LUẬN VĂN: Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển hoạt động cho thuê tại Công ty Cho thuê Tài chính I Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
lượt xem 33
download
Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng cả về chính trị cũng như về kinh tế. Đặc biệt trong những năm 90, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc, tốc độ tăng trưởng hàng năm cao duy trì ở mức 8%, tỷ lệ lạm phát được kiềm chế dưới 10%, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển hoạt động cho thuê tại Công ty Cho thuê Tài chính I Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
- LUẬN VĂN: Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển hoạt động cho thuê tại Công ty Cho thuê Tài chính I - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
- Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, d ưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng cả về chính trị cũng như về kinh tế. Đặc biệt trong những năm 90, nền kinh tế nước ta đã có những b ước phát triển vượt bậc, tốc độ tăng trưởng hàng năm cao duy trì ở mức 8%, tỷ lệ lạm phát được kiềm chế dưới 10%, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra vào tháng 4/2001 có ý nghĩa rất to lớn, mở ra một thời kì mới phát triển đất nước trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Đường lối kinh tế của Đảng ta trong thời gian tới là: đẩy mạnh Công nghiệp hóa- Hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đ ưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm (2001- 2005) là nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 7,5%. Tổng GDP năm 2005 gấp hai lần năm 1995, tăng tỷ trọng nông lâm- ngư nghiệp là 20 - 21%, công nghiệp và xây dựng 38 - 39%, các ngành dịch vụ 41- 42%. Về quan hệ sản xuất, Đảng ta chủ trương thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Như vậy, để thực hiện đ ược những mục tiêu đề ra, nhu cầu về vốn của toàn bộ nền kinh tế là vô cùng lớn, ước tính vốn trung bình mỗi năm cho kế hoạch 5 năm tới cần khoảng 30- 35 tỷ USD. Do đó, việc tìm ra giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn cho đ ầu tư phát triển trở thành một nhiệm vụ quan trọng hiện nay không chỉ của Nhà nước, của ngành ngân hàng mà còn là của toàn dân. Bên cạnh các kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng như vay, phát hành cổ phiếu, trái phiếu... thì hiện nay chúng ta đang áp dụng loại hình tín dụng mới, đ ó là cho thuê tài chính. Công ty cho thuê tài chính I- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1998, là một b ước tiến quan trọng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong việc đa dạng hoá các loại hình tín dụng, thúc đẩy hoạt động của thị trường cho thuê nói riêng và thị trường vốn nói chung tại Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề thiếu vốn của các doanh nghiệp trong nước
- Do loại hình cho thuê còn mới mẻ nên việc nghiên cứu nội dung hoạt động, môi trường kinh doanh, cơ cấu tổ chức... và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động này tại Công ty cho thuê tài chính I- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là hết sức cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong thời gian thực tập tại Công ty em đã chọn đề tài: Một số giải pháp c ơ bản nhằm phát triển hoạt động cho thuê tại Công ty Cho thuê Tài chính I - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chuyên đề gồm ba chương: Chương I : Tiếp cận hoạt động cho thuê tại các Công ty Cho thuê Tài chính. Chương II: Thực trạng hoạt động cho thuê tại Công ty Cho thuê Tài chính I- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Chương III : Một số giải pháp c ơ bản nhằm phát triển hoạt động cho thuê tại Công ty cho thuê tài chính I. Hoạt động cho thuê tại các công ty cho thuê tài chính 1.1. Sự hình thành và phát triển của nghiệp vụ cho thuê tài sản. Hình th ức tài trợ thông qua cho thuê tài sản đã có lịch sử khá lâu đời và diễn ra trong hầu hết mọi lĩnh vực hoạt đ ộng kinh doanh, thuộc nhiều lĩnh vực trên thế giới. Theo các thư tịch cổ, các giao dịch cho thuê tài sản đã xuất hiện từ năm 2800 trước Công nguyên tại thành phố Sumerian. Các thầy tu giữ vai trò người cho thuê, người thuê là những nông dân tự do. Tài sản đ ược đem ra giao dịch bao gồm: công cụ sản xuất nông nghiệp, súc vật kéo, nhà cửa, đất ruộng... Vào khoảng năm 1700 tr.C.N, vua Babilon là Hamnurabi đã ban hành nhiều văn bản quan trọng tạo thành một bộ luật lớn, trong đó có đưa ra những quy định về hoạt động cho thuê tài sản. Trong các nền văn minh cổ đại khác như Hy Lạp- La Mã hay Ai Cập cũng đã xuất hiện các hình thức cho thuê để tài trợ cho việc sử dụng đất đai, gia súc, công cụ sản xuất. Có thể nói rằng, rất nhiều vấn đề mà các giao dịch thuê mua ngày nay đã gặp phải đã được giải quyết từ nhiều thế kỉ trước.
- Tuy nhiên, các giao dịch thuê tài sản thời cổ thuộc hình thức thuê mua kiểu truyền thống (Traditional Lease). Phương thức giao dịch của hình thức này tương tự như phương thức thuê vận hành ngày nay và trong suốt lịch sử hàng ngàn năm tồn tại của nó, đã không có sự thay đ ổi lớn về tính chất giao dịch. Đầu thế kỉ XIX, hoạt động thuê mua đã có s ự gia tăng đáng kể về số lượng và chủng loại thiết bị, tài sản cho thuê. Đến đầu thập niên 50 của thế kỉ XX, giao dịch thuê mua đã có nh ững bước phát triển nhảy vọt, nhất là tại Hoa Kì. Nguyên nhân của sự phát triển này là do sự hoạt động thuê mua đã có những thay đổi về tính chất của giao dịch. Nhằm đáp ứng những nhu cầu vốn trung dài hạn, nghiệp vụ tín dụng thuê mua thuần (Net lease) hay thuê tài chính (Finance lease), thuê tư bản (Capital lease) đã được sáng tạo ra trước tiên ở Hoa Kì. Đó là sự ra đời của công ty tư nhân United States Leasing Corporation. Sau đó nghiệp vụ leasing phát triển sang châu Âu và đã được ghi vào luật thuê mua của Pháp (năm 1960) với tên gọi “credit bail”. Cũng năm 1960 h ợp đồng thuê mua đầu tiên đã được thảo ra ở Anh có trị giá 18000USD Từ khi xuất hiện hình thức cho thuê tài sản, các hoạt động giao dịch thuê mua đã có nh ững bước phát triển hết sức mạnh mẽ cả về chủng loại tài sản, thiết bị và khối lượng giao dịch. Trong giao dịch thuê mua ngày nay, các công ty Leasing có thể cho thuê cả những nhà máy hoàn ch ỉnh theo phương thức chìa khoá trao tay. Đồng thời về mặt chủng loại hoạt động cho thuê bao gồm từ thiết bị, dụng cụ văn phòng cho tới những toà nhà lớn, thậm chí cả nh ững tổ hợp năng lượng nguyên tử. Chỉ tính riêng tại Hoa Kỳ, tổng số vốn thiết bị cho thuê năm 1987 ước tính lên tới 107,9 tỷ $ và có tốc độ gia tăng 7% mỗi năm. Ngày nay, ngành thuê mua thiết bị Hoa Kỳ chiếm khoảng 25% - 30% tổng số tiền tài trợ cho các giao dịch mua bán thiết bị hàng năm. Còn ở Anh, theo một công bố mới đây của hiệp hội tín dụng thuê mua thiết bị, thuê vận hành chiếm khoảng 20% vốn tài trợ cho các hoạt động thuê mua và năm 1993 tổng giá trị ngành công nghiệp thuê mua đạt 49 tỷ USD. Tín dụng thuê mua cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ ở Châu á và nhiều khu vực khác kể từ đầu thập niên 70. Theo một thống kê gần đây cho thấy, ngành công nghiệp thuê mua thế giới có giá trị trao đổi chiếm khoảng350 tỷ USD vào năm 1994 và đến năm 1998 con số này đã là 450 tỷ USD.
- ở Việt Nam, trong điều kiện chuyển đổi sang kinh tế thị trường, nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh là rất lớn và mang tính cấp bách hơn bao giờ hết, thì sự ra đời của các công ty cho thuê tài chính- một kênh dẫn vốn trung gian- đã bước đầu tạo được chỗ đứng của mình trên thị trường. Cho đến nay, Việt Nam đ ã có 9 công ty cho thuê tài chính, với lượng vốn đầu tư khoảng 850 tỷ VNĐ/ năm. Tuy lượng vốn đầu tư này còn khá khiêm tốn so với nhu cầu vốn của nền kinh tế song phần nào đã đáp ứng cho việc cung cấp và cải thiện các loại máy móc thiết bị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Như vậy, hoạt động cho thuê tài sản được thể hiện trước hết ở thoả thuận thuê tài sản là thoả thuận mà theo đó, người cho thuê chuyển quyền sử dụng tài sản sang người thuê trong một thời gian nhất định, được thoả thuận trước để nhận được những khoản tiền thuê. Một thoả thuận thuê tài sản phải có những đặc đ iểm sau: * Thời gian cho thuê là trung hoặc dài hạn, chiếm phần lớn đời sống hữu ích của tài sảnvà không thể huỷ ngang theo ý muốn của một bên. * Trong suốt thời gian diễn ra hoạt động cho thuê tài sản, quyền sở hữu pháp lý đối với tài sản thuộc về người cho thuê, và quyền sử dụng tài sản thuộc về người thuê. Phần lớn các chi phí bảo trì, bảo hiểm, rủi ro, thuế và các lợi ích phát sinh trong quá trình sử dụng tài sản được chuyển từ người cho thuê sang người thuê. * Trong khoản tiền thuê mà người thuê trả cho người cho thuê theo định kỳ bao gồm tiền vốn gốc, tiền lãi tín dụng, phần lợi nhuận hợp lý và các chi phí quản lý khác. Do đó, giống n hư hình th ức tín dụng Ngân hàng, hoạt động cho thuê tài sản cũng mang tính hoàn trả, tính thời hạn và lãi suất. Như vậy về thực chất, hoạt động cho thuê tài sản (leasing) là một hình thức tài trợ nếu xét từ ph ương diện người cho thuê. Như vậy, có thể định nghĩa hoạt động cho thuê tài sản dựa vào Nghị đ ịnh số 16/2001/ NĐ- CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính là “ Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên c ơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời
- hạn thuê đã được hai bên thoả thuận”. Có thể nhận rõ hình thức này qua việc so sánh giữa cho thuê tài sản và thuê mua trả góp thông qua bảng so sánh sau: T iêu thức Cho thuê tài sản Thuê mua trả góp a - Tài sản cho thuê Bao gồm tất cả các loại tài sản Bao gồm tất cả các loại tài và không có thế chấp. sản và có thế chấp hoặc không có thế chấp. b - Người thuê Các pháp nhân Các pháp nhân và thể nhân. c - Thời hạn hợp đồng Có thời hạn khá dài: từ 1 đến Có thòi hạn trung bình từ 1 20 thậm chí 30 năm. đến 5 năm. d - Huỷ ngang hợp đồng Không được huỷ ngang hợp Không được huỷ ngang hợp đồng. đồng. e - Giá trị còn lại của tài Có thể chuyển giao cho người Chuyển giao cho n gười thuê sản thuê khi hợp đồng hết hạn. khi kết thúc hợp đồng. Do người thuê thực hiện. Do người thuê thực hiện. f- Bảo trì, mua bảo hiểm Đảm bảo cho người thuê đổi Tài sản được khấu hao g- Mục đích mới công nghệ kịp thời. nhanh và không dễ bị lạc Thuộc quyền người cho thuê hậu. h - Quyền sở hữu và có thể được chuyển giao Chuyển giao cho người thuê cho người thuê. vào thời điểm kết thúc hợp Tổng số tiền thuê. đồng. i- Tính toán để khấu trừ Tổng tiền lãi và khấu hao. Nếu chỉ xem xét về mặt thuật ngữ thôi thì ta thấy rằng đã có rất nhiều vấn đề. Khái niệm này được chính thức đ ưa ra đầu tiên trong pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính với tên gọi là "tín dụng thuê mua" nhưng không có định nghĩa. Năm 1993, trong bản nghiên cứu của công ty tài chính quốc tế (IFC) đưa ra thuât ngữ "thuê mua" và "tài trợ thuê mua". Nhìn chung từ đó đến nay, hai từ "thuê mua" và "tín dụng thuê mua" được dùng phổ biến. Tuy vậy, vẫn không có một định nghĩa đầy đủ được chấp nhận thống nhất. Nhiều người quan niệm thuê mua bao gồm cả cho thuê vận hành (quan niệm này dẫn đến
- mâu thuẫn trong chính thuật ngữ). Một số khác cho rằng thuê mua không bao gồm cho thuê vận hành và đưa ra khái niệm "thuê mua thuần" để phân biệt. Nghị định số 16/ CP của chính phủ ngày 31/05/2001 đưa ra khái niệm "cho thuê tài chính" và như vậy dùng thay thế từ "tín dụng thuê mua". Tuy nhiên, ngoài các văn bản có tính chất pháp lý ra thì trên thực tế từ này rất ít được sử dụng. Để đảm bảo tính thống nhất trong luận văn từ phần này trở về sau, em xin sử dụng thuật ngữ "cho thuê". 1.2. Phương thức cho thuê Cho thuê là một phương thức tài trợ tín dụng trung, dài hạn không thể huỷ ngang bằng tài sản chứ không phải bằng tiền. Theo phương thức này, người cho thuê thường mua tài sản, thiết bị mà người thuê cần và đã thương lượng từ trước các điều kiện mua tài sản đó với nhà cung cấp hoặc người cho thuê cung cấp tài sản của họ cho người thuê. Tuỳ theo quy định của _ong quốc gia, nghiệp vụ này đ ược coi là cho thuê tài sản khi thời hạn thuê mua th ường chiếm phần lớn đời sống hữu ích của tài sản và giá trị hiện tại ròng của toàn bộ các khoản tiền thuê phải đủ để bù đắp những chi phí mua tài sản tại thời điểm bắt đầu hợp đồng. Thông thường một giao dịch cho thuê thường được chia thành ba phần như sau: + Thời hạn thuê cơ bản (Basic lease period): là thời hạn mà người thuê trả những khoản tiền thuê cho người cho thuê để được quyền sử dụng tài sản. Trong _ong giai đoạn này, người cho thuê thường kỳ vọng thu hồi đủ số tiền đã bỏ ra ban đầu cộng với tiền lãi trên số vốn đã tài trợ. Đây là thời hạn mà tất cả các bên không được quyền huỷ ngang hợp đồng nếu không có sự chấp thuận của bên kia. + Thời hạn gia hạn tuỳ chọn (Optional renewal Period): Trong giai đoạn gia hạn thứ hai này, người thuê có thể tiếp tục thuê thiết bị tuỳ theo ý muốn của họ. Tiền thuê trong giai đoạn này thường rất thấp so với tiền thuê trong thời hạn cơ bản, thường chiếm tỷ lệ 1- 2 % tổng số vốn đầu tư ban đầu và thường phải trả trước vào đầu mỗi kỳ thanh toán. + Phần giá trị còn lại (Residual Value Share): Theo thông lệ, tại thời đ iểm kết thúc giao dịch cho thuê người cho thuê thường uỷ quyền cho người thuê làm đại lý bán tài sản. Người thuê được phép h ưởng phần tiền bán tài sản lớn hơn so với giá mà người cho thuê đưa ra, hoặc được khấu trừ vào tiền thuê hay được coi như một khoản hoa hồng bán hàng. Khi th ời hạn cho thuê căn bản đáo hạn, người thuê có quyền lựa chọn một trong nh ững hình thức mua lại tài sản với giá trị hợp lý hay giá tượng trưng tu ỳ theo sự thoả thuận
- đã được dự liệu trước trong hợp đồng – hoặc người thuê cũng có thể tiếp tục thuê tài sản hoặc nhận làm đại lý bán tài sản đó tuỳ theo sự uỷ quyền của người cho thuê. Phương thức cho thuê được thể hiện trong bảng sau: Bảng 1.1 Phương thức cho thuê Hợp đồng thuê TS Người cho Quyền sử Người thuê dụng TS thuê Trả tiền thuê TS Bảo Giao Trả HĐ Quyền Tr trì tài tiền mu sở ả và sản Bảo a hữu ti p hụ trì bá pháp ền tùn và n lý mu g phụ tà đối a tha tùng i với tà y Nhà cung cấp 1.2.1. Phân lo ại các phương thức cho thuê tài sản: Nhằm so sánh những đặc điểm của các phương thức thuê tài sản với nhau để từ đó giúp các bên có liên quan dễ dàng phân loại, nhận diện giao dịch thuộc phương thức thuê nào để áp dụng các quy chế hạch toán, kế toán, hưởng các ưu đãi (nếu có) và quản lý chúng (đối với các c ơ quan Nhà nước) theo những quy chế đã được Nhà nước quy đ ịnh. Trong hình thức thuê tài sản có hai phương thức cho thuê vận hành và cho thuê tài chính hay còn gọi là thuê ngắn hạn và thuê dài hạn. Bởi cho thuê vận hành là hình thức cho thuê kiểu truyền thống, có thời hạn rất ngắn (khoảng 1- 5 năm) so với đời sống hữu ích của tài sản. Cho thuê dài hạn hay còn gọi là cho thuê tài chính có thời hạn cho thuê dài hơn (từ trên 1 năm đến 20 – 30 năm). Sự khác biệt có thể được xem xét trong bảng sau : Bảng 1.2 So sánh cho thuê vận hành và cho thuê ST Tiêu thức Thuê vận hành Thuê tài chính
- T 1 Quyền sở hữu Tách biệt quyền sở hữu pháp lý Như thuê vận hành và quyền sử dụng 2 Thời hạn thuê Rất ngắn so với đời sống hữu Thường dài hơn một nửa cho ích của tài sản tới bằng đời sống hữu ích của 3 Quyền huỷ ngang Được quyền huỷ ngang hợp tài sản. hợp đồng đồng Không được quyền huỷ ngang 4 Rủi ro hợp đồng Người cho thuê chịu mọi rủi ro Người thuê chịu mọi rủi ro thiệt 5 Chi phí bảo trì, dịch thiệt hại hại. vụ và mua bảo hiểm Người cho thuê chịu mọi chi Người thuê chịu mọi chi phí phí vận hành, bảo trì, dịch vụ, vận hành, bảo trì, dịch vụ, phí 6 Ưu đãi về thuế phí bảo hiểm. bảo hiểm. Người cho thuê h ưởng và khấu Tương tự như thuê vận hành. 7 Bồi thường bảo trừ vào tiền thuê. 8 hiểm Người cho thuê hưởng Người cho thuê hưởng Cung ứng tài sản Tài sản thuê mướn thường do Tài sản cho thuê thường do thuê. người cho thuê cung cấp. người thuê đặt hàng, giao nhận 9 và sử dụng. Toàn bộ tiền thu được do bán Phần tiền bán tài sản lớn hơn so Tiền bán tài sản. tài sản thuê thuộc quyền sử với giá quy định của người cho dụng của người cho thuê. thuê được chuyển cho người thuê hưởng nh ư một khoản hoa _ong bán hàng hay đư ợc khấu 10 trừ vào tiền thuê. Máy photocopy, máy vi tính, xe Bất động sản, xe lửa, tàu biển, Các loại tài sản ôtô, đồ đạc trong nhà, văn máy bay, thiết bị văn phòng… thường sử dụng phòng…. trong giao d ịch.
- Sự phân loại này được dựa trên hai căn cứ c ơ bản là : + Những rủi ro và biện pháp bảo đảm cho giá trị còn lại của tài sản thuê do bên nào thực hiện. + Quyền sử dụng và hưởng dụng toàn bộ các lợi ích kinh tế do tài sản thuê mang lại có được chuyển giao cho người thuê hay không ? Dựa trên những c ơ s ở này, Uỷ Ban Tiêu Chuẩn Kế Toán Quốc Tế (IASC) đã đề ra 4 tiêu chuẩn làm c ơ s ở chung để phân loại và nhận diện các hợp đồng thuê tài sản thuộc phương thức nào: Quyền sở hữu tài sản thuê có được chuyển giao cho người thuê khi kết thúc hợp đồng không ? Nếu có thì đó là giao d ịch thuê tài chính còn không thì là thuê vận hành. Trong hợp đồng có quy định quyền chọn mua tài sản thuê khi kết thúc hợp đồng với giá tượng trưng không ? Nếu có là giao dịch thuê tài chính, còn nếu không thì là thuê vận hành Thời gian của hợp đồng thuê có chiếm phần lớn thời gian hữu dụng của tài sản thuê hay không ? Nừu thoả mãn thì giao dịch thuộc thuê tài chính, các trường hợp còn lại thuộc thuê vận hành. Hiện giá thuần của toàn bộ các khoản tiền thuê tối thiểu do người thuê trả có tương đương hoặc lớn h ơn giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm bắt đầu hợp đồng không ? Nếu có là giao dịch thuê tài chính, nếu không là thuê vận hành. Tất cả mọi giao dịch thuê tài sản nếu thoả mãn một trong bốn tiêu chuẩn này đều thuộc phương thức thuê tài chính. Những giao dịch còn lại thuộc thuê vận hành. Sơ đồ 1.2 tóm tắt quy trình phân loại này Có Quyền sở hữu được chuyển Tài giao khi thời Không Hợp đồng thuê có Có quy định quyền chọn mua theo
- Trên cơ s ở các tiêu chuẩn phân loại theo IAS 17 của IASC, mỗi quốc gia đều có những quy đ ịnh cụ thể trong luật thuê mua của họ dựa trên cơ s ở những điều kiện của mỗi nước. Những quy định này có những khác biệt nhất định, song về cơ bản chúng không mâu thuẫn với IAS 17 và tuỳ theo mức độ những quy định này có thể chi tiết cụ thể hơn IAS 17. 1.2.2. Các loại hợp đồng cho thuê: Tuỳ theo tính chất trong _ong giao dịch thuê mua mà có thể phân loại các thoả thuận thành nhiều loại hợp đồng khác nhau. 1.2.2.1. Hợp đồng cho thuê trực tiếp: Trong loại hợp đồng này, người cho thuê sử dụng thiết bị của họ có sẵn trực tiếp tài trợ cho người thuê. Người cho thuê th ường là nhà sản xuất hoặc các đ ịnh chế tài chính và cũng có thể là công ty Leasing, sử dụng tài sản của họ tài trợ cho người thuê. Đây là một hình thức tài trợ mà các nhà sản xuất thường sử dụng để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất ra .Mặt khác, nhờ luôn cập nhật những công nghệ mới để chế tạo ra các loại máy móc, thiết bị nên các nhà sản xuất có thể mua lại những thiết bị đã lạc hậu về mặt công nghệ để tiếp tục cung cấp các loại máy móc mới ,hiện đại do họ chế tạo ra. Sơ đồ 1.3 – Hợp đồng tài trợ trực tiếp.
- Thiết bị (quyền Người cho Người thuê Các loại dịch vụ bảo trì và thuê phụ tùng Hay hay Trả tiền thuê và dịch vụ Người phụ tùng Nhà sản tiêu xuất thụ Bán lại các thiết Người cho thuê Người thuê 1- Sử dụng các máy móc,thiết bị của chính 1- Thuê máy móc thiết bị từ người có tài họ để cho thuê. sản đó 2- Đảm nhiệm toàn bộ vốn tài trợ. 2- Ký kết với nhà cung cấp một phụ kiện hợp đồng về cung cấp phụ tùng và dịch vụ bảo trì. 3- Cung cấp các phụ tùng và dịch vụ bảo trì 3- Trả tiền thuê theo định kỳ và trả tiền cùng với thiết bị theo hợp đồng phụ. phụ tùng và dịch vụ. 4- Nhận các khoản tiền thuê và những hoản 4- Bán lại thiết bị khi chúng đã lạc hậu và tiền dịch vụ theo hợp đồng phụ. nhận thuê những thiết bị mới. 5- Nhận lại tài sản đã lỗi thời và cung cấp thiết bị thay thế. 1.2.2.2. Hợp đồng cho thuê liên kết: Loại hợp đồng này bao gồm nhiều bên tài trợ cho người thuê. Sự liên kết này có thể xảy ra theo chiều dọc hoặc chiều ngang tuỳ theo tính chất của loại tài sản hay khả năng tài chính của các nhà tài trợ. Trường hợp tài sản có giá trị lớn nhiều định chế tài chính hay các nhà chế tạo cùng chia nhau hợp tác để tài trợ cho người thuê tạo thành sự liên kết theo chiều ngang. Còn đối với trường hợp các định chế tài chính hoặc các nhà chế tạo lớn giao tài sản cho chi
- nhánh của họ (dealers) thực hiện giao dịch tài trợ cho khách hàng thì hình thành sự liên kết theo chiều dọc ( Trust leases) Các bước và đặc điểm trong giao dịch với người thuê của loại hợp đồng này không có khác biệt lớn so với hình thức cho thuê thuần tuý hay điển hình. Người cho thuê Người thuê 1 / Có thể là sự liên kết giữa các đ ịnh chế tài 1/ Là một doanh nghiệp nhận tài sản chính với các nhà sản xuất hay giữa công ty thuê. mẹ với các chi nhánh. 2 / Các loại tài sản _ong trong giao dịch thường là những loại có giá trị cao. 2/ Th ực hiện các nghĩa vụ trả tiền thuê, 3 / Các công ty con chuyên kinh doanh cho bảo quản tài sản, chịu rủi ro, mua bảo thuê có trình độ chuyên môn cao, chuyên sâu hiểm... như trong phương thức thuê mua trong _ong lĩnh vực công nghệ hay loại thiết bị thuần. cụ thể. 4 / Các đặc điểm khác tương tự như phương thức thuê mua thuần. 1.2.2.3. Hợp đồng cho thuê bắc cầu: Hình thức này xuất hiện trong thời gian gần đây xuất phát từ thực tế các công ty cho thuê có những hạn chế về nguồn vốn không đủ khả năng tài trợ cho khách hàng . Hình thức này cho phép người cho thuê đi vay để mua tài sản cho thuê từ một hay nhiều người cho thuê nào đó ( Tuy nhiên,theo luật pháp của một số quốc gia khoản tiền vay này không được vượt quá 80% tổng giá trị tài sản dược tài trợ) .Hình thức này được tóm tắt trong bảng sau: Sơ đồ 1.4 – Thoả thuận thuê mua bắc cầu. Người cho vay (Lender) Tiề Tiề n n trả cho nợ vay
- Người cho vay Người cho thuê Người thuê 1 / Cung cấp tín dụng trung và 1/ Sở hữu chủ tài sản cho thuê 1/ Trả tiền thuê tài dài hạn chiếm phần lớn giá trị tài và nhận đ ược sự miễn giảm sản cho người cho sản cho thuê. thuế. thuê. 2 / Nhận tiền trả nợ vay bằng tiền 2/ Mượn đối ứng phần lớn giá thuê do người thuê trả theo yêu trị tài sản và bảo đảm khoản 2/ Ngoài ra không có cầu của người cho thuê. vay bằng cả tài sản cùng các sự khác biệt so với khoản tiền cho thuê nó. hình thức thuê mua 3 / Khoản cho vay được đảm bảo 3/ Trả nợ bằng tiền thuê tài thuần. bằng tài sản và tiền thuê. sản. Phần tiền thuê vượt quá số tiền vay được giữ lại. Loại hình cho thuê này thường được sử dụng trong các giao dịch thuê mua đ òi hỏi một lượng vốn đủ lớn, chẳng hạn thuê một máy bay thương mại hoặc là một tàu trở hàng hoặc là một tổ hợp chuyên ngành lớn. 1.2.2.4. Hợp đồng bán và cho thuê lại: Bán và cho thuê lại là một thoả thuận tài trợ tiêu _ong mà bên A (người thuê) bán một tài sản của chính họ cho bên B (người cho thuê). Đồng thời, ngay lúc đó một hợp đồng thuê mua được thảo ra với nội dung bên B đồng ý cho bên A thuê lại chính tài sản mà họ vừa bán.Trường hợp này xuất hiện khi các doanh nghiệp- nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ- gặp rất nhiều khó khăn về vốn lưu động. Mà vay vốn sẽ gặp nhiều thủ tục, điều kiện đăng ký khắt khe mà các doanh nghiệp này khó có thể tho ả mãn. Đồng thời, trong trường hợp doanh
- nghiệp có nhu cầu phải duy trì n ăng lực sản xuất nên không thể bán bớt tài sản cố định để chuyển thành tài sản lưu động. Do đó, h ình thức bán và tái thuê có thể đáp ứng được nhu cầu này. Sơ đồ 1.5. Thỏa thuận bán và tái thuê. Thoả thuân mua bán tài sản Công ty leasing Chủ sở hữu Quyền sở hữu pháp lý b an đầu Tiền mua tài sản Người mua Người bán Quyền sử dụng tài sản Trả tiền thuê Người thuê Người cho thuê Hợp đồng thuê mua Người cho thuê Người thuê 1- Bán tài sản cho người cho thuê và 1 - Mua tài sản của người thuê và nắm chuyển giao quyền sở hữu về mặt pháp quyền sở hữu về mặt pháp lý. lý. 2 - Trả tiền cho người thuê theo giá tại 2- Nhận được tiền theo giá tại thời điểm thời điểm thoả thuận mua tài sản. thỏa thuận bán tài sản. 3 - Giao quyền sử dụng tài sản cho người 3- Thuê lại tài sản vừa bán cho người cho thuê. thuê - Giữ lại quyền sử dụng tài sản. 4 - Nhận các khoản tiền thuê và thực 4- Trả tiền thuê cho người cho thuê và thực h iện các điều kiện thuê tuỳ theo hiện các điều kiện tuỳ theo phương thức phương thức thuê mua. cho thuê
- Điều đáng lưu ý là những tài sản được sử dụng vào giao dịch này là những tài sản còn giá trị sử dụng hữu ích. Giá mua của tài sản tuỳ thuộc vào giá cả hợp lý của tài sản trên thị trường vào thời đ iểm lập hợp đồng mua bán. Các loại thiết bị mới hay đă sử dụng đều có thể được bán và tái thuê, giá của thiết bị mới th ường căn cứ vào hoá đơn của nhà cung cấp, còn giá của thiết bị đã qua sử dụng thì cần được định giá độc lập. Những tiện ích của dịch vụ này là ngoài mục đ ích giải quyết nhu cầu vốn lưu động, nh ững công ty muốn tạo ra lợi nhuận ghi sổ hay lợi nhuận tính thuế với điều kiện giá bán tài sản cao hơn phần khấu hao còn lại trong sổ sách cũng có thể áp dụng hình thức này. Ngoài ra, hình thức này cũng còn được sử dụng để tái tài trợ trung, dài hạn đối với nh ững tài sản trước đó được mua bằng nguồn tiền vay hay được _ong để giảm chi phí huy động vốn nếu hình thức này có mức lãi _ong thấp hơn các chi phí sử dụng vốn khác. Tại Hoa Kỳ, hình thức giao dịch này có sức cạnh tranh rất cao trong ngành kinh doanh bất động sản, còn trong các ngành sản xuất thì tuỳ thuộc vào chủng loại thiết bị mà chúng có sức cạnh tranh từ vừa đến cao. Tại Việt Nam hiện nay, hình thức này đang được áp dụng tại một số công ty cho thuê. 1.2.2.5. Hợp đồng cho thuê giáp lưng Đây là phương thức tài trợ mà trong đó được sự thoả thuận của người cho thuê, người thuê thứ nhất cho người thuê thứ hai thuê lại tài sản mà người thuê thứ nhất đã thuê từ người cho thuê. Hình thức thoả thuận cho thuê này thường đ ược thực hiện dưới dạng hợp đồng hoàn trả toàn bộ được ký kết giữa người cho thuê với người thứ nhất. Loại hợp đồng này là loại thoả thuận không thể huỷ ngang . Nhưng do người cho thuê thứ nhất sau khi thực hiện được một phần của hợp đồng không còn nhu cầu nữa hay vì một lý do nào đó nên phải tìm người thuê thứ hai để chuyển giao hợp đồng. Bởi nếu không còn cho thuê tiếp được thì dù không sử dụng tài sản vẫn phải trả tiền thuê. Sơ đồ 1.6. Thoả thuận thuê mua giáp lưng Người Quyền sử Người Quyền sử Người cho dụng tài thuê dụng tài thuê thuê thứ thứ hai (Less nhất (Lessee Tiền Tiền or) Lessee II )
- Người cho thuê Người thuê thứ nhất Người thuê thứ hai 1- Cho thuê tài sản và 1- Thuê tài sản từ người cho 1- Thuê tài sản từ người thuê nhận tiền thuê. thuê. thứ nhất. 2- Các quyền lợi và 2- Cho người thuê thứ hai thuê 2- Trả tiền thuê cho người nghĩa vụ khác như lại tài sản. thuê thứ nhất. trong thoả thuận thuê 3- Không chịu trách nhiệm trực 3- Các nghĩa vụ và quyền lợi mua thuần. tiếp đối với các rủi ro, thiệt không khác so với nghĩa hại đối với tài sản. vụ và quyền lợi của người 4- Nhận tiền thuê từ người thuê thuê trong thoả thuận thuê thứ hai và trả tiền thuê cho thuần. người cho thuê. Nhìn chung, hợp đồng cho thuê diễn ra rất đa dạng và khó có thể phân biệt _ong loại thoả thuận cho thuê một cách rạch ròi. Các hình thức này đ an xen vào nhau, nên việc xem xét, phân tích chúng đòi hỏi phải có sự đánh giá trên nhiều phương diện. 1.3. Điều kiện thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài sản 1.3.1 Về khía cạnh kinh tế : a. Nhu cầu của doanh nghiệp: Nghiệp vụ cho thuê ra đời và phá t triển là do nhu cầu của các doanh nghiệp về tài trợ cho các thiết bị trong khi họ không có hoặc không muốn bỏ vốn ra mua sắm để tập trung nguồn vốn của họ vào các đối tượng thuộc vốn lưu động. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không có nhu cầu thuê tài sản thì nghiệp vụ cho thuê cũng không thực hiện được. b. Khả năng của bên cho thuê: Bên cho thuê là các tổ chức tài chính, tín dụng nên có thể huy động nguồn vốn bằng tiền hoặc tài sản trong nước và nước ngoài dễ dàng hơn các doanh nghiệp khác. Vì vậy họ có khả năng tài trợ thiết bị bằng nghiệp vụ cho thuê cho các doanh nghiệp có nhu cầu thuê tài sản.
- 1.3.2 Về khía cạnh pháp lý: Nghiệp vụ cho thuê được thực hiện và phát triển dựa trên một môi trường pháp lý hoàn thiện nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động cho thuê. Ngoài những luật cơ bản chung cho các hoạt đông của nền kinh tế, liên quan đến các hoạt động cho thuê còn có các luật như: 1.3.2.1. Các chính sách về khuyến khích đầu tư và kinh doanh: Hầu hết các luật về khuyến khích đầu tư và kinh doanh đều đều áp dụng hình thức miễn thuế hoặc giảm thuế hải quan đối với hàng nhập khẩu và tiêu dùng bao cấp. Do hoạt động cho thuê làm gia tăng đáng kể đầu tư trong nước cho nên luật khuyến khích đầu tư nên áp dụng cho hoạt động này. Sự liên quan của các luật thuế đối với việc thúc đẩy nghiệp vụ cho thuê là ở chỗ: Liệu các luật này có phải là giải pháp trung hoà lợi ích giữa người chủ sở hữu và người sử dụng thiết bị cho thuê hay không , tức là pháp luật có công nhận rằng lợi ích kinh tế các thiết bị cho thuê cũng giống như lợi ích kinh tế có được của cùng thiết bị ấy nếu được mua đứt bán đoạn và do vậy phải được hưởng các khuyến khích bình đẳng như nhau hay không . 1.3.2.2. Pháp luật về bên cho thuê: Sau khi xem xét các cơ sở pháp lý nêu trên thì còn cần phải xem xét nhiều vấn đề liên quan tới các qui chế chi phối người cho thuê và nghĩa vụ cho thuê, kể cả việc các công ty cho thuê có cần được Chính phủ cấp giấy phép và thanh tra đặc biệt không? Các vấn đề khác về mặt quy chế có thể là : Nguồn vốn và thời hạn vốn, yêu cầu về khả năng trả nợ, khả năng thanh toán, các quy đ ịnh về thiết bị đủ tiêu chuẩn cho thuê và yêu cầu về kế toán. 1.3.2.3. Pháp luật về hợp đồng kinh tế và sở hữu tài sản: Cần phải đ ịnh nghĩa rõ ràng về bản chất của giao dịch cho thuê để bảo vệ lợi ích hợp pháp của người thuê và người cho thuê (đồng thời cũng buộc họ phải thực hiện các nghĩa vụ). Đưa ra các phương thức cho thuê cần thiết , bởi có nhiều loại giao dịch cho thuê khác nhau, bao gồm từ loại mua đứt bán đ oạn thiết bị với điều kiện là người mua hoàn thành các ngh ĩa vụ cụ thể (chủ yếu là thanh toán từng đợt theo thoả thuận) đến loại nghiệp vụ thuê tài sản mà trong đó người thuê tạm thời sử dụng tài sản nào đó nhưng không có ý đ ịnh sẽ sở hữu nó sau này.
- Nếu không phân biệt rõ ràng giữa nghiệp vụ cho thuê với các giao d ịch thương mại hoặc tài chính khác thì hoạt động cho thuê sẽ phải tuân thủ các điều khoản bất lợi trong các luật khác. Đồng thời các thủ tục pháp lý về chuyển nhượng tài sản và thoả thuận hợp đồng nên để ở mức tối thiểu cần thiết để thực hiện giao dịch này. 1.3.2.4. Pháp luật về thuế : Luật thuế của một nước phải có các điều khoản cụ thể về nghĩa vụ thuế và ưu đãi thuế đối với các bên liên quan đến giao dịch cho thuê, kể cả phần khấu hao . Điều này cho phép bên thuê có thể đánh giá chi phí thuê so với c ác chi phí tài trợ thiết bị khác (như vay vốn ngân hàng, phát hành trái phiếu, cổ phiếu...). Về phía người cho thuê chi phí của họ phải được ưu đãi tương đối mới có thể thúc đẩy các tổ chức tín dụng đầu tư vào lĩnh vực này. Bốn vấn đề pháp lý vừa được đề cập ở trên là rất cơ bản đối với việc phát triển dịch vụ cho thuê và chúng có tầm quan trọng thứ hai sau nhu cầu thực sự về tài trợ cho thiết bị của một tổ chức nói chung. Kinh nghiệm cho thấy, nghiệp vụ cho thuê sẽ chỉ phát triển được khi các vấn đ ề pháp lý và toàn bộ cơ sở pháp luật cho phép nghiệp vụ cho thuê trở thành biện pháp tài trợ hiệu quả và cạnh tranh được về mặt chi phí. Có thể ban hành "Luật Cho thuê Tài chính" vì nó xác định rõ quyền hạn, nghĩa vụ của mỗi bên tham gia giao dịch cũng nh ư xác định chức năng quản lý của Chính phủ nhằm thúc đẩy hoạt động này. Nếu Chính phủ lần đầu tiên đưa ra ho ạt động cho thuê thiết bị vào nền kinh tế và nếu c ơ s ở pháp lý cơ bản liên quan đến cho thuê không rõ ràng thì việc ban hành luật cho thuê tài chính sẽ rất có ích. Nhưng nếu đã có một cơ sở pháp lý lành mạnh hay có thể sửa đổi ngay được các luật không cần phải có luật cho thuê tài chính cụ thể. 1.4. Những ưu thế và bất lợi trong nghiệp vụ cho thuê : Mặc dù hoạt động cho thuê có rất nhiều ưu điểm và cũng nhận thấy rằng cho thuê là hình thức tài trợ máy móc, thiết bị duy nhất cho các nghiệp vụ mà thị trường vốn còn chưa phát triển, mặt khác khi đó cần có sự phát triển của hệ thống ngân hàng- tài chính ở một trình độ nhất đ ịnh. Song bên cạnh đó, hoạt độn g này cũng không thể dấu đi những hạn chế nảy sinh (do điều kiện khách quan hay chủ quan mang lại) cụ thể là: 1.4.1. Đối với bên đi thuê: Ưu thế:
- - Hạn chế sự lạc hậu của máy móc và thiết bị Do thời gian đi thuê ngắn hơn thời gian hữu dụng của máy móc, thiết bị, vì vậy, nghiệp vụ cho thuê có thể giúp các doanh nghiệp tránh được sự lạc hậu và lỗi thời của máy móc, thiết bị trong sự phát triển không ngừng của công nghệ hiện nay. - Được tài trợ với tỷ lệ cao và đến mức tài trợ toàn bộ cho chi phí mua sắm máy móc thiết bị. Việc tài trợ cho thuê được bảo đảm bởi chính bản thân máy móc thiết bị cho thuê. Nghĩa là, nó cho phép người cho thuê dễ dàng lấy lại máy móc, thiết bị trong trường hợp hợp đồng bị vi phạm. Do vậy, doanh nghiệp thường không cần phải đặt tiền gửi hoặc thanh toán trước đối với tài sản đi thuê. Tuy nhiên, trong những trường hợp có mức độ rủi ro cao thì phải đặt cọc hoặc ký quỹ một khoản tiền. Nhưng những doanh nghiệp như vậy sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi xin vay với các hình thức cho vay khác. Nói chung, hình thức tài trợ thuê mua chiếm một tỷ lệ cao trong chi phí mua sắm thiết bị hơn các hình thức tài trợ khác. - Không hạn bị chế về hạn mức tín dụng: Tài sản đi thuê được hạch toán ngoại bảng nên không làm tăng số nợ của doanh nghiệp .Vì vậy không ảnh hưởng tới hạn mức tín dụng của doang nghiệp . - Không b ị đọng vốn trong tài sản cố định: Do không phải bỏ ngay ra một khoản tiền lớn để mua sắm máy móc thiết bị nhưng doanh nghiệp vẫn có tài sản để sử dụng nên doanh nghiệp không bị đọng vốn trong tài sản cố định, tập trung được vốn tự có và vốn vay của ngân hàng để đáp ứng những nhu cầu về vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. - Thu hút vốn nước ngoài: Thông qua tín dụng thuê mua, các doanh nghiệp Việt Nam có thể huy động được vốn nước ngoài thông qua các công ty cho thuê quốc tế hoặc các công ty liên doanh cho thuê hoạt động ở Việt Nam. Lợi thế chính là hiện nay mức lãi suất ngoại tệ trên thị trường vốn quốc tế thấp hơn lãi suất vay ở Việt Nam, do đó thông qua thuê máy móc, thiết bị của các công ty nước ngoài có thể nhận được vốn tài trợ có mức lãi suất thấp hơn so với lãi suất trên thị trường vốn Việt Nam bằng VND. - Đơn giản h ơn các hình thức tài trợ khác trong khi xem xét uy tín doanh nghiệp cần được tài trợ và tài trợ một cách nhanh chóng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: “Một số giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT sang thị trường Nhật Bản”
85 p | 767 | 343
-
Luận văn: Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Thiết bị và phát triển chất lượng
67 p | 691 | 306
-
Luận văn "Một số giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào VN"
63 p | 401 | 185
-
Luận văn: Một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế
106 p | 410 | 159
-
Luận văn: Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
94 p | 418 | 153
-
Luận văn: " Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay"
61 p | 328 | 147
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực và thông lệ Ngân hàng quốc tế
144 p | 304 | 111
-
Luận văn “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay"
29 p | 268 | 102
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức tín đồ Công giáo trong quá trình đổi mới của địa phương và của đất nước
71 p | 527 | 81
-
Luận văn: " Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở công ty dâu tằm tơ I- Hà Nội "
72 p | 240 | 79
-
Luận văn: "Một số giải pháp nâng cao sản lượng tiêu thụ xi măng đối với Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng giai đoạn 2001 - 2005"
47 p | 213 | 61
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kế toán và nâng cao chất lượng thông tin kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam
93 p | 248 | 58
-
Luận văn: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thương mại Việt Tuấn
66 p | 198 | 48
-
Luận văn "Một số giải pháp nhằm xúc tiến hoạt động xuất khẩu hàng hoá qua biên giới tỉnh Điện Biên của sở Thương mại - Du lịch Điện Biên"
61 p | 123 | 29
-
Luận văn: "Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển các công ty chứng khoán ở Việt Nam giai đoạn hiện nay"
65 p | 138 | 29
-
Luận văn: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TUYỂN DỤNG GIÁO VỤ TẠI CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẦN ĐỒNG.
75 p | 170 | 22
-
Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ QUA BIÊN GIỚI TỈNH ĐIỆN BIÊN CỦA SỞ THƯƠNG MẠI DU LỊCH ĐIỆN BIÊN "
52 p | 152 | 21
-
Luận văn: Một số giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Thiờn Tõn
52 p | 156 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn