tâm hơn đến công tác huy động vốn, chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ, đưa vào hoạt động có hiệu quả, góp phần làm cho nguồn vốn hoạt động của chi nhánh thêm dồi dào cho phép chi nhánh chủ động trong việc cho vay đối với các đơn vị kinh tế và dân cư. 1.2. Phân tích tình hình huy động vốn Nếu như vấn đề hàng ngày của khối doanh nghiệp là kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩmvà dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách hàng thì vấn đề hàng ngày của khối ngân hàng là huy động nguồn lực vốn để cung cấp và đầu tư vốn cho doanh nghiệp trong nền kinh tế. Thực hiện vay trò là trung gian tài chính, ngân hàng sẽ đi vay để cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ cho nền kinh tế. Vì thế, hoạt động huy động vốn của ngân hàng không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng mà còn có ý 23 SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu
- GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG nghĩa đối với toàn xã hội. Thông qua hoạt động huy động vốn sẽ tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư và cho vay đối với nền kinh tế của ngân hàng đồng thời đáp ứng yêu cầu cho người dân gửi tiền và vay vốn tại chỗ thuận lợi và an toàn. Đối với NHCT_AG, vốn huy động là một trong hai nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Do đó chi nhánh đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh nhằm tạo nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Nhờ vậy trong thời gian qua công tác huy động vốn của chi nhánh đã đạt được kết quả như sau: Bảng 3: Tình Hình Huy Động Vốn ĐVT: triệu đồng 2002/2001 2003/2002 Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tuyệt Tương Tuyệt Tương đối đối(%) đối đối(%) TG TCKT 89.042 88.424 104.882 -618 -0,69 16.458 18,61 Không kỳ hạn 87.034 61.972 73.043 -25.062 -28,80 11.071 17,86 Có kỳ hạn 2.008 26.452 31.839 24.444 1217,33 5.387 20,37 TG tiết kiệm 77.531 100.082 131.897 22.551 29,09 31.815 31,79 Không kỳ hạn 14.303 13.059 16.633 -1.244 -8,70 3.574 27,37 Có kỳ hạn 63.228 87.023 115.264 23.795 37,63 28.241 32,45 Kỳ phiếu 6.456 20.068 9.025 13.612 210,84 -11.043 -55,03 Trái phiếu 0 12.664 13.585 12.664 _ 921 7,27 Tiền gửi khác 2.340 2.563 5.664 223 9,53 3.101 121 Tổng cộng 175.369 223.801 265.053 48.432 27,61 41.252 18,43 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHCT_AG Triệu đ ồng 265.053 223.801 175.369 Vốn huy đ ộng Nă m 2001 2002 2003 Đồ thị 2: Tình hình huy động vốn 24 SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu
- GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG Qua bảng số liệu ta thấy số dư huy động vốn tăng trưởng hàng năm. Cụ thể, năm 2002 vốn huy động đạt 223.801 triệu đồng tăng 48.432 triệu đồng so cùng kỳ, tốc độ tăng 27,61%; đến năm 2003 vốn huy động đạt 265.053 triệu đồng tăng 41.252 triệu đồng so với năm 2002, tốc độ tăng 18,43%. Trong thời gian qua chi nhánh đã thường xuyên quảng bá công tác huy động vốn, đa dạng hoá nghiệp vụ huy động vốn theo sự chỉ đạo của NHCTVN, đổi mới phong cách phục vụ lịch sự tạo sự thoải mái cho khách hàng đến giao dịch, xử lý nhanh chóng, chính xác chứng từ trên máy tính cũng như trong kiểm đếm nên đã tạo được uy tín đối với khách hàng, khách hàng ngày càng nhận được nhiều tiện ích mà ngân hàng cung cấp nên lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều. Vì vậy vốn huy động tại chi nhánh ngày càng tăng. Nguồn vốn huy động tại chi nhánh NHCT_AG bao gồm các khoản tiền gửi chính sau đây: Tiền gửi tổ chức kinh tế Đối với loại tiền gửi này, khách hàng gửi tiền là các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế trong tỉnh. Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn tiền vốn và nhận được các dịch vụ thanh toán từ ngân hàng, hoặc khi khách hàng có lượng tiền tạm thời nhàn rỗi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích sinh lợi. Tuỳ vào mục đích gửi tiền mà khách hàng sẽ chọn hình thức gửi tiền không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn. - Đối với tiền gửi không kỳ hạn: trong thời gian qua chi nhánh đã đạt số dư huy động như sau, năm 2001 đạt 87.034 triệu đồng, qua năm 2002 đạt 61.972 triệu đồng giảm 25.062 triệu đồng so với năm 2001 hay giảm 28,8%; đến năm 2003 đạt 73.043 triệu đồng tăng 11.071 triệu đồng so với năm 2002, tốc độ tăng 17,86%. Trong năm 2002 số dư huy động của loại tiền gửi thanh toán giảm so với năm trước do các đơn vị có nhu cầu gửi tiền có kỳ hạn để kiếm lãi nên tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế tăng mạnh so với năm trước. Nhưng đến năm 2003 số dư huy động của tiền gửi không kỳ hạn tăng lên cho thấy hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế có nhiều thuận lợi, các giao dịch mua bán diễn ra sôi động hơn nên tiền gửi này đã tăng lên. Loại tiền gửi này rất có ý nghĩa đối với ngân hàng vì nó sẽ bổ sung vào nguồn vốn tín dụng của ngân hàng, tạo thành nguồn vốn rẻ trong kinh doanh do lãi suất của 25 SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu
- GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG loại tiền gửi này rất thấp 0,02% / tháng, từ đó sẽ làm giảm chi phí đầu vào cho ngân hàng. Còn đối các tổ chức kinh tế, việc chọn hình thức gửi tiền này nhằm đảm bảo an toàn tài sản và thuận tiện trong thanh toán. Do vậy, chi nhánh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chủ động tìm kiếm khách hàng và thực hiện các chính sách đối với khách hàng là các tổ chức kinh tế để thu hút khách hàng mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng nhằm mục đích tạo nguồn vốn tiền gửi và thu phí dịch vụ. - Đối với tiền gửi có kỳ hạn: kết quả huy động được trong 3 năm qua như sau, năm 2001 đạt 2.008 triệu đồng, năm 2002 đạt 26.452 triệu đồng tăng 24.444 triệu đồng so với năm 2001, đến năm 2003 đạt 31.839 triệu đồng tăng 5.387 triệu đồng so với năm 2002. Sự tăng trưởng của loại tiền gửi này cho thấy trong các tổ chức kinh tế này trong thời gian qua sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thu nhập tăng lên, các đơn vị có lượng tiền tạm thời nhàn rỗi nên gửi vào ngân hàng nhằm mục đích kiếm lãi. Tiền gửi tiết kiệm Đối với loại tiền gửi này khách hàng gửi tiền chủ yếu là các tầng lớp dân cư trong tỉnh, họ gửi tiền nhằm mục đích hưởng lãi và nhận được những tiện ích mà ngân hàng cung cấp. Do đó trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh thì tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng tương đối lớn: Năm 2001: đạt 77.531 triệu đồng chiếm tỷ trọng 44,21%. Năm 2002: đạt 100.082 triệu đồng chiếm tỷ trọng 44,72%. Năm 2003: đạt 131.897 triệu đồng chiếm tỷ trọng 49,76%. Về chênh lệch số dư huy động của loại tiền gửi nàyqua các năm như sau: năm 2002 tăng 22.551 triệu đồng so với năm 2001, tốc độ tăng 29,09%; đến năm 2003 tăng 31.815 triệu đồng so với năm 2002, tốc độ tăng 31,79%. Trong thời gian qua, vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh có sự tăng trưởng ổn định cho thấy chi nhánh đã thực hiện tốt công tác huy động vốn, vừa duy trì được khách hàng cũ vừa thu hút được khách hàng mới gửi tiền tại chi nhánh nên số dư của tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh không ngừng tăng trưởng. Tiền gửi tiết kiệm có 2 loại: có kỳ hạn và không kỳ hạn tuỳ vào mục đích gửi tiền của khách hàng. - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: đối với loại tiền gửi này khi khách hàng có một số tiền tạm thời nhàn rỗi trong một thời gian ngắn mà chưa xác định lúc nào sử 26 SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu
- GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG dụng nên họ gửi vào ngân hàng để hưởng lãi. Tuy nhiên loại tiền gửi này chỉ chiếm tỷ trọng thấp ( dưới 20% ) so với tổng số tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh và số dư tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn biến động không đáng kể. Cụ thể: năm 2001 đạt số dư là 14.303 triệu đồng; năm 2002 đạt 13.059 triệu đồng giảm 1.244 triệu đồng so với năm 2001 hay giảm 8,7%; qua năm 2003 đạt 16.633 triệu đồng tăng 3.574 triệu đồng so với năm 2002, tốc độ tăng 27,37%. - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: đối với loại tiền gửi này khách hàng gửi tiền vì mục đích hưởng lãi, còn đối với ngân hàng đây là khoản tiền đã được xác định thời gian trả lại cho khách hàng vì vậy nó có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng, tạo nguồn vốn ổn định cho ngân hàng cho phép ngân hàng có thể chủ động trong vấn đề đầu tư. Tại NHCT_AG số dư tiền gửi tiết kiệm trong 2 năm trở lại đây đều tăng , cụ thể: năm 2001 đạt 63.228 triệu đồng; năm 2002 đạt 87.023 triệu đồng tăng 23.795 triệu đồng so với 2001, tốc độ tăng 37,63%; còn năm 2003 đạt 115.264 triệu đồng tăng 28.241 triệu đồng so với năm 2002, tốc độ tăng là 32,45%. Sự tăng trưởng của loại tiền gửi này cho thấy thu nhập của người dân ngày càng tăng trong khi người dân vẫn có ít sự lựa chọn để quyết định hình thức đầu tư và hình thức đơn giản nhất là gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi. Tuy vậy, để thu hút được loại tiền gửi này đòi hỏi NHCT_AG cần tiếp tục phát huy hơn nữa trước sức ép cạnh tranh của các NHTM và các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh. Kỳ phiếu Ngoài 2 hình thức huy động trên thì vốn huy động từ phát hành kỳ phiếu cũng đóng một vai trò quan trọng trong công tác huy động vốn. Trong 3 năm qua ngân hàng đều có phát hành kỳ phiếu. Cụ thể, năm 2001 đạt số dư là 6.456 triệu đồng; năm 2002 đạt 20.068 triệu đồng tăng 13.612 triệu đồng so với năm 2001, tốc độ tăng 210,84%; qua năm 2003 đạt 9.024 triệu đồng giảm 11.043 triệu đồng so với năm 2002 hay giảm 55,03%. Việc phát hành kỳ phiếu ở ngân hàng là tuỳ theo nhu cầu và mục đích của việc đầu tư, khi có phát sinh nhu cầu thì ngân hàng mới phát hành nên có sự biến động lớn giữa các năm. Thông thường, kỳ phiếu được phát hành theo từng đợt chứ không liên tục như tiền gửi tiết kiệm hay tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Về hình thức kỳ phiếu là một loại giấy nợ không có mệnh giá mà tuỳ thuộc vào khách hàng muốn mua bao nhiêu thì nhân viên phòng nguồn vốn sẽ phát hành và ghi vào phiếu bấy nhiêu. 27 SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu
- GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG Trái phiếu Theo các hình thức huy động trên thường thì vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn, nhưng nhu cầu vốn trung dài hạn của nền kinh tế nhất là các doanh nghiệp thì rất cao. Do đó để đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn của nền kinh tế, trong 2 năm vừa qua NHCT_AG thực hiện theo chủ trương của NHCTVN đã phát hành trái phiếu và đạt được số dư trong 2 năm như sau: năm 2002 đạt 12.664 triệu đồng, còn năm 2003 đạt 13.585 triệu đồng tăng 921 tỷ so với cùng kỳ, tốc độ tăng 7,27%. Nhờ vào nguồn vốn huy động từ trái phiếu trong 2 năm qua đã tạo điều kiện cho chi nhánh đẩy mạnh cho vay trung dài hạn giúp các đơn vị đầu tư trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Có thể nói, trong 3 năm qua công tác huy động vốn ở chi nhánh NHCT_AG đã đạt được thành tựu đáng kể, nguồn vốn huy động tăng trưởng hàng năm. Chính sự tăng trưởng vốn này đã góp phần không nhỏ trong việc mở rộng kinh doanh phục vụ các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phương. 2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHCT_AG QUA 3 NĂM 2.1. Phân tích doanh số cho vay Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một NHTM nào. Sự chuyển hoá từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với bản thân ngân hàng. Bởi vì, nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra được lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay là hoạt động mang tính rủi ro lớn vì vậy cần phải quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro. 2.1.1. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế NHCT_AG đầu tư tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn cho tất cả các thành phần kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau như: công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, xây dựng, kinh doanh, dịch vụ,… Mặc dù chi nhánh mở rộng quan hệ cho vay đối với mọi thành phần kinh tế kể cả quốc doanh và ngoài quốc doanh, nhưng trong 3 năm qua doanh số cho vay đối với 28 SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu
- GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG khu vực quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay. Điều này cũng là tất yếu bởi vì thành phần kinh tế quốc doanh là những khách hàng truyền thống hoạt động kinh có hiệu quả, có địa bàn và qui mô hoạt động rộng lớn. Còn các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tuy cũng có lĩnh vực hoạt động đa dạng nhưng qui mô hoạt động vừa và nhỏ nên lượng vốn cho vay chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh. Trong 3 năm qua, chi nhánh đã không ngừng củng cố và mở rộng đầu tư tín dụng trên địa bàn tỉnh, kết quả đạt được doanh số cho vay như sau: Bảng 4: Doanh Số Cho Vay Theo Thành Phần Kinh Tế ĐVT: triệu đồng 2002/2001 2003/2002 Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tuyệt Tương Tuyệt Tương đối đối(%) đối đối(%) Quốc doanh 351.028 411.606 565.159 60.578 17,26 153.553 37,30 Ngoài quốc doanh 230.860 328.091 398.239 97.231 42,12 70.148 21,38 Tổng cộng 581.886 739.697 963.398 157.811 27,12 223.701 30,24 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHCT_AG Triệu đ ồng 963.398 739.697 581.886 565.159 411.606 398.239 351.028 328.091 230.860 2001 2002 2003 Nă m Quốc doanh Ngoài quốc doanh Tổng cộng Đồ thị 3: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay tăng trưởng hàng năm. Cụ thể, năm 2002 đạt 739.697 triệu đồng tăng 157.811 triệu đồng so với năm 2001, tốc độ tăng 27,12%; đền năm 2003 đạt 963.398 triệu đồng tăng 223.701 triệu đồng so với năm 29 SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu
- GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG 2002, tốc độ tăng 30,24%. Trong thời gian này, NHCT_AG luôn bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh, trên cơ sở các chương trình tín dụng đã được xây dựng tập trung cho vay những ngành trọng điểm, ưu tiên cho vay đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, các cơ sở, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra chi nhánh còn mở rộng đối tượng khách hàng cho vay nên số lượng khách hàng vay vốn ngày càng tăng, do vậy doanh số cho vay 3 năm qua đều tăng hàng năm. Trong thời gian qua, doanh số cho vay kể cả quốc doanh và ngoài quốc doanh đều tăng. Qua đó cho thấy chi nhánh không những đẩy mạnh cho vay đối các đơn vị kinh tế quốc doanh mà còn mở rộng tín dụng đối các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh, điều này còn được thể hiện qua tỷ trọng của doanh số cho vay đối với khu vực ngoài quốc doanh có xu hướng tăng lên. Đối với các đơn vị kinh tế quốc doanh Các doanh nghiệp nhà nước có quan hệ tín dụng thường xuyên với NHCT_AG như Công ty điện nước An Giang, Công ty xây lắp An Giang, Công ty khai thác và chế biến đá An Giang,… đây là những đơn vị có hoạt động kinh doanh ổn định, chấp hành thể lệ tín dụng tương đối tốt, trả nợ và lãi sòng phẳng nên tạo được uy tín đối với ngân hàng. Doanh số cho vay đối với khu vực này cụ thể như sau: năm 2002 đạt 411.606 triệu đồng tăng 60.578 triệu đồng so với năm 2001, tốc độ tăng 17,26%; năm 2003 đạt 565.159 triệu đồng tăng 153.553 triệu đồng so với năm 2002, tốc độ tăng 37,3%. Trong 3 năm qua, doanh số cho vay đối với khu vực này đều tăng hàng năm. Điều này cho thấy các doanh nghiệp nhà nước này đang phát triển nên nhu cầu về vốn càng nhiều mà chỉ có ngân hàng là nơi đáp ứng nhu cầu vốn cho họ kịp thời và đúng lúc. Dựa vào đặc điểm này mà chi nhánh đã cố gắng huy động vốn từ các thành phần kinh tế cộng với nguồn vốn điều hoà từ NHCTVN nên chi nhánh cũng đã cung ứng vốn kịp thời cho các doanh nghiệp hoạt động. Đối với các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh Tuy các đơn vị kinh tế, các cơ sở ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ, vốn tự có thấp nhưng có số lượng rất lớn. Trong thời gian qua doanh số cho vay tại chi nhánh đối với khu vực này như sau: năm 2001 đạt 230.860 triệu đồng; năm 2002 đạt 328.091 triệu đồng tăng 97.231 triệu đồng so với năm 2001, tốc độ tăng 42,12%; đến năm 2003 đạt doanh số 398.239 triệu đồng tăng 70.148 triệu đồngso với năm 2002, tốc 30 SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu
- GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG độ tăng 21,38%. Nhìn chung trong 2 năm qua kinh tế trong tỉnh tăng trưởng khá, sản xuất phát triển, từ đó mà nhu cầu vốn để đầu tư cho sản xuất đã tăng lên. Về phía ngân hàng do chủ động được nguồn vốn nên mạnh dạng đầu tư tín dụng đối với bộ phận tư doanh, hộ kinh doanh cá thể nên doanh số cho vay tại chi nhánh trong khu vực ngoài quốc doanh cũng tăng lên. Ngoài ra chi nhánh còn thực hiện cho vay nông dân hỗ trợ vốn để hộ nông dân sản xuất, chăn nuôi, mua sắm công cụ sản xuất, xây dựng và sửa chữa nhà ở, cải tạo vườn tạp , đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế nông thôn, giúp người dân có vốn an tâm sản xuất, mở rộng ngành nghề. Nhờ đó ngân hàng đã thiết lập được mối quan hệ rộng lớn trong xã hội, tạo điều kiện cho việc mở rộng tín dụng trong thời gian tới. Qua phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế, trong 3 năm qua do ưu tiên cho vay các doanh nghiệp quốc doanh nên doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp quốc doanh đều chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng doanh số cho vay. Từ đó mà thu nhập của chi nhánh từ hoạt động cấp tín dụng đối với khu vực quốc doanh cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro tín dụng, không tập trung tín dụng vào một số khách hàng do đó chi nhánh cần thực hiện điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng tăng tỷ trọng cho vay đối với khu vực ngoài quốc doanh, trong đó tăng cường cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể và hộ nông dân để phân tán rủi ro, đồng thời ngân hàng cần tăng cường cho vay cho các đơn vị xuất khẩu hoạt động có hiệu quả để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh đối ngoại của ngân hàng. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng cần phải duy trì các khách hàng truyền thống, khách hàng là các doanh nghiệp nhà nước có quan hệ tiền gửi và dư nợ lớn, an toàn để đảm bảo tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới. 2.1.2. Doanh số cho vay theo thể loại cho vay Hoạt động cấp tín dụng tại NHCT_AG đều tăng trưởng qua các năm. Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng được đầu tư hầu hết vào các thành phần kinh tế nhằm hỗ trợ vốn cho các đơn vị bổ sung vào vốn kinh doanh để phát triển sản xuất. NHCT_AG đầu tư tín dụng ngắn hạn, trung dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động và vốn cố định của các đơn vị. Trong 3 năm qua đạt được kết quả như sau: 31 SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu
- GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG Bảng 5: Doanh Số Cho vay Theo Thể Loại Cho Vay ĐVT: triệu đồng 2001 2002 2003 2002/2001 2003/2002 Chỉ tiêu Doanh % Doanh % Doanh % Tuyệt Tương Tuyệt Tương số số số đối đối(%) đối đối(%) Ngắn hạn 542.915 93,3 668.943 90,43 913.505 94,8 126.028 23,21 244.562 36,56 Trung-dài hạn 38.971 6,7 70.754 9,57 49.893 5,18 31.783 81,56 -20.861 -29,48 Tổng cộng 581.886 100 739.697 100 963.398 100 157.811 27,12 223.701 30,24 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHCT_AG Triệu đồng 913. 505 Ngắn hạn 668. 943 Trung-dài hạn 542. 915 70. 754 49. 893 38. 971 Năm 2001 2002 2003 Đồ thị 4: Doanh số cho vay theo thể loại cho vay Doanh số cho vay ngắn hạn Trong hoạt động cấp tín dụng thì tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn ( trên 90% ) trên tổng doanh số cho vay. Bởi vì nguồn vốn để cho vay của NHCT_AG chủ yếu từ huy động ngắn hạn, hơn nữa An Giang là tỉnh phát triển đa dạng các ngành nghề nhưng phần lớn là các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn nên việc cho vay của ngân hàng thường tập trung cho vay ngắn hạn. Mục đích của tín dụng ngắn hạn là bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị vay vốn để sản xuất kinh doanh, tài trợ xuất nhập khẩu và đáp ứng tiêu dùng cá nhân. Công tác cho vay vốn lưu động tại chi nhánh NHCT_AG tập trung cho tài trợ thu mua lương thực, nông sản chế biến, vật tư nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, xây dựng,… 32 SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu
- GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG Trong thời gian qua việc cấp tín dụng ngắn hạn đạt được kết quả sau: năm 2002 đạt 668.943 triệu đồng tăng 126.028 triệu đồng so với năm 2001,tốc độ tăng 23,21%; năm 2003 đạt 913.505 triệu đồng tăng 244.562 triệu đồng so với năm 2002, tốc độ tăng 36,56%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong 2 năm qua sản xuất nông nghiệp gặp nhiều thuận lợi, các mặt hàng nông phẩm vừa trúng mùa, vừa trúng giá, sản lượng xuất khẩu và tiêu thụ tăng lên từ đó đã kích thích các hộ nông dân và các cơ sở chế biến nông sản đầu tư vốn phát triển sản xuất để tăng thu nhập làm tăng sức mua của xã hội và đã kích thích các thành phần kinh tế khác phát triển. Doanh số cho vay trung-dài hạn Mục đích của tín dụng trung-dài hạn nhằm giúp đỡ khách hàng mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị sản xuất… Việc cấp tín dụng trung-dài hạn tại NHCT_AG đạt được qua các năm như sau: năm 2001 đạt 38.971 triệu đồng; năm 2002 đạt 70.754 triệu đồng tăng 31.738 triệu đồng so với năm 2001, tốc độ tăng 81,56%; nhưng đến năm 2003 đạt 49.893 triệu đồng giảm 20.861 triệu đồng hay giảm 29,48%. Các khoản cho vay trung-dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu lại có độ rủi ro lớn nên ngân hàng rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay. Tuy nhiên, sự biến động của doanh số cho vay trong năm 2002 cho thấy nhu cầu đầu tư của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong tỉnh tăng cao và các dự án / phương án có tính khả thi và có tính thuyết phục về hiệu quả kinh tế, về phía ngân hàng trong năm này đã phát hành được 12.664 triệu đồng trái phiếu tạo nguồn vốn tín dụng trung dài hạn cho chi nhánh nên chi nhánh cũng đã đẩy mạnh cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị hoạt động. Hoạt động cấp tín dụng ở hầu hết các ngân hàng thương mại nói chung và ở NHCT_AG nói riêng thì tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng doanh số cho vay, do đó thu nhập của ngân hàng chủ yếu từ cấp tín dụng ngắn hạn. Hơn nữa trong 3 năm qua doanh số cho vay trung dài hạn tại NHCT_AG cũng tương đối cao, do các khoản cho vay trung-dài hạn có đặc điểm là thu hồi vốn trong nhiều năm, do đó nếu doanh số cho vay trung-dài hạn quá cao sẽ dẫn đến dư nợ trung-dài hạn trong năm và các năm sau sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, rủi ro cao. Vì vậy trong thời gian tới, chi nhánh cần tập trung cho vay ngắn hạn và hạn chế cho vay trung-dài hạn để đảm bảo tỷ lệ dư nợ trung-dài hạn trong tổng dư nợ theo kế hoạch đã đề ra. Khi thực hiện 33 SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn " Hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay"
41 p | 864 | 584
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
43 p | 308 | 106
-
Luận văn : Hoạt động tín dụng trong các NHTM ở Việt Nam hiện nay
41 p | 242 | 83
-
Luận văn tài chính doanh nghiệp: Thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang
65 p | 363 | 81
-
Luận văn: Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
82 p | 201 | 73
-
Luận văn tốt nghiệp phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần miền Tây
96 p | 206 | 63
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng
94 p | 164 | 40
-
Luận văn: Hoạt động tín dụng tại ngân hàng liên doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ
74 p | 140 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc
108 p | 41 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNN&PTNT huyện Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh
98 p | 65 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện hoạt động tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, chi nhánh Quãng Ngãi
116 p | 9 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi
24 p | 12 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Dương Đông
115 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng đối với các hộ kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Tân Phú đến năm 2015
92 p | 44 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng (CRM) trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế
105 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đà Nẵng
122 p | 2 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương chi nhánh Hà Nội
78 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và Quản lý: Nâng cao chất lượng thẩm định sự án đầu tư trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy
143 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn