LUẬN VĂN:Lạm phát qua tín dụng ở Việt Nam
lượt xem 8
download
Từ năm 1921 đến 1923 giá cả hàng hoá ở Đức tăng 1500 tỷ lần so với năm 1914. Con số này liệu có gợi cho bạn một sự liên hệ nào đó không. Điều đó có nghĩa là vào năm 1914 người ta cầm tiền đi mua bánh mì và dùng giỏ để xách bánh mì về. Nhưng đến năm 1923 người ta phải mang hàng giỏ tiền đi để mua chỉ một cái bánh mì. Giá cả đã tăng lên đến mức chóng mặt. Hơn nửa thế kỷ sau, vào những năm 80 của thế kỷ này...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN:Lạm phát qua tín dụng ở Việt Nam
- LUẬN VĂN: Lạm phát qua tín dụng ở Việt Nam
- Lời mở đầu Từ năm 1921 đến 1923 giá cả hàng hoá ở Đức tăng 1500 tỷ lần so với năm 1914. Con số này liệu có gợi cho bạn một sự liên hệ nào đó không. Điều đó có nghĩa là vào năm 1914 người ta cầm tiền đi mua bánh mì và dùng giỏ để xách bánh mì về. Nhưng đến năm 1923 người ta phải mang hàng giỏ tiền đi để mua chỉ một cái bánh mì. Giá cả đã tăng lên đến mức chóng mặt. Hơn nửa thế kỷ sau, vào những năm 80 của thế kỷ này chúng ta lại chứng kiến những hậu quả hết sức nặng nề do lạm phát gây ra trên đất nước Việt Nam. Có năm lạm phát đã lên tới 800%. Người ta tháo chạy khỏi đồng tiền như là tránh né một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, người bán hàng đối xử với khách hàng như kẻ thù; hàng hoá khan hiếm, nạn đầu cơ tích trữ hoành hành phá hoại nền kinh tế... Mọi vấn đề liên quan đến tiền đều thu hút được sự quan tâm của nhiều người không chỉ của các nhà quản lý mà còn cả những người dân lao động bình thường. Bởi vì bất cứ sự bất ổn về tiền nào đều có thể là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, dẫn đến tiêu cực. Lạm phát có nhiều biểu hiện khác nhau, có nhiều nguyên nhân khác nhau trong nhiều trường hợp khác nhau. Chính vì vậy có rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu về lạm phát từ giai đoạn này đến giai đoạn khác dường như không bao giờ chấm dứt. Trong khuôn khổ bài viết, em không có tham vọng đi sâu phân tích toàn bộ tất cả các vấn đề về lạm phát mà chỉ có ý định phân tích một khía cạnh nhỏ của lạm phát đó là: Lạm phát qua tín dụng ở Việt Nam. Vấn đề tuy không còn mới mẻ nhưng để lại cho chúng ta những bài học quý báu do đó có thể có tác dụng nào đó đối với việc phòng và chống lạm phát trong tương lai. Bài viết được chia làm ba phần: Phần một: Tổng quan về lạm phát và tín dụng. Phần này sẽ trình bày tóm tắt những vấn đề chung nhất của lạm phát và tín dụng, từ đó cố gắng đưa ra mối quan hệ giữa lạm phát và tín dụng.
- Phần hai: Trình bày thực trạng lạm phát ở Việt Nam thập kỷ 80, chính là lạm phát qua tín dụng. Chính phủ Việt Nam đã chống lạm phát thành công như thế nào? Phần ba: Bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc lạm phát thập kỷ 80 và một số kiến nghị nhỏ nhằm tạo tiền đề kiểm soát lạm phát trong dài hạn. Phần 1 Tổng quan về lạm phát và tín dụng I-/ Lạm phát 1- / Khái niệm Giả sử vào hiện tại bạn đang sở hữu trong tay một số tiền là 30 triệu đồng và bạn dự định mua một cái xe máy để chạy nhưng bạn lại chần chừ chưa quyết định vì bạn nghĩ rằng nếu đem gửi số tiền vào ngân hàng với lãi suất 12%/ năm,sáu tháng sau bạn có thể kiếm một khoản tiền kha khá rồi sau đó mua xe máy cũng chưa muộn. Sau 6 tháng ngân hàng trả lại bạn cả vốn và lãi là : 30(1+6%) = 31,8 triệu đồng. Như vậy bạn đã kiếm lãi được 1,8 triệu từ vụ đầu tư này và yên chí cầm tiền đi mua xe máy. Nhưng cửa hàng xe máy đột nhiên thông báo cho bạn rằng giá của xe máy đã tăng lên 32 triệu đồng. Như vậy bạn vẫn chưa đủ tiền mua xe. Tất nhiên không mua được xe thì không sao nhưng rõ ràng bạn đã bị bất ngờ và tiếc nuối. ở đây chúng ta có thể tạm thời chưa bàn đến vì sao giá xe lại tăng nhưng qua ví dụ nhỏ trên ta có thể hình dung ra một phần thế nào là lạm phát. Vấn đề lạm phát đã được đề cập đến rất nhiều lần và cũng có nhiều quan điểm khác nhau về lạm phát. Trong khuôn khổ bài viết không có ý phân tích ưu nhược điểm của từng quan điểm mà chỉ muốn giới thiệu một vài quan điểm về lạm phát của các nhà kinh tế học và qua đó đi sâu vào quan điểm có ý nghĩa quan trọng đối với bài viết 1.1-Quan điểm của C.Mác về lạm phát
- Mác cho rằng lạm phát là do ý chí chủ quan của Nhà nước. Nhà nước tạo ra lạm phát nhằm hai mục đích đó là bù đắp cho bội chi ngân sách và bảo đảm lợi ích của Nhà nước. Bởi vì Mác cho rằng lạm phát là bạn đường của chủ nghĩa tư bản. Giai cấp tư sản đã bần cùng hóa nhân dân lao động bằng giá trị thặng dư, nay lại chủ động gây ra lạm phát để bóc lột một lần nữa. 1.2-Quan điểm lạm phát giá cả Theo quan điểm của những nhà kinh tế học thì lạm phát là hiện tượng giá cả chung của các mặt hàng tăng lên. Nếu chỉ có một vài mặt hàng tăng giá ở thời điểm nhất định thì điều đó chưa đủ để gây ra lạm phát. Mà ở đây lạm phát chỉ có thể xẩy ra và chúng ta có thể nhận thấy khi giá cả chung tăng lên và biểu hiện trong một thời gian dài. 1.3-Quan điểm về lạm phát tiền tệ Tiền là thước đo giá trị của hàng hóa và tiền cũng là một loại hàng hóa vì nó cũng do sức lao động của con người tạo ra và thỏa mãn nhiều loại nhu cầu khác nhau của con người. Như vậy thì nó cũng phải có giá cả. Giá cả của tiền là số lượng hàng hóa mà đơn vị tiền có thể mua được. Như vậy tiền cũng phát có lạm phát. Tuy vậy ta không nên lầm lẫn giữa lạm phát theo nghĩa đen “lạm dụng phát hành” tức là tạo ra quá nhiều tiền hơn mức cần thiết. Mà ở đây chúng ta cần hiểu lạm phát tiền tệ theo cách khác. Khi giá cả chung của các loại hàng hóa khác tăng lên thì ta thấy rằng với mỗi đơn vị tiền sẽ mua được ít hàng hóa hơn. Như vậy tức là tiền đã bị mất giá. Quan điểm lạm phát tiền tệ chính là ở chỗ đó. Lạm phát tiền tệ chính là tình trạng mất giá của đồng tiền. Đây là quan điểm có ý nghĩa rất quan trọng đối với bài viết mà nguyên nhân của nó sẽ được trình bầy ở phần sau. Để làm rõ quan điểm này chúng ta cần xem xét một ví dụ cụ thể. Đầu năm 1988 ở Việt Nam, giá của một cái bánh rán là 1 đồng nhưng đến cuối năm giá của nó đã tăng lên 4 đồng. Nếu bạn có 4 đồng vào đầu năm thì bạn có thể ăn được 4 cái và như vậy là đủ no. Nhưng với số tiền như vậy bạn chỉ có thể ăn được 1 cái ở thời điểm cuối năm. Như vậy giá trị của 4 đồng tiền đã giảm hẳn. Giá của một đồng được tính thông qua bánh rán là 1/4 cái bánh rán. Đó chính là một trong những biểu hiện điển
- hình nhất của lạm phát : giá cả của hàng hóa tăng lên hay sức mua của đồng tiền giảm sút. 2- / Nguyên nhân của lạm phát Lạm phát có rất nhiều biểu hiện và trong bất kỳ thời kỳ nào, thời đại nào đều có lạm phát. Chính vì vậy mà nguyên nhân gây ra lạm phát cũng nhiều. Tuy vậy hiện nay các nhà kinh tế học cũng đang nghiêng dần về quan điểm có 3 nguyên nhân chính gây ra lạm phát đó là : cầu kéo, chi phí đẩy và lạm phát do bội chi ngân sách. Sở dĩ có 3 nguyên nhân trên cũng là do người ta đã chiêm nghiệm trên thực tế đã có những đợt lạm phát do chúng gây ra. Tuy vậy nguyên nhân sâu xa gây ra lạm phát thực sự ít nhiều liên quan đến vấn đề tiền tệ. 2.1-Lạm phát do cầu kéo. Cơ sở của lý thuyết này cho rằng khi mức cung tiền tăng lên sẽ làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên. Thu nhập của người lao động cũng vì thế mà tăng lên. Khi đó họ có nhu cầu mua sắm nhiều hơn, tiêu thụ nhiều hàng hóa hơn, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần hơn...tất cả những đIều đó làm cho tổng cầu tăng lên nhanh chóng. Và nếu như tổng cung cũng tăng lên với tốc độ như vậy thì không có vấn đề gì thì sẽ không cólạm phát. Nhưng chúng ta đã biết năng lực sản xuất của xã hội cũng có hạn, đến khi nào tất cả các yếu tố sản xuất đã được huy động vào sản xuất một cách tối đa, tốc độ tăng của tổng cung sẽ chậm lại. Khi đó tốc độ tăng của tổng cung sẽ nhỏ hơn tốc độ tăng của nhu cầu. Hàng hóa có hạn, nhu cầu tăng buộc giá cả phải tăng lên. Thực chất đây là vấn đề lạm phát giá cả. PL S S1 P1 P D1 D Q Q Q1
- 2.2-Lạm phát do chi phí đẩy. Chi phí sản xuất là yếu tố rất quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, hãng nào có chi phí thấp thì sẽ tồn tại và phát triển và ngược lại. Khi chi phí sản xuất tăng lên các hãng buộc phải giảm bớt sản lượng của mình vì lợi nhuận giảm. Khi đó sẽ làm cho đường tổng cung bị suy giảm, hàng hóa bị thiếu hụt, giá cả tăng lên gây ra lạm phát. Ai cũng biết cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào năm 1972-1973 đã làm rất nhiều hãng bị phá sản, công nhân bị sa thải hàng loạt, lạm phát tăng lên với tốc độ chóng mặt, nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng nặng nề. Đó là điển hình của lạm phát do chi phí đầy, một cú sốc bất ngờ làm tổng cung suy giảm đột ngột sẽ gây ra lạm phát. Tuy vậy chúng ta hãy bình tĩnh xem xét lại vấn đề. Nếu như tổng cung suy giảm nhanh như vậy thì tổng cầu cũng suy giảm nhanh liệu lạm phát có thể tăng nhanh được không. Nếu như ngân hàng thay vì cung cấp thêm tiền vào lưu thông làm sức mua tăng lên trong lúc tổng cung suy giảm mà thực hiện thắt chặt tiền tệ, giảm mức cung tiền thì lạm phát có xẩy ra không. Câu trả lời là chưa chắc đã xẩy ra. Như vậy mặc dù đúng là có những nguyên nhân khách quan gây ra lạm phát như cú sốc dầu mỏ, tăng lương nhưng nếu như chính sach tiền tệ được sử dụng hợp lý thì sẽ kìm hãm được lạm phát. Như vậy chỉ có tiền tệ mới là nguyên nhân sâu xa của lạm phát. 2.3-Bội chi ngân sách và vấn đề lưu thông tiền tệ. Ngân sách Nhà nước có thu và có chi. Khoản thu chính của ngân sách Nhà n ước là thuế được áp dụng đối với tất các các ngành kinh tế trong cả n ước. Nhà nước sẽ sử dụng các khoản thu ngân sách này để thực hiện đầu tư, viện trợ, xây dựng cơ sở hạ tầng... gọi là chi ngân sách. Nếu như các khoản chi vượt quá thu thì ngân sách Nhà nước sẽ bị bội chi. Như vậy thì Nhà nước lấy đâu ra tiền để bù đắp vào số bội chi đó. Có rất nhiều cách để thực hiện như vay nợ nước ngoài, vay trong nước, tăng thuế, hoạt động thị trường mở và cả in thêm tiền.
- Vay nợ nước ngoài và vay trong nước rồi cũng phải trả, không thể bù đắp cho thâm hụt mãi được. Nếu tăng thuế sẽ dẫn tới tình trạng trốn thuế, lậu thuế, kìm hãm sản xuất, không những không tăng thu mà có thể còn có tác dụng ngược. Cách tốt nhất là hoạt động trên thị trường mở, bán trái phiếu cho công chúng, tăng mức cung tiền mà lại không gây ra lạm phát vì trái phiếu luôn được đảm bảo trả nợ bởi Nhà nước. Thực chất Nhà nước không phải trả nợ mà chỉ việc phát hành thêm trái phiếu với số lượng lần sau lớn hơn lần trước để trả nợ mà thôi. Đây là con đường tốt nhất để bù đắp bội chi. Hãy xem xét lại việc in tiền để bù đắp bội chi ngân sách. Chúng ta đã biết nguyên tắc phát hành tiền phải tương ứng với khối lượng hàng hóa được sản xuất ra. Như vậy giá trị đơn vị tiền tệ sẽ được bảo đảm vì nó được định lượng bởi một lượng hàng hóa nhất định. Nhưng khi có nhiều đồng tiền được phát hành vào lưu thông mà không căn cứ vào khối lượng hàng hóa được sản xuất ra thì sẽ có vấn đề. Nhiều tiền hơn nhưng khối lượnghàng hóa không đổi thì giá trị đồng tiền sẽ bị giảm xuống, giá cả sẽ tăng lên gây ra lạm phát. Nếu tình hình này kéo dài trong nhiều năm thì lạm phát sẽ càng trầm trọng. Khi đồng tiền bị mất giá thì sẽ không ai muốn giữ tiền nữa, họ chỉ muốn đẩy thứ tài sản nguy hiểm đó đi nhật nhanh và mua hàng hóa trích trữ càng nhiều càng tốt làm cho giá cả càng tăng, tốc độ lưu thông tiền tệ càng cao. Quy luật lưu thông tiền tệ đã chỉ ra rằng tốc độ lưu thông tiền tệ tỉ lệ thuận với lạm phát. Tốc độ lưu thông tiền tệ càng cao, mức cung tiền càng lớn và lạm phát càng lớn hơn nữa. MV = PQ Mức cung tiền tăng, V tăng, Q không đổi như vậy Delta(P) = Delta(MV): lạm phát tăng tới cấp số nhân, cấp số mũ. Bội chi ngân sách mà được bù đắp bằng máy in sẽ là rất nguy hiểm. Mức cung tiền tăng vọt là con đường ngắn nhất gây ra lạm phát. Nguyên nhân sâu xa của lạm phát không phải là do bội chi ngân sách mà là do cách người ta bù đắp bội chi ngân sách, là do vấn đề tiền tệ, do mức cung tiền gây ra. Như vậy lạm phát qua ba nguyên nhân trên ít nhiều có dính dáng đến vấn đề tiền tệ, đến mức cung tiền dù trực tiếp hay gián tiếp. Vấn đề bội chi ngân sách và mức cung tiền sẽ được đề cập thường xuyên, xuyên suốt bài viết vì nó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nội dung của bài.
- 3- / Hậu quả của lạm phát. Phần trên chúng ta đã nghiên cứu một cách hết sức tổng quát về lạm phát và nguyên nhân gây ra lạm phát. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở đó thì lạm phát thực sự chỉ là vấn đề quá bình thường. Người ta nghiên cứu lạm phát ở đây không phải nó chỉ đơn thuần là vấn đề tăng giá mà là ở chỗ trên thực tế tại sao người ta phải nghiên cứu nó. Lạm phát đã gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với nền kinh tế xã hội như thế nào. Không phải ngẫu nhiên mà cựu Thủ tướng Anh bà M.Thatcher đã từng tuyên bố lạm phát là kẻ thù chung của tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Nghiên cứu lạm phát để chúng ta thấy được tác hại mà nó gây ra đối với xã hội là như thế nào để từ đó có biện pháp phòng chống. 3.1-Lạm phát kìm hãm phá hoại nền sản xuất xã hội. Giá trị sản lượng của một xã hội tạo ra được đo bằng tổng sản lượng của nền kinh tế nhân với giá cả chung. Như vậy có 2 yếu tố làm tăng tổng giá trị sản lượng là Q và P. Sẽ là rất tốt nếu như tổng sản lượng tăng làm tổng giá trị sản lượng của nền kinh tế. Điều này cho thấy nền kinh tế đang ở trong giai đoạn phát triển tốt. Tuy vậy chính lạm phát đã làm cho người ta đôi khi lầm tưởng về một sự gia tăng tích cực của tổng giá trị hàng hóa. Sản lượng không thay đổi mà chỉ có sự tăng lên trong giá cả chung. Chúng ta đã biết lạm phát có mối quan hệ trực tiếp với lãi suất theo công thức: Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực + Tỉ lệ lạm phát. Lãi suất danh nghĩa do các Ngân hàng quản lý và điều chỉnh. Vấn đề mà người gửi tiền quan tâm là số tiền thực tế mà họ nhận được khi đêm gửi tiền vào Ngân hàng. Họ không thể chấp nhận và không thể gửi tiền và nếu như phần lợi nhuận của họ bị giảm đi. Vì vậy khi lạm phát tăng lên, để lãi suất thực không đổi buộc các Ngân hàng phải tăng lãi suất danh nghĩa. Lãi suất danh nghĩa tăng lên sẽ đẩy lãi suất cho vay tăng lên vì nguyên tắc của Ngân hàng là bao giờ lãi suất cho vay cũng cao hơn lãi suất huy động vốn. Lãi suất cho
- vay có ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu đầu từ làm nhu cầu đầu tư giảm. Từ đó làm cho sản lượng của nền kinh tế giảm sút. Mặt khác đối với các doanh nghiệp trong đIều kiện nền kinh tế có lạm phát cao, đầu tư vào nền kinh tế là rất rủi ro bởi vì sau khi bán được sản phẩm, số tiền họ thu về trừ đi tỉ lệ lạm phát có thể còn ít hơn số vốn họ đã bỏ ra đầu tư ban đầu. Vì vậy các doanh nghiệp sẽ tự cắt giảm sản lượng làm cho sản lượng của nền kinh tế bị giảm sút. Thay vào đó các doanh nghiệp sẽ đầu cơ nguyên vật liệu, ít thay đổi giá trị, dễ kiếm lời hơn làm cho hàng hóa ngày càng trở nên khan hiếm, càng lên giá và đẩy tỉ lệ lạm phát lên cao hơn. Như vậy lạm phát đã phá hoại nền sản xuất xã hội làm cho đầu tư giảm sút, sản lượng liên tục giảm. Đây là điều rất không mong muốn của bất cứ chính phủ nào. 3.2-Lạm phát và phân phối thu nhập. Hãy thử xem xét một ví dụ để xem lạm phát ảnh hưởng tới thu nhập như thế nào. Giả sử bạn có một khoản thu nhập hàng tháng đều đặn là 1 triệu đồng. Với khoản thu nhập đó bạn phải chi tiêu để phục vụ cuộc sống. Giá của một kg gạo là 4000 đồng. Nếu chúng ta giả sử tất cả các nhu cầu hàng ngày đều được “qui ra thóc” thì một tháng bạn có thể mua được : 1.000.000 : 4.000 = 250 kg gạo Nhưng đến tháng sau giá trị của 1 kg gạo đột nhiên tăng lên 5000 đồng. Như vậy cũng với thu nhập 1 triệu đồng bạn chỉ có thể mua : 1.000.000 : 5.000 = 200 kg gạo Trong một khoảng thời gian ngắn hạn, thu nhập của bạn khó có thể thay đổi do hợp đồng lao động đã được kí với một mức lương nhất định. Như vậy mức sống của bạn đã bị giảm sút do lạm phát gây ra. Trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát, những người làm công ăn lương sẽ bị thiệt do thu nhật doanh nghĩa là cố định. Họ vừa phải chịu thuế thu nhập, vừa phải chịu thêm một thứ thuế vô hình nữa đó là lạm phát - một thứ thuế dã man nhất trong các loại thuế.
- Tình trạng cũng tương tự như đối với người gửi tiền và người vay tiền. Nếu bạn gửi tiền vào ngân hàng với một số tiền là 3 triệu đồng. Ngân hàng thỏa thuận với bạn sau 1 năm hoàn trả cả vốn lẫn lãi với lãi suất danh nghĩa là 20%. Sau một năm số tiền bạn nhận được là : 3.000.000 (1+20%) = 3.600.000 Bạn dự tính mức lạm phát cuối năm chỉ là 10% thì giá hàng hóa chỉ tăng từ 3 triệu lên 3,3 triệu. Như vậy bạn để ra được 300.000 đồng. Nhưng lạm phát cuối năm lại là 30% tức là giá của hàng hóa lúc này là 3,3 triệu nữa mà là : 3.000.000 (1+30%) = 3.900.000 Như vậy bạn thiệt 300.000 đồng. Còn về phía Ngân hàng thì sao. Nếu như họ đem 3 triệu đồng của bạn đầu tư vào một lĩnh vực nào đó để cuối năm thu được 3,9 triệu. Họ trả lại bạn 3,6 triệu và để ra 300.000. Như vậy khoản 300.000 đáng lẽ ra là của bạn thì lại chảy vào túi ngân hàng. Lạm phát tăng gây thiệt hạI cho những người giữ tiền và đem lại thuận lợi cho những người đi vay tiền. Đó là một sự bất công. Có thể nói lạm phát đã phân phối và phân phối lại thu nhập trong nền kinh tế một cách bất hợp lý giữa các nhóm và các tầng lớp dân cư. 3.3-Lạm phát làm phát sinh nhiều tiêu cực xã hội. Lạm phát làm nảy sinh nhiều tiêu cực của xã hội đặc biệt làm nạn đầu cơ tích trữ .Sự thừa tiền trong lưu thông đã đẩy giá hàng hóa lên cao. Lúc này giá trị của đồng tiền giảm sút rất nhiều, hàng hóa trở nên khan hiếm hơn bao giờ hết. Đây là thời điểm thuận lợi để bọn đầu cơ tích trữ mua vào thật nhiều hàng hóa để tạo ra sự khan hiếm hơn nữa, đẩy giá lên cao. Đến thời điểm thuận lợi chúng tung ra bán với giá chênh lệch để kiếm lời. Mặc dù lượng tiền mặt trong lưu thông là rất lớn nhưng Nhà nước lại luôn luôn thiếu tiền mặt để bù đắp bội chi ngân sách và tín dụng. Mặt khác phải chi trả tiền lương cho cán bộ công nhân viên, do đó lại phải in thêm tiền. Do đó đã làm cho lượng tiền mặt
- trong lưu thông tăng lên. Bên cạnh đó sự mất giá của đồng nội tệ làm tình trạng dùng vàng và đô la làm phương tiện lưu thông có xu hướng ngày càng mở rộng. Ngoài buôn bán hàng hóa chênh lệch giá, người ta còn buôn bán cả séc và tiền ngoại tệ, đẩy tỉ giá trên thị trường chợ đen lên cao, không có lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. Có thể nói lạm phát đã ảnh hưởng hết sức sâu sắc đến mọi mặt của xã hội. Vấn đề này nó liên quan đến tiền, đến kinh tế, đến mức sống nên nó là sự quan tân rất lớn của các chính phủ của các nước. Không thể có một nền kinh tế phát triển ổn định nếu như không kiểm soát được lạm phát. II-/ Tín dụng 1- / Bản chất và chức năng của tín dụng. Ngày nay thuật ngữ tín dụng được sử dụng ngày càng nhiều trong kinh tế và trong cả sinh hoạt hàng ngày như quỹ tín dụng, vốn tín dụng...Một câu hỏi đặt ra là tín dụng là gì ? Tín dụng thực chất đó là quan hệ vay mượn, tạm thời sử dụng vối của lẫn nhau theo nguyên tắc hoàn trả và tin tưởng. Tín dụng có thể nói ra đời từ rất lâu vì quan hệ vay mượn được phát sinh từ rất sớm do nhu cầu của cuộc sống. Trong cuộc sống đời thường ở xã hội Việt Nam, sự vay mượn là rất thường gặp nhưng có một điều lạ là những người bạn bè quen biết vay mượn tiền của nhau nhưng không có lãi suất. Tự dưng đem tiền của mình cho người khác dùng và lại “mua” thêm một nỗi lo sợ không đòi được tiền, đến khi đòi được tiền thì rất mừng mặc dù rõ ràng đó là tiền của mình bỏ ra. Đó là điều khó hiểu. Cho vay mượn là phải có lãi suất, tất nhiên nó khác với vay nặng lãi là lãi suất thấp và có thể thay đổi tùy thuộc vào mối quan hệ giữa hai bên. Mặt khác trong quan hệ tín dụng, có vay phải có trả, phải trả đúng hạn. Có như vậy mới duy trì được quan hệ tín dụng và tình cảm giữa hai bên. Tín dụng là mối quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp và phục vụ nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp. Vì vậy để hiểu bản chất của tín dụng cần phải xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp đều có một chu kỳ sản xuất kinh doanh của mình. Đầu tiên là mua nguyên vật liệu, chi phí nhân công, tài sản cố định...đầu tư để sản xuất ra hàng hóa, sau đó đem hàng hóa ra bán và thu lãi. Các doanh nghiệp sản xuất ra các loạI hàng hóa khác nhau, thời gian tiêu thụ khác nhau nên quá trình
- luân chuyến vốn cũng khác nhau. Do sự không trùng khớp về thời gian nên không phải lúc nào doanh nghiệp cũng đủ vốn để đầu tư sản xuất, trả lương...Tất yếu có những doanh nghiệp do chưa tiêu thụ được hàng hóa nên chưa thu được tiền nhưng đã đến kỳ trả lương, nộp thuế và các khoản chi phí khác...Các khoản chi này lớn hơn số vốn hiện có tại doanh nghiệp và doanh nghiệp phải đi vay vốn để chi trả các nhu cầu này. Như vậy đã có nhu cầu về vốn. Mặt khác cũng có những doanh nghiệp tiêu thụ hàng rất nhanh, thu được nhiều tiền sớm trước khi kết thúc chu kì sản xuất kinh doanh, chưa phải trả tiền nhân công, chưa pảhi nộp thuế, họ có một số tiền tạm thời nhàn rỗi. Vì vậy có nhu cầu cho vay vốn để kiếm lời. Như vậy đã có cung về vốn. Cung và cầu về vốn đã có và khi gặp nhau thì tất yếu sẽ diễn ra hoạt động vay và cho vay. Chất xúc tác của quan hệ tín dụng là lãi suất. Lãi suất phải đủ cao để thỏa mãn nhu cầu của người cho vay nhưng cũng không quá cao để bảo đảm cho người đi vay có khả năng trả nợ và thu được lãi nhờ sử dụng đồng vốn đi vay đó. Từ sự phân tích trên ta thấy thực chất tín dụng là quan hệ kinh tế nhằm bổ sung vốn thiếu hụt của các doanh nghiệp. Đó là quan hệ kinh tế nhằm giải quyết hai loại nhu cầu của các doanh nghiệp. Do đó về bản chất nó là quan hệ bình đẳng, cùng có lợi. Tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Nó xuất phát từ nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh nên có tác dụng thúc đẩy sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy quy mô của tái sản xuất, tăng vòng quay của tư bản. Với chất xúc tác là lãi suất, tín dụng kích thích các tổ chức kinh tế và dân cư trong cơ cấu các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế thực hiện tiết kiệm, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn tạm thời nhàn rỗi hiện đang phân tán ở khắp mọi nơi. Trong lịch sử phát triển của tín dụng do đặc điểm cũng như nhu cầu về vốn, về thời gian, cách thức vay vốn...đã hình thành rất nhiều loại tín dụng trong đó có 3 loại chính phổ biến nhất là tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng Nhà nước. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng loại tín dụng trên. 2- / Các loại tín dụng phổ biến-lịch sử hình thành và phát triển. 2.1-Tín dụng thương mại.
- Tín dụng thương mại ra đời từ rất sớm, nó được hình thành từ sản xuất và lưu thông hàng hóa. Những doanh nhân trong quan hệ làm ăn với nhau không phải lúc nào cũng có sẵn tiền để thanh toán ngay vì vậy họ ký giấy nợ và hẹn ngày trả. Thực chất của tín dụng thương mại chính là hoạt động mua bán chịu. Tín dụng thương mại xuất hiện làm đẩy nhanh vòng quay của hàng hóa và lưu thông tiền tệ, giúp cho sản xuất kinh doanh được thông suốt. Tuy vậy trong quan hệ tín dụng thương mại không phải không bộc lộ những hạn chế nhất định. Do mỗi doanh nghiệp sản xuất ra những loại hàng hóa khác nhau, chu kì sản xuất kinh doanh là khác nhau nên nhu cầu đi vay và cho vay cũng như thời hạn cho vay và thời hạn trả thường xuyên không trùng khớp với nhau. Không phải lúc nào một doanh nghiệp cần cho vay cũng tìm được người muốn vay đúng thời điểm, số vốn và số lãi như mong muốn và ngược lại đối với người đi vay cũng vậy. Vì vậy việc quy định tạm thời hạn nợ đối với cả hai bên trong quan hệ tín dụng thương mại tương ddối khó khăn, thường xuyên không trùng khớp với nhau dẫn đến nhu cầu thực hiện giá trị của kỳ phiếu thương mại trước thời hạn. 2.2-Tín dụng Ngân hàng. Các Ngân hàng thương mại lúc đầu với tư cách là những người giữ hộ tiền và chịu trách nhiệm thanh toán hộ thân chủ. Như vậy trong tay họ lúc nào cũng có một lượng vốn tạm thời nhàn rỗi, họ muốn đem cho vay để kiếm lợi nhuận từ khoản vốn nhàn rỗi đó. Trong khi đó các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất hoạt động kinh doanh có lúc rất cần tiền nhưng trong tay họ lại chỉ có một mớ kì phiếu thương mại chưa đến hạn thanh toán. Vì vậy họ có nhu cầu cầm cố, vay tiền từ số kì phiếu đó. Sự gặp gỡ giữa hai loại nhu cầu giữa Ngân hàng và các chủ doanh nghiệp dẫn đến một loại hình quan hệ tín dụng mới. Đó là quan hệ tín dụng Ngân hàng: Ngân hàng cho các doanh nghiệp vay tiền dưới hình thức chiết khấu các kì phiếu thương mại. Tín dụng ngân hàng có nguồn gốc từ tín dụng thương mại. Trải qua thời gian dài, phạm vi lưu thông cũng như khối lượng lưu thông ngày càng tăng, kì phiếu thương mại đã được chuyển thành tiền tín dụng. Ngân hàng chủ động phát hành ra tiền tung vào lưu thông, số tiền đó được bảo đảm bằng một khối lượng vàng nhất định hoặc một tỉ lệ tăng trưởng nhất định của nền kinh tế. Nếu như trong tín dụng thương mại, các doanh gnhiệp muốn vay tiền đều phải trực tiếp gặp nhau thoả thuận đôi khi rất khó khăn và rất mất thời gian do sự thiếu ăn khớp về
- nhu cầu. Nhưng trong quan hệ tín dụng ngân hàng đã khắc phục được nhược điểm đó của tín dụng thương mại doanh nghiệp muốn vay bất cứ số tiền nào, bất cứ thời đIểm nào miễn là thoả mãn được các quy định của Ngân hàng. Quy mô tín dụng ngày càng tăng thông qua hoạt động tạo tiền và hoạt động huy động vốn của Ngân hàng. Ngân hàng càng cho vay được nhiều tiền thì càng có lãi. Tuy vậy đIều này cũng rất nguy hiểm vì quy mô tín dụng quá lớn sẽ gây ra lạm phát, đó chính là điều mà chúng ta không mong muốn. 2.3-Tín dụng Nhà nước Bên cạnh hai loại hình tín dụng trên còn có một loạI hình tín dụng nữa có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nền kinh tế đó là tín dụng Nhà nước. Đó cũng là tín dụng nhưng là quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các tầng lớp dân cư, với các tổ chức, đơn vị kinh tế. Sở dĩ có tín dụng Nhà nước vì nó có liên quan đến ngân sách Nhà nước. Nhà nước thu thuế từ các đơn vị kinh tế để thực hiện chi tiêu và phân phối lại thu nhập. Tuy vậy nếu như Nhà nước có nhu cầu chi tiêu quá lớn thì sẽ làm cho ngân sách Nhà nước bị bội chi. Nhà nước lấy đâu ra tiền để thực hiện các khoản chi tăng thêm đó. Có rất nhiều cách đặc biệt là tăng thuế.Tuy nhiên tăng thuế chỉ có thể thực hiện đến một giới hạn nào đó nếu không doanh thu thuế sẽ giảm. Còn một cách nữa đó là đi vay. Nhà nước có thể thực hiện rất nhiều cách vay trong đó có phát hành ra trái phiếu bán cho công chúng, vay nước ngoài và vay nợ Ngân hàng bằng cách đem cầm cố trái phiếu tại Ngân hàng. Quan hệ vay mượn này đều được thực hiện trên nguyên tắc có lãi và hoàn trả sòng phẳng đúng thời hạn. Tín dụng Nhà nước phát triển cùng với sự phát triển của Nhà n ước hiện đại và ngày càng trở thành nguồn bù đắp cho ngân sách Nhà nước . Tuy vậy cách thức trả nợ của tín dụng Nhà nước mới là điều đáng quan tâm, điều này sẽ được trình bầy dưới đây, chúng ta sẽ hiểu được lạm phát được hình thành qua con đường tín dụng như thế nào. III-/ Vấn đề lạm phát qua tín dụng. Lạm phát là sự tăng giá cả, là sự giảm sức mua của đồng tiền. Tín dụng là quan hệ vay mượn trong nền kinh tế. Hai vấn đề này thoạt nghe có vẻ như không hề có mối liên hệ với nhau. Nhưng chúng lại có mối liên hệ với nhau rất chặt chẽ vì chúng đều có liên hệ với tiền tệ, với lưu thông tiền tệ và mức cung tiền.
- Lạm phát qua con đường tín dụng Nhà nước. Như ở trên chúng ta đã trình bầy, có nhiều con đường để Nhà nước trả nợ tín dụng. Tăng thuế là một biện pháp nhưng chúng ta thử xem xét liệu tăng thuế có đem lại kết quả mong muốn hay không. TR 0 t* Tỷ lệ thuế - thuế suất TR: Doanh thu thuế Nếu t tăng lên > t* thì TR sẽ giảm. Mặt khác T = f(Y) Yd = Y - T Yd = S + C suy ra S + C = Y - T Mà một phần tiết kiệm sẽ được chuyển thành đàu tư I. T tăng lên làm cho S giảm do vậy I cũng giảm. I giảm làm cho Y giảm, từ đó làm cho T giảm. Do vậy đối với một ngân sách bị thâm hụt lớn thì tăng thuế không phải là biện pháp tốt. Thực ra nuếu như trong đIều kiện nền kinh tế thị trường phát triển, thị trường chứng khoán phát triển Nhà nước không phảI trả nợ thực sự mà chỉ việc in ra thêm trái
- phiếu với quy mô lần sau lớn hơn lần trước. Đây là con đường tốt nhất nhưng chúng ta không bàn đến ở đây. Bước đường cùng chính là Nhà nước trả nợ bằng cách in thêm tiền vào lưu thông. Chúng ta đã biết, việc phát hành tiền được kiểm soát rất chặt chẽ, khối lượng tiền phát hành ra phải căn cứ vào khối lượng hàng hóa được sản xuất ra trong cung thời kì để đảm bảo sức mua của đồng tiền, ổn định giá cả. Nhưng Nhà nước không căn cứ vào khối lượng hàng hóa được sản xuất ra mà cứ in tiền vào lưu thông sẽ đẩy mức cung tiền lên nhanh chóng. Theo quy luật lưu thông tiền tệ, mức cung tiền tăng tỉ lệ thuận với tốc độ tăng giá và lượng hàng hóa. Nếu như khối lượng hàng hóa không tăng hoặc có tốc độ tăng chậm thì buộc giá cả hàng hóa phải tăng lên tức là gây ra lạm phát. Khối lượng tiền tệ tăng lên làm sức mua của đồng tiền giảm sút. Không ai có thể lưu giữ một thứ tài sản ngày càng hao hụt đi về giá trị nên họ chỉ muốn đẩy nó đi càng nhanh càng tốt và mua hàng hóa và ngoại tệ về dự trữ. Tốc độ lưu thông tiền tệ tăng lên. Quy luật lưu thông tiền tệ cũng chỉ ra rằng lạm phát tỉ lệ thuận với tốc độ lưu thông tiền tệ. Mức cung tiền tăng, tốc độ lưu thông tiền tệ cũng tăng làm lạm phát tăng lên gấp bội. Như một con bạc say máu, càng thua thiệt, càng thâm hụt thì Chính phủ càng tiếp tục in tiền vào lưu thông với quy mô lớn hơn trước đẩy lạm phát tăng lên và triền miên trong nhiều năm như một căn bệnh xã hội . Trong kinh tế học người ta có câu “không có cái gì là không có giá của nó”.Lạm phát tăng cao kéo theo khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng, thất nghiệp tăng, đời sống nhân dân giảm sút..Đây không phải là điều mà một Chính phủ mong muốn nhưng họ đã gián tiếp thực hiện điều đó do năng lực quản lý yếu kém của mình. Rõ ràng ở đây người ta đã lạm dụng chức năng phát hành tiền của Ngân hàng trung ương để tùy tiện phát hành ra những tờ giấy bạc thừa phục vụ cho nhu cầu chi tiêu không giới hạn của mình. Người gánh chịu những hậu quả do lạm phát trầm trọng gây ra lại là người dân, là toàn xã hội. Đến đây, kết thúc phần lý thuyết cơ bản về lạm phát và tín dụng, chuyển sang phần “Thực trạng lạm phát ở Việt Nam qua các giai đoạn và chúng ta đã chống lạm phát như thế nào”
- Phần 2 Thực trạng lạm phát ở Việt Nam qua các giai đoạn và chúng ta đã chống lạm phát như thế nào. Phần trên đã trình bầy khá cụ thể về lạm phát và tín dụng và mối quan hệ giữa chúng. Qua đó chúng ta đã có những hiểu biết cơ bản tại sao lạm phát lại xảy ra khi ngân sách bị bội chi. Nhưng đó mới chỉ đơn thuần là lý thuyết. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu những biểu hiện, thực trạng của lạm phát ở Việt Nam để có thể hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề này. Phần này được chia làm 3 giai đoạn : - Giai đoạn lạm phát 1981-1988 - Giai đoạn chống lạm phát 1989-1992 - Giai đoạn tái lạm phát 1994-1995. a-Giai đoạn lạm phát 1981-1988. Giai đoạn 1976-1980 lạm phát ở Việt Nam là lạm phát ngầm. Chính phủ cố gắng đè nén lạm phát, không công khai hóa. Chỉ số giá bán lẻ thời kỳ 1976-1980 (năm trước = 100%) Năm Giá do Nhà nước quy định Giá thị trường tự do 1976 99,1 150,3 1977 101,1 138,0 1978 104,3 139,0 1979 103,3 140,0 1980 109,8 143,8 (Nguồn : ủy ban Vật giá Nhà nước) Trong khi giá cả do Nhà nước ấn định khá thấp, thậm chí có năm còn thấp hơn năm trước (1976), mức độ lạm phát ở mức độ 1 con số, có thể coi là lý tưởng thì ở thị trường tự do lạm phát ở mức phi mã (2 con số).
- Giá cả ở thị trường tự do không ngừng tăng cao. Đây là biểu hiện của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, sản xuất kém phát triển, hàng hóa khan hiếm. Sang thập kỉ 80 Nhà nước bắt đầu công khai hóa lạm phát. Do đó lạm phát do Nhà nước quy định và trên thị trường tự do tăng nhanh. Lạm phát thời kì 1981-1988 (%) (Năm sau so với năm trước) Năm Lạm phát do Nhà nước quy định Lạm phát trên thị trường tự do 1981 102 47,4 1982 141,8 65 1983 42,8 57,5 1984 55,8 76,3 1985 110,9 54,7 1986 774,7 1987 223,1 1988 393,8 (Nguồn : Tổng cục thống kê) Tuy nhiên, nhữung năm đầu của thập kỉ 80, lạm phát ở Việt Nam vẫn chưa bộc lộ hoàn toàn mà còn là lạm phát bị đè nén bởi vì Nhà nước vẫn cố gắng giữ mức giá rất thấp cho khối lượng hàng hóa cung cấp theo định lượng cho công nhân viên chức, coi như trả lương một phần bằng hiện vật, đồng thời số hàng hóa do các doanh nghiệp Nhà nước (kể cả các tổ chức thương nghiệp quốc doanh) vẫn bán ra theo giá Nhà nước quy định thấp hơn nhiều mức giá thị trường tự do. Tỷ trọng hàng hóa do Nhà nước quy định giá là rất lớn so với hàng hóa trên thị trường tự do, cho nên mức độ đè nén của lạm phát thời kì 1981-1985 không phải là nhỏ. Năm 1985, Việt Nam thực hiện cuộc cải các tiền tệ đồng thời với việc tăng giá và lương. Sau đó, hàng năm đã điều chỉnh mặt bằng của Nhà nước, kể cả các mặt hàng cung cấp định lượng, lên gần sát với mặt bằng giá của thị trường tự do, trong khi đó, về mặt chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ chưa có chuyển biến đáng kể. Kết quả là lạm
- phát trở thành “phi mã”, mặt bằng giá cả tăng gấp mấy lần trong vòng một năm, kể cả trên thị trường quốc doanh cũng như trên thị trường tự do. Có nhiều ý kiến khác nhau về đặc điểm lạm phát ở Việt Nam trong những năm 80. Nhiều người cho rằng lạm phát ở Việt Nam đó là lạm phát “chi phí đẩy”. Trong quá trình từng bước tự do hóa giá cả, Nhà nước đã chủ động điều chỉnh giá lên để giá Nhà nước xích lại gần mức giá thị trường tự do, làm cho mặt bằng giá chung tăng lên, có những thời kì (như 1986-1988) tăng lên gấp nhiều lần trong vòng 1 năm. Tuy nhiên đấy mới chỉ là hiện tượng mà chưa phải là bản chất của vấn đề. Thực chất lạm phát ở Việt Nam trong những nhăm 1980 có bản chất sâu xa là do chúng ta đã duy trì quá lâu cơ chế hạch toán tập trung quan liêu bao cấp. Cơ chế này chỉ thích hợp trong thời kì chiến tranh khi chúng ta cần tập trung một nguồn lực cho kháng chiến. Nhưng khi hòa bình lập lại, chúng ta đã phát triển một cách dập khuôn hình mẫu chủ nghĩa cộng sản của Liên Xô, chúng ta muốn cái gì cũng phải to, cái gì cũng phải lớn. Các doanh nghiệp Nhà nước chỉ quan tâm hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, sản xuất ra thật nhiều sản phẩm mà không hề quan tâm đến chất lượng mẫu mã, tiêu thụ sản phẩm như thế nào. Nhà nước vạch kế họach, đề ra định mức và cung cấp vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước để sản xuất, không hề có sự sáng tạo, không hề có sự chọn lọc ở đây. Các doanh nghiệp Nhà nước là con đẻ của Nhà nước, là “lực lượng chính”của nên kinh tế quốc dân, làm sao có thể “đem con bỏ chợ” được. Chính vì vậy số vốn mà Nhà nước cung cấp cho doanh nghiệp Nhà nước ngày càng lớn. Vào đầu những năm 1980 đặc biệt là vào những năm 1982-1984, gần một phần ba tổng số chi ngân sách Nhà nước đã dành để tài trợ cho các khoản bao cấp, đặc biệt là để bù giá cho các mặt hàng cung cấp địnhlượng. Với số vốn ưu đãi như vậy, chắc hẳn các doanh nghiệp Nhà nước phải làm ăn thuận lợi. Ngược lại, chúng ta làm ăn ngày càng thua lỗ, lúc nào cũng hoàn thành kế hoạch Nhà nước giao, sản phẩm đầy đủ nhưng kì thực đó là “lỗ thật, lãi giả” sản phẩm hàng hóa kém chất lượng, tiêu thụ kém, khối lượng cũng ít, không ít doanh nghiệp Nhà nước đã bị thua lỗ nặng nề. Các doanh nghiệp Nhà nước là lực lượng chính nộp thuế vào ngân sách Nhà nước, lực lượng này mà làm ăn thua lỗ thì ngân sách Nhà nước không thể dồi dào được.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn " Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung- dài hạn tại Ngân Hàng đầu tư và phát triển việt nam”
90 p | 441 | 174
-
Đề tài “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM HÀ THÀNH”
59 p | 341 | 168
-
Luận văn thạc sỹ kinh tế: Giải pháp phát triển tín dụng đôi với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Đông Sài Gòn
0 p | 395 | 148
-
Luận văn: : “Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện Ninh Giang ”
90 p | 271 | 109
-
Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện Ninh Giang ”
85 p | 174 | 81
-
Luận văn: Thực trạng tình hình hoạt động tín dụng trung- dài hạn và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng trung- dài hạn tại NH Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
91 p | 171 | 61
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
86 p | 144 | 28
-
TIỂU LUẬN: Giải pháp phát triển tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Đông Đô
56 p | 111 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách tại Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn
95 p | 66 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ: Phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình - chi nhánh Long An
109 p | 37 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp phát triển tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam
98 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển tín dụng khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Lộc Phát – Lâm Đồng
109 p | 23 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mở rộng hoạt động tín dụng đầu tư của ngân hàng phát triển Việt Nam thông qua tín dụng hợp vốn của ngân hàng thương mại
117 p | 19 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng
72 p | 25 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Tây Ninh
109 p | 21 | 4
-
Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày cơ sở lý luận về lạm phát; lạm phát ở Việt Nam trong những năm qua; giải pháp để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam
94 p | 31 | 4
-
Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch I
94 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn