intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Marketing thu hút khách du lịch tại TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH DU LỊCH CÔNG ĐOÀN ĐÀ NẴNG

Chia sẻ: Nguyen Bao Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

118
lượt xem
52
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày nay trên phạm vi toàn thế giới du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa-xã hội. Hoạt động du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ, được xem như là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Và du lịch đã góp phần vào việc thúc đẩy cho nhiều ngành khác phát triển tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hóa xã hội giữa các quốc gia trên thế giới với nhau nhằm tạo sự hiểu biết lẫn nhau về các...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Marketing thu hút khách du lịch tại TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH DU LỊCH CÔNG ĐOÀN ĐÀ NẴNG

  1. GVHD : Nguyến Thế Tràm Chuyên đề tốt nghiệp Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Marketing thu hút khách du lịch tại TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH DU LỊCH CÔNG ĐOÀN ĐÀ NẴNG SVTH : Huỳnh Thị Minh Nguyệt Trang 1
  2. GVHD : Nguyến Thế Tràm Chuyên đề tốt nghiệp L ỜI M Ở Đ ẦU Ngày nay trên phạm vi toàn thế giới du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa-xã hội. Hoạt động du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ, được xem như là m ột ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. V à du lịch đã góp phần vào việc thúc đẩy cho nhiều ngành khác phát triển tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hóa xã hội giữa các quốc gia trên thế giới với nhau nhằm tạo sự hiểu biết lẫn nhau về các tinh hoa nhân loại trên thế giới nói chung và các dân tộc anh em nói riêng. Việt Nam đang được đánh giá về tiềm năng du lịch, lại là nước thuộc khu vực có tốc độ phát triển du lịch rất cao trong những năm qua. Bên cạnh đó Việt Nam là một nước giàu tài nguyên du lịch lại có bề dày lịch sử phong phú đa d ạng, con người Việt Nam cần cù, thông minh, hiếu khách…Vì vậy phát triển du lịch là cơ hội yêu cầu của chúng ta trong sự nghiệp phát triển đất nước. Sau thời gian học tập ở trường, cũng như thời gian thực tập tại TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH DU LỊCH CÔNG ĐOÀN ĐÀ N ẴNG, đồng thời trên nền tảng thầy cô truyền đạt cũng như sự giúp đỡ tận tình của các anh chị tại TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH DU LỊCH CÔNG ĐOÀN ĐÀ N ẴNG. Tôi đã chọn đề tài :: "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Marketing thu hút khách du lịch tại TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH DU LỊCH CÔNG ĐOÀN ĐÀ NẴNG.”  Đề tài gồm 3 phần:  Phần I : Cơ sở lý luận  Phần II : Thực trạng hoạt động Marketing và thực trạng thu hút khách du lịch tại Trung tâm điều hành du lịch Công Đoàn Đà N ẵng trong 3 năm 2006-2008 SVTH : Huỳnh Thị Minh Nguyệt Trang 2
  3. GVHD : Nguyến Thế Tràm Chuyên đề tốt nghiệp  Phần III: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Marketing thu hút khách du lịch tại trung tâm điều hành du lịch Công Đo àn Đà Nẵng Trong thời gian thực tập tại TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH DU LỊCH CÔNG ĐOÀN ĐÀ NẴNG, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Thế Tràm và sự giúp đỡ của Ban giám đốc cùng toàn thể các anh chị làm việc tại TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH DU LỊCH CÔNG ĐOÀN ĐÀ NẴNG. Sinh viên thực hiện HUỲNH THỊ MINH NGUYỆT SVTH : Huỳnh Thị Minh Nguyệt Trang 3
  4. GVHD : Nguyến Thế Tràm Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG I: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG HOẠT ĐỘNG MARKETING THU HÚT KHÁCH DU L ỊCH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. 1.1.Khái niệm về Marketing du lịch, tổng quát du lịch, khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. 1.1.1. Khái niệm về du lịch. Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO), khái niệm du lịch được mở rộng thêm rất nhiều: "Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1 năm". Như vậy theo định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới về du lịch và trong khuôn khổ của thống kê du lịch thì lượng khách du lịch sẽ được tính gồm:  N hững chuyến đi đến nơi khác môi trường sống thường xuyên của họ, do đó sẽ ít hơn những chuyến đi lại thường xuyên giữa những nơi mà người đó đang ở hoặc nghiên cứu đến một nơi khác nơi cư trú thường xuyên của họ.  N ơi mà người đó đi đến phải dưới 12 tháng liên tục, nếu từ 12 tháng liên tục trở lên sẽ trở thành người cư trú thường xuyên ở nơi đó (theo quan điểm của thống kê);  Mục đích chính của chuyến đi sẽ không phải đến đó để nhận thù lao (hay là để kiếm sống) do đó sẽ loại trừ những trường hợp chuyển nơi cư trú cho mục đích công việc. Vì thế những người đi với các mục đích sau đây sẽ được tính vào khách du lịch : - Đi vào dịp thời gian rỗi, giải trí và các kỳ nghỉ - Đi thăm bạn bè, họ hàng - Đi công tác - Đi điều trị sức khoẻ - Đi tu hành ho ặc hành hương - Đi theo các mục đích tương tự khác. Dựa theo khái niệm này mà khách du lịch được chia làm hai loại : Khách Quốc tế và khách trong nước. 1.1.2. Khách du lịch quốc tế SVTH : Huỳnh Thị Minh Nguyệt Trang 4
  5. GVHD : Nguyến Thế Tràm Chuyên đề tốt nghiệp Bất kỳ một người nào đó đi ra khỏi nước người đó cư trú thường xuyên và ngoài môi trường sống thường xuyên của họ với thời gian liên tục ít hơn 12 tháng với mục đích của chuyến đi là không phải đến đó để dược nhận thù lao (hay nói cách khác là không phải để kiếm sống), không bao gồm các trường hợp sau:  N hững người đến và sống ở nước này như một người cư trú thường xuyên ở nước đó kể cả những người đi theo sống dựa vào họ.  N hững người công nhân cư trú ở gần biên giới nước này nhưng lại làm việc cho một nước khác ở gần biên giới nước đó  N hững nhà ngoại giao, tư vấn và các thành viên lực lượng vũ trang ở nước khác đến theo sự phân công bao gồm cả những người ở và những người đi theo sống dựa vào họ  N hững người đi theo dạng tị nạn hoặc du mục  N hững người quá cảnh mà không vào nước đó (chỉ chờ chuyển máy bay ở sân bay) thông qua kiểm tra hộ chiếu như những hành khách transit ở lại trong thời gian rất ngắn ở ga sân bay. Hoặc là những hành khách trên thuyền đỗ ở cảng m à không được phép lên bờ. 1.1.3. Khách du lịch trong nước Bất kỳ một người nào đó đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của họ và trong phạm vi nước sở tại với thời gian liên tục dưới 12 tháng và mục đích của chuyến đi là không phải đến đó để dược nhận thù lao (hay nói cách khác là không phải để kiếm sống), như vậy khách trong nước không bao gồm các trường hợp sau:  Những người cư trú ở nước này đến một nơi khác với mục đích là cư trú ở nơi đó.  N hững người đến một nơi khác và nhận được thù lao từ nơi đó.  N hững người đến và làm việc tạm thời ở nơi đó.  N hững người đi thường xuyên hoặc theo thói quen giữa các vùng lân cận để học tập hoặc nghiên cứu.  N hững người du mục và những người không cư trú cố định.  N hững chuyến đi diễn tập của các lực lượng vũ trang. SVTH : Huỳnh Thị Minh Nguyệt Trang 5
  6. GVHD : Nguyến Thế Tràm Chuyên đề tốt nghiệp 1.1.4.Khái quát về Marketing du lịch Muốn hiểu sâu về Marketing du lịch, trước tiên chúng ta cần phải nghiên cứu tốt về kinh tế dịch vụ và Marketing dịch vụ. Vì kinh tế du lịch cũng là một ngành kinh tế dịch vụ, kinh tế du lịch ra đời sau kinh tế dịch vụ, Marketing du lịch cũng là một hình thái đặc biệt của Marketing dịch vụ mà thôi. Do vậy bản chất nội dung của Marketing du lịch dựa trên những nguyên lý, bản chất nội dung của Marketing dịch vụ, kết hợp với những đặc điểm riêng của du lịch để tạo thành nội dung của Marketing du lịch . 1.1.4.1 Bản chất của dịch vụ D ịch vụ là lĩnh vực sản xuất vật chất lớn nhất của xã hội hiện đại. Xã hội càng phát triển, hoạt động dịch vụ càng mở rộng để thoả mãn nhu cầu thường xuyên tăng lên của x ã hội. Vì vậy các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng: x ã hội sau công nghiệp là xã hội dịch vụ. D ịch vụ là một hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, giải quyết các mối quan hệ giữa khách hàng hoặc tài sản mà khách hàng sở hữu với người cung cấp, mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu. Sản phẩm của các dịch vụ có thể trong phạm vi hoặc vượt quá phạm vi của sản phẩm vật chất. Do vậy nên dịch vụ mang những đặc điểm sau: _D ịch vụ có đặc điểm không hiện hữu. Nó không tồn tại dưới dạng vật thể. Tính không hiện hữu này có quan hệ tới chất lượng dịch vụ và việc tiêu dùng dịch vụ của khách hàng như đào tạo, du lịch, nghỉ ngơi trong khách sạn ... _ D ịch vụ có tính không đồng nhất. Sản phẩm dịch vụ phi tiêu chuẩn hoá, có giá trị cao. Do đặc trưng cá biệt hoá cung ứng và tiêu dùng dịch vụ. ._D ịch vụ có đặc tính không tách rời. Việc tiêu dùng sản phẩm dịch vụ song trùng với việc cung ứng dịch vụ. Vì thế sản phẩm hàng hoá được tiêu dùng ở mọi thời điểm với sự tham gia của người tiêu thụ. Việc tạo ra sản phẩm dịch vụ và việc tiêu dùng sản phẩm dịch vụ là một thể thống nhất. _Sản phẩm dịch vụ tiêu dùng trực tiếp hoặc chóng hỏng (lỗi thời, nhàm chán), không có khả năng cất trữ dịch vụ trong kho. 1.1.4.2. Bản chất các hoạt động của Marketing dịch vụ: Do sản xuất dịch vụ ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành bộ phận lớn trong hoạt động sản xuất vật chất của xã hội. SVTH : Huỳnh Thị Minh Nguyệt Trang 6
  7. GVHD : Nguyến Thế Tràm Chuyên đề tốt nghiệp Phạm vi của sản xuất dịch vụ ngày càng lan rộng và phong phú. Do đó dịch vụ đã trở thành ngành kinh doanh có hiệu quả. Một trong những đặc tính của dịch vụ là tính không hiện hữu, vì vậy để thực hiện dịch vụ cần phải có người tiếp nhận, đó chính là sự tham gia của khách hàng trong một chương trình dịch vụ thống nhất, hoàn chỉnh. Từ đây ta nhận thấy rằng: _ Nhu cầu của người tiếp nhận phải đ ược tìm hiểu kỹ để giới thiệu hàng hoá vật chất và phi vật chất trong thời gian chuyển giao dịch vụ. _ Lợi ích mà người tiêu thụ nhận được và sự thay đổi của họ như thế nào theo sự nhận được dịch vụ chuyển giao. _ N gười cung cấp dịch vụ phải xử lý các vấn đề phát sinh và thực hiện các giải pháp, các hình thái thích hợp, nhằm cực đại hoá d ịch vụ mà người tiêu dùng nhận được trong thời gian chuyển giao. _ Người quản lý dịch vụ cần phải tạo ra dịch vụ đạt mức độ tiêu chuẩn hoá nào đó phù hợp đối với người tiêu dùng và người cung ứng dịch vụ. 1.2.Vai trò Marketing của việc thu hút khách du lịch trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Marketing sẽ có tác dụng hướng dẫn, chỉ đạo và phối hợp các hoạt động - sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành. Nhờ các hoạt động Marketing, các quyết định đề ra trong hoạt động du - lịch có cơ sở khoa học vững chắc hơn. Doanh nghiệp lữ hành có điều kiện và thông tin đ ầy đủ hơn thoả mãn mọi yêu cầu của khách hàng. Marketing sẽ xác định rõ phải chiến lược thu hút khách hàng thuộc đối tượng nào, sở thích của khách hàng, giá cả của tour như thế nào. - Đặc biệt khi nền kinh tế đã phát triển ở mức độ cao, đã có xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, nên mức độ cạnh tranh càng gay gắt. Ngày nay nhiều du khách đ ã đứng trước sự chọn lựa mọi chủng loại sản phẩm dịch vụ với của công ty lữ hành khác nhau; đồng thời khách hàng cũng lại có những yêu cầu rất khác nhau đối với sản phẩm, dịch vụ và giá cả. Họ đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm: hàng hoá và dịch vụ. Họ sẽ đặt tour căn cứ vào nhận thức giá trị của mình. - Marketing sẽ có chức năng làm cho sản phẩm luôn luôn thích ứng với nhu cầu thị trường. SVTH : Huỳnh Thị Minh Nguyệt Trang 7
  8. GVHD : Nguyến Thế Tràm Chuyên đề tốt nghiệp - Marketing sẽ kích thích sự nghiên cứu và cải tiến: Marketing không làm công việc của người kĩ sư thiết kế và chế tạo nhưng Marketing chỉ ra cho những công ty du lịch biết cần phải thiết kế những hình thức tour như thế nào,bao giờ thích hợp để đ ưa hình thức này ra thị trường. - Marketing có ảnh hưởng to lớn, quyết định đến doanh số, chi phí, lợi nhuận, đến hiệu quả kinh doanh lữ hành. Do thị trường du lịch phát triển nhanh, việc thu hút du khách ngày càng khó khăn, cạnh tranh gay gắt, thị trường trở thành vấn đề sống còn của các doanh nghiệp lữ hành. Marketing sẽ được coi là trung tâm hoạt động chi phối các hoạt động sản xuất, tài chính và lao động. - Quan niệm đúng đắn nhất, mới nhất ngày nay trong nền kinh tế thị trường là: người mua, khách hàng là yếu tố quyết định trong kinh doanh lữ hành. Marketing đóng vai trò cực kì quan trọng trong sự liên kết, phối hợp các yếu tố con người với kinh doanh, tài chính. Marketing có vai trò quan trọng như thế và đã mang lại những thắng lợi huy hoàng cho nhiều nhà doanh nghiệp, cho nên người ta đã sử dụng nhiều từ ngữ đẹp đẽ để ca ngợi nó như: triết học mới về kinh doanh”, là “học thuyết chiếm lĩnh thị trường”, là “nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh hiện đại”, là “chiếc chìa khoá vàng” tạo thế thắng lợi trong kinh doanh ... 1.3.Các nhân tố ảnh h ưởng đến quá trình thu hút khách du lịch trong và ngoài nước 1.3.1.Nhân tố điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, chính trị, nhân khẩu, khoa học kỹ thuật 1.3.1.1.Nhân tố điều kiện tự nhiên Đây là yếu tố chính tạo nên sự hấp dẫn cho chương trình du lịch. Chúng ta biết rằng Việt Nam có rất nhiều thắng cảnh đẹp, nhiều điểm du lịch hấp dẫn. Các điểm nghỉ mát nổi tiếng với khí hậu ôn đới như : Sapa, Bạch Mã, Bà Nà, Đà Lạt... Có rất nhiều bãi biển đẹp và nổi tiếng trải d ài từ Bắc xuống Nam với các dịch vụ biển rất phát triển, là nơi lý tưởng cho du khách nghỉ ngơi thư giãn sau những ngày làm việc. Nhiều khu rừng quốc gia nổi tiếng với hệ động thực vật phong phú như : rừng Quốc gia Cúc Phương, rừng quốc gia Côn Đảo... Các nguồn suối nước khoáng có tác dụng chữa bệnh như suối khoáng Thanh Tân ( Huế ), suối khoáng Vĩnh Hảo ( Bình Thuận ), suối khoáng Dục Mỹ ( Nha SVTH : Huỳnh Thị Minh Nguyệt Trang 8
  9. GVHD : Nguyến Thế Tràm Chuyên đề tốt nghiệp Trang ).... Bên cạnh đó thời tiết Việt Nam thích hợp cho việc đi du lịch, không khí ở các miền quê Việt Nam trong lành tạo điều kiện cho hoạt động du lịch kết hợp với nghỉ ngơi tích cực của con người, có lợi cho việc giải toả mệt mỏi, kéo dài tuổi thọ. 1.3.1.2.Nhân tố kinh tế : Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng trong những năm qua, điều này làm mức thu nhập, mức sống của con người đựợc nâng cao... Do đó họ có nhiều điều kiện hơn để di du lịch. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua nền kinh tế có nhiều biến động do ảnh hưởng của giá xăng dầu, khủng hoảng kinh tế nên đã hạn chế một số lượng lớn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Tuy nhiên với cuộc khủng hoảng vừa qua Chính phủ đã có những công cụ kích cầu, các dịch vụ lưu trú đều có chính sách giảm giá nên lượng du khách sẽ tăng trở lại. 1.3.1.3.Nhân tố văn hoá : Văn hoá là yếu tố tạo nên nét đ ộc đáo trong sản phẩm du lịch. Việt Nam là một dân tộc có nền văn hoá và bề dày lịch sử trong quá trình dựng nước và giữ nước, với truyền thống văn hoá lâu đời. Mỗi vùng miền đều có bản sắc văn hoá riêng biệt, độc đáo và được xem như m ột sản phẩm du lịch. Việt Nam có nhiều di tích lịch sử văn hoá được công nhận là di sản văn hoá thế giới : nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, quần thể di tích Cố Đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn... Các di sản văn hoá thế giới này phần lớn nằm ở khu vực miền Trung, mà trong đó Đà Nẵng có 9 di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, hơn 50 di tích được công nhận cấp thành phố và rất nhiều di sản văn hoá phi vật thể phong phú khác như hát tuồng, ca múa nhạc dân tộc văn hoá Chămpa và dân tộc Cơtu rất độc đáo và có sức hấp dẫn. 1.3.1.4.Nhân tố chính trị : Tình hình an ninh, chính trị Việt Nam rất ổn định nên tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. Bên cạnh đó, hệ thống luật pháp nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả gián tiếp nâng cao nhu cầu du lịch, vừa kết hợp du lịch vừa kết hợp công việc. Bên cạnh đó Nhà nước ta rất chu trọng vấn đề phát triển du lịch, xem đây là một nền kinh tế mũi nhọn nên có nhiều chính sách ưu đãi cho các hoạt động du SVTH : Huỳnh Thị Minh Nguyệt Trang 9
  10. GVHD : Nguyến Thế Tràm Chuyên đề tốt nghiệp lịch như đơn giản hoá thủ tục xuất nhập cảnh, cho ra đời Luật Du lịch (2006)...Trong đó thành phố Đà N ẵng cũng xác định du lịch là ngành công nghiệp mũi nhọn và có định hướng phát triển Đà Nẵng thành trung tâm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước. 1.3.1.5.Nhân tố nhân khẩu : D ân cư là lực lượng tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội. Tuỳ theo độ tuổi mà dân cư tham gia vào các giai đoạn của quá trình tái sản xuất, phân phối, trao đổi đến tiêu dùng với mức độ khác nhau. N goài nhu cầu thiết yếu hàng ngày dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch. Sự gia tăng dân số, tăng mật độ dân số, tuổi thọ, nghề nghiệp... liên quan trực tiếp đến nhu cầu du lịch và cầu du lịch. Đối với dân số Việt Nam nói chung và Đà N ẵng nói riêng, lượng dân cư đông, vì vậy điều này cũng tác động gia tăng cầu du lịch. Yếu tố dân cư tác động đến ảnh hưởng đến cầu du lịch cần được xem xét dưới 2 góc độ. Một mặt, bản thân dân cư ở Đà Nẵng có nhu cầu du lịch tuỳ thuộc vào đ ặc điểm xã hội, nhân khẩu. Mặt khác hoạt động của dân cư tuỳ theo mức độ của mỗi thành tố của nó tạo một sự hấp dẫn du lịch, tác động vào việc hình thành cầu, cơ cấu và khối lượng cầu du lịch của dân cư nơi khác. 1.3.1.6.Nhân tố khoa học kỹ thuật : Sự phát triển của khoa học công nghệ có những đóng góp, hỗ trợ trong công tác xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch ( bán qua mạng thông tin Website của công ty, tiếp xúc khách hàng qua mail, qua điện thoại ). Bên cạnh đó nhờ khoa học kỹ thuật, đường xá được nâng cấp, sửa chữa, nhiều công trình mới phục vụ cho du lịch được xây dựng. Hệ thống Internet được mở rộng trên toàn cầu, giúp du khách có thể dễ dàng chọn lựa các điểm tham quan du lịch.Phương tiện đi lại được nâng cấp nhanh, thiết bị hiện đại, chất lượng tốt, vì vậy giúp du khách thuận tiện trong việc đi lại tham quan. 1.3.2.Các chính sách Marketing thu hút khách du lịch: 1.3.2.1.Chính sách sản phẩm Sản phẩm của tổ chức kinh doanh lữ hành được hiểu như sản phẩm du lịch đặc biệt, một sự hứa hẹn thực tế về sự thỏa mãn nhu cầu du lịch của du khách trong quá trình đi du lịch. Nó được tổng hợp từ các dịch vụ riêng lẻ trong hệ thống du lịch và các thành phần cơ bản của chuyến du lịch. Hình thức biểu hiện cao nhất là các chương trình du lịch, những thành phần của sản phẩm SVTH : Huỳnh Thị Minh Nguyệt Trang 10
  11. GVHD : Nguyến Thế Tràm Chuyên đề tốt nghiệp gồm những thành phần phi vật chất như dịch vụ lưu trú, ăn uống, tham quan, các loại hình giải trí và các hoạt động khác. Chính sách sản phẩm là yếu tố đầu tiên quan trọng nhất của chính sách Marketing. Chính sách sản phẩm đòi hỏi phải đưa ra các quyết định:  Các quyết định liên quan đ ến phối thức sản phẩm.  Các quyết định liên quan đ ến sản phẩm trọn gói.  Đ a dạng hóa sản phẩm : theo mục đích chuyến đi và theo thị trường mục đích.  Phát triển sản phẩm mới thu hút khách du lịch quay trở lại sử dụng. 1.3.2.2 Chính sách giá  Định nghĩa: Chính sách giá là các phương pháp mà doanh nghiệp định giá cho các chương trình du lịch của mình sao cho tạo ra sự hấp dẫn đối với khách hàng đồng thời vẫn đảm bảo được khả năng sinh lời.  Các phương pháp định giá:  Phương pháp định giá dựa vào chi phí: _Đ ịnh giá dựa vào chi phí bằng cách cộng lãi vào chi phí bình quân _Đ ịnh giá theo lợi nhuận mục tiêu _Đ ịnh giá theo giá trị cảm nhận của khách hàng  Định giá theo giá cạnh tranh : Công ty lấy giá của đối thủ cạnh tranh làm cơ sở cho việc ra quyết đ ịnh của mình mà không chú trọng tới chi phí. _Giá của công ty thấp hơn giá đối thủ cạnh tranh. _Giá của công ty cao hơn giá đối thủ cạnh tranh. _Giá của công ty ngang bằng giá đối thủ cạnh tranh.  Các chiến lược điều chỉnh giá: Định giá chiết khấu và các kho ản châm trước. Chiết khấu tiền mặt : Chiết khấu tiền mặt là sự giảm giá cho những người mua nào thanh toán tiền ngay tức thì. Chiết khấu số lượng : sự giảm giá cho những người mua với khối lượng lớn. Chiết khấu chức năng. SVTH : Huỳnh Thị Minh Nguyệt Trang 11
  12. GVHD : Nguyến Thế Tràm Chuyên đề tốt nghiệp Chiết khấu theo mùa : Sự giảm giá cho những du khách mua sản phẩm vào mùa không có khách, chiết khấu theo mùa nhằm hạn chế tính thời vụ của doanh nghiệp, kích thích khách chương trình du lịch. Đ ịnh giá phân biệt: Chính sách định giá phân biệt có thể định giá theo đối tượng mua, theo khu vực. Với khu vực có nền kinh tế cao và du khách chi tiêu nhiều thì có thể định giá cao hơn khu vực có nền kinh tế thấp. Định giá theo tâm lý. Định giá để quảng cáo. 1.3.2.3.Chính sách phân phối. Phân phối trong doanh nghiệp, lữ hành là những phương pháp mà nhờ nó khách hàng có thể tiếp cận với sản phẩm một cách trực tiếp hay gián tiếp.  K ênh phân phối trực tiếp Doanh nghiệp lữ hành giao dịch trực tiếp với khách thông qua bất cứ một trung gian nào. Các kiểu tổ chức kênh như sau : Sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp để chào và bán hàng trực tiếp cho khách du lịch. Trong đó đặc biệt chú ý tới bán hàng cá nhân. Trực tiếp sử dụng văn phòng hoặc chi nhánh để làm cơ sở bán chương trình. Mở các văn phòng đại diện, các đại diện bán lẻ của doanh nghiệp. Sử dụng hệ thống thông tin liên lạc để tổ chức bán chương trình du lịch cho du khách ( thương m ại điện tử )  K ênh phân phối gián tiếp: Q uá trình mua-bán sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành được ủy nhiệm cho các doanh nghiệp lữ hành khác làm đại lý tiêu thụ hoặc với tư cách là doanh nghiệp lữ hành gửi khách. Chọn đại lý phân phối. Ấn định mức hoa hồng, mức thưởng cho đại lý và nhân viên đại lý. Đ ánh giá kết quả hoạt động của đại lý.  Các chiến lược phân phối : _ Chiến lược đẩy : Truyền thông, chiết khấu, triển lãm, đào tạo cho nhân viên đại lý nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động của đại lý. _ Chiến lược kéo : quảng cáo, truyền thông nhằm vào khách hàng đ ể gia tăng lượng cầu thường dùng đ ể hổ trợ cho kênh trực tiếp. SVTH : Huỳnh Thị Minh Nguyệt Trang 12
  13. GVHD : Nguyến Thế Tràm Chuyên đề tốt nghiệp _Phân phối có chọn lọc : chỉ phân phối thông qua số lượng trung gian nhất định. 1.3.2.4.Chính sách truyền thông cổ động : - Đ ịnh nghĩa : Xúc tiến là quá trình kết hợp truyền thông trong kinh doanh chương trình du lịch, nhằm mục đích truyền tin về sản phẩm là các chương trình du lịch cho người tiêu dùng trên thị trường mục tiêu. Một mặt giúp họ nhận thức được các chương trình du lịch của doanh nghiệp lữ hành, mặt khác thu hút người tiêu dùng mục tiêu mua sản phẩm của doanh nghiệp. Hoạt động xúc tiến bao gồm: Quảng cáo : Quảng cáo là các hình thức truyền thông gián tiếp, phi cá nhân, được thực hiện thông qua các phương tiện truyền tin phải trả tiền để giới thiệu về sản phẩm, thuyết phục khách hàng. Chủ thể quảng cáo phải chịu chi phí. Tuyên truyền : là việc tác động một cách gián tiếp nhằm khơi dậy nhu cầu du lịch hay làm tăng uy tín của doanh nghiệp lữ hành bằng cách đưa ra những thông tin về điểm, tuyến du lịch mới thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Bán hàng trực tiếp: là việc sử dụng các biện pháp kích thích trực tiếp vào đội ngũ bán chương trình du lịch, nhằm tạo động lực cho người bán tích cực chủ động đẩy nhanh tiến độ bán các chương trình du lịch. K huyến mãi : là việc sử dụng các biện pháp hình thức kích thích trực tiếp vào khách du lịch làm cho khách sẵn sàng mua chương trình du lịch. Các biện pháp hình thức cơ bản nhất có thể áp dụng trong kinh doanh lữ hành là tặng quà, nhận hoàn trả tiền, thưởng… -Các yếu tố ảnh hưởng đến xúc tiến : Thị trường mục tiêu: Sự sẵn sàng mua : Thị trường mục tiêu có thể ở một trong sáu giai đoạn sẵn sàng mua. Đó là : nhận biết, hiểu biết, có thiện cảm, ưa chuộng, tin tưởng, hành động mua... Phạm vi địa lý của thị trường : bán hàng trực tiếp phù hợp với một thị trường có địa bàn nhỏ. Còn đối với các địa b àn rộng thì quảng cáo là phù hợp. Loại khách hàng : Các loại khách hàng khác nhau thì cần sử dụng các công cụ truyền thông khác nhau. SVTH : Huỳnh Thị Minh Nguyệt Trang 13
  14. GVHD : Nguyến Thế Tràm Chuyên đề tốt nghiệp Mức độ tập trung của khách hàng: Nếu khách hàng càng đông thì quảng cáo có tác dụng hơn. Nếu ít khách hàng thì bán hàng cá nhân là phù hợp. Bản chất của sản phẩm: -Tiến trình xây dựng chính sách xúc tiến cổ động.  X ác định khách hàng trọng điểm của chương trình cổ động  X ác định mục tiêu chính sách xúc tiến cổ động.  Thiết kế thông điệp cho chương trình truyền thông cổ động.  Lựa chọn kênh truyền thông cổ động.  Lập ngân sách cổ động.  Triển khai các phối thức cổ động.  Đ ánh giá hiệu quả công tác xúc tiến cổ động. 1.3.2.5.Chính sách con người - Khái niệm : Yếu tố con người trong hoạt động kinh doanh du lịch bao gồm nhân viên của doanh nghiệp mà đặc biệt là nhân viên tiếp xúc và khách hàng là một yếu tố không thể thiếu của hệ thống sản xuất dịch vụ và là nguồn phát thông tin quan trọng của doanh nghiệp. - Nội dung của chính sách con người: Đối với các doanh nghiệp lữ hành, việc thu hút và gia tăng lòng trung thành của nhân viên là điều quan trọng không thể không tính đến. Công cụ này được gọi là marketing nội bộ, với quan điểm là thu hút khách hàng thông qua làm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của chính những nhân viên trong công ty . Một số nội dung cơ bản của chính sách con người : tuyển dụng người tài giỏi, các chính sách phát triển con người, cung cấp hệ thống hỗ trợ cần thiết, coi trọng nhân viên tiếp xúc. Nội dung chính sách đối với nhân viên của doanh nghiệp lữ hành :  Tuyển dụng người tài giỏi.  Các chính sách phát triển nhân viên. Sự hài lòng của nhân viên còn ở khả năng phát triển chính mình trong quá trình lao động, do đó doanh nghiệp cần phải quan tâm đến các vấn đề sau : X ây dựng một phong cách phục vụ chuyên nghiệp không chỉ bằng các quy định mà còn bằng việc tạo dựng lòng yêu nghề. Huấn luyện trình độ kỹ thuật và khả năng tương tác. SVTH : Huỳnh Thị Minh Nguyệt Trang 14
  15. GVHD : Nguyến Thế Tràm Chuyên đề tốt nghiệp Trao quyền cho đội ngũ nhân viên ( nhân viên thị trường, hướng dẫn viên ). K ích thích lao động theo nhóm. Chế độ thăng tiến rõ ràng.  Cung cấp hệ thống hỗ trợ cần thiết.  Đối với khách hàng : chính sách chăm sóc khách hàng, quản trị mối quan hệ với khách hàng, các giải pháp khắc phục sai sót trong quá trình phục vụ khách hàng 1.3.2.6.Bằng chứng vật chất  Khái niệm: Bằng chứng vật chất là môi trường trong đó dịch vụ được cung ứng là nơi mà doanh nghiệp và khách hàng tương tác với nhau và bao gồm tất cả bất cứ hàng hóa hữu hình nào mà tạo điều kiện cho việc thực hiện hoặc truyền thông về dịch vụ.  Vai trò: _Tạo ấn tượng ban đầu : Trong trường hợp thiếu thông tin về dịch vụ, các khách hàng có khuynh hướng dựa vào các bằng chứng hữu hình. _Tạo niềm tin: muốn marketing dịch vụ có hiệu quả thì phải tạo niềm tin ở khách hàng phần lớn mua dịch vụ trước khi có thể hiểu thấu đáo nó. _Tạo điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ có chất lượng _Thay đổi một hình ảnh : tính vô hình của dịch vụ càng đòi hỏi càng nhấn mạnh vai trò này, quản trị bằng chứng là một công cụ cơ bản đối với các doanh nghiệp dịch vụ trong việc tìm kiếm một sự thay đổi hình ảnh doanh nghiệp trong khách hàng. _Đem lại sự kích thích giác quan.  Cấu trúc của bằng chứng vật chất Bằng chứng vật chất bao gồm cơ sở vật chất dịch vụ và các yếu tố hữu hình khác. Đối với cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ, các yếu tố hữu hình còn được phân làm hai nhóm : các đặc điểm bên ngoài và các đặc điểm bên trong. -Cơ sở vật chất -Yếu tố b ên ngoài: thiết kế bên ngoài, biểu hiện, môi trường xung quanh. -Yếu tố bên trong : thiết kế bên trong, trang thiết bị, cách sắp đặt, cách trang trí, bầu không khí. SVTH : Huỳnh Thị Minh Nguyệt Trang 15
  16. GVHD : Nguyến Thế Tràm Chuyên đề tốt nghiệp -Các yếu tố hữu hình khác: đ ồ dùng văn phòng, các bằng khen, giấy khen, brochure. -Giá cả : khi không thể xét những tiêu chuẩn chất lượng hữu hình, du khách sẽ dựa vào giá để đánh giá. Trong nhận thức của phần lớn khách hàng thì giá cao được coi là chỉ số về sang trọng và chất lượng cao, còn giá thấp thì ngược lại. -Truyền thông : đ ây là bằng chứng cực kỳ quan trọng, cung cấp những thông tin đầy đủ và cần thiết liên quan đ ến sản phẩm du lịch. Loại bằng chứng này được du khách sử dụng phổ biến nhất trong quá trình quyết định mua một sản phẩm, bao gồm các hình thức sau : tập gấp, ấn phẩm quảng cáo, thông tin cung cấp bới các nhân viên, thông tin truyền miệng. -Khách hàng: các loại khách hàng của một công ty lữ hành đưa ra tín hiệu cho những khách mới. Các yếu tố bằng chứng vật chất, một mặt sử dụng để tác động đến sự lựa chọn, sự mong đ ợi, sự hài lòng và các hành vị khác của khách hàng. 1.3.2.7.Quy trình -Khái niệm : Tập hợp sự tương tác giữa khách du lịch, doanh nghiệp lữ hành, cơ sở vật chất kể từ lúc khách du lịch đăng ký mua tour cho đến khi họ hoàn thành chuyến đi. -Quy trình thực hiện chương trình du lịch tại công ty lữ hành: Quy trình thực hiện các chương trình du lịch tại công ty lữ hành phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như số lượng khách trong đoàn, thời gian của chương trình. Tuy vậy có thể nhóm toàn b ộ các hoạt động thành những giai đo ạn sau đây: Giai đoạn 1: Thảo thuận với khách du lịch Giai đoạn này bắt đầu từ khi công ty tổ chức bán đến khi chương trình du lịch được thỏa thuận về mọi phương diện giữa các bên tham gia. Giai đoạn 2: Chuẩn bị thực hiện ( bộ phận điều hành thực hiện ) Xây dựng chương trình du lịch chi tiết Chuẩn bị các dịch vụ : thông báo cho các cơ sở lưu trú, vận chuyển, nhà hàng, điểm tham quan... về số lượng khách, thời gian và địa điểm đi đến, yêu cầu về các d ịch vụ để chuẩn bị sẵn sàng đón tiếp khách. Chuẩn bị hối phiếu. Điều động giao nhiệm vụ cho hướng dẫn viên. Giai đoạn 3: Thực hiện các chương trình du lịch SVTH : Huỳnh Thị Minh Nguyệt Trang 16
  17. GVHD : Nguyến Thế Tràm Chuyên đề tốt nghiệp Giai đoạn 4: Những hoạt động sau khi kết thúc chương trình du lịch. Tổ chức liên hoan tiễn khách. Kiểm tra nhật ký tour của hướng dẫn viên. Thanh toán với các đơn vị cung ứng. 1.3.3.Điều kiện thuận lợi trong quá trình Marketing thu hút khách du lịch: V iệt Nam nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh đi vào lòng người. Xét riêng về Đ à N ẵng, đây là thành phố nằm ở vào trung độ của đất nước và nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế. Thành phố Đ à Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vửng. Bên cạnh đó địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình thuận lợi tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng.Vì vậy n ói đ ến Đ à N ẵng l à du khách có th ể h ình dung ngay r ằng đ ó là m ột th ành ph ố tuyệt đẹp b ên sông Hàn, bên b ờ biển Đông với n h ững nét quyến rũ ch ưa t ừng có ở các đô thị biển khác… M ặc khác t hiên nhiên ưu đ ãi cho Đ à N ẵng nằm giữa v ùng k ế cận ba di s ản văn hoá thế giới: Cố đô Huế, phố cổ Hội An v à thánh đ ịa Mỹ S ơn, c hính v ị trí n ày đ ã làm n ổi r õ vai trò c ủa th ành ph ố Đ à n ẵng trong khu v ực, đó l à nơi đón ti ếp, phục vụ, trung chuyển khách. Không chỉ l à t âm đi ểm của 03 di sản thế giới, th ành ph ố Đ à N ẵng c òn có nhi ều d anh th ắng tuyệt đẹp đến nỗi du khách khó có thể n ào q uên đư ợc sau k hi đ ã đ ến thăm th ành ph ố n ày. Đ à N ẵng có đ èo H ải Vân cheo leo, hiểm trở, đ ư ợc mệnh danh l à " Thiên h ạ đệ nhất h ùng quan". Có bán đ ảo S ơn Trà là đi ểm hẹn lý t ư ởng cho du khách. D ư ới chân S ơn Trà có Su ối Đá, B ãi B ụt, B ãi R ạng, B ãi B ắc, B ãi N ồm… c ho du khách c ảm giác thú vị khi ch ìm đ ắm trong vẻ huy ho àng bình minh và s ự lặng lẽ ho àng hôn c ủa một v ùng sơn thu ỷ hữu t ình. Có khu du l ịch sinh thái B à Nà - S u ối M ơ đ ư ợc nhiều ng ư ời ví l à Đà L ạt, Sapa của miền Trung. Có Ngũ H ành S ơn huy ền tho ại l à “Nam T hiên danh th ắng'”. SVTH : Huỳnh Thị Minh Nguyệt Trang 17
  18. GVHD : Nguyến Thế Tràm Chuyên đề tốt nghiệp N ói đ ến Đ à N ẵng không thể không nhắc đến d òng sông Hàn th ơ m ộng v à c ầu Sông H àn - c ây c ầu quay đầu ti ên ở V iệt Nam - n i ềm tự h ào c ủa ng ư ời dân th ành ph ố. Cầu Sông H àn là bi ểu t ư ợng cho sức sống m ới, l à khát v ọng đi l ên c ủa th ành ph ố đ ư ợc xây dựng bằng sự đóng g óp c ủa mọi ng ư ời dân. D ư ờng nh ư m ọi vẻ đẹp n ên thơ c ủa đ òng sông H àn ch ỉ đ ư ợc bộc lộ một cách ho àn m ỹ nhất trong không gian cầu S ông Hàn l ộng gió v à mát rư ợi. Cầu Sông H àn không ch ỉ tạo th êm t hu ận lợi cho giao thông vận tải, du lị ch, khơi d ậy tiềm năng kinh tế c ủa một v ùng đ ất rộng lớn ở phía đông th ành ph ố m à còn là m ột dấu ấ n văn hoá của ng ư ời Đ à N ẵng hôm nay gửi l ại muôn đời con cháu m ai sau. B i ển cũng l à ngu ồn cảm hứng du lịch vô tận m à Đà N ẵng có đ ư ợc. Ngo ài nh ững b ãi t ắm sạc h, đ ẹp trải d ài thì c ảng Đ à N ẵng l à m ột t rong nh ững cảng ăn khách nhất hiện nay ở Việt Nam . Chúng ta biết rằng biển Đà N ẵng nằm ở khu vực nhiệt đới, được đánh giá là nước có nhiều lợi thế cũng như tiềm năng để phát triển du lịch, thu hút khách quốc tế. Du lịch biển là lợi thế lớn nhất của Đà Nẵng bên cạnh những thuận lợi khác của yếu tố lịch sử, văn hóa, con người. V à Đà Nẵng có thế mạnh trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngo ài (FDI) vào các dự án đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, nguồn lực… Đặc biệt, Việt Nam có hãng hàng không quốc gia của Việt Nam – V ietnam Airlines đã đạt mức độ phát triển, giữ vai trò quan trọng trong phát triển du lịch tại Việt Nam.  Bên cạnh đó Việt Nam đã đưa ra các chính sách tạo thuận lợi cho xe của khách du lịch quốc tế vào Việt N am sẽ góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch đ ường bộ, đặc biệt là thu hút khách từ các nước lân cận đến Việt Nam.  Đặc biệt khí hậu ở Việt Nam thuận lợi và môi trưòng của Việt Nam ít bị ô nhiễm hơn các nước công nghiệp nên thuận lợi cho các du khách đi du lịch với mục đích thư giãn tâm lý, giúp cho sức khoẻ tốt.  Chúng ta biết rằng Việt Nam là quốc gia đa văn hoá, đa dân tộc cùng với các phong tục, tập quán, lễ hội hấp dẫn . Điều này góp phần thu hút khách du lịch của các địa phương nói riêng và các quốc gia nói chung.  Ngày nay đời sống ngưòi dân được nâng cao, trình độ văn hoá phát triển vì vậy ngoài các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, mọi người phát sinh SVTH : Huỳnh Thị Minh Nguyệt Trang 18
  19. GVHD : Nguyến Thế Tràm Chuyên đề tốt nghiệp thêm nhu cầu du lịch. Điều này cũng góp phần thoả mãn thị hiếu, mở mang tầm nhìn của du khách.  Đặc biệt lợi thế của du lịch Việt Nam là điểm đến an to àn, thân thiện trong m ột môi trường nhiều biến động của thế giới. Chúng ta lại có và sẽ có những sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa, lễ hội, làng nghề đặc sắc được tạo dựng từ nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn vô cùng phong phú.  Một lợi thế khác chính là sự phát triển khoa học kỹ thuật trên toàn cầu. Đ ường xá được nâng cấp, sửa chữa, nhiều công trình mới phục vụ cho du lịch được xây dựng. Hệ thống Internet được mở rộng trên toàn cầu, giúp du khách có thể dễ dàng chọn lựa các điểm tham quan du lịch.Phương tiện đi lại được nâng cấp nhanh, thiết bị hiện đại, chất lượng phục vụ tốt, giá cả phải chăng vì vậy giúp du khách thuận tiện trong việc đi lại tham quan.  Hơn nữa các hoạt động xúc tiến du lịch thường là những tác nhân hình thành cầu du lịch. Đặc biệt hiệu ứng quảng cáo ngày càng phát triển trên mọi phương diện, tạo điều thuận lợi trong quá trình Marketing thu hút khách du lịch. 1.3.4.Môi trường quốc tế hoá. Nằm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương - khu vực phát triển và năng động nhất thế giới, Việt Nam có những lợi thế nhất định trong quá trình giao lưu, hội nhập và phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Việt Nam đang tham gia tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế, là điểm đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài thúc đ ẩy đổi mới và phát triển đất nước, đặc biệt là ngành du lịch. Trong môi trường quốc tế hoá như vậy, cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, đời sống được nâng cao ... Bên cạnh đó thông qua các hoạt động du lịch như khảo sát thương nghiệp, đàm phán thương mại, mua hàng hoá để đạt đựoc lợi ích kinh tế thường kết hợp với du lịch. Do đó lượng du khách ngày càng gia tăng. 1.4.Sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu qủa Marketing thu hút khách du lịch.  Chúng ta biết rằng loài người có ba nhu cầu, tức nhu cầu sinh tồn, nhu cầu hưởng thụ và nhu cầu phát triển. Con người chỉ sau khi đã thoả mãn được cơ bản nhu cầu sinh tồn thì hai nhu cầu sau mới được nêu ra trong cuộc sống. SVTH : Huỳnh Thị Minh Nguyệt Trang 19
  20. GVHD : Nguyến Thế Tràm Chuyên đề tốt nghiệp Ho ạt động du lịch phát triển với quy mô to lớn như ngày nay chứng minh kinh tế xã hội phát triển dẫn đến mức sống được nâng cao, giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển và loài người đ ã bắt đầu vượt ra khỏi sự ràng buộc của nhu cầu sinh tồn, vượt qua nền văn hoá của một địa phương, một quốc gia để tìm hiểu sự khác biệt giữa các nền văn hoá của địa phương, các vùng của quócc gia, giữa các quốc gia do tập tục mỗi vùng, bản sắc văn hoá dân tộc quyết định.Măc khác nhìn về bối cảnh thế giới nói chung, đặc biệt xét về Việt Nam nói riêng, với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hơn 7% mỗi năm trong hơn một thập kỷ qua, rõ ràng Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công trong việc tăng trưởng kinh tế. Vì vậy đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.Do đó con người luôn hướng tới thoả mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển, khao khát tìm hiểu thiên nhiên và văn hoá nơi khác nên nâng cao hiệu quả marketing thu hút khách du lịch là điều thiết yếu.  Hơn nữa Việt Nam đang hội nhập vào đ ời sống của nhân loại, mở cửa giao lưu với mọi dân tộc trên thế giới. Chính sách cởi mở, thông thoáng và thân thiện đó đã thu hút được cảm tình của cả thế giới. Đặc biệt tính cách lạc quan, vui vẻ và hiếu khách của người Việt Nam đã làm đất nước chúng ta trở thành một điểm hẹn lý tưởng cho hàng triệu người ngoại quốc đến tham quan, ngo ạn cảnh, ăn uống hay mua sắm, v.v…  Bên cạnh đó do quá trình phát triển của nền kinh tế xã hội dẫn đến mức sống và giao lưu kinh tế, văn hoá ngày càng phát triển. Bên cạnh các nhu cầu thiết yếu như ăn, mặc, ở…con người phát sinh thêm nhu cầu nhu lịch, tìm hiểu phong tục tập quán của các nước, vượt ra ngoài nền văn hoá của một địa phương, một quốc gia.Một phần chính đó là vai trò của marketing du lịch đóng một vai trò lớn trên toàn thế giới. Hiện nay chính phủ các nước đã nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế du lịch, đã áp dụng thái độ ủng hộ và biện pháp khuyến khích nhằm phát triển nghành và tạo tiện lợi cho khách du lịch . Vì vậy chúng ta nên tận dụng khai thác tiềm năng này.  Mặc khác, việc thu hút khách du lịch còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu trong nước và đặc biệt là khách quốc tế. Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Bình (Tổng cục Du Lịch) lý giải: Nguyên nhân của tình trạng giảm lượng khách du lịch tới Việt Nam là do tình hình kinh tế thế giới cũng như ở Việt Nam đã gặp phải rất nhiều khó khăn như giá dịch vụ du lịch tăng cao khoảng 30% so với SVTH : Huỳnh Thị Minh Nguyệt Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2