LUẬN VĂN: Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Thành
lượt xem 57
download
Năm 2008 là năm thứ 2 Việt Nam tham gia tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và cũng là năm chứng kiến sự biến động mạnh mẽ trên thị trường tài chính tiền tệ trong nước và quốc tế. Sự biến động này đã tác động mạnh đến đời sống nhân dân: lạm phát tăng cao, giá dầu, giá vàng tăng kỷ lục,… lãi suất cũng liên tục biến động mạnh trong năm. Không chỉ ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, hệ thống Ngân hàng cũng chịu rất nhiều tác động xấu, cụ thể nhất là khả...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Thành
- LUẬN VĂN: Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Thành
- LỜI MỞ ĐẦU Năm 2008 là năm thứ 2 Việt Nam tham gia tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và cũng là năm chứng kiến sự biến động mạnh mẽ trên thị trường tài chính tiền tệ trong nước và quốc tế. Sự biến động này đã tác động mạnh đến đời sống nhân dân: lạm phát tăng cao, giá dầu, giá vàng tăng kỷ lục,… lãi suất cũng liên tục biến động mạnh trong năm. Không chỉ ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, hệ thống Ngân hàng cũng chịu rất nhiều tác động xấu, cụ thể nhất là khả năng thanh khoản của các Ngân hàng, tạo ra sức ép tăng lãi suất huy động. Lãi suất cơ bản tăng lên đến 14%, lãi suất huy động của các ngân hàng có lúc lên đến mức cao kỷ lục 21%, nhưng lại giảm mạnh vào các tháng cuối năm, tháng 12 lãi suất cơ bản chỉ còn 8,5%. Năm 2008 cũng là năm cạnh tranh trên thị trường dịch vụ ngân hàng diễn ra quyết liệt hơn với nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ mới được các ngân hàng triển khai cung cấp tới khách hàng. Các ngân hàng có vốn Nhà nước tập trung phát triển theo hướng thành lập các tập đoàn tài chính, trong khi các ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô trung bình và nhỏ tập trung định hướng phát triển ngân hàng bán lẻ với các đối tượng khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân. Vì vậy có thể nhận thấy trên thị trường dịch vụ ngân hàng năm qua sôi động hơn với việc các ngân hàng đẩy mạnh các hoạt động ngân hàng bán lẻ. Khách hàng có thêm nhiều lựa chọn sử dụng những tiện ích ngân hàng để thanh toán cho những chi phí trong cuộc sống hàng ngày như tiền điện, nước, điện thoại, internet, mua sắm tại một số siêu thị… Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển chung của thị trường. Ngay từ những ngày đầu thành lập chi nhánh cũng đã xác định cạnh tranh phát triển cho vay tiêu dùng sẽ là hướng đi mới giúp chi nhánh phân tán rủi ro và nâng cao khả năng hội nhập. Tuy đã bước đầu hình thành và tổ chức hoạt động theo thông lệ của các NHTM hiện đại trên thế giới, theo đó các hoạt động bán lẻ được quan tâm chỉ đạo và kiểm soát một cách bài bản nhưng trong bối cảnh
- nền kinh tế đương đầu với những khó khăn thách thức, hoạt động tín dụng tiêu dùng của BIDV gặp không ít khó khăn. Xuất phát từ lý do đó, em chọn đề tài “ Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Thành” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, chuyên đề gồm có ba Chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về mở rộng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành. Chương 3: Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành.
- Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG - CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.1. Tổng quan về cho vay tiêu dùng (CVTD) của Ngân hàng thương mại (NHTM). 1.1.1. Khái niệm. Cho vay là một mặt của hoạt động tín dụng ngân hàng, thông qua hoạt động cho vay ngân hàng thực hiện điều hoà vốn trong nền kinh tế thông qua hình thức phân phối nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi huy động được từ trong xã hội để đáp ứng nhu cầu về phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống. Hoạt động cho vay của ngân hàng bắt nguồn từ nhu cầu của nền kinh tế thị trường, khi mà một số cá nhân, tổ chức cần vốn để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, trong khi đó một số cá nhân tổ chức khác lại tạm thời dư thừa một lượng vốn nhất định trong một thời gian cụ thể. Chính vì vậy, ngân hàng với vai trò là người trung gian đã đứng ra huy động vốn từ những cá nhân, doanh nghiệp có nguồn vốn nhàn rỗi rồi thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với những cá nhân, doanh nghiệp khác đang cần vốn và hưởng lợi từ khoản chênh lệch lãi suất. Cùng với thời gian, hoạt động tín dụng của các ngân hàng đã thay đổi đáng kể, nếu như trước đây các NHTM chỉ giới hạn phạm vi hoạt động của mình chủ yếu cho Nhà nước và các doanh nghiệp lớn vay thì giờ đây hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng được mở rộng. Xuất phát từ mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng, thông qua mối quan hệ này ngân hàng thấy được từ cả phía người sản xuất lẫn người tiêu dùng: các nhà sản xuất cần có sự hỗ trợ để tiêu thụ hàng hóa, còn người tiêu dùng thì cần nguồn tài trợ cho những nhu cầu tài chính của mình trong trường hợp mức thu nhập của họ không đủ để có một cuộc sống đầy đủ ở thời điểm hiện tại. Từ đó, nghiệp vụ cho vay tiêu dùng chính thức được ra đời và ngày càng phát triển theo xu thế chung của nền kinh tế thế giới. Vậy CVTD là gì? Cho vay tiêu dùng được hiểu là hình thức tài trợ cho mục đích chi tiêu của cá nhân, hộ gia đình. Các khoản cho vay tiêu dùng là nguồn tài trợ chính, quan trọng giúp
- người tiêu dùng có thể trang trải các nhu cầu của cuộc sống như nhà cửa, phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt, học tập, y tế, du lịch… trước khi họ có đủ khả năng về tài chính để hưởng thụ. Định nghĩa này nhằm phân biệt với các sản phẩm cho vay khác của ngân hàng như: cho vay các doanh nghiệp vừa và nhở, cho vay đầu tư… Có thể thấy do đối tượng CVTD hướng đến là tất cả người dân có thu nhập trong xã hội nên phạm vi rất rộng và thị trường còn rất tiềm năng, hứa hẹn đem lại nhiều khoản lợi nhuận cao cho ngân hàng. Chính vì vậy, hoạt động CVTD ngày càng được các NHTM chú trọng và phát triển. 1.1.2. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng. CVTD của ngân hàng nhằm tài trợ cho các nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình. Khác với cho vay kinh doanh, ở đây người vay sử dụng tiền vay vào mục đích không sinh lời, nguồn trả nợ độc lập so với sử dụng tiền vay, vì vậy CVTD có những đặc điểm như sau: 1.1.2.1. Các sản phẩm CVTD rất phong phú vì khách hàng vay vốn rất đa dạng và mục đích sử dụng vốn linh hoạt. Như đã nói ở trên, do đối tượng của CVTD hướng đến là tất cả người dân có thu nhập trong xã hội, mà tùy theo hoàn cảnh, thu nhập, và mong muốn của mỗi người mà mục đích vay vốn của họ là hoàn toàn khác nhau. Những khách hàng là cá nhân, có thu nhập cao trong xã hội thì nhu cầu tiêu dùng của họ khác hoàn toàn với những cá nhân có thu nhập thấp, trung bình. Hoặc tùy vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi người, có người có những nhu cầu về nhà ở, về những vật dụng xa xỉ, về những phương tiện đi lại có giá trị cao như ô tô, xe máy… nhưng cũng có những người vay với mục đích đi du học hoặc để trang trải các nhu cầu chi tiêu cho y tế… Chính vì vậy sản phẩm CVTD cũng phải đa dạng và phong phú, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu dùng của mọi người dân, mọi tầng lớp trong xã hội. 1.1.2.2. Giá trị mỗi món vay nhỏ nhưng khối lượng các món vay lớn.
- Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và thu nhập hàng tháng của khách hàng mà giá trị các khoản vay thường khác nhau. Tuy nhiên có một điểm chung là giá trị các khoản vay này thường rất nhỏ so với các khoản vay cho hoạt động sản xuất kinh doanh do đây là khoản vay phục vụ cho mục đích tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình, thêm vào đó, giá trị của hàng hóa tiêu dùng thường không quá lớn hoặc khách hàng vay vốn đã có sự tích lũy từ trước đối với những nhu cầu của mình… Trong điều kiện hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng theo đó đi lên, người tiêu dùng sẽ vay nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của bản thân, gia đình do không phải ai cũng có khả năng chi trả cho nhưng nhu cầu tiêu dùng của mình bằng nguồn thu nhập trong thời điểm hiện tại. Điều này dẫn đến số lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn là rất đông khiến tổng quy mô CVTD trở nên rất lớn. 1.1.2.3. CVTD thường có rủi ro cao hơn các khoản cho vay trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. Do nguồn trả nợ của CVTD độc lập với khoản vay, chủ yếu là từ thu nhập của người đi vay, mà nguồn thu nhập này có thể thay đổi nhanh chóng tùy theo tình trạng công việc, tình hình kinh tế chung hay tình hình sức khỏe của họ.. Thêm vào đó, việc thẩm định và quyết định cho vay đối với một khoản CVTD cũng thường gặp khó khăn do vấn đề thông tin không đầy đủ hoặc thiếu tính chính xác. Các thông tin cá nhân đưa ra thường không rõ ràng và minh bạch như các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, việc thẩm định xác minh cũng gặp nhiều khó khăn… Ngày nay, để hạn chế bớt rủi ro, trong hầu hết các khoản CVTD ngân hàng đều đòi hỏi phải có đảm bảo bằng tài sản. 1.1.2.4. Các khoản CVTD thường có lãi suất cao. Điều này xuất phát từ việc các khoản CVTD có chi phí và rủi ro cao nhất trong các loại cho vay của ngân hàng. CVTD thường nhạy cảm theo chu kỳ, khi nền kinh tế phát triển, người dân có thu nhập cao, nhu cầu về tiêu dùng của họ cũng tăng lên do họ thấy lạc quan về tương lai, ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái đại bộ phận dân cư đều có xu hướng thắt chặt tiêu dùng, tiết kiệm nhiều hơn chi tiêu. Mặt khác, người tiêu dùng
- thường ít nhạy cảm với lãi suất, họ quan tâm đến khoản tiền phải trả hàng tháng hơn là mức lãi suất ghi trong hợp đồng. 1.1.2.5. Thời hạn trong CVTD khá đa dạng, cả ngắn, trung và dài hạn. Thời hạn CVTD còn tùy thuộc vào mục đích vay vốn, giá trị mỗi khoản vay, thu nhập hàng tháng của khách hàng và thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng trong hợp đồng tín dụng. Nếu khách hàng vay vốn với mục đích mua nhà, bất động sản, ô tô… thì giá trị các khoản vay thường lớn, thời hạn trả nợ thường dài, ngược lại nếu là các khoản vay nhỏ hơn như vay để sửa nhà, mua xe máy… thì thời hạn trả nợ thường ngắn hơn. 1.1.3. Các hình thức CVTD. 1.1.3.1. Căn cứ vào phương thức hoàn trả. Căn cứ vào tiêu chí này, CVTD được chia ra làm hai loại là CVTD trả góp và CVTD phi trả góp. a. Cho vay tiêu dùng trả góp. Là loại CVTD trong đó người đi vay phải trả cho ngân hàng (bao gồm cả tiền gốc và lãi) làm nhiều lần, theo từng kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay. Hình thức này thường áp dụng đối với những khoản vay lớn và thời hạn cho vay dài. Ví dụ: vay để mua nhà, bất động sản, mua ô tô… Với loại cho vay này, thông thường có ba phương pháp trả góp phổ biến: Phương pháp gộp Theo phương thức này thì vốn gốc và lãi được tính gộp và chia đều cho các kỳ hạn trả nợ theo công thức sau: CI T n Với: I C i n Trong đó: T: số tiền phải trả nợ cho ngân hàng khi đến kỳ hạn. C: vốn gốc.
- I: số lãi vay khách hàng phải trả cho ngân hàng. n: số kỳ hạn trả nợ. i: lãi suất cho vay mỗi kỳ hạn. Phương pháp lãi đơn. Theo phương pháp này, vốn gốc được thanh toán đều nhau giữa các kỳ hạn, còn tiền lại được tính theo số dư nợ còn lại, theo công thức sau: T (k ) Tv TL (k ) C Trong đó: Tv n Với: T(k): số tiền thanh toán ở kỳ k. Tv : vốn gốc phải thanh toán ở mỗi kỳ hạn. C : vốn gốc. TL(k) : Lãi khách hàng phải trả trong kỳ hạn k. i : lãi suất cho vay mỗi kỳ hạn. Phương pháp hiện giá. Theo phương pháp này, số tiền thanh toán mỗi kỳ hạn (bao gồm cả gốc và lãi) bằng nhau theo công thức sau đây: C i (1 i ) n T (1 i ) n 1 b. Cho vay tiêu dùng phi trả góp (hay còn gọi là CVTD trả một lần). Là loại CVTD mà trong đó khách hàng chỉ thanh toán cho ngân hàng một lần khi đến hạn. Theo phương thức này, việc thanh toán tiền gốc và lãi được thực hiện bằng một trong các phương thức sau đây: Tiền gốc (C) và tiền lãi (Cn) được thanh toán một lần vào cuối thời hạn cho vay : Cn C i n
- Tiền gốc (C) được thanh toán vào cuối kỳ hạn, còn tiền lãi cuối kỳ (Ck) được thanh toán đều đặn theo từng kỳ hạn. Trong đó: Ck C i 1.1.3.2. Căn cứ vào nguồn gốc của khoản vay. a. Cho vay tiêu dùng trực tiếp. Là hình thức khách hàng trực tiếp vay tiền từ ngân hàng để phục vụ cho mục đích tiêu dùng của mình. Cho vay trả theo định kỳ: Là phương thức trong đó khách hàng vay và trả trực tiếp với ngân hàng với mức trả và thời hạn trả được quy định khi cho vay. Với hình thức này, tiền vay có thể được cấp bằng tiền mặt hoặc chuyển thẳng vào tài khoản cá nhân của khách hàng, đồng thời ghi Nợ tài khoản cho vay. Thấu chi: Là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi vượt trên số tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi. Thẻ tín dụng: Là nghiệp vụ tín dụng, trong đó ngân hàng phát hành thẻ cho những khách hàng có tài khoản ở ngân hàng, có đủ điều kiện được cấp thẻ và ấn định mức giới hạn tín dụng tối đa mà người đó có thể được phép sử dụng. b. Cho vay tiêu dùng gián tiếp. Hiện nay, phần lớn các hoạt động cho vay của ngân hàng là cho vay trực tiếp, nhưng bên cạnh đó, các ngân hàng cũng phát triển một số hình thức cho vay gián tiếp như: Hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian: (1) (2) Khách hàng Trung gian: (3) (thường là nông (4) dân, người buôn Ngân hàng Tổ, đội, hội, nhóm. bán nhỏ).
- (1) Phân tích tín dụng trước khi cho vay (2) Ngân hàng phát tiền vay trực tiếp cho khách hàng (3) Các tổ chức trung gian thu nợ hộ cho ngân hàng Ngân hàng cho vay qua các tổ chức trung gian như các Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội thanh niên, sinh viên… Các Hội này thường có mục đích hoạt động với các thành viên khác nhau nhưng chủ yếu đều tập trung vào các mục đích xã hội như giúp người dân xóa đói giảm nghèo, các khoản vay trợ cấp để phát triển kinh tế, giúp người nông dân làm giàu… Hình thức cho vay thông qua người bán lẻ: (3) Ngân hàng Người bán lẻ (1) (2) Người vay (1) Ngân hàng ký hợp đồng tín dụng với người vay (khách hàng) (2) Người vay mua hàng (nguyên liệu cho sản xuất, nuôi trồng, thiết bị….) (3) Người bán tập trung các hoá đơn bán hàng gửi lên ngân hàng đề nghị thanh toán. Sau đó ngân hàng thu nợ của khách hàng.
- Cho vay bằng hình thức này sẽ hạn chế việc người vay sử dụng tiền vay sai mục đích. Tuy nhiên nên thường xuyên kiểm tra, giám sát, tránh trường hợp các nhà bán lẻ có thể lợi dụng để bán hàng kém chất lượng với giá đắt cho người vay vốn. 1.1.3.3. Căn cứ vào mục đích vay. a. Cho vay tiêu dùng cư trú. CVTD cư trú là các khoản vay nhằm mục đích phục vụ nhu cầu xây dựng, mua sắm hoặc cải tạo nhà ở của cá nhân, hộ gia đình. Đặc điểm của khoản vay này là thời gian dài và quy mô tương đối lớn. b. Cho vay tiêu dùng không cư trú. Đây là khoản CVTD phục vụ các nhu cầu cải thiện đời sống như mua sắm phương tiện, đồ dùng, du lich, học hành hoặc giải trí… Đặc điểm của các khoản vay này là quy mô nhỏ, thời gian ngắn. 1.1.3.4. Căn cứ vào hình thức đảm bảo tiền vay. a. Cho vay cầm cố. Cho vay cầm cố là hình thức ngân hàng cho khách hàng vay tiền và giữ tài sản của khách hàng để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ của khách hàng trong hợp đồng cầm cố. Số tiền vay sẽ dựa vào nhu cầu của khách hàng, tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ của khách hàng và mức cho vay tối đa của ngân hàng. b. Cho vay cầm cố lương, thu nhập. Đây là hình thức cho vay chủ yếu được áp dụng cho những khách hàng có việc làm và thu nhập ổn định, ngoài việc trang trải cho cuộc sống hàng ngày vẫn tích lũy được một khoản để trả nợ. Số tiền cho vay được quyết định dựa trên nhu cầu vay (có mục đích sử dụng rõ ràng), thu nhập ròng thường xuyên của khách hàng, mức cho vay tối đa của ngân hàng. Khi nhận tiền vay khách hàng phải cam kết nếu không trả được nợ khi đến hạn (thường là quá 3 kỳ trả nợ), ngân hàng có quyền nhận lương của khách hàng để thu nợ. c. Cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ tiền vay.
- Hình thức này áp dụng chủ yếu đối với tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài như: Cho vay sửa chữa, mua nhà, mua quyền sử dụng đất, cho vay mua sắm phương tiện đi lại… Mức cho vay của ngân hàng trong hình thức này phụ thuộc vào tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng, giá trị tài sản mua sắm, mức tối đa thường từ 50- 60% giá trị tài sản mua sắm. 1.1.3.5. Căn cứ vào loại tài sản được tài trợ. a. Cho vay tài trợ bất động sản. Hình thức cho vay này áp dụng đối với những khách hàng có nhu cầu vay để phục vụ mục đích mua mới hoặc sửa chữa nhà ở, căn hộ và trong một số trường hợp bao gồm cả đất đai. Quy mô của các khoản vay này thường lớn, thời hạn dài nhất trong danh mục cho vay của ngân hàng (khoảng từ 15 đến 25 hoặc 30 năm), do đó loại hình này thường chữa những nguy cơ rủi ro đáng kể. Các khoản cho vay này thường phải đi kèm với tài sản đảm bảo nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng. b. Cho vay tài trợ hàng tiêu dùng lâu bền. Hàng tiêu dùng lâu bền là những mặt hàng có thời gian sử dụng lâu dài như ô tô, xe máy… Đặc điểm của loại hình cho vay này là quy mô thường không lớn, thời gian trả nợ nhanh, tài sản đảm bảo có thể là tài sản được hình thành từ tiền vay. c. Tài trợ nhu cầu tiêu dùng khác. Loại hình cho vay này áp dụng đối với những khách hàng vay vốn với mục đích tài trợ các nhu cầu như đi học, chữa bệnh, ma chay, cưới hỏi… đối với các khoản vay này yếu tố quyết định có cho vay hay không chủ yếu là dựa vào thu nhập của khách hàng vì giá trị các món vay thường là khá nhỏ. 1.2 Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại. 1.2.1. Khái niệm mở rộng cho vay tiêu dùng. Mặc dù hệ thống ngân hàng đã hình thành và phát triển từ rất lâu nhưng chỉ mới từ đầu thế kỷ 20 các nhà ngân hàng mới thấy rõ được tầm quan trọng của hoạt động cho vay tiêu dùng. Trước đó, đa số các ngân hàng không chú trọng phát triển mảng sản phẩm này
- vì họ cho rằng đây là những khoản vay nhỏ, lẻ tẻ, rủi ro lại cao, lợi nhuận thấp… họ chủ yếu tập trung vào mảng cho vay doanh nghiệp với những dự án đầu tư lớn, nhằm kỳ vọng một nguồn lợi nhuận khổng lồ trong tương lai. Tuy nhiên, trong khoảng mấy chục năm trở lại đây, đứng trước những thay đổi lớn của nền kinh tế, đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt, các ngân hàng muốn tồn tại và phát triển trên thị trường buộc phải nâng cao sức cạnh tranh với các ngân hàng khác thông qua việc mở rộng và phát triển các sản phẩm dịch vụ của mình. Thêm vào đó, nền kinh tế phát triển, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng theo. Chính vì vậy, mở rộng và phát triển CVTD là hành động cần thiết và tất yếu của các NHTM. Một cách chung nhất thì mở rộng CVTD là quá trình tăng lên về mọi mặt của hoạt động CVTD trong một thời kỳ nhất định.. Trong đó bao gồm cả tăng thêm về quy mô, sản lượng và chất lượng của sản phẩm đó. Nói một cách đơn giản, mở rộng CVTD là sự đáp ứng các yêu cầu ngày càng tăng của khách hàng về quy mô, chất lượng, thủ tục… các khoản vay một cách tốt nhất. Từ định nghĩa trên ta có thể rút ra một số vấn đề như sau: Mở rộng CVTD là sự gia tăng về số lượng và quy mô của các khoản vay. Điều đó thể hiện sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự phát triển của hệ thống ngân hàng thông qua số liệu thống kê hàng năm. Mở rộng CVTD cũng đề cập đến vấn đề chất lượng tín dụng. Ngân hàng phải đảm bảo kiểm soát sao cho số vốn vay ấy được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả nhất. Tránh trường hợp một số kẻ xấu lợi dụng vốn vay ngân hàng để làm những việc không đúng mục đích, gây nên những tổn thất cho ngân hàng nói riêng và cho toàn bộ nền kinh tế nói chung. Tiến hành các biện pháp mở rộng tín dụng luôn phải đi đôi với việc tiến hành các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Luôn luôn có nhiều phương pháp mở rộng hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng: mở rộng quan hệ tín dụng với nhiều đối tượng khách hàng, triển khai thêm các hình thức cho vay mới tùy theo từng đối tượng và điều kiện cụ thể, đơn giản
- hóa quy trình thủ tục tín dụng, nâng cao chuyên môn và ý thức trách nhiệm của các cán bộ tín dụng… 1.2.2. Sự cần thiết của việc mở rộng CVTD. Nền kinh tế phát triển kéo theo nó là một loạt những hoạt động, những dịch vụ mới hình thành và phát triển… một trong số đó là hoạt động tiêu dùng của dân cư. Nếu như trước đây người dân quan niệm chỉ cần “ăn no, mặc ấm” là đủ thì giờ đây, khi thu nhập và đời sống tăng lên, họ quan tâm nhiều hơn đến “ăn ngon, mặc đẹp”. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện và khả năng tạo dựng cho mình một cuộc sống sung túc đầy đủ ngay trong hôm nay, nhất là thế hệ sinh viên mới ra trường, những người mới đi làm, họ có tri thức, có một công việc ổn định với thu nhập khá… nhưng cái họ thiếu là thời gian tích lũy. Nắm được nhu cầu này, các tổ chức tín dụng mà điển hình là các NHTM đã cung cấp những khoản CVTD dưới nhiều hình thức và quy mô khác nhau, nhằm mang lại cho khách hàng một cuộc sống tiện nghi hơn mà không phải chờ đợi lâu. Hiện nay, trong xu hướng hội nhập quốc tế, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng nhà nước, ngân hàng cổ phần… đang cạnh tranh mạnh mẽ các sản phẩm CVTD nhằm thu hút đối tượng là khách hàng cá nhân. CVTD đang trở thành mảng tín dụng có nhiều tiềm năng. Như chúng ra đã biết, huy động và cho vay là hai hoạt động chủ yếu chiếm vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của NHTM. Huy động vốn là nghiệp vụ sống còn của NHTM, một NHTM không thể tồn tại và phát triển nếu nguồn vốn huy động bị ngưng trệ. Tuy nhiên ngân hàng huy động được nhiều vốn mà không cho vay thì cũng không thể tồn tại. Trong điều kiện hiện nay, khi cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng đang diễn ra ngày càng gay gắt khiến cho thị trường vay của ngân hàng bị giảm sút, chính vì vậy các NH cần phải cố gắng hơn nữa trong hoạt động mở rộng CVTD. Có thể thấy rõ sự cần thiết của việc mở rộng CVTD thông qua lợi ích mang lại của nó đối với NHTM.
- 1.2.2.1. CVTD giúp NHTM mở rộng quan hệ với khách hàng, từ đó làm tăng khả năng huy động các loại tiền gửi từ dân cư cho ngân hàng. Do trước đây hoạt động cho vay của NHTM gần như chỉ bó hẹp trong phạm vi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên số lượng người dân biết đến hoạt động của ngân hàng cũng không nhiều, đại đa số chỉ là những doanh nhân thành đạt, lãnh đạo, cán bộ cấp cao… chính vì vậy, người dân vẫn còn e dè khi nhắc đến ngân hàng và đại đa số mọi người đều thích tích trữ tiền mặt tại nhà hơn là gửi tiết kiệm vào ngân hàng, điều này làm ngân hàng mất đi một lượng vốn lớn trong dân cư và làm tắc nghẽn dòng tiền của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, CVTD đã trở thành một hoạt động quan trọng không thể thiếu của NHTM, CVTD được mở rộng tạo điều kiện cho các NHTM có nhiều cơ hội tiếp xúc quan hệ với các đối tượng khách hàng khác nhau. Chính điều này đã làm ngân hàng và người dân gần gũi nhau hơn, tạo niềm tin về ngân hàng trong lòng người dân, nhờ đó lượng tiền gửi huy động được từ trong dân cư của ngân hàng cũng tăng lên đáng kể. Thông thường khi đã có lòng tin với một khách hàng nào đấy thường khách hàng cá nhân sẽ trung thành với ngân hàng đó vì tâm lí ngại thay đổi, vì thế tăng thêm một khách hàng cũng là tăng thêm lợi nhuận tiềm năng. Thêm vào đó, ngân hàng cũng có thể thấu hiểu hơn những nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó đưa ra những sản phẩm dịch vụ thích hợp trong tương lai. 1.2.2.2. CVTD tạo điều kiện cho ngân hàng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, từ đó tăng lợi nhuận và phân tán rủi ro. Cùng với sự phát triển kinh tế, vai trò của các NHTM đối với nền kinh tế - xã hội ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, khi ngày càng có nhiều ngân hàng mới được thành lập, bao gồm cả các ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng ngoài quốc doanh, ngân hàng quốc tế… thì sự cạnh tranh gay gắt là điều không thể tránh khỏi. Chỉ cần hôm nay ngân hàng A ra một sản phẩm gì đó thì gần như ngay lập tức ngân hàng B, C, D… cũng cho ra mắt những sản phẩm tương tự với tên gọi khác nhau.. Chính vì vậy muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện khắc nghiệt
- như vậy đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng đổi mới, tìm tòi và đưa ra những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đem lại lợi ích cho ngân hàng. Do đối tượng của CVTD là một lượng lớn dân cư, mà không phải ai cũng có nhu cầu và nguyện vọng giống nhau: người cần vốn để mua nhà, người cần vốn để mua xe, người cần vốn để đi du học, khám chữa bệnh… nên dựa vào đó các NHTM có thể đưa ra rất nhiều những sản phẩm dịch vụ khác nhau phù hợp với nhu cầu của từng loại đối tượng, lợi nhuận cũng nhờ đó mà tăng lên. Thêm vào đó, các khoản CVTD thường đem lại lợi nhuận lớn do mức lãi suất tính trên các khoản cho vay tiêu dùng cao. Tại những nước kinh tế phát triển, CVTD là hoạt động đem lại thu nhập lớn cho ngân hàng. Một nguyên tắc đặt ra cho ngân hàng là “tránh bỏ nhiều trứng vào cùng một giỏ”. Tức là nếu không đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, một khi rủi ra xảy ra thì ngân hàng rất khó chống đỡ, có thể dẫn tới sụp đổ khiến cả hệ thống bị ảnh hưởng vì hoạt động của ngân hàng mang tính hệ thống cao. Điển hình là cuộc khủng hoảng tín dụng xuất phát từ việc cho vay dưới chuẩn tại Mỹ trong năm 2008 vừa qua đã gây ra những thiệt hại không nhỏ đối với nền kinh tế Mỹ nói chung và nền kinh tế thế giới nói riêng. Thực tế cho thấy nếu xét riêng từng khoản CVTD thì loại hình cho vay này có rủi ro lớn do có khả năng khách hàng không trả được nợ. Tuy nhiên do mỗi khoản CVTD có giá trị tương đối nhỏ nên nếu xét trên toàn cục của các khoản CVTD thì rủi ro cũng không còn là một vấn đề lớn. Mặt khác, CVTD đang được coi là một hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất cho các NHTM, do đó mở rộng CVTD là một hướng đi an toàn và đẩy triển vọng sinh lời của ngân hàng. 1.2.2.3. CVTD có tác dụng nâng cao đời sống của người dân, từ đó góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Nền kinh tế phát triển mạnh đồng nghĩa với việc nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng cao. Tuy nhiên như đã nói ở trên, không phải ai cũng đủ điều kiện để tạo lập cho mình một cuộc sống tiện nghi đầy đủ ngay hôm nay, lúc này CVTD là giải pháp tối ưu, giúp người dân có thể sử dụng những đồng tiền trong tương lai của mình để chi tiêu
- tại thời điểm hiện tại. Một cuộc sống đầy đủ tiện nghi có thể giúp cho chúng ta có tinh thần thoải mái, trí tuệ minh mẫn để hoàn thành tốt công việc, nhờ đó mà năng suất hiệu quả làm việc cũng cao hơn. Mặt khác, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng góp phần kích thích các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Khi người dân có tiền, họ sẽ tiêu dùng nhiều hàng hóa hơn, các doanh nghiệp bán được hàng cũng sẽ có vốn để quay vòng, tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, nhờ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngược lại, khi không có tiền, người dân sẽ thắt chặt chi tiêu, các doanh nghiệp không tiêu thụ được hàng, không có vốn để quay vòng, sản xuất bị ngưng trệ, kéo theo nền kinh tế đi xuống. Tóm lại, mở rộng CVTD rất cần thiết, giúp các NHTM mở rộng quan hệ với khách hàng, từ đó làm tăng khả năng huy động các loại tiền gửi từ dân cư, đa dạng hóa sản phẩm, từ đó tăng lợi nhuận và phân tán rủi ro. CVTD không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với ngân hàng mà nó còn góp phần cải thiện đời sống của người dân, góp phần vào việc kích thích tiêu dùng một cách trực tiếp, kích thích đầu tư một cách gián tiếp, cũng tức là góp phần làm tăng sức sản xuất của nền kinh tế, giúp xã hội ngày càng giàu mạnh. 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng CVTD của NHTM. 1.2.3.1. Chỉ tiêu về số lượt khách hàng giao dịch với ngân hàng Khi ngân hàng có sự tập trung vào việc mở rộng CVTD, ngân hàng sẽ có biện pháp để thu hút khách hàng đến với mình, sẻ dụng các sản phẩm tín dụng của mình. Ngân hàng càng thực hiện tốt việc mở rộng CVTD bao nhiêu thì số lượng khách hàng giao dịch sẽ tăng lên bấy nhiêu. Số lượng khách hàng: Là tổng số khách hàng thực hiện giao dịch với ngân hàng. trong hoạt động CVTD, số lượng khách hàng thể hiện số các khoản vay tiêu dùng mà ngân hàng cấp cho khách hàng. Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về số lượng khách hàng tuyệt đối
- Mức tăng, giảm số lượng khách hàng= Số lượng khách hàng năm (t)- Số lượng khách hàng năm (t-1) Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho phép ngân hàng đánh giá việc mở rộng quy mô và đối tượng khách hàng tại ngân hàng. Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng khách hàng tương đối Giá trị tăng trưởng khách Mức tăng giảm số lượng khách hàng . 100% = hàng tương đối Số lượng khách hàng VTD năm (t-1) Chỉ tiêu số lượt khách hàng: là số lần khách hàng đến giao dịch với ngân hàng trong một năm. Trong hoạt động CVTD, số lượt khách hàng thể hiện số lần khách hàng đến ngân hàng thực hiện vay tiêu dùng. Khi số lượt khách hàng tăng lên thể hiện hoạt động CVTD của ngân hàng được mở rộng, đồng thời cũng cho biết sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng. Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu khách hàng vay tiêu dùng Tỷ trọng khách hàng là Số lượng khách hàng VTD là cá nhân . 100% = cá nhân VTD Tổng số khách hàng VTD 1.2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh doanh số CVTD Doanh số CVTD : Là tổng số tiền ngân hàng CVTD trong kỳ, nó phản ánh một cách khí quát nhất về hoạt động tín dụng của ngân hàng theo một thời kỳ nhất định, thường tính theo năm tài chính. Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số CVTD tuyệt đối : Chỉ tiêu này được tính bằng hiệu số giữa tổng doanh số CVTD năm nay (t) và tổng doanh số CVTD năm trước (t-1)
- Giá trị tăng trưởng Tổng doanh số CVTD năm Tổng doanh số CVTD = - doanh số tuyệt đối (t) năm (t-1) Ý nghĩa : Chỉ tiêu này cho biết doanh số CVTD năm (t) tăng so với năm(t-1) về số tuyệt đối là bao nhiêu. Khi chỉ tiêu này tăng lên, tức là số tiền mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng để tiêu dùng cũng tăng lên, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng, từ đó nó cũng thể hiện hoạt động CVTD của ngân hàng đã được mở rộng. Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số tương đối : Chỉ tiêu này được tính bằng tỷ lệ % của thương số giữa giá trị tăng trưởng doanh số CVTD tuyệt đối với tổng doanh số CVTD năm (t-1). Giá trị tăng trưởng Giá trị tăng trưởng doanh số tuyệt đối . 100% = doanh số tương đối Tổng doanh số CVTD năm (t-1) Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng doanh số của hoạt động CVTD năm (t) so với năm (t-1). Khi chỉ tiêu này tăng lên, thể hiện rằng doanh số CVTD qua các năm của ngân hàng đã tăng lên về số tương đối. Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng về tỷ trọng: Tæng doanh sè CV TD . 100% Tû träng = Tæng doanh sè ho¹ t ®éng cho vay Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh số của hoạt động CVTD chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng doanh số của hoạt động cho vay của ngân hàng. Khi tỷ trọng của CVTD tăng lên qua các năm, chứng tỏ rằng hoạt động CVTD đã được mở rộng.
- 1.2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh dư nợ CVTD Dư nợ CVTD: Dư nợ tín dụng phản ánh số tiền mà khách hàng đang nợ ngân hàng tại một thời điểm, nên chỉ tiêu này là một con số thời điểm. Căn cứ vào mức dư nợ và tỷ lệ dư nợ có thể cho ta biết ngân hàng có thực hiện mở rộng tín dụng hay không. Bởi khi ngân hàng thực hiện chính sách mở rộng tín dụng thì dư nợ tín dụng thường ở mức cao. Tuy nhiên để có thể đánh giá chính xác việc mở rộng tín dụng của ngân hàng, phải kết hơp giữa chỉ tiêu dư nợ tín dụng với chỉ tiêu danh số cho vay của ngân hàng Doanh số thu Dư nợ CVTD Doanh số CVTD Dư nợ CVTD = - nợ CVTD năm (t-1) + năm (t) năm (t) Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tuyệt đối : Được tính bằng hiệu số giữa tổng dư nợ CVTD năm (t) với tổng dư nợ CVTD năm (t-1). Giá trị tăng trưởng Tổng dư nợ CVTD Tổng dư nợ CVTD = - dư nợ tuyệt đối năm (t) năm (t-1) Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tương đối: Được tính bằng % thương số giữa giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối với tổng dư nợ CVTD nămg (t-1) Giá trị tăng trưởng Giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối . 100% = dư nợ CVTD tương đối Tổng dư nợ CVTD năm (t-1)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Mở rộng cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum
90 p | 18 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Đống Đa
139 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Ngoại thương Lào - Chi nhánh Viêng Chăn
125 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đồng Tháp
86 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Mở rộng cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Đức Cơ - tỉnh Gia Lai
111 p | 3 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
113 p | 2 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Mở rộng cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội chi nhánh Đắk Lắk
99 p | 2 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Khánh Hòa
107 p | 3 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Mở rộng cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Bình Định
104 p | 2 | 1
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Krông Năng - Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk
27 p | 4 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Mở rộng cho thuê tài chính tại chi nhánh Công ty cho thuê tài chính II tại Khánh Hòa - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
106 p | 1 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk
118 p | 1 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Mở rộng cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng
91 p | 1 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Mở rộng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Bình Định
98 p | 1 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - tỉnh Đăk Lăk
107 p | 2 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Ninh Thuận
102 p | 1 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Mở rộng cho vay doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
112 p | 1 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Mở rộng cho vay đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
109 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn