LUẬN VĂN: Huy động và sử dụng vốn xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh kon tum
lượt xem 45
download
Vốn là một phạm trù kinh tế trong nền kinh tế thị trường, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Việt Nam có nền kinh tế đang phát triển, vốn vừa là phương thức, vừa là điều kiện để thực hiện mục tiêu kinh tế-xó hội; vốn tạo ra khả năng huy động, sử dụng và khai thác tốt mọi nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế góp phần xoá đói giảm nghèo (XĐGN), thực hiện công bằng xó hội ngay trong từng bước phát triển. Kon Tum là một tỉnh...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Huy động và sử dụng vốn xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh kon tum
- LUẬN VĂN: Huy động và sử dụng vốn xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh kon tum
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vốn là một phạm trù kinh tế trong nền kinh tế thị trường, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Việt Nam có nền kinh tế đang phát triển, vốn vừa là phương thức, vừa là điều kiện để thực hiện mục tiêu kinh tế-xó hội; vốn tạo ra khả năng huy động, sử dụng và khai thác tốt mọi nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế góp phần xoá đói giảm nghèo (XĐGN), thực hiện công bằng xó hội ngay trong từng bước phát triển. Kon Tum là một tỉnh miền núi, nền kinh tế cơ bản vẫn là nông nghiệp. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xó hội yếu kộm và thiếu đồng bộ. Trỡnh độ dân trí thấp, chất lượng nguồn nhân lực cũn nhiều hạn chế; đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vùng sâu, vùng xa gặp nhiều thiếu thốn. Vỡ vậy, vốn trở thành nhõn tố cú tớnh cấp bỏch, vừa cú ý nghĩa lõu dài để đầu tư phát triển kinh tế, thực hiện mục tiêu XĐGN bền vững, tạo ra việc làm, nâng cao mức sống cho đồng bào DTTS. Những năm qua Đảng và Nhà nước đó chỳ trọng đầu tư, hỗ trợ vốn XĐGN thông qua các nghị quyết, chương trỡnh như: Quyết định 656/TTg của Thủ tướng Chính phủ: về phỏt triển kinh tế-xó hội Tõy Nguyờn; Chương trỡnh 134, 135, 139…, là nhằm mục đích phát triển kinh tế-xó hội, XĐGN. Thực hiện các nghị quyết của Chính phủ, Kon Tum đó cú những chủ trương, biện pháp sát thực, tích cực huy động và hỗ trợ vốn đầu tư để XĐGN, nhờ đó đời sống của đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực. Song, nguồn vốn đó huy động được rất hạn chế so với nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS, nhưng đầu tư dàn trải, manh mún, hiệu quả chưa cao. Đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa cái đói, cái nghèo vẫn đeo đẳng mói ở một bộ phận không nhỏ, tỷ lệ hộ nghèo cao 38,63% [13, tr.107]. Vấn đề đặt ra, cần xây dựng những giải pháp đúng đắn để huy động và sử dụng vốn từ các chương trỡnh XĐGN phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xó hội mà Đại hội X của Đảng đề ra: đầu tư mạnh hơn cho các chương trỡnh XĐGN nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào DTSS [16, tr.90], là đũi hỏi bức thiết cả về mặt kinh tế, chớnh trị, xó hội, an ninh-quốc phũng. Thực hiện mục tiêu trên, chính là ước nguyện của Bác Hồ, Tôi chỉ có
- một ham muốn, ham muốn tột bậc là “đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” [29, tr.161]. Do vậy, nghiên cứu “huy động và sử dụng vốn XĐGN cho đồng bào DTTS tỉnh Kon Tum” được chọn làm luận văn Thạc sỹ kinh tế. 2. Tỡnh hỡnh nghiờn cứu liờn quan đến đề tài Hiện nay có nhiều tác giả đó nghiờn cứu về vốn đầu tư, về sử dụng vốn XĐGN. Trong đó có một số công trỡnh khoa học tiờu biểu như: - Nguyễn Văn Lai, “Những giải pháp chủ yếu nhằm huy động vốn trong nước phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam”, Luận án Phó tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1996 - Nguyễn Đẩu, “Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế Thành phố Đà Nẵng- Thực trạng và giải pháp”, Luận án thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1999 - Đinh Văn Phượng (2000), “Thu hút và sử dụng vốn đầu tư để phát triển kinh tế miền núi phía bắc nước ta hiện nay”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - Nguyễn Văn Thông (2008), “Đầu tư vốn của nhà nước để phát triển kinh tế xó hội ở cỏc huyện vựng nỳi cao tỉnh Nghệ An”, Luận án thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Nhỡn chung, cỏc cụng trỡnh nghiờn cứu trờn đó tỡm ra các giải pháp sử dụng vốn, đầu tư phỏt triển kinh tế-xó hội, giải phỏp huy động vốn sản xuất, kinh doanh. Tỉnh Kon Tum cho đến nay, vấn đề huy động và sử dụng vốn XĐGN cho đồng bào DTTS chưa có tác giả nào nghiên cứu để làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài - Mục đích: nghiên cứu đề xuất phương hướng và các nhóm giải pháp huy động và sử dụng vốn XĐGN cho đồng bào DTTS ở tỉnh Kon Tum trong thời gian tới. - Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về vốn, phương thức huy đồng và sử dụng vốn. Đánh giá thực trạng huy động và sử dụng vốn XĐGN cho đồng bào DTTS tỉnh Kon Tum trong thời gian qua.
- 4. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu của đề tài - Luận văn tập trung nghiên cứu việc huy động và sử dụng vốn (tính giá trị bằng tiền) từ Chương trỡnh mục tiờu Quốc gia giảm nghốo và vốn từ một số chương trỡnh lồng ghộp XĐGN cho đồng bào DTTS ở tỉnh Kon Tum. - Thời gian nghiên cứu chỉ tập trung vào giai đoạn 1997 – 2008. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, đường lối của Đảng và Chính sách của Nhà nước, các văn bản, Nghị quyết của tỉnh Kon Tum về huy động và sử dụng vốn XĐGN. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: điều tra, khảo sát thực tiễn, thống kê, phân tích, tổng hợp, kế thừa các công trỡnh khoa học đó cú về lý thuyết; lượng hóa một số chỉ tiêu đánh giá. 6. Ý nghĩa của luận văn - Phõn tớch vai trũ của vốn tiền tệ, mối quan hệ huy động và sử dụng vốn XĐGN đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Trỡnh bày và phõn tớch một số chỉ tiờu đánh giá cụ thể về huy động và sử dụng vốn XĐGN ở tỉnh Kon Tum. - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu chính sách huy động và sử dụng các nguồn vốn XĐGN đối với đồng bào dân tộc và miền núi nói chung. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 6 tiết. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. ĐẶC ĐIỂM NGHÈO ĐÓI CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ YÊU CẦU VỀ VỐN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
- 1.1.1. Một số khái niệm về nghèo đói Vấn đề nghèo đói đang diễn ra trên khắp các châu lục với những mức độ khác nhau, nó trở thành thách thức lớn đối với sự phát triển của nhân loại. Điều nghịch lý hiện nay, chúng ta đang sống trong một xó hội hiện đại, văn minh với trỡnh độ phát triển kinh tế vượt bậc và ứng dụng những phát minh thần kỳ của khoa học công nghệ (KHCN) vào đời sống, nhưng điều đó không tránh khỏi một thực tế là có một bộ phận lớn dân cư trên thế giới đang sống dưới mức nghèo khổ. Có thể nói nghèo đói là một hiện tượng xó hội mang tớnh toàn cầu, nú tồn tại và khụng cú biờn giới riờng cho mỗi nước. Cuộc chiến chống nghèo đói là cuộc chiến trên phạm vi toàn cầu, được Liên hợp quốc xác định là một trong những mục tiêu phát triển cơ bản của thiên niên kỷ mới. Nghèo đói là một khái niệm rộng, luôn thay đổi theo không gian-thời gian và tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, vùng miền mà có những định nghĩa khác nhau. Đến nay, các nhà nghiên cứu và các tổ chức quốc tế đó đưa ra nhiều khái niệm khác nhau, như tại Hội nghị bàn về XĐGN ở khu vực Châu Á Thái Bỡnh Dương do ESCAP tổ chức ở Băng Cốc - Thái Lan vào tháng 9 năm 1993, các quốc gia đó thống nhất cho rằng: “nghốo đói là tỡnh trạng một bộ phận dõn cư không được hưởng và thoả món những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đó được xó hội thừa nhận tuỳ theo trỡnh độ phát triển kinh tế-xó hội và phong tục tập quỏn của địa phương” [60]. Khái niệm trên được coi là một định nghĩa chung nhất về nghèo đói, vỡ đó đưa ra nội hàm cơ bản của nó “không được hưởng và thoả món những nhu cầu cơ bản của con người”, nhu cầu cơ bản ở đây chính là cái tối cần thiết để duy trỡ sự tồn tại của con người và phản ánh tỡnh trạng nghốo khổ cựng cực, là bản thể con người thiếu ăn không đủ no, không đủ năng lượng để duy trỡ tỏi sản xuất sức lao động (SĐL). Tuy nhiên, định nghĩa chỉ nêu lên định tính của nghèo đói, cũn bỏ ngỏ về mặt lượng, vỡ cũn phải xột đến “trỡnh độ phát triển kinh tế-xó hội, phong tục tập quán của địa phương”. Tháng 3 năm 1995, tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển xó hội ở Copenhagen Đan Mạch, nêu ra: “người nghèo là tất cả những ai có thu nhập thấp hơn dưới 1USD mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”[61]. Khác với định nghĩa do ESCAP đưa ra, định nghĩa này đó phản ỏnh được tiêu chí nghèo đói về mặt lượng “thu nhập thấp hơn dưới
- 1USD mỗi ngày cho mỗi người”. Khái quát ở tầm vĩ mô, Ngân hàng Thế giới đưa ra: “nghèo đói là sự thiếu hụt không thể chấp nhận được trong phúc lợi xó hội của con người, bao gồm cả khía cạnh sinh lý học và xó hội học”[60]. Thiếu hụt về sinh lý học là khụng đáp ứng nhu cầu vật chất và nhà ở; cũn thiếu hụt về sinh học như dinh dưỡng, sức khoẻ, giỏo dục; thiếu hụt về mặt xó hội liờn quan đến những khái niệm bỡnh đẳng, rủi ro và được tự chủ, tôn trọng trong xó hội. Ngày nay, có nhiều quan điểm mới về nghèo không chỉ dựa vào thu nhập hay chi tiờu mà cũn quan tõm đến cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trỡnh phỏt triển của cộng đồng. Chuyên gia hàng đầu của Tổ chức Lao động thế giới (ILO) định nghĩa: nghèo là những người không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu; có mức sống thấp hơn mức sống trung bỡnh của cộng đồng dân cư; thiếu cơ hội tham gia vào phát triển của cộng đồng. Để đánh giá mức độ nghèo, người ta chia nghèo thành hai loại: nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. - Nghèo tuyệt đối: là người có thu nhập không đủ ăn; họ đói, thiếu ăn thường xuyên, sống một cuộc sống cùng cực, chạy ăn từng bữa, lo bữa ăn hôm nay không biết bữa ăn ngày mai [43, tr.69]. - Nghèo tương đối: là tỡnh trạng một bộ phận dõn cư có mức sống dưới mức trung bỡnh của cộng đồng [11, tr.171] Tóm lại, nghèo tuyệt đối phản ánh tỡnh trạng một bộ phận dõn cư phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn cùng cực, họ không được hưởng và thoả món những nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Tức là những đảm bảo ở mức tối thiểu về ăn, mặc, nhà ở, sinh hoạt, vệ sinh, chăm sóc y tế và giáo dục [11, tr.171]. Cũn nghốo tương đối phản ánh sự chênh lệch về mức sống của một bộ phận dân cư khi so sánh với mức sống trung bỡnh của cộng đồng địa phương trong một thời kỳ nhất định. Do đó, chúng ta có thể xóa nghèo tuyệt đối, cũn nghốo tương đối luôn xảy ra trong xó hội ở bất cứ quốc gia nào. Dựa vào những khái niệm chung do các tổ chức quốc tế đưa ra và căn cứ vào thực trạng kinh tế-xó hội ở nước ta, trong Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và XĐGN đến năm 2005 và 2010, Việt Nam thừa nhận định nghĩa về nghèo đói tại Hội nghị chống đói
- nghèo khu vực châu Á- Thái Bỡnh Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc- Thái Lan tháng 9 năm 1993. Đồng thời đưa ra quan điểm nghèo đói ở nước ta: Nghốo là tỡnh trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện. Thu nhập hạn chế, hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn và dễ bị tổn thương trước những đột biến bất lợi, ít có khả năng truyền đạt nhu cầu và những khó khăn tới người có khả năng giải quyết, ít được tham gia vào quá trỡnh ra quyết định [34, tr.7]. Mặt khác, vấn đề nghèo đói ở Việt Nam cũn được nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau như cá nhân, hộ gia đỡnh và cộng đồng, đó là: Đói: là những hộ hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ một đến hai tháng, thường vay mượn của cộng đồng [11, tr.172]. Hộ đói: là hộ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, ốm đau không có tiền chữa bệnh, nhà ở tranh tre nứa lá, tạm bợ, mưa dột ướt. Hộ nghèo: là hộ đói ăn nhưng không đứt bữa, áo mặc không đủ lành, không đủ ấm, không có khả năng phát triển sản xuất. Xó nghốo: là xó cú tỷ lệ trờn 25% số hộ nghốo, thiếu kết cấu hạ tầng thiết yếu nh ư điện, đường, trường, trạm xá, nước sạch…, trỡnh độ dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ cao. Huyện nghèo: là địa bàn dân cư tương đối rộng, nằm ở những vùng khó khăn hiểm trở, biên giới, là huyện có tỷ lệ xó nghốo và hộ nghốo cao. Trên cơ sở quan điểm của Việt Nam về nghèo đói, hộ nghèo, xó nghốo, huyện nghốo, chỳng ta cú thể chỉ ra số lượng, tỷ lệ hộ nghèo đói và xó nghốo... làm cơ sở khoa học để phân tích, đánh giá đúng đắn nhu cầu về vốn XĐGN cho đầu tư tăng trưởng và đầu tư phát triển cho xó nghốo, huyện nghốo. Như vậy, từ các định nghĩa của các tổ chức quốc tế và Việt Nam, cho ta rút ra đặc trưng của nghèo đói qua các khía cạnh như: nghèo đúi là tỡnh trạng con người bị thiếu thốn ở rất nhiều phương diện về thu nhập hạn chế, thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng những lúc khó khăn và dễ bị tổn thương trước những đột biến bởi tự nhiên, xó hội; khụng được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho
- con người; có mức sống thấp hơn mức sống trung bỡnh của cộng đồng dân cư; thiếu cơ hội lựa chọn và tham gia vào quá trỡnh ra quyết định phát triển của cộng đồng. Đồng thời qua nghiên cứu các định nghĩa nói trên, chúng ta nhận thấy nghèo đói có nguồn gốc căn nguyên từ kinh tế. Nhưng tại sao nghèo đói vẫn tồn tại phổ biến và len lỏi các châu lục, kể cả các nước có nền kinh tế phát triển, cho nên nghèo đói là một hiện tượng kinh tế-xó hội phức tạp, chứ khụng thuần tuý về mặt kinh tế. Chúng ta không chỉ nghiên cứu nghèo đói ở góc cạnh của đời sống kinh tế mà cũn phải đánh giá trên bỡnh diện cỏc nhõn tố tự nhiờn, kinh tế, chớnh trị, văn hóa, giỏo dục, xó hội, phong tục tập quỏn, mụi trường và an ninh quốc phũng, từ đó tỡm ra xu hướng, phương thức, biện pháp giải quyết vấn đề nghèo đói. Đánh giá đúng đắn những nhân tố tác động đến nghèo đói để xây dựng các giải pháp đồng bộ cho việc huy động và sử dụng vốn XĐGN bền vững ở Việt Nam, đặc biệt là vùng sâu, vùng cao, biên giới, vùng đồng bào DTTS tỉnh Kon Tum. 1.1.2. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo Thuật ngữ “tiêu chí” và “chuẩn” có nghĩa như sau: tiêu chí là tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại một sự vật, một khái niệm [50, tr.990]. Như vậy, tiêu chí là một khái niệm để nhận biết một sự vật mang tính định tính. Cũn “chuẩn” cú nghĩa là cỏi được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đó mà làm cho đúng. Vật được chọn làm mẫu để thể hiện một đơn vị đo lường. Cái được công nhận là đúng theo quy định [50, tr.181]. Như vậy, chuẩn mang tính định lượng. Từ nội hàm của thuật ngữ “tiêu chí và chuẩn”, ta có thể hiểu tiêu chí xác định chuẩn nghèo: là thước đo lường của một tổ chức kinh tế, chính trị, xó hội nào đó đưa ra để đánh giá mức thu nhập bỡnh quõn đầu người của một quốc gia, vựng lónh thổ. Nếu ai cú thu nhập thấp dưới quy định đó đưa ra thỡ được gọi là người nghèo. Chuẩn nghèo là công cụ để phân biệt giữa người nghèo và người không nghèo. Các tổ chức Quốc tế và nhiều quốc gia trên thế giới (trong đó có Việt Nam) đưa ra những tiêu chí khác nhau để xác định nghèo đói. Cũng có những tiêu chí xác định nghèo đói luôn bị biến đổi theo không- thời gian. Về không gian, nó thay đổi theo trỡnh độ phát triển kinh tế-xó hội, mức sống người dân ở từng vùng, từng quốc gia. Về thời gian, chuẩn nghèo cũng có sự biến động lớn và thay đổi theo tiến trỡnh phỏt triển
- kinh tế- xó hội, theo nhu cầu của con người trong từng giai đoạn lịch sử. Việt Nam cho đến nay đó 4 lần đưa ra chuẩn nghèo khác nhau cho từng vùng, khu vực (xem bảng 1.1). 1.1.2.1. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo của thế giới Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức độ giàu nghèo của các quốc gia dựa vào thu nhập quốc dân bỡnh quõn tớnh theo đầu người trong một năm hoặc mức kcal tối thiểu là 2.100kcal/người/ngày. Với hai cách tính như sau: Phương pháp tính theo tỷ giá hối đoái (tính USD): theo phương pháp này, người ta chia thành 6 loại nước (lấy mức thu nhập bỡnh quõn năm 1990) để xác định người nghèo khổ Trên 25.000 USD/người/năm : nước cực giàu Từ 20.000 USD đến dưới 25.000 USD/người/năm : nước giàu Từ 10.000 USD đến dưới 20.000 USD/người/năm : nước khá giàu Từ 2.500 USD đến dưới 10.000 USD/người/năm : nước trung bỡnh Từ 500 USD đến 2.500 USD/người/năm : nước nghèo Dưới 500 USD/ người/năm : nước cực nghèo Phương pháp tính theo sức mua tương đương (Purchasing Power Parity-PPP): Ngân hàng Thế giới khuyến nghị về chuẩn nghèo khổ cho các nước đang phát triển là thu nhập 1USD/người/ngày theo sức mua tương đương của địa phương so với đô la Mỹ để thoả món nhu cầu năng lượng tối thiểu cần thiết cho một người là 2.100 kcal/ngày; mức 2 USD trở xuống cho châu Mỹ Latinh và Carribean; mức 4 USD trở xuống cho các n ước Đông Âu và 14,4 USD trở xuống cho các nước công nghiệp phát triển. Tuy vậy, mỗi quốc gia đều tự đưa ra tiêu chí riêng, chẳng hạn năm 2001, Mỹ đưa ra chuẩn nghèo là người có thu nhập dưới 12,4 USD/người/ngày; trước năm 2000, Trung Quốc đưa ra chuẩn nghèo là 960 nhân dân tệ/người/năm (tương đương 0,91 USD/người/ngày) [17, tr.113]. Theo cách tính này, trên thế giới hiện nay có khoảng 1,3 tỷ người nghèo đói và có thể tăng lên 1,5 tỷ người vào năm 2025 [1, tr.48-49]. Cũng theo phương pháp xác định này, các khu vực có người nghèo đói lớn nhất trên thế giới là châu Phi có 80%; khu vực Nam Á có 79% và Trung Đông - Bắc Phi là 61% [19, tr.48]. Ngân hàng Thế giới căn cứ vào thu nhập bỡnh quõn đầu người để đánh giá mức độ giàu nghèo thỡ chưa phản ánh được toàn diện trỡnh
- độ phát triển, về mức sống và an sinh xó hội của một quốc gia. Vỡ vậy, cơ quan nghiên cứu con người của Liên hợp quốc đưa ra Chỉ số phát triển con người (HDI) để đánh giá sự tiến bộ trong phát triển con người. Chỉ số HDI đo thành tựu trung bỡnh của một quốc gia trờn ba phương diện của sự phát triển con người được tính bằng các tiêu chí, đó là: Tuổi thọ trung bỡnh từ lỳc sinh; Tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học của các cấp giáo dục; Thu nhập bỡnh quõn đầu người theo sức mua tương đương (PPP) Chỉ số HDI được tính bằng công thức sau: IA IE II N HDI = 3 Trong đó: IA là chỉ số đo tuổi thọ; IE là chỉ số đo tri thức giáo dục (kiến thức); IIN là chỉ số đo mức sống [36, tr.134]. Chỉ số HDI nhận các giá trị biến thiên từ 0 đến 1; giá trị HDI của một quốc gia chỉ ra khoảng cách giữa mức độ tiến bộ trong phát triển con người đó đạt được với giá trị cao nhất có thể là 1. Vỡ vậy, thỏch thức đặt ra đối với nước ta là phải tỡm ra cỏc giải phỏp để đạt được những giá trị tiến bộ trong phát triển con người. Theo báo cáo của Liên hiệp quốc về chỉ số HDI năm 2007-2008, so với các nước có cùng điều kiện kinh tế xó hội, Việt Nam đó cú những tiến bộ rừ rệt, chỉ số HDI được 0,733 điểm, từ vị trí 109 lên vị trí 105 trong tổng số 177 nước được điều tra, tăng 4 bậc so với năm 2006-2007 và được xếp vào các nước có liên tục được cải thiện trong 20 năm qua [64]. Điều đó, chứng tỏ đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện. 1.1.2.2. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo của Việt Nam Thời gian qua, Việt Nam dựa trên hai loại tiêu chí để xác định chuẩn nghèo. * Một là, xác định đường nghèo đói theo chuẩn quốc tế do Tổng cục thống kê và Ngân hàng Thế giới đưa ra để đánh giá nghèo khổ trên giác độ vĩ mô. Ngân hàng Thế giới đó thực hiện trong các cuộc khảo sát ở Việt Nam qua các năm (1992 đến 1993; 1997 đến 1998 và 2002), thông qua chi tiêu bỡnh quõn đầu người để đo lường mức sống dân cư mà xác định đường nghèo đói. Đường nghèo đói lương thực, thực phẩm đó được các nước
- đang phát triển áp dụng: một giỏ tiêu dùng sẽ được tính, bao gồm 16 mặt hàng (chi tiêu lương thực, thực phẩm phải đảm bảo đủ 2.100 kcal/người/ngày), nếu hộ gia đỡnh khụng đáp ứng được giỏ tiêu dùng này sẽ được xác định là hộ nghèo. Nếu tính cả chi tiêu này cộng thêm chi tiêu cho các mặt hàng phi lương thực thực phẩm như quần áo, nhu cầu thông tin…, gọi là đường nghèo chung, đường nghèo chung được xác định ở mức cao hơn đường nghèo lương thực thực phẩm. * Hai là, chuẩn nghèo quốc gia do Bộ Lao động - Thương binh và Xó hội đưa ra dựa trờn tiờu chớ thu nhập bỡnh quõn đầu người để áp dụng trong công tác XĐGN. Cho đến nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xó hội đó 4 lần cụng bố chuẩn nghốo đói cho từng giai đoạn, lúc đầu chuẩn nghèo được xác định dựa vào nhu cầu chi tiêu, sau đó chuyển sang thu nhập. Việc xác định chuẩn nghèo dựa trên chỉ tiêu thu nhập của hộ gia đỡnh được tiến hành khảo sát, điều tra mức sống qua các năm 1993, 1998, 2002 và 2004 và có kết quả công bố chuẩn nghèo cho từng giai đoạn. Theo quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ đó ký, chuẩn nghốo mới giai đoạn 2006-2010 đó được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu, mức sống của người dân và gần sát với chuẩn nghèo của quốc tế (xem bảng 1.1).
- Bảng 1.1: Quy định chuẩn nghèo của Việt Nam cho từng giai đoạn Chuẩn nghèo đói qua Phân loại người nghèo Mức thu nhập bỡnh các giai đoạn đói quõn/người/tháng Đói khu vực nông thôn Dưới 8 kg Đói khu vực thành thị Dưới 13 kg 1993 - 1995 (mức thu nhập quy ra gạo) Nghèo khu vực nông thôn Dưới 15 kg Nghèo khu vực thành thị Dưới 20 kg Đói (tính cho mọi khu Dưới 13 kg (45.000 đồng) vực) Nghèo khu vực nông thôn Dưới 15 kg (55.000 đồng) 1996 - 2000 (mức thu miền núi, hải đảo nhập quy ra gạo tương đương với số tiền) Nghèo khu vực nông thôn, Dưới 20 kg (70.000 đồng) đồng bằng trung du Nghèo khu vực thành thị Dưới 25 kg (90.000 đồng) Nghèo khu vực nông thôn Dưới 80.000 đồng miền núi, hải đảo 2001 - 2005 (mức thu Nghèo khu vực nông thôn, Dưới 100.000 đồng nhập tính bằng tiền) đồng bằng trung du Nghèo khu vực thành thị Dưới 150.000 đồng Nghèo khu vực nông thôn Dưới 200.000 đồng 2006 - 2010 (mức thu nhập tính bằng tiền) Nghèo khu vực thành thị Dưới 260.000 đồng Nguồn: Bộ Lao động-Thương binh và Xó hội và Quyết định 170/2005/QĐ-TTg. 1.1.3. Đặc điểm nghèo đói của đồng bào dân tộc thiểu số 1.1.3.1. Nghèo đói mang tính chất vùng cao, vùng giáp ranh biên giới Nghèo đói của đồng bào DTTS sinh sống chủ yếu ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồi núi đá, dốc, vùng giáp ranh biên giới. Nghèo đói của họ mang tính chất vựng rất rừ rệt, tập trung chủ yếu ở cỏc vựng miền núi, Tây Nguyên là vùng nghèo nhất cả nước, tiếp đến là vùng miền núi phía Bắc và duyên hải Bắc Trung bộ [34, tr.9]. Các dân tộc
- thiểu số Việt Nam cư trú chủ yếu trên địa bàn vùng cao rộng lớn, chiếm gần ắ lónh thổ quốc gia [24, tr.6]. Đây là vùng có điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và thiên tai thường xuyên xảy ra, làm cho đời sống của đồng bào DTTS phụ thuộc và chịu sự tác động bởi các yếu tố tự nhiên. Hầu hết đời sống của họ gắn liền với rừng và đất rừng. Chẳng hạn, dân tộc Brâu và Rơmăm sống chủ yếu nhờ vào nương rẫy theo lối chọc tra hạt và hái lượm. Đồng bào DTTS ít có khả năng tiếp cận với các nguồn lực trong sản xuất như vốn, kỹ thuật, công nghệ… Thị trường tiêu thụ sản phẩm của họ gặp nhiều khó khăn do địa hỡnh chia cắt, giao thụng trắc trở. 1.1.3.2. Hầu hết đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đói là sinh nhiều con Quy mô hộ gia đỡnh đồng bào DTTS đông con là đặc điểm của nghèo đói, tỷ lệ sinh đẻ của hộ nghèo rất cao, một số hộ có 5 đến 7 người con [24, tr.15]. Gia đỡnh sinh nhiều con và kinh tế khú khăn không đáp ứng đủ điều kiện cho con em ăn học sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai, đặc biệt là người mẹ phần lớn thời gian chăm sóc, nuôi con trẻ nên ít có thời gian tham gia lao động, thu nhập chỉ cũn trụng chờ vào người chồng. Vỡ thế, trong gia đỡnh tỷ lệ người ăn theo không lao động cao, điều này làm cho các hộ đông con có thu nhập bỡnh quõn đầu người sẽ bị kéo xuống thấp hơn so với gia đỡnh ớt con. Nếu ai đó trong gia đỡnh bị ốm đau thỡ hoàn cảnh càng khú khăn hơn, cái vũng nghốo đói lại thắt chặt hơn, họ khó thóat ra khỏi nghèo đói. 1.1.3.3. Gia sản, thu nhập chịu sự tác động và phụ thuộc vào tự nhiên Hầu hết người nghèo DTTS, tài sản trong gia đỡnh khụng cú giỏ trị để bán, trao đổi; nhà ở tranh tre nứa lá, tạm bợ, dột nát. Đa số họ thu nhập chủ yếu dựa vào tự nhiên và phụ thuộc vào tự nhiên. Như lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, họ sử dụng những con giống vật nuôi, cây trồng rất cổ điển như giống lúa rẫy, ngô đá, gà và lợn tộc, kết quả cho năng suất thấp. Mức sống (kcal) thấp, không đảm bảo nhu cầu tối thiểu hàng ngày, dân tộc Pu Péo ở Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, tỷ lệ hộ đúi, nghốo là 100%, bỡnh quõn lương thực đầu người ở mức xấp xỉ 200kg/năm [24, tr.26]. Thu nhập của đồng bào DTTS phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, phương thức sản xuất nương rẫy, chọc lỗ tra hạt và hái lượm là chính. Nên họ rất dễ bị tác động bởi các yếu tố rủi ro như thiên tai, gia đỡnh cú người ốm
- đau thỡ dễ bị tổn thương và rơi vào tỡnh trạng khốn khú. Vỡ vậy, số hộ nghốo trở thành hộ đói, số hộ vừa thóat nghèo lại tái nghèo. 1.1.3.4. Nghèo đói thường là những hộ có trỡnh độ học vấn, chất lượng nguồn nhân lực rất thấp Người nghèo đồng bào DTTS có trỡnh độ học vấn thấp, ở Tây Nguyên trong số các gia đỡnh được thẩm vấn có 34,7% số người mù chữ, có 43,2% số người học cấp I, có 17,6% số người học cấp II và chỉ có 4,5% có trỡnh độ học cấp III trở lên [35, tr.35]. Con cái suy dinh dưỡng, thất học; sức khoẻ không được chăm sóc, thể trạng yếu như: dân tộc Chứt ở Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh, bà mẹ trưởng bản tên Đại, người bé như một đứa trẻ 11- 12 tuổi, nặng chừng 30 kg”[25, tr.58]. Hầu hết người lao động DTTS không có chuyên môn nên họ khó có khả năng tiếp cận với các yếu tố sản xuất đũi hỏi cần cú trỡnh độ tay nghề vỡ phải ứng dụng cụng nghệ mới vào sản xuất, cũng như các ngành nghề phi nông nghiệp. Người nghèo đồng bào DTTS chưa có nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ sản xuất khuyến nông, khuyến lâm, thuốc bảo vệ động, thực vật; nhiều yếu tố đầu vào của sản xuất như: điện, nước, con giống, cây trồng, phân bón…đó làm tăng chi phí, giảm chất lượng sản phẩm, giảm thu nhập tính trên đơn vị sản phẩm. Xuất phát từ trỡnh độ học vấn thấp, lao động không có chuyên môn là mấu chốt làm cho đồng bào DTTS khó tiếp cận và khai thác các yếu tố đầu vào trong sản xuất. Họ không có khả năng tự giải quyết các vấn đề vướng mắc liên quan đến pháp luật, dịch vụ y tế, kế hoạch hóa gia đỡnh. Tóm lại, đời sống kinh tế của đồng bào DTTS phụ thuộc vào tự nhiên, nên họ có thu nhập thấp, chi tiêu không có kế hoạch, không có khả năng tiết kiệm vốn, điều kiện ăn ở, sinh hoạt thiếu thốn. Trỡnh độ học vấn và nghề nghiệp thấp, chăm sóc sức khoẻ và dịch vụ y tế kém, chất lượng nguồn nhân lực thấp kém…là những yếu tố cơ bản, thường xuyên, vừa là đặc điểm, vừa là kết quả của sự gia tăng dân số và đói nghèo. Theo số liệu điều tra: nghèo đói là do thiếu vốn sản xuất chiếm 79%, thiếu kiến thức sản xuất 70%, thiếu thông tin về thị trường 35%, thiếu đất sản xuất 29%, đông con 24%, không tỡm được việc làm 24%, rủi ro 5,9%, gia đỡnh cú người mắc tệ nạn xó hội 1% [4, tr.15]. 1.1.4. Yêu cầu về vốn tiền tệ là nhu cầu bức thiết cho công tác xoá đói giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số
- Trong bất cứ mọi hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế, các ngành nghề kinh doanh, vốn là yếu tố cơ bản nhất để đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, tăng cường tiềm lực KHCN. Nâng cao trỡnh độ nguồn lao động, nhất là đối với đồng bào DTTS vùng sâu, vùng ĐBKK vấn đề phát triển kinh tế-xó hội, XĐGN thỡ yờu cầu về nguồn vốn là cấp thiết để giải quyết một số vấn đề xó hội cấp bỏch, đó là: * Yêu cầu về vốn cho đầu tư tăng trưởng và giải quyết nhu cầu cơ bản trước mắt - Những đặc điểm đói nghèo của đồng bào DTTS và điều kiện kinh tế xó hội đặc thù nêu trên (1.1.3) đó quy định yêu cầu trước tiên cần có nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trỡnh của Chính phủ bao gồm: Chương trỡnh mục tiêu Quốc gia giảm nghèo; chương trỡnh 134/CP,…, thông qua các chính sách như: hỗ trợ đồng bào DTTS vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK); hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở; dự án định canh định cư; dự án tín dụng ưu đói cho người nghèo; dự án hướng dẫn cách làm ăn và khuyến nông khuyến lâm cho người nghèo; dự án hỗ trợ sản xuất, phát triển làng nghề; dự án hỗ trợ cho người nghèo về y tế, về giáo dục… Trong đó, huy động nguồn vốn từ ngân sách địa phương, các doanh nghiệp và dân cư thỡ không có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, XĐGN cho đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng ĐBKK. Vỡ vậy, yờu cầu bức thiết hiện nay là cần tăng cường huy động tối đa các nguồn vốn trong và ngoài nước, đảm bảo cung ứng vốn đủ mạnh cho XĐGN, góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xó hội là một đũi hỏi mang tớnh thời sự hiện nay. Để XĐGN, đầu tư thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế thị trường, bảo vệ và tái tạo môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh kinh tế, xó hội, quốc phũng khụng những yờu cầu một lượng vốn đầu tư lớn, mà quan trọng hơn cũn phải cú kế hoạch phõn phối, sử dụng nguồn vốn XĐGN có hiệu quả. - Nghèo đói của các hộ DTTS ở mỗi một viễn cảnh khác nhau, nhưng tựu chung lại là do chịu tác động bởi các yếu tố: thiên tai địch họa, trỡnh độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu, thiếu tư liệu sản xuất (TLSX) làm cho họ rơi vào cảnh nghèo cùng cực, không có nhà ở, cơm không đủ ăn, ăn đứt bữa, con em không có điều kiện học hành, ốm đau không được chăm sóc y tế. Do vậy, cần phải có một lượng vốn tiền tệ thông qua các
- cơ quan chuyờn trỏch, cỏc tổ chức xó hội như: Quỹ cứu tế, Quỹ vỡ người nghèo, Hội chữ thập đỏ… để hỗ trợ cấp bách các mặt hàng nhu yếu phẩm cần thiết về lương thực, thực phẩm như gạo, muối, dầu lửa, quần áo; thuốc men…cho đồng bào DTTS với phương châm “cứu đói như cứu lửa” là việc làm nhân nghĩa, đạo lý và truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam. * Yêu cầu về vốn đầu tư cho phát triển kinh tế- xó hội - Để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, thế mạnh từ tài nguyên, môi trường sinh thái và nhân tố con người, truyền thống văn hóa, từng bước ổn định sản xuất, tạo cơ hội việc làm, thu nhập. Để nâng cao mức sống, cải thiện dân sinh, phát triển nguông nhân lực, nâng cao dân trí vùng đồng bào DTTS, thực hiện từng bước xoá bỏ sự khác biệt về đời sống vật chất, tinh thần, cũng như rút ngắn khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng nông thôn và thành thị. Tạo tiền đề, cơ sở, nền tảng, sức bật cho quá trỡnh CNH, HĐH đất nước trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, đũi hỏi Đảng và Nhà nước phải hỗ trợ một lượng vốn rất lớn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xó hội. Xõy dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư KHCN để đồng bào DTTS tiếp nhận và ứng dụng vào trong sản xuất là yêu cầu bức thiết đối với đồng bào DTTS. Hiện nay, yêu cầu về vốn XĐGN đó được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, khẳng định: “Nhà nước tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xó hội và trợ giỳp về điều kiện sản xuất, nâng cao kiến thức để người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo tự vươn lên thóat nghèo và cải thiện mức sống một cách bền vững” [16, tr.217]. - Vấn đề định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường. Xây dựng và đầu tư phát triển kinh tế-xó hội đi đôi với XĐGN, thực hiện công bằng xó hội ngay trong từng bước phát triển vỡ mục tiờu dõn giàu, nước mạnh, xó hội cụng bằng, dõn chủ, văn minh. Nhà nước ta chủ trương thực hiện chính sách phát triển kinh tế xó hội “đặc biệt” ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, biên giới, vùng đồng bào DTTS là hướng đến công bằng và bỡnh đẳng xó hội. Những yờu cầu mới phỏt sinh về phỳc lợi xó hội; về hiện đại hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn, đào tạo nghề cho người nghèo…đối với vùng khó khăn, vùng đồng bào DTTS; sự thoả đáng, hợp lý về các quyền và lợi ích vật chất, tinh thần giữa người với người, giữa các dân tộc anh em, giữa các vùng miền, nông thôn và thành thị. Vỡ thế, đầu tư vốn XĐGN cho đồng bào DTTS không những giải quyết cái nghèo, đói về mặt kinh
- tế mà nó có ý nghĩa về mặt chính trị, văn hóa, xó hội và niềm tin của họ đối với Đảng ta. Cho nên, chúng ta quan tâm đầu tư XĐGN và giải quyết được tỡnh trạng nghèo đói là một vấn đề xó hội cơ bản lâu dài; vừa là nhiệm vụ cấp bách nhằm đảm bảo tăng trưởng, phát triển kinh tế bền vững và thực hiện tiến bộ, cụng bằng xó hội, hạn chế sự bất bỡnh đẳng, phân hóa giàu nghèo. Để thực hiện được cần phải có một lượng vốn lớn đầu tư phát triển kinh tế-xó hội ở vùng đồng bào DTTS là yêu cầu bức thiết hiện nay. 1.2. VỐN - VẤN ĐỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.2.1. Khái quát chung về vốn và phân loại vốn 1.2.1.1. Khái niệm về vốn Vốn là nguồn lực quan trọng để thực hiện mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế của mọi quốc gia, vốn là yếu tố cơ bản không thể thiếu trong quá trỡnh sản xuất, kinh doanh với mục tiêu XĐGN bền vững. Các nhà kinh tế học thuộc các trường phái kinh tế trước C.Mác đó nghiờn cứu vốn thụng qua phạm trự tư bản và đi đến kết luận: vốn là tư bản mang lại thu nhập. Tiêu biểu cho các trường phái đó là trường phái Adam Smith, Ông cho rằng: tư bản là cái bộ phận dự trữ nhờ đó mà con người “trông mong nhận được thu nhập”[12, tr.153]. Nghiờn cứu quỏ trỡnh sản xuất TBCN, bằng tư duy biện chứng và phương pháp khoa học C.Mác đó khỏi quỏt và làm rừ bản chất của phạm trự vốn: vốn là khởi đầu của quá trỡnh sản xuất, kinh doanh “giá trị được ứng ra lúc ban đầu không những được bảo tồn trong lưu thông, mà cũn thay đổi đại lượng của nó, cũn cộng thờm một giỏ trị thặng dư, hay đó tự tăng thêm giá trị. Chính sự vận động đó đó biến giỏ trị thành tư bản” [28, tr.228]. Như vậy, bản chất của vốn là giá trị vận động, chức năng của vốn là sinh lời, nhưng để giá trị thành tư bản và tư bản sinh lời phải trải qua quá trỡnh vận động. Thông qua sự vận động, tư bản sinh sôi nảy nở, tiền đẻ ra tiền và lớn lên không ngừng. C.Mác đó khẳng định: Giá trị trở thành giá trị tự vận động, thành những đồng tiền tự vận động, và với tư cách là như thế, nó trở thành tư bản. Nó ra khỏi lĩnh vực lưu thông rồi lại trở lại lưu thông, tự duy trỡ và sinh sụi nảy nở trong lưu thông, quay trở về
- dưới dạng đó lớn lờn và lại khụng ngừng bắt đầu cũng một vũng chu chuyển ấy [28, tr.233-234]. Ngày nay, các nhà kinh tế học đó đưa ra nhiều khái niệm về vốn dưới các giác độ khác nhau, đó là: * Theo nghĩa rộng, vốn gồm toàn bộ các nguồn lực kinh tế được đưa vào chu chuyển như: tiền, lao động, vật tư, máy móc, thiết bị, tài nguyờn; giỏ trị của những tài sản vụ hỡnh như: vị trí kinh doanh, quyền phát minh, bí quyết công nghệ, uy tín doanh nghiệp, thông tin…Tài sản vốn vô hỡnh ngày càng cú vai trũ quan trọng trong cơ cấu vốn, trong nền sản xuất hàng hóa. * Theo nghĩa hẹp, vốn là một trong ba yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất (lao động, đất đai, vốn) [51, tr.300]. Trong nền kinh tế thị trường, vốn không chỉ là yếu tố quan trọng đối với các nước phát triển, mà vốn cũn là yếu tố cấp thiết đối với hầu hết các quốc gia đang phát triển và kém phát triển. Do vậy, phạm trù vốn đó được các nhà kinh tế hiện đại quan tâm nghiên cứu và tiếp cận ở những hỡnh thỏi khỏc nhau. Vốn là một loại nhân tố “đầu vào”, đồng thời bản thân nó lại là kết quả “đầu ra” của hoạt động kinh tế [5, tr.138]. Vốn là tiền của bỏ ra lúc đầu, dùng trong sản xuất, kinh doanh nhằm sinh lợi [50, tr.1126]. Dưới hỡnh thỏi tiền tệ, vốn được định nghĩa là các khoản tiết kiệm, tức là một bộ phận của thu nhập chưa được tiêu dùng như: tiền mặt, séc và hiện vật. Vốn tiền tệ luôn vận động và chuyển hóa về hỡnh thỏi vật chất, đồng thời từ trạng thái vật chất sang hỡnh thỏi tiền tệ. Dưới hỡnh thỏi vật chất, tổng số vốn của nền kinh tế đó tớch luỹ được cũn gọi là tài sản quốc gia. Tài sản quốc gia được tích luỹ, có thể chia thành hai nhóm: tài sản sản xuất (vốn sản xuất) và tài sản phi sản xuất (vốn phi sản xuất). - Vốn sản xuất: là tổng vốn vật chất mà một doanh nghiệp hay một quốc gia đó tớch luỹ được qua thời gian và được tiếp tục sử dụng vào quá trỡnh sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Vốn sản xuất bao gồm: công xưởng, nhà máy; trụ sở, trang thiết bị văn phũng
- phục vụ trực tiếp hoặc giỏn tiếp cho quỏ trỡnh sản xuất; mỏy múc thiết bị, phương tiện vận tải; các công trỡnh hạ tầng; tồn kho của tất cả cỏc loại hàng hóa [36, tr.229], đây là những TLSX không được chuyển hóa hết giỏ trị trong một quỏ trỡnh sản xuất kinh doanh, cú thể được tái sử dụng trong những quá trỡnh sản xuất tiếp theo. - Vốn phi sản xuất: ngoài vốn sản xuất thỡ tài sản quốc gia cũn bao gồm vốn vật chất phi sản xuất như các công trỡnh phỳc lợi cụng cộng, cỏc cụng trỡnh kiến trỳc quốc gia, nhà ở và cỏc cơ sở quân sự. Tài nguyên thiên nhiên (đất đai, khóan sản nguyên khai) không được liệt vào phạm trù vốn sản xuất vỡ nú khụng được tạo ra từ các hoạt động đầu tư của một quốc gia. Cũn cỏc khoản đầu tư dưới dạng thiết bị, máy móc, nhà xưởng, sân bay, bến cảng hay một số vật liệu khác cần cho quá trỡnh khai thỏc tài nguyờn, khóan sản thỡ được xếp vào vốn sản xuất. Như vậy, vốn sản xuất là một phần tài sản quốc gia; nó là kết quả của quỏ trỡnh tớch luỹ và trực tiếp sử dụng trong quỏ trỡnh sản xuất hiện tại. Vốn sản xuất phản ỏnh năng lực sản xuất của một doanh nghiệp hay của một quốc gia và nó quyết định khả năng hấp thụ vốn đầu tư. - Vốn đầu tư: là toàn bộ các khoản chi phí vật chất để phục vụ cho hoạt động đầu tư, bao gồm việc thay thế, phục hồi, sửa chữa, phát triển mới các công trỡnh kinh tế, xó hội [18, tr.10]. Vốn đầu tư cũn là tiền tớch luỹ của xó hội, của cỏc cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, của dân cư và vốn huy động từ các nguồn vốn khác được đưa vào sử dụng trong quá trỡnh tỏi sản xuất xó hội nhằm duy trỡ tiềm lực sẵn cú và tạo ra tiềm lực lớn hơn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt xó hội, gia đỡnh [27, tr.18]. Vốn đầu tư bao gồm đầu tư cho sản xuất và đầu tư cho phi sản xuất. Vốn đầu tư cho sản xuất là khoản chi phí để thay thế tài sản cố định bị thải loại thông qua quỹ khấu hao và chi phí để tăng tài sản cố định mới, tăng tài sản tồn kho và được gọi là tổng đầu tư; đầu tư thuần tuý chỉ bao gồm phần tăng mới. Cũn vốn đầu tư cho phi sản xuất chủ yếu là đầu tư các công trỡnh cụng cộng, phỳc lợi xó hội, căn cứ quân sự. Như vậy, vốn đầu tư nhằm bù đắp các tài sản quốc gia trong quá trỡnh sử dụng, tăng mới tài sản quốc gia, đồng thời đảm bảo cho chiến lược, mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ và công bằng xó hội.
- Bên cạnh vốn tồn tại dưới hỡnh thỏi vật chất, cũn cú cỏc loại vốn vụ hỡnh như: bằng phát minh sáng chế, bí quyết công nghệ, thương hiệu, sở hữu trí tuệ…không tồn tại dưới dạng vật chất nhưng nó có giá trị kinh tế cao và cũng là những yếu tố vốn không thể thiếu cho quá trỡnh phỏt triển trong nền kinh tế thị trường. * Từ cách tiếp cận trên về vốn, chúng ta rút ra đặc trưng cơ bản của vốn: Vốn được giá trị hóa biểu hiện bằng tiền là hỡnh thức phổ biến nhất hiện nay, nhưng không phải tất cả tiền đều là vốn. Trường hợp tiền để tích trữ chi tiêu hàng ngày không được gọi là vốn vỡ khụng sinh lời. Vốn không chỉ là lượng tiền mặt nhất định để trực tiếp đầu tư sinh lời mà cũn đại diện về mặt giá trị cho lượng tài sản hữu hỡnh và tài sản vụ hỡnh tham gia vào cỏc quỏ trỡnh đầu tư, kinh doanh. Trong sản xuất, kinh doanh vốn luôn vận động và chuyển hóa dưới cỏc hỡnh thỏi khỏc nhau và đảm nhiệm chức năng sinh lời. Vốn là tài sản hợp pháp, bao giờ cũng gắn với chủ sở hữu nhất định; không phải mọi tài sản đều được gọi là vốn, những tài sản bất động, nằm ở dạng tiềm năng không sinh lời thỡ khụng được gọi là vốn. Ở nơi nào, chúng ta không xác định được chủ sở hữu của vốn thỡ tất yếu vấn đề quản lý và sử dụng vốn kộm hiệu quả, gõy lóng phớ, thất thóat vốn. Trong nền kinh tế thị trường vốn là loại hàng hóa đặc biệt. Vốn cũng giống hàng hóa thông thường có giá trị và giá trị sử dụng, nhưng đặc biệt ở chỗ giá trị sử dụng của vốn có khả năng sinh lời và có sự tách biệt tương đối trong mối quan hệ giữa chủ sở hữu vốn và người sử dụng vốn. Chủ sở hữu bán quyền sử dụng vốn mà không mất quyền sở hữu vốn, khi chủ sở hữu bán quyền sử dụng vốn cho người khác trong một thời gian nhất định có kèm theo lợi tức (lợi tức là giá bán quyền sử dụng vốn). Quyền sử dụng vốn có giá trị về mặt thời gian nên ở mỗi thời điểm khác nhau thỡ giỏ trị của vốn cú sự khỏc nhau. Đồng thời, chính nhờ sự tách biệt tương đối giữa chủ sở hữu vốn và người sử dụng vốn theo thời gian nhất định, nên người sử dụng vốn có điều kiện tích luỹ, tập trung, huy động khối lượng vốn lớn để đầu tư thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế quốc dân, thực hiện mục tiêu XĐGN.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng công thương Ba Đình
83 p | 976 | 510
-
Luận văn - Huy động và sử dụng vốn tại công ty Sông Đà 11
83 p | 1301 | 238
-
Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại NHTM CP XNK chi nhánh Hà Nội
93 p | 676 | 232
-
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại Ngân Hàng Công Thương Tỉnh Hà Tây
66 p | 417 | 169
-
Luận văn: Phân tích thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) - chi nhánh Cần Thơ
76 p | 475 | 147
-
Luận văn " Huy động và sử dụng vốn tại công ty xây dựng và phát triển nhà số 6 "
83 p | 350 | 138
-
Luận văn: Một số vấn đề cơ bản về vốn và kế toán huy động vốn tại chi nhánh NHNN & PTNN Quận Tây Hồ
62 p | 310 | 88
-
Tiểu luận: Lý luận tuần hoàn và chu chuyển tư bản của C.Mác. Ý nghĩa của nó đối với vấn đề huy động và sử dụng vốn ở nước ta hiện nay
31 p | 822 | 76
-
Luận văn: Huy động và sử dụng vốn tại công ty xây dựng và phát triển nhà số 6
79 p | 175 | 62
-
Luận văn -Giải pháp huy động và quản lý điều hành vốn tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang
74 p | 124 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Thanh Oai
114 p | 74 | 23
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế
26 p | 152 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Huy động và sử dụng nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
139 p | 33 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Huy động tiền gửi cá nhân của Agribank Chi nhánh Trung Yên
145 p | 14 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sông Nhuệ
87 p | 14 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Huy động và sử dụng vốn trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam hiện nay
110 p | 29 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dầu khí toàn cầu
98 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn