LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công ty Sứ Thanh Trì
lượt xem 25
download
Đất nước ta đang trên đà phát triển với cơ chế mới, cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường đã làm cho nền kinh tế nước ta phát triển đáng kể trong những năm gần đây. Cùng với đó, các doanh nghiệp đã hoạt động hiệu quả hơn để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường cũng như của người tiêu dùng và tự tìm được chỗ đứng cho mình trên thị trường. Bên cạnh những thuận lợi do cơ chế mới mang lại là những thách thức, khó khăn mà bất cứ doanh nghiệp...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công ty Sứ Thanh Trì
- LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công ty Sứ Thanh Trì
- Lời nói đầu Đất nước ta đang trên đà phát triển với cơ chế mới, cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường đã làm cho nền kinh tế nước ta phát triển đáng kể trong những năm gần đây. Cùng với đó, các doanh nghiệp đã hoạt động hiệu quả hơn để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường cũng như của người tiêu dùng và tự tìm được chỗ đứng cho mình trên thị trường. Bên cạnh những thuận lợi do cơ chế mới mang lại là những thách thức, khó khăn mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng không thể tránh khỏi. Những khó khăn trong cạnh tranh, đổi mới hoạt động kinh doanh cho phù hợp với cơ chế mới… đã khiến cho rất nhiều doanh nghiệp gặp lúng túng trong hoạt động của doanh nghiệp mình. Công ty Sứ Thanh Trì cũng là một trong những công ty được thành lập trong cơ chế cũ và cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức đó. Hiện nay, nhu cầu về xây dựng tăng lên nhiều. Chính vì thế mà nhu cầu về gốm sứ cũng tăng lên đáng kể. Đây là một thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực gốm sứ xây dựng, nhất là sứ vệ sinh để có thể tiêu thụ sản phẩm, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, hiện nay, trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất kinh doanh loại sản phẩm này, trong đó lại có rất nhiều hãng nổi tiếng không chỉ trong nước, khu vực mà trên toàn thế giới như Inax, American Standard, Ceasar... Do đó, cạnh tranh là một tất yếu trong nền kinh tế thị trường và buộc các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường phải chấp nhận. Sản phẩm sứ vệ sinh mang thương hiệu Viglacera đã có mặt cùng với các sản phẩm mang các thương hiệu nổi tiếng từ lâu và hiện cũng đang khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các hãng kinh doanh sản phẩm này đã khiến cho sản phẩm ngày một phong phú, chất lượng ngày càng hoàn hảo. Chính vì lẽ đó, Công ty Sứ Thanh Trì cần có những biện pháp thật cụ thể, phù hợp với tình hình để dần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera trên thị trường. Được thực tập tại Công ty Sứ Thanh Trì, trong phòng Xuất nhập khẩu thời gian qua là một điều may mắn cho em. Vì ở đó, em được học hỏi và biết thêm rất nhiều từ thực tế hoạt động của Công ty. Lượng kiến thức đó rất quan trọng để bổ sung và hoàn thiện những gì em đã được học trên giảng đường đại học. Thấy được sự cạnh tranh gay gắt giữa sứ vệ sinh Viglacera với các sản phẩm sứ vệ sinh của các hãng khác đang có mặt trên thị trường Việt Nam và với kiến thức đã được học, em quyết định chọn đề tài: “ Một số biện pháp
- nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công ty Sứ Thanh Trì”. Đề tài của em gồm có 3 phần: Chương I: Một số vấn đề về cạnh tranh và khái quát về Công ty Sứ Thanh Trì. Chương II: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công ty Sứ Thanh Trì Chương III: Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công ty Sứ Thanh Trì
- Một số vấn đề về cạnh tranh và khái quát về công ty sứ thanh trì ch¬ng I Khi một nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường thì quy luật cạnh tranh xuất hiện như là một tất yếu khách quan và cạnh tranh chính là môi trường kinh tế thị trường. Do vậy, tất cả các thành phần kinh tế khi tham gia vào thị trường đều phải chấp nhận quy luật này. Chương này tập trung vào hai nội dung chính là một số vấn đề về cạnh tranh và khái quát về một công ty trong cơ chế thị trường hiện nay – Công ty Sứ Thanh Trì. 1. Một số vấn đề về cạnh tranh Cạnh tranh và khả năng cạnh tranh 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh và khả năng cạnh tranh Như chúng ta đã biết, kinh tế thị trường có rất nhiều đặc trưng, trong đó, cạnh tranh là một đặc trưng nổi bật và rất quan trọng. Có thể hiểu cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các đối thủ thể hiện trên thị trường nhằm giành giật những điều kiện sản xuất thuận lợi và nơi tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ có lợi nhất, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển. Cạnh tranh kinh tế là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt được mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích ( Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi). Để có thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường, một trong những yêu cầu đặt ra cho tất cả doanh nghiệp là phải chấp nhận cạnh tranh để giành được khách hàng bằng những sản phẩm hay dịch vụ có khả năng cạnh tranh của mình với các đối thủ, tức là giành được thị trường. Một sản phẩm có khả năng cạnh tranh và có thể đứng vững trên thị trường khi sản phẩm đó có mức giá thấp hơn hoặc cung cấp các sản phẩm tương tự với chất lượng hay dịch vụ ngang bằng hoặc cao hơn. Muốn như vậy, các doanh nghiệp phải có khả năng cạnh tranh. Khả năng cạnh tranh là năng lực cần thiết để doanh nghiệp có thể duy trì vị trí của mình một cách lâu dài và có ý thức, ý chí trên thị trường cạnh tranh, đảm bảo thực hiện
- một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất phải bằng tỷ lệ cho đầu tư vào những mục tiêu của doanh nghiệp để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Như vậy có thể thấy, khả năng cạnh tranh là đặc biệt quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Với tầm quan trọng đó, các doanh nghiệp không chỉ phải duy trì khả năng cạnh tranh mà còn phải ngày càng nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình, phải coi đó là một quá trình lâu dài, để doanh nghiệp không chỉ tồn tại mà ngày càng phát triển trong cơ chế thị trường hiện nay. 1.1.2. Vai trò của cạnh tranh Có thể nói rằng khi nền kinh tế thị trường ra đời thì cạnh tranh xuất hiện, và cạnh tranh là môi trường của kinh tế thị trường. Quy luật cơ bản của cạnh tranh là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận, được dựa trên sự chênh lệch giữa giá trị và chi phí sản xuất và khả năng có thể bán được hàng hoá dưới giá trị của nó mà vẫn thu được lợi nhuận. Vì lẽ đó mà các doanh nghiệp luôn luôn phải tìm hiểu, đưa ra các biện pháp để không chỉ cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường mà còn để doanh nghiệp hoạt động vẫn có lãi, duy trì và phát triển doanh nghiệp. Cạnh tranh là một trong những quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường và nó có tầm quan trọng rất lớn đối với nhiều đối tượng. Đối với doanh nghiệp, cạnh tranh là một điều kiện tốt để doanh nghiệp quan tâm cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng, dịch vụ, giá cả, tạo cho sản phẩm có sự khác biệt; đầu tư những công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại để hoạt động sản xuất có hiệu quả; từ đó làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp ngày một tăng, giúp cho doanh nghiệp có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Nhờ có cạnh tranh, người tiêu dùng có thể thoải mái, dễ dàng trong việc lựa chọn những hàng hoá phù hợp với sở thích và khả năng chi trả của mình; không những thế, khách hàng ngày càng được quan tâm hơn bởi các dịch vụ trước và sau bán. Bởi vậy, trong cơ chế thị trường, nhu cầu của khách hàng ngày một tăng và lợi ích mà khách hàng thu được ngày càng nhiều. Cạnh tranh có tác động rất lớn đến nền kinh tế của một quốc gia. Cạnh tranh đã khiến cho nền kinh tế xuất hiện nhiều thành phần kinh tế và nó đồng thời cũng là một công cụ hữu hiệu để Nhà nước chống độc quyền. Cạnh tranh cũng là một chất xúc tác khiến cho tình hình sản xuất của một đất nước được phát triển, năng suất được nâng cao do các
- doanh nghiệp buộc phải quan tâm đến việc nghiên cứu, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất kinh doanh để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Như vậy, cạnh tranh có vai trò rất lớn đối với không chỉ người dân, mà còn rất quan trọng đối với các doanh nghiệp và cả nền kinh tế của một nước. Cạnh tranh chính là động lực phát triển cơ bản nhằm kết hợp một cách hợp lý giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của xã hội, tạo điều kiện để doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Chính vì tầm quan trọng rất lớn đó của cạnh tranh mà buộc các doanh nghiệp phải quan tâm, duy trì và ngày càng phải nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình bằng nhiều biện pháp khác nhau để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. 1.1.3. Các loại hình cạnh tranh Cạnh tranh có thể được chia thành nhiều loại dựa trên nhiều góc độ. Dưới đây là một số căn cứ và các loại hình cạnh tranh. - Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường: có ba loại là + Cạnh tranh giữa người bán với người mua: Đây là sự cạnh tranh được diễn ra theo quy luật mua rẻ – bán đắt, tức là người bán muốn bán với giá cao, còn người mua muốn mua với giá rẻ. + Cạnh tranh giữa người mua với người mua: Nó được diễn ra khi lượng hàng hoá bán ra (lượng cung) nhỏ hơn nhu cầu của người tiêu dùng (lượng cầu). Điều này làm cho giá tăng và người mua chấp nhận giá đó để mua được hàng cần mua. + Cạnh tranh giữa người bán với người bán: Đây là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, làm cho giá giảm xuống do lượng cung lớn hơn lượng cầu. Loại hình cạnh tranh này có lợi cho thị trường, khiến cho các doanh nghiệp phải chịu sức ép lớn của thị trường - Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế: Có hai loại là + Cạnh tranh nội bộ ngành: là sự cạnh tranh diễn ra giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành. + Cạnh tranh giữa các ngành: là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành với nhau để giành lợi nhuận lớn nhất. - Căn cứ vào mức độ cạnh tranh: Có ba loại là
- + Cạnh tranh hoàn hảo: là cạnh tranh mà trên thị tr ường không một ai (kể cả người bán và người mua) có tác động và ảnh hưởng đến giá cả và sản lượng của thị trường, nghĩa là họ không có sức mạnh thị trường. Sản phẩm bán ra được người mua xem là đồng nhất. Người bán và người mua chỉ có thể chấp nhận giá thị trường. + Cạnh tranh không hoàn hảo: Là cạnh tranh mà ở đó các sản phẩm được dị biệt hoá và có thể thay thế cho nhau ở mức độ cao nhưng không phải là thay thế hoàn hảo, thị trường có một số người bán và nhiều người mua. + Cạnh tranh độc quyền: Là cạnh tranh trên thị trường ở đó chỉ có một số người bán sản phẩm thuần nhất. - Căn cứ vào tính chất cạnh tranh: có hai loại là cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh. - Căn cứ vào khả năng cạnh tranh + Cạnh tranh quốc gia + Cạnh tranh ngành + Cạnh tranh của doanh nghiệp + Cạnh tranh của sản phẩm Với những hiểu biết về cạnh tranh và quá trình thực tập tại Công ty Sứ Thanh Trì, với đề tài đã chọn, giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về cạnh tranh sản phẩm, là khả năng cạnh tranh được đánh giá bằng thị phần mà sản phẩm chiếm được trên thị trường, để qua đó đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty Sứ Thanh Trì so với các đối thủ cạnh tranh đang có mặt tại thị trường Việt Nam để tìm ra một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công ty Sứ Thanh Trì. 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh Khả năng cạnh tranh có thể được đánh giá thông qua những chỉ tiêu sau: 1.2.1. Thị phần: Để có thể đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp, người ta thường sử dụng chỉ tiêu này. Chỉ tiêu này đánh giá mức độ chiếm lĩnh thị trường của một doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
- + Thị phần sản phẩm của doanh nghiệp so với toàn thị trường sản phẩm: Công thức: Doanh thu tõ s¶ n phÈm cña DN ThÞ hÇns¶ n phÈm cña DN p 100 Dung lîng thÞ trêng + Thị phần sản phẩm của doanh nghiệp so với phân đoạn thị trường mà nó phục vụ: Công thức: Doanh thu tõ s¶ n phÈm cña DN ThÞ hÇns¶ n phÈm cña DN p 100 Dung lîng do¹n thÞ rêng d· phôc vô t Chỉ tiêu này sẽ cho biết doanh nghiệp đứng ở vị trí nào trên thị trường, đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp, xem xem doanh nghiệp chiếm được bao nhiêu phần trăm thị trường. 1.2.2. Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp tính theo doanh thu từ sản phẩm cạnh tranh DT DT t t 1 Công thức: Gt t DT t 1 Trong đó: Gt1: Tốc độ tăng trưởng thời kỳ nghiên cứu DTt: Doanh thu kỳ nghiên cứu DTt-1: Doanh thu kỳ trước ý nghĩa: Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tăng hoặc giảm doanh thu của doanh nghiệp trên thị trường qua các năm liên tiếp, qua đó cho thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp tăng hay giảm để đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.2.3. Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp theo lợi nhuận thu được từ sản phẩm cạnh tranh Pr t Pr t 1 Công thức: Gr t Pr t 1 Trong đó: Grt: Tốc độ tăng trưởng kỳ nghiên cứu Prt: Lợi nhuận kỳ nghiên cứu Prt-1: Lợi nhuận kỳ trước
- ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh thực chất và chính xác hơn chỉ tiêu trên vì nó so sánh tốc độ tăng, giảm lợi nhuận và lợi nhuận mới thực sự phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.4. Tốc độ tăng của hoạt động xuất khẩu sản phẩm qua các năm EX EX t t 1 Công thức: EG t EX t 1 Trong đó: EGt: Tốc độ tănng kim ngạch xuất khẩu kỳ nghiên cứu EXt: Kim ngạch xuất khẩu kỳ nghiên cứu EXt-1: Kim ngạch xuất khẩu kỳ trước ý nghĩa: Chỉ tiêu này nói lên khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp tăng hoặc giảm; nếu khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp tăng thì có thể cho biết khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có phần tăng lên. Ngoài ra, người ta cũng có thể đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp thông qua những chỉ tiêu về giá hay mức độ nổi tiếng, uy tín của thương hiệu của sản phẩm đó. 1.3. Các biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp Các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường luôn luôn cố gắng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình bằng nhiều cách. Và doanh nghiệp phải luôn tìm ra những thuận lợi, khai thác nội lực của doanh nghiệp mình để có thể cạnh tranh với các đối thủ. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp phải khai thác lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Lợi thế cạnh tranh là ưu thế đạt được của doanh nghiệp (so với các doanh nghiệp khác cùng ngành) một cách tương đối dựa trên các nguồn lực và năng lực sản xuất của doanh nghiệp đó. Muốn có được lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp phải hoạt động thực sự có hiệu quả, cùng với đó, sản phẩm tung ra thị trường phải có chất lượng ngang bằng hoặc cao hơn đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa, sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp cung cấp phải luôn có sự đổi mới và phù hợp với nhu cầu ngày càng cao và luôn thay đổi của khách hàng. Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp sau:
- 1.3.1. Cạnh tranh bằng sản phẩm Để doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên thị tr ường thì yếu tố quyết định đầu tiên và cũng là quan trọng nhất đó là sản phẩm của doanh nghiệp có thể cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường hay không. Bởi một doanh nghiệp muốn có được thị trường thì đồng nghĩa với đó, doanh nghiệp phải có được khách hàng, nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp phải được khách hàng chấp nhận. Muốn như vậy thì sản phẩm đó phải thoã mãn các nhu cầu của người tiêu dùng, không những thế, sản phẩm phải ngang bằng hoặc cao hơn các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh về cả chất lượng, kiểu dáng, mầu sắc… Một doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình bằng biện pháp này nếu doanh nghiệp biết đưa ra những chiến lược sản phẩm đúng đắn, tạo ra những sản phẩm phù hợp với những nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng. Với chiến lược này, doanh nghiệp có thể có những hướng sau: Đa dạng hoá sản phẩm là việc mở rộng danh mục các chủng loại sản phẩm, tạo ra một cơ cấu sản phẩm giúp khách hàng dễ dàng trong việc lựa chọn. Có một số cách phân loại hình thức đa dạng hoá sản phẩm: - Xét theo sự biến đổi danh mục sản phẩm: + Biến đổi chủng loại: tức là hoàn thiện, cải tiến những sản phẩm đang sản xuất để vừa giữ thị trường hiện tại, vừa thâm nhập vào thị trường mới. + Đổi mới chủng loại: là không sản xuất những sản phẩm đã lỗi thời hay khó tiêu thụ để sản xuất những sản phẩm mới. - Xét theo tính chất của nhu cầu về sản phẩm: + Đa dạng hoá theo chiều sâu của mỗi loại sản phẩm: biện pháp này sẽ làm tăng thêm mẫu mã, kiểu dáng của cùng một loại sản phẩm để thoả mãn nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. + Đa dạng theo bề rộng nhu cầu các loại sản phẩm: bằng biện pháp này, mỗi sản phẩm chế tạo ra sẽ có kết cấu, công nghệ và giá trị sử dụng cụ thể khác nhau để thoả mãn đồng bộ một số nhu cầu có liên quan tới một đối tượng cụ thể. - Xét theo phương thức thực hiện:
- + Đa dạng hoá trên cơ sở nguồn lực hiện có + Đa dạng hoá trên cơ sở nguồn lực hiện có, cộng với đầu tư bổ sung + Đa dạng hoá sản phẩm bằng đầu tư mới Chất lượng của sản phẩm là một chỉ tiêu quan trọng đối với việc tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những đặc trưng kinh tế kỹ thuật thể hiện sự thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện xác định, phù hợp với công dụng sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn. Chất lượng của sản phẩm được hình thành từ quá trình thiết kế đến quá trình sản xuất và đến cả quá trình tiêu dùng. Chính vì vậy khi sản xuất sản phẩm, doanh nghiệp cần phải chú ý đến chất lượng của sản phẩm sao cho chất lượng không chỉ đạt các tiêu chuẩn về kinh tế kỹ thuật mà chất lượng sản phẩm còn phải phù hợp với nhu cầu của thị trường. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường. 1.3.2. Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm là một biện pháp quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc định giá của sản phẩm sau khi sản xuất để có thể tiêu thụ được trên thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chi phí sản xuất, chi phí bán hàng chi phí lưu thông, chi phí yểm trợ và xúc tiến bán hàng (những yếu tố kiểm soát được); hay việc cạnh tranh với các đối thủ, quan hệ cung – cầu trên thị trường, sự điều tiết của Nhà nước (những yếu tố không kiểm soát được). Chính vì thế, doanh nghiệp cần phải cân nhắc trong việc ấn định giá bán sao cho sản phẩm vừa có thể tiêu thụ được, cạnh tranh được mà lại có thể bù đắp được chi phí sản xuất và đảm bảo có lãi. 1.3.3. Cạnh tranh bằng hệ thống kênh phân phối sản phẩm Theo định nghĩa của Marketing: “Kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trình đưa hàng hoá từ người sản xuất tới người tiêu dùng”. Kênh phân phối có các chức năng rất quan trọng như: nghiên cứu thị trường, xúc tiến khuếch trương cho những sản phẩm mà họ bán, thương lượng, phân phối vật chất, thiết lập mối quan hệ, hoàn thiện hàng hoá, tài trợ, san sẻ rủi ro. Các chức năng này đã khẳng định vai trò không thể thiếu của kênh phân phối.
- Có nhiều loại kênh phân phối: Phân phối trực tiếp: Nhà sản xuất ------> Người tiêu dùng Kênh một cấp: Nhà sản xuất --> Nhà bán lẻ ---> Người tiêu dùng Kênh 2 cấp: Nhà sản xuất -->Bán buôn--->Bán lẻ --> Người tiêu dùng Kênh 3cấp: Nhà sản xuất-->Đại lý-->Bán buôn-->Bán lẻ-->Người tiêu dùng Mỗi loại kênh phân phối có đặc điểm và những ưu nhược diểm riêng. Bởi thế, việc lựa chọn kênh phân phối phải được các doanh nghiệp cân nhắc kỹ nếu muốn việc tiêu thụ của doanh nghiệp mình đạt hiệu quả. Cùng với việc lựa chọn hệ thống kênh phân phối, các doanh nghiệp cũng cần phải đưa ra các chính sách phân phối sản phẩm sao cho phù hợp, có hiệu quả đồng thời đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Ngoài ba biện pháp chính đã nêu, còn có những biện pháp khác như cạnh tranh bằng các dịch vụ sau bán, bằng các phương thức thanh toán hay cạnh tranh bằng không gian và thời gian. Do các biện pháp này ảnh hưởng không nhiều đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nên không đề cập đến trong đề tài. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp Có rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp luôn luôn phải quan tâm để điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp mình để không chỉ duy trì khả năng cạnh tranh mà còn để ngày càng cải thiện và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. 1.4.1. Các nhân tố khách quan - Môi trường vĩ mô + Môi trường tự nhiên + Môi trường chính trị + Môi trường kinh tế + Môi trường luật pháp + Môi trường văn hoá + Điều kiện cơ sở hạ tầng - Môi trường vi mô
- + Đối thủ cạnh tranh hiện tại + Khách hàng + Nhà cung ứng + Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng + Sản phẩm thay thế… 1.4.2. Các nhân tố chủ quan - Thương hiệu - Nguồn nhân lực - Vấn đề quản lý doanh nghiệp - Nguồn vốn, tình hình tài chính - Công nghệ - Các chiến lược, chính sách của Công ty - Mẫu mã, chủng loại sản phẩm 2. Khái quát về Công ty Sứ Thanh Trì (Thanhtri Sanitary Ware Company) 2.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Sứ Thanh Trì là một công ty thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng. Công ty hiện có chỗ đứng tương đối vững chắc trên thị trường trong nước cũng như một số thị trường nước ngoài với xuất phát điểm là một cơ sở sản xuất bát nhỏ của tư nhân. Theo quyết định số 236/BKT ngày 22/03/1961 của bộ trưởng Bộ Kiến Trúc (nay là Bộ Xây Dựng), ngày 24 tháng 3 năm 1961, xí nghiệp gạch Thanh Trì được thành lập, là xí nghiệp trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp sành sứ thuỷ tinh với nhiệm vụ sản xuất các loại ống thoát nước, gạch lá nem, gạch chịu lửa cấp thấp, gạch lát vỉa hè…với số lượng không đáng kể. Năm 1980, Xí nghiệp gạch Thanh Trì sau khi được đổi tên thành Nhà máy sành sứ xây dựng Thanh Trì đã bắt đầu sản xuất những sản phẩm gốm sứ có tráng men và sản phẩm sứ vệ sinh với số lượng nhỏ, chất lượng thấp, mẫu mã đơn điệu, nghèo nàn song vẫn được tiêu thụ hết do cơ chế bao cấp của Nhà nước.
- Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần VI (tháng 12/1986), nền kinh tế chuyển từ chế độ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, Nhà máy gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm do không kịp thích ứng với tình hình mới, và lúng túng trước sự thay đổi trong cơ chế mới. Tháng 12 năm 1991, Ban lãnh đạo công ty, dưới sự chỉ đạo của Bộ Xây Dựng và Liên hiệp các xí nghiệp thuỷ tinh và gốm xây dựng (nay là Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng) do thấy được nhu cầu về sứ vệ sinh ngày càng tăng cùng với quan điểm “Công nghệ quyết định chất lượng sản phẩm”, đã cho nhà máy ngừng sản xuất để đổi mới công nghệ và nhập dây chuyền sản xuất. Tháng 11 năm 1992, Nhà máy chính thức đi vào hoạt động với hàng loạt các yếu tố mới như: - Nguyên liệu mới. - Bài phối liệu xương men mới. - Một số công nghệ mới như: Phương pháp nung một lần hở không bao, phươn g pháp phun men hoàn toàn với áp lực cao, thay thế men frít bằng men sống. - Một số máy móc thiết bị mới như máy nghiền bi, máy khuấy, máy bơm bùn, hệ thống phòng sấy tận dụng nhiệt thải lò nung…và đặc biệt là đưa lò Tuynel do Tổng công ty tự thiết kế và xây dựng vào hoạt động. Và với sự đổi mới này, Công ty đã thu được một số kết quả khả quan. Cụ thể, chỉ trong vòng 11 tháng Nhà máy đã tăng sản lượng khá nhanh và đạt năng suất 20.400 sản phẩm, gấp 3 – 4 lần sản lượng của cả năm 1990 và 1991. Cùng với đó, những sản phẩm mà Nhà máy sản xuất ra đạt được những tiêu chuẩn về mẫu mã và chất lượng theo quy định của Bộ Xây Dựng và của Tổng công ty đã đề ra. Năm 1993, theo quyết định thành lập số 076/BDX – TCL ngày 24/03/1993, Nhà máy Sứ Thanh Trì được chuyển đổi thành doanh nghiệp Nhà nước. Và vào tháng 08/1994, Nhà máy được đổi tên thành Công ty Sứ Thanh Trì, là một trong những công ty trực thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng theo quyết định đổi tên doanh nghiệp Nhà nước số 484/BXD – TCLĐ ngày 30/07/1994 và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 109762 ngày 21/08/1994 của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước. Giai đoạn này, để cải thiện tình hình sản xuất, nâng dần sản lượng và chất lượng sản phẩm sứ vệ sinh, Công ty cũng đầu tư 53 tỷ đồng để mua dây chuyền sản xuất hiện đại của Italy, dây chuyền công nghệ có công suất thiết kế là 70.000 sản phẩm/năm. Năm 1996, Công ty lại tiếp tục đầu tư lần 2 với dây chuyền máy móc thiết bị mới và hiện đại của Italy, Mỹ, Anh dể có thể sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao với số
- lượng nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Lần đầu tư này, công suất lên đến 400.000 sản phẩm/năm và tổng số vốn đầu tư khá lớn là 90 tỷ đồng Việt Nam. Ngày 01/06/1998, Công ty đã liên kết với xí nghiệp xây dựng Việt Trì, đưa tổng công suất của Công ty hiện nay lên khoảng 650.000 sản phẩm/năm. Đến tháng 01/2001, theo quyết định của Tổng công ty, xí nghiệp gạch Việt Trì tách ra khỏi Công ty Sứ Thanh Trì. Để sản phẩm có thể cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, Công ty quyết định áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002:2000. Tháng 10/2000, chất lượng sản phẩm của Công ty đã được cấp chứng chỉ công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO 9002, một lần nữa sản phẩm sứ vệ sinh cao cấp nhãn hiệu Viglacera khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Tháng 08/2002, để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường tiêu thụ, Công ty đã thành lập Công ty Sứ Bình Dương thuộc tỉnh Bình Dương với chế độ hạch toán độc lập. Trải qua 40 năm phát triển với nhiều khó khăn, Công ty đã không ngừng cố gắng hoàn thiện và có những thay đổi, đầu tư phù hợp để không chỉ đứng vững mà còn có thể phát triển trong cơ chế mới. Đạt được điều này, bên cạnh sự chỉ đạo sát sao của Bộ Xây Dựng và Tổng công ty, là sự cố gắng, nỗ lực của cán bộ, công nhân viên của Công ty. Đó chính là cơ sở để Công ty có thể phát triển hơn nữa trong thời gian tới. 2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 2.2.1. Chức năng Công ty thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh sản phẩm sứ vệ sinh từ đầu tư, sản xuất, cung ứng đến tiêu thụ sản phẩm, nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu, thiết bị, phụ kiện, sản xuất sản phẩm sứ vệ sinh và các loại hàng hoá có liên quan đến vật liệu xây dựng, liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật, tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ khác do Nhà nước giao.
- 2.2.2. Nhiệm vụ của Công ty trong cơ chế thị trường Khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty Sứ Thanh Trì cũng đã xác định nhiệm vụ của công ty mình rất rõ ràng và cụ thể, gồm tám nhiệm vụ cụ thể sau: Một là, Công ty Sứ Thanh Trì có nhiệm vụ sản xuất mặt hàng sứ vệ sinh phục vụ cho nhu cầu xây dựng trong và xuất khẩu ra nước ngoài. Hai là, các sản phẩm của Công ty Sứ Thanh Trì mang nhãn hiệu độc quyền Viglacera bao gồm: - Bệt + Két nước: có nhiều loại như VI1, VI2, VI1P, VI8P… - Chậu + Chân chậu: VI 1T, VK2, VTL3, VI3N, VG1… - Các sản phẩm khác: như tiểu treo TT1, TT3, TT7; Bidel VB1, VB3, … Ba là, Công ty có nhiệm vụ quan trọng trong việc nghiên cứu nhu cầu và khả năng của thị trường về sản phẩm sứ vệ sinh để xây dựng chiến lược phát triển của Công ty, xây dựng kế hoạch dài hạn và kế hoạch sản xuất hàng năm để trình lên Bộ Xây Dựng duyệt. Bốn là, Công ty phải tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo ngành nghề đã đăng ký, thực hiện đúng kế hoạch, nhiệm vụ Nhà nước giao. Năm là, Công ty có nhiệm vụ phải tổ chức nghiên cứu, triển khai các biện pháp để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Sáu là, Công ty phải chấp hành pháp luật và thực hành đúng chế độ chính sách của Nhà nước, sử dụng có hiệu quả tiền vốn, vật tư, tài sản và đất đai Nhà nước giao. đồng thời có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ cho ngân sách Nhà nước. Bẩy là, bảo vệ doanh nghiệp, môi trường, giữ gìn an ninh chính trị và an toàn xã hội theo quan điểm, chính sách pháp luật của Nhà nước. Tám là, Công ty phải chịu trách nhiệm về tính sát thực của các hoạt động tài chính. 2.3. Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận trực thuộc 2.3.1. Hệ thống tổ chức Mô hình tổ chức hoạt động của Công ty Sứ Thanh Trì được thể hiện trong sơ đồ 1.
- Gi¸m ®èc c«ng ty Phã Gi¸m ®èc c«ng ty Phßng Phßng XN s¶n Phßng K Nhµ m¸y Phßng V¨n T T Phßng Phßng xuÊt H Sø Thanh kinh phßng C C xuÊt Kü thuËt khu«n § Tr× doanh C«ng ty L K khÈu KCS mÉu T § T P. Tæng P. Qu¶n lý PX 1 Ph©n tÝch T§TL Tµi chÝnh KHSX V¨n th hîp Marketing CN thÞ lu tr÷ trêng vµ xóc tiÕn PX 2 TM P. thiÕt P.TiÕp T.tra, §iÒu ®é KÕ to¸n kÕ thÞ b¶o vÖ s¶n xuÊt Nghiªn cøu, thÝ Hµnh PX 3 nghiÖm chÝnh Giao qu¶n trÞ Xëng C§, chÝnh KiÓm Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức công ty Sứ Thanh Trì Kho, vËn dÞch, ®èi KM s¸ch so¸t §Çu t PX 4 ngo¹i XDCB ThiÕt bÞ, Y tÕ ATL§ PX s¶n PX ph©n CN§N Nhµ bÕp xuÊt lo¹i T§KT
- 2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận trực thuộc Trước đây, cơ cấu tổ chức của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến. Cơ cấu này đảm bảo chế độ một thủ trưởng, giám đốc trực tiếp điều hành các phòng ban, phân xưởng. Kể từ khi Công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, hiện nay Công ty đã chuyển sang cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến chức năng. Cơ cấu này vừa đảm bảo chế độ một thủ trưởng, vừa phát huy quyền độc lập tự chủ và tính sáng tạo giữa các phòng, ban. Chức năng của các phòng ban được cụ thể như sau: Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc điều hành quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Tổng công ty và trước tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Phó giám đốc là người trợ giúp cho giám đốc giải quyết các công việc trong toàn công ty hoặc được ủy quyền điều hành Công ty khi giám đốc đi vắng. Phòng tổ chức lao động là phòng có nhiệm vụ và chức năng tham mưu cho giám đốc công ty về việc sắp xếp và bố trí cán bộ, đào tạo và phân loại lao động cho phù hợp với công việc, và thực hiện thanh quyết toán chế độ cho người lao động theo chế độ, chính sách của Nhà nước và quy chế của Công ty. Phòng tài chính kế toán là phòng có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị, qua đó phòng này giám sát các mặt tài chính của công ty. Cuối kỳ, Phòng tài chính kế toán phải lập báo cáo tổng hợp xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phòng kinh doanh nội địa và xuất khẩu là phòng có trách nhiệm nhận các đơn đặt hàng của khách hàng. Các đơn đặt hàng này rất đa dạng, có những đơn đặt hàng sản xuất sản phẩm hiện có và cả những đơn đặt hàng sản xuất sản phẩm mới. Đối với các sản phẩm hiện có thì đã có khuôn để sản xuất, còn các sản phẩm mới thì cần phải làm khuôn mới để sản xuất ra sản phẩm. Do vậy, hai phòng này kết hợp với phòng KCS, xí nghiệp sản xuất khuôn thực hiện việc xem xét hợp đồng và ký kết hợp đồng dưới sự phê duyệt của Giám đốc công ty, lập đơn đặt hàng gửi Phòng kế hoạch đầu tư, đồng thời quản lý tiền hàng cùng với những cơ sở vật chất mà Công ty đã giao cho.
- Phòng kế hoạch đầu tư là phòng có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc công ty về công tác lập và tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty đồng thời thực hiện triển khai công tác kinh doanh tại Công ty. Phòng kỹ thuật – KCS là phòng có chức năng giúp Giám đốc công ty thực hiện quản lý kỹ thuật, công nghệ sản xuất và thiết bị máy móc trong toàn công ty, kết hợp với phòng xuất khẩu và xí nghiệp sản xuất khuôn trong việc thực hiện hợp đồng. Xí nghiệp sản xuất khuôn là phòng có trách nhiệm phải cung cấp và sửa chữa khuôn cho nhà máy Sứ Thanh Trì theo đúng kế hoạch đã giao, đồng thời cung cấp cho nhà máy những khuôn mới để sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Nhà máy Sứ Thanh Trì sẽ thực hiện các kế hoạch sản xuất của phòng kế hoạch đầu tư lập ra, đồng thời kiểm soát các quá trình sản xuất đảm bảo kế hoạch sản xuất hàng tháng, sản xuất thử nghiệm và bảo đảm chế độ công nghệ được duy trì. Cấu trúc của Công ty đơn giản, gọn nhẹ, mọi thông tin đều được tập trung về cho Giám đốc xử lý và các quyết định quản lý cũng được xuất phát từ đó. Các phòng ban có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong việc ra các quyết định quan trọng và trong giới hạn quyền hạn của mình ra các quyết định về chuyên môn. Mỗi một phòng, ban trong Công ty là một mắt xích, là cầu nối quan trọng trong việc bảo đảm cho Công ty hoạt động một cách nhịp nhàng, thống nhất và đúng kế hoạch. Để đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất hiệu quả hơn của Tổng Công ty và phù hợp với xu thế hiện nay, trong năm 2005, Công ty sẽ tiến hành Cổ phần hoá để đổi mới chính mình một lần nữa, góp phần nâng cao vị trí của Công ty trong giai đoạn tới. 2.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Sứ Thanh Trì 2.4.1. Đặc điểm về lao động Lực lượng lao động của Công ty đã tăng lên gần gấp ba lần tính từ năm 1991 đến nay. Năm năm trở lại đây, số lượng lao động có giảm đi vì nhiều lý do, nhưng lý do chính là Công ty đã sàng lọc và lựa chọn những lao động đảm bảo đủ các tiêu chuẩn đối với công việc. Công tác này đã giúp cho Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên với năng lực làm việc tốt, tay nghề vững vàng. Chính vì thế mà Công ty ngày càng phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả. Bởi vậy, Công ty không những thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, đảm bảo có lãi, mà còn ngày càng nâng cao thu nhập của lực lượng lao động trong toàn công ty. Số liệu cụ thể được cho trong bảng sau:
- Bảng số 1: Lực lượng lao động và thu nhập của người lao động tại Công ty Sứ Thanh Trì năm 1991 – 2004 Thu nhập bình quân Stt Năm Tổng số người (nghìn đ/tháng) 1 1991 182 100 2 1992 130 180 3 1993 244 309 4 1994 260 400 5 1995 260 549 6 1996 321 955 7 1997 389 1.000 8 1998 594 789 9 1999 582 1.000 10 2000 650 1.200 11 2001 632 1.370 12 2002 550 1.500 13 2003 517 1.600 14 2004 525 1.700 15 2005 550 1.700 Nguồn: Phòng Tổ chức lao động Trong Công ty: + Lao động gián tiếp: 20% + Lao động trực tiếp : 61,3% + Lao động phục vụ : 18,7% + Lao động nam : 430 người chiếm 78% + Lao động nữ : 120 người chiếm 22% 2.4.2. Đặc điểm sản phẩm Xuất phát từ nhiệm vụ kinh doanh của Công ty là sản xuất các loại sản phẩm sứ vệ sinh cao cấp mang nhãn hiệu đã được đăng ký nhãn hiệu sản phẩm là Viglacera và
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: "Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực ở Công ty xây dựng số 9"
38 p | 1383 | 770
-
Luận văn: " Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty Dệt May Việt Nam "
91 p | 547 | 256
-
Luận văn: “Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty thực phẩm miền Bắc “
97 p | 364 | 172
-
Luận văn - Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý tiền lương tại
70 p | 264 | 118
-
Luận văn: Một số biện pháp làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình
52 p | 362 | 106
-
Luận văn: " Một số biện pháp tăng cường công tác Đấu thầu xây lắp ở Công ty xây dựng số 6 Thăng Long"
81 p | 223 | 85
-
Luận văn: " Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng thiết kế tại công ty Tư Vấn và Xây Dựng Thuỷ Lợi 1"
59 p | 270 | 72
-
Luận văn: Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc ở tổng công ty Dệt may Việt Nam
57 p | 190 | 53
-
Luận văn: " Một số biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu tổng hợp của công ty cung ứng tàu biển Quảng Ninh "
54 p | 221 | 52
-
Luận văn: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm gạch Terrazzo Secoin của nhà máy vật liệu xây dựng Seterra – Secoin
57 p | 177 | 46
-
Luận văn “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên ”
89 p | 168 | 37
-
Luận văn: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động Việt Nam trong những năm tới
76 p | 130 | 36
-
Luận văn: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu ở công ty VIMEDIMEX
61 p | 155 | 27
-
Luận văn: Một số biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu tổng hợp của công ty Cung ứng Tàu biển Quảng Ninh
35 p | 157 | 27
-
LUẬN VĂN: Một số biện pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây
47 p | 119 | 20
-
LUẬN VĂN: Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý đảm bảo vật tư tại Ban QLDACTĐ miền Bắc
56 p | 93 | 14
-
Luận văn: Một số biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm dịch vụ mạ kẽm nhúng nóng ở công ty cổ phần thép Việt Tiến
78 p | 107 | 12
-
Luận văn: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tỉnh Điện Biên của sở Thương mại du lịch Điện Biên
52 p | 136 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn